1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trần Hữu Lượng trong truyện kiếm hiệp "Ỷ thiên đồ long ký" của Kim Dung có phải là con Trần Ích Tắc?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi nguoidikhaihoa, 05/03/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoidikhaihoa

    nguoidikhaihoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/10/2016
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    104
    Tôi mới tham gia diễn đàn không biết trên này đã có chủ đề này chưa? Nên tạo chủ đề này kính mong các bác chỉ giáo.
    Trần Hữu Lượng là nhân vật mà tôi được biết tới khi đọc truyện kiếm hiệp "Ỷ thiên đồ long ký" của Kim Dung. Tuy nhiên, Trần Hữu Lượng cũng là nhân vật có thật trong lịch sử đã tranh hùng với Chu Nguyên Chương, và thiếu chút nữa là thống nhất Tàu (cũng gần như Lưu Bang - Hạng Vũ).
    Gần đây tôi có đọc được 1 số thông tin Trần Hữu Lượng là con của Trần Ích Tắc xin được tóm tắt như sau:
    Thứ 1. Về Trần Ích Tắc:
    Là con của Trần Thái Tông là người thông minh, ham học, nuôi nhiều gia khách trong nhà như: Mạc Đĩnh Chi, Bùi Phóng...lúc trẻ tự phụ và muốn cướp ngôi anh là Trần Thánh Tông. Năm 1285, khi quân Nguyên chuẩn bị đánh sang nước ta thì được phong làm An Nam quốc vương. Khi quân Nguyên thua thì cũng theo về Tàu.
    Thứ 2. Về Trần Hữu Lượng:
    Ba bộ sử lớn của Việt Nam còn lại ngày nay đều có nhắc đến tên Trần Hữu Lượng. Ngoài ra, Việt sử tiêu án (VSTA) của Ngô Thời Sĩ cũng có nhắc đến Trần Hữu Lượng. Chúng tôi sẽ sắp xếp thứ tự thời gian theo lối biên niên và cùng nêu các đoạn nói về Trần Hữu Lượng trong mỗi quyển với nhau như sau:
    – Năm 1354: ĐVSKTT, trang 134 ghi: “Giáp Ngọ, (Thiệu Phong) năm thứ 14 (1354), (Nguyên Chí Chính năm thứ 14). Mùa xuân, tháng 2, quan trấn giữ biên giới phía Bắc cho chạy trạm tâu việc Trần Hữu Lượng nước Nguyên dấy binh, sai sứ sang xin hòa thân (Hữu Lượng là con Trần Ích Tắc).”
    VSTA, trang 244 ghi: “Trần Hữu Lượng khởi binh ở Giang Châu, sai sứ giả sang nước ta xin hòa (Hữu Lượng là con của Ích Tắc, cuối đời Nguyên cùng vua Minh Thái Tổ khởi binh).”- Năm 1359: ĐVSKTT, trang 139 ghi: “Kỷ Hợi, (Đại Trị) năm thứ 2 (1359), (Nguyên Chí Chính năm thứ 19). Mùa xuân, tháng giêng, nhà Minh sai sứ sang thông hiếu. Bấy giờ vua Minh cầm cự với Trần Hữu Lượng chưa phân được thua. Vua sai Lê Kính Phu sang sứ phương Bắc để dò xem hư thực.”
    ĐVSKTB, trang 452 ghi: “Kỷ Hợi, (Đại Trị) năm thứ 2 (1359) (Nguyên Chí Chính năm thứ 19), nhà Minh sai sứ đến thông hiếu. Khi ấy chúa nhà Minh chống nhau với Trần Hữu Lạng chưa phân thắng bại. Vua sai Lê Kính Phu đi sứ sang Bắc để xem hư thực.”
    KĐVSTGCM, trang 634 ghi: “Kỷ Hợi, năm thứ 2 (1359) (Nguyên, năm Chí Chính thứ 19). Tháng giêng, mùa xuân. Sai sứ sang nhà Nguyên. Khi bấy giờ, nhà Nguyên đang loạn. Thái tổ nhà Minh khởi binh ở Từ Châu, rồi chiếm giữ cả đất Kim Lăng, bọn Trần Hữu Lượng và Trương Sĩ Thành cũng đều dấy binh nổi loạn, đánh phá tranh giành lẫn nhau, được thua chưa ngã ngũ. Nhà vua sai Lê Kính Phu sang bên Nguyên, chừng có ý để thăm dò hư thực.”
    VSTA, trang 247 ghi: “Vua Minh Thái Tổ đánh nhau với Trần Hữu Lượng, sai sứ sang nước ta thông hiếu. Vua sai Lê Kính Phu đi sứ sang nước Tàu để xem tình hình hư thực thế nào.”
    – Năm 1360: ĐVSKTT, trang 140 ghi: “Canh Tý, (Đại Trị) năm thứ 3 (1360), (Nguyên Chí Chính năm thứ 20). Tháng 6, nước Nguyên loạn. Trần Hữu Lượng tiếm xưng đế, đặt quốc hiệu là Hán, đổi niên hiệu là Đại Nghĩa, đánh nhau với Minh Thái Tổ. Quan trấn thủ biên giới phía Bắc là Hoàng Thạc cho chạy trạm tâu rằng Minh và Hán đánh nhau ở Long Châu, Bằng Tường. Bọn Thạc nhân việc họ tranh nước với nhau thu được hơn 300 người.”
    ĐVSKTB, trang 452 ghi: “Canh Tý, (Đại Trị) năm thứ 3 (1360), (Nguyên Chí Chính năm thứ 20), mùa hạ, tháng 6, nước Nguyên loạn, Trần Hữu Lạng tiếm xưng đế đặt quốc hiệu là Hán, đổi niên hiệu là Đại Nghĩa, đánh nhau với Minh Thái Tổ. Quan trấn thủ ở biên giới phía bắc là Hoàng Thạc cho trạm làm tờ tấu rằng: “Minh và Hán đánh nhau ở Bằng Tường thuộc Long Châu. Bọn Thạc nhân chuyện họ tranh nhau giành nước, thu về hơn 300 người.”
    – Năm 1361: ĐVSKTT, trang 141 ghi: “Tân Sửu, (Đại Trị) năm thứ 4 (1361), (Nguyên Chí Chính năm thứ 21). Tháng 2, Minh Thái Tổ đánh Giang Châu. Trần Hữu Lượng lui giữ Vũ Xương, sai người sang ta xin quân (cứu viện). Vua không cho.”
    ĐVSKTB, trang 453: “Tân Sửu, (Đại Trị) năm thứ 4 (1361), (Nguyên Chí Chính năm thứ 21). Tháng 2, Minh Thái Tổ đánh Giang Châu, Trần Hữu Lạng lui về giữ Vũ Xương, sai người (sang ta) xin quân, vua không cho.”
    – Năm 1365: ĐVSKTT, trang 143 ghi: “Ất Tỵ, (Đại Trị) năm thứ 8 (1365), (Nguyên Chí Chính năm thứ 25). Mùa đông, tháng 11, xuống chiếu cho các quân Sơn Lão ở Lạng Giang trấn giữ biên phòng, vì đất bắc có loạn, Minh Hán tranh nhau, đóng quân ở Nam Ninh, Long Châu.”
    ĐVSKTB, trang 457 ghi: “Ất Tỵ, (Đại Trị) năm thứ 8 (1365), (Nguyên Chí Chính năm thứ 25), mùa đông, tháng 11, ban chiếu cho các quân sơn liêu ở Lạng Giang trấn thủ biên phòng, vì đất phía Bắc loạn. Minh Hán tranh giành nhau. Đặt đồn ở Nam Ninh, Long Châu. Cho nên phải phòng bị nghiêm ngặt.”
    – Năm 1366: ĐVSKTT, trang 144 ghi: “Bính Ngọ, (Đại Trị) năm thứ 9 (1366), (Nguyên Chí Chính năm thứ 26). Năm ấy, Hán mất nước.” Với lời chú thích: “Hán là quốc hiệu của Trần Hữu Lượng. Lượng đánh nhau với Chu Nguyên Chương ở hồ Phiên Dương, bị chết trận. Chu Nguyên Chương đến vây Vũ Xương, con của Lượng là Trần Lý đầu hàng.”
    – Năm 1368: KĐVSTGCM, trang 641 và 642 ghi: “Mậu Thân năm thứ 11 (1368) (Minh, Thái Tổ, năm Hồng Vũ thứ nhất): Tháng 4, mùa hạ. Sứ nhà Minh sang ta. Tháng 8, mùa thu. Sai sứ sang nhà Minh. Minh Thái Tổ đã đại định thiên hạ, lên ngôi vua ở Kim Lăng, sai Tri phủ Hán Dương là Dịch Thế Dân đem tờ chiếu thư sang ta. Đại lược nói: Chính sự nhà Nguyên không còn kỷ cương gì nữa. Thiên hạ nổi lên tranh giành đến 15 năm. Các nơi xa gần, do đấy, tin tức không thông. Bản triều gây dựng cơ nghiệp đế vương ở Giang Tả, quét sạch các hùng trưởng, dẹp yên chốn Hoa Hạ, được quần thần và nhân dân suy tôn, đã lên làm chủ Trung Quốc. Vậy đâu đấy đều nên ở yên, đừng sinh sự gì để chung hưởng hạnh phúc thái bình.” Nhà vua liền sai Lễ Bộ Thị lang Đào Văn Đích, sang Minh đáp lễ.”
    VSTA, trang 249 ghi: “Thời bấy giờ sứ nhà Minh là Ngưu Lượng mang ấn mới sang, đến nước ta, thì vua Dụ Tôn đã mất, Lượng có thơ viếng. Cung Định Vương Chân ra đón tiếp và có thơ tiễn (Ngưu) Lượng, có câu rằng: “Viên Tản sơn thanh lô thủy bích, Tùy phong trực nhập ngũ vân phi”. (Ngưu) Lượng đoán rằng ngày sau tất lên ngôi vua, quả đúng như lời.”
    macay3 thích bài này.

Chia sẻ trang này