1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CHIẾN TRANH ĐƯỜNG PHỐ_trận Huế Tết Mậu thân 1968 từ góc nhìn phía Mỹ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 16/01/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Các TQLC trong lô cốt tây nam đã bắn gục nửa số đặc công còn lại, nhưng địch cũng tống được 1 quả lựu đạn vào lỗ châu mai giết sạch 3 TQLC. Thiếu tá Breth ngắm khẩu M16 thật nắn nót vào 1 bộ đội hình như đang ôm bộc phá, súng nổ , người này gục xuống. Nhưng những bộ đội Bắc Việt khác vẫn nhanh chóng nối gót. Breth tiếp tục bắn M16 ở chế độ liên thanh. Rồi thì có vẻ tất cả đều thét lên "Bắn! Bắn đi! Chúng đang tiến trên đường đó. Bắn!". Breth cùng 1 thiếu tá TQLC nữa bắt đầu từ trên mái nhà ném lựu đạn xuống, ngay chỗ số địch còn lại. Đối phương tháo lui. Trận tiến công vào cổng chính khu phái bộ MACV đã chấm dứt.

    Trung đội quân Bắc Việt có rất ít chỗ để vận động, tất cả các đường tiến công của họ đều bị phát hiện và dễ dàng cắt đứt. sau 1 loạt các đợt tiến công vô ích vào tường đông và tường nam khu phái bộ, tiểu đoàn 804 Bắc Việt đành rút quân. Kể từ lúc đó, mối nguy hiểm lớn nhất mà lính Mỹ bên trong bộ chỉ huy MACV phải đối mặt lại là hỏa lực bắn sảng của những nhân viên đang hốt hoảng trong cái đồn cảnh sát quốc gia gần đó. Thực tế là có 1 cố vấn Úc có lẽ đã thiệt mạng vì đạn từ đồn cảnh sát bắn sang.

    Khi hỏa lực súng cá nhân và B-40 nhằm vào khu phái bộ MACV đã lặng, các cố vấn giờ có thể nghe thấy tiếng súng đang rộ lên khắp thành phố, hầu hết là tiếng của AK-47. Dường như Huế đã bị tấn công đồng loạt.

    Ở những nơi khác bên bờ nam sông Hương, tiểu đoàn K4B Bắc Việt đã giành thắng lợi trong khu vực nó đảm nhiệm – là khu tam giác hình thành bởi sông Hương phía tây bắc, QL1 phía đông bắc và sông Phủ Cam phía nam. Về mặt nào đó, họ đã chiếm xong các mục tiêu hành chính bị cô lập trong khu vực và cán bộ VC nhanh chóng xúc tiến việc thành lập chính quyền.

    Tuy nhiên 1 số nhỏ các vị trí mỏng manh của quân VNCH tên bờ nam sông Hương lại không bị bộ đội tiểu đoàn K4B đánh chiếm và điều lạ nữa là có mấy doanh trại, cơ sở biệt lập của VNCH trong khu vực cũng được để yên suốt cả đêm.

    Sau này phe CS tuyên bố rằng cả tiểu đoàn tấn công của trung đoàn 4 Bắc Việt trong khu vực bờ nam sông Hương đã vào chiếm lĩnh vị trí tiến công trước khi rocket bắn chuẩn bị. Thậm chí họ còn tuyên bố tiểu đoàn K4C cùng 1 đơn vị đặc công phối thuộc - lực lượng đã bị phát hiện và bị pháo binh oanh tạc chiều ngày 29/1 khiến nó tới trễ - đã cố gắng hoàn tất chặng hành quân từ bến phà Tả Trạch vào trong đêm 30/1. Tuy nhiên mục tiêu chính của tiểu đoàn K4C, là khu đóng quân của thiết đoàn 7 kỵ binh VNCH, đêm đó lại không bị tập kích. Điều chắc chắn là nó đã không bị cái tiểu đoàn K4C được tăng cường kia tiến đánh.

    Không có đơn vị quân giải phóng nào tấn công khu vực tiểu đoàn công binh sư đoàn 1 VNCH ở bìa nam thành phố. Bến tàu LCU của hải quân Mỹ trên sông Hương cũng thế.

    Nếu muốn dứt điểm thì quân giải phóng phải thanh toán được các vị trí quân sự của đối phương. Đòn kết liễu không phải là các mục tiêu hành chính vì chúng chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Tuy phía CS muốn tiến hành tổng khởi nghĩa nhưng do đã bỏ phí cơ hội tiêu diệt các mục tiêu quân sự nên thành ra hỏng việc.





    Chương 6




    Trước khi bình minh có thể cung cấp cho bên phòng thủ đang bị vây những tia hy vọng le lói đầu tiên, chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng đã lên kế hoạch và ra lệnh giải tỏa thành phố. Có vẻ như giao tranh ác liệt đã xảy ra đồng thời trên khắp Huế. Những báo cáo mà tướng Trưởng nhận được tại bộ tư lệnh sư đoàn 1 VNCH rất chi là mơ hồ và thường tỏ ra quá hoảng hốt nên ít hữu dụng trong việc xác định qui mô kế hoạch của quân giải phóng. Nhưng trực giác đã giúp Trưởng nắm bắt những điều cần nắm bắt, thu thập những thông tin cần thu thập, và hành động khi vẫn còn thời gian để hành động. Ông ta biết, trên hết thảy, điều cốt tử là phải tiến hành phản kích trước khi quân giải phóng hạ được tất cả các mục tiêu và củng cố những vị trí đã chiếm được. Trưởng biết rõ đối phương chẳng thể nào chiếm hết các mục tiêu mà không gặp phải trục trặc hay thất bại. Từ chính những kinh nghiệm xương máu của mình ông ta biết rằng tình thế rối ren thường có xu hướng đem lại lợi thế cho phe phòng ngự. Tiếng súng nổ trên khắp mọi hướng và các báo cáo thu lượm qua điện đài cho ông biết tình hình vẫn hết sức rối loạn và có lẽ thời gian biểu của đối phương cũng đã bị đảo lộn. Thêm nữa, ông ta cũng mau chóng phát hiện là mình vẫn còn phương tiện có khả năng gây rối thêm cho kế hoạch của địch và hy vọng có thể phá hỏng nó trong thời gian ngắn.

    Tướng Trưởng đã đúng. Quân giải phóng chỉ mới chỉ gần như đạt được chiến thắng mau chóng. Nhưng họ sẽ không làm được và thời gian chắc chắn sẽ không đứng về phía họ.
    hasinhat, honglanx, DepTraiDeu5 người khác thích bài này.
  2. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    5.079
    • Tài liệu trung thực
    honglanx thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trung đoàn 6 Bắc Việt vẫn tiếp tục đánh mạnh để giành lấy các mục tiêu trọng yếu trong thành nội, nhưng tình hình quanh bộ chỉ huy của tướng Trưởng dường như đã trở nên ổn định. Dù quân của Trưởng không thể đánh ra ngoài nhưng ít ra là quân giải phóng có vẻ như cũng chẳng thể đột kích vào trong được. Bên bờ nam sông Hương, xem ra trung đoàn 4 Bắc Việt đã bó tay trong việc chiếm 1 số mục tiêu quan trọng. Khu phái bộ MACV không còn phải chịu áp lực trực tiếp nữa, Khu vực đóng quân của thiết đoàn 7 kỵ binh và tiểu đoàn công binh sư đoàn 1 VNCH nằm ở rìa nam hữu ngạn sông Hương, cũng đều chưa bị tiến đánh.

    Thật không may cho quân phòng thủ Huế, bình minh đã đưa tất cả về thực tại và lộ ra cơ hội mới để đối phương chia cắt họ trên cả 2 hướng.

    Vào lúc giờ G, đại đội 3, đơn vị giỏi của tiểu đoàn 800, trung đoàn 6 từ cửa Hữu ở đầu tây nam tường thành tiến về Ngọ Môn, cổng phía đông nam Đại nội. Tuy nhiên trước khi đi đến nơi, đại đội này đã chuyển hướng sang giúp 2 đại đội Bắc Việt khác đang sa lầy trong nỗ lực đánh chiếm sân bay Tây Lộc. đại đội 3 đã rời khỏi trục tiến công được giao mất mấy giờ đồng hồ.

    Đến khoảng 5g sáng, ngay sau khi đại đội Hắc Báo được điều từ sân bay Tây Lộc về hỗ trợ công tác cố thủ thành Mang Cá, tướng Trưởng lệnh cho đại đội quân cụ sư đoàn 1 rút bỏ khu kho cạnh sân bay trở về bộ tư lệnh sư đoàn. Có vẻ như việc bỏ sân bay và khu kho lại cho địch thì tốt hơn là để mất đại đội quân cụ hay phải phung phí nguồn lực để giải cứu, chi viện họ. tiểu đoàn 800 Bắc Việt nhanh chóng tiến công vào cái sân bay gần như đã bỏ ngỏ và chiếm được nó mà không phải chịu thiệt hại gì thêm. Bộ đội Bắc Việt đã phá hủy những máy bay trinh sát họ thấy đậu cạnh đường băng và cướp phá các kho hậu cần, thu nhiều súng ống.

    Theo kế hoạch, đại đội 3, tiểu đoàn 800 lại tiến ra đánh chiếm Đại nội và khu vực Kỳ Đài nằm trên tường đông nam thành nội, đối diện với Ngọ Môn. Tuy nhiên đại đội này đã bị đại đội thám báo sư đoàn 1 VNCH của trung úy Nguyen Thi Tan cản trở. Sau khi làm nhiệm vụ trinh sát ở phía tây thành phố về, đại đội đã đi vào thành nội bằng đường qua thành Mang Cá. Lính của Tan, với kỹ năng di chuyển êm ái khó bị phát hiện đã tiến hành những trận đột kích đánh nhanh rút gọn chống đại đội bộ binh Bắc Việt. Tuy nhiên đến 6g sáng 1 trung đội Bắc Việt đã diệt được 1 số quân thám báo VNCH và có vẻ chiếm được Ngọ Môn mà không cần giao chiến từ tay 1 tiểu đội lính gác có 8 người.

    Khi vừa chiếm được Ngọ Môn, thành phần chính của đại đội 3 đã vượt qua được sự ngăn trở vủa lực lượng nhỏ bé của trung úy Tan ùa vào Đại nội, bắt tất cả dân vệ và cảnh sát trong đó làm tù binh. Sau đó để làm cho chiến thắng này thêm ý nghĩa, từng chiến sĩ quân giải phóng lần lượt ngồi lên cái ngai vàng của triều đại phong kiến kia.

    1 trung đội khác của đại đội 3, tiểu đoàn 800 Bắc Việt cũng đã chiếm xong Kỳ Đài trên tường đông nam thành nội cùng lúc với Ngọ Môn. Quân giải phóng nhanh chóng giật lá cờ vàng sọc đỏ của chính phủ nam VN , lá cờ mà lính của Trưởng đã kéo lên sáng hôm trước xuống. Cho tới lúc này thì chỉ có vậy nhưng rõ ràng là khi bình minh vừa ló rạng thì người ta không còn thấy lá cờ của chính phủ VNCH trên Kỳ đài nữa.

    Ưu tiên trước hết của tướng Trưởng là vạch ra kế hoạch giải vây cho bộ tư lệnh mình. Nó vẫn còn giữ được thông tin liên lạc và vai trò đầu não của sư đoàn 1 (cũng cần nói rằng, ngoài việc kiểm soát trực tiếp chiến cuộc ở Huế, Trưởng cùng ban tham mưu vẫn kiểm soát được toàn thể sư đoàn 1 VNCH khi mà nó đang bị cuốn vào các trận đánh ác liệt từ khu phi quân sự đến phía nam Huế). 1 trong những động thái đầu tiên của Trưởng là liên lạc với trung tướng Hoàng Xuân Lãm, tư lệnh Quân đoàn I. Dù bộ tư lệnh của Lãm cũng đang bị phong tỏa do đòn tiến công toàn diện của bộ đội Bắc Việt ở Quảng Trị, ông tư lệnh quân đoàn vẫn liên lạc với các thượng cấp ở Sài Gòn – cả nơi này cũng đang bị tiến công – và thuyết phục được họ chuyển quyền chỉ huy trực tiếp chiến đoàn dù số 1 VNCH cho Trưởng.

    Sau đó tướng Trưởng liên lạc điện đài cho chỉ huy tiểu đoàn 2 nhảy dù VNCH và hỏi xem nơi đóng quân lâm thời của đơn vị ưu tú thuộc lực lượng tổng trừ bị này có bị tiến công hồi đêm không? Không sao hết, tiểu đoàn vẫn an toàn, nguyên vẹn và đang chờ lệnh.

    Tướng Trưởng lệnh cho tiểu đoàn 2 nhảy dù, với khoảng 300 quân, bằng đường nào phù hợp nhất, tiến về thành Mang Cá, tiêu diệt các đơn vị địch nếu có thể, còn nếu không thì cứ bỏ qua. Đây là điều rất quan trọng trong kế hoạch của Trưởng vì ông ta đang rất cần 1 đơn vị mạnh, đánh giỏi còn nguyên vẹn, tới bộ tư lệnh càng sớm càng tốt để có thể tung ra 1 cuộc phản kích.

    Tiểu đoàn 2 nhảy dù nhanh chóng rời nơi đóng quân dã ngoại và tiến thẳng về thành nội. Tuy nhiên ngay khi đại đội lính dù đi đầu vừa tới khu dân cư san sát– lúc mặt trời đã lên cao – thì vấp phải 1 đại đội thuộc tiểu đoàn 804 Bắc Việt đã thiết lập công sự trong các nhà dân. Các đại đội dù nhanh chóng bị sa lầy trong 1 trận đọ súng đẫm máu, dai dẳng từ nhà này qua nhà khác.

    Tiếp nữa, tướng Trưởng lệnh cho tiểu đoàn 7 nhảy dù cùng chi đoàn 3, thiết đoàn 7 kỵ binh VNCH từ khu đồn PK-17 cùng nhau đánh tới. Mục tiêu của lực lượng này là góc tây thành nội. Dưới sự chỉ huy trực tiếp từ sở chỉ huy chiến đoàn dù 1 VNCH, các đơn vị mới còn sung sức này nhanh chóng tiến quân theo đường QL1. Nhưng cũng như đơn vị lính dù kia họ cũng húc đầu phải tiểu đoàn 806 Bắc Việt đang chờ sẵn. Lực lượng tiếp viện thứ nhì cũng bị mắc vào 1 trận đánh ác liệt, tốn thời gian giành giật từng căn nhà với tiểu đoàn Bắc Việt có công sự vững chắc ngoài thôn An Hòa, ngay phía tây bắc, ngoài thành nội.
    hasinhat, honglanx, DepTraiDeu10 người khác thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Qua điện đài tướng Trưởng biết được là 1 nửa thiết đoàn 7 kỵ binh VNCH đang đóng quân phía nam tuyến chặn viện của địch. Dường như lực lượng này là đủ để làm chủ đường tiếp cận thành phố từ phía nam. Trưởng lệnh cho trung tá Phan Hữu Chí, thiết đoàn trưởng, theo đường số 1 tiến công lên phía bắc với mọi phương tiện hiện có. Trưởng hy vọng rằng Chí có thể tiến tới tận cầu Tràng Tiền (cầu Nguyễn Hoàng) trên QL1 bắc qua sông Hương. Nếu như qua cầu được thì Chí sẽ đánh thẳng qua thành nội.

    Đơn vị thiết giáp của trung tá Chí được trang bị 11 xe tăng hạng nhẹ M41 nặng 26 tấn vũ trang đại bác 76 ly cùng 1 số xe bọc thép chở quân M113 (APC) gắn đại liên cal.50 và cal.30.. Số xe này có thể thích hợp khi sử dụng trong những trận đánh ngoài 'bờ bụi' (in the bush, thuật ngữ của lính Mỹ trong chiến tranh VN để chỉ những địa bàn tác chiến không phải là thành phố. ND) nhưng không thể dùng chúng tấn công trực diện trên con đường quốc lộ nhỏ hẹp, đối mặt với bộ đội Bắc Việt được bố trí trong những tòa nhà vững chắc được tranh bị dư dả súng chống tăng B-40 được. Liên tiếp 3 đợt tấn công thiết giáp đều bị đánh bật, lần nào cũng bị tổn thất nặng nề mà chẳng đạt được thành công nào hết.

    Trong khi sở chỉ huy trung đoàn 3 VNCH đóng tại Tứ Hạ, phải chịu pháo kích suốt đêm 30/1 (mùng 1 Tết) thì tất cả các tiểu đoàn bộ binh của nó vẫn đang bố trí quanh Huế. Khi các tiểu đoàn 1 và 4 – vốn được triển khai hành quân truy quét gần bờ biển ở phía đông và đông nam thành phố – bừng tỉnh thì nơi đóng quân biệt lập của họ đã bị các lực lượng của tiểu đoàn 804, trung đoàn 4 Bắc Việt bao vây. Tiểu đoàn 4, trung đoàn 3 bộ binh VNCH bị kìm chặt suốt ngày 31/1 (mùng 2 Tết) nhưng những đợt phản kích liên tục của tiểu đoàn 1, trung đoàn 3 rốt cục cũng đã chọc thủng được vòng vây và tiến về phía đông, ra bờ biển.

    Ngày 30/1 thì tiểu đoàn 2, trung đoàn 3 VNCH, đang làm nhiệm vụ truy quét thường nhật ở phía tây thành phố. Giống như các tiểu đoàn anh em bên phía đông, khi cuộc tiến công bắt đầu thì nó cũng đang đóng quân dã ngoại. Đơn vị không bị đánh trong đêm và đến sáng sớm thì cũng không thấy đơn vị nào của quân giải phóng ở gần đó. Tuy nhiên khi cái đơn vị có 250 quân này cố gắng di chuyển về phía đông theo bờ bắc sông Hương nó cũng không thể chọc thủng nổi tuyến ngăn chặn của quân giải phóng ờ mặt tây thành nội.

    Tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 đang có mặt trung tâm huấn luyện sư đoàn 1 VNCH, đây là 1 căn cứ nằm trên bờ bắc sông Hương, cách phía tây thành nội không xa lắm. Tuy nhiên khả năng tác chiến của tiểu đoàn này rất mù mờ. Dù nó là tiểu đoàn duy nhất của sư đoàn 1 VNCH có đầy đủ quân số với 700 sĩ quan và binh sĩ, nhưng qui mô của nó có được do số lượng lớn tân binh quân dịch mới đến. Tiểu đoàn mới bắt đầu chương trình huấn luyện thì trận chiến nổ ra. Hẳn là tướng Trưởng rất muốn điều 1 đơn vị có nhiều kinh nghiệm về thành nội, nhưng qui luật bắt buộc của chiến tranh là 'nước xa ko cứu được lửa gần'. Lực lượng quân giải phóng nằm trên con đường tiến về thành nội của tiểu đoàn non nớt này dường như cũng không mạnh, công sự cũng chẳng tốt lắm, nhưng các binh sĩ chính phủ mới huấn luyện được 1 nửa vẫn không sao tiến lên nổi. Chẳng có tiến bộ nào hết. Bế tắc. Tiểu đoàn quân VNCH không thể tiến quân và lực lượng yếu của quân giải phóng cũng chẳng thể phản công lại.

    ở ngoại vi thành phố quân giải phóng đánh rất tốt. Các đơn vị nhỏ đặc công tinh nhuệ đã tổ chức các cuộc đột kích chớp nhoáng trước khi trời sáng vào vùng ngoại ô và khu vực lân cận hướng đông và đông bắc thành nội và dễ dàng 'lấy' các đồn cảnh sát các tòa nhà hành chính. Xa hơn nữa, những đơn vị chủ lực ưu tú của quân giải phóng cũng chiếm được hết làng này đến làng khác. Trong số những nơi xa xôi hẻo lánh thất thủ đêm hôm ấy có cả Thủy Thanh, nơi trong 1 trận đánh đẫm máu, trung đội tác chiến hỗn hợp Alpha-2 của trung sĩ Jack Lofland bị đánh đuổi.

    1 số nơi gọi là “ấp tân sinh” nằm dọc QL1 phía bắc Huế cũng bị lực lượng của Đoàn 5 bộ đội Bắc Việt tập kích. Địa phương quân và Nghĩa quân của chính phủ đồn trú trong các thôn, ấp này bị tống cổ hoặc bị tiêu diệt dễ dàng. Quan trọng nhất trong các thôn bị mất ở vùng phía tây Huế, cánh tây đường số 1, là thôn La Chữ. Trong thôn có 1 boong ke bằng bê tông do Mỹ xây dựng giờ được cải tạo lại để sử dụng làm bộ chỉ huy mặt trận Trị-Thiên.

    Ngay cả những tư lệnh chiến trường cao cấp của Bắc Việt cũng thẳng thắn thừa nhận nguy cơ thất bại tại Huế khi trung đoàn 4 Bắc Việt không chiếm được khu phái bộ MACV và trung đoàn 6 thất bại trong việc làm chủ thành Mang Cá. Thực tế trong phạm vi của thành phố, ngoài sân bay Tây Lộc và khu kho của đại đội quân cụ bên trong thành nội – là các vị trí do tướng Trưởng ra lệnh rút bỏ - các tiểu đoàn bộ binh và đặc công quân giải phóng vẫn chưa đánh bật được các đơn vị của Mỹ hay VNCH ra khỏi vị trí.

    Dù về mặt quân sự quân giải phóng có 1 số thất bại, nhưng trong ngày đầu tiên họ vẫn thắng lớn. 8g sáng ngày 31/1, những chiến sĩ chiến thắng đã kéo lên Kỳ Đài 1 lá cờ nửa xanh nửa đỏ rộng 54m2 của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam VN. Hành động mang tính biểu tượng này đã cho toàn Thế giới thấy cố đô của triều đại phong kiến VN đã thất thủ. Thật vậy, lãnh đạo quân giải phóng hy vọng là lá cờ sẽ là nguồn sáng thu hút những người dân Huế đang muốn thoát khỏi sự áp bức của chế độ tư bản.

    Lá cờ của mặt trận đã trở thành nguồn sáng, từ ngày 31/1 cho đến khi nó bị hạ xuống ngày 26/2. Lục quân VNCH, 1 nửa binh chủng TQLC VN, cùng 1/10 lực lượng TQLC và lục quân Hoa Kỳ đã phải nỗ lực hết sức nhằm hạ nó xuống và kéo lá cờ Sài Gòn lên. Việc này rốt cục cũng thành nhưng trên đống đổ nát của 8/10 nhà cửa ở Huế cùng cái giá phải trả là mạng sống của hàng ngàn người cả Việt lẫn Mỹ.
    honglanx, DepTraiDeu, hk1113336 người khác thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chương 7



    Mặc dù các trung đoàn 4, trung đoàn 6 cùng các tiểu đoàn đặc công phối thuộc quân Giải Phóng gặp nhiều bối rối khi bao vây các mục tiêu quân sự trong thành nội và bên hữu ngạn sông Hương. Các đơn vị biệt động của họ vẫn kiểm soát được hầu hết hầu hết các tỉnh thành, thị xã của chính phủ nam VN ngay trong đêm. Phần lớn các doanh trại, đồn bốt của cảnh sát quốc gia, cảnh sát tỉnh Thừa Thiên và cảnh sát Huế cũng nhanh chóng bị chiếm mất cũng như các cơ quan công quyền khác.

    Khi mà các đơn vị quân Giải Phóng vẫn còn đang vất vả đánh chiếm các mục tiêu quân sự thì những đơn vị “nổi dậy” VC tỏa ra bắt hàng trăm người có tên và địa chỉ trong danh sách 'trừ gian diệt ác'. 1 trong những mục tiêu cần phải bắt nhất là đại tá Phạm Văn Khoa, tỉnh trưởng Thừa Thiên. Khi quân Giải Phóng cuối cùng cũng làm nổ tung nơi cố thủ kiên cố của Khoa vào 8g sáng ngày 31/1 (mùng 2 Tết) thì họ mới biết là ông ta đã chuồn mất từ trước đó. Là 1 chính trị gia xu nịnh, thăng tiến từ hồi chế độ cũ của Diệm, Khoa đã bỏ vợ con lại nhà khi nghe thấy những tiếng súng đầu tiên rồi chạy bộ qua 6 khối nhà tới trà trộn vào khu bệnh viện. Viên tỉnh trưởng giấu mình trên 1 gác mái tại đó. Đến sáng thì 1 đơn vị quân Giải Phóng tới lập chỉ huy sở ngay tại căn phòng dưới chỗ ông này trốn.

    Dù mục tiêu bố ráp là những quan chức, chính trị gia có tiếng người Việt, nhưng không có nghĩa những người Âu, Mỹ dân sự không bị sờ tới. Tuy những doanh nhân Mỹ cùng người châu Âu ở Huế chưa bị làm sao, quân giải phóng vẫn cho bắt ngay những viên chức Mỹ vì nghi ngờ rất có lý rằng họ là gián điệp.

    do không làm việc ở Huế nên Jim Bullington không có tên trong bản danh sách cần bắt giữ của quân Giải Phóng. Anh đã bị đánh thức khi đang ngủ say trong nhà khách của sở điện lực bởi những tiếng nổ của đạn cối lúc đầu trận tấn công, nhưng rồi lại quay về ngủ vì biết mình chẳng thể góp được gì vào công cuộc phòng thủ thành phố.

    Lúc 7g30 Bullington lại tỉnh giấc. Lần này là do tiếng súng cá nhân. "Chắc đám cảnh sát vẫn còn căng thẳng chút chút về trận tập kích đây, hoặc có thể bọn họ đang vây bắt 1 tên bắn tỉa nào đó.", anh nghĩ thế trong khi thắt nút cái cà vạt. Bullington quyết định tới khu phái bộ MACV nhận phòng để tìm hiểu tìm hình rồi lái xe qua sông Phủ Cam đến gặp Tuy-Cam, cô vợ chưa cưới.

    Khi Bullington vừa bước ra khỏi cổng nhà khách, thì gặp người quản lý công ty điện lực là Albert Istvie, người Việt lai Pháp. Istvie lúc đó đang trong tòa nhà cách đó 2 chục mét bên kia sân, tỏ vẻ rất hoảng hốt khi nhìn thấy Bullington. Chẳng nghe ông ta nói gì nhưng cử chỉ của ông ta thì rất rõ ràng: Hãy vào lại trong nhà và làm điều đó cho thật nhanh vào.

    Bullington chẳng biết gì cả nên chỉ có thể ngồi trong nhà khách tưởng tượng những khả năng có thể xảy ra. Dù cũng đoán già đoán non, nhưng anh vẫn quyết định không việc gì phải hoảng hốt quá mức cả. Tuy nhiên tiếng súng nhỏ vẫn tiếp tục bắn và ngày càng trở nên đáng lo ngại nên để phòng hờ, Bullington lấy súng lục ra khỏi hành lý.

    Khi đã chờ đợi chán chê, rốt cục thì tính tò mò của Bullington cũng đã chiến thắng sự cẩn trọng. Đến khoảng 10g30, anh lại đi ra ngoài. Lần này anh đi qua khoảng sân đến chỗ tòa nhà nơi nhìn thấy Istvie. Ông này không hề thấy cho đến khi Bullington tới gần. Istvie nhảy tới cửa và la lớn. "Cậu làm gì ở đây thế? Tôi đã bảo cậu ở trong nhà mà. Bọn họ đang ở đây đó: Quân Bắc Việt đang ở ngay đây. Xung quanh ta toàn là họ cả! Quay lại đi, nhanh lên."

    "Chúng ở đây ư?"

    "Phải, mẹ kiếp! ở ngay đây. Ngay trong tòa nhà này. Đi mau."

    Bullington quay lại nhà khách. Đây là lần đầu tiên anh bắt đầu nhận thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình.

    Trong đầu Bullington dậy lên những ý nghĩ kinh khủng. Anh nhét 1 viên đạn vào ổ súng. Đó là 1 khẩu súng tự động 9 ly của Trung Quốc do tỉnh trưởng Quảng Trị tặng hồi tháng trước sau khi thu được từ xác 1 chính ủy VC. Bullington chưa hề dùng tới nó bao giờ. Thực ra thì anh cũng chưa từng bắn súng lục trước đó nên phải mất chút thời gian để tìm hiểu nguyên lý làm việc của khẩu súng, việc này cũng đơn giản thôi. Anh mang khẩu súng này chủ yếu là vì giá trị của nó và dùng để lấy le với bạn bè chứ chẳng hề mong sẽ phải dùng tới nó.

    Thời gian trôi qua như bất tận, suốt nhiều giờ Jim Bullington cứ phải ngồi trong nhà khách, chờ đợi và lo lắng. Cuối cùng, đến khoảng 15g thì nghe thấy 1 tiếng gõ nhẹ vào cửa. Bullington phát hoảng nhưng rồi lại nghĩ rằng nếu là lính Bắc Việt thì việc gì phải gõ cửa?. Tuy thế anh vẫn cảm thấy sợ. ” Anh đấy phải không, Albert?" Bullington cất giọng run run hỏi.
    honglanx, hk111333, DepTraiDeu4 người khác thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đó chính là Albert Istvie. Ông ta mang cho Bullington 1 cái bánh sandwich kẹp dăm bông cùng chai bia ấm. "Cậu may lắm đó" Istvie nói. Ông ta cho hay 1 đại đội quân Bắc Việt đang chiếm đóng toàn bộ khu nhà, kể cả nhà khách, sân, tòa nhà chỗ Istvie ở cùng nhiều nơi khác nữa. Ông cũng nhấn mạnh là Bullington cực kỳ may mắn vì đã 2 lần bước ra khỏi nhà khách mà không bị phát hiện. Istvie phỏng đoán bộ đội Bắc Việt đã chiếm được hầu hết thành phố và hình như họ ko có ý rời bỏ nó.

    Jim Bullington chợt nghĩ giờ tính mạng mình đang hoàn toàn nằm trong tay Istvie. Istvie không phải là viên chức của chính phủ hay thành viên của 1 đảng phái chống cộng nào cả. Và ông ta cũng chẳng làm việc cho người Mỹ. Bullington nghĩ chắc bởi vì vậy mà ông ta không phải là mục tiêu của các đội trừ gian của quân Giải Phóng. Nhưng nếu họ phát giác việc Istvie đang che giấu Bullington, thì cả 2 đều biết, ông ta cùng gia đình sẽ gặp họa.

    Bullington đã quen biết Istvie mấy tháng và coi ông như 1 người bạn. Nhưng liệu tình bạn có đủ mạnh để bảo vệ Bullington khi làm như vậy có nghĩa là mạo hiểm cuộc sống của mình cùng gia đình? Bullington chỉ biết cầu nguyện mong tình bạn sẽ giành chiến thắng.

    Đến khoảng 17g30 thì Istvie trở lại. Do đã qui ước 1 tín hiệu đặc biệt - gõ 4 cái - nên Bullington không phải kinh hãi như lần đầu nữa. Ông nói nơi này không an toàn vì rất dễ bị lộ. Bullington cũng đã nghe thấy tiếng bộ đội Bắc Việt chuyển vào đóng trong tòa nhà cách đó chỉ 15m. Cả 2 quyết định, tốt nhất là Bullington phải trốn khỏi khu điện lực. Istvie nói có 2 vị linh mục người Pháp mà ông ta cho là bạn tốt đang sống ở 2 căn nhà dưới phố. Nếu Bullington ở đó thì sẽ an toàn hơn. Các linh mục đã đồng ý tiếp nhận anh. Bullington sẽ rời khỏi khu điện lực lúc 18g, khi bộ đội Bắc Việt đang bận ăn cơm tối.

    Trước khi rời gót, Istvie nhìn khẩu súng lục của Bullington và nói. "Tốt hơn cậu nên giấu nó đi, nó chẳng thể chống hơn trăm người bọn họ đâu. Nếu chẳng may có trục trặc và họ thấy cậu có cái này, thì tụi mình sẽ tệ hơn đấy." Bullington cảm thấy có lý và đem giấu khẩu súng.

    Đến giờ đã định, Istvie gõ nhẹ vào cánh cửa. Khi Bullington đang mở cửa, thì ông bạn bước vội qua cái sân. Istvie ngước nhìn lên tòa nhà nơi bộ đội Bắc Việt đang đóng rồi cất bước mà không hề ra dấu cho Bullington đi theo. Có gì trục trặc rồi. Bullington đóng cửa lại và lại suy nghĩ về những mỗi hiểm nguy trong quá trình di chuyển.

    Khoảng 30 phút sau thì Istvie trở lại. Ông phân trần là khi vừa định bắt đầu đi thì có 1 lính Bắc Việt ở căn nhà trên đường nhìn ra cửa sổ. Bullington cùng Istvie quyết tâm thử thêm lần nữa.

    Lần này thì dường như không có bộ đội nào nhìn ra cả, Istvie ra hiệu cho Bullington tiến bước. Bullington đi qua cái sân mà không bị ai nhìn thấy, rồi luồn qua cổng hậu trên tường phía sau nhà Istvie. Bullington đứng đợi chốc lát ở nhà phụ trong lúc Istvie dò la phía trước. Sau đó Istvie hướng dẫn cho anh chui qua cửa sổ bên hông nhà rồi nhảy sang sân nhà bên cạnh.

    Một người lạ mặt ra đón Bullington và nhanh chóng đưa anh vào trong nhà. Ông tự giới thiệu mình là cha Marie Cressonier rồi đưa Bullington đến giới thiệu với cha Pierre Poncet, là 1 nhà truyền giáo vừa được di tản khỏi Khe Sanh đến ở cùng ông.


    Dù Bullington nói tốt tiếng Pháp nhưng bất kỳ người Pháp nào cũng có thể nhận ra ngay giọng anh nói không phải là của dân bản xứ. Sau khi bàn bạc 1 số phương cách, cha Cressonier đưa cho Bullington cái áo choàng đen cùng vài thứ trang phục khác của linh mục. Trong trường hợp nếu Bullington bị bộ đội Bắc Việt phát hiện, thì 2 người Pháp sẽ cố gỡ bằng cách nói anh là linh mục người Canada đến thăm.


    Cha Cressonier nói 1 hồi: “Cứ yên tâm mà ở đây mà trốn. Nhưng tôi chắc là ngày mai hoặc ngày kia là thành phố sẽ được TQLC của anh tái chiếm thôi.” Jim Bullington cũng chia sẻ sự lạc quan hão huyền của cha Cressonier chứ chẳng mảy may nghĩ rằng những cú sốc trong ngày 31/1 chỉ mới là màn khởi đầu cho thử thách của mình.


    Sau cả đêm ngồi im nghe tiếng bước chân chạy cùng giọng nói miền Bắc bên ngoài căn nhà giàu có của mình, điều mà gia đình Than-Trong lo ngại đã bắt đầu trở thành sự thật. Trời vừa hửng sáng thì 4 chị em nghe thấy có tiếng chân chạy bên ngoài. Có tiếng người hô bằng giọng Bắc “Đứng lại không tao bắn! mày là kẻ thù của nhân dân!”


    Sau đó mấy chị em nghe thấy dường như là tiếng của nhiều người vừa đi vừa chạy trên đường. Rồi thấy có người nói: “Đây, nhà này!”


    “Chắc không?” một giọng khác hỏi.


    “Không, cũng không chắc lắm.”


    “Hắn không ở đây à?” 1 giọng Bắc hỏi.


    “Không, tôi không nghĩ vậy.”


    Đến khoảng 8g, bộ đội mặc quân phục Bắc Việt đến đập cửa. 1 người trong số họ yêu cầu. “Mở ra không tôi bắn! Mau lên!”


    “Dạ dạ tôi đang mở cửa đây”, mẹ Tuy-Cam đáp nhưng vẫn cố chần chừ 1 tí để Tuy-Cam có thời gian đưa bà nội vào trong cái hầm của gia đình. 2 người anh là sĩ quan của Tuy-Cam là An và Long đã trốn trên gác mái mấy tiếng đồng hồ rồi. Khi mẹ Tuy-Cam cuối cùng cũng mở cửa ra thì có 1 số người đàn ông mặc quân phục xông vào.
    DepTraiDeu, hk111333, gaume16 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Mấy người lính hỏi: “Đàn ông đâu hết rồi?”


    “Chúng nó ở cả đây.” Mẹ Tuy-Cam trả lời rồi chỉ vào người con trai út tên Dung, người đầy tớ nam là Chuong cùng với Sy là em họ của Tuy-Cam đang sống cùng gia đình. Tất cả đều là con trai, ở lứa tuổi thanh thiếu niên.


    Bộ đội Bắc Việt nhìn mấy cậu trai chằm chằm vẻ hoài nghi. Khi 1 trong số họ tiến hành lục soát ngôi nhà thì phát hiện ra Tuy-Cam đang cùng với bà ở trong hầm. Anh ta ra lệnh “Ra đi. Ra ngoài đi. Còn ai nữa không?”


    Tuy cam trả lời là “Không có” nhưng người lính vẫn thò đầu vào trong hầm để kiểm tra. Rồi anh ta hỏi tiếp “Trên kia có ai không?” rồi chỉ lên tầng áp mái.


    “Không, trên đó không có ai mô” mẹ Tuy-Cam trả lời dứt khoát.


    Người lính quay đi mà không đi lên đó kiểm tra.


    Rồi toàn thể gia đình bị dồn ra đường, nơi có đến hàng ngàn người đang diễu hành. Khi đám đông đi tới cái cầu qua sông Phủ Cam thì nó nhập vào 1 đoàn người còn đông hơn nữa. Tuy-Cam nhìn thấy nhiều họ hàng, bạn bè, lối xóm. Mọi người chỉ nhìn nhau, chẳng nói chẳng rằng.

    1 nữ VC tỏ vẻ khó chịu khi thấy những cái móng tay sơn bóng loáng của Tuy-Cam. Những VC khác trêu “Mấy o này cầm gậy còn không xong huống hồ là đi chiến đấu với đế quốc Mỹ.”


    Một bộ đội Bắc Việt hỏi: “Ở đây có ai biết nói tiếng Anh không?” rồi chỉ tay vào 2 người đàn ông đang cạnh cái cây và nói “mấy người này không phải là người Việt.”


    Có ai đó nói: “Họ là người Philipin đó.” Tuy-Cam rất sợ người quen tố cáo việc cô đang làm cho Mỹ ở Đà Nẵng. Thật may là không có ai làm vậy. Cực kỳ hoảng hốt, cô bám chặt lấy bà, ôm cứng lấy bà cứ như 1 đứa trẻ.


    Một chiếc máy bay, có vẻ như đang làm nhiệm vụ thám thính xuất hiện trên bầu trời thành phố. Nữ chiến sĩ VC ra chỗ trống đứng bắn lên máy bay. Những VC khác cũng làm theo nhưng hiển nhiên là không thể bắn tới nổi. Chiếc máy bay lượn vòng vòng mấy phút rồi nhanh chóng mất dạng.


    Quá trưa thì có 1 xe jeep của VNCH phóng đến. 1 bộ đội Bắc Việt bước xuống xe, vẫy người chỉ huy VC và nói rù rì gì đó với anh này. Tuy-Cam không thể biết họ đang bàn bạc gì cả. Sau đó người lính Bắc Việt nhảy lên xe jeep rồi đi mất.

    "Nghe kỹ đây" người chỉ huy VC nói: "Đồng bào được phép về nhà". Ngay lập tức mọi người đứng dậy dợm bước đi nhưng người cán bộ quân Giải Phóng hô lớn: "Ngồi xuống lại! Ý tôi là chỉ có đàn bà, con nít thôi. Đàn ông thì qua bên kia." Anh ta chỉ sang phía 1 bãi đất trống. Ngay lập tức bộ đội lùa tất cả số đàn ông sang lô đất. Mẹ Tuy-Cam bắt đầu khóc khi thấy 1 lính Bắc Việt túm lấy áo sơ mi của Dung, Chuong, và em họ Sy rồi đẩy họ về phía đám đàn ông. Sau đó phụ nữ và trẻ em mới được cho về.

    Tuy-Cam cùng phụ nữ trong nhà về tới nhà thì thấy 1 tiểu đội lính Bắc Việt cũng vừa đến cổng trước. Một người trong số họ rất lễ phép gọi mẹ của Tuy-Cam: "Má ơi. Bọn con chưa được ăn gì từ hôm kia. má có gì để ăn không ạ?"

    Thế là số bộ đội được ăn 1 bữa thỏa thích - gần như mọi thứ còn lại trong bữa cỗ tối hôm trước đã được đem ra. Sau đó họ ngồi lại vừa hỏi han vừa tuyên truyền cho cả nhà. Các chiến sĩ hỏi tất cả mọi người đủ thứ chuyện trong suốt gần 2 tiếng đồng hồ. Sau đó họ dời ra phía sau nhà tìm cuốc, xẻng ở trong 2 cái lều tranh ngoài đó. Bộ đội Bắc Việt dùng những thứ tìm thấy đào 1 chiến hào dọc theo cái hàng rào tre. Khi cái hào vừa đào xong cũng là lúc Dung, Chuong, và Sy về đến nhà.

    1 lát sau đó, 2 người anh của Tuy-Cam là An và Long, từ tầng áp mái ra hiệu xuống. Một em gái của Tuy-Cam tới đứng ở cửa sau trong khi 1 người em khác đứng ở cánh cửa khác, để canh chừng bộ đội Bắc Việt. Sau đó Tuy-Cam cùng mẹ mới ra dấu đáp lại. 2 người anh muốn đi vệ sinh. Chuong, người đầy tớ trai tìm đâu được 1 can đựng dầu hỏa rỗng và mấy phụ nữ tìm cách chuyển nó lên cho các anh. Sau đó cả nhà ngồi xuống cố ăn nốt số thức ăn còn lại ở trong bếp. Nhưng chẳng ai nuốt nổi miếng nào cả. Mẹ Tuy-Cam nhìn lên gác mái rồi nhìn xuống chỗ đồ ăn. Chẳng có ai nhúc nhích. Không ai đủ can đảm để đưa thức ăn lên cho An và Long hết.















    Phần III

    Trong sương mù



    Chương 8



    Hỗ trợ quân sự đầu tiên của Mỹ dành cho Huế từ bên ngoài là 1 phi xuất kỳ khôi của máy bay tiêm kích - bom. Thiếu tá Tom Johnson, 1 cựu binh dày dạn đã có 6 tháng chiến đấu ở phi đoàn tấn công TQLC (Attack Squadron) số 311 ở Chu Lai, cách Huế 170km về hướng đông nam. 2 phi vụ đầu tiên mà Johnson bay để đáp lại tình hình khẩn cấp trong Tết đều là bay đêm trên máy bay A-4 với sự hỗ trợ của hệ thống radar trong việc ném bom. Về bản chất đó là đưa bom vào mục tiêu phỏng chừng, nhắm mắt thả bom rồi để cho radar hướng dẫn. Nhiệm vụ của ông trên bầu trời Huế sẽ có yêu cầu cao hơn 1 chút về kỹ thuật bay.

    Johnson được lệnh lái chiếc máy bay phản lực A-4 của mình đến Huế cùng với 1 chiếc A-4 khác bay số 2 nữa. Khi tiếp cận khu vực có mục tiêu vào ban ngày thì họ được phi công của 1 chiếc máy bay trinh sát O-1 Bird Dog của TQLC hướng dẫn (tên khác là L-19. ND). Quan sát viên trên chiếc O-1 bảo các phi công A-4 là anh ta đang có "1 số VC" và mục tiêu đang ở dưới màn sương mù từ 150-180m. Quan sát viên nói mình đã từ phía đông nam bay dưới mây tới đó và nhìn thấy dưới đó rất rõ.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Phải nói giọng văn này viết hấp dẫn thật lại qua giọng dịch của bác Ng Thi nữa....Cuốn này viết hay hơn cuốn Vạn Tường....
    Lần cập nhật cuối: 23/02/2017
    ngthi96 thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Johnson cùng với viên phi công phản lực kia giảm tốc độ xuống 250-300 knot rồi thận trọng xuyên qua trần mây u ám chúi xuống. Họ luồn lách dưới mây và tới gần vùng có chiếc O-1. Tại đây họ nhìn thấy 1 số cột ăng ten cao của đài phát thanh ẩn hiện trong sương mù. Biết rằng cột ăng ten đều có dây cáp nối xuống mặt đất, các phi công A-4 đành chờ trời quang hơn để có thể nhìn rõ mấy sợi dây. Thiếu tá Johnson nhận thấy việc bay trong thời tiết u ám thế này là rất khó khăn, vừa phải tránh chiếc O-1, vừa lo né dây cáp, vừa phải định vị mục tiêu, chiếm lĩnh vị trí, khóa mục tiêu, cắt bom rồi thoát ly mà không được phép có sai sót nào.

    May thay những máy bay A-4 đều mang theo bom nổ chậm loại Snakeye nặng 250 pound. Loại này có thể thả từ độ cao rất thấp mà không làm nổ tung mấy chiếc A-4. Tuy nhiên tốc độ nhỏ cùng với việc bay thấp sẽ không cho phép phi công ngắm mục tiêu lâu như mong muốn trước lúc cắt bom. Ngoài ra góc bổ nhào cũng thấp hơn góc mà Johnson muốn có nhiều. Ông cùng viên phi công A-4 kia không thể đảm bảo độ chính xác nếu góc bổ nhào thấp như thế. Hai viên phi công hít 1 hơi thở sâu sà xuống, thả mấy trái Snakeye. Sau khi xem xét cẩn thận, Johnson cảm thấy 2 chiếc A-4 đã làm tốt nhiệm vụ.

    Nhiệm vụ tiếp theo là thả bom nalpam, cái này mới là phức tạp. Mấy chiếc A-4 có thể ném những thùng gây cháy này trúng mục tiêu, nhưng qua những kinh nghiệm xương máu Johnson biết rằng bom nalpam có thể sẽ không nổ nếu được thả từ độ cao quá thấp. Và nếu như bom không nổ thì máy bay A-4 sẽ phải vòng lại dùng đại bác 20 ly kích nổ chúng. May là bom nalpam đã nổ khi được thả xuống và các phi công A-4 không phải mạo hiểm vòng lại để bắn lần nữa.

    Khi 2 chiếc A-4 rời khỏi khu vực, quan sát viên trên không đánh giá thiệt hại rồi chuyển lời lực lượng dưới mặt đất cảm ơn nói rằng họ rất khâm phục màn trình diễn của các phi công trong tiết trời u ám này. Anh ta nói với Johnson cùng phi công của chiếc A-4 kia rằng đây là phi vụ duy nhất mà mình từng hướng dẫn trong "điều kiện thời tiết" như thế này.

    "Điều kiện thời tiết" chính là lý do trận đánh ở Huế diễn ra mà hầu như không được không quân yểm trợ. Thời tiết u ám "đón chào" các phi công máy bay cánh bằng trong ngày 31/1 (mùng 2 tết) sẽ quét qua thành phố suốt 3 tuần tiếp theo. Ngày 31/1, ngoài phi vụ của thiếu tá Tom Johnson chỉ có 1 phi vụ nữa tại Huế do không quân VNCH thực hiện, đó là phi vụ ném bom của máy bay cường kích cánh quạt A-1 Skyraider được máy bay chỉ điểm hướng dẫn cũng giống như cái đã hướng dẫn Johnson và cái mà Tuy-Cam thấy đầu giờ chiều.

    Sau khi điên cuồng chống trả lại cuộc tấn công của tiểu đoàn 804 Bắc Việt, các cựu binh dày dạn kinh nghiệm trận mạc trong khu phái bộ cố vấn MACV cùng nhau gia cố vị trí phòng thủ trong khả năng hiện có về mặt nhân lực cũng như vũ khí đạn dược. Do không có đủ vũ khí nên nhiều cố vấn và nhân viên văn phòng phải chọn cách vào trốn trong các căn hầm trú ẩn.


    Có thể nghe thấy tiếng súng nổ khắp nơi trong thành phố, không có đủ thông tin để có thể xóa bỏ các tin đồn ngày càng trở lên rối rắm. Bình minh cũng chẳng thể xua được sự bi quan, sương mù xám xịt càng như báo hiệu thêm điềm gở.


    Người ta nhanh chóng đánh giá mức độ thiệt hại do mảnh của những loạt rocket Bắc Việt bắn bên ngoài khu phái bộ khiến cho bức tường bị thủng lỗ chỗ. May thay, bức tường vẫn chưa thấy có nguy cơ bị sập.


    Hệ thống thông tin liên lạc với bên ngoài vẫn còn nguyên vẹn nhưng khu phái bộ vẫn đang trong cảnh hỗn loạn nên vẫn chưa thấy có báo cáo xin giải cứu nào. Phòng liên lạc vô tuyến đã gửi đi nhiều tin chi tiết nhưng không thấy đánh giá, nhận định nào. Cả buổi sáng trôi qua, tình trạng báo cáo thiếu tính thuyết phục là kết quả của việc đài phát thanh quân lực phát sóng tại Sài Gòn cho hay tình hình Huế vẫn tốt và trong tầm kiểm soát. Với những người đã phải chịu 1 đêm kinh hãi trong khu phái bộ thì những tin tức do đài Sài Gòn loan truyền thật càng khiến họ thêm điên tiết. Lúc đầu họ còn la ó chửi bới phát thanh viên nhưng sau đó rõ ràng là họ đã thay đổi thái độ khi nghe thấy đài loan báo cường độ ngày càng tăng của cuộc tổng tiến công trên cả nước và thấy hoàn cảnh của mình, dù đang rất tệ, cũng chưa đến nỗi nào. Ít ra là họ đã không bị tràn ngập.


    Những tiếng súng lẻ tẻ vẫn nổ trong suốt buổi sáng nhưng đến 13g thì những con người mệt mỏi, sợ hãi đang cố thủ trong khu phái bộ nghe thấy súng bắn rộ lên ở hướng nam. Có cả tiếng rống đặc biệt của trọng liên cal.50 Mỹ lẫn tiếng trọng liên 12.7 ly của quân Giải Phóng; tiếng kêu khùng khục của đại liên M60 cùng tiếng nổ lốp bốp nghe chậm hơn của M16. Không ai trong khu phái bộ hiểu chuyện gì đang xảy ra cả và cũng không ai còn dám võ đoán nữa.


    Màn sương mù dai dẳng đang bao phủ Huế cũng đang che phủ cả căn cứ Phú Bài cùng các cứ điểm khác nằm trên phạm vi có thể yểm trợ cho Huế. Nó chính là sương mù chiến tranh. Sẽ phải trả giá rất đắt để phá vỡ được nó.


    Không ai trong cái căn cứ Phú Bài nhốn nháo và bận rộn có thể nói được những gì đang xảy ra ở Huế. Nếu như người ta biết điều gì đó về cuộc tổng tiến công Tết, thì đó là do tổng hợp từ các thông tin sơ sài quanh Phú Bài cùng các căn cứ lân cận. Tổng hợp từ các báo cáo đó đề cập đến 1 số hoạt động của quân giải phóng bên rìa và dọc tuyến QL1 và dự đoán có thể ở Huế sẽ có biến.


    Tiểu đoàn 1, trung đoàn 1 TQLC Mỹ của trung tá Marcus (Mark) Gravel (phát âm là “một một”) thường hay được bố trí ở phía nam vùng I chiến thuật. Tuy nhiên vào thời điểm này nó vừa kết thúc 2 tháng hành quân trên khu phi quân sự và được chuyển từ Quảng Trị về Phú Bài. Đại đội dự kiến sẽ về đến Phú Bài cuối cùng trong số 4 đại đội bộ binh của Gravel là đại đội Alpha của đại úy Gordon Batcheller (Alpha/1/1, hay "Alpha Một Một"). Thực ra thì đến tối 30/1 (mùng 1 Tết), mới có gần 3/4 lính đại đội về được Phú Bài. Chỉ có đại úy Batcheller cùng đại đội phó là những sĩ quan duy nhất của đại đội về tới nơi. 2 trung đội trưởng cùng khoảng 40 TQLC đã lỡ chuyến trực thăng cuối cùng buổi tối, còn trung úy thứ 3 của đại đội thì đã bị bắt đi học trên trường cán bộ của sư đoàn.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Với đại đội Alpha, tiểu đoàn 1, trung đoàn 1 thì ngày 31/1 là ngày để nghỉ ngơi và tái trang bị. Sau đó sang đến ngày 1/2 nó sẽ được chở bằng xe tải đến Huế để bảo vệ bến tàu LCU của hải quân trên sông Hương - đây là lần đầu tiên 1 đơn vị bộ binh của TQLC Mỹ được giao làm nhiệm vụ bên trong thành phố Huế.


    Tối ngày 30/1, sau khi an trí quân dưới quyền xong, đại úy Batcheller được người trên ban tham mưu tiểu đoàn 1/1 báo cho biết cái đại đội thiếu của anh sẽ làm “lực lượng ứng chiến” của Phú Bài. Không có chi tiết gì thêm vào thời điểm đó. Tờ mờ sáng ngày 31/1, Batcheller lệnh cho đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/1 di chuyển dọc theo đường 1. Đại đội sẽ gặp hướng dẫn viên của quân lực VNCH, người sẽ đưa đại đội về tăng cường cho đơn vị mình, đang ở khoảng giữa QL và bờ biển.


    Trong chốc lát, phần lớn đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/1 đã leo lên các xe tải GMC đỗ bên trong hàng rào căn cứ. Hai chiếc xe tải vũ trang của Lục quân Mỹ (gun truck), gắn ụ trọng liên phòng không M55, mỗi ụ có 4 khẩu trọng liên cal. 50 đầy uy lực, nhập theo đoàn xe. Màn sương mù dày đặc bay là là sát đất đã cản trở tầm nhìn ra 2 bên đường. Sẽ chẳng có ai trong đoàn xe thấy gì trước mà đề phòng hết.


    Đây là không phải là vùng đất quen thuộc của đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/1. Chẳng ai biết chỗ nào là chỗ dễ bị phục kích nhất và cũng không ai có thể nhìn thấy gì ngoài sương mù. Các thành viên trung đội tác chiến hỗn hợp CAP của TQLC mà họ gặp trên đường đã cho đại úy Batcheller biết rằng người VN trong vùng báo có 'rất đông' đơn vị đối phương đang chuyển quân lên phía bắc.


    Tuy nhiên họ cũng nói thêm là không thể xác minh được những tin báo trên của người dân về “rất đông VC” ấy.


    Đoàn xe đến điểm hẹn nhưng không thấy hướng dẫn viên VNCH nào như đã hứa cả. Sau khi báo cáo điện đài về sở chỉ huy tiểu đoàn 1/1, đại úy Batcheller được lệnh đổi hướng tiến theo Quốc lộ 1 lên phía bắc bắt liên lạc với 1 đơn vị thuộc sư đoàn 1 kỵ binh bay Mỹ. Đơn vị này đang đóng ở phía bắc Huế. Khi Batcheller xem bản đồ để ước lượng khoảng cách thì nhận thấy đường Quốc lộ 1 tại Huế chạy ra ngoài bản đồ của mình. Tới nam VN hồi cuối tháng 8 năm 1967 và về chỉ huy đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/1 từ bữa Giáng Sinh, viên sĩ quan 28 tuổi người Boston vẫn tin rằng mình sẽ giải quyết được những khó khăn có thể gặp trên đường.


    Vào lúc đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/1 chuyển hướng đi lên phía bắc, sương mù buổi sáng vẫn chưa tan và những TQLC Mỹ vẫn ù ù cạc cạc trong màn sương chiến tranh đó. Hành trình đi qua Phú Bài tương đối nhanh nhưng đám lính cũng để ý thấy có gì đó bất thường: các con lộ ở VN vẫn luôn có nhan nhản hàng quán, người qua lại, trẻ con xin ăn thì nay vắng tanh vắng ngắt.


    Ngay khi đoàn xe nhỏ vừa qua khỏi Phú Bài thì 1 cú điện đài từ sở chỉ huy tiểu đoàn 1/1 lại gọi đến thay đổi nhiệm vụ của đại đội Alpha. Thay vì tiến qua Huế để tìm sư đoàn 1 kỵ binh bay, đại đội sẽ dừng lại ở nam sông Hương tới cứu viện cho khu phái bộ cố vấn MACV. Cuộc liên lạc tuy cũng đề cập đến tình hình căng thẳng ở Huế và lân cận nhưng không có thông tin cụ thể nào. Lệnh cho đại úy Batcheller chỉ đơn giản là tới giải tỏa khu nhà của Toán cố vấn số 3 (Advisory Team 3).


    Vào lúc 10g30, khi đoàn xe của đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/1 đến gần 1 cái cầu bắc qua con lạch cách khu phái bộ 3 km về phía đông nam thì trời vẫn còn mù mịt. Vừa chạy qua cầu thì đại đội Alpha nhìn thấy đuôi của 5 chiếc tăng M48 của TQLC Mỹ đang đậu trên đường. Sau ít phút nói chuyện với viên thiếu tá TQLC đi cùng đám xe tăng thì được biết họ thuộc đại đội Alpha, tiểu đoàn 3 xe tăng, là 1 đơn vị của sư đoàn 3 TQLC đang trên đường tới bến tàu LCU để lên tàu ra bắc Quảng Trị. Đám tăng đã tháo bạt che nòng pháo. Các tổ lái thì căng mắt nhìn qua các lỗ quan trắc trên tháp pháo vào màn sương mù, rõ ràng là để tìm kiếm dấu hiệu quân địch. Lính tăng Mỹ cảnh giác cao như thế là vì ngay ở gần đó có cái xác tan tành của 1 chiếc tăng M41 VNCH. Trên xe này vẫn còn xác cháy thành than của 1 lính tăng đang cố bò ra khỏi cửa tháp pháo. Có nhiều dấu vết rõ rệt về hoạt động mới đây của quân đối phương ở quanh đó.


    Viên thiếu tá phụ trách đoàn tăng mới liên lạc với Phú Bài để hỏi tình hình đường đi phía trước. Khi số xe tăng này xuất phát ở Phú Bài thì họ được báo là Quốc lộ 1 rất an toàn. Thông tin hồi đáp từ Phú Bài mù mờ đến nỗi viên thiếu tá đã xin phép cho quay về căn cứ, còn không thì phải gửi bộ binh lên hộ tống, ( Tất cả xe tăng thiết giáp đều rất dễ bị quân địch tấn công nếu không đi kèm với bộ binh.) Phú Bài vừa cho ông ta quay về thì đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/1 đến nơi.


    Đại úy Batcheller cùng viên thiếu tá thiết giáp nhanh chóng đồng thuận rằng xe tăng cần hỗ trợ đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/1 đi tiếp về phía bắc đến khu phái bộ MACV. Không còn chần chừ gì nữa, Batcheller lệnh cho bộ binh xuống xe tải hành quân bộ, vừa đi vừa rà soát 2 bên đường.


    Sau khi đoàn xe tăng và bộ binh khởi hành 1 lúc, đại úy Batcheller nhận được điện do trung sĩ Alfredo Gonzalez, 21 tuổi, quyền chỉ huy trung đội 3 lúc này gọi về. Gonzalez báo cáo Batcheller rằng trong quá trình quan sát nhà cửa bên phải quốc lộ trung đội 3 đã nhìn thấy 1 khu nhà có tường bao quanh nằm giữa cánh đồng lớn. Hình như có người mặc quân phục đi lại bên trong khu nhà, nhưng Gonzalez không rõ là họ mặc quân phục lính gì? Batcheller lệnh cho Gonzalez bố trí khẩu M60 của anh ta khống chế khu vực rồi cho quân tiến ra ruộng. Nếu như người trong khu nhà nổ súng thì TQLC sẽ tiêu diệt họ. Lát sau thì Gonzalez báo lại rằng những người mặc quân phục ấy là lính VNCH.


    Cùng lúc đó, trung đội 2 của trung sĩ trung đội phó Curtis Godfrey tiến phía bên trái quốc lộ 1 vẫn đang cẩn thận quan sát kỹ từng căn nhà. Toàn là nhà không có người ở. Bất ngờ từ tòa nhà nằm ở ngã 3 đường cách đó 50m, 1 số lính Bắc Việt nổ súng bắn vào đội hình trung đội. Trung sĩ Godfrey bị bắn trúng chân phải buộc phải lăn xuống nấp trong 1 rãnh thoát nước chứa đầy bùn cặp bên đường. 1 phút sau tiếng súng bỗng ngưng bặt cũng đột ngột như khi bắt đầu. Trung sĩ Godfrey đang quan sát thì thấy trung sĩ Alfredo Gonzalez hiện ra chỗ giữa 2 cái nhà phía bên kia đường. Anh này khoác 4 khẩu AK-47 trên tay. Vẻ rạng rỡ trên khuôn mặt Gonzalez đã chứng tỏ anh đã 1 mình bắt số ‘du kích’ kia phải im tiếng. Sau đó 1 lát thì Godfrey cùng 2 thương binh TQLC khác được cho lên xe tải chuyển về Phú Bài.

Chia sẻ trang này