1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh Dịch: Sắc Màu Thời-Không Tâm Lý (học) hiện đại

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 02/06/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    Đôi điều về ngôn ngữ Việt: Thế chân vạc của ngôn ngữ & văn tự/CHỮ_VIẾT VN:
    ( Tiếp)
    Khoa học Tây-phương bắt đầu với ý tưởng về yếu tính và bản chất, ngầm trong ngôn ngữ Ấn − Âu, triết học Hi-lạp (idée của Platon) và thần học La –mã. Nhưng khoa học đã buộc phải bỏ những quan niệm này mà chấp nhận cái nhìn sự vật của chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ) (Aldous Huxley, bài "Adonis and the Alphabet" trong Tomorrow. Tomorrow and Tomorrow, 1952).

    Về nghệ thuật, chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ) là thơ và ~ nét_vẽ hoạ. Mỗi chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ) là một hình ảnh cụ thể, vẽ ra trước mắt cái hình tượng hay cái liên hệ của vật muốn chỉ. văn tự/CHỮ_VIẾT khác K0 gợi được gì ngoài âm thanh. Trong chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ), các giác quan như thị giác, thính giác, và xúc giác đều được khêu dậy. Tranh hay bản Vẽ của Cézanne, Paul Klee, hay lập thể là những dự phóng tìm về vũ trụ của xúc giác và ý niệm mà chữ Abc, vì độc tôn thị giác, đã làm hư mất.

    Ezra Pound cho là phương pháp của chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ) là phương pháp của khoa học thực nghiệm và cũng là phương pháp độc nhất để nghiên cứu thi văn và hội hoạ (ABC of Reading, 1934).

    Ezra Pound cho phương pháp của chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ) là phương pháp của khoa học thực nghiệm và cũng là phương pháp độc nhất để nghiên cứu thi văn và hội hoạ (ABC of Reading, 1934).

    Bàn về hoạ ~nét_ vẽ, A. Huxley viết: "Tại Trung-hoa, thư pháp là một ngành của hoạ ~nét_ vẽ, hay đúng hơn hoạ ~nét_ vẽ là một ngành của thư pháp. Tại Tây-phương, việc viết một bài thơ, dù cho cao cả nhất, cũng chỉ là một động tác thuần tuý máy móc và do đó K0 bao giờ đưa đến một sự giải thoát tâm lí sánh với một nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo tay chân như thư pháp chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ)". (Sách đã dẫn, Bài "Liberty, Quality, Machinery").
    (Còn Tiếp)
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    Đôi điều về ngôn ngữ Việt: Thế chân vạc của ngôn ngữ & văn tự/CHỮ_VIẾT VN:
    ( Tiếp)
    Bàn về hoạ ~nét_ vẽ, A. Huxley viết: "Tại Trung-hoa, THƯ PHÁP là một ngành của hoạ ~nét_ vẽ, hay đúng hơn hoạ ~nét_ vẽ là một ngành của THƯ PHÁP. Tại Tây-phương, việc viết một bài thơ, dù cho cao cả nhất, cũng chỉ là một động tác thuần tuý máy móc và do đó K0 bao giờ đưa đến một sự giải thoát tâm lí sánh với một nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo tay chân như THƯ PHÁP chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ)". (Sách đã dẫn, Bài "Liberty, Quality, Machinery").


    III- Chữ_Viết ABC

    I. – CHÍNH DANH

    Thứ chữ dùng bảng mẫu tự alphabet để kí âm tiếng Việt chúng tôi đề nghị gọi là chữ Việt-Abc hay gọi tắt là chữ_Viết ABC. Việc gọi một tên mới cho một thứ chữ đã có trên 300 năm K0 phải lập dị, mà có lí do sâu xa.

    a. Chữ Quốc-ngữ: Trước hết chúng ta K0 thể gọi văn tự/CHỮ_VIẾT đó là chữ quốc ngữ, bởi lẽ quốc ngữ là tiếng nói của một nước. Phân biệt ngôn ngữ và văn tự/CHỮ_VIẾT là sự chú tâm đầu tiên của ngữ học. Tên gọi "chữ quốc ngữ" được dùng chính thức lần đầu cách đây vừa đúng một thế kỉ khi Pháp chiếm Nam-kì làm thuộc địa (1867) và bãi việc học thi chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ) ở Nam-kì để tổ chức nền học theo Pháp và mở Trường Thông-ngôn (1868). Năm 1910 Thống-sứ Pháp tại Bắc-kì ra lệnh cho các công văn phải dịch ra "chữ quốc ngữ" mục đích để bứng rễ dân tộc Việt.
    (& còn Tiếp)
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    Đôi điều về ngôn ngữ Việt: Thế chân vạc của ngôn ngữ & văn tự/CHỮ_VIẾT VN:
    III- Chữ_Viết ABC
    ( Tiếp)
    Năm 1917, Hồ Thích khởi xướng việc dùng quốc ngữ Bạch-thoại cùng với năm Pháp chấm dứt chế độ khoa cử ở Việt-Nam. Ưu thế chính trị của người Pháp cũng như sự hăng say cải cách mô phỏng Trung-hoa để học theo Tây-phương của một số người Việt đã khiến tên "chữ quốc ngữ" chiếm vị độc tôn từ đó.

    Ngày nay, ưu thế kia K0 còn, và nhận thức đúng GIÁ TRỊ của tiếng Việt, chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ), và chữ_Viết ABC, ta phải gọi lại cho chính danh.

    b. – Chữ La-tinh: Có người đề nghị gọi là "chữ La-tinh" (Trung-hoa: Lạp đinh tự; Nhật-bản: Romaji).
    Tên "chữ La-tinh" có hai điều K0 ổn, tuy có phần đúng hơn tên "chữ quốc ngữ".

    Một là, gọi như thế có thể lầm với chữ cổ ngữ La-tinh của người Ý.
    Hai là, chữ_Viết ABC của ta K0 hẳn chỉ mượn của La-tinh, mà còn mượn của Tây ban nha, Bồ-đào-nha (chữ N), của Ý (chữ GI), của Hi-lạp (chữ Phi thành PH), của Do-thái (chữ NG)…và có thêm những chữ mới K0 có trong ngôn ngữ nào (như chữ Ơ, chữ Ư, chữ Đ). Ngay các dấu giọng cũng có nguồn gốc rất phức tạp: ba dấu sắc, huyền, và ngã mượn của Hi-lạp; dấu nặng ở chữ iota dưới; dấu hỏi mượn trong dấu chấm hỏi của La-tinh)
    – (Xem: Nguyễn Khắc Xuyên, ‘Giáo sĩ A Lịch Sơn Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) với chữ Quốc Ngữ’ Việt nam Khảo cổ Tập san II, 1960).

    Vậy chúng ta mượn các kí hiệu ở hầu hết các nước dùng bảng mẫu tự Alphabet. Alphabet tức là gọi tắt hai chữ đầu của mẫu tự Hi-lạp: Alpha và Bêta vẽ hình đầu bò và cái lều. Những âm này K0 dùng trong vần tiếng Việt nên ta đổi là " chữ_Viết ABC" và đọc theo lối phát âm Việt để chỉ rằng chúng ta đã đồng hoá văn tự/CHỮ_VIẾT đó thành của ta rồi.

    Trở ngại độc nhất của chứng ta là thói quen. Tuy nhiều thói quen đó mới chỉ có 50 năm, và đứng trước lịch sử một dân tộc thì thời gian đó chỉ là giây lát.

    2. – CHỮ VIỆT − ABC

    a. – Việc thành lập chữ_Viết ABC: Những giáo sĩ Âu-châu sang truyền đạo ở nước ta đã có công đầu trong việc thành lập chữ_Viết ABC. Điều đó K0 phải là phép lạ đáng ngạc nhiên gì. Họ chế ra chữ_Viết ABC với 3 mục đích.
    Thứ nhất là để dễ học nói và viết ngôn ngữ bản xứ, để tiện bề truyền đạo.
    Thứ hai, là có kí hiệu mật để tránh tai mắt của nhà cầm quyền khi cần giao dịch với giáo dân.
    Mục đích thứ ba, là tách biệt tập thể giáo dân ra khỏi ảnh hưởng văn hoá cổ truyền vì K0 dùng chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ) và chữ Nôm, để tiến tới việc mang toàn thể học thuật và tín ngưỡng Âu Tây vào Việt nam – hay nói theo họ là mang Việt nam "vào lòng Hoà-lan". Trong mục đích thứ ba này họ được sự hỗ trợ của Pháp và gặp sự chống đối quyết liệt của triều đình ta.

    K0 được thấm nhuần trong văn hoá dân tộc (vì mù chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ) và chữ Nôm) một nông dân Việt sẽ nghĩ gì khi đọc "Phép Giảng Tâm Ngày" của Alexandre de Rhodes, chẳng hạn ngày thứ bốn giảng về: "những đạo vạy (tà đạo) gồm đạo Bụt, Giáo ngoài và Giáo trong: đạo Lão; đạo Nho: việc thờ ông Khổng: những sự dối trá của Thich ca về linh hồn ta; những điều lầm lỗi trong việc thờ cúng cha mẹ…"?

    Những mục đích kia thuộc về lịch sử rồi, K0 còn gì đáng bàn. Chúng ta chỉ cần minh định hai điểm: một là chữ_Viết ABC là một công trình tập thể, K0 phải là cá nhân; và hai là sự kiện chữ_Viết ABC thành công ở Việt Nam mà K0 thành công ở những nước khác ở Đông Á chứng tỏ điều quan trọng là sự đồng hoá của dân tộc Việt, chứ K0 phải sự sáng chế kí hiệu mà thôi.
    (& còn Tiếp)
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    Đôi điều về ngôn ngữ Việt: Thế chân vạc của ngôn ngữ & văn tự/CHỮ_VIẾT VN:
    ( Tiếp)
    Một nhu cầu thay đổi văn tự/CHỮ_VIẾT bao giờ cũng từ ngoài đưa đến. Từ Ignaccio thế kỉ 16 đến Alexandre de Rhodes thế kỉ 17, chữ_Viết ABC đã manh nha thành hình. Alexandre de Rhodes chỉ là người đem in tự điển đầu tiên. Cuốn "Dictionarium Annamiticum – Lusitanum et Latinum in tại La mã năm 1651, K0 phải cho Việt nam mà là cho nhu cầu của họ.
    Chính tinh thần dung hoá của dân tộc đã biến một vũ khí ngoại lai thành một dụng cụ cho chính mình vậy.

    Xét về việc kí âm, các giáo sĩ như François Xavier và Matteo Ricci đã khởi xướng tại Nhật bản và Trung hoa trước khi cuốn tự điển của Alexandre de Rhodes ra đời đến cả thế kỉ mà K0 thành công.
    Yếu tố quyết định sự sống còn của chữ_Viết ABC chính là khả năng của tiếng Việt.

    b. – GIÁ TRỊ của chữ_Viết ABC: Chữ_Viết ABC có một tiện lợi vô cùng là chỉ với 28 mẫu tự và 5 dấu giọng có thể kí âm trung thực tất cả ngữ vựng Việt. Ngay giữa thế kỉ 17, chữ Nôm đã có khoảng tám mươi ngàn chữ rồi. Việc học ngay một số chữ căn bản cũng đòi hỏi thời gian lâu dài. Chữ_Viết ABC học trong ít giờ có thể thành thạo, giải quyết được vấn đề số một của chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ) và chữ Nôm là làm cho mọi người biết đọc biết viết mau chóng.

    Những tiện ích khác là thống nhất cách phát âm, giản dị sổ sách, đánh máy, ấn loát, truyền tin, soạn từ điển, và phiên âm ngoại ngữ…

    So với các nước dùng mẫu tự La-tinh, chữ_Viết ABC của người Việt hợp lí hơn cả, vì âm theo đúng chính tả.

    Sở dĩ chữ_Viết ABC thành công ở Việt nam mà K0 thực hiện dược ở các nước Đại hàn, Nhật bản, Trung hoa là vì Việt nam K0 giản lược chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ) thành những kí hiệu chỉ âm như Đại hàn và Nhật bản đã thực hiện từ những thế kỉ 13, 14; và tiếng nói Việt nam thống nhất K0 gồm hàng chục thổ ngữ hoàn toàn K0 hiểu nhau như ở Trung hoa.

    Trong sự giao tiếp với Tây phương chữ_Viết ABC của ta là một cây cầu vô cùng tiện lợi (thí dụ trong danh từ hoá học, chúng ta K0 mất công tìm hàng vạn chữ mới, khác biệt với quốc tế, như người Trung hoa hay Nhật bản).

    Nhật bản và Đại hàn biến chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ) thành một hệ thống kí âm tức là làm mất hồn của một thứ chữ tượng ý, mà việc học cũng như giao tiếp với Tây phương lại thua xa chữ_Viết ABC. Thế tức là hai chân đều khập khiễng.

    Trung hoa từ năm 1956 Mao Trạch Đông đã giản lược các nét của 230 chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ) và Quốc dân Hội nghị (Quốc vụ Viện TQ) năm 1958 đã chấp thuận một bảng mẫu tự Abc (gọi là BíNH Âm/Pin Yin) Xem:

    dùng để kí âm chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ) và từ ngữ khoa học kĩ thuật Tây phương, cũng như để bài trừ nạn mù chữ, và đặt văn tự/CHỮ_VIẾT cho các dân tộc thiểu số. Tiếng phổ thông Bắc kinh hiện nay Đả được trên 70 phần trăm dân chúng hiểu.
    Tuy Vậy, Một hệ thống Abc K0 thể thành lập nếu toàn quốc chưa thống nhất ngôn ngữ.

    Tuy nhiên chỉ riêng chữ_Viết ABC K0 đủ. Thiếu chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ), chữ_Viết ABC chỉ là cây bật gốc. Ngoài những GIÁ TRỊ triết học, khoa học, và văn học của chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ) đề cập trong phần "chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ)" ở trên, ta còn thấy chữ_Viết ABC chỉ có thể tìm ngữ nguyên trong CHIẾT_TỰ(Dị Biệt Hoá từ: bẻ chữ thành ~ phần từ khác) của chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ), tránh đồng âm dị tự, tránh sai lầm về ý nghĩa và chính tả khi quy chiếu về chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ). Điều quan hệ nữa là việc sáng tác từ ngữ mới phải khởi từ chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ) thì mới đúng đắn.

    Tuy nhiên Chữ_Viết ABC có những giới hạn K0 riêng gì trong Việt ngữ mà còn ảnh hưởng đến cả nền văn minh.
    Chỉ có chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ) và chữ_Viết ABC song song mới bảo đảm một phát triển toàn diện.
    (& còn Tiếp)
    Lần cập nhật cuối: 14/01/2017
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    Đôi điều về ngôn ngữ Việt: Thế chân vạc của ngôn ngữ & văn tự/CHỮ_VIẾT VN:
    ( Tiếp)
    3. – Chữ_Viết ABC VÀ VĂN MINH

    Người Phénicie sáng chế ra chữ_Viết ABC đầu tiên vào khoảng 1300 năm trước Tây lịch. Sau đó Hi lạp và La mã mượn lại. Dân Phénicie chuyên về thương mại và lập đế quốc đầu tiên trên biển. Họ K0 sáng tạo được gì để lại ngoài bảng Mẫu tự Abc. Họ có công đơn giản hàng trăm chữ thành vài ba chục nét đơn giản kí âm để tiện lập sổ sách giao dịch với nhiều giống người ở các hải cảng.

    Ngay trong sự phát sinh, ta đã thấy chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ) và chữ_Viết ABC ở hai bình diện khác biệt hẳn: một linh thiêng và một thông tục. chữ Nho & (Hán Tự /chữ_viết TQ) cũng như các linh tự khác làm ra để giới vu nghiễm chiêm đoán bí mật của cuộc sống và cảm thông với quỷ thần. Khổng tử bắt đầu rời xa quan niệm thần bí để đưa vào nhân đạo ("Qủy thần, kính nhi viễn chi") cũng như Socrate bên Hi lạp kéo triết học từ trên trời xuống. Còn chữ_Viết ABC làm ra là để buôn bán giao dịch với kẻ lạ.

    Chữ_Viết ABC là biểu hiện cho sự cơ tâm thứ nhất của Tây phương. Mẫu tự Abc có những đặc tính sau đây:

    a. − Chia lìa ngôn ngữ với thực tại bằng những kí hiệu giả tạo;
    b. – Tách con người ra khỏi kinh nghiệm cụ thể, tách thị giác khỏi các giác quan khác, nhất là thính giác và xúc giác;
    c. – Tách cá nhân (cái riêng) khỏi đoàn thể (cái chung).

    Chính thái độ khách quan (fân biệt giữa Chủ thể & Khách thể) do chữ_Viết ABC gây ra: làm mà K0 tham dự, đã giúp người Tây phương có thể bình tĩnh nghiên cứu sự vật, đè nén cảm xúc Tâm Lý, và chia sẻ kinh nghiệm để tổ chức đời sống.

    Theo Marshall McLuhan (trong cuốn Understanding Media, 1964), chỉ những nền văn hoá Abc mới làm chủ được sự tiếp diễn nối kết theo đường thẳng (tuyến tính) như các hình thức tổ chức tâm linh và xã hội phổ quát. Việc Dị_biệt Hóa hoạt động: phá từng kinh nghiệm ra thành các đơn vị đồng nhất để hoạt động, và thay đổi hình dạng sự vật hay kiến thức thực dụng một cách mau lẹ là bí quyết sức mạnh của Tây phương.
    (& còn Tiếp)
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    Đôi điều về ngôn ngữ Việt: Thế chân vạc của ngôn ngữ & văn tự/CHỮ_VIẾT VN:
    3. – Chữ_Viết ABC VÀ VĂN MINH
    ( Tiếp)
    Chữ Abc khi rời bỏ linh tự đã hi sinh những thế giới ý nghĩa và tri giác sâu thẳm trong mỗi chữ tượng hình, tượng ý để đạt tới chuyên môn, tổ chức, và hiệu năng.chữ Nho (Hán Tự /chữ_viết TQ) sống động như một biểu hiện chẳng khác nào bánh xe pháp luân của Phật giáo hay chữ thập của Kitô giáo, trong khi chữ Abc viết ra "Phật" hay "Kitô" không diễn tả được gì.

    Ngày nay Hoa kì là nước đứng đầu thế giới về cơ khí cũng là nước nhiều chữ vô nghĩa (CHỮ_VIẾT tắt TV, OK…) nhất.

    Tất cả những phát triển về sau của Tây phương rập trên khuôn mẫu chữ Abc như: tổ chức quân đội đồng nhất, thành thị cơ năng thay thế xã thôn tự trị, guồng máy hành chánh và luật lệ..

    Chữ Abc viết theo đường thẳng và chia âm thanh thành từng phần, tạo ảo tưởng là không gian và thời gian đồng nhất. Phân công đưa đến phân thời.

    Các tu viện Tây phương đời Trung cổ chế ra đồng hồ cơ khí chia thời gian thành mảnh mún trừu tượng đã ảnh hưởng toàn bộ sinh hoạt Âu Châu. Con người không còn sống với kinh nghiệm cụ thể mà trở thành một cái máy. Ăn, mặc, ngủ không theo nhu cầu cá nhân mà theo đồng hồ. Bergson đến thế kỉ 20 mới phân biệt thời gian vật lí và thời gian tâm lí.

    Sự chia chẻ không gian sinh ra đời sống riêng tư và cá nhân chủ nghĩa, trong tư tưởng sinh ra những quan điểm khác biệt, và trong công việc thành chuyên môn.

    Máy in chữ rời của Gutenberg (thế kỉ 15) triệt để áp dụng nguyên tắc chia cắt và lặp đi lặp lại của chữa Abc đã mở đầu cho thời đại máy móc và kĩ nghệ.

    Đến nay con người trí thức Tây phương đã xa lìa thực tại cụ thể, và bị chuyên môn hoá hơn bao giờ hết, đến trở thành phi nhân (bi hài kịch của Charlot trong phim Les Temps Modernes). Tất cả Tây phương đang lên cơn phá huỷ cuồng loạn. Hội hoạ vô hình dung, nhạc phá thể, văn chương chối bỏ ngữ nghĩa… Tất cả là để phản ứng lại tình trạng phi nhân đó.

    Bằng cảm tính, người ta quay về với những văn hoá sơ khai (nhạc Jazz, vũ Phi Châu, điêu khắc nguyên thuỷ) hay kinh nghiệm tâm linh (từ thiền Zen đến nghiện LSD). Bằng triết học, người ta chối bỏ tinh thần duy lí của Aristote và Descartes, vũ trụ quan cơ giới của Newton để quay về với tâm thức cổ sơ, thần thoại nguyên thuỷ, và đạo học Đông phương. Tất cả là một trào lưu vĩ đại đòi trở về nguồn.

    Khoa học với nguyên tử, hạch tâm điện tử đã biến thế giới thành bốn biển một nhà, năm châu một chợ. Nhân loại phải chọn một trong hai con đường: hoặc là tận diệt loài người, hoặc là thống nhất thế giới.

    Nước nào tổng hợp được đạo học và khoa học để cho con người có được một thể nghiệm và trực giác toàn diện về thực tại sẽ dẫn đầu sự trở về nguồn. Nguồn này cũng chính là tương lai của con người sống trọn vẹn ra người.


    Nguồn: (1969) Tạp chí Tân văn, Sàigòn năm thứ 2, số 12 (4.1969), tr.63−78. và số 13 (5.1969), tr.13−24.


    Đào Mộng Nam và Nguyễn Tiến Văn
    (trong nhóm Việt-Nam Văn Hiến)


    (& còn Tiếp)
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    Đôi điều về ngôn ngữ Việt:
    ( Tiếp)
    TRIẾT LÝ âm dương GÓI GHÉM TRONG NGÔN NGỮ VIỆT

    Vào thời tiền sử, khi chưa có chữ viết, tư tưởng của Việt tộc, như đã đề cập, được thể hiện trên mặt các trống đồng, mà chính sử Hán tộc đã xác nhận kể lại trong di thư nói trên. Nhưng còn một dấu tích sống động nhất, ghi lại được ý thức hệ của tổ tiên, ấy là tiếng nói của người Việt muôn thuở dù cho phiêu bạt nơi góc bể chân trời, để rồi sau này theo đà tiến hóa, khi chữ viết thành hình, tư tưởng ấy được chuyên chở qua các tác phẩm văn học.

    I.- NGÔN TỪ, NGỮ PHÁP ĐỀU BÀNG BẠC NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG
    1.1 Xét về mặt ngôn từ:
    a.- Người Việt có thói quen nói đối xứng:

    Cặp âm dương tương đối luôn luôn nằm sẵn trong sự vật gây ra những mâu thuẫn, như mặt trái ví mặt phải, như ghen ghét chính là bề trái của yêu thương. Hoạn Thư ghen ghét cũng chỉ vì yêu nên mới:

    Bề ngoài thơn thớt nói cười,
    Mà trong nham hiểm giết người không dao.

    Cho nên trong ngôn ngữ thường ngày, nhan nhản những câu nói đối như:

    (1) Về ngữ vựng: Người ta nói ra vào, đứng ngồi không yên, lòng người đen bạc; biết đường lui tới; lòng yêu quê hương đất nước, v.v...

    (2) Về thành ngữ: Ta quen nói ăn không nói có, lá mặt lá trái, đầu xuôi đuôi lọt, tiếng bấc tiếng chì, dãi nắng dầm mưa, vui buồn sướng khổ, nói trước quên sau, đi ngang về tắt, vào lòn ra cúi, ngày đêm lặn lội, một nắng hai sương, than dài thở vắng, đầu tắt mặt tối, cưa đứt đục suốt v.v...

    (3) Trong tục ngữ cao dao:

    • Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại.
    • Ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối.
    • Thương nhau lắm cắn nhau đau.
    • Chết cha còn chú, chết mẹ bú dì.
    • Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.
    • Nước dưới sông khi mặn khi nhạt, Vận người đời hết nhục, phải vinh.
    • Ơn cha nặng lắm ai ơi, Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
    • Con quốc kêu réo rắt trên ngàn, Gà rừng tao tác gọi con tha mồi.
    • Trai nuôi vợ đẻ gầy mòn, Gái nuôi chồng ốm, béo cùn cối xay.
    b.- Việt ngữ cấu trúc theo lối song trùng:

    Điều này đã được bàn đến trong chương 4 nói về tiếng Việt không ngừng sáng tạo, và trong chương 6 nói về âm và thanh trong tiếng Việt. Đó là các đặc điểm:

    (1) Hoặc lập lại từ: Ta vẫn thường nói lập lại như người người, nơi nơi, trời nắng chang chang, xăm xăm băng lối, ăn ăn uống uống, họp họp bàn bàn, đi đi lại lại...

    • Đêm sao đêm tối mãi mò mò. (Trần Tú Xương)
    • Đường mây rộng thênh thênh cử bộ. (Uy Viễn)
    • Trên dưới quyền hành tay cắt đặt, Làng nước ai ai cũng cứ lời. (Lê Thành Tôn)
    • Buồn trông cỏ nội rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. (Nguyễn Du)
    (2) Hoặc nói kết hợp từ như: Nết hạnh, ngoan hiền, ngắn gọn, quanh quẩn, lung lay, rung chuyển, rung động, nặng nhọc, cực khổ,, đắng cay, chua xót, rau cỏ, mỡ màng, thương tiếc, thảm thương, thê thảm, thảm thiết, u ám, ngõ ngách, vắn tắt, ngược xuôi, lăn lộn, lặn lội, mốc meo, ẩm ướt, khoan nhân, hiền từ, hiền lành, hiền dịu, la hét, hò hét, học hành, gánh vác, ôm ấp, ấp ủ, viết lách, bay ****, vòng vo, tan nát, dốt nát, ngay thẳng, cong queo, quá quắt v.v...

    (3) Hoặc ghép thêm tiếng đệm như: hay ho, rác rưởi, rác rến, gồ ghề, lác đác, rải rác, lơ thơ, lún phún, lạnh lùng, lạnh lẽo, mát mẻ, nóng nảy, nhớ nhung, rung rinh, dịu dàng, vội vàng, vội vả, lăn lóc, làm lụng, gọn gàng, gọn ghẽ, vất vả, lật đật, đau đớn, xót xa, nhanh nhẩu, chậm chạp, ngỡ ngàng, lỡ làng, thịt thà, cá mú, máu me, mờ mịt, tối tăm, tức tối, lúc nhúc, ngứa ngáy, rửa ráy, khóc lóc, dở dang, tan tành v.v...

    (4) Hoặc đơn giản cụm từ thành còn hai từ: Trong cách đếm số, hai mươi lẻ thu gọn thành hăm, ví dụ hăm hai, hăm ba, hăm bốm, hăm lăm v... hay một trăm hai mươi, một trăm ba mươi thành trăm hai, trăm ba. Cho nên, ngay trong sự phiên âm tiếng nước ngoài, thường thường cũng dùng cấu trúc lưỡng âm, chẳng hạn:

    • Arrosoir (Pháp ngữ 3 âm): cái ô-gioà.
    • Aérogram (Pháp ngữ 4 âm): tờ ô-gam.
    • Par-dessus (Pháp ngữ 3 âm): áo ba-xuy.
    • Mangoustan (Pháp ngữ 3 âm): quả măng-cụt.
    • Clef (Pháp ngữ một âm): cái lắc-lê.
    • Clé à molette (Pháp ngữ cụm từ): cái mỏ-lét.
    1.2- Xét về mặt ngữ pháp:
    a.- Về các loại từ:

    (1) Phân biệt tĩnh với động: Người ta nói: con người, con vật, con sông, con thuyền, con đò, con đường, con suốt, con dao phân biệt với những sự vật không cử động như cái xiên, cái kéo, cái thớt, cái nghiêng v.v... Cho nên "con" khác với "cái" là vậy.

    Chẳng tham ruộng cả ao liền,
    Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ.
    Ở đây có sự phân biệt tỉ mỉ hơn, khác với con dao, cái kéo tuy cũng là vật xử dụng chuyển động, song con dao chuyển động nhiều hơn, người làm bếp có thể lăn lộn, sắp ngửa con dao trên cái thớt bất động, không như cái kéo chỉ đi theo một đường đã vạch. Cho nên không gọi con kéo, con bút là thế. Thực ra cái bút lông mà nhà nho vẫn chấm mực trong nghiên bút làm bằng ngọn trúc, nên thường gọi là cây bút, hoặc cho văn vẻ gọi là ngọn bút lông; ở đây khi nói cái nghiên cái bút còn hàm ý nói tổng quát về vấn đề văn chương chữ nghĩa như đã đề cập nơi chương 2 bàn về mạo từ "cái" trong câu tục ngữ "cái răng, cái tóc là gốc con người" hay câu ca dao:

    - Ai ơi chớ lấy Kẻ La,
    Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm.
    (2) Phân biệt giống đực và giống cái không có trung tính: Điều hợp lý là sự phân biệt giống chỉ áp dụng cho sinh vật mà thôi. Tên đệm của đàn ông con trai thì lót chữ Văn, của đàn bà con gái thì lót chữ Thị. Chỉ chung thi phân biệt con Hĩm, cái Tũn với thằng Cu, thằng Đấy. Cho nên cha còn gọi là Bố và Cái còn gọi chỉ người mẹ như người xưa đã tôn sùng Phùng Hưng làm cha mẹ nhân dân khi gọi ông là Bố Cái Đại Vương. Tùy theo tuổi tác mà phân biệt, trẻ thì nói chàng đọc sách, nàng quay tơ, anh Tám theo trâu, chị Tư cấy lúa; đứng tuổi thì chào ông chào bà. Đối với loài vật thì chó đực phân biệt với chó cái, gà trống với gà mái, heo nọc với heo nái hay lợn cấn với lợn sề. Đối với loài thực vật thì nói đu đủ đực, đu đủ cái, nhụy đực nhụy cái. Bởi vì các sinh vật là loài có sinh sản, sự phân biệt âm dương trên đây là thuận lý tự nhiên.

    b.- Sự phân biệt càng thấy rõ ngay trong cách phát âm với cấu trúc lưỡng âm của ngữ Việt:

    Chữ quốc ngữ khi ký âm tiếng nói của người Việt quả đã làm tròn chức năng này. Như ở chương 5, chúng tôi đã phân biệt mỗi từ là do sự kết hợp hài hòa giữa phụ âm đầu từ với mẫu âm, mẫu âm biến dạng là sự kết hợp của mẫu âm chính gốc và phụ âm cuối từ. Khi ta nói: "Ồ! cô Chương ương như ổi", cách phát âm được phân tích như sau:

    - cô = cờ + ô,
    - ương = ươ + ngờ,
    - chương = chờ + ương.
    Mẫu âm chủ đọc mạnh, ấy là nguyên tố dương; phụ âm phát âm nhẹ hơn, ấy là nguyên tố âm. Mỗi từ khi phát âm, phân tách cho kỹ, là do hai nguyên tố âm dương kết hợp lại.

    (& còn Tiếp)​
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    NGUYÊN LÝ Âm DƯƠNG DIỄN GIẢI ĐẶC THÙ
    1.- Thơ lục bát là một nét đặc thù thuần túy Việt Nam, chỉ Việt tộc mới có, :
    Một loại thơ thấm nhuần từ trong huyết quản, hầu như bất cứ người Việt nào cũng có thể cảm hứng tự nhiên, và ca dao chính là thứ Âm nhạc, ngôn ngữ phổ thông đặc hữu của người Việt Nam. Trong văn học Hán tộc tuyệt nhiên không có lối thơ này.

    Nghe vẻ nghe ve,
    Nghe vè cây trái.
    Dây ở trên mây,
    Là trái đậu rồng. ............
    Cắt ra nhiều mủ,
    Là trái mít ướt.
    Đoạn vè trên đây, mỗi câu bốn từ là một loại ca dao phổ cập. Nếu vè là hình ảnh của TỨ TƯỢNG, lục bát là miêu tả của Âm DƯƠNG LỤC KHÍ BÁT QUÁI. Cặp lục bát trên sáu dưới tám gọi là một liên, liên kết một ngắn một dài, nối liền Âm với DƯƠNG, ràng buộc lục khí với bát quái, và ngay trong mỗi câu dù lục hay bát, điệu thơ cũng đi theo nhịp hai thành từng cặp song hành:

    Núi kia, / ai đắp / mà cao? Sông kia, / ai bới, / ai đào / mà sâu?
    Về điểm này, tác giả Lê Công Tâm biện luận: "Tám quẻ trong Kinh Dịch gồm có: Càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài. Càn khôn là cha mẹ, sáu quẻ: khảm, cấn, chấn, tốn, ly, đoài là sáu người con do càn khôn sanh ra và còn được gọi là lục khí. Cha mẹ vì đã già nên khó thay đổi, các con còn trẻ nên dễ thay đổi vì thế gọi là lục khí... Theo quan niệm của Dịch thì lục khí bao giờ cũng quan trọng hơn càn khôn cho nên mới có câu con hơn cha nhà có phúc(2)

    2. Âm DƯƠNG biến dịch theo tiến trình thuận lý tự nhiên:
    a.- Khởi từ gốc tới ngọn: Cái gốc ấy là mẹ như thấy trong Đạo Đức Kinh của lão Tử: "Thiên hạ hữu thủy dĩ vi thiên hạ mẫu, ký đắc kỳ mẫu, dĩ tri kỳ tử. Ký tri kỳ tử, phục thủ kỳ mẫu" (Thế gian có cái bắt đầu lấy làm Mẹ của chúng sanh. Đã tới được nơi Mẹ để biết đến vạn vật chúng sanh, đã biết được vạn vật chúng sanh lại trở về giữ gìn nơi Mẹ). Mẹ đây tượng trưng tình yêu của tạo hóa bao bọc các con tạo vật trong lòng, cảm thông với đứa con của mình.

    (1) Nguyên lý Mẹ bàng bạc trong ngữ Việt, vai trò của người Mẹ luôn luôn được đề cao: Tục ngữ cao dao nói:

    - Chết cha ăm cơm với cá,
    Chết mẹ liếm lá đầu đường.
    - Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
    Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau!
    Cho nên người Việt mới bảo nhau

    - Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
    Người trong một nước phải thương nhau cùng.
    Và người dân Việt nhắc nhở nhau tuy không cùng một bộ tộc, nhưng tất cả đều cùng một dòng Bách Việt mà ra như một trăm con đều cùng sinh ra từ trong một bọc Mẹ Âu Cơ.

    - Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
    (2) Tuy nhiên, không những được đề cao, mà còn có phần khác hơn, vai trò của người Mẹ lại chiếm ưu thế, mặc dù không phủ nhận địa vị của người cha:

    - Giặc đến nhà đàn bà phải đánh. - Lệnh ông không bằng cồng bà.
    Bởi vậy, con đi lấy chồng, con dành một quỳ là để tôn kính quyền cha; nhưng thương cha, con xin dành cho cha ba lạy mà thôi, bốn lại con để phần cho mẹ, vì mẹ đứt ruột sanh con:

    - Lạy cha ba lạy một quỳ,
    Lạy mẹ bốn lạy con đi lấy chồng. Bởi vậy con mới nói:
    - Công cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
    Ở đây lại thấy cặp DƯƠNGÂm, trên núi cao, dưới biển cả. Tình mẫu tử hơn bao giờ hết vẫn là nét đặc thù của văn hóa Việt. Người mẹ trở thành biểu tượng cho quốc gia:

    - Thưa Mẹ, quê hương mình đã chết rồi, Mẹ ơi, Mẹ Việt Nam ơi! (Lời nhạc Nguyễn Đức Thành)
    b.- Chính từ gốc mẹ to lớn tới ngọn ngành bé con mà các sự vật được chỉ danh phân biệt với nhau từ chính yếu tới phụ thuộc:

    Nói về gà người ta phân biệt gà hoa mơ, gà mái tơ, gà giò, gà gi, gà ác, gà trống, gà mái. Gà là gốc mẹ mà hoa mơ, mái tơ, giò, gi, ác, trống hay mái là các ngành con của gà mẹ. Cũng vậy, ta nói hoa đào, hoa cúc, hoa mai, hoa lan, hoa huệ, hoa lài, hoa ngâu; lá xoài, lá mít, lá dâu, lá chanh, lá bưởi, lá trầu. lá sung. Khi nói gà, hoa, lá người ta đã có ngay khái niệm hình dung sự vật chính yếu, rồi sau đó mới thấy rõ mỗi thứ phụ thuộc. Cũng như đã đề cặp ở chương I, ta nói gió mát trăng thanh hay rồng vàng ngựa trắng, chứ không mát gió thanh trăng hay vàng rồng trắng ngựa như người Trung Hoa Hán tộc vẫn nói thanh phong minh nguyệt hay hoàng-long, bạch-mã​
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    TRIẾT Thuyết Âm DƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VIỆT.

    Từ xưa đến nay, hai thái cực Âm DƯƠNG đã trở thành cái hồn, cái thiêng trong văn hóa đời sống Việt. Nó không đơn thuần chỉ là quan niệm mà cao hơn còn là triết lý của người Á Đông. Theo thời gian, những biểu hiện sinh động của tư tưởng Âm DƯƠNG vẫn hằn sâu trong nếp nghĩ truyền thống và hiện đại.
    Điều dó minh chứng sức ảnh hưởng không cùng của triết lý này cả trên chiều rộng và chiều sâu của một nền văn hóa.

    Người ta nói đến yếu tố Âm DƯƠNG với nhiều bình diện ý nghĩa. Có khi nó là quan niệm trong tư duy, có khi là triết lý trong đời sống và cũng có khi là quy luật trong xã hội. Dù được nhìn nhận từ góc độ nào thì Âm DƯƠNG vẫn được coi là lối tư duy đẹp và giá trị. Nó luôn gắn liền với thực tế đời sống để thông qua đó mà khẳng định mình. Nhiều nhà nghiên cứu đã tốn không ít bút lực để giải mã triết lý Âm DƯƠNG. Vậy, Âm DƯƠNG là gì, nó từ đâu mà có…? ÂmDƯƠNG vốn là hai trạng thái của những phần tử vật chất trong vũ trụ.
    Những phần tử này dưới sự thúc đẩy của lý cấu hiệp với nhau sinh ra ngũ hành, còn gọi là ngũ đế gồm: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ngũ hành chia ở bốn phương và trung tâm, trong đó: _
    - Kim : ở phía Tây _
    - Mộc : ở phía Đông _
    - Thủy: ở phía Bắc _
    - Hỏa : ở phía Nam _
    - Thổ : ở trung tâm

    Giữa vạn vật luôn có sự tranh chấp và tương đối, nghĩa là có sự chống chọi nhau cứ hai, bốn hoặc hơn nữa tương đối với nhau, từ đó tạo nên hai trạng thái ÂmDƯƠNG đối chọi nhau. Âm là Cái, là tĩnh, là chưa hoàn bị. DƯƠNG là Đực, là động, là hoàn bị. Chẳng hạn: Mặt trăng và mặt trời, đêm và ngày, ác và thiện, thể xác và linh hồn..v.v. Theo nhiều tài liệu, vua Phục Hy (2852 – 2737 TCN) là người tìm ra nguyên tắc tương đối ÂmDƯƠNG. Một đêm, nhà vua mơ thấy con ngựa Rồng lội trên sông Hoàng Hà mang trên lưng một Hà Đồ gồm những chấm đen và chấm trắng sắp cân nhau thành hai hình lưỡng nghi: Đen là Âm và trắng là DƯƠNG. Những hình đó trà trộn với nhau thành bốn hình mới, gọi là Tứ Tượng. Tứ Tượng sinh ra Bát Quái, Bát Quái lại sinh ra 64 Trùng Quái, sau đó lại sinh ra 4096 hình kép khác, mỗi hình gồm 12 điểm và như thế các hình và các điểm được nhân lên vô tận. Phục Hy thay những điểm đen bằng một vạch cắt đôi tương ứng với hai vạch ngắn - - ký hiệu cho Âm và một vạch dài, liền vào điểm trắng – ký hiệu cho DƯƠNG. Tất cả những hình thức này đều được trình bày và cắt nghĩa trong bộ Kinh Dịch.

    Ngày xưa cũng như ngày nay, thuyết tương đối Âm DƯƠNG vẫn gắn bó mật thiết và sâu sắc với văn hóa phương Đông, trong đó có Việt Nam. Nó được biểu hiện cụ thể, chân phương từ nhiều góc độ trong đời sống. Thứ nhất, Âm DƯƠNG là bản chất của giới tự nhiên. Trong đời sống, dân tộc nào cũng va chạm với các cặp đối lập “đực – cái”, “nóng – lạnh”, “cao – thấp”…Với người nông dân, họ chú trọng sự sinh sôi, nảy nở của hoa màu và con người với hai cặp đối lập Mẹ - Cha và Đất – Trời. Như vậy, Đất được đồng nhất với Mẹ, còn trời được đồng nhất với Cha. Việc hợp nhất của hai cặp “Mẹ - Cha” và “Đất – Trời”chính là sự khái quát đầu tiên trên con đường dẫn tới triết lý Âm DƯƠNG. Đây là yếu tố nền tảng góp phần thiết lập nên các cặp đối lập mới trong giới tự nhiên. Từ cặp “Lạnh – Nóng” có thể suy ra: Về thời tiết thì mùa đông lạnh thuộc Âm, mùa hè nóng thuộc DƯƠNG. Về phương hướng, phương Bắc lạnh thuộc Âm, phương Nam nóng thuộc DƯƠNG. Về thời gian, ban đêm lạnh thuộc Âm, ban ngày nóng thuộc DƯƠNG. Hay là, đêm thì tối nên màu đêm thuộc Âm, ngày thì đỏ nên màu đỏ thuộc DƯƠNG. Cái hay, cái đẹp của triết lý Âm DƯƠNG nằm ở quy luật thành tố: Không có gì hoàn toàn Âm hoặc hoàn toàn DƯƠNG, trong ÂmDƯƠNG, trong DƯƠNGÂm. Nó còn được phản ánh qua quy luật quan hệ: Âm DƯƠNG luôn gắn bó mật thiết và chuyển hóa cho nhau. Hai quy luật này góp phần không nhỏ vào việc đánh giá, nhìn nhận và khám phá giới tự nhiên từ góc độ bản chất. Thứ hai, những biểu hiện Âm DƯƠNG trong xã hội xưa và nay: Về mặt tư duy, dân gian vẫn nhận thức theo kiểu: “Chim sa, cá nhảy chớ mừng; nhện sa, xà đón xin đừng có lo”. Đây là cách diễn đạt quy luật “trong ÂmDƯƠNG” và “trong ÂmDƯƠNG”. Ngày xưa, ông cha ta còn hình thành lối tư duy teo quan hệ nhân quả, chẳng hạn: “Sướng lắm khổ nhiều” hay “Trèo cao ngã đau”. Đây là cách diễn đạt kín đáo của quy luật “Âm DƯƠNG chuyển hóa”. Ngày nay, lối tư duy Âm DƯƠNG này được người Việt vận dụng và kết hợp khéo léo trong đời sống văn hóa. Điều này được phản ánh qua triết lý sống quân bình: Coi trọng, đề cao sự hài hòa Âm DƯƠNG trong cơ thể và sự hài hòa trong giới tự nhiên. Đặc trưng quân bình các yếu tố đời sống tạo ra khả năng thích nghi cao trước mọi biến cố, hoàn cảnh của dân tộc Việt từ ngàn đời. Về mặt đời sống, triết lý Âm DƯƠNG được biểu hiện khá rõ từ ba nhu cầu cơ bản nhất: Ăn, mặc và ở. Với nhu cầu ăn, người Việt nhấn mạnh tính cộng đồng, tính mực thước truyền thống. Trong đó, tính cộng đồng được phản ánh từ việc ăn tổng hợp, ăn chung; còn tính mực thước là biểu hiện của khuynh hướng quân bình Âm DƯƠNG. Nó đòi hỏi người ăn không ăn quá nhanh hay quá chậm, không ăn quá nhiều hay quá ít, không ăn hết hay ăn còn. Đây được xem là lối giao tiếp tế nhị, ý tứ khác hẳn tính cách cực đoan, lối giao tiếp trực khởi của người phương Tây: Khách phải ăn kỳ sạch để tỏ lòng biết ơn chủ nhà. Tính cộng đồng và tính mực thước trong bữa ăn thể hiện tập trung qua nồi cơm và chén nước mắm. Nồi cơm ở đầu mâm và chén nước mắm ở giữa mâm là biểu tượng cho cái đơn giản mà thiết yếu: Cơm gạo là tinh hoa của đất, mắm chiết từ cá là tinh hoa của nước – chúng giống như hành Thủy và hành Thổ là cái khởi đầu và cái trung tâm trong Ngũ Hành.

    (còn Tiếp)
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    ( Tiếp)
    Trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt còn thể hiện khá rõ tính linh hoạt và tính biện chứng. Theo đó:

    Tính linh hoạt phản ánh trong việc sử dụng dụng cụ & cách chế biến thức ăn, đôi đũa; tính biện chứng ở quan hệ biện chứng Âm DƯƠNG gồm ba mặt:
    1/ Sự hài hòa Âm DƯƠNG của thức ăn.
    2/ Sự quân bình Âm DƯƠNG trong cơ thể.
    3/ Sự cân bằng Âm DƯƠNG giữa con người với môi trường tự nhiên.

    Để tạo ra những món ăn có sự cân bằng Âm DƯƠNG, người Việt phân biệt thức ăn theo năm thức ÂmDƯƠNG ứng với Ngũ Hành: Hàn (lạnh, Âm nhiều = Thủy), Nhiệt (nóng, DƯƠNG nhiều = Hỏa), Ôn (ấm, DƯƠNG ít = Mộc), Lương (mát, Âm ít =Kim), Bình (trung tính = Thổ).
    Theo đó, người Việt tuân thủ nghiêm ngặt luật Âm DƯƠNG bù trừ và chuyển hóa khi chế biến. Điều đó lý giải tại sao chén nước chấm của người Việt dung hòa cả đủ cả Ngũ Hành: Vị mặn (thủy) của nước mắm, đắng (hỏa) của vỏ chanh, chua (mộc) của chanh giấm, cay (kim) của tiêu ớt. Để tạo ra sự quân bình Âm DƯƠNG trong cơ thể, người Việt sử dụng thức ăn như vị thuốc với mục đích điều chỉnh sự mất quân bình Âm DƯƠNG trong cơ thể.

    Chẳng hạn: Đau bụng nhiệt (DƯƠNG) cần ăn những thứ hàn (âm) như chè đậu đen, trứng gà lá mơ. Đau bụng hàn (âm) cần dùng các thứ nhiệt DƯƠNG như gừng, riềng. Để đảm bảo quân bình Âm DƯƠNG giữa con người với môi trường, người Việt có tập quán ăn uốn theo mùa và vùng khí hậu. Việt Nam là xứ nóng (DƯƠNG) nên phần lớn nguồn thức ăn sử dụng hằng ngày đều thuộc loại bình, hàn Âm như thực vật (rau, củ, quả…). Đồng thời, tính chất DƯƠNG của xứ nóng là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các loài sản vật mang tính Âm phát triển mạnh. Điều này chứng tỏ bản thân thiên nhiên cũng đã có sự cân bằng.

    Vào mùa hè, người Việt thích ăn rau quả, tôm ca (âm) hơn là mỡ thịt. Thức ăn thường nhiều nước (âm) và có vị chua (âm) với tác dụng vừa dễ tiêu hóa vừa giải nhiệt.
    Vào mùa đông, người Việt ở phía Bắc lại thích ăn thịt, mỡ vốn mang tính DƯƠNG nhằm giúp cơ thể chống rét. Người dân miền Trung ăn nhiều ớt (DƯƠNG) do thực phẩm của họ dồi dào hải sản biển có tính hàn, bình (âm). Từ văn hóa ẩm thực của người Việt xưa và nay, ta càng khẳng định vai trò của triết lý Âm DƯƠNG thủy hỏa trong việc tổ chức vũ trụ và duy trì đời sống.
    (còn Tiếp)
    Lần cập nhật cuối: 06/03/2017

Chia sẻ trang này