1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Một trong những nguyên nhân Trung Quốc bắt buộc phải "đạt được một số thành tựu nọ kia" là vì:
    Nhu cầu nội tại rất lớn, nếu không làm được thì phải nhập số lượng cực lớn, và lắm khi lại bị cấm vận,
    nên Trung Quốc thường có mấy lựa chọn:
    1. Tự nghiên cứu,
    2. Nhập khẩu, mua công nghệ của đồng minh, đối tác, học lỏm, copy,
    3. Ăn cắp

    Việc tự làm được cái này cái nọ, thực ra là yêu cầu bắt buộc với Trung Quốc chứ không phải kiểu "đâu rẻ thì nhập như 1 số nước khác"
    Ví dụ: Trung Quốc xây dựng rất khá, nếu ko khá cũng ko được, vì chả lẽ nhờ nước ngoài vào xây hộ nhà.
    Đường sắt họ cũng làm ok, xây dựng đường sắt ổn, nhưng đường sắt cao tốc vẫn phải nhập các linh kiện quan trọng của tư bản.
    Máy bay chở khách chưa tự chủ được trong tương lai gần, nhưng nếu ko chủ động thì hàng năm tốn hàng trăm tỷ để mua máy bay nước ngoài.

    Động cơ máy bay, máy thủy kể cả ô tô chưa đạt độ tin cậy...
    khanh1512 thích bài này.
  2. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.347
    Đã được thích:
    26.685
    Nên nhớ, nền quốc phòng Nga lẫy lừng thời nay cũng bắt đầu tiếp cận hiện đại trên nền tảng ăn cắp và đứng trước yêu cầu bắt buộc tự lực thời LX, y như TQ ngày nay. Hãy nhìn thập niên 1950-1960, đồ Nga làm ra còn ngây ngô to bè thô kệch so với đồ tây. Đến đầu thập niên 1990 thì động cơ máy bay tiêm kích Nga vẫn có tuổi đời dưới 1000 giờ.

    TQ đã bắt đầu có những bước đi thoát thai khỏi bộ mặt ăn cắp sao chép. Khoảng 30 năm nữa, chúng ta sẽ chứng kiến 1 bộ mặt CNQP tầu rất có bản sắc và hội nhập cở như Nga ngày nay bất chấp sự thiếu vắng những tinh tuý của công nghệ đỉnh cao và đâu đó vẫn tồn tại sự ỳ ạch.
    khanh1512, Electokermeo-u thích bài này.
  3. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1.563
    Đồng ý với ý của cụ là cần copy trước vì theo tiến trình tiếp thu khoa học kỹ thuật là làm dc cái sp giống nguyên bản trước đã sau đó anh thêm cái của mình vào và làm ra cái mới kiểu như phiên bản 1.0 đến 1.005... vậy. Sau đó nắm dc quy trình cốt lõi từ đó phang ra cái mới. Nhật. Đài. Hàn đều đi lên từ đó. Mẽo cũng cần có V2 của Đức để lên cung trăng và phát triển thêm hằng hà sa số thứ khác. Bom A của Nga phần nào cũng cần spy để nắm. Tuy nhiên họ thành công vì họ có nền tảng tri thức khoa học cơ bản cao và rất cao. Nắm cốt lõi nhanh và sáng tạo nhanh. Con Tq nó copy như vậy. Ra nhiều thứ na ná mà toàn thứ cơ bản quan trọng cho chấtt lượng sp từ tạm dc đến chuẩn gốc một cách nhanh chóng mà ko nắm dc cái cốt lõi đo từ nền tảng khoa học cơ bản. Từ thử nghiệm. Thất bại. Rút ra kinh nghiệm và vận hành thực tế thì càng về sau càng ko thoát khỏi những cái cũ trong khi cái mới tinh túy ngta đã có lâu. Thế hệ những nhà khoa học cơ bản dần ko dc đầu tư sẽ thui chột và sự bứt phá về lượng sẽ ko có đủ để thay đổi về chất để biến TQ thành nc tiên tiến như Mẽo. EU. Nhật
    khanh1512, meo-u, tonkin20071 người khác thích bài này.
  4. khanh1512

    khanh1512 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2016
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    32
    Trung Quốc rầm rộ phô trương sức mạnh phi đội trực thăng sau tai nạn của WZ-10
    Thứ hai, 23/01/2017 15:08

    Trang mạng Sina mới đây đã đăng tải chùm ảnh về hoạt động huấn luyện tác chiến của Không quân Trung Quốc.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Theo ước tính của trang mạng Global Firepower, Quân đội Trung Quốc (cả Hải - Lục - Không quân) hiện đang có trong biên chế trên 800 máy bay trực thăng các loại.

    [​IMG]

    Bên cạnh một số loại được nhập khẩu từ Nga, Mỹ hay châu Âu, nước này cũng rất tích cực mua bản quyền lắp ráp trong nước, hay tự nghiên cứu chế tạo những mẫu của riêng mình.

    [​IMG]

    Trong tác chiến hiện đại, vai trò của trực thăng là vô cùng quan trọng, nó đảm nhiệm tốt các nhiệm vụ từ vận tải, trinh sát, cho tới yểm trợ hỏa lực cho bộ binh... Trong ảnh là các trực thăng Z-9 được Trung Quốc chế tạo theo nguyên mẫu AS565 Panther.

    [​IMG]

    Thậm chí có nhiều ý kiến còn cho rằng trong thế kỷ 21, trực thăng vũ trang sẽ thay thế vai trò của xe tăng chiến đấu chủ lực để trở thành nắm đấm thép có sức xuyên phá mạnh nhất của Lục quân.

    [​IMG]

    Trang mạng Sina của Trung Quốc mới đây đã đăng tải loạt ảnh về hoạt động huấn luyện chiến đấu trên sa mạc Gobi với sự tham gia của nhiều loại máy bay trực thăng có trong biên chế quân đội nước này.

    [​IMG]

    Phi đội trực thăng đa dụng Mi-171 được Trung Quốc nhập khẩu từ Nga, chiếc máy bay lên thẳng này đảm nhiệm tốt cả vai trò vận tải tiền phương lẫn mang vũ khí để yểm trợ cho mặt đất.

    [​IMG]

    Những chiếc xe vượt địa hình ATV kiểu "Linh miêu" đang được trực thăng Mi-171 cẩu tới vị trí đóng quân của các binh sĩ.

    [​IMG]

    Hình ảnh trên có lẽ sẽ làm nhiều người liên tưởng đến chiến thuật "trực thăng vận" từng được Quân đội Mỹ sử dụng trên chiến trường Việt Nam, chỉ khác là Mi-171 hạng trung đã thay thế loại UH-1 hạng nhẹ.

    [​IMG]

    Sa mạc Gobi là nơi có địa hình phức tạp, xuất hiện đồng thời cả thảo nguyên, hoang mạc cát, cho tới các dãy núi cao tuyết phủ... huấn luyện tại khu vực này được cho là sẽ giúp tăng cường đáng kể khả năng thích ứng của Quân đội Trung Quốc.

    [​IMG]

    Hình ảnh tuyệt đẹp khi 3 chiếc Mi-171 bay qua những đỉnh núi được phủ đầy tuyết trắng.

    [​IMG]

    Với tốc độ phát triển như vũ bão của mình, dự báo trong tương lai ngắn hạn, Không quân Trung Quốc sẽ vượt qua Không quân Nga để trở thành lực lượng có quy mô đứng hàng thứ hai thế giới, đe dọa trực tiếp đến vị thế dẫn đầu của Mỹ.

    [​IMG]

    Căn cứ vào số trực thăng đang hoạt động cũng như được huy động tham gia các cuộc huấn luyện liên tục trong điều kiện khắc nghiệt thời gian gần đây, chưa thể chỉ căn cứ vào vụ tai nạn đơn lẻ của chiếc WZ-10 để đưa ra đánh giá tiêu cực về lực lượng này của Quân đội Trung Quốc.
  5. khanh1512

    khanh1512 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2016
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    32
    4 điểm yếu chết người của tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc
    Thứ hai, 02/01/2017 09:52

    Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc đã tới đảo Hải Nam, chuẩn bị hoạt động ở khu vực Biển Đông. Vậy năng lực tác chiến của chúng như thế nào?

    Biên chế của Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh

    Ngày 25/12 vừa qua, Cục Cục Phụ tá Giám sát (tương đương Bộ tổng tham mưu) của Bộ quốc phòng Nhật Bản cho biết, nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc đã lần đầu tiên đi xuyên qua eo biển Miyako vào phía tây Thái Bình Dương tiến hành một cuộc huấn luyện viễn dương thực thụ.

    Người phát ngôn của hải quân Trung Quốc là Lương Dương cho biết, đây là lần đầu tiên biên đội tàu sân bay Liêu Ninh mang theo các chiến hạm hiện đại nhất của Trung Quốc và số lượng lớn tiêm kích hạm J-15 xuyên phá qua 'Chuỗi đảo Thứ nhất', do đó, đích thân Tư lệnh Hải quân, Ủy viên Quân ủy Trung ương Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã trực tiếp đi theo chỉ huy biên đội.

    Hành quân từ Bột Hải đến Hoàng Hải và xuống Đông Hải, Liêu Ninh đã vừa đi vừa huấn luyện theo phương châm 'hợp thành, hệ thống và thực chiến hóa', hiệp đồng chỉ huy tác chiến giữa biên đội tàu hộ tống và nhóm không quân hạm, đồng thời kiểm tra khả năng tiếp tế trên biển.

    Trước đó, vào ngày 15/12, tại căn cứ hải quân bí mật trên biển Bột Hải, biên đội tàu sân bay Liêu Ninh đã tổ chức diễn tập các khoa mục chiến đấu không đối không, không đối hạm, hạm đối hạm, với sự tham gia của các lực lượng hải quân Hạm đội Bắc Hải.

    Trong chuyến hành quân ra Thái Bình Dương, tàu sân bay Liêu Ninh được cho là mang theo một biên đội hộ tống đầy đủ cả tàu ngầm và tàu mặt nước và tiến hành huấn luyện các khoa mục chiến đấu và thử nghiệm một số thiết bị ở Tây Thái Bình Dương.

    [​IMG]

    Tàu sân bay Liêu Ninh và tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc bị coi là có năng lực kém

    Sau đó, những ngày cuối năm 2016, biên đội tàu sân bay Liêu Ninh đã di chuyển tới đảo Hải Nam, chuẩn bị xuống huấn luyện ở khu vực Biển Đông. Vậy sức mạnh thực sự của nó là như thế nào, đứng ở đâu nếu so sánh với biên đội hàng không mẫu hạm của Nga, Mỹ?

    Trong lĩnh vực quan trọng nhất đối với một biên đội tàu sân bay là cơ cấu lực lượng không quân hạm, giới chức lãnh đạo hải quân Trung Quốc cho biết, CV 16 Liêu Ninh có thể mang được tổng số 36 máy bay chiến đấu cánh cố định và máy bay trực thăng các loại.

    Cụ thể gồm có: 24 chiếc tiêm kích hạm J-15 (có khả năng tiếp dầu đồng đội, nâng cao thời gian lưu không và phạm vi tác chiến trên biển, trên đất liền), 4 chiếc trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 hoặc Z-18J; 6 chiếc trực thăng chống ngầm Z-18F; 2 chiếc trực thăng tìm kiếm-cứu hộ Z-9C.

    Theo tạp chí 'Tàu thuyền thế giới', biên đội tàu sân bay Liêu Ninh được biên chế 03 tàu khu trục tên lửa làm nhiệm vụ phòng không hạm đội, 03 tàu hộ vệ tên lửa làm nhiệm vụ hộ tống và chống ngầm. Ngoài ra, biên đội được sự bảo đảm hậu cần, nhiên liệu từ 1 tàu bổ trợ tổng hợp viễn dương.

    Cụ thể, biên đội tàu hộ tống Liêu Ninh gồm có: 03 tàu khu trục tên lửa là 173 Trường Sa (Type 052D) và 151 Trịnh Châu, 171 Hải Khẩu (đều thuộc Type 052C); 03 tàu hộ vệ tên lửa là 538 Yên Đài và 547 Lâm Nghi (đều thuộc Type 054A, nhiệm vụ hộ tống) và 01 tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ 594 Chu Châu (Type 056, chống ngầm); cùng với 01 tàu hậu cần tổng hợp 966 Cao Bưu Châu.

    [​IMG]

    Tiêm kích hạm J-15 có khả năng mang tải vũ khí kém

    Các tàu mặt nước đều được trang bị các hệ thống tên lửa phóng thẳng đứng, 3 tàu có thể mang tổng cộng tới 200 tên lửa phòng không tầm xa.

    Ngoài ra, biên đội này sẽ được biên chế một tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng, có thể mang tên lửa hành trình chống hạm/tấn công mặt đất. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa thể xác định cụ thể tên tàu này, những có thể dự đoán chúng thuộc Type 093, vì Type 091 đã quá cũ và năng lực hạn chế.

    Như vậy, về tổ chức, biên chế của nhóm tàu hộ tống cơ bản là dập khuôn theo mô hình Mỹ thu nhỏ, tuy nhiên, biên đội này vẫn còn rất nhiều khiếm khuyết.

    4 khiếm khuyết lớn của biên đội tàu sân bay Liêu Ninh

    Thứ nhất là điểm yếu về khả năng tấn công mặt đất

    Khả năng tấn công mặt đất tầm xa bằng tên lửa hành trình vẫn còn hạn chế bởi sự phát triển của tên lửa hành trình 'Đông Hải 10' (DH-10), một phiên bản hải quân của tên lửa hành trình phóng từ mặt đất và phóng từ trên không là 'Trường Kiếm 10' (CJ-10) vẫn còn rất 'tù mù'.

    Các tên lửa DH-10 chỉ được biên chế trên các khu trục hạm Type 052D vừa mới trình làng, còn lại 2 chiến hạm Type 052C đều không được thiết kế cho khả năng này. Do đó, khả năng tấn công mặt đất tầm xa để tiêm kích hạm rảnh tay kiểm soát trên không của Trung Quốc còn rất yếu.

    Hơn nữa, các phiên bản CJ-10 đã hiện diện được vài năm nhưng hiện vẫn chưa có thông tin về các vụ thử nghiệm chính thức với tên lửa DH-10. Do đó, rất có thể là loại tên lửa này vẫn chưa phát triển hoàn thiện, còn chưa qua giai đoạn thử nghiệm phóng thực tế.

    Thứ 2: Khả năng của tên lửa phòng không HHQ-9

    Giới chức lãnh đạo quân đội Trung Quốc tuyên bố hệ thống phòng không hạm Hải Hồng Kỳ 9 (HHQ-9), là phiên bản trên hạm của hệ thống phòng không tầm trung-xa trên mặt đất là Hồng Kỳ 9 (HQ-9) có tính năng rất tiên tiến với tầm phóng lên tới 200km.

    Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự đang nghi ngờ về tầm phóng thực sự của nó, khi HQ-9 là phiên bản nội địa, được coi là nhái của S-300 Nga mới chỉ có tầm phóng 150km, nên rất khó để Trung Quốc tăng tầm phóng của HQ-9 trên hạm, với kích cỡ tên lửa nhỏ hơn.

    Để làm được điều này, Bắc Kinh phải sở hữu công nghệ chế tạo vật liệu siêu nhẹ cho vỏ tên lửa (làm giảm trọng lượng) và công nghệ nén nhiên liệu (tăng tầm xa tên lửa) hàng đầu thế giới, mà trong lĩnh vực này, Trung Quốc vẫn còn kém xa Nga về công nghệ.

    Thứ 3: Tiêm kích hạm số lượng ít, chất lượng kém

    Một vấn đề rõ ràng là do Liêu Ninh có lượng giãn nước hơn 60.000 tấn, thuộc loại tàu sân bay kiểu cầu bật, không có máy phóng nên số lượng tiêm kích hạm ít, trọng lượng chất tải vũ khí thấp, do đó, năng lực tác chiến của nhóm hàng không tàu sân bay rất thấp.

    [​IMG]

    Các tàu trong biên đội hộ tống Liêu Ninh có tính năng chưa hoàn thiện

    Về mặt chất lượng, do J-15 là phiên bản nhái của Su-33 Nga đã sản xuất theo công nghệ cũ từ thập niên 80 của thế kỷ trước, hơn nữa nó lại sử dụng động cơ Trung Quốc tự sản xuất là WS-10A Thái Hàng nên tốc độ, khả năng linh hoạt và mức độ tin cậy rất kém.

    Trên thực tế, tàu sân bay Liêu Ninh chỉ mang được tối đa 24 tiêm kích hạm J-15, trong đó mỗi chiếc nếu mang đầy nhiên liệu (hơn 9 tấn) thì chỉ mang được hơn 2 tấn vũ khí, chưa bằng một nửa so với các tiêm kích hạm dòng F/A-18 E/F Super Hornet của Mỹ.

    Thứ 4: Khả năng chỉ huy-cảnh báo sớm, khả năng tác chiến điện tử kém

    Cũng do hạn chế cố hữu của tàu sân bay kiểu cầu bật, không có máy phóng nên Liêu Ninh không thể mang được máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm và máy bay trinh sát-tác chiến điện tử cánh cố định (do các loại máy bay này tốc độ thấp, khả năng gia tốc kém nên không tích lũy đủ tốc độ cất cánh).

    Do đó, cũng như Nga, Trung Quốc buộc phải sử dụng máy bay trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 hoặc Z-18J, không có máy bay chiến điện tử. Do đó, không thể mở rộng phạm vi quan sát, hạn chế đến khả năng tác chiến tầm xa của biên đội tàu và các tiêm kích hạm.

    Trong tác chiến chiếm lĩnh ưu thế trên không cường độ cao, việc không có máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm trên không sẽ làm giảm khả năng tác chiến hiệp đồng của các tiêm kích hạm, khó khăn trong việc đối phó với các phương tiện tác chiến tầm xa, số lượng đông đảo của kẻ địch.

    Điểm yếu quan trọng chưa được nêu là cáp hãm đà cũ mua của Ucraina khiến Liêu Ninh chủ yếu chở trực thăng là chính.
  6. bonjourtinhyeu

    bonjourtinhyeu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    52
    Tôi không có hiểu biết sâu về công nghệ quân sự Trung Quốc và các nước phương Tây. Nhưng tôi biết chắc chắn một điều về Trung Quốc đang là một trong những nước đã từng phóng được tàu vũ trụ, hay Iphone được sản xuất tại Trung Quốc.

    Bất chấp những tranh cãi về hàng nhái, hàng rởm, nhưng tôi thấy một thực tế là người Trung Quốc đang từ từ tiến lên phía trước đó!
  7. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    sau WW2 Mỹ chưa sử dụng nuke weapons công nghệ mới, nên cũng như TQ ko biết được có thực sự hoạt động ko
  8. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Ko nguồn mà mod ko ban nick nhĩ ?
  9. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Tôi cho hình này là photoshop
  10. khanh1512

    khanh1512 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2016
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    32
    Cũng có thể có và cũng có thể không vì trong hình chỉ có khoảng 83 chiếc trực thăng chỉ bằng 1/10 so với tổng số họ có thôi mà bác. Trung Quốc sản xuất như gà đẻ trứng không cần chất lượng chỉ cần số lượng.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này