1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm sao nâng chất nền bóng đá Việt Nam

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi ronandkim, 19/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Minhztd

    Minhztd Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2016
    Bài viết:
    1.162
    Đã được thích:
    1.576
    Học đâu xa cứ qua thằng Thái Lan ấy, năm 2009 đổ về trước giải Thai League nó cũng nát ngang Vi Lích nhưng bọn nó chịu cải tổ lại và chỉ sau tầm 7 năm chúng nó có 1 giải đấu quy củ, ngon lành với 18 đội chơi hạng cao nhất.
    Vấn đề vẫn là có muốn làm hay không thôi, thiếu kinh nghiệm tổ chức thì đi thuê bọn tây lông về nó làm trong 3-5 năm. Trong 3-5 năm đó cử người đi học điều hành, quản lý rồi sau đó thế dần vào.
    Điều quan trọng là phải đặt ra rào cản và luật nghiêm để ngăn mấy thằng làm bóng đá bố láo kiểu bọn lão Trường, lão Thụy ngày trước kìa.
    Chứ giờ cứ chìa ra 50-100 tỏi là có được đội bóng chơi ở Vi Lích để lấy lòng bọn lãnh đạo tỉnh, rồi đổi lấy dự án thì quá nát.
  2. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Chẳng qua đó là do quy chế của LĐ Đức họ quy định cổ đông ngặt nghèo nên bọn Red Bull mới phải lách luật, chứ dân miền Đông Đức nghèo sao nuôi nổi CLB để cạnh tranh với mấy CLB miền Tây?
    Cái mà Red Bull mang lại cho thành phố Leipzig là rất lớn bởi họ không dùng tiền mua cầu thủ để có thành công nhanh chóng mà đầu tư vào cơ sở hạ tầng với hệ thống đào tạo trẻ bài bản quy củ. Bây giờ thì họ đang hái quả ngọt rồi, có lẽ hướng đi của Red Bull sẽ là xuất khẩu cầu thủ bởi Bundesh Liga vốn không hấp dẫn các cầu thủ bằng La Liga hay Premier League nơi có nhiều tiền hơn. Nói chung là đầu tư như vậy Red Bull vừa làm được việc là quảng bá thương hiệu và vừa thu lại được từ chính bóng đá, làm ăn có lãi hẳn hoi chứ không phải xây nhà từ nóc như đám V-league.
  3. LackOfMoney

    LackOfMoney Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    7.424
    Đã được thích:
    6.323
  4. hungxongbeng

    hungxongbeng Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2016
    Bài viết:
    548
    Đã được thích:
    308
    một đất nước kinh tế còn èo uột thì tập trung nguồn lực phát triển bóng đá làm gì. Có chăng thì nên giáo dục các cầu thủ làm việc chuyên nghiệp vì người hâm mộ thôi. Không bia rượu và bệnh ngôi sao
  5. TuanAnh102

    TuanAnh102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2016
    Bài viết:
    1.044
    Đã được thích:
    2.071
    Thực ra là VN cũng nhiều ông bầu giàu có đầu tư vào bóng đá mà bác. Họ làm được nhưng mà ít người chịu làm nghiêm túc và bài bản, ông thì thích chơi trội, ông thì thích chộp giật lại thêm VFF bù nhìn nên mười mấy năm lên chuyên rồi mà vẫn dở dở ương ương như trước.
  6. ronandkim

    ronandkim Moderator

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    1.005
    Đồng ý với bạn, không nhất thiết chúng ta phải là một nền bóng đá mạnh nhất nhì châu Á, quan trọng là mỗi cầu thủ phải có ý thức chuyên nghiệp và phục vụ người hâm mộ.
  7. ronandkim

    ronandkim Moderator

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    1.005
    Ở các giải trẻ, việc gian lận tuổi là phổ biến và xuyên suốt. Bằng chứng là ở giải U15 vừa qua, HN tình và tiền có 02 cầu thủ gian lận 02 tuổi. Đây chỉ là những người bị phát hiện, vậy còn những người không bị phát hiện thì sao. Hóa ra có một luật ngầm giữa các đội, các cầu thủ. Họ biết và họ làm ngơ, họ cũng đồng lõa luôn. Video này cho thấy, bây giờ công nghệ gian tuổi là chỉ khoảng 02 tuổi, để đảm bảo máy đo xương cũng không làm gì được vì sai số của nó là +/- 2
  8. ronandkim

    ronandkim Moderator

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    1.005
    Một kinh nghiệm về đào tạo trẻ từ một người cha có con đang chơi bóng ở Anh
    Tản mạn bóng đá Anh và Việt nam [​IMG]:)

    Ngồi xem trận bóng U20 Vietnam và U20 Argentina hôm qua. Một cảm xúc khó tả. Như HLV của Argentina nói, các cầu thủ của chúng ta có kỹ thuật cá nhân được, nhưng khoảng cách với các đội còn lại còn quá xa. Một cách cá nhân thì có thể nói rằng, về mặt tự nhiên các cầu thủ của chúng ta có tố chất tốt, nhưng họ lại không biến cái tốt cá nhân đó thành cái tốt của một tập thể đội bóng. Có lẽ, các cầu thủ của chúng ta cần một “tư duy” bóng đá và tư duy này phải được “dạy” chứ không đơn giản là tự học được, và “dạy và học” phải là một quá trình liên tục. Lâu nay chúng ta quá quen với những thứ được đóng khung, chẳng hạn “học giỏi” là phải giỏi “toán”, “người giỏi” phải là người “có tiền”, “cầu thủ giỏi” phải là người “kỹ thuật cá nhân điêu luyện” .v.v. để rồi gần như xem nhẹ những khía cạnh khác của sự thành công.

    Hai thứ theo tôi cầu thủ Vietnam đang thiếu nhất là “tư duy chạy chỗ” và “sự tự tin”. Khoảng 2 năm trở lại đây đưa các ông con đi tập bóng đá thường xuyên và nhìn cách người Anh huấn luyện cho trẻ, tôi nhận thấy họ giành nhiều thời gian huấn luyện không bóng, như một lớp học. Các sơ đồ đội hình được họ dùng để minh họa. Chẳng hạn cậu út (giờ 6 tuổi) dắt bóng đẹp và sút bị thủ môn đội bạn đỡ được, nhưng HLV cho dừng trận đấu và gọi cả đội lại để chỉ vào sơ đồ và hỏi “lúc cháu dắt bóng có nhìn thấy bạn này đứng ở vị trí thuận lợi hơn không?”…”cháu không nhìn thấy là vì cháu không ngẩng mặt lên”…”nếu cháu chuyền và vị trí trống để bạn ấy chạy lên thì cơ hội ghi bàn sẽ cao hơn” và HLV tiếp tục nói về việc chuyền bóng, chạy chỗ, và quan sát trước khi cho tiếp tục. Cứ như vậy, sự đam mê lớn dần và thậm chí tụi trẻ con về nhà cũng lấy giấy bút ra vẽ sơ đồ và đặt ra các tình huống giả định là sẽ chạy thế nào và chuyền thế nào trên giấy [​IMG]

    Đó chỉ là một ví dụ về việc họ dạy bóng đá như thế nào – nó thực sự giống như một bài giảng. Các HLV đều có giáo trình được LĐBĐ Anh chấp nhận cho từng lứa tuổi, và nhất định là HLV không thể chỉ dùng kinh nghiệm cá nhân của mình để huấn luyện được – họ đều phải là những HLV được cấp bằng của FA và phải có bằng để làm việc với trẻ con (chẳng hạn như HLV đội trẻ của Thanh Hóa gần đây dọa cắt gân chân cầu thủ đội bạn chắc chắc sẽ bị cấm làm việc với trẻ con vĩnh viễn). Bên cạnh đó, việc tổ chức các giải đấu cấp vùng (từ U7 trở lên) theo đúng thể thức của giải ngoại hạng (lượt đi, về, sân nhà sân khác hàng tuần) và tham gia giải đấu Cup (như cup FA) tạo ra một văn hóa “bóng đá cuối tuần” thực sự. Họ cũng tổ chức Galar Dinner cuối mùa giải đển bầu các danh hiệu giống hệt như hệ thống chuyên nghiệp. Quan trọng hơn cả là những bài học về hành xử trên sân bóng, bọn trẻ được dạy để tự tin rằng chúng có những khả năng khác biệt với người khác và đồng thời phải “tôn trọng” sự khác biệt đó. Hệ quả là, ít nhất bọn trẻ rất tự tin để làm những điều chúng nghĩ là chúng làm được trên sân bóng mà không bị “cóng”.

    Những nền bóng đá mạnh ở Nam Mỹ có thể không có một hệ thống bài bản như ở Anh, nhưng họ lại có những trung tâm tài năng mà ở đó mọi thứ được đầu tư bởi và tuân theo chuẩn của các CLB châu Âu. Nói cách khác, họ có công nghệ châu Âu trong đào tạo từ bé chứ không đơn giản là “bóng đá đường phố” như chúng ta vẫn nghĩ. HAGL có thể đã tạo ra một lớp ban đầu bài bản ở lứa tuổi bé, nhưng họ đã không thể duy trì được điều đó khi ở lứa tuổi cao hơn – đó thực ra là lứa tuổi quan trọng nhất để trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Cách làm đó sẽ chỉ thành công với những giải vui vẻ ở lứa tuổi trẻ. Nhìn rộng ra cho cả nền bóng đá, chúng ta cần một “nền giáo dục bóng đá” – điều này khác với dạy văn hóa cho các cầu thủ bóng đá.

    Và cuối cùng, hè đến rồi, tôi nghĩ rằng nên khuyến khích trẻ con học bóng đá vì đó là cách tốt nhất để trẻ rèn luyện thể chất và làm quen với khái niệm làm việc cá nhân và làm việc nhóm – dù thể nào cũng tốt.

    QH
  9. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.357
    Đã được thích:
    6.802
    Video hơi dài, nhưng chuyện khá hấp dẫn. Giờ tôi mới nghe lần đầu. Bác nào tò mò có thể đọc ba`i báo này để biết sơ sơ: http://www.baogiaothong.vn/bi-kich-cua-cau-thu-bi-gian-lan-tuoi-o-viet-nam-d89512.html

    Tội nghiệp thằng nhỏ quá. Người lớn bất nhân làm hỏng cả một đời người.
    --- Gộp bài viết: 14/05/2017, Bài cũ từ: 14/05/2017 ---
    Nghe cái clip từ khoảng 31:00 trở đi có kể chuyện giải U16 năm 2000 cũng vui. Bộ trưởng TTVH VN lúc đó đòi kiện Oman là gian tuổi, nhưng bác Ngô Xuân Quýnh can lại: kiện nó rồi nó kiện lại mình thì mình cũng lòi ra một số thằng 18-19 tuổi, nên thôi :)
    --- Gộp bài viết: 14/05/2017 ---
    Coi cái clip này mới biết xưa giờ "thần đồng" toàn là nhờ ăn gian tuổi. U17 đi đá U14 thì chả là thần đồng :)
    Duc_____No_Duc____No____________ thích bài này.
  10. VFF

    VFF Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/10/2016
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    515
    Đi đầu trò ăn gian tuổi là lò Sông Lam, riết rồi thành các lò khác cũng làm theo và thành luật bất thành văn của bdvn
    Duc_____No_Duc____No____________ thích bài này.

Chia sẻ trang này