1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chúng ta thiếu hụt hay dư thừa năng lượng?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi tuonghoangnam4488, 09/02/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    Khi đói, mệt, chúng ta nghĩ rằng mình đang thiếu năng lượng. Nếu thiếu năng lượng thì chúng ta phải ăn để nạp thêm năng lượng. Rồi thì sự sống và các hoạt động hàng ngày ngốn hết số năng lượng này, khiến cơn đói năng lượng quay trở lại với chúng ta.

    Những gì được gọi là năng lượng sống? Nếu không trả lời theo cách của một chuyên gia mà theo cách của một đứa trẻ còn đi học, tôi sẽ nói với bạn năng lượng sống gồm: tiền, điện, nước, thức ăn, chỗ ở, tranh truyện, người yêu, game, và còn nhiều nữa. Năng lượng sống đến từ tất cả mọi thứ xung quanh ta. Có loại năng lượng con người đã khai thác vô tội vạ, có loại năng lượng con người đang bắt đầu học cách khai thác, và có loại năng lượng mà con người còn chưa biết đến để mà khai thác. Năng lượng có ở trong từng hạt bụi, ở khắp nơi trong không gian.

    Vậy nếu bị bắt buộc không được suy nghĩ mà phải trả lời ngay câu hỏi “Chúng ta thiếu hụt hay dư thừa năng lượng?” thì câu trả lời nào theo bạn là thích hợp hơn? Nếu đáp án của bạn là thiếu hụt, nếu vậy thì chẳng có gì mới cả. Bài toán về sự thiếu hụt năng lượng để sử dụng là bài toán của thiên niên kỷ rồi. Câu trả lời này khiến bạn cảm thấy ít niềm hy vọng mới hơn, khiến bạn thấy mình bị động. Khái niệm về “sự thiếu hụt” sẽ khiến bạn liên tưởng đến từ “tiết kiệm”. Tiết kiệm là một điều khó làm vì các nhu cầu của bạn sẽ không biết thấu hiểu cho hoàn cảnh và sẽ hành hạ bạn. Hãy thử nghĩ theo đáp án dư thừa năng lượng để xem chúng ta có thể thấy gì.

    Nếu bạn thấy đói và mệt và tôi giải thích rằng cơ thể bạn đang dư thừa năng lượng, bạn có thấy vô lý không? Đói và mệt là cảm giác về sự thiếu thốn. Khi nào thì sự dư thừa có thể gây ra sự thiếu thốn. Bạn cần hiểu bản chất của năng lượng là cái gì đó đang chuyển động và có sức công phá mọi thứ trên đường đi của nó. Do đó, năng lượng là tốt mà cũng đồng thời là nguy hiểm. Nó có thể mang lại sinh khí cho bạn, cũng có thể hủy hoại cấu trúc cơ thể của bạn.

    Sự sống của chúng ta thực ra chính là năng lượng. Năng lượng tuôn chảy trong cái cấu trúc cơ thể của con người khiến cho nó hoạt động. Mỗi cá nhân trong xã hội đều là một nguồn năng lượng di động. Nếu nguồn năng lượng di động này có một ý nghĩa ổn định, tức là có một cái gì đó có ích để làm thì sẽ làm cho bộ máy xã hội phát triển. Ngược lại, nếu nguồn năng lượng di động đó không có chỗ để cống hiến thì nó sẽ phá hoại. Xã hội sẽ đi xuống với các tệ nạn.

    Hãy nghĩ về cơ thể bạn. Nếu năng lượng tồn tại ở mọi thứ trong không gian thì cơ thể bạn đang sống trong môi trường năng lượng. Năng lượng vốn đã tuôn chảy trong cơ thể bạn rồi. Chỉ là bạn đã không toàn dụng được nó thôi. Vì không toàn dụng được năng lượng nên số năng lượng không được sử dụng đã hủy hoại cơ thể, đã làm cơ thể mệt mỏi, gây ra bệnh tật. Khi bạn tập thể dục thường xuyên thì cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn, nếu bạn không hay vận động thì cơ thể sẽ yếu hơn là vì vậy. Bạn cũng sẽ thấy là mình rất muốn sử dụng năng lượng của bạn vào những hoạt động như chơi các loại hình thể thao, chơi game. Các hoạt động đó làm tinh thần bạn sảng khoái hơn.

    Nếu sự sống là năng lượng thì nhu cầu của sự sống chính là nhu cầu của năng lượng. Khi đói, bạn nghĩ mình cần ăn, nhưng năng lượng thì không ăn. Nhu cầu của năng lượng chính là nhu cầu được dâng hiến. Đối với năng lượng, được dâng hiến cho một hoạt động nào đó, được nuôi dưỡng, săn sóc cho một cái gì đó chính là ý nghĩa tồn tại của nó. Nếu không được dâng hiến cho cái gì thì năng lượng sẽ là một cuộc sống vô nghĩa. Nó vô nghĩa nhưng nó lại không ngừng sự sống lại được. Nó hóa thành quỷ. Hãy nghĩ về hoạt động ăn của chúng ta. Theo cách nghĩ phổ biến từ xưa đến nay, ăn tức là để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, để nạp lại sinh lực đã mất, để duy trì sự sống. Để ta được ăn, con gì đó khác phải chết. Ăn cũng được hiểu theo nghĩa bóng là việc thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của con người, chủ yếu liên quan đến nhu cầu tâm lý. Một số nhu cầu thì làm thế giới xung quanh hài hòa hơn, một số khác thì phải hủy hoại môi trường xung quanh thì mới thỏa mãn được cho nó. Con người ăn mọi thứ và cũng bị mọi thứ ăn lại. Thân xác bị thời gian ăn đến khi trở nên nhăn nheo, yếu ớt mà chúng ta gọi là lão hóa. Khi chết, thân xác bị vi khuẩn ăn và ta gọi quá trình đó là phân hủy. Khi còn sống, các sự kiện trong cuộc sống đã ăn tâm trí ta, làm cho ta mệt mỏi, chán nản, trầm cảm, phát điên lên. Việc ăn có vẻ dẫn đến sự hủy diệt nhiều hơn là sự sống. Nó có vẻ là do sự dư thừa năng lượng kia tạo nên.

    Một trong những cái được sinh ra từ năng lượng mà rất quen thuộc với tâm trí bạn đó chính là cảm xúc. Cảm xúc thật sự có sức mạnh. Tham, sân, si mang lại cho bạn những động lực khiến bạn có thể vượt qua cả những giới hạn của thân xác. Nếu được yêu thương và thừa nhận, năng lượng cảm xúc của bạn sẽ thấy mình có ý nghĩa và mang tính xây dựng, bảo vệ. Ngược lại, nếu không được chấp nhận, năng lượng cảm xúc của bạn sẽ thấy mình vô nghĩa và mang tính phá hoại. Trong y học, đôi khi bác sĩ chỉ cho bệnh nhân của mình một phương thuốc bổ bình thường nhưng lại nói nó là thuốc chữa bệnh. Niềm hy vọng trong cảm xúc của bệnh nhân đã khiến cho bệnh nhân muốn sống. Năng lượng cảm xúc của bệnh nhân do đó sẽ được toàn dụng, giúp hồi sinh cho thân xác, nhờ đó mà bệnh tình của người đó thuyên giảm. Bệnh nặng trở thành bệnh nhẹ khiến bác sĩ dễ chữa hơn. Nếu không có bức tranh “Chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ-men thì nàng Giôn-xi đã qua đời vì cảm xúc của cô ấy cảm thấy sự sống là vô nghĩa, không còn gì để lưu luyến nữa. Nếu bạn bị áp lực mà không hiểu vì lý do gì thì cảm xúc cũng sẽ cảm thấy vô nghĩa. Năng lượng cảm xúc sẽ phá hoại cơ thể bạn, cũng như trút ra môi trường xung quanh. Tóm lại, năng lượng cảm xúc có thể khuếch đại và làm tăng những vấn đề trong cuộc sống của bạn, cũng có thể thu nhỏ và làm giảm số lượng vấn đề trong cuộc sống hơn. Năng lượng cảm xúc tràn ngập trong cơ thể bạn. Nó vô tận và cần được tập trung dâng hiến cho một cái gì đó thì mới mang lại sự sống cho bạn.

    Vì loài người đã có một định kiến về sự ăn để sống quá lâu nên có thể bạn không thể tin vào việc không ăn mà vẫn sống. Hãy tìm hiểu về prana, một khái niệm trong yoga, bạn sẽ thấy rằng con người ta có thể không cần ăn nhiều mà chỉ cần sống với suy nghĩ tích cực, ở trong môi trường trong lành thì cơ thể vẫn khỏe mạnh. Môi trường trong lành thì có thể từ từ mới có nhưng suy nghĩ tích cực thì có thể có ngay. Khi cơ thể và tâm trí ít năng lượng dư thừa thì suy nghĩ tích cực sẽ tự tới. Bạn hãy thử làm điều gì đó đơn giản và một cách tự nguyện, không phải do ai yêu cầu. Hãy thử tập trung năng lượng vào rửa một cái chén chẳng hạn. Khi bạn làm vì mình muốn thì năng lượng cảm xúc sẽ cảm thấy có ý nghĩa hơn. Năng lượng làm bạn khỏe hơn. Việc rửa một cái chén lại đơn giản, cụ thể với chỉ vài thao tác, khiến cho niềm tin, niềm hy vọng vào kết quả của bạn ở mức cao, đồng thời bạn không bị áp lực về việc thiếu kiến thức hay thiếu kỹ thuật. Việc rửa chén đơn giản và rõ ràng đến mức bạn có thể dự đoán chính xác được thời gian bạn sẽ kết thúc công việc đó. Nhờ đó, bạn lại tự giải thoát mình khỏi một áp lực khác đó chính là áp lực về thời gian. Và khi công việc kết thúc, bạn cảm thấy mình vừa làm XONG nó. Đối với năng lượng cảm xúc, một công việc được làm mà không thể xong thì sẽ khiến năng lượng đó trở thành năng lượng vô nghĩa. Hiểu theo nghĩa vật lý tức là năng lượng tác động đến vật thể để sinh công, nếu thất bại thì sẽ không sinh công cho vật thể. Năng lượng do đó sẽ quay về chính vật đã phát sinh năng lượng để sinh công. Nó nhất quyết phải sinh công cho bằng được. Bạn hình dung nó giống như bạn dùng tay chặt gạch. Công được sinh ra có thể là gạch bị đập vỡ, nhưng nếu gạch không vỡ thì tay bạn sẽ bị đau. Như vậy, nếu bạn làm một việc quá khó, nguy cơ thất bại cao và cuối cùng thực sự bị thất bại thì toàn bộ năng lượng đã phát sinh kia sẽ quay lại hành hạ bạn, kể cả tâm trí lẫn thân xác. Cho nên bạn chỉ làm những việc đơn giản, những việc có thể xong được mà thôi.

    Bạn đang thắc mắc là xung quanh mình toàn những vấn đề khó thì tìm đâu ra vấn đề dễ phải không? Thực ra rắc rối của bạn nằm ở việc bạn miêu tả hoàn cảnh của mình như thế nào. Những thông tin bạn tiếp nhận vào tâm trí là nguyên liệu để hình thành nên một câu chuyện. Tôi cho bạn ba điểm A B C trong không gian, bạn có thể vẽ ra vô số hình thù méo mó có chứa ba điểm này. Song, chỉ có một hình tròn duy nhất có chứa ba điểm này mà thôi. Hình tròn là biểu hiện cho sự hài hòa, các hình méo mó là biểu hiện cho sự hỗn độn, và ba điểm A B C là ám chỉ các thông tin bạn tiếp nhận từ thế giới xung quanh. Bạn có thể có một miêu tả tích cực hoặc tiêu cực từ những thông tin đó. Nếu là miêu tả tích cực, bạn nhìn thấy cuộc sống của bạn là hài hòa, vấn đề thực sự là của bạn là rất ít và có thể dễ dàng giải quyết. Nếu là miêu tả tiêu cực, bạn nhìn thấy cuộc sống của bạn là hỗn độn, nhiều vấn đề để giải quyết và toàn là các vấn đề khó nuốt, khó nuốt đến nỗi khiến bạn tuyệt vọng. Tôi chắc bạn biết về nguyên lý 80/20 chứ? Đa số vấn đề trong cuộc sống của bạn, đặc biệt là những vấn đề khó đều là những vấn đề phụ, không cần giải quyết. Để giải quyết chúng, bạn phải tiêu tốn nhiều nguồn lực. Nhưng sau khi “chịu đấm ăn xôi”, lợi ích bạn có được chỉ có 20%. Thực chất các vấn đề đó chỉ là “ngáo ộp” làm bạn hoảng sợ thôi. Chúng sẽ biến mất ngay khi bạn làm xong được một số ít vấn đề khác. Những vấn đề này chỉ chiếm 20% các vấn đề của bạn, nhưng thường là rất đơn giản, phù hợp để bạn thực hiện và đem lại 80% lợi ích cho cuộc sống. Các vấn đề này một khi đã được chinh phục, nó sẽ vô hiệu hóa tất cả 80% các vấn đề phức tạp còn lại, khiến chúng không thể làm hại bạn được nữa.

    Tất nhiên, qua ba điểm chỉ có một đường tròn. Tâm trí chúng ta khi hoảng sợ thì chẳng được tích sự gì hết và chỉ nhìn thấy những hình thù méo mó. Để miêu tả được hoàn cảnh của mình một cách tích cực nhằm tìm ra 20% vấn đề chính phải làm, bạn cần ổn định tâm lý lại trước đã. Có nhiều cách để ổn định lại tâm lý nhưng tôi sẽ chỉ cho bạn một cách mà tôi đã áp dụng và thấy rất hiệu quả. Bạn biết rằng trong các giác quan, không tính giác quan thứ sáu, thì thị giác là giác quan mang lại 80% thông tin cho trí não, thứ hai là thính giác và các giác quan khác. Tuy nhiên, hiệu quả của thính giác cũng chỉ nằm vỏn vẹn trong số 20% còn lại. Ngôn ngữ lời nói, một phát minh của loài người thực ra có nguồn gốc từ âm thanh. Tư duy bằng ngôn từ do đó chính là tư duy bằng âm thanh. Âm thanh sẽ chỉ mang lại 20% hiệu quả tư duy. Ánh sáng sẽ mang lại 80% hiệu quả tư duy cho bạn. Bạn cần phải sử dụng ngôn ngữ của ánh sáng để tư duy thì mới đạt được hiệu quả cao như vậy. Tư duy bằng ánh sáng chính là tư duy bằng con số. Số 1 là đèn bật, số 0 là đèn tắt. Thông tin về từng thứ trong thế giới này đều được mã hóa bằng một dãy số và được biểu hiện dưới dạng một tập hợp đèn bật và tắt. Đây chính là điều mà Alan Turing đã khám phá ra, nhờ đó mà chiếc máy tính đã được phát minh. Ngôn ngữ số có thể giúp một vật thể vô tri, vô giác hiểu được mọi thứ thì nếu con người áp dụng ngôn ngữ số thì sẽ còn tư duy hiệu quả đến đâu nữa. Con người chỉ giới hạn trong tư duy bằng âm thanh còn cái máy lại tư duy bằng ánh sáng, chẳng trách mà bây giờ kỳ thủ số 1 thế giới cũng phải thua cái máy.

    Quy tắc để sử dụng ngôn ngữ số là cực kỳ đơn giản. Thực tế là tính vô nguyên tắc nhiều hơn tính nguyên tắc, tức là bạn có thể thử nghiệm nó bằng nhiều hình thức. Thử nghiệm nào cũng mang lại một hiệu quả nào đó. Nguyên tắc là thế này. Bạn chia tâm trí làm hai ngăn, ngăn số 0 và ngăn số 1. Số 0 là cân bằng, số 1 là mất cân bằng vì 0 x a = 0 x b, 1 x a khác 1 x b. Số 0 là cân bằng, số 1 là mất cân bằng. Hài hòa là cân bằng, hỗn độn là mất cân bằng. Do đó số 0 đáng tin hơn số 1. Số 0 và số 1 tượng trưng cho hai bàn tay của trí não. Số 0 là tay thuận, số 1 là tay không thuận, đóng vai trò hỗ trợ. Bất cứ khái niệm nào bạn CẢM THẤY là điều gì đó sẽ mang lại sự bình an, sự hài hòa cho tâm trí, là điều tích cực thực sự thì bạn để vào ngăn số 0. Những khái niệm nào mà bạn cảm thấy không mang lại sự bình an thực sự hoặc chỉ là tương đối, hoặc những khái niệm mà bạn không chắc chắn nên để ngăn nào, thì bạn để vào ngăn số 1. Ngôn ngữ số giúp bạn phát huy trực giác, giúp điều hòa liên tưởng của bạn. Các khái niệm mang tính vật lý, như sự cân bằng/mất cân bằng, sự tuyệt đối/tương đối, sự vĩnh viễn/tạm thời,... đều dễ dàng xác định được là mang giá trị 1 hay 0. Các khái niệm mang tính tâm lý thì không có hình ảnh rõ ràng để hình dung nên sẽ phải thử nghiệm. Ngôn ngữ lời nói vốn tập trung vào định nghĩa các khái niệm, làm việc với mỗi khái niệm trong trạng thái độc lập, riêng rẽ so với các khái niệm khác. Ngôn ngữ số xác định giá trị cho các khái niệm. Giá trị không phải là một định nghĩa và chỉ có hai giá trị là 0 và 1. Khi mỗi khái niệm xác định được giá trị của mình, ta nhìn thấy mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa các khái niệm. Ý nghĩa của các khái niệm có thể khác nhau về nội dung và sắc thái cảm xúc, nhưng các khái niệm đó vẫn có thể mang cùng một giá trị. Ngôn ngữ số là ngôn ngữ giúp bạn tư duy khách quan hoàn toàn, không bị chi phối bởi cảm xúc. Ngôn ngữ số tập trung vào gìn giữ sự hài hòa cho hệ thống các khái niệm của bạn, khiến cho nó không thể bị hỗn độn. Bạn hình dung tác dụng của ngôn ngữ số giống như tác dụng của chiếc kính vạn hoa vậy. Khi nhìn vào một mớ hỗn độn qua chiếc kính này, bạn lại không nhìn thấy sự hỗn độn mà lại trông thấy các hình hoa văn cân xứng. Ngôn ngữ số sẽ giúp bạn dù rơi vào bất cứ hoàn cảnh nào cũng thấy rõ thực tại bình an của mình. Vì ngôn ngữ số là ngôn ngữ chung của vạn vật nên nó giúp bạn “nghe” tốt hơn. Năng lực xử lý thông tin chính là khả năng nghe. Ngôn ngữ lời nói thì để giúp bạn nói, thể hiện và truyền đạt ý nghĩ. Thực sự thì tôi không có khả năng giải thích nhiều qua ngôn từ bởi từ xưa đến nay chỉ có con số mới có khả năng biểu diễn ngôn từ chứ khó có thể dùng ngôn từ biểu diễn con số. Chỉ cần bạn biết là khi tư duy, các khái niệm nằm ở ngăn số 0 chính là các từ khóa chủ yếu được dùng để miêu tả sự kiện. Khi đang hoảng loạn, bạn chỉ cần hỏi trong đầu “0 là gì?”, hoặc nhìn vào biểu tượng số 0 là hình tròn (có thể thấy ở bất kỳ đâu) thì số 0 sẽ gợi nhắc trong liên tưởng của bạn về mọi khái niệm mang giá trị 0 có liên quan đến hoàn cảnh của bạn. Nhờ đó, bạn có thể bình tĩnh hơn và miêu tả sự kiện đúng hơn, dễ xác định được đúng việc cần phải làm và việc gì là không cần phải làm. Tư duy bằng con số kết hợp với ngôn từ giúp bạn cụ thể hóa được những cái trừu tượng, nhờ đó có thể định hướng tốt hơn trong cuộc sống. Ngôn ngữ số giống như cái la bàn, giúp bạn không bị lạc đường.

    Hãy ghi nhớ rằng kinh nghiệm thực sự là bạn phải nhìn thấy sự bình an trong một trải nghiệm, chứ không phải là một sự hoảng sợ, tổn thương. Khi nghĩ về một điều gì đó trong quá khứ mà bạn chỉ thấy rằng đó là một nỗi đau, một vấn đề cần giải quyết, một điều gì cần tránh thì đó chưa phải là kinh nghiệm bởi bạn chưa hiểu rõ trải nghiệm của mình. Chúng là những thông tin chưa được xử lý tốt, để lại trong lòng bạn một bế tắc, một khúc mắc, một nỗi ám ảnh. Và cái bế tắc này ảnh hưởng đến thái độ sống, tư tưởng, hành động của bạn về sau. Một người thuở nhỏ hay bị bạo hành thì khi lớn lên, người đó nếu không phải là tiếp tục sợ hãi những người xung quanh bạo hành mình thì cũng sẽ trở thành người đi bạo hành người khác. Khả năng tự giáo dục, tự cân bằng tâm lý, tự nhận thức hoàn cảnh để tìm ra lối thoát, tự làm trong sạch các trải nghiệm trong quá khứ của mình là cực kỳ cần thiết. Bạn hãy tự mình tìm hiểu cách sử dụng ngôn ngữ số như cách một đứa trẻ con chơi một thứ đồ chơi vậy. Hãy tự nhiên, đừng nóng vội. Bạn sẽ nhanh chóng thấy mình tự do từ trong chính tư duy của mình. Bạn sẽ thấy tâm trí mình hòa nhập dần vào tâm thức vũ trụ. Khả năng lao động trí óc đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều. Người lao động trong thời đại công nghệ tiến tiến nên hiểu một điều rằng không còn có thể tách lao động chân tay và lao động trí óc ra riêng rẽ nữa. Mỗi cá nhân đều sẽ phải có khả năng tư duy và thấu hiểu công việc nhanh hơn, biết linh hoạt với hoàn cảnh nhiều hơn. Các công việc chân tay dần được máy móc đảm đương hết. Mọi người đều bị buộc phải làm công việc quản lý chứ không phải chỉ có cấp trên của họ. Lao động chân tay là hành động còn lao động trí óc là tìm đường lối cho hành động. Cơ chế quản lý cồng kềnh bởi các cấp quản lý ở phía trên không còn phù hợp với sự biến động liên tục của thế giới nữa. Khả năng tùy cơ ứng biến của từng thành viên trong một tổ chức mới đem lại sự sống cho tổ chức đó. Ngôn ngữ số kết hợp với ngôn ngữ lời nói trong tư duy sẽ giúp toàn dụng được năng lượng sống trong cơ thể con người, làm cả bản thân người đó lẫn xã hội đều phát triển bền vững.

    Nói tóm lại, hãy thay đổi cách nhìn của bạn về vấn đề năng lượng. Năng lượng thực tế luôn tràn ngập trong cơ thể bạn và ở khắp nơi. Nỗi đau khổ xuất phát từ việc bạn đã không toàn dụng được năng lượng. Nếu năng lượng không được sử dụng để dựng xây thì nó sẽ phá hoại. Muốn toàn dụng được năng lượng trong cơ thể và trong môi trường sống của mình, bạn cần một điểm tựa vững chắc. Điểm tựa này làm cho năng lượng không thể phá hoại bạn được. Cái gì không thể giết chết bạn thì sẽ làm cho bạn mạnh lên. Một điểm tựa tốt sẽ giúp mọi thứ trong cuộc sống của bạn phát triển một cách tự động. Sự phát triển đó đến từ trong tư duy của bạn trước rồi dần dần thể hiện ra ngoài. Điểm tựa tốt đó chính là biết sử dụng ngôn ngữ số, ngôn ngữ của ánh sáng. Bằng việc kết hợp giữa ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ số, bạn sẽ hiểu đúng được bản thân và hoàn cảnh của mình, dần hiểu được những bí mật của tạo hóa cũng như những điều mà khó có thể được mang ra bàn luận.
    quechi2903 thích bài này.
  2. fuman

    fuman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2015
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    55
    Không biết có ông gì bên Ấn Độ mấy chục năm không ăn vẫn sống có thật không nhỉ ??????????
  3. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    Bạn đang muốn nói đến Prahlad Jani phải không? Tôi không biết chính xác chuyện người đàn ông người Ấn Độ này không ăn uống gì trong suốt 70 năm là thật hay giả. Nhưng “Bất cứ điều gì bạn có thể tưởng tượng ra đều là sự thật”, nghĩa là luôn có một cơ sở để mọi điều xảy ra.

    Theo định luật bảo toàn năng lượng, năng lượng không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Điều đó có nghĩa là những cái chúng ta ăn vào và cả những cái chúng ta thải ra đều là năng lượng sống, chỉ có điều cơ thể chúng ta chưa biết cách hấp thu năng lượng ở trạng thái kia mà thôi. Cơ thể người với dáng đứng thẳng chính là sự kết hợp của con thú và cái cây, tương ứng với 2 dạng hấp thụ năng lượng. Cái cây hấp thu CO2 và ăn phân bón, vốn là những chất thải đối với con thú, còn con thú thì ăn các sản phẩm của cây xanh. Con người thực chất có thể hấp thu và sử dụng năng lượng theo cách của cả con thú lẫn cái cây.

    Sở dĩ mà con người có xu hướng chỉ hấp thu năng lượng theo cách của con thú là vì cơ thể người chịu sự tác động của lực hút trọng trường. Đối với phần con thú, năng lượng sống đi từ phía trên và năng lượng thải đi xuống phía dưới. Đối với phần cái cây, năng lượng sống đi từ phía dưới và năng lượng thải đi lên phía trên. Lực hút trọng trường đi từ trên xuống nên ngăn cản cơ thể con người tiêu hóa theo cách của cái cây. Tuy nhiên, chúng ta có một cách để sử dụng chính lực hút trọng trường để tạo thuận lợi cho cái cây bên trong chúng ta, đó là thông qua lực hướng tâm. Bạn hãy làm cơ thể bạn tập trung vào tâm điểm của cả cơ thể, khi đó tâm điểm cơ thể trở thành điểm trục để năng lượng di chuyển một cách tuần hoàn xung quanh điểm trục đó. Tập trung vào tâm điểm của cơ thể chính là hoạt động thiền định.

    Jani được biết là ngày nào cũng tiến vào một trạng thái nhập định sâu. Nhờ đó mà âm dương trong cơ thể tương trợ lẫn nhau. Ông nói chưa từng gặp vấn đề về sức khỏe. Trong suốt 10 ngày làm thí nghiệm, Jani không ăn gì và cũng không đi vệ sinh lần nào. Việc siêu âm được thực hiện 2 lần mỗi ngày ở bàng quang của ông cho thấy nước tiểu có xuất hiện nhưng lại tự động giảm đi một cách đáng kinh ngạc mà không hề thải ra ngoài. Điều này chứng tỏ cơ thể Jani đã hấp thu lại toàn bộ lượng nước tiểu đó, không bỏ sót chút nào.

    Quá trình thiền định cũng có thể được hiểu là quá trình trở nên không tồn tại. Bạn hoàn toàn chấp nhận rằng mình không tồn tại, chỉ có cấu trúc, sự vận động và các quy luật vận động tồn tại. Khi đó, năng lượng sẽ vận động một cách tuần hoàn, kể cả ở bên trong lẫn bên ngoài cấu trúc cơ thể. Sự tuần hoàn năng lượng đó có lẽ không còn được gọi là hấp thụ hay tiêu hóa nữa bởi bản thể hấp thụ và tiêu hóa năng lượng đã biến mất. Khi nào khái niệm “ăn” không ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta nữa, khi đó có lẽ chúng ta có thể làm được như Jani.
  4. fuman

    fuman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2015
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    55
    "Bất cứ điều gì bạn có thể tưởng tượng ra đều là sự thật" - có lẽ cái này liên quan đến việc chính mỗi chúng ta cũng là 1 hiện thân của "đấng tạo hóa" chăng??? Nên cái gì có thể xảy ra trong tạo hóa thì cũng đồng thời có thể xuất hiện trong tưởng tượng của ta ???
  5. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    Picaso đã nói “Bất cứ điều gì bạn có thể tưởng tượng ra đều là sự thật”. Einstein đã nói “Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn tri thức”. Vậy trí tưởng tượng là gì? Đó là khi một cậu bé thời Trung Cổ nhìn thấy con chim đang bay lượn trên cao và hình dung về việc mình cũng đang lướt trên những luồng gió nóng để lơ lửng giữa tầng không như chú chim đó. Đó là một điều không thể xảy ra, ít nhất là vào thời điểm này, một điều vô lý. Nhưng khát vọng mạnh hơn cả thực tế. Người có trí tưởng tượng luôn có khát vọng mạnh hơn thực tế. Hãy hình dung về trí tưởng tượng bằng ngôn ngữ toán học. Bạn đang đứng ở điểm A, tình cờ bạn nhìn thấy điểm B trong tầm mắt. Bạn muốn đi đến điểm B, bạn liền vẽ một con đường nối từ A đến B trong tâm trí. Con đường này sẽ là một đường cong. Trong toán học, đường cong bao giờ cũng có phương trình phức tạp hơn phương trình đường thẳng, chưa kể là đường cong này được ghép từ nhiều đường cong nhỏ tương ứng với nhiều phương trình khác nhau. Con đường của trí tưởng tượng là một nét nguệch ngoạc, xiên xẹo. Bạn chẳng thể nào hiện thực hóa được điều đó ở thế giới bên ngoài mà chỉ có thể cụ thể hóa nó trong các tác phẩm nghệ thuật.

    Một điều tồn tại được trong tạo hóa sẽ luôn gắn liền với một quy luật tồn tại. Quy luật tồn tại là một đường thẳng. Phương trình đường thẳng là đơn giản nhất: y=a.x+b. Nắm được quy luật tồn tại của một sự vật, bạn có thể dễ dàng sản xuất đại trà sự vật đó. Chưa nắm được quy luật tồn tại của sự vật đó, bạn chưa thể làm nó hiện hữu ở thế gian này được. Nhưng chúng ta đều biết rằng giữa 2 điểm bất kỳ trong không gian luôn tồn tại một đoạn thẳng và đoạn thẳng này luôn là duy nhất. Bạn có thể tạo ra một đường cong xiên xẹo nối hai điểm A và B, song bạn không tạo ra đoạn thẳng AB. Đoạn thẳng AB đã tồn tại ngay từ đầu rồi, chỉ là chưa hiện ra một cách cụ thể mà thôi. Sự xuất hiện của đường cong xiên xẹo AB chính là khởi đầu cho sự cụ thể hóa của đoạn thẳng AB, như một câu nói khác của Picaso: “Nghệ thuật là lời nói dối đưa chúng ta đến với sự thật”.

    Chúa không tạo ra quy luật nhưng quy luật được cụ thể hóa là nhờ khát vọng của Chúa. Kinh Thánh có câu: “Chúa phán ‘Hãy có ánh sáng’ và ánh sáng xuất hiện”. Khát vọng của Chúa đã khiến mọi thứ xuất hiện. Khát vọng của Chúa đã khiến đường cong xuất hiện, rồi đường cong đã kích hoạt khiến đường thẳng được cụ thể hóa. Vậy Chúa khác gì với chúng ta? Ngài tưởng tượng ra điều gì thì điều đó liền xuất hiện. Như vậy, Chúa hẳn phải có một cái thước kẻ để kẻ được đoạn thẳng AB ngay lập tức. Một cái thước kẻ làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng. Một cái thước kẻ chính là một điều gì đó tuyệt đối, một thứ mà bạn có thể tin tưởng tuyệt đối. Tìm ra được điều mà bạn có thể tin tưởng tuyệt đối, mỗi khi bạn tưởng tượng ra thứ gì, bạn có thể hình dung ngay được quy luật tồn tại của thứ đó.

    Nói tóm lại, trong mỗi chúng ta đều có tính Thượng Đế. Khát vọng của chúng ta tạo nên trí tưởng tượng, rồi thì trí tưởng tượng sẽ làm quy luật tồn tại phải hiện hình. Chỉ cần có khát vọng lớn hơn thực tế và một điểm tựa tuyệt đối trong tư duy, bạn thậm chí có thể tạo ra cả những thứ mà Đấng Tạo Hóa vẫn chưa tạo ra.
    quechi2903 thích bài này.
  6. fuman

    fuman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2015
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    55
    Khát vọng của Chúa có lẽ được thể hiện ở chính việc tạo ra con người, có lẽ chính con người lại chính là hiện thân cho lòng tham của Chúa. Phật nói nên từ bỏ tham-sân-si, từ bỏ thế giới hữu hình giả tạm để quay trở về thế giới vô hình an lạc vĩnh cửu, nhưng Chúa có vẻ đang làm điều ngược lại, càng ngày càng tạo ra nhiều hình tướng đa dạng phong phú hơn ????
  7. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    Xin lỗi bạn vì dạo này tôi bận công việc quá nên chưa trả lời ngay được câu hỏi của bạn.
    Tôi xin trả lời bạn như sau:

    Không gian và vật chất đều là điều tự nhiên trên đời mặc dù chúng có tính chất hoàn toàn trái ngược nhau. Chúng là một cặp âm dương, tương sinh tương khắc để bổ sung, hoàn thiện cho nhau. Không gian và vật chất không thể tách rời. Biểu diễn bằng ngôn ngữ Toán học, ta thấy vật chất là một tập hợp gồm vô số điểm, còn không gian thì kỳ lạ hơn, là một điểm duy nhất nhưng lớn tới vô hạn. Vì vật chất gồm nhiều phần tử nên vật chất có xu hướng chơi trò “xếp hình”. Chính xu hướng này đã dẫn tới một thế giới đa hình tướng. Xu hướng đó chỉ là nguyên tắc vật lý. Do vậy, có thể nói Chúa chỉ là nguyên tắc vật lý. Tham-sân-si đều là cảm xúc và đều là do vật chất mà ra. Những cảm xúc này sẽ xuất hiện một cách tự nhiên trong tâm trí bạn và bạn không thể từ bỏ nó đâu. Tham-sân-si chỉ thay đổi đối tượng chứ không biến mất vì chẳng có cái gì thuộc về sự sống mà không do vật chất lắp ghép lại mà thành cả.

    Âm đứng một mình là xấu, dương đứng một mình là xấu. Âm và dương kết hợp nhau là tốt. Tham-sân-si đứng một mình là xấu, nhưng nếu kết hợp với nhận thức, quan sát thì lại là tốt. Quan sát, nhận thức là từ không gian. Tham-sân-si là biểu hiện cho sự yếu đuối của vũ trụ. Chúng cần được quan tâm nhiều hơn, giúp đỡ và săn sóc nhiều hơn. Bạn không cần tìm kiếm tham-sân-si mà tham-sân-si tự tìm đến với bạn. Khi chúng bước vào tâm trí bạn, hãy quan sát chúng, lắng nghe chúng. Những cảm xúc là không có nhận thức nên chúng muốn, nhưng không thực sự biết mình đang muốn gì. Chúng xác định nhầm cái chúng muốn nên dẫn đến đau khổ nhiều hơn. Hãy lắng nghe và quan sát tham-sân-si của bạn như thể đó không phải là tham-sân-si của bạn mà là của ai khác, như thể các cảm xúc đó chỉ là vị khách ghé thăm tâm hồn bạn. Rồi thì trực giác và liên tưởng tự do sẽ nói cho bạn biết thực tế bạn đang tham gì, sân gì và si gì vào thời điểm hiện tại. Cũng có lúc những cảm xúc kia biến mất sau khi bạn quan sát chúng bởi hóa ra điều chúng muốn là sự quan tâm của bạn chứ không phải là điều gì khác. Bạn quan tâm lắng nghe chúng và chúng thỏa mãn.

    Một câu nói của Phật đó là “Hạnh phúc không phải là điểm đến mà là hành trình chúng ta đang đi”. Sự sống là một chuyến hành trình và điểm khởi đầu của chuyến hành trình này chính là sự sản sinh. Tham-sân-si chính là khởi đầu của chuyến hành trình. Tham-sân-si cũng chính là tính chất của chuyến hành trình sự sống. Bạn sẽ thấy những cảm xúc đó hiện diện trong suốt chuyến hành trình này. Khi cái tôi biến mất, bạn sẽ thấy những cảm xúc này vẫn ở đó. Cái tôi biến mất, chuyến hành trình không còn là của bạn mà là của tham-sân-si. Điểm kết thúc của chuyến hành trình chính là một nơi bình an, một nơi không còn sự yếu đuối nữa. Cũng có thể hiểu điểm kết thúc của chuyến hành trình là một nơi thuận lợi nhất để bạn chăm sóc cho sự yếu đuối của vũ trụ.

    Chúa và Phật đều đang muốn giúp đỡ cho sự yếu đuối kia. Một người giúp từ đằng sau, một người giúp từ đằng trước. Muốn có chuyến hành trình thì phải có mặt đất, có cảnh vật xung quanh, có các sự kiện. Qua thế giới hữu hình này, Chúa ban cho sự yếu đuối kia cơ hội để có thể trở nên mạnh mẽ hơn. Phật sẽ giúp cho sự yếu đuối đó không mất phương hướng trong chuyến hành trình dài này. Và nếu sự yếu đuối đó đang ở trong cơ thể con người thì tức là nó sắp đến đích rồi đấy.
    quechi2903 thích bài này.
  8. quechi2903

    quechi2903 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/08/2017
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    3
    Chân thành cảm ơn những đóng góp của bạn cho cộng đồng. Mình là SEO-er, vì đi backlink mà tìm đến đây, vì bài viết quá hay mà ở lại. Mình mong chờ được đọc bài nghiên cứu, tìm hiểu của bạn nhiều hơn. Cũng mong được nói chuyện với bạn nhiều hơn.
    --- Gộp bài viết: 24/09/2017, Bài cũ từ: 24/09/2017 ---
    Đọc lý luận của bạn, mình không thể hiểu một lúc mà hết được, cũng không muốn phải hỏi lại quá sớm những điều chưa ngẫm nghĩ kỹ. Mình sẽ quay lại hỏi khi đã có đủ chắc chắn trong suy nghĩ của mình. Cảm ơn bạn, đến những câu trả lời comment kỹ càng, sâu sắc như thế.
  9. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    Cảm ơn bạn đã đọc những gì mình viết nhé! :D Bạn viết SEO à. Mình thấy làm công việc đó thú vị đấy. Mình thì làm dịch thuật. Rất vui được làm quen với bạn!
  10. quechi2903

    quechi2903 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/08/2017
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    3
    Vâng, rất vui được làm quen với bạn. Nhưng bạn chỉ làm dịch thuật thôi ạ? Lúc đầu mình còn nghĩ bạn học về chuyên ngành tâm lý cơ.

Chia sẻ trang này