1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    TSB còn 1 điểm yếu chí mạng, là dễ xảy ra tai nạn ngay trên chính con tàu, mà 1 khi xảy ra thì rất thảm khốc

    Binh sĩ Mỹ dễ mất mạng trên tàu sân bay hiện đại
    (Vũ khí) - Theo Popular Science, binh sĩ Mỹ phục vụ trên tàu sân bay có thể mất mạng bất cứ lúc nào nếu chỉ một vài giây mất tập trung.
    Nguy hiểm rình rập

    Theo số liệu thống kê của Popular Science, đã có 8.500 thủy thủ của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ thiệt mạng kể từ khi nước này đưa tàu sân bay vào trang bị hoạt động tác chiến, cùng với đó là 12.000 máy bay các loại bị rơi hoặc hư hỏng hoàn toàn.

    Sự nguy hiểm trên boong tàu sân bay được thể hiện qua dòng chữ vàng được in đậm trên tháp chỉ huy: "Cẩn thận luồng xả phản lực, cánh quạt máy bay và trực thăng".

    Tạp chí này cho biết, tại bất kỳ vị trí nào trên boong, thủy thủ cũng phải đối mặt với hàng loạt nguy hiểm.

    [​IMG]
    Binh sĩ Mỹ bị động cơ chiếc EA-6B Prowler hất văng khi cất cánh.
    Nếu không cẩn thận, họ rất dễ bị hút vào động cơ của những chiếc tiêm kích F/A-18 và EA-6B Prowler, hoặc bị cánh quạt của máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye chém trúng.

    Luồng xả từ máy bay cất cánh có thể thổi bay một người đi xa hàng chục mét. Với bề mặt chống trượt của boong tàu, thương tích nhẹ như trầy xước rất phổ biến, trong khi một số thủy thủ kém may mắn có thể bị trật khớp, gãy xương hoặc bỏng nặng.

    Popular Science cho biết, hồi năm 2008, một thủy thủ trên tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower đã thiệt mạng khi đứng lên quá sớm, trước khi chiếc tiêm kích hạm F/A-18 kịp phóng qua.

    Một phần thi thể người này đã mắc vào cánh máy bay, buộc phi công phải hạ cánh khẩn cấp xuống một sân bay gần đó.

    Trang Theaviationist ngày 21/12 cũng đã đăng tải video ghi lại tình huống hy hữu trên tàu sân bay USS Kitty Hawk trong các vụ phóng của các tiêm kích tác chiến điện tử EA-6B Prowler. Một kỹ thuật viên do đứng quá gần động cơ của chiếc EA-6B nên đã bị luồng khí xả của máy bay thổi bay ra xa trong quá trình cất cánh.

    Ngoài cánh quạt, ống xả động cơ... cáp hãm đà cũng là một trong những yếu tố nguy hiểm trên tàu sân bay. Chúng được thiết kế để dừng hoàn toàn một chiếc máy bay đáp xuống với tốc độ 200-300 km/h. Trong trường hợp sợi cáp bị đứt, năng lượng tích tụ sẽ khiến nó văng ngược trở lại, đủ sức gây thương tích nặng như gãy xương hoặc làm thiệt mạng những người không kịp tránh.

    Hiện nay, công nghệ đã phát triển hơn nhiều, giúp cải thiện mức độ an toàn trên tàu sân bay. Tuy nhiên, điều đó vẫn không thể ngăn chặn những tai nạn chết người có thể xảy ra.

    [​IMG]
    Tàu sân bay USS Gerald R. Ford.
    Tử huyệt tàu sân bay mạnh nhất của Mỹ

    Dù được đóng với những công nghệ ưu tú nhất của công nghiệp đóng tàu của Mỹ hiện nay nhưng chiếc USS Gerald R. Ford giá 13 tỷ USD vẫn tồn tại một số vấn đề nghiêm trọng.

    Vị chuyên gia của hãng tin Bloomberg tiết lộ, trong bản ghi nhớ đề ngày 23/8 gửi tới người đứng đầu Hải quân Ray Mabus, ông Frank Kendall viết rằng: "Với lợi ích về nhận thức, rõ ràng là quá sớm để đưa vào quá nhiều công nghệ chưa được chứng minh như vậy".

    Tàu lớp Ford hứa hẹn có nhiều cải tiến so với thế hệ già Nimitz, từ thiết bị phóng và đáp, radar đến thiết kế tàu, thậm chí cả lõi hạt nhân cung cấp năng lượng cho tàu và năng lực phát điện của tàu.

    Nhưng các tàu sân bay vốn là một trong những cỗ máy lớn nhất và phức tạp nhất mà con người từng chế tạo. Bản đánh giá độc lập viết rằng, dự án tàu lớp Ford có thể bị thắt lại dưới sức nặng sự phức tạp của chính nó.

    "Tàu USS Ford, cũng như mọi con tàu đầu tiên của lớp được chế tạo, luôn có và sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức", Tư lệnh Mike Kafka, một phát ngôn viên Hải quân Mỹ thừa nhận với Bloomberg.

    "Tuy vậy, các năng lực lưu trú trên Ford là cần thiết vào lúc này và trong tương lai. Hải quân sẽ tiếp tục nỗ lực để Ford được hoàn thiện và đưa vào hạm đội, theo dõi sát sao cả các hệ thống mới lẫn kế thừa".

    Nhưng vấn đề với USS Gerald R. Ford có thể nghiêm trọng hơn một chút. Đánh giá độc lập chỉ ra rằng, thiết bị phóng và đáp có vấn đề, radar băng kép có các vấn đề nghiêm trọng về tích hợp mà "cần phải tránh" ở các tàu tiếp theo cùng lớp.

    Thậm chí, nhà máy điện của tàu, tức lõi hạt nhân, được khẳng định mạnh gấp 3 công suất của tàu Nimitz để có thể cấp điện cho các vũ khí tương lai (như laser), cũng gặp nhiều vấn đề về máy phát turbin chính.

    Điều không may là bất cứ một sự thay đổi lớn nào đối với tàu lớp Ford đều sẽ phải đợi trong nhiều năm nữa, vì tàu USS Gerald R. Ford đã được đóng, USS John F. Kennedy gần hoàn thiện, khiến cho bất cứ cải tiến nào cũng đều phải chờ đến chiếc số 3 của lớp này.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/binh-si-my-de-mat-mang-tren-tau-san-bay-hien-dai-3326068/

    TSB ăn 1 quả ngư lôi hoặc chống hạm siêu âm thì trong số >8000 người, sống cũng vài trăm là cùng, 1 phần thì chết đuối, vì tàu quá to, nhiều khoang nạn nhân TSB, chiến hạm WW2 đa số bị đuối nước, chết chìm vs tàu, 1 khi xảy ra vấn đề coi như song. Còn tàu khu trục vài trăm người có ăn đạn cũng vẫn thoát được gần trăm người, vì tàu nhỏ, dễ di chuyển, nhanh chóng thoát ly kịp thời, số xuồng cứu hộ vẫn đủ
    --- Gộp bài viết: 30/12/2016, Bài cũ từ: 30/12/2016 ---
    INFOGRAPHIC Type 052D

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 30/12/2016 ---
    Theo chuyên gia Hoa Kỳ ước tính, giá thành của CJ-10 là 175000 đô, quá rẻ, rẻ nhất thế giới :))

    Another advantage is that the CJ-10 is cheaper than missiles from other nations. The price for a single missile is estimated to be only US$175,000 according to a defense expert from the United States. The Sina Military Network said this means that it can be exported to China's allies and security partners in huge numbers.
    http://www.indiandefensenews.in/2014/10/from-china-plas-cj-10-cruise-missile.html

    1 chiếc FA18 bị bắn rụng, ta sẽ mất >100tr đô cho máy bay lẫn các hệ thống điện tử, động cơ, vũ khí trên đó. Chưa kể mất mạng phi công, tiền đào tạo 1 phi công cũng hàng triệu đô :))
    Lần cập nhật cuối: 30/12/2016
  2. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Chỉ có hơn 40 FA18 là vũ khí tấn công tầm xa duy nhất của TSB mới nhất Gerard R.Ford. Quá phí phạm, trong khi 052D hiện đang hoạt động mang được 64 vũ khí tấn công tầm xa DH-10, FA18EF + JASSM-ER mới nhất cũng ko đạt đủ tầm tấn công như DH-10 (1652 km vs 2500km), lại còn phải vào khu vực PK của địch.

    Vai trò chống tàu. 055 sắp tới lắp YJ-100 tầm bắn 800km, thua so với FA18EF + LRASM tầm 1282km, tuy nhiên cần lưu ý đó là tầm bay của cả 2 phương tiên bay + lại, còn tầm bắn LRASM chỉ có 560km, tức là FA18 vẫn phải vào phạm vi LRASM đạt được để bắn, vì nếu bắn ở tầm 1000km thì LRASM ko đủ nhiên liệu. Tính ra tầm bay cho vai trò anti ship thì TSB hơn tàu chiến, nhưng tầm bắn/ tấn công thì ko hơn

    Lần cập nhật cuối: 30/12/2016
  3. Nguyen_Thinh

    Nguyen_Thinh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2016
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    36
    1. "Tôi ko so sánh 1 tàu vs cụm TSB, tôi chỉ so 1 tàu chiến vs 1 tsb thôi, và ko phải so sánh chúng đấu nhau, mà là so sánh hiệu quả của chúng. Còn nếu cậu muốn thì Type 055 vẫn đóng thêm vài tàu nữa tạo thành nhóm liên hợp" => bác vẫn cố tình không hiểu à? việc bác so sánh giống như so sánh xem giữa một học sinh học bài hiệu quả hơn hay ông thầy giáo giảng bài hiệu quả hơn vậy, làm sao so?

    2. "VD 6 055 thì đã có 768 phương tiện bay tấn công (HHQ9B, YJ-18, DH-10). Đã đủ vượt trội nhóm tác chiến TSB chưa" => nếu bác tính như vậy thì bác đã tính đủ số tên lữa cụm TSB Mỹ đem theo chưa?

    3. "TSB phải vào bán kính chiến đấu của FA18 để bỏ bom chẳng hạn, còn tàu chiến chỉ cần ở xa tít >2000km cũng bắn tên lửa vào được." >2000km thì 055 sát định vị trí của TSB ntn để bắn ạ?

    4. "TQ việc gì phải đổ quân vào VN ? TQ và VN nếu có xung đột chỉ trên biển thôi, đến giờ còn suy nghĩ TQ muốn chiếm VN à, TQ muốn chiếm là chiếm toàn bộ vùng biển đông (VN gọi), còn TQ ko rãnh chiếm đất VN làm gì, vừa tốn kém, lại bị quốc tế lên án" => đánh trống lãng à? Ý em hỏi là TSB bác cho rằng chỉ hơn tàu chiến nhà bác mảng đổ quân, thế TSB nhà bác cách VN >1000km trong mấy bài trước bác nói để làm gì? Không phải để đổ quân vào VN à? Nếu không phải thì để làm gì ạ? Bác cho em biết với!

    5. "TQ đóng TSB thứ 2,3 nhằm phục vụ tác chiến ở xa gần lãnh hải Mỹ (nơi Mỹ có KQ hỗ trợ), đi kèm với chúng vẫn có tàu chiến. Cậu phải hiểu là Mỹ đóng nhiều TSB vì tên lửa chống tàu và chống mặt đất của họ kém so với TQ hoặc Nga. 2 lớp CG-47, DDG-51 chỉ mang Harpoon tầm bắn >100km và TLAM tầm bắn >1000km, so với Type 052D/055 mang YJ-18 tầm >500km và DH-10 tầm >2000km" => à, vậy là TQ muốn đổ quân lên đất Mỹ nên mới đóng TSB ạ? giờ em mới biết đó =)).

    6. Mà "TQ đóng TSB thứ 2,3 nhằm phục vụ tác chiến ở xa gần lãnh hải Mỹ (nơi Mỹ có KQ hỗ trợ)" => là sao bác? em tưởng có 055 nhà bác lo phòng không rồi? TSB sao bì kịp?

    7. "Thực chiến hay ko thì Mỹ cũng đã bị bất lực trước Su-24 bay thấp tới 3 lần, 2001-nay. Cậu ko cần phải lấp liếm làm gì ảnh chụp đó rồi. Trong trường hợp chiến tranh, TSB sẽ bị Su-24 mang Kh-31 bắn từ xa bay lướt biển, ko có SM-2 trang bị thì chỉ có chết. Dựa vào vài quả RIM7, CIWS chẳng thể bắn chặn được Moskit. Ngược lại là LN cũng bó tay thôi chứ sao, nhưng nếu là Type 052D/055 trang bị nhiều mảng radar, SAM nhiều tầng thì Su-24 bay thấp đã bị radar Type 366 phát hiện từ ngoài đường chân trời, sau đó là radar Type 364 cho mục tiêu bay thấp, đối với mục tiêu có RCS thấp như F35 thì đã có radar VHF Type 517, cuối cùng radar Type 346A FCR chủ lực sẽ làm nhiệm vụ lock mục tiêu và bắn. Đây cũng là loại radar có phạm vi xa nhất trên Type 052D (055 sẽ là 346B còn xa hơn) >400km, đối với Moskit thì đã có HHQ-10 24 tên lửa và CIWS Type 1130 từng bắn hạ mục tiêu Mach 4 trong thử nghiệm" => nếu đã phân tích 055 rồi thì coi như thiện nguyện bác phân tích luôn con Arleigh Burke cùng class với, sao chỉ phân tích mỗi thánh khí nhà bác thế?

    Cuối cùng, bác vẫn chưa trả lời mấy câu hỏi trước của em.

    8. "(ở đây là trường hợp TSB đi 1 mình)" => vãi cả lập luận, Liêu Ninh dám đi một mình không?

    9. ủa mà sao bác lơ cái vế so sánh 2 cụm tàu sân bay của em vậy? đang mong chờ bài viết công phu từ bác :D
    Tranphong77 thích bài này.
  4. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Tôi chả hiểu bạn muốn thể hiện gì, tôi ko so sánh 1 tàu chiến vs cụm TSB, cũng ko lấy tàu chiến đấu TSB, tôi so sánh hiệu quả tác chiến của 1 tàu chiến vs 1 tsb bạn hiểu chứ. Nếu bạn tiếp tục nhầm lẫn thì tôi ko có gì để bàn
  5. Nguyen_Thinh

    Nguyen_Thinh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2016
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    36
    Em nhầm lẫn chỗ nào bác nói để em chữa ạ?
    Tranphong77 thích bài này.
  6. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22

    --- Gộp bài viết: 30/12/2016, Bài cũ từ: 30/12/2016 ---
    [​IMG]
    [​IMG]

    2 sub
    4ddg
    4 cruiser
    1 supply

    656 SM2 hoặc 408 Tomahawk (CG-47 ko mang TLAM), 32 Ashm (FlightIIA ko có harpoon)

    6 con 055 đã > 1 nhóm TSB rồi
  7. Nguyen_Thinh

    Nguyen_Thinh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2016
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    36
    2. "VD 6 055 thì đã có 768 phương tiện bay tấn công (HHQ9B, YJ-18, DH-10). Đã đủ vượt trội nhóm tác chiến TSB chưa" => nếu bác tính như vậy thì bác đã tính đủ số tên lữa cụm TSB Mỹ đem theo chưa?
    => dạ cái này ý em hỏi là bác tính phương tiện bay bao gồm các loại "missile" bên cụm 6 tàu 055. Thì bác đã tính cả số"missile" bên nhóm tác chiến TSB chưa ạ? (dạ em dùng tiếng anh cho bác hiểu chính xác chứ không có ý gì đâu)

    3. "TSB phải vào bán kính chiến đấu của FA18 để bỏ bom chẳng hạn, còn tàu chiến chỉ cần ở xa tít >2000km cũng bắn tên lửa vào được." >2000km thì 055 sát định vị trí của TSB ntn để bắn ạ?
    => dạ cái này bác cũng không hiểu thì khó em quá, vd như bác bắn cung thì bác phải thấy con chim thì bác mới bắn trúng được chứ đúng không bác, nếu bác không thấy thì chả lẽ thành ra bác bắn bừa à?

    Các ý còn lại từ 1 đến 9 bác không nêu ra là đã hiểu rồi phải không ạ? Thế bác cháu mình tranh luận tiếp nhé. Khổ, bác giúp em, em muốn thoát kiếp newbie sớm mà chã có bác nào ở cái diễn đàn này thèm nc với em ngoài bác!
    Tranphong77 thích bài này.
  8. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Nói ở trên rồi nhé

    Còn cái dưới, tôi ko đem 2 tàu đấu nhau ok. Chính tả còn sai bét nhè đừng lato quá bạn ơi :))
    --- Gộp bài viết: 30/12/2016, Bài cũ từ: 30/12/2016 ---
    Đây là cụm TSB Anh, HQ thứ nhì thế giới :))

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 30/12/2016 ---
    Và vì quá ít phương tiện tấn công nên....
    Sau 4 ngày đầu của cuộc tấn công Libya, hải quân Anh đã dùng hết gần 1/5 số tên lửa hành trình Tomahawk
    Hải quân Anh sắp hết tên lửa Tomahawk
  9. Nguyen_Thinh

    Nguyen_Thinh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2016
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    36
    Bác chưa tính máy bay các loại để bỏ bom tàu nhà bác ạ? mà đúng thế thì nhiều hơn thật, hì

    Dạ còn vế dưới: 3. "TSB phải vào bán kính chiến đấu của FA18 để bỏ bom chẳng hạn, còn tàu chiến chỉ cần ở xa tít >2000km cũng bắn tên lửa vào được." >2000km thì 055 sát định vị trí của TSB ntn để bắn ạ?
    => dạ cái này bác cũng không hiểu thì khó em quá, vd như bác bắn cung thì bác phải thấy con chim thì bác mới bắn trúng được chứ đúng không bác, nếu bác không thấy thì chả lẽ thành ra bác bắn bừa à?

    dạ vậy để em chữa lại câu hỏi, trên 2000km 055 sát định vị trí của mục tiêu ntn để bắn ạ?

    vậy các vế 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9 thì sao ạ?

    "Chính tả còn sai bét nhè đừng lato quá bạn ơi :))" bác xét nét thế, sai chỗ nào bác chỉ giúp em chữa ạ?
    Tranphong77 thích bài này.
  10. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    FA18 phải vào vùng PK để đánh nhau. Còn 055 chỉ cần ở trên tàu ấn nút, cái nào an toàn hơn

    2000km thì dùng Compass chứ gì

    Ngày từ vấn đề 1 đã lệch đề rồi thì tôi bàn gì nữa, tôi ko so 1 tàu vs 1 cụm tàu hiểu chưa, tôi so 1 tàu vs 1 tàu thôi

Chia sẻ trang này