1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn có muốn Việt Nam có tiềm năng quân sự hạt nhân không ?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi daicaxahoiden, 30/12/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. deltaRhoupsilon_fraternity

    deltaRhoupsilon_fraternity Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0

    Nga đang trong giai đoạn thử nghiệm lần cuối tên lửa hạt nhân đời mới nhất mang tên M-Bạch Dương. Dự kiến đến năm 2015, đây sẽ là loại tên lửa chủ lực trong hệ thống tên lửa hạt nhân trên bộ của Nga.
    Thông tin này nằm trong bài báo thuộc loạt bài với chủ đề ?oNga tìm kiếm giải pháp an toàn trong vấn đề vũ khí hạt nhân? được Thời báo Los Angeles của Mỹ đăng tháng 12/2004. Bài báo cũng trích dẫn ý kiến của một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ, rằng: ?oNếu chúng ta cứ nghĩ rằng hệ thống tên lửa phòng thủ của Mỹ hoàn toàn có thể đánh chặn được tên lửa hạt nhân của Nga thì thật là một điều ngu xuẩn?.
    Những cái đầu giàu trí hoang tưởng của giới quân sự Mỹ còn cảnh báo rằng các phần tử khủng bố rất có thể sẽ lợi dụng tên lửa hạt nhân của Nga để thực hiện các âm mưu đen tối của chúng. Họ đưa ra một giả thiết đáng lo ngại: ?oNếu trường hợp một quả tên lửa không rõ nguồn gốc đột nhiên phát nổ ở một vùng nào đó thuộc Nga, đồng thời các phần tử khủng bố tiến hành loan tin giả đến cơ quan chủ quản hệ thống tên lửa của Nga, làm cho phía Nga lầm tưởng rằng chính Mỹ đã phóng quả tên lửa kia, và thế là Nga sẽ trả đòn bằng cách phóng tên lửa hạt nhân sang Mỹ, cuộc chiến hủy diệt của hai cường quốc quân sự bắt đầu".
    Vậy rút cục M-Bạch Dương thực ra là loại tên lửa như thế nào? Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, người Mỹ gọi M-Bạch Dương là loại tên lửa hạt nhân SS-27 (SS ở đây có nghĩa là Surface-to-surface, đất đối đất) được cải tiến từ loại tên lửa vượt đại châu SS-25 của Nga. Mỗi đầu đạn hạt nhân của loại tên lửa này chứa lượng thuốc nổ tương đương với sức công phá của 500.000 tấn thuốc nổ TNT, cự ly bắn trên 10.500km, độ bắn chính xác là 200m, nguyên liệu phóng của nó là chất rắn.
    SS-27 được chia làm 2 loại: Loại thứ nhất là bắn từ hầm lên, được triển khai từ năm 1997, hiện nay ít nhất đã có 36 quả. Loại thứ hai được bắn từ xe cơ động chuyên dụng, dự tính sẽ bắt đầu được triển khai, trang bị vào năm 2005, đây cũng chính là loại tên lửa hạt nhân mới nhất của Nga vừa được Tổng thống V.Putin công bố hồi đầu tháng 12/2004. So với các loại tên lửa mà Nga đã nghiên cứu trước đây, tên lửa SS-27 có đặc điểm ưu việt là thời gian chiến đấu ngắn, độ chính xác cao và có thể bảo quản, sử dụng trong thời gian dài. Được biết, SS-27 sẽ phá vỡ thiết kế đầu đạn của SS-25, nó có thể mang được 6 đầu đạn hạt nhân.
    Nga vốn có rất nhiều chủng loại tên lửa có thể lọt qua hệ thống tên lửa phòng thủ của Mỹ, hiện tại SS-25 vẫn là tên lửa chủ lực của quân đội Nga và Nga đã cho triển khai được 300 quả. Ngoài ra, phía Nga còn có một loại tên lửa khác mà người Mỹ gọi là ?oQuỷ satăng? SS-18, sự khác nhau giữa tên lửa này với tên lửa M-Bạch Dương là ở chỗ, tên lửa SS-18 dùng chất lỏng làm nguyên liệu và nó chỉ có thể thực hiện phóng đi từ hầm phóng. Mỗi quả SS-18 có thể mang được 10 đầu đạn hạt nhân, sức uy hiếp thì vô cùng lớn. Theo tính toán của các chuyên gia quân sự, mỗi lần đánh chặn một đầu đạn hạt nhân cần phải tiêu hao 3 đến 7 quả tên lửa đánh chặn. Lợi hại hơn là các đầu đạn hạt nhân này có thể bay tự do trên quỹ đạo và trên thực tế rất khó có thể đánh chặn được chúng.
  2. khicon29

    khicon29 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Các bác ạ, theo em thì Việt Nam mình chưa cần tới VKHN làm đâu ạ.
    Vì nhiều nguyên nhân lắm. Thay vì các bác nghĩ tới vấn đề này thì bác hãy để đành tâm trí nghĩ ra cách nào để phát triển kinh tế trước. Các bác Nước ta hàng năm điều bi thiên tai không, nông dân o các vùng sâu vùng xa chưa có điện để dùng trong sinh hoạt và sản xuất. Nếu có đi nữa thi cũng chập chờn không ổn định. Lấy đâu mà sản xuất đây?
    Thay vì pt VKHN, chúng ta đi pt KT kết hợp với con đường ngoại giao thi tốt hơn không.
    Bác có VKHN đi chăng ( đất nước bác còn nghèo, kt chưa phát triển) thì chả có ai nể bác cả, mà bác có dùng nó không vậy? Bác chưa phóng tới nơi thì đã bị đánh trận rồi.( không có tiền đâu mà mua nhiều đầu đạn để phóng)
    Kể cả những nươc có VKHN hiện giờ cũng không giám đêm ra mà dùng nữa ( THẰNG NÀO CŨNG SỢ HẾT).
    Các bác a
    hehehe
  3. polpod2k

    polpod2k Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    polpod ủng hộ hết mình việc NC phát triển hạt nhân (đặc biệt là weapon). vấn đề phát triển kinh tế lun pảhi đi đôi với quốc phòng mà. nhưng phát triển lúc này e rằng chưa phải lúc. ngân sách quốc phòng của chính phủ qua ít để nghỉ đến phát triển hạt nhân. tuy là dãi đất miền trung của nước ta có quặng khoáng U và có viện vật lý hạt nhân Đà Lạt nhưng chuyên gia và công nghệ chúng ta ko có. gương của pakistan còn đó các bác ko thấy sao, phải mua công nghệ hạt nhân của khựa, công nghệ đóng tàu ngầm của pháp,... liệu ông bạn gấu của chúng ta có chịu bán hay ko. hiện bây giờ chính phủ có nghiên vũ khí hạt nhân hay ko thì ai mà biết được, thường thì các quốc gia sẽ mất ít nhất hàng chục năm để nghiên cứu và trong thời gian đó chương trình này nằm trong quyển sổ có đóng dấu "mật", đến khi thành công thì mới ''trình làng'' làng cho bà con biết mà. chuyện giữ bí mật quốc gia thì NC chúng ta là vô địch lun - chính phủ chẳng hó hé gì hết thì làm sao chúng ta biết. chăng hạn như các biết có biết hai chiếc sub chạy bằng diezen mua của A.Đ do phòng ban nào trực tiếp chỉ huy ko - chẳng biết gì lun vì các bác ấy chả thèm... ''xì'' ra tí thông tin nào cả
    chúng ta đề cập đến vấn đề phát triển hạt nhân nhưng chúng ta đâu biết được liệu chính phủ có làm chuyện này chưa ... chuyên này là chuyện lâu dài mà, biết đâu được bậc tiền bối chúng ta ko muốn phát triển nhưng đến lượt hậu thế sau này sẽ làm thì sao
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này