1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao CNXH (Mác) không thành công tại Tây Phương & ảnh hưởng lớn tại Đông Phương ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Hoailong, 19/02/2007.

  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Giải Nobel đầu tiên cho Ng TQ: Bà Đồ U U là ví dụ cho câu chuyệN:
    SÁNG TẠO Biến/CHUYỂN HÓA ... thành ... CÁI CHI?
    Nguồn tham khảo: _ Procès ou création(Bản Chính)
    (hay Dịch Lý của TƯ DUY /Ng Viết đặt)
    :-t!!!! ...Bài viết còn hơi dài !!! Các Bác kiên nhẫn !!!....~X(

    (Tiếp)

    Dự án 523, Giải Nobel của bà Đồ U U & chiến tranh Việt Nam.

    Giải Nobel của bà Đồ bắt nguồn từ Dự án 523, trong chiến tranh Việt Nam


    [​IMG]
    Dự án 523 ra đời từ thời chiến tranh Việt Nam đã giúp bà Đồ U U tìm ra phương thuốc điều trị sốt rét từ thảo dược. (Ảnh: AFP/Getty)

    Và sự nghiệp của bà Đồ U U có lẽ vẫn sẽ chỉ là một người bình thường, nếu không có sự ra đời của dự án 523.
    Nguồn gốc của Dự án 523 là từ cuộc chiến chống Mĩ tại Việt Nam. Khi ấy, có rất nhiều bộ đội hi sinh trong rừng vì bệnh sốt rét.
    Trong vai trò là một đồng minh của Việt Nam, Trung Quốc đã thành lập dự án tìm thuốc điều trị bệnh sốt rét vào ngày 25/3/1967.
    Dự án bí mật này mang bí số 523 và bà Đồ U U được chỉ định đứng đầu Dự án 523.

    Được biết, Công trình 523 được thực thi theo kiểu “chiến thuật biển người” trong Cách_mạng VH TQ, huy động hơn 500 nhân viên nghiên cứu của mấy chục đơn vị, trong 5 năm chọn ra hơn 40 ngàn loại dược thảo và hóa chất để tìm kiếm thuốc trị sốt rét, cuối cùng 3 nhóm tìm ra được Artemisinin:
    Nhóm Bắc Kinh của bà Đồ U U tìm ra cuối năm 1972, nhóm Vân Nam tìm ra tháng 3/1973, nhóm Sơn Đông tìm ra tháng 12/1973.
    Năm 1974 giám định thì cả 3 loại mà 3 nhóm tìm ra đều là Artemisinin, nhưng nhóm của Đồ U U tìm ra sớm nhất.

    Sau khi Đồ U U được tặng giải Lasker, trang mạng tạp chí Science viết: Giải Lasker tái châm ngòi cho cuộc tranh cãi về chuyện:
    Dự án 523 quy mô lớn do Chính phủ tổ chức đã làm ra loại thuốc có hiệu quả chống sốt rét, & thành tích ấy có nên quy công cho một người hay K0?

    Giờ đây cuộc tranh cãi ấy lại bùng lên mạnh mẽ sau khi Đồ U U được trao giải Nobel Y học.

    Sau khi công bố tin Đồ U U đoạt giải Nobel, trong giới khoa học và dư luận Trung Quốc đã xuất hiện những ý kiến trái chiều, thậm chí tranh luận về việc này.
    Có ý kiến cho rằng đây là thành tựu của tập thể, của cả ngành đông y Trung Quốc chứ không phải của riêng Đồ U U.


    Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng đây là thành tựu, cống hiến, vinh dự chung của ngành nghiên cứu Trung y (Đông y). Ông Lý Liên Đạt, nghiên cứu viên hàng đầu của Viện khoa học Trung Quốc bày tỏ: “Ai phát hiện ra Artemisinin đầu tiên từng gây nên tranh luận, nhưng phương thức dùng Ethanol chiết xuất của Đồ U U được coi là then chốt lúc bấy giờ. Do nó luôn được cho là thành quả khó có thể quy thuộc về ai, lại thêm Trung Quốc không chú trọng việc khẳng định cống hiến cá nhân nên suốt 40 năm qua cống hiến của Đồ U U không được công nhận ở Đại lục Trung Quốc”.

    Tại lễ công bố giải thưởng, khi trả lời các nhà báo, giáo sư người Thụy Điển Hans Forssberg, đại diện Ủy ban giải thưởng đã nói rõ: “Chúng tôi không trao giải cho y học truyền thống của Trung Quốc mà trao cho cá nhân có sáng tạo đột phá trong lĩnh vực này, bởi loại thuốc này đã cứu sống sinh mạng nhiều triệu người”.


    (& còn Tiếp)
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    SÁNG TẠO hay Biến/CHUYỂN HÓA ... thành ... CÁI CHI?
    Nguồn tham khảo: _ Procès ou création(Bản Chính)
    (hay Dịch Lý của TƯ DUY /Ng Viết đặt)
    :-t!!!! ...Bài viết còn hơi dài !!! Các Bác kiên nhẫn !!!....~X(

    (Tiếp)

    Riêng về Đồ U U, sau khi có tin được tặng giải Nobel bà đã thay số điện thoại và K0 ai biết hiện giờ bà ở đâu, kể cả cô trợ lý riêng của bà.

    Thời báo Hoàn cầu ngày 8/10 có đăng bình luận đề nghị người Trung Quốc chớ nên “quấy rầy” Đồ U U, nhân vật được họ quan tâm nhất hiện nay, vì chính bà đã nói đây là thành tựu của tập thể các nhà khoa học Trung Quốc. Bài báo nhắc nhở mọi người nhớ rằng cho tới nay đã có 21 người Nhật được trao giải Nobel khoa học, nhiều thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ ; Trung Quốc mới chỉ có một người. Dư luận nên tập trung suy nghĩ về vấn đề tạo dựng môi trường và cơ chế nghiên cứu khoa học tốt hơn, sao cho Trung Quốc ngày càng có nhiều người đoạt giải Nobel khoa học.


    Bà Đồ U U là người chiếm kỉ lục thứ 2 về độ tuổi khi được trao giải Nobel y sinh học chỉ sau bà Peyton Rous – người được trao giải Nobel y sinh học năm 1966, lúc 87 tuổi. Bà Đồ U U sinh ngày 30/12/1930, năm nay đã 85 tuổi. Khi trao giải cho bà, Uỷ ban Nobel không liên lạc được bà, vì chẳng ai biết số điện thoại. Khi liên lạc được và nhận được tin, bà thản nhiên nói "Tôi đã quá già cho cái giải này". Cần nói thêm là trước đây 4 năm, năm 2011, bà được trao giải Lasker ~ DeBakey của Mĩ, và lúc đó bà đã 81 tuổi.

    Bà Đồ U U cũng là một trong những nữ khoa học hiếm hoi được trao giải này. Trong y khoa, có khoảng 40% nhà khoa học là nữ giới, nhưng trong số 106 người được trao giải Nobel thì chỉ có 12 người là nữ.

    Nhưng điều thú vị hơn là bà Đồ U U đã được trao giải Nobel Y học dù bà được mệnh danh là “Giáo sư 3 không”: Không có bằng sau đại học, không có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học ở nước ngoài, và không là thành viên của bất cứ viện hàn lâm nào


    Để thực hiện Dự án 523, bà Đồ U U và 3 đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu bắt đầu bằng cách đọc y văn cổ. Họ thu thập được gần 2000 bài thuốc, và sau cùng thì khu trú chỉ 640 loại dược thảo, và trong số này chỉ có một số ít là có triển vọng. Một trong những hợp chất có triển vọng nhất là Artemisia Annua (hay cây ngải), mà người Trung Quốc đã dùng để điều trị nhiều bệnh qua hàng ngàn năm. Một trong những y văn cổ nêu đích danh cây ngải được dùng cho điều trị sốt.

    Sau nhiều lần thất bại trong việc chiết xuất và thí nghiệm, cuối cùng thì nhóm nghiên cứu cũng đạt được thành công bước đầu trên chuột. Họ dùng ethanol để chiết xuất hoạt chất từ cây ngải, và khi thí nghiệm trên chuột thì thấy nó có khả năng ức chế rất tốt. Nhóm nghiên cứu nhận được điện chúc mừng của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Nhưng sau đó, nhóm nghiên cứu thử thêm trên khỉ và một nhóm chuột khác thì kết quả không khả quan, và ai cũng ngạc nhiên, chẳng hiểu chuyện gì xảy ra.

    Bà Đồ cho biết bà lại tìm cổ thư để đọc. Bà phát hiện 1 đoạn ngắn trong y văn cổ viết rằng "Một bài thuốc khác là: một nhóm cây ngải, ngâm trong 2.2 lít nước, bóp chặt lại, lấy nước ép, và uống hết nước ép." Từ câu văn này, bà Đồ nghĩ rằng quá trình chiết xuất dùng nhiệt độ cao chắc có vấn đề vì làm tan biến hết hoạt chất, và hạ nhiệt độ có thể giúp giữ lại hoạt chất. Bà thiết kế lại thí nghiệm, và lại thử nghiệm trên chuột và khỉ, và lần này thì khả năng ức chế là 100%! Đây là một sự đột phá đầu tiên.


    Tự thử nghiệm trên bản thân

    Vấn đề đặt ra là thuốc có hiệu quả trên người hay không? Để trả lời câu hỏi này, bà và cộng sự ... tự thí nghiệm. Họ tự gây sốt rét và uống thử thuốc. Kết quả đúng như ý muốn. Nhưng để tìm hiểu thêm, bà và cộng sự đi Hải Nam, nơi có nhiều bệnh nhân sốt rét, để thử nghiệm. Họ làm thử nghiệm trên 21 bệnh nhân bị nhiễm P. vivax và P. falciparum, và kết quả cũng rất ư khả quan.

    Tất cả 21 bệnh nhân hết bệnh trong vòng chỉ 2 tuần. Sau đó, họ còn dùng mô hình nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (RCT) để thử nghiệm thêm, và kết quả cũng rất tốt.


    (& còn Tiếp)
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    SÁNG TẠO hay Biến/CHUYỂN HÓA ... thành ... CÁI CHI?
    Nguồn tham khảo: _ Procès ou création(Bản Chính)
    (hay Dịch Lý của TƯ DUY /Ng Viết đặt)
    & Giải Nobel Y học đầu tiên cho TQ
    :-t!!!! ...Bài viết còn hơi dài !!! Các Bác kiên nhẫn !!!....~X(

    (Tiếp)
    [​IMG]
    Bà Đồ U U và cộng sự đã tự gây sốt rét và uống thử thuốc. (Ảnh: AP)


    Thành quả của họ được tập đoàn dược Roche (Thuỵ Sĩ) chú ý. TS Keith Arnold, lúc đó là một chuyên gia của Trung tâm thí nghiệm của Roche ở vùng Viễn Đông, tiến hành một công trình RCT qui mô lớn và có hệ thống hơn. Năm 1982, họ công bố kết quả nghiên cứu về hiệu quả của Artemisinin trên tập san y khoa lừng danh là Lancet. Ngạc nhiên thay, bài báo trên Lancet không có tên của Đồ U U!

    Sau khi thành công với Artemisinin, nhóm nghiên cứu của Arnold tiếp tục thử nghiệm bằng cách điều trị với Artemisinin và mefloquine hoặc Fansidar, và kết quả thậm chí còn tốt hơn so với Artemisinin. Cho đến nay thì phương pháp điều trị phổ biến nhất là dùng Artemisinin cùng với một trong 2 loại thuốc trên. Chính nhờ vào công trình này và nỗ lực của Arnold, Artemisinin mới được thế giới phương Tây biết đến.

    Người khiêm nhường

    Dù thành tựu quan trọng như thế, bà Đồ U U là người rất khiêm nhường và lúc nào cũng nhỏ nhẹ. Trong một hội nghị quốc tế về bệnh sốt rét ở Thượng Hải vào năm 2005, một chuyên gia người Mĩ nổi tiếng về bệnh này là Louis Miller hỏi đồng nghiệp ai là người phát hiện Artemisinin, thì ngạc nhiên thay, chẳng ai biết! Thế là Miller và đồng nghiệp người Mĩ gốc Hoa là Xinzhuan Su bắt đầu tìm hiểu quá khứ, và họ phát hiện chính bà Đồ U U là người có công đầu.

    Nhưng họ cho biết rất khó khai thác thông tin từ bà, vì bà không nói về mình (dù qua người con rể là bác sĩ ở Mĩ làm thông dịch). 2 nhà nghiên cứu này phát hiện rằng năm 1977 bà Đồ và nhóm nghiên cứu mới công bố kết quả đầu tiên trên một tập san y học Trung Quốc, và bài báo không có tác giả cá nhân mà chỉ tác giả tập thể, theo cách làm thông lệ thời ấy.
    Nhưng lịch sử khoa học khá công bằng. Các nhà khoa học Mĩ nhận ra được tầm quan trọng của khám phá, và đã giúp bà làm hồ sơ để được trao giải Lasker ~ DeBakey. Năm 2011, bà được trao giải thưởng danh giá này, và năm nay thì Uỷ ban giải thưởng của Viện Karolinska quyết định trao giải thưởng Nobel Y sinh học 2015. Như vậy, Bà Đồ U U là người thứ 3 được trao giải Nobel vì công trình liên quan đến bệnh sốt rét.

    Nhưng giải thưởng Nobel cho bà Đồ U U cũng xảy ra một sự cố. Số là Ts Keith Arnold (người làm RCT và dịch Dự án 523 sang tiếng Anh được đề cập ở trên) viết thư phản đối rằng việc trao giải Nobel chỉ cho bà Đồ U U là một sự bất công. Theo ông Arnold, bà Đồ U U rõ ràng là xứng đáng được giải, nhưng 2 người cộng sự khác của bà là Luo Zheyuan và Li Guoqiao cũng đáng được giải.

    Một chuyên gia nổi tiếng khác là Gs Nicholas J White cũng đồng ý là Luo Zheyuan và Li Guoqiao nên được ghi công. Tuy nhiên, Uỷ ban giải Nobel có nghe họ hay không là chuyện khác, và Uỷ ban này không có tiền lệ trao giải cho hơn 3 người.

    Nếu tìm trong Pubmed về những công trình của bà Đồ U U, bạn sẽ thất vọng vì chẳng thấy đâu cả. Bà là người được bệnh danh là "Giáo sư 3 Không": Không có bằng sau đại học, không có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học ở nước ngoài, và không là thành viên của bất cứ viện hàn lâm nào. Dù là giáo sư của "Ba Không", nhưng công trình của bà giúp cứu sống hàng triệu người trên thế giới, và khoa học đã rất công bằng với đóng góp của bà.

    Nguồn tham khảo:
    Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Đại học New South Wales, Úc)
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Nền nghiên cứu và giáo dục Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông đã gần như không mang lại huy chương Nobel nào. Trong khi đó, Nhật đã giật 25 Nobel kể từ năm 1949. Trong 17 năm kể từ năm 2000, đã có 17 khoa học gia Nhật giành Nobel.

    Toàn bộ giải Nobel Khoa học năm nay đã được công bố (Nobel Văn học được loan báo ngày 13.10). Người giành Nobel Y học 2016 là Yoshinori Ohsumi. Năm 2015, nhà dược học Trung Quốc Tu Youyou (Đồ U U) đã giành giải này. Đó là một trong những giải Nobel hiếm hoi được trao cho người Trung Quốc sống ở Trung Quốc.
    Cần nhắc lại, vào thời điểm giành Nobel Vật lý năm 1957, Dương Chấn Ninh làm việc cho Viện nghiên cứu cấp tiến (IAS) tại Princeton (New Jersey); và người cùng nhận giải, đồng hương Lý Chánh Đạo, làm việc tại Đại học Columbia (New York). Khi đoạt Nobel Vật lý năm 1998, Thôi Kỳ làm việc tại Đại học Princeton. Khi giành Nobel VLý năm 2009, Cao Côn là nhà nghiên cứu của Standard Telecommunication Laboratories (Harlow, Anh) đồng thời dạy tại Đại học Hồng Kông. Nói cách khác, nền nghiên cứu và giáo dục Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông đã gần như không mang lại huy chương Nobel nào.

    Giáo dục Trung Hoa tiếp tục khuyến khích sự học trước sự SÁNG TẠO. Vấn đề là phải sao chép trước khi đổi mới, cũng như trong những nhà trường hội họa Ý, phải bắt chước thầy trước khi triển khai phong cách của riêng mình. Cũng có thể là giáo dục này K0 tạo điều kiện thuận lợi cho sự tưởng tượng. Liệu ta có thể suy ra Trung Quốc, vì lẽ này, K0 có khả năng bắt kịp những nước tiên tiến, khắc phục tình trạng lạc hậu của mình? Biết đâu cũng có thể suy ra rằng đây là nguyên nhân để Trung Quốc vượt được phương Tây?

    Giáo dục Trung Quốc không khuyến khích tinh thần phản biện cũng như tư duy độc lập. Còn nữa, một mô hình viện nghiên cứu hoạt động độc lập trong một viện đại học như phương Tây hoặc Nhật, được “xã hội hóa” đúng nghĩa của từ này với sự góp vốn từ các công ty bên ngoài nhằm thúc đẩy hoặc đầu tư một dự án nghiên cứu cụ thể để cuối cùng thương mại hóa nó, đối với Trung Quốc, là một khái niệm xa vời. Trung Quốc cũng không có những “nhà đầu tư mạo hiểm” biết nhìn thấy, tiên liệu cơ hội và chấp nhận bỏ tiền mua ý tưởng, giúp sáng tạo trở nên có giá trị thương mại thật sự, để sau đó cho ra đời những Apple hoặc Google.

    Ngoài ra, còn là tình trạng tham nhũng cực kỳ nghiêm trọng trong giáo dục lẫn nghiên cứu. Khó có thể biết những đồng ngân sách R&D rót từ trung ương xuống địa phương “đi đâu, về đâu”. Quan trọng nhất: môi trường nghiên cứu Trung Quốc không thật sự tôn trọng nhân tài. Yếu tố cá nhân là điều luôn bị nghi kỵ trong xã hội lẫn môi trường nghiên cứu. Cho đến nay, Trung Quốc, dù ngày càng có nhiều tỉ phú, vẫn thiếu một khoa học gia tên tuổi vang dậy toàn cầu và chưa đại học nào từ Trung Quốc có một đóng góp khoa học ứng dụng toàn cầu.
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46

    SÁNG TẠO hay Biến/CHUYỂN HÓA ... & Ăn theo CÁI CHI? của bà Đồ U U ...
    [​IMG]
    Sách và bánh ăn theo giải Nobel của bà Đồ U U.


    1 Mạng bán hàng trực tuyến của Trung Quốc Taobao xưa nay có tiếng là “thượng vàng hạ cám, thứ gì cũng bán”, sau khi hay tin bà Đồ U U được giải Nobel nhờ chiết xuất ra Artemisinin đã không bỏ qua cơ hội kiếm tiền. Tuần qua, họ đã tung ra 2 sản phẩm ăn theo.

    Thứ nhất là món “Bánh nhà nông Thanh Hao tố đoạt giải Nobel lá Ngải có chứa Artemisinin” với giá 3 tệ/chiếc (10 ngàn VNĐ). Tuy nhiên các chuyên gia y dược khẳng định, trong lá Ngải không chứa Artemisinin, nó chỉ có trong cây Thanh Hao hoa vàng mà thôi.

    Cho nên Một hãng xuất bản nhân chuyện tên bà Đồ U U có nguồn gốc từ thi phẩm “Lộc Minh” trong KINH THI đả thừa cơ rêu rao: Thanh Hao cũng xuất hiện trong KINH THI, KINH THI có thể dự đoán kết quả giải Nobel, nên tung ra quảng cáo “Muốn đặt tên tốt, hãy tra KINH THI” để bán ấn phẩm về đề tài này trên trang mạng Taobao với giá 680 tệ/cuốn ( tương đương 2.380.000VNĐ).
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46

    – Nói đến Giải Nobel khoa học đầu tiên của Ng TQ; fải nói đến 1 người suốt cuộc đời mình làm công việc so sánh những sự phát triển khoa học và kỹ thuật ở Trung Quốc và ở phương Tây. Đó là Joseph Needham (1900-1995), viện sĩ người nước ngoài của Viện Khoa học Trung Quốc (TQ), là tác giả bộ sách đồ sộ mà không nhà nghiên cứu về Trung Quốc nào không đọc: Science and Civilisation in China, thường được người TQ nhắc tới, cùng với nhóm cộng sự của ông ở Đại học Cambridge, ông đã dành sự nghiệp nghiên cứu của ông làm công việc kiểm kê – hết sức đầy đủ – những sáng chế của Trung Quốc và từ đó rút ra thực chất của Khoa học và văn minh Trung Quốc, 1 công trình gồm bảy tập, tập đầu tiên ra mắt năm 1954, trong công trình này Joseph Needham cho thấy rằng những người Trung Hoa, trước những người châu Âu, đã phát hiện ra K0 chỉ la bàn, thuốc súng và nghề in mà họ còn có hàng trăm sáng chế khác ít được biết đến, mặc dù có giá trị thiết yếu: nghề đúc, bàn đạp và yên ngựa, thuật treo la bàn của Cardan và tam giác Pascal, làm cầu nhiều đoạn nhịp và những cống (âu) (écluse) trên sông đào, sống đuôi tàu…

    Vì sao khoa học hiện đại, hiểu theo nghĩa đối lập với khoa học cổ đại và trung đại […] lại chỉ phát triển ở thế giới phương Tây?

    Câu hỏi này trở nên nổi tiếng với cái tên “Nan đề của Needham”, đã làm ông bận tâm trong 1 phần lớn cuộc đời ông. Người ta có thể trách ông đưa ra 1 lối tiếp cận lấy khoa học phương Tây làm tham chiếu, nhưng nếu như người ta chấp nhận cách tiếp cận này căn cứ vào hiệu quả lớn của khoa học phương Tây, thì việc đọc Joseph Needham đem lại cho ta nhiều điều lý thú.
    Tiếp theo những tác giả khác nghiên cứu lịch sử các khoa học thì thời điểm mà khoa học phương Tây cất cánh và bỏ rơi khoa học Trung Quốc được Joseph Needham định vị vào thời Phục Hưng và chính xác hơn vào thời có ảnh hưởng của Galilée. Về hiện tượng này, có lời giải thích như sau: sự ra đời của phương pháp thực nghiệm – toán học chỉ huy toàn bộ sự phát triển của khoa học và kỹ thuật hiện đại.
    (& còn Tiếp)

    Pledge có cái nhìn đúng khi ông đối lập Galilée (1564 – 1642) phải được xem là bộ mặt trung tâm trong sự toán học hóa các khoa học tự nhiên với Léonard de Vinci (1452 – 1519), ông nói rằng mặc dù những quan điểm của Vinci về tự nhiên rất sâu sắc và mặc dù ông đã làm những thí nghiệm xuất sắc nhưng tiếp theo đó chẳng có sự phát triển nào cả, đó là vì K0 có toán học.

    Việc toán học hóa các khoa học đã cho phép khoa học tiến mau lẹ lạ thường (như ta thấy ở châu Âu) là điều tương đối dễ hiểu. Nhưng Joseph Needham K0 dừng lại ở đây và ông đặt câu hỏi về những lý do khiến cho sự toán học hóa này đã xảy ra ở châu Âu chứ K0 phải ở Trung Hoa với cái tên “Nan đề của Needham”.

    Về phía F. Jullien, trả lời câu hỏi này, ông nghiên cứu khái niệm mô hình ở phương Tây:

    Khái niệm này đã khá thấm nhuần đến nỗi ta K0 thấy nó nữa […]: chúng ta dựng lên 1 hình thức lý tưởng – eidos – mà chúng ta đặt ra như là mục đích – eidos – và chúng ta sau đó hành động để đưa nó vào những sự kiện […]. Tư tưởng về mô hình tự nó được đưa ra như là mô hình, cử chỉ là cái thứ nhất: trong thiện căn thần linh của nó, thao tác nhằm đưa ra cái tốt nhất, đấng SÁNG TẠO (hiểu theo nghĩa tinh thần của học thuyết Platon) K0 thể nào làm khác là “K0 ngừng nhìn chằm chằm” vào “sinh thể bất hủ” để dựng nó lên thành điển mẫu (paradigme), nhằm thực hiện trong tác phẩm của nó “hình thức và những đặc tính” của sinh thể này […] và “tất cả những gì nó sản sinh theo cách này nhất thiết là đẹp”.

    Tầm quan trọng của “mô hình” lớn đến mức người ta K0 còn thấy nó nữa? Mọi người đều nhìn chằm chằm vào nó, người thợ thủ công của thành bang […], nhà quân sự vạch kế hoạch tiến hành chiến tranh hoặc nhà kinh tế vạch đường cong của sự tăng trưởng để thực hiện.

    Như vậy người ta lần trở lại tới Platon và những hình thức vĩnh cửu của ông mà mọi “nghệ nhân” tìm cách tái hiện. Sự toán học hóa của những khoa học có thể được giải thích như là 1 công trình mô hình hóa rộng lớn, 1 sự ứng dụng vào 1 lĩnh vực đặc biệt của lịch sử “lý thuyết – thực hành” trường kỳ. Chúng ta đều biết rằng:

    Tư tưởng Trung Hoa đưa chúng ta ra khỏi cái nếp này. Bởi lẽ nó đã K0 xây dựng 1 thế giới những hình thức lý tưởng như là mẫu gốc hoặc bản chất thuần túy, đem tách khỏi thực tại […]: mọi cái thực tại trình diện với nó như là 1 QUÁ TRÌNH, được điều tiết và liên tục, tuôn ra đơn thuần từ sự tương tác những nhân tố hoạt động (vừa có tính chất đối lập và bổ sung: đó là âmDƯƠNG, 2 khái niệm nổi tiếng).
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Khác với cách nghiên cứu của F. Jullien, Needham chú trọng đến 1 cách phân tích khác. Trước tiên ông quan tâm đến những điều kiện đã cho phép sự toán học hóa các khoa học: đó là cái mà ông gọi là sự phát triển của nghề thủ công cao cấp và sự hôn phối giữa đại số học và hình học. Chúng ta đều biết: hình học ra đời ở Hy Lạp còn đại số học phát triển ở Ấn Độ và Trung Quốc. Rồi thì trong vòng 1 thế kỷ Viète (1580) và Recorde (1557) đề ra được ký pháp đại số tốt, Napier (1614) sáng chế ra Logarithme, Descartes (1637) sáng chế ra hình học giải tích. Newton (1665) và Leibniz (1684) sáng chế ra tính vi phân. Nhưng chỉ tính đến những điều kiện này chưa giải quyết được vấn đề, bởi lẽ Needham cho ta thấy rằng nghề thủ công cao cấp cũng đã có ở Trung Quốc và người Trung Quốc lẽ ra đã có thể phát triển những tri thức toán học cuối cùng lại nở rộ ở châu Âu. Nếu như người Trung Quốc đã K0 làm được việc này, trước nhất là bởi vì họ K0 cảm thấy có nhu cầu. Vì sao người châu Âu, trong những thế kỷ XVI và XVII, lại quan tâm đến những gì mà người Trung Quốc bỏ qua? Câu trả lời của Needham bắt gặp những lý thuyết khác khá quen thuộc: theo ông, sự xảy ra đồng thời giữa phong trào Phục Hưng, phong trào Cải cách Tôn giáo và sự xuất hiện của Chủ nghĩa tư bản tương mại mà tiếp theo là công nghệ công trường thủ công, sự xảy ra đồng thời này là nhân tố quyết định đã K0 diễn ra ở Trung Quốc. Trong khi xã hội tư bản chủ nghĩa thương mại có thể thắng ở châu Âu cần đến những phát minh khoa học thì xã hội nông nghiệp quan liêu ngự trị ở Trung Quốc ít có nhu cầu hơn rất nhiều về những điều này, thậm chí, đôi khi, còn chống đối lại.

    Trong việc nghiên cứu nguồn gốc của “sự toán học hóa những giả thuyết” trong hệ thống thực nghiệm, Needham nhấn mạnh vào sự lâu bền của những ảnh hưởng tư tưởng Pythagore và Platon, được minh họa bởi quan niệm về vũ trụ như là SÁNG TẠO toán học. Ông đã đi đến kết luận nghịch lý sau đây: Galilée thường vẫn được giới thiệu như là người đã cho phép sự ra đời của khoa học đối diện với chủ nghĩa ngu dân của tôn giáo, trong lý luận của ông trở thành người đã phát triển khoa học hiện đại bởi vì Galilée tin ở 1 trật tự tối cao của vũ trụ, tức là ở 1 Thượng đế SÁNG TẠO. Khoa học hiện đại đã K0 phát triển chống lại tôn giáo mà song song với tôn giáo, cùng chia sẻ niềm tin có 1 mô hình của sự hoàn thiện.

    Dĩ nhiên là 1 cách thận trọng, bởi lẽ phiêu lưu trên 1 lĩnh vực phức tạp như vậy là khó, Needham gợi ý rằng nếu như phương Tây đã cất cánh khoa học bay lên nhờ đó mà chinh phục được vũ trụ, đó là vì tổ chức xã hội của phương Tây bị thống trị bởi giai cấp tư sản tư bản thương mại cần đến sự cất cánh này và còn là vì tâm thức của phương Tây từ thời Hy Lạp được tôi luyện bởi niềm xác tín có 1 sự hoàn thiện thần linh đã cung cấp cho phương Tây những dụng cụ này. Có lẽ sự thiếu vắng 2 yếu tố này “giải thích” vì sao Trung Quốc lại để cho châu Âu vượt qua.

    Trung Quốc đến lượt mình đã lấy sự tiến bộ kinh tế làm động lực của xã hội. Phải chăng điều này sẽ gây ra 1 sự đảo lộn ngược lại, giống với sự việc Trung Quốc bị châu Âu vượt qua ở thế kỷ XV? Dường như còn quá sớm để biết rõ được điều này.

    (còn tiếp)
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    1 lối giãi thích Câu hỏi nổi tiếng của Joseph Needham: "Needham’s Grand Question, mà người TQ dịch là Nan đề Needham" được tổng hợp trong bài viết sau đây:
    Tại sao khoa học hiện đại ra đời từ phương Tây?
    của Học Gỉa Đổ Kiên Cường
    Vĩ thanh:

    Tại sao khoa học hiện đại ra đời tại phương Tây, trong khi Trung Quốc thời nhà Minh đầu thế kỷ XV xứng đáng đứng đầu thế giới về sự phát triển?

    [​IMG]
    ảnh minh họa
    Nửa thế kỷ trước chuyến viễn du vòng quanh thế giới của Columbus, hạm đội của Trịnh Hòa, với các con tàu dài hàng trăm mét và hải đội gần 30.000 người, đã đi tới tận mũi Hảo Vọng tại Nam Phi.


    So với hạm đội kỳ vĩ đó, mấy con tàu bé tẹo của Columbus chỉ đáng làm trò cười! Vậy tại sao chỉ sau vài thế kỷ, Tây Âu đã vượt lên phía trước?

    Đó là câu hỏi đã được đặt ra từ khá lâu, bởi nhìn từ bình diện nhân loại, không chỉ trong lịch sử mà tới hiện tại, sự khác nhau giữa phương Tây và phương Đông là 1 thực tế khó có thể bác bỏ. Cuối thập niên 30 của thế kỷ trước, nhà sử học nổi tiếng người Anh Joseph Needham (1900-1995) đặt câu hỏi: Tại sao khoa học hiện đại ra đời tại phương Tây? Vì khoa học là 1 trong những động lực chủ yếu của nền văn minh công nghiệp, nên câu hỏi đó cũng liên quan với sự ra đời của của chủ nghĩa tư bản và văn minh phương Tây.

    Nhiều nhà khoa học đã cố gắng tìm kiếm câu trả lời, với các lý thuyết được chia thành hai nhóm chính: các lý thuyết VĂN HÓA và các lý thuyết cấu trúc (hoặc các lý thuyết duy vật).

    Cuối những năm 1930, Needham là người đầu tiên đưa ra câu hỏi, Tại sao khoa học hiện đại được phát minh tại phương Tây, chứ không phải tại Trung Quốc hoặc Ấn Độ?, và ông bắt đầu nghiên cứu về lịch sử khoa học và công nghệ Trung Quốc thời tiền hiện đại.

    Và rồi, tuy đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực chuyên sâu, với việc hoàn thành bộ sách Khoa học và Văn minh Trung Hoa đồ sộ gồm bảy tập với hàng ngàn trang, ông lại hoàn toàn bỏ quên câu hỏi quan thiết ban đầu.

    Nhưng thật may mắn là các nhà khoa học vẫn tiếp tục tìm kiếm câu trả lời cho Câu hỏi lớn, với quan niệm đúng đắn rằng, nó không chỉ giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ, mà còn góp phần định hướng tương lai.

    Để lý giải nguyên nhân ra đời của khoa học hiện đại, và do đó cuộc cách mạng công nghiệp và chủ nghĩa tư bản, tại Tây Âu chứ không phải tại Trung Quốc hoặc Ấn Độ, các học giả đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau.
    Trong khi các nhà VĂN HÓA luận như Weber hoặc Huff nhấn mạnh vai trò của các yếu tố tinh thần; thì các nhà cấu trúc hoặc duy vật luận như Engels, Lang hoặc Cosandey đề cao các thành tố vật chất.
    Theo người_viết-bài này, các lý thuyết cấu trúc hoặc duy vật không chỉ trả lời được Câu hỏi lớn của Needham, mà còn giải thích được chính các nguyên nhân VĂN HÓA. Điều đó hoàn toàn phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, vốn xem tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.

    Suy cho đến cùng, sự phân chia quyền lực tối ưu là điều kiện cần thiết cho sự phát triển. Cấu trúc chính trị của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ rất phù hợp với mô hình phân chia quyền lực này; và đó có thể là căn nguyên giúp xã hội Mỹ luôn luôn năng động. Vậy tại sao Châu Âu hiện đại lại tự khép mình vào khuôn khổ của 1 liên minh? Tại sao Trung Hoa hiện đại phát triển với tốc độ thần kỳ trong khi vẫn duy trì được sự thống nhất? Và tại sao Nhật Bản cho rằng, chủ nghĩa tư bản tại Nhật Bản là chủ nghĩa tư bản Khổng giáo? Người viết hy vọng sẽ được trình bày về các vấn đề đó trong những dịp thích hợp.

    1 số học giả cho rằng, hai câu hỏi tại sao khoa học xuất hiện tại phương Tây và tại sao khoa học không xuất hiện tại Trung Quốc không hoàn toàn tương đồng nhau. Số khác thì phủ nhận Câu hỏi lớn, khi xem phương Tây chỉ may mắn “trúng số độc đắc”.

    Trong khi đó, nhiều học giả vẫn tiếp tục tranh luận về câu hỏi của Needham, đặc biệt qua các nghiên cứu so sánh giữa phương Tây và Trung Quốc hoặc Ấn Độ. Các nghiên cứu đó khác nhau về bản chất của những yếu tố then chốt quyết định sự ra đời của khoa học hiện đại và được phân thành hai nhóm chính: các lý thuyết VĂN HÓA và các lý thuyết cấu trúc (hoặc các lý thuyết duy vật).

    Điển hình cho những cố gắng xem các thành tố VĂN HÓA là yếu tố quyết định sự phát triển hoặc kìm hãm khoa học trong các xã hội khác nhau là cuốn sách nổi tiếng: "Sự phát triển của khoa học hiện đại buổi ban đầu: Thế giới Hồi giáo, Trung Quốc và phương Tây" của Toby Huff, nhà xã hội học Mỹ, năm 1993. Trong khi đó, điển hình cho các lý thuyết cấu trúc, xem các yếu tố sinh thái và các cấu trúc chính trị và xã hội được phát triển trên đó đóng vai trò nền tảng, là tác phẩm Địa lý của khoa học của Harold Dorn (1991), các công trình của Lang (1997-1998) và cuốn Bí ẩn của phương Tây của Cosandey (bản tiếng Pháp năm 1997).

    Chúng ta có thể thấy tiếp cận VĂN HÓA của Huff có nguồn gốc từ tận Max Weber; trong khi tiếp cận cấu trúc của Dorn, Lang hoặc Cosandey xuất phát từ luận điểm của Friedrich Engels, đồng tác giả của chủ nghĩa xã hội khoa học.

    Và như vậy cuộc tranh luận kinh điển cách đây hơn 1 thế kỷ về nguyên nhân căn bản của những thay đổi VĂN HÓA và xã hội vẫn còn nóng hổi tính thời sự trong các nghiên cứu hiện đại về sự xuất hiện của nền văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp.

    Các lý thuyết VĂN HÓA:

    (còn tiếp)
  9. Nong_nan_HaNoi

    Nong_nan_HaNoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2016
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    55
    Cụt đầu mà vẫn chẹc được nhỉ :-D. Thế mới bít đôi khi cái đầu dưới lại quan trọng hơn cái đầu trên.:-D
    Đá vui tí nhân gặp bức ảnh ấn tượng, mời bác vít típ những dòng kiến thức bổ ích >:D<
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Các lý thuyết VĂN HÓA:

    ( tiếp)

    Theo hướng nghiên cứu này, tiếp cận văn hóa về sự khác nhau giữa văn minh phương Đông và văn minh phương Tây đặt trọng tâm vào các giá trị và hệ đức tin. Theo đó châu Âu có các giá trị và đức tin dẫn tới sự ra đời của khoa học hiện đại.

    Trong khi Trung Quốc có hệ giá trị và đức tin dẫn tới các lĩnh vực VĂN HÓA khác, chẳng hạn văn chương, và kìm hãm sự phát triển của khoa học. Người khởi xướng cho cách nhìn nhận này là Max Weber, với tác phẩm nổi tiếng Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản (bản tiếng Việt đã được NXB Tri Thức phát hành năm 2008).

    Cách giải thích thường thấy nhất của trường phái này về sự chậm chân của Trung Quốc trên con đường hiện đại hóa VĂN HÓA và xã hội, trong đó có khoa học, là Khổng giáo không tương thích với việc theo đuổi kiến thức và chân lý.

    Trong tác phẩm Văn minh và nền hành chính Trung Hoa, do Đại học Yale, Mỹ, xuất bản năm 1964, Etience Balazs viết: “nguyên nhân kìm hãm chủ yếu dường như là không gian tri thức của đạo Khổng hoàn toàn không thuận lợi cho bất cứ 1 tìm tòi thử nghiệm nào, cho bất cứ 1 sự đổi mới nào, hoặc cho sự tự do tư tưởng”.

    Cho đến gần đây, ngay các học giả người Hán cũng suy nghĩ như vậy. Chẳng hạn năm 1998, Giáo sư Chen-Lu Tsou, Chủ tịch Hội hóa sinh Trung Quốc, viết trên tạp chí Khoa học lừng danh của Hội tiến bộ khoa học Mỹ rằng, sự kém cỏi của khoa học Trung Quốc là do các căn nguyên VĂN HÓA như Khổng giáo hoặc Đạo giáo.

    Ông viết: “1 trong những nền tảng của Khổng giáo, nhu cầu biết danh phận của mình trong xã hội, đã tạo ra tính liên tục của văn minh Trung Hoa qua các triều đại khác nhau. Nhưng tư tưởng danh phận đối nghịch với sự tò mò và tính sáng tạo, và tôi cho rằng ảnh hưởng của Khổng giáo giải thích tại sao chưa bao giờ Trung Quốc mạnh về khoa học, nhất là khoa học trừu tượng”.

    Mới nhất là quan điểm của Dương Chấn Ninh, nhà khoa học Mỹ gốc Hoa từng đọat giải Nobel vật lý, đưa ra năm 2004, xem VĂN HÓA Trung Quốc, trong đó có Kinh Dịch, là căn nguyên của sự lạc hậu. Cùng lúc đó, tiếp cận VĂN HÓA cũng giải thích nguyên nhân trỗi dậy của châu Âu nằm ở ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo, nhất là đạo Tin Lành, ở pháp chế La Mã hoặc tinh thần Hy Lạp.

    1 vấn đề mà tiếp cận VĂN HÓA phải đối diện là đa số giới khoa học xã hội không xem VĂN HÓA là tập hợp bất biến các tư tưởng và các qui phạm được đặt lên 1 xã hội. VĂN HÓA bao gồm các hình tượng và các tư tưởng được dùng 1 cách chọn lọc và sáng tạo để phù hợp với nhu cầu của các nhóm xã hội khác nhau.

    Đó là đặc trưng tiếp biến của VĂN HÓA. Nếu các học giả Trung Hoa muốn phát triển khoa học, chỉ riêng triết học và tôn giáo không thể cản bước họ. Trên thực tế, tại châu Âu, giáo lý và các định chế Thiên Chúa giáo cản trở khoa học không kém gì Khổng giáo, mà việc đưa Bruno lên giàn thiêu hoặc buộc Galileo từ bỏ niềm tin trước tòa án tôn giáo chỉ là số ít các trường hợp điển hình.

    Sự khác nhau nằm ở chỗ, giới khoa học châu Âu có động lực mạnh mẽ để tìm ra các lối thoát thích hợp. Chẳng hạn họ tuyên bố nghiên cứu khoa học để khám phá sự sáng tạo tối cao, tất cả chỉ nhằm sáng danh Thiên Chúa! Vậy tại sao họ lại có động lực đó?

    Hiểu rõ điều đó với tư cách người đi sau, nên tuy mở rộng quan điểm của Weber về ảnh hưởng của tôn giáo khi viết:
    “sự thành công của khoa học hiện đại tại phương Tây, và sự không thành công trong các nền văn minh khác, cần được giải quyết bằng việc nghiên cứu các lĩnh vực phi khoa học của văn hóa như luật pháp, tôn giáo, triết học, thần học và những gì tương tự”, nhưng Huff đã khôn ngoan lựa chọn giải pháp khác.

    Giữa 1 biến số độc lập (VĂN HÓA) và 1 biến số phụ thuộc (sự xuất hiện của khoa học hiện đại), ông chọn 1 biến số trung gian có sức ảnh hưởng mạnh mẽ là cấu trúc xã hội: đó là sự phát triển của các định chế chí ít cũng tự chủ 1 phần, trong đó các đòi hỏi trí tuệ có thể xuất hiện mà không bị thế quyền hoặc thần quyền ngăn cản.

    Quả thật tại châu Âu, các thành phố tương đối tự chủ và các trường đại học với đặc trưng trí tuệ riêng biệt, có sự tự do nhất định đối với nhà nước, là 1 đặc trưng nổi bật; và 1 số thành phố như thế tồn tại cho đến tận ngày nay, chẳng hạn tiểu quốc Monaco.

    Nhưng tại sao các định chế như vậy phát triển tại châu Âu Thiên Chúa giáo mà không xuất hiện tại Trung Đông Hồi giáo hoặc Trung Quốc Khổng giáo? Huff lại đưa ra cách giải thích văn hóa, khi xem triết học và thần học là lời giải đáp cuối cùng.

    Tại châu Âu, thế giới được xem là có trật tự, thậm chí cơ giới; và con người có thể tìm hiểu tự nhiên và điều chỉnh xã hội qua lý trí. Nguồn gốc của đức tin đó nằm ở truyền thống khoa học và triết học Hy Lạp, luật pháp La Mã và thần học Thiên Chúa giáo.

    Ngược lại, luật pháp Hồi giáo ngăn ngừa sự ra đời của các định chế độc lập có thể đưa ra các yêu cầu duy lý, vì tại đó, chỉ các giáo sĩ mới được bàn về pháp luật. Với Trung Quốc, Huff cũng cho rằng các “phương thức tư duy” đặc trưng cho Khổng giáo hoặc Đạo giáo không hề khuyến khích sự tự phủ định biện chứng để tìm tòi chân lý mới.

    Ông cũng phê phán cách giáo dục “cắt dán” và sự thừa nhận không phê phán các chân lý và niềm tin cổ xưa, xem đó là 1 yếu tố phản tiến bộ. Đó là sự phê phán hoàn toàn chính xác. Nhưng đến đây thì 1 câu hỏi mới nan giải hơn lại xuất hiện: Vậy tại sao Khổng giáo thống trị VĂN HÓA Trung Hoa?

    Cần nhấn mạnh rằng, tuy Huff và các học giả đồng quan điểm chưa giải đáp được câu hỏi vừa nêu, điều đó không có nghĩa cách giải thích dựa trên sự khác biệt VĂN HÓA là quan niệm sai lầm.

    Tuy nhiên nếu chỉ dừng ở các lý thuyết VĂN HÓA mà không đi tới các lý thuyết cấu trúc hoặc duy vật, là các lý thuyết có thể giải thích nguyên nhân của sự khác biệt đó, chúng ta vẫn chưa đi tới câu trả lời tối hậu cho Câu hỏi lớn của Needham.

    Tại sao lại cần các lý thuyết cấu trúc hoặc duy vật? Để trả lời, hãy thử nêu 1 vài câu hỏi khác. Chẳng hạn, tại sao người Lạc Việt, chứ không phải người Mông Cổ, phát minh nghệ thuật rối nước? Ngược lại, tại sao người Mông Cổ, chứ không phải người Lạc Việt, ưa thích các bài ca du mục?

    Câu trả lời thật đơn giản theo quan điểm duy vật lịch sử: Suy cho đến cùng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội chứ không phải ngược lại.

    Không phải đạo đức Tin Lành là chất xúc tác chính cho sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản, như Weber quan niệm, mà chính chủ nghĩa tư bản đã giúp các tư tưởng Tin Lành nẩy sinh và phát triển; đến lượt mình, các tư tưởng đó lại góp phần thúc đẩy thêm cho sự phát triển tư bản chủ nghĩa.

    người_viết-bài này hy vọng sẽ có dịp trình bày về những sai lầm của Max Weber trong việc thu thập số liệu và lập thuyết trong tác phẩm Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản; cũng như lý giải sức sống lâu bền của 1 quan niệm thực ra không chỉnh (sự tự tôn VĂN HÓA và lý tưởng hóa chủ nghĩa tư bản là hai trong số bốn nguyên nhân cơ bản).

    Các lý thuyết cấu trúc:
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này