1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

các bác cứu em với

Chủ đề trong 'Toán học' bởi Muthafuka, 12/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Muthafuka

    Muthafuka Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2001
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    các bác cứu em với

    siêu 4` các bác ạ, em ngồi 4 tiếng chiều nay không làm ra, bực mình quá. các bác chỉ giúp em với nhé. em post bài bằng tiếng Anh, nếu có chỗ nào các bác không hiểu các bác cứ bảo em để em dịch nhé.

    Let Ai (A sub i) be any subset of {1,2,3...n} with n being a positive integer.
    Find the total sum of all the cardinalities of all the subsets Ai:
    Sigma of |Ai|, |Ai| denotes the cardinality of Ai.

    Đại khái là nó bắt mình tìm một công thức chung để tính cái tổng trên rồi chứng minh (quy nạp, em nghĩ thế) rằng công thức đấy đúng.
  2. Muthafuka

    Muthafuka Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2001
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    với cả bài này nữa ạ.
    there are 10 letters A through J. In how many ways can these lẻtters be arranged so that a letter G is between A and H. (between chứ không phải là in the middle of ạ.)
  3. heroes

    heroes Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2001
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    không fải là tổng của Ck,n*k ạ?
  4. heroes

    heroes Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2001
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    có fải là 10!/3 không ạ?
  5. uconnhusky

    uconnhusky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    10 letter A -> J
    __ __ __ __ __ __ __ __ __ __
    A B C D E F H G I J
    10!
    ai tie^''p ...
    tui nghi la....10!/5! thi pha?i, khong cha''c:-)
  6. heroes

    heroes Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2001
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    híc, đáp số trên là middle of rồi, nếu là between thì sẽ là 2*8! thì fải
  7. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Bài này qui nạp cũng được nhưng có cách khác đẹp hơn như thế này:
    Số lượng các subsets A_i có cardinality k (k=1,...,n) là C(k,n) (inom{n}{k}). Vậy tổng cần tìm là:
    sigma[k=1,n]{k*C(k,n)} (1)
    Ta có:
    F(x) = sigma[k=0,n]{C(k,n)*x^k} = (x+1)^n.
    Lấy đạo hàm (!) hai vế:
    F''(x) = sigma[k=1,n]{k*C{k.n}*x^(k-1)} = n*(x+1)^(n-1) (2)
    Cho x=1, (2) trở thành
    (1) = n*2^(n-1)
  8. nhtdhbk

    nhtdhbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.574
    Đã được thích:
    0
    Cách này đương nhiên là không xấu, nhưng đẹp thì chưa hẳn, cách này khó nghĩ quá. Chỉ cần dùng cái đơn giản hơn nhiều.
    Cái sigma[k=0,n] {k*C(k,n)} thì hiển nhiên là vậy rồi.
    Nhận thấy k*C(k,n) = n*C(k-1,n-1) suy ra
    sigma[k=0,n] {k*C(k,n)}=n*sigma[k=0,n-1] {C(k,n-1)}=n*2^(n-1)
    Còn bài còn lại thì mình không hiểu lắm về cái middle mới cả between, cứ lằng nhằng thế nào ấy
  9. Muthafuka

    Muthafuka Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2001
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    hic, báo cáo các bác, cái bài 1... em ngồi trâu bò, tính ra cái tổng của k = 1 ... k=5 rồi observe thế nào mà rồi cũng nghiệm ra được cái công thức n.2^(n-1)... có điều đến lúc chứng minh thì mãi không chứng minh được... là tại vì em cực kỳ dốt mấy cái permutation với combinations này nên không làm sao mà từ đầu bài để suy ra cái tổng cần tìm là có dạng:
    sigma(k=0,n)[k*C(k,n)] như các bác chỉ....
    đến bây giờ em vẫn còn chưa hiểu... tại sao nó lại là k*C(k,n) ạ?
    cách của bác altus thì em hiểu ra rồi, nhưng lớp em đang học là non-calculus thành ra dùng đạo hàm vào không được ổn lắm.
    các của bác nhtdhbk thì em có mấy cái chưa hiểu, bác chỉ giúp em với được không ạ?
    thứ 1: k*C(k,n) = n*C(k-1,n-1)
    tại sao lại thế ạ?
    k*C(k,n) = k* [k(k-1)...(k-n+1)] / n! <-- em chỉ tính được đến thế này
    từ trên để suy ra n*C(k-1,n-1) thì em chịu
    sigma[k=0,n] {k*C(k,n)}=n*sigma[k=0,n-1] {C(k,n-1)}=n*2^(n-1) <-- rồi cái này em cũng không hiểu luôn ạ
  10. Muthafuka

    Muthafuka Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2001
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    bài thứ 2, sau khi được thằng bạn chỉ dẫn, em hơi hơi có tí ý tưởng, các bác thử duyệt giúp em xem thế này có đúng không ạ.
    từ A --> J có 10 lettters. để G nằm giữa A và H, G chỉ có thể nằm từ vị trí 2 đến vị trí 9.
    Nếu G ở vị trí 2 --> A hoặc H phải ở vị trí một, có 2 lựa chọn cho vị trí này và 8! lựa chọn cho các vị trí sau G --> 2.8! cách sắp xếp.
    Nếu G ở vị trí 3 --> hoặc A hoặc H phải nằm tại 1 hoặc 2 --> có 2x2=4 cách sắp xếp. Nếu A rơi vào 1 hoặc 2 --> vị trí còn lại không thể có H (cũng đúng nếu thay A bằng H) --> ở vị trí nằm trước G còn lại, có
    10 -1 (A hoặc H) - 1(A hoặc H) - 1(G) = 7 cách sắp xếp.
    sau G còn lại 7! cách sắp xếp.
    ---> nếu G ở vị trí 3: có 2*7*7! cách sắp xếp
    cứ làm như vậy cho tới khi G dừng lại ở vị trí 9 rồi cộng tổng lại. em vẫn chưa tính ra xem nó thế nào nhưng đấy là cách em định làm, các bác xem hộ xem có hợp lý không ạ?

Chia sẻ trang này