1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
  1. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Trung Quốc dùng hạm đội tàu sân bay "dọa" Mỹ: Còn non lắm!
    Vy Lam|29/12/2016 00:24

    5
    [​IMG]
    "Sớm muộn hạm đội của TQ cũng sẽ đến Đông TBD. Khi hạm đội của TQ xuất hiện ngoài khơi nước Mỹ một ngày nào đó, thì các nguyên tắc hàng hải sẽ được xem lại một cách nghiêm túc..."
    Tuyên bố mạnh miệng của Trung Quốc

    Một bài viết gần đây trênThời báo Hoàn Cầu- Trung Quốc đã xác nhận những gì mà các nhà phân tích quân sự đề cập tới từ nhiều năm qua: Trung Quốc muốn từ lực lượng chỉ có 1 tàu sân bay phát triển thành lực lượng lớn với nhiều tàu sân bay hơn để có thể chiếm ưu thế chiến lược trước Mỹ.

    Bài báo, đăng ngày 25/12, còn cảnh báo Mỹ về những gì có thể diễn ra sắp tới với các tàu sân bay của Trung Quốc.

    "Sớm muộn hạm đội của Trung Quốc cũng sẽ đến Đông Thái Bình Dương. Khi hạm đội hàng không mẫu hạm của Trung Quốc xuất hiện ngoài khơi nước Mỹ một ngày nào đó, thì các nguyên tắc hàng hải sẽ được xem lại một cách nghiêm túc.

    Chuyến hành trình xa xôi của hạm đội tàu sân bay Trung Quốc không nhằm mục đích khiêu khích Mỹ hay tái định hình cấu trúc chiến lược hàng hải. Tuy nhiên, nếu hạm đội này đủ khả năng đi vào những khu vực chứa lợi ích cốt lõi của Mỹ thì tình thế hiện nay - Mỹ đơn phương gây áp lực cho Trung Quốc - sẽ thay đổi.

    Trung Quốc nên tăng tốc triển khai các tàu sân bay mới để kích hoạt khả năng chiến đấu của chúng.

    Thêm vào đó, Bắc Kinh cần nghĩ tới việc thiết lập các trạm tiếp tế hải quân ở Nam Mỹ ngay từ bây giờ".

    Đây quả thật là những tuyên bố mạnh miệng. Tuy nhiên, mối đe dọa từ phía tàu sân bay hiện nay và sau này của Trung Quốc thực sự lớn tới mức nào?

    Dave Majumdar, chuyên viên phân tích quốc phòng của tạp chíNational Interesttừng đặt ra câu hỏi này vào cuối năm 2015.

    Theo đó, trong nhiều thập kỷ kể từ khi Thế chiến II kết thúc, các nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ là lực lượng thống trị trên khắp các đại dương. Ngay cả Liên Xô cũng chưa từng tạo ra được thách thức thực sự đối với ưu thế của Hải quân Mỹ trên biển.

    Tuy nhiên gần đây, ngày càng có nhiều lo ngại rằng Hải quân Trung Quốc (PLAN) sẽ làm được điều mà Liên Xô không thể.

    Liên Xô trước đây chủ yếu theo đuổi chiến lược "phong tỏa biển", kết hợp máy bay ném bom Backfire, tàu ngầm và tàu chiến mặt nước trang bị tên lửa chống tàu tầm xa. Trung Quốc có vẻ cũng tập trung phát triển chiến lược chống tiếp cận với phương pháp tương tự.

    Tuy nhiên, giống với Liên Xô vào cuối thời Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc có xu hướng tập trung phát triển lực lượng tác chiến mặt nước viễn dương để một ngày nào đó có thể thách thức Hải quân Mỹ trên các vùng biển xa.

    Lượm lặt những gì Liên Xô để lại, Trung Quốc đã tân trang chiếc tàu cũ kỹ, mục nát Varyag (cùng lớp với tàu sân bay Admiral Kuznetsov của Nga hiện nay) và đặt tên mới cho nó là Liêu Ninh.

    Song, Liêu Ninh mới chỉ là điểm khởi đầu - PLAN có vẻ sẽ sử dụng con tàu này làm công cụ huấn luyện, phát triển những kỹ năng cần thiết kể vận hành lực lượng không quân trên hạm.

    Đây là kỹ năng mà Hải quân Mỹ đã mất tới hàng thập kỷ mới làm chủ được, sau rất nhiều cuộc thử nghiệm và sai sót.

    [​IMG]
    Tiêm kích J-15 hạ cánh xuống tàu sân bay Liêu Ninh trong cuộc tập trận trên biển Hoàng Hải ngày 23/12/2016

    Để xây dựng lực lượng tiêm kích hạm, Trung Quốc đã lợi dụng nguyên mẫu Su-33 của Liên Xô – phiên bản trên hạm của mẫu máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không Flanker.

    Mẫu máy bay của Nga đã giúp Trung Quốc cho ra đời tiêm kích hạm J-15. Ngoài ra, Bắc Kinh còn phát triển một loạt máy bay hỗ trợ khác để phục vụ trong phi đoàn tương lai của PLAN.

    Hiện tại, phi đoàn này bao gồm 24 tiêm kích J-15, 6 trực thăng tác chiến chống ngầm Z-18F, 4 trực thăng cảnh báo sớm Z-18J và 2 trực thăng cứu hộ Z-9C.

    Có thể thách thức Hải quân Mỹ?

    Trong báo cáo năm 2015 về sức mạnh quân đội Trung Quốc, Lầu Năm Góc cho biết, tàu sân bay Liêu Ninh và phi đoàn của nó (với thành phần như hiện nay), chưa thực sự đủ khả năng triển khai lực lượng ở khoảng cách xa, ngay cả nếu đã đạt khả năng hoạt động đầy đủ.

    Con tàu này quá bé, chỉ phù hợp nhất với vai trò cung cấp năng lực phòng không và tăng cường lực lượng không quân yểm hộ cho một hạm đội hoạt động xa bờ.

    "Tàu Liêu Ninh sẽ không đủ khả năng triển khai lực lượng tầm xa như các tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ" - báo cáo viết.

    Vấn đề là, ngay cả khi J-15 có những vượt trội về hiệu suất khí động học so với các tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ thì thiết kế boong phóng kiểu nhảy cầu của Nga vẫn khiến các máy bay Flanker bị giới hạn về mức tải trọng và nhiên liệu mang theo khi cất cánh.

    "Kích cỡ khiêm tốn của Liêu Ninh làm hạn chế số máy bay trang bị trên tàu, còn thiết kế boong phóng kiểu nhảy cầu hạn chế mức tải trọng và nhiên liệu mà các máy bay có thể mang theo" – Bản báo cáo nhận định.

    Và đó không chỉ là đánh giá của riêng Lầu Năm Góc. Trung Quốc cũng nhận thức được vấn đề này.

    Tàu sân bay Trung Quốc tập trận trên biển Hoàng Hải hôm 23/12

    Hiện Bắc Kinh có kế hoạch đóng hoặc đã xúc tiến đóng các tàu sân bay tiếp theo. Lầu Năm Góc ước tính Trung Quốc sẽ đóng tới và chiếc và chúng sẽ được thiết kế tối ưu để có thể tận dụng hết khả năng của J-15.

    Tuy nhiên, dù trong trường hợp thuận lợi nhất, Trung Quốc cũng sẽ mất tương đối thời gian để triển khai được một hạm đội đủ khả năng tạo ra thách thức cho Hải quân Mỹ.

    Nhà máy Newport News của Mỹ mất tới gần 1 thập kỷ mới đóng xong một chiếc tàu sân bay lớp Nimitz hoặc lớp Ford, trong khi đây là đơn vị đã có tới hàng chục năm kinh nghiệm.

    Trung Quốc không có kinh nghiệm trong việc đóng các tàu chiến cỡ lớn như tàu sân bay, thậm chí là một tàu cỡ trung như Liêu Ninh. Cần nhớ rằng, khung thân của con tàu này đã được hoàn thiện tại Crimea.

    Ngay cả nếu Trung Quốc hoàn thiện được những chiếc tàu sân bay có thể tận dụng triệt để tiềm năng của các máy bay trên tàu thì đây không phải là nhân tố duy nhất cần cân nhắc.

    Mặc dù Super Hornet có thể không phải là mẫu máy bay chiến đấu nhanh nhất và cơ động nhất trên bầu trời nhưng đổi lại, nó được trang bị các thiết bị điện tử hàng không và cảm biến tuyệt vời.

    [​IMG]
    Tiêm kích Super Hornet hạ cánh xuống tàu sân bay Mỹ.

    Quan trọng hơn cả là, Super Hornet sẽ không chiến đấu một mình.

    Lực lượng không quân trên tàu sân bay Mỹ sẽ hiệp đồng tác chiến, nhất là khi Hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp và giành ưu thế trên không (NIFC-CA) được Hải quân Mỹ đưa vào vận hành.

    Với NIFC-CA, các tiêm kích Super Hornet, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, máy bay cảnh báo sớm E-2D, các tàu khu trục Aegis, tàu tuần dương và những thành phần khác trong nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ hoạt động theo một đội hình liền mạch, phối hợp.

    Tức là tàu tuần dương Aegis có thể phóng tên lửa Standard SM-6 vào mục tiêu nằm ngoài tầm nhìn của tàu, nhờ sử dụng dữ liệu từ máy bay cảnh báo sớm E-2D.

    Hoặc một ví dụ khác là tiêm kích Supert Hornet có thể phóng tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) vào tàu khu trục Type 052D (Trung Quốc), với sự hỗ trợ của máy bay tác chiến điện tử EA-18G.

    Tóm lại, theo nhà phân tích Dave Majumdar, Trung Quốc có thể phát triển một tàu sân bay mới, phát triển lực lượng không quân trên hạm hay thậm chí là một nhóm tác chiến tàu sân bay. Tuy nhiên, vũ khí chưa phải là nhân tố quyết định.

    PLAN sẽ còn phải mất nhiều thời gian mới đạt đến cấp độ năng lực đủ để đối đầu với Hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

    Liệu họ có làm được điều này không? Có thể, nhưng sẽ mất tới hàng thập kỷ.

    http://soha.vn/trung-quoc-dung-ham-doi-tau-san-bay-doa-my-con-non-lam-20161228160911778.htm
    --- Gộp bài viết: 29/12/2016, Bài cũ từ: 29/12/2016 ---
    Bài phân tích khá chính xác, tuy nhiên hơi phiến diện. Tác giả Mỹ quên 1 điều, vì Mỹ kém về mảng thiết kế tên lửa chống tàu tầm xa. Nên buộc lòng phải sử dụng TSB mang nhiều FA18 + AGM84 để thay thế, các lớp CG-47, DDG-51 đều chỉ mang giới hạn Harpoon. Trong khi bản thân Type 052C/D đã là 1 tàu mang phương tiện bay diệt hạm, tấn công rồi, với 64 VLS lắp được 64 YJ-12/18 (Harpoon thì ko thể lắp vào VLS) hoặc 64 DH-10, Kirov, Slava hoặc Udaloy của Nga cũng vậy bản thân chúng đều là các tàu mang phương tiện bay tấn công, ngay cả Liêu Ninh và Kuznetsov cũng là các tuần dương hạm mang máy bay mà thôi. Kuz lẫn LN đều có khả năng mang tên lửa chống tàu, Kuz mang P700 tầm bắn >600km chỉ thua bán kính chiến đấu FA18 vài km, nhưng nhanh hơn rất nhiều lần, dù FA18 có bay mach cao nhất rồi phóng harpoon thì harpoon vẫn ko đạt được >Mach 1 thậm chí có thể bị gẫy khung thân nếu quá tải vận tốc cho phép, harpoon chỉ đạt mach 0.7-0.8.

    VD: nếu mất 1 quả P700 chỉ tốn vài chục ngàn đô, còn mất FA18 thì mất mạng pilot, mất hàng chục triệu đô, P-700 hoạt động ở mọi thời tiết, phi công FA18 còn bị ảnh hưởng bới sức khỏe bản thân cũng như nhiệt độ bên trong khoang, trời mây, các yếu tố khí hậu bên ngoài cũng ảnh hưởng tới tầm quan sát của phi công và radar, khi bay thấp tránh FCR đối phương, phi công cũng ảnh hưởng bởi nhiệt độ hơi nước bề mặt biển, bám tụ trên kính, radar khi đó cũng giảm tầm phát hiện, P700 thì ko cần vì nó có cả dẫn đường vệ tinh, RCS phía trước thấp, độ bay cao thấp và ko bị ảnh hưởng sức khỏe như phi công trên FA18. FA18F dùng 2 người cho nhiệm vụ đánh tàu, nên nếu tính hiệu quả thì FA18E thua xa P700. Đóng TSB là 1 sự phí phạm, TSB rồi cũng sẽ như Thiết giáp hạm, cuối cùng nhường chỗ cho các tàu chiến mang phương tiện tấn công hiệu quả hơn

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 29/12/2016
  2. codosaovang

    codosaovang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Bài viết:
    2.323
    Đã được thích:
    3.806
    viết rõ là NeboM rồi mà dẫn links là Nebo SV, ở chế độ quan sát không sục sạo NeboM có tầm tới 1200km. SDD không chỉ là trinh sát điện tử radio mà nó thu nhận tất cả nguồn phát điện tử, vô tuyến, liên lạc vệ tinh từ phương tiện trên không, trên biển, và mặt đất
    TRANGBAOLINH thích bài này.
  3. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Nebo M là bản nội địa, VN có Nebo-M cơ à ! bản xk của nó là 55Zh6ME Nebo ME. Ngay đến định danh bản nội địa và xk còn ko biết thì nói năng gì

    SDD đọc thông tin của Séc họ nói chưa, ở page trước có rồi đấy nhác chỉ cho mấy đứa dốt quá
    Lần cập nhật cuối: 29/12/2016
  4. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.366
    Đã được thích:
    26.709
    Ai dạy chú viết nhảm thế này?
    TRANGBAOLINH thích bài này.
  5. codosaovang

    codosaovang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Bài viết:
    2.323
    Đã được thích:
    3.806
    thì thế mới nói là chú chỉ biết được qua mạng mẽo và các tài liệu công khai thôi mà, còn nhiều cái thực tế Việt Nam đã có mà chú chưa biết lắm, cho nên đừng lấy cái biết thiển cận của chú mà vẽ vời trên này
  6. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    vậy tôi bịa TQ có hệ thống gây nhiễu tất cả radar dưới biển Nam hải đồng chí ok chứ !
    VN ko công khai vậy chắc TQ cũng ko giấu nghề nhĩ ! như YJ-91 anti radar, TQ khoe tầm bắn 120km, tôi dựa vào logic cãi cùn của chú tôi phán nó 1200km đó
    --- Gộp bài viết: 29/12/2016, Bài cũ từ: 29/12/2016 ---
    Tôi ko biết giá cụ thể, nhưng p700 chắc chắn rẻ hơn FA18 full load + pilot :))
  7. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.366
    Đã được thích:
    26.709
    P-500/700/1000 sản xuất số lượng còn ít hơn cả F/A-18E/F. Như vậy giá của nó cao ngất trời hơn cả F-22 :-D. Cộng chi phí phát triển vào thì nó đắt đến mức Nga ngày nay còn đek dám mua nó mà phải dùng loại P-800 thay thế với tầm ngắn hơn. Chú rõ chửa? =))
    TRANGBAOLINH thích bài này.
  8. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    P700 nó hủy bỏ vì vệ tinh dẫn đường bị hủy, hiện nay sắp thay bằng Zircon

    [​IMG]

    Đồ liên xô hoặc Nga ko có đồ nào mắc hơn Mỹ. Giá 1 quả LRASM 1 triệu đô la, giá P700 phải rẻ hơn, dù có đắt hơn cũng ko đắt bằng tiền đào tạo phi công và giá thành 1 chiếc FA18 (nếu tính chi phỉ R&D, sản xuất thì còng khủng hơn) cùng các hệ thống vũ khí điện tử trên đó

    FA18EF Unit cost US$98.3 million
  9. Nguyen_Thinh

    Nguyen_Thinh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2016
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    36
    bác bị down à mà so hàng sài một lần với hàng sài vài ngàn giờ + phi công? cãi sàm quá. P700 phóng là mất còn FA18 chắc cũng hễ cất cánh là rụng?
  10. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.366
    Đã được thích:
    26.709
    (Chú @machaos đek biết cãi để tớ phụ cho)

    Số F/A-18 tự rụng các kiểu còn cao hơn cả số lượng P-700 từng biên chế đấy. Cho nên có thể coi là F/A-18 cất cánh là đi luôn nếu so với P-700. Nhưng dù gì P-700 vẫn đắt hơn F/A-18 nên cũng không sao. Cứ cho là F/A-18 cất cánh là đi luôn thì vẫn lợi hơn dùng P-700. Đó là lý do Nga bỏ P-700 chuyển qua dùng Mig-29KR dù 4 chiếc đi tập đã rơi hết 1 chiếc. Nếu tập tiếp có khi tuyệt chủng luôn. J-15 có 8 chiếc đã rơi 3-4chiếc đến nổi sản xuất không kịp bù vào số rơi. Nhưng dùng J-15 như thế vẫn lợi hơn dùng P-700. TQ đúng là sáng suốt thật. Dù biết dùng máy bay trên hạm thì rơi lia lịa nhưng cứ lợi là làm. Vả lại, J-15 hàng tầu rẻ bèo thì rơi đâu có sao. TQ dân số đến 1.4tỷ thì tuyển phi công chẳng khó.
    OnlySilverMoonTRANGBAOLINH thích bài này.

Chia sẻ trang này