1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sư đoàn 3 BB ngụy - Những ngày cuối của cuộc chiến

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi TLV, 18/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. li2000

    li2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    0
    TLV có thể cho Linh biết cái link này lấy từ đâu không ? Linh cám ơn.
  2. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn Linh đã đọc và đưa bài này về box Quảng Trị. Bài này không có link. Tư liệu lấy từ cuốn sách xuất bản đã lâu.
  3. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    7- Từ Phú Bài đến ngọn đồi vĩnh biệt.
    + Những ngày đầu tháng 5
    Cố đô Huế nghẹt thở vì cường độ của chiến tranh đã đạt đến điểm cao nhất.
    - 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 54 bị tan rã.
    - Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 54 đầu hàng
    - Và Bộ Tổng tham mư ở Sài Gòn điên đầu vì những thất bại dồn dập.
    Tướng G bị tống giam. Sau đó ra tòa án nhận cấp binh 2.
    Tướng Hoàng Xuân Lãm nghe tin Quảng Trị thác chạy khi đương còn chơi quần vợt. Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lịnh Quân đoàn 4 được cử thay thế tướng Lãm nắm quyền Tư lịnh Quân đoàn 1 và Quân khu 1. Tướng Trưởng ra miền Trung với đoàn tham mưu nặng ký :
    - Đại tá Lê Văn Thân - Cựu Tỉnh trưởng Thừa Thiên, phụ trách hành quân.
    - Tướng Nguyễn Duy Hinh - Tư lịnh phó
    - Lâm Quang Thi - Trung tướng, chỉ huy trưởng trường Võ bị Đà Lạt, được chỉ định làm Tư lịnh phó Quân đoàn 1, phụ trách chiến trường Tín - Ngãi (Quảng Tín, Quảng Ngãi)
    Tướng Ngô Quang Trưởng đặt Bộ tham mưu chính ngay tại Mang Cá Huế. Đà Nẵng trở thành hậu cứ Quân đoàn
    + Ngôi nhà tạm trú của đoàn quân ?otạm biệt chiến trường?
    Căn cứ Phú Bài trở thành nơi tạm trú của quân sỹ các đơn vị Sư đoàn 3 còn lại. Đại tá Ch, Tư lịnh phó tạm thời xử lý thường vụ chức Tư lịnh Sư đoàn. Trung đoàn 56 tái lập. Trung đoàn 57 bổ sung và tái trang bị. Phòng Tổng quản trị và phòng 1 quân đoàn vét hết số quân lính quân phạm, lao công đào binh, tân binh tại các trung tâm huấn luyện Đống Đa, Hoà Cầm bổ xung khẩn cấp cho Sư đoàn 3, để Sư đoàn này có thể tái sinh?
    Hàng ngày, tướng 3 sao Ngô Quang Trưởng đều tạt ngang Phú Bài thăm Sư đoàn 3 nhìn đám tân binh ô hợp. Ông lắc đầu, nói với xử lý thường vụ Tư lịnh :
    - Lính này đánh đấm cái gì?
  4. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    + Cuộc tranh giành quyền lực
    Trong 3 tháng tái huấn tại Phú Bài, đại tá Ch đã đề bạt các đàn em cũ của mình nắm giữ các chức vụ trọng yếu, trong khi đó bản thân ông vận động ngầm để được chính thức làm tư lịnh.
    Nhưng tướng Trưởng không tin tưởng khả năng đại tá Ch, dự định sẽ chọn đại tá Thân hoặc chẩn tướng Hinh nắm quyền tư lịnh Sư đoàn 3.
    Riêng tướng Ngô Quang Trưởng cũng bị sự chống đối của 2 tư lịnh Dù và Thủy quân lục chiến.
    Dư Quốc Đống, trung tướng Tư lịnh Dù là cấp chỉ huy cũ của tướng Trưởng. (Khi tướng Trưởng mang thiếu ta thì tướng Đống lên chuẩn tướng) bay giờ phải nhận lệnh của đàn em minh.
    Lê Nguyên Khang, trung tướng Tư lịnh Sư đoàn Thủy quân lục chiến bất mãn với tổng thống vì bị đặt thuộc quyền chỉ huy của viên tướng ?ohậu sinh?. Khi Khang làm Tư lịnh Quân đoàn 3 với cấp bậc thiếu tướng thì tướng Trưởng mới là thiếu tá Tiểu đoàn trưởng dù.
    (Theo tổ chức, Tư lịnh Ngô Quang Trưởng là người trực tiếp điều động 2 sư đoàn Dù và Thủy quân lục chiến tăng phái cho Quân đoàn 1)
    + Những người ra đi và những người mới đến
    Để giải quyết sự bế tắc của hệ thống chỉ huy, ảnh hưởng đến sự sống còn của Quân đoàn 1 nói chung và Sư đoàn 3 nói riêng, tổng thống Thiệu đã :
    - cử Bùi Thế Lân (đại tá, sau đó được thăng chức chuẩn tướng) nắm quyền Tư lịnh Thủy quân Lục chiến.
    - Cho tướng Khang về Bộ Tổng tham mưu làm ?oTướng không quân?
    - Tướng Dư Quốc Đống cũng cùng chung số phận nhưng may mắn hơn là chỉ sau một thời gian được tổng thống Thiệu tin dùng trở lại với chức vụ Chỉ huy trưởng trường Hạ sỹ quan Nha Trang, sau đó là Tư lệnh Quân đoàn 3.
    Riêng Sư đoàn 3, ?oNhân vật chính? của bút ký này, có người cha mới :
    ?oTướng Nguyễn Duy Hinh, Tân Tư lịnh Sư đoàn?
    Được TLV sửa chữa / chuyển vào 23:44 ngày 28/12/2004
  5. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    + Cuộc Nam tiến về ngọn đồi vĩnh biệt
    Ngay sau khi nhận chức Tư lịnh, tướng Nguyễn Duy Hinh cùng đạo quân hồi sinh di chuyển về Đà Nẵng.
    Từ giã Quảng Trị, những ngày tháng nghẹt thở và kinh hoàng, từ giã Phú Bài những ngày huấn luyện với nắng cháy da người, đạo quân hồi sinh vượt đèo Hải Vân, tiến về Quảng Nam, về vùng đất mới của Bộ Tư lịnh Sư đoàn là căn cứ Hòa Khánh (căn cứ cũcủa 1 sư đoàn Mỹ giao lại). Hòa Khánh ở dưới chân đèo Hải vân. Đó là dãy đồi lớn đủ để trú quân cho cả 1 sư đoàn. Những người lính Mỹ gọi đùa Hòa Khánh là ?oĐồi Chết?.
    Không phải mất công tốn sức như tướng G trong giai đoạn đầu ở Ái Tử, cũng không phải ngược xuôi như đại tá Ch khi Sư đoàn còn ở Phú Bài; tướng Nguyễn Duy Hinh may mắn hơn, với doanh trại khang trang do Mỹ để lại, với sự tín nhiệm của tổng thống Thiệu, của đại tướng Cao Văn Viên và tướng Trưởng. Tướng Nguyễn Duy Hinh bắt tay vào công việc hồi sinh Sư đoàn 3 trong những điều kiện thuận lợi.
    Xuất thân là 1 giáo sư, tốt nghiệp khóa 1 sỹ quan trù bị Thủ Đức (cùng khóa với Nguyễn Cao Kỳ), để nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng :
    - Trung đoàn trưởng Thiết giáp
    - Tham mưu trưởng liên trường Võ khoa Thủ Đức
    - Tư lịnh Biệt khu Quảng Đà
    - Tư lịnh phó lãnh thổ kiêm chỉ huy trưởng Địa phương quân vùng 1
    - Tư lịnh phó Quân đoàn 4.
    Với 1 lý lịch tương đối khá ?obề thế?, tướng Hinh tạo được cái uy cần có của 1 Tư lịnh.
    Mùa xuân đầu tiên của tướng Hinh tại Sư đoàn 3 đúng vào thời điểm Hiệp định Paris ký kết. Nhưng tiếng pháo giao thừa 1973 tại Đà Nẵng bị át đi trước tiếng pháo binh Sư đoàn, bắn đi trong đêm trừ tịch, mở màn cho cuộc chiến tranh mới : chiến tranh ?odành đất?.

  6. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Trong khi tướng Hinh và Bộ Tư lịnh nâng cốc đón giao thừa tại căn cứ Hòa Khánh, thì tại Quế Sơn, Đại Lộc, Dục Đức, Hiếu Đức, đạo quân hồi sinh được tung vào các xã lân cận sơn, chiếm giữa các ngọn đồi, mở rộng vùng hoạt động?
    Một ngôi sao chờ đợi trên cổ áo tướng Hinh nếu kế hoạch bình định diễn ra đúng chỉ thị của ?oMặt trời lớn? ở Sài Gòn?
    Với 44 tuổi giữ chức Tư lịnh sư đoàn, dù là sư đoàn bại trận, niềm mơ ước về những ngôi sao lấp lánh nhiều hơn trên cổ áo như lớn dần trong ánh mắt của viên tư lịnh ?oSư đoàn Trừng Giới?.
    Cành mai trước ?ongôi nhà Tư lịnh? trong căn cứ Hòa Khánh nở rộ trong mùa xuân 1973, đâu biết rằng chỉ 2 năm sau, mùa xuân 1975, những bông mai không còn nở rộ, như báo trước ngày tàn của đạo quân đã một lần tan rã.
    Mùa xuân 1975, mùa xuân dài nhất của đứa con út ?oQuân lực Cộng Hòa?, mùa xuân được đếm bằng những ngày nghiệt ngã, bằng những trận đánh kinh hoàng, bằng những đợt lui quân vô vọng.
    Mùa xuân 1975, mùa xuân cuối cùng của Sư đoàn Trừng Giới trên chiến trường Quảng Đà. Nếu mùa xuân 1973, Sư đoàn có nhiều cơ may lập công, thì qua mùa xuân 1974, mùa xuân ghi dấu bóng dáng của 1 cuộc chiến khốc liệt ngày mai, và đến mùa xuân 1975, ngọn đồi Hoà Khánh trở nên thầm lặng hơn, buồn bã hơn khi biết trước số phận ngắn ngủi của đạo quân Sư đoàn 3 Trừng Giới đương ở vào những ngày giờ cuối?
    Mùa xuân 1975, mùa xuân cuối cùng của Sư đoàn Trừng Giới số 3!
  7. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 2
    GIẾNG NƯỚC BI THẢM​

    8- Kế hoạch Arizona : Sinh lộ mùa xuân của đạo quân trừng giới
    + Buổi thuyết trình đầu năm : Bản hợp ca bi tráng
    Sau 2 năm hoạt động tại Quảng Đà, theo chỉ thị của tướng Hinh, 1 cuộc họp mở rộng được tổ chức tại phòng họp tham mưu của Bộ Tư lịnh. Mục đích cuộc họp là tổng kết ?oThành tích hoạt động? của Sư đoàn trong thời gian tướng Hinh làm Tư Lịnh, đặc biệt là trong năm 1974. Các phòng ban thi đua thực hiện những biểu đồ thật đẹp, thật lạ để làm vừa ý Tư lịnh.
    Ngày đầu của tháng giêng 1975 được đánh dấu bằng ?oBuổi thuyết trình tổng kết?. Khác với tư lịnh sư đoàn khác, tướng Hinh được Bộ Tổng tham mưu đánh giá là tướng ?oTham mưu giỏi?.
    Tốt nghiệp khóa 1 Cao đẳng Quốc phòng, tướng Hinh có cái nhìn rộng và xa hơn so với tướng Điềm (Tư lịnh Sư đoàn 1) hay tướng Nhựt (Sư đoàn 2) cũng thuộc Quân đoàn 1. Dù vậy, tướng Hinh vẫn luôn nghi kỵ Tư lịnh phó tham mưu trưởng. Trong ý nghĩ của ông, ông nghĩ rằng cận thần sẽ chê ông vì ông ít xông pha trận mạc? ông luôn luôn mặc cảm ?oTướng tham mưu? chứ không phải là ?oTướng chiến trường?.
    Với tướng Hinh, các sỹ quan không được tô hồng chiến thắng, bi thảm hóa thất bại, ngược lại, phải trình bày trung thực không che dấu. Với quan niệm này, chức vụ Trưởng phòng 5 và Trưởng phòng 3 đã qua tay nhiều người, vì 2 phòng này là xương sống của Bộ Tư lịnh.
    Mở đầu buổi thuyết trình là bản tổng kết hoạt động ?ođối phương? trong 2 năm 1973-1974. Phần hoạt động 1973 chỉ được trình bày khái lược. Phần hoạt động 1974 được triển khai chi tiết.
    Trung tá Q, một sỹ quan có 20 năm tuổi nghề tình báo đã trình bày rành rẽ về lực lượng ?ođối phương?. Biết ý tướng Hinh, trung tá Q nhận xét :
    - Phòng 2 ghi nhận trong năm 1974, Tỉnh đội Quảng Nam, Mặt trận Quảng Đà, các sư đoàn chính quy của Quân khu 5 đã gia tăng hoạt động. Các trận đánh lớn tại Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn trong 6 tháng đầutiên của năm cho chúng ta nhận xét : Địch chuyển từ cách đánh phân tán mỏng chuyển sang cách đánh cường tập. Cao điểm của cách đánh này là trận tiến công của 1 trung đoàn chính quy đánh thẳng vào tuyến phòng thủ của Tiểu đoàn 3/56 và Tiểu đoàn biệt động quân Biên phòng. Cả 2 tiểu đoàn trưởng chết tại trận, hơn ½ quân số thương vong.
    Trầm ngâm trước lời trình bày của trung tá Q, tướng Hinh hỏi người cộng sự thân tín của mình :
    - Trong năm 1975, nhất là mùa xuân 1975, địch có khả năng đánh lớn cấp sư đoàn không.
    Trung tá Q trả lời :
    - Kính thiếu tướng, hiện tại ta đương đối mặt với 4 sư đoàn :
    ? 3 sư đoàn chính quy của Quân khu 5,
    ? 1 sư đoàn tương đương, đó là mặt trận Quảng Đà
    Theo tin tức kỹ thuật của Biệt độ Kỹ thuật phòng 7 Tổng tham mưu cùng với các tin tức tình báo khác thu nhận được, Phòng 2 ghi nhận khả năng đánh lớn cấp sư đoàn có thể xảy ra trong mùa xuân này.
    Được TLV sửa chữa / chuyển vào 22:25 ngày 30/12/2004
  8. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Tướng Hinh chỉ thị :
    - Phòng 2 cần tăng cường hoạt động, nắm bắt kịp thời chứ đừng có báo cáo láo. Muốn thắng địch, phải đoán trước ý định của địch.
    Lần lượt các Phòng 3, Phòng 4 trình bày tổng kết kế họach hành quân, huấn luyện, tiếp vận.
    Bản tổng kết mà tướng Hinh chờ đợi là bài thuyết trình của khối CTCT.
    Đại úy Trưởng phòng Tâm lý chiến đại diện cho đại tá B (Tham mưu phó Chiến tranh chánh trị Sư đoàn) là trưởng phòng trẻ nhất của Bộ Tư lịnh và của cả Quân đoàn 1. Ngoài trung ta Q, viên đại úy này rất được lòng của tướng Hinh.
    Có một lần trong câu chuyện hàn huyên, tướng Hinh nói :
    - Cậu xứng đáng mang cấp thiếu ta.
    Sau khi phân tích tình hình chính trị trong khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Tín, viên Trưởng Phòng 5 (Tâm lý chiến) kết luận :
    - Chương trình xây dựng nông thôn do thiếu tướng đề xuất và do đại tá Tư lịnh phó làm chủ tịch : Trong 2 năm 1973 và 1974 thất bại nhiều hơn thành công. Chúng ta đã tung ra nhiều toán công tác mà nòng cốt là các hạ sỹ quan Chiến tranh chính trị, các toán tâm lý của đại đội 102 Chiến tranh chính trị để đạt được mục đích là nắm lòng dân tạo điều kiện tốt cho hoạt động tình báo của phòng 2. Nhưng thực tế chúng ta đã thất bại. Lòng dân vẫn hướng về bên kia. Vùng Lộc Hiệp, Đại Lộc được đánh giá là khu vực thí điểm, nhưng ngay tại đó, cơ sở của CS ngày càng mọc ra. Chúng ta không thắp được ngọn đuốc chiến dịch Arizona trong lòng dân Lộc Hiệp.
    - Thế tinh thần binh sỹ của ta thì sao?
    Đại tá B, Tham mưu phó Chiến tranh chính trị trả lời thay cho người công sự của mình :
    - Kính thiếu tướng. Khối CTCT, Phòng Chính Huấn đã thực hiện phiếu trắc nghiệm phát tận tay từng binh sỹ. Kết quả ghi nhận :
    ? 70% trách các cấp chỉ huy hay đánh lính
    ? 50% binh sỹ gốc miền Nam mong được đi phép hàng năm. Vấn đề này khó giải quyết.
    ? 80% lính gốc miền Nam được đi phép thì chuồn luôn, không trở lại đơn vị. Có nghĩa là đi 5 chỉ trở về 1
    Nói chung tinh thần binh sỹ sa sút, khối Chiến tranh chính trị có phiếu trình riêng với thiếu tướng Tư lịnh về toàn bộ vấn đề này

  9. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    + Nỗi lo âu của ?omặt trời?
    Sau phần trình bày của các đơn vị yểm trợ, của các chỉ huy hậu cứ Sư đoàn, đảo mắt nhìn mọi người, rồi quay sang vị đại thần phụ tá? ?oMặt trời? nói :
    - Nhìn chung Sư đoàn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong năm nay. Địch chắc chắn sẽ gia tăng áp lực, có thể đánh lớn. Tinh thần quân sỹ sa sút. Về vũ khí và lương thực đã đến lúc phải tiết kiệm vì viện trợ quân sự của Mỹ đã giảm sút sau khi tổng thống Nixon từ chức. Có thể chúng ta chiến đấu bằng ?otự lực cánh sinh?. Hãy cấm dứt mọi hoang phí, chúng ta sẽ có tuần lễ dài nhất trong cuộc chiến đấu này, hoặc là tồn tại hoặc là mất tất cả? nói khác đi một thất bại chờ chúng ta nếu chúng ta đầu hàng khó khăn?
    Như suy nghĩ điều gì, quay sang phải, nhìn ghế dành cho Tư lịnh phó bỏ trống? tướng Hinh nói chậm rãi :
    - Đại tá Ch đi học, đại tá H tạm kiêm nhiệm Tư lịnh phó, công việc nặng nề, cố gắng chấn chỉnh lại Bộ tham mưu. Tôi muốn chương trình Arizona (Lộc Hiệp) phải được tái sinh. Trọng điểm bây giờ là ngay các ấp quanh căn đây là nơi tạm trú của CS, để từ đó đánh ngay vào Tổng hành dinh Sư đoàn.
    Phòng 2, Phòng Tâm lý chiến kết hợp gia tăng hoạt động địch vận, dân vụ ngay tại khu vực quanh căn cứ Hoà Khánh. Đừng để mùa xuân năm 1975 là mùa xuân cuối cùng. Chúng ta sẽ có những tuần lễ dài nhất nhưng không phải là tuần lễ cuối cùng.
    --------------
    Chú thích của người viết :
    ARIZONA là tên một căn cứ của đơn vị quân đội Mỹ tại vùng Lộc Hiệp. Các đơn vị Sư đoàn 3 đến thay quân, căn cứ Lộc Hiệp thường được các sỹ quan Tham mưu gọi là căn cứ Arizona.
    Sau khi thất bại tại Quảng Trị, tái hoạt động tại Quảng Nam, tướng Hinh, người thay thế tướng G đã phát động chiến dịch Xây dựng Nông thôn, giao cho đại tá Tư lịnh phó làm chỉ huy trưởng chiến dịch. Các toán xây dựng nông thôn dân vụ nhằm mục đích gây cơ sở tình báo, đồng thời nắm lấy lòng dân. Kế hoạch còn có tên riêng là chương trình Arizona. Chương trình này thành công về mặt tổ chức và giúp cho Phòng 2 gài được ít cơ sở, nhưng về mặt tâm lý, chính trị thì thất bại, vì dân chúng hơn 50% vẫn ngả về ?oMặt trận Giải phóng?
    Được TLV sửa chữa / chuyển vào 23:35 ngày 31/12/2004
  10. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    9- Vành đai trắng giữa 2 tuyến quân và mặt trận Quảng Đà : Đối thủ của Sư đoàn Trừng Giới.
    + Từ một lá thư của người nằm xuống.
    ?oCon đang học trong NG không về thăm mẹ được. Lính Sư đoàn 3 dạo này hay phục kích trên các lộ từ núi về đồng bằng, việc đi lại khó khăn, do đó việc ghé qua gia đình trên đường đi công tác có trở ngại. Nhưng mẹ cứ yên tâm? có ngày con se luôbn bên mẹ?.
    Trên đây là 1 đoạn trong lá thư mà lính Sư đoàn 3 nặt được trên tử thi của một chiến sỹ giải phóng thuộc Mặt trận Quảng Đà. Qua đó Bộ Tư lịnh Sư đoàn 3 đã bắt mạch được đối thủ của mình là ?oMặt trận đang gia tăng hoạt động huấn luyện để có thể có những trận đánh lớn?.
    Theo tin tức của Phòng 2 thì đa số chiến sỹ trong mặt trận Quảng Đà là thanh niên các quân Đại Lộc, Duy Xuyên, Đức Dục, Hiếu Đức, Thượng Đức, Quế Sơn thoát ly gia đình ?oxanh?, tuổi trung bình là 20.
    Mặt trận Quảng Đà có các tiểu đoàn chủ lực và các đại đội đặc công, hoạt động thì phân tán, chỉ khi nào tham gia một trận đánh mới tập trung, do đó những tin tức nhận được về các hoạt động của Mặt trận 44 thường bị đảo lộn vào giờ cuối.
    Tin tình báo có gia trị cao ghi nhận vào giờ G ngày N, Tiểu đoàn K hoạt động tại núi Giàng, nhưng khi những đơn vị đến để đột kích thì Tiểu đoàn K ở đó đã biến mất, không để lại dấu vết nào.
    Chiến thuật xuất nhập vô hình này gây khó khăn cho giải đoán ở Phòng 2 và Phòng 3 về kế hoạch hành quân

    Được TLV sửa chữa / chuyển vào 17:31 ngày 01/01/2005

Chia sẻ trang này