1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Permaculture là gì ? Có thể áp dụng tại VN được K0 ?

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Hoailong, 08/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    1 trong những V/đ Permaculture là nơi ăn chốn ở chưa được đề cập 1 cách thích đáng trong các Tài liệu.

    1 số đó là những kiến trúc thân thiện với MT ...
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    • Ngoài 1 số những kiến trúc thân thiện với MT làng sinh thái ở Ba Vì, hay làng sinh thái tại Hà Tĩnh và Bắc Kạn đả được đề cập trước đây trong mô hình của Viện Kinh tế sinh thái phù hợp hoàn toàn với điêu kiện MT sinh thái VN, chúng ta còn có ý tưởng KIẾN TRÚC nào khác cho ~ MT khác nhau k0?
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Đả có 1 số bài báo đ/cập v/đề này 1 cách bài bản sau đây:
    Kiến trúc Xanh trong Quy hoạch xây dựng Kiến trúc dân gian Việt Nam
    http://www.diaocvietnam.org.vn/tin-...-bai-hoc-kien-truc-truyen-thong-viet-nam.html

    Thứ sáu, 14 Tháng 12 2012 07:58 Tapchikientruc.com.vn
    Kiến trúc dân gian của Việt Nam chính là kho kinh nghiệm quý báu về giải pháp kiến trúc nhiệt đới. Bản chất của kiến trúc xanh là lấy môi trường làm trung tâm, MÔI TRƯỜNG - khí hậu là nhân tố chính để xây dựng những nguyên lý về kiến trúc xanh bền vững. Nhân dân Việt Nam đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm về xây dựng - kiến trúc nhiệt đới, từ chọn hướng nhà, bố cục và tổ chức khuôn viên đến lựa chọn vật liệu xây dựng, đào ao hồ, trồng cây xanh... để ngôi nhà phù hợp với điều kiện tự nhiên, nhằm tạo cuộc sống phù hợp với tâm sinh lý và điều kiện kinh tế của người Việt. Những kinh nghiệm này không những giúp cải thiện điều kiện vi khí hậu mà còn góp phần tiết kiệm năng lượng. Có thể xem kiến trúc dân gian truyền thống là “kiến trúc xanh”, trong nội hàm của nó đã bao gồm cả tổ chức không gian quy hoạch và kiến trúc bền vững.

    Theo Ken Yeang, (KTS người Malaysia, được biết đến như một KTS tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng kiến trúc sinh thái, tác giả cuốn sách “Designing with Nature”), khi nói đến hoạt động thiết kế kiến trúc thì phải dựa vào những kiến thức về sinh thái. Các quyết định thiết kế và quy hoạch kiến trúc không chỉ có tác động trực tiếp đến xã hội loài người hiện nay mà còn ảnh hưởng tới chất lượng MÔI TRƯỜNG mai sau. Bởi vậy, “kiến trúc xanh hoặc kiến trúc bền vững luôn nhắc ta thiết kế với thiên nhiên và thiết kế theo MÔI TRƯỜNG”.

    Chọn hướng xây dựng ngôi nhà truyền thống: Chọn hướng xây dựng ngôi nhà là một việc quan trọng của người dân Việt Nam khi xây dựng ngôi nhà ở. Để đón gió mát mùa hè và tránh gió rét mùa đông, tránh được nắng Tây bất lợi và chịu được gió bão lớn, nhà ở của người Việt thường chọn hướng Nam hay Đông Nam.

    Những kinh nghiệm về giải pháp tổ chức sân vườn “ao trước - vườn sau”, “chuối sau - cau trước” không những có GIÁ TRỊ về mặt tổ chức cảnh quan khuôn viên ngôi nhà ở mà còn thể hiện tính khoa học trong kinh nghiệm chống nóng bức, làm mát ngôi nhà, cải thiện điều kiện vi khí hậu, tạo được MÔI TRƯỜNG cư trú thích nghi, góp phần tiết kiệm năng lượng.





    Bố cục, tổ chức không gian khuôn viên ngôi nhà truyền thống Việt Nam: Đó là một quần thể bao gồm những ngôi nhà nhỏ, giản dị, bố cục phân tán vây quanh ngôi nhà chính với không gian đệm là sân rộng gắn liền phía trước ngôi nhà chính. Sân trong của nhà ở dân gian Việt Nam có nhiều tác dụng rõ rệt: là nơi sản xuất, sân phơi, là nơi tạo ra những luồng gió đối lưu thông thoáng cho ngôi nhà, đồng thời là nơi tổ chức hội họp, ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp...

    Từ những kinh nghiệm tổ chức sân vườn này, ông cha chúng ta đã áp dụng vào ngôi nhà ống phố cổ, ngày nay được các KTS vận dụng sáng tạo trong nhà ở có giếng trời, góp phần nâng cao tiện nghi sống cũng như tiết kiệm năng lượng cho người dân đô thị.__

    cây xanh mặt nước bao gồm mảnh vườn, cái ao đã trở thành một yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong bố cục khuôn viên truyền thống. Ao có thể xem như một nhân tố cơ bản tạo nên MÔI TRƯỜNG sống của người dân, đặc trưng cho hệ sinh thái nhà ở thôn xóm, giúp người dân cải tạo địa hình khu đất, tiêu nước nhanh chóng, chống lầy lội, ngập úng, đồng thời là nguồn dự trữ nước, cũng là phương tiện hữu hiệu cải tạo vi khí hậu, cải thiện điều kiện kinh tế gia đình. Vườn và ao cấu thành khuôn viên nhà ở truyền thống ở nông thôn, trở thành một hệ cân bằng sinh thái (Vườn - Ao - Chuồng / VAC).
    Thông thường ao đặt ở phía trước hay bên cạnh ngôi nhà chính, cạnh lối ngõ vào sân, một mặt bố cục này thuận lợi cho công việc tưới cây, rửa chân tay khi làm đồng về, mặt khác khi ao đặt đầu gió sẽ tạo điều kiện làm mát cho sân, các phòng ngủ cũng như các bộ phận khác của ngôi nhà.

    AO-VƯỜN kết hợp tạo điều kiện tiện nghi cho MÔI TRƯỜNG sống trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hút bớt năng lượng nhiệt và bức xạ, tạo ra một không khí trong lành, mát mẻ (cây xanh có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời 40% - 45%, không khí nóng thổi qua thảm cỏ xanh nằm trong bóng mát cây xanh có thể hạ thấp nhiệt độ 20C - 30C; cây xanh còn có tác dụng lọc bụi, làm giảm độ ô nhiễm không khí từ 25% - 40%, ngăn cản được tiếng ồn...).

    Ở xứ Huế lại có những nét đặc trưng riêng: nhà và vườn tạo nên môi trường sống gắn bó lâu đời với người dân Huế. Quanh khuôn viên được rào bằng những hàng cây, phía trước là hàng rào chè tàu, dâm bụt, ô rô.... được cắt xén rất công phu, cẩn thận, vừa có tác dụng ngăn tầm nhìn, vừa tạo điều kiện thông thoáng dễ dàng, đón gió mát vào nhà. Phía sau nhà thường trồng bụi tre gai dày, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ vừa để chắn gió bất lợi thổi từ phía sau đến.

    Thiết kế công trình theo vùng miền khí hậu: Nước ta có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mùa hè nắng nóng, lượng bức xạ mặt trời lớn, miền Bắc mùa đông lạnh (nhất là các tỉnh miền núi phía bắc), độ ẩm cao. Để khắc phục vấn đề này ông cha ta ở mỗi vùng khác nhau của đất nước đã có những kinh nghiệm riêng trong việc sử dụng vật liệu, cấu trúc tường, mái chắn mưa nắng....:

    - Vùng Đông Bắc có mùa đông lạnh, có nơi có tuyết rơi, sương muối - ngôi nhà cổ truyền thống là nhà trình tường đất dày 40cm, nhà mở ít cửa và cửa sổ có kích thước nhỏ. Ngôi nhà này rất đặc trưng, mùa hè thì mát mẻ, mùa đông thì ấm áp. Ngoài ra, người dân ở đây còn sử dụng loại nhà sàn để tránh ẩm mốc, tránh lũ lụt, thú dữ.

    - Nhà ở dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ, ngoài việc lựa chọn hướng nhà, còn chú ý kết hợp với các loại hình thức che chắn khác: trồng cây, treo mành che, dựng các tấm phên dại... để ngăn chặn bức xạ mặt trời mùa hè, che chắn gió lạnh mùa đông.

    - Nhà ở dân gian miền Trung hay đồng bằng sông Cửu Long thường có tường mỏng, vách đan bằng tre, nứa, gỗ hay bằng đất trộn rơm trát lên khung tre. Với loại cấu tạo tường này, buổi trưa thường bị bức xạ mặt trời xâm nhập nhưng lúc xế chiều lại tạo điều kiện cho khí nóng thoát ra nhanh chóng.



    Giải pháp quy hoạch theo tiêu chí “Kiến trúc Xanh”
    Thuật ngữ “kiến trúc xanh” ở Việt Nam thường mới chỉ được hiểu là giai đoạn thiết kế quy hoạch đô thị và kiến trúc công trình gần gũi thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, mà trong đó chưa bao hàm được quá trình từ thiết kế, xây dựng, sản xuất vật liệu và khai thác cho đến cải tạo và phá bỏ công trình. Chúng ta cần thống nhất thuật ngữ “Green Architect” tương đồng thuật ngữ “Green building” bao gồm lựa chọn địa điểm xây dựng bền vững, thiết kế bảo đảm hiệu quả năng lượng và khí quyển, bảo tồn MÔI TRƯỜNG và tài nguyên thiên nhiên cũng như chất lượng MÔI TRƯỜNG bên trong và bên ngoài nhà, sử dụng hợp lý nguồn nước. “Kiến trúc xanh” là kiến trúc vì MÔI TRƯỜNG và lấy MÔI TRƯỜNG làm trung tâm. Vai trò của quy hoạch có ảnh hưởng rất lớn trong việc tiết kiệm năng lượng sử dụng trong đô thị và đối với từng công trình kiến trúc. Trong đó cần khẳng định : quy hoạch bảo vệ và thân thiện với MÔI TRƯỜNG thông qua các biện pháp gìn giữ mặt nước, MÔI TRƯỜNG thiên nhiên, hệ sinh quyển… sự đa dạng sinh học của đô thị phải được đảm bảo với các hành lang cư trú tự nhiên, tiếp cận với thiên nhiên để phục vụ nghỉ ngơi giải trí; các biện pháp sử dụng đất và hệ thống giao thông, bố trí các khu làm việc gần khu ở sẽ giảm đáng kể năng lượng phải tiêu thụ; mật độ dân cư cũng đóng vai trò trọng yếu trong việc tiết kiệm năng lượng, mật độ dân cư cao thì việc tiêu thụ năng lượng sẽ giảm; giải quyết tốt vấn đề chiếu sáng công cộng trong đô thị cũng là một nguyên tắc khi quy hoạch nhằm tiết kiệm năng lượng.

    Các giải pháp về lựa chọn địa điểm

    Tiêu chí về “Địa điểm bền vững” (Sustainable Sites) và “Hiệu quả nguồn nước” (Water Efficiency) sẽ được được cụ thể hóa trong các giải pháp về lựa chọn địa điểm. Đó là:

    [​IMG]
    - Đối với công tác quy hoạch xây dựng, trước hết chọn lựa địa điểm xây dựng thích hợp về địa chất, tận dụng được địa hình tự nhiên và nguồn thủy sinh tại chỗ. Tại Việt Nam, đối với các vùng ngập lũ theo mùa phải chú ý cách sắp xếp nhà cửa, hệ thống giao thông ngăn chặn dòng chảy gây úng sau lũ, hoặc tốc độ dòng chảy tăng phá hủy công trình, nhiều khu đất bị xói lở.

    - Hướng dẫn thiết kế tận dụng tối đa độ dốc địa hình; chống đào đắp, nên xây dựng công trình song song bình đồ. Tận dụng dòng chảy để cấp nước thô, xử lý để sử dụng cho đô thị.

    - Chống lãng phí đất thông qua các giải pháp: điều tra, thống kê quỹ đất, diện tích mặt nước đang bị ô nhiễm, suy giảm chất lượng để tích cực ngăn chặn và có phương án phục hồi ; điều tra khoanh định các khu vực có nguy cơ sụt lở đất ở ven sông, có giải pháp xử lý khoa học và triệt để.

    - Đẩy mạnh công tác đánh giá tác động MÔI TRƯỜNG trong đồ án quy hoạch, nhất là tại các khu công nghiệp, khu đô thị mới, sân golf, là nơi dễ gây ô nhiễm nước, đất, sông hồ kề cạnh và để lại hậu quả lâu dài.

    - Thực tế là mật độ xây dựng tại các thành phố lớn ở Việt Nam rất cao nhưng hệ số sử dụng đất lại rất thấp. Vì chiếm dụng mặt bằng quá nhiều nên nhà ở chia lô manh mún, ngược lại khoảng không gian trên cao nơi có chất lượng không khí tốt hơn, tầm nhìn phóng khoáng hơn lại được sử dụng quá ít. Phải khuyến khích các địa phương, các chủ đầu tư lập quy hoạch chỉnh trang đô thị bằng cách giải phóng các khu ở thấp tầng, nhà lô phố để tổ hợp thành khu ở cao tầng với tiện nghi tốt hơn, vệ sinh và văn minh hơn. Đồng thời dành được thêm quỹ đất tạo lập công trình công cộng phục vụ cộng đồng, làm cho MÔI TRƯỜNG trở nên sinh động và thân thiện hơn.

    Các giải pháp định hướng không gian kiến trúc đô thị

    Tối ưu hóa mạng lưới giao thông, giảm thiểu nhu cầu sử dụng đất bằng giải pháp thiết kế đường tàu điện ngầm, đường nổi trong không gian, nghiên cứu xây dựng khu vực để xe, siêu thị trong lòng đất. Ngầm hóa hệ thống đường dẫn thông tin, cáp điện, dành không gian cho đi bộ và cây xanh, phục vụ nhu cầu sống và cải thiện môi sinh đô thị.

    Phát triển các giải pháp tiết kiệm mới trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch, đặc biệt chú trọng các giải pháp năng lượng khép kín (như mô hình VAC của kiến trúc truyền thống) trên cơ sở ứng dụng các phát minh khoa học kỹ thuật tổng hợp trên mọi ngành nghề lĩnh vực, như: nguồn nước dùng cho sinh hoạt dân cư sẽ là nước mưa được xử lý thành nước sạch, còn nước thải trong khu đô thị sẽ được xử lý trở thành nước tưới cây; rác thải được tận dụng để sản xuất điện, phân bón…; vật liệu xây dựng được sản xuất theo công nghệ mới, chống nắng, chống cháy, chống động đất, tận dụng vật liệu địa phương thân thiện với MÔI TRƯỜNG...; các phương tiện giao thông tận dụng năng lượng mặt trời, quy hoạch xây dựng nơi làm việc gần với nơi ở để người dân có thể tự đi bộ hoặc đi xe đạp đến chỗ làm; lối vào ra của khu đất phải đảm bảo tận dụng được mạng lưới giao thông công cộng; khoảng cách đến điểm giao thông công cộng không nên quá 500m đi bộ; về kinh tế, đô thị xanh - sinh thái - tiết kiệm năng lượng sử dụng tập trung sức lao động thay vì tập trung sử dụng nguyên liệu, năng lượng và nước; cần chú trọng giữ gìn, phát triển nâng cao GIÁ TRỊ của các yếu tố đặc trưng của MÔI TRƯỜNG sinh thái tự nhiên; cần có rất nhiều khoảng “thở”, phải có những khoảng không gian cây xanh, cảnh quan nằm trong lõi nhà hay đan xen liên tục từng tiểu khu ở.

    Để đạt được các tiêu chí trên, cần có những nghiên cứu sâu sắc về điều kiện tự nhiên và xã hội của khu vực hay vùng quy hoạch để đưa ra các giải pháp và quyết định phù hợp. Trong quá trình vận hành, để duy trì và đạt được mục tiêu sinh thái, cần có những biện pháp phối hợp liên ngành như tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, nâng cao nhận thức cộng đồng, áp dụng công nghệ sạch, sử dụng các vật liệu xây dựng sinh học, sử dụng các nguồn thiên nhiên có thể tái tạo được (mặt trời, gió), giảm tiêu thụ năng lượng, tránh lãng phí và tái sinh phế thải.

    Các công trình kiến trúc trong đô thị chịu tác động trực tiếp từ hướng gió chủ đạo theo mùa, hình thành vùng áp lực đẩy, vùng gió xoáy trên bề mặt đón gió của công trình (vùng áp lực dương) và vùng quẩn gió ở các bề mặt của công trình bị khuất gió (vùng áp lực âm), tùy theo đặc điểm của hướng gió thổi đến, độ lớn hình khối của công trình theo các phương. Do đặc trưng này, trong thiết kế quy hoạch tổng thể cần nghiên cứu bố cục đảm bảo hiệu quả thông gió, với khoảng cách giữa các công trình hợp lý, hạn chế bố trí công trình nằm trong vùng gió quẩn của công trình kế cận.

    Xét trên tổng thể, các công trình kiến trúc trong đô thị không thể bố trí theo một hướng nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu thông gió tự nhiên và tránh bức xạ mặt trời trong toàn bộ thời gian. Mặt khác, tùy theo vị trí tương quan với hướng gió thổi theo từng thời điểm, không phải công trình nào cũng có phương vị bố trí thuận lợi với hướng gió chủ đạo theo mùa. Việc nghiên cứu hình khối và phương hướng tối ưu của công trình cần được xem xét trong quy hoạch tổng thể đô thị, với sự tương quan của địa hình và các nhóm nhà với nhau, giữa công trình cũ và công trình xây mới.

    Kết luận
    Trong những năm qua, tình hình xây dựng tại các đô thị Việt Nam phát triển mạnh mẽ theo đà tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, như các nước đang phát triển, một vấn đề đặt ra là quá trình xây dựng có những tác động tiêu cực đến văn hóa và MÔI TRƯỜNG. Công nghệ và vật liệu truyền thống thường bị chối bỏ bằng việc ưa chuộng các sản phẩm và vật liệu nhập ngoại đắt tiền, đôi khi không hề tiết kiệm năng lượng, lợi nhuận thì lại rơi vào tay các nhà sản xuất tại các nền kinh tế phát triển.

    Do đó, MÔI TRƯỜNG khí hậu tại Việt Nam đã có những thay đổi đáng báo động: bão lụt triền miên, ô nhiễm MÔI TRƯỜNG nước, MÔI TRƯỜNG khí, hiệu ứng nhà kính… Với tất cả những tác động gần, xa, những trách nhiệm cùng quyền lợi khái quát trên, việc nhận thức và áp dụng một mô hình kiến trúc tiết kiệm năng lượng, thân thiện với MÔI TRƯỜNG là một công việc mang tính cấp thiết để đảm bảo phát triển bền vững tại các đô thị Việt Nam.

    Trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, quy hoạch theo hướng kiến trúc xanh là hướng đi tất yếu của kiến trúc thế giới và Việt Nam, bởi vì nó đáp ứng được các yêu cầu GIÁ TRỊ của kinh tế, văn hóa, công nghệ - các yêu cầu về chất lượng cuộc sống hiện tại, quá khứ và tương lai – đó cũng là thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của các KTS, các nhà quy hoạch đối với các thế hệ tương lai của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

    TS.KTS lê bích thuận

    Tài liệu tham khảo

    1. Đề tài NCKH khoa học “Nghiên cứu mô hình Kiến trúc xanh tại Việt Nam nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” – TS.KTS. Lê Thị Bích Thuận

    2. USGBC. LEED. Green Building Rating System for New Construction & Major Renovations. Version 2.2. For Public Use and Display. 2005.

    3. Architecture & Building Reseach Institute, Ministry of the Interior, Taiwan, “Good to be Green- Green Building Promotion Policy in Taiwan”, 2006.

    9. PGS.TS. Phạm Đức Nguyên, TS. Nguyễn Thu Hòa, Phạm Quốc Bảo, “Các Giải Pháp Kiến Trúc Khí Hậu Việt Nam”, Nhà Xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2006.

    10. PGS.TS.Ngô Thám, ThS.Nguyễn Văn Điền “Kiến trúc năng lượng & MÔI TRƯỜNG”, Nhà xuất bản Xây dựng, 2007.

    13. Nguyên Vũ (dịch) “BREEAM, GBC và LEED, các hệ thống đánh giá kiến trúc xanh trên thế giới”- Báo Xây dựng 2008
    Lần cập nhật cuối: 04/11/2014
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Ngoài Khái niệm Kiến trúc Xanh ra, gần đây nổi lên các Khái niệm
    về Kiến trúc sinh thái – Kiến trúc phát triển bền vững & Kiến trúc sinh thái đa năng

    Sự phát triển thần kỳ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là vào nửa cuối của thế kỷ XX, đã nâng vị thế của con người trong mối quan hệ với tự nhiên lên một tầm cao đáng kể. Cũng từ đây đã dẫn đến không ít những ngộ nhận, những suy nghĩ lệch lạc, lầm lẫn, những hành động, việc làm đối chọi, thách thức với thiên nhiên trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người, kể cả trong xây dựng và kiến trúc, đã dẫn đến những hậu quả không nhỏ, cả trước mắt cũng như về lâu dài, trong phạm vi một quốc gia cũng như phạm vi toàn cầu. Đó là điều mà chúng ta cùng nhiều thế hệ mai sau đang và sẽ phải trả giá. Trong một thời gian dài, kiến trúc hiện đại quá chú trọng kỹ thuật tạo MÔI TRUỜNG nhân tạo cho nơi ở mà quên đi việc con ng¬ười cần phải sống hài hòa với tự nhiên. Hậu quả là phung phí năng lượng và tài nguyên thiên nhiên một cách không thương tiếc.

    Thống kê ở châu Âu cho thấy 50% nguồn nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên được sử dụng trong ngành xây dựng, hơn 50% chất thải sinh hoạt và 50% các chất gây ô nhiễm đến từ các hoạt động xây dựng; 40% năng lượng tiêu thụ có nguồn gốc (hoặc có liên quan) đến ngành xây dựng.
    Hiện hữu một quan niệm phổ biến "Con người làm chủ tự nhiên" và tư tưởng kỹ-trị "mọi vấn đề đều có thể được giải quyết bằng một phương pháp công nghệ". Bởi vậy, tự nhiên được xem xét như đối tượng để khai thác hơn là đối tượng cần được chăm sóc, gìn giữ.
    Con người với thói quen "lười biếng" và "ích kỷ" thích sử dụng nguồn năng lượng mặt trời dự trữ (là năng lượng được chứa đựng trong lòng trái đất, trải qua hàng triệu năm mới tạo thành như: than đá, xăng, dầu lửa…) hơn là sử dụng "nguồn năng lượng mặt trời hiện hành" (là năng lương do ánh sáng mặt trời đem lại mỗi ngày). Kết quả tất yếu dẫn tới là: Việc sử dụng một cách phung phí tài nguyên thiên nhiên nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người đương đại đã, đang và sẽ làm tổn hại ngày càng nghiêm trọng tới sự tồn tại và phát triển của con người mai sau.

    Động đất, sóng thần, lũ quét, núi lửa phun trào…trong năm qua phải chăng là những cảnh báo cấp độ cao về sự nổi giận của thiên nhiên. Những bài học hiển nhiên trước mắt đã khiến toàn thế giới và đặc biệt là các nước phương Tây bừng tỉnh.
    Cùng với các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật khác, ng¬ười ta đã xét lại quan niệm thiết kế kiến trúc, ý thức hơn về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng. Một trào lưu kiến trúc mới ra đời với viễn cảnh tốt đẹp hướng về tương lai: Kiến trúc sinh thái.
    [​IMG]
    Tại Hội nghị KTS Thế giới tổ chức tại Bắc Kinh năm 2000, giới KTS toàn cầu đã đi đến 2 khái niệm, 2 mục tiêu, 2 ph¬ương châm hành động là kiến trúc bền vững và kiến trúc sinh thái, xong đều cùng chung một nội hàm là hướng tới sự chung sống thân thiện, bằng thái độ xử sự thông minh và hiểu biết thiên nhiên.
    Kiến trúc sinh thái (hoặc có thể hiểu kiến trúc bền vững) khởi đầu từ những thập kỷ nửa sau của TK XX và trở thành xu hướng tất yếu của kiến trúc thế giới trong thế kỷ XXI. Nó được mong đợi như một giải pháp toàn diện để đối phó với cuộc khủng hoảng của văn minh đô thị, xét trên phạm vi rộng cũng như với chính cuộc khủng hoảng về phong cách kiến trúc đương đại, xét trong phạm trù hẹp của ngành kiến trúc.
    Kiến trúc Sinh thái thủa ban đầu của thập kỷ 60 tồn tại dưới dạng Kiến trúc Sinh thái đơn giản (hay có thể hiểu là kiến trúc sinh thái công nghệ thấp (low tech).
    Các KTS nổi tiếng thế giới như Charles Correa (Ấn Độ), Bruno Stagno (Costa Rica) đã đề ra phương pháp thiết kế theo điều kiện khí hậu của khu vực, đặc biệt là tại các địa ph¬ương khí hậu nóng ẩm nhiệt đới. Họ gọi đó là Kiến trúc công nghệ cao của thế giới thứ ba và họ còn coi đây là công cụ hữu hiệu để các nước lạc hậu chậm phát triển đi tắt đón đầu rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới. Bởi theo họ, Kiến trúc sinh thái đâu có cần thiết bị kỹ thuật cao siêu hoặc tài chính khổng lồ, hùng hậu.





    KTS người Malaysia - Ken Yeang chống lại việc đ¬ưa tràn lan nhà khối hộp đóng kín, hoàn toàn điều hòa nhiệt độ vào vùng nóng ẩm nhiệt đới. Ông nghiên cứu đưa cây xanh vào kiến trúc nhà cao tầng, tạo hai lớp vỏ bọc cho tường ngoài, mái nhà phủ cây xanh và tấm chắn nắng, sử dụng sân trong tạo thông thoáng tự nhiên, tiết kiệm năng lượng, đưa con người gần gũi với thiên nhiên. Đó là các tiêu chí cho kiến trúc cao tầng xanh của ông. KTS Ken Yeang từng nhận định: Phong cách kiến trúc, kỹ thuật thi công và vật liệu xây dựng có thể thay đổi theo thời gian, nh¬ưng yếu tố thời tiết, khí hậu cơ bản không thay đổi.
    [​IMG]
    Từ đó đã nảy sinh ý tưởng cho rằng kiến trúc hiện đại phải phù hợp với điều kiện thời tiết và khung cảnh thiên nhiên của khu vực, chứ không phải là kiểu khối nhà hộp với hệ thống điều hòa nhiệt độ khiến cho kiến trúc có bộ mặt chung chung và đặt ở đâu cũng được. Các giải pháp kiến trúc nhà cao tầng chú ý đến yếu tố tác động qua lại của kiến trúc với MÔI TRUỜNG xung quanh, bằng việc xác định hướng gió, nắng, các kiểu mái hắt, cách thông gió tự nhiên... Các tổng kết có tính lý luận của Ken Yeang đã đ¬ựợc áp dụng rất thành công với những biến thể mở rộng vào các giải pháp kiến trúc có tính sinh khí hậu của các nhà tháp ở Malaysia và Nam Trung Quốc.

    Ở châu Âu, mặc dù có nền kinh tế kỹ thuật phát triển hùng mạnh xong xu hướng kiến trúc sinh thái đơn giản cũng được quan tâm chú ý. Để đối phó với cuộc khủng hoảng về dầu lửa, các KTS bắt đầu tìm đến sự hỗ trợ của các "lựa chọn thay thế" thân thiện hơn với MÔI TRUỜNG, đặc biệt là cho các công trình nhà ở, giáo dục và văn hóa quy mô nhỏ. Trong sự trỗi dậy của làn sóng phản đối sự lạnh lùng, khô cứng của các tòa nhà hiện đại, một số KTS đã khuyến khích những chủ sở hữu tương lai của công trình cùng tham gia thiết kế và phát triển dự án, thậm chí cả trong việc xây dựng, để có thể tạo ra các công trình thân thiện hơn. Triết lý chống lại sự độc đoán trong thiết kế là nguồn cảm hứng cho rất nhiều KTS và trở nên khá phổ biến tại khu vực Bắc Âu. Có thể nhắc đến một số công trình tiêu biểu như: thiết kế nhà ở xã hội ở Đức của KTS Joachim Eble; dự án khu ở "Tinngarden" gần Copenhagen (Đan Mạch) của nhóm Vandkunsten; thiết kế của KTS Peter Hübner cho trường học và trung tâm nuôi dưỡng trẻ gần Stuttgart - công trình được thực hiện hoàn toàn bằng phương pháp tự xây dựng… KTS nổi tiếng nhất và được ví như thủ lĩnh của dòng low-tech, hay chính xác hơn là "no-tech", không ai khác chính là Paolo Soleri (học trò của Frank Lloyd Wright) người đã đem đến một hình thức hoàn toàn mới cho kiến trúc sinh thái low-tech trong công trình Arcosanti (Arizona, Mỹ).
    Đặc điểm chung của kiến trúc sinh thái đơn giản ở khắp nơi châu Á, châu Mỹ, cũng như châu Âu là đều sử dụng vật liệu tự nhiên đất, đá, gỗ, tranh, tre… và đều dựa vào kinh nghiệm xây dựng đúc kết từ ngàn đời qua cách ứng xử của các thế hệ cha ông với khí hậu, với thiên nhiên MÔI TRUỜNG sống để có thể tồn tại và phát triển cho tới ngày nay.
    Ở một thái cực khác, ngược với kiến trúc sinh thái đơn giản là kiến trúc sinh thái công nghệ cao (high tech) hoặc công nghệ sinh thái (eco-tech). Nó được biểu hiện dưới dạng các tổ hợp công trình đa năng kính thép quy mô lớn, và được đại diện bởi hai sáng tác của KTS Norman Foster: Trụ sở ngân hàng Commerzbank ở Frankfurt và Mái vòm tòa nhà Quốc hội Đức (Reichstag, Berlin). Một số KTS "high-tech" như Norman Foster, Renzo Piano, Richard Rogers, Thomas Herzog, Françoise-Helene Jourda và Gilles Perraudin đã thành lập nhóm READ (Renewable Energy in Architecture and Design) để phản ánh những suy ngẫm trong việc sử dụng năng lượng tái tạo trong thiết kế kiến trúc. Được chính thức công nhận tại Hội nghị quốc tế về Năng lượng mặt trời trong Kiến trúc và Đô thị tổ chức tại thành phố Florence (Italy) năm 1993, READ từ đó đến nay đã nhận được nhiều hỗ trợ của Cộng đồng châu Âu.
    Triết lý sử dụng công nghệ hiện đại và sự trợ giúp của máy tính để đạt được tính bền vững sinh thái của nhóm "high-tech" không phải lúc nào cũng là một giải pháp hoàn toàn thuyết phục, đặc biệt là trong tính toán cân bằng năng lượng cần sử dụng để đạt được tiện nghi nhiệt trong mùa hè và sưởi ấm trong mùa đông. Các công trình high-tech cho đến nay vẫn được trích dẫn như một trong số những giải pháp toàn diện nhất cho kiến trúc bền vững và nhiều sáng kiến của xu hướng này sau đó đã được áp dụng trong những công trình có quy mô nhỏ hơn, như giải pháp mặt tiền kính hai lớp, đã tỏ ra rất hiệu quả.
    Nằm giữa hai trường phái kiến trúc sinh thái giản đơn và kiến trúc sinh thái công nghệ cao là kiến trúc sinh thái chiết trung. Các KTS theo trường phái này khi vận dụng công nghệ vật liệu mới và kỹ thuật xây dựng cao vẫn không quên những kinh nghiệm truyền thống ông cha trong việc sử dụng vật liệu tự nhiên và ứng xử hợp lý hài hòa với khí hậu MÔI TRUỜNG.
    Có thể coi Günter Behnisch là người tiên phong đại diện cho trường phái này. Triết lý sáng tác của nhóm có thể tổng kết một cách chính xác trong một phát biểu của Stefan Behnisch: "Trong kiến trúc sinh thái, người ta thường phân biệt hai trường phái tư tưởng: đó là của Norman Foster với quan điểm sử dụng các ứng dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề sinh thái; và của Soleri người nói "Không" với công nghệ. Nhóm của chúng tôi đặt mình vào giữa hai trường phái này mặc dù cá nhân tôi cảm thấy gần gũi hơn với đường lối của Soleri. Tôi không muốn thay đổi phong cách sống của chúng ta hoặc quay trở về thời kỳ đồ đá, nhưng nếu chúng ta chấp nhận một chút cái nóng trong mùa hè và cái lạnh trong mùa đông, sẽ không quá khó để đạt được tiện nghi nhiệt cho công trình và việc chúng ta cần thực hiện chỉ đơn giản là tuân theo những quy luật của tự nhiên".
    Kiến trúc sinh thái là xu hướng phát triển tiến bộ tất yếu của kiến trúc thế giới xong nó sẽ không thể trở thành kiến trúc quốc tế chung chung cho mọi quốc gia không đặc trưng, không bản sắc.
    Nhìn lại trào lưu kiến trúc hiện đại của những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Lúc đó, kiến trúc hiện đại phát triển tới đỉnh cao, tại hầu hết các quốc gia có nền kiến trúc phát triển đều hình thành cái gọi là xu hướng "kiến trúc quốc tế", hay còn gọi là "kiến trúc nhảy dù". Chúng xuất hiện khắp mọi nơi, chúng giống nhau cả về nội dung bên trong và hình thức bên ngoài, bất kể ở nơi đâu, Á hay Âu, trên núi hay dưới biển… Sau đó, kiến trúc Hậu hiện đại ra đời, đưa kiến trúc trở về với những GIÁ TRỊ văn hóa, thẩm mỹ trong quá khứ của kiến trúc bản địa, nhằm tạo nên nét đặc trưng riêng biệt.
    Kiến trúc ngày nay đang lặp lại bước đi ấy theo chiều xoắn ốc của quy luật phát triển, nhưng ở mức độ cao hơn. Một "Thế giới phẳng" đem đến xu hướng kiến trúc hiện đại sinh thái hiện hữu tại các quốc gia trên thế giới. "Hiện đại" là yếu tố của kiến trúc quốc tế - còn "sinh thái" là yếu tố bản sắc đặc trưng của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền. Như đã nói ở trên "sinh thái" ở đây bao gồm sinh thái tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu, MÔI TRUỜNG…) và sinh thái nhân văn (con người, văn hóa, xã hội…). Kiến trúc phản ánh một trong hai khía cạnh sinh thái tự nhiên hoặc sinh thái nhân văn đã đủ chứa đựng, khẳng định bản sắc, cái riêng của đất nước ấy, dân tộc ấy rồi. Nếu phản ánh được cả hai khía cạnh sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn thì đó là mục tiêu, là ước mong của giới kiến trúc sư trên toàn thế giới.
    Như trên đã trình bày kiến trúc sinh thái là xu hướng tất yếu của thế giới trong thế kỷ 21 và điều đó cũng là câu trả lời duy nhất đúng cho định hướng kiến trúc Việt Nam.
    Chúng ta không thể lạc bước và cũng không thể quá tụt hậu trên con đường chung của kiến trúc thế giới. Đây là một công việc rất khó khăn, rất lâu dài, và rất có thể các thế hệ con cháu chúng ta mới có thể nhận dạng khuôn hình của nó, song sẽ không có ngày đó nếu ông cha của chúng không bắt đầu công việc từ bây giờ.
    Nhìn lại lịch sử phát triển kiến trúc Việt Nam, chúng ta không thể không tự hào với dòng kiến trúc dân gian chứa đựng những bài học kinh nghiệm mà ông cha ta để lại trong cách ứng xử với thiên nhiên khí hậu môi trường làm cơ sở tốt cho việc nghiên cứu phát triển kiến trúc sinh thái đơn giản ngày nay.

    Kiến trúc dân gian của Việt Nam chính là kho kinh nghiệm quý báu về giải pháp kiến trúc nhiệt đới. Bản chất của kiến trúc sinh thái là lấy MÔI TRUỜNG làm trung tâm, MÔI TRUỜNG - khí hậu là nhân tố chính để xây dựng những nguyên lý về kiến trúc bền vững. Nhân dân ta đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm về xây dựng - kiến trúc nhiệt đới, từ chọn hướng nhà, bố cục và tổ chức khuôn viên đến lựa chọn vật liệu xây dựng, đào ao hồ, trồng cây xanh... để ngôi nhà phù hợp với điều kiện tự nhiên, nhằm tạo cuộc sống phù hợp với tâm sinh lý và điều kiện kinh tế của người Việt. Những kinh nghiệm này không những giúp cải thiện điều kiện vi khí hậu mà còn góp phần tiết kiệm năng lượng. Có thể xem kiến trúc dân gian truyền thống là "kiến trúc xanh", "kiến trúc sinh thái" trong nội hàm của nó đã bao gồm cả yếu tố phát triển bền vững.

    Trong bối cảnh kinh tế kỹ thuật của một nước đang phát triển mới thoát khỏi cận đói nghèo, việc tìm một hướng đi đúng đắn và tích cực cho nền kiến trúc nước nhà là vô cùng quan trọng. Đi đôi với việc phổ biến và khuyến khích giới KTS phát huy các GIÁ TRỊ di sản kiến trúc dân gian trong quy hoạch không gian và kiến trúc công trình tại các vùng đô thị và nông thôn theo hướng kiến trúc sinh thái đơn giản, chúng ta nên đồng thời nghiên cứu và ứng dụng một số công trình trọng điểm theo hướng kiến trúc sinh thái công nghệ cao.
    Trên cơ sở hai bước đi cẩn trọng chắc chắn đó, chúng ta sẽ cố gắng tạo dựng cho mình một nền kiến trúc lành mạnh – Kiến trúc sinh thái chiết trung : sử dụng công nghệ vật liệu mới, kỹ thuật xây dựng cao, kết hợp với kinh nghiệm xây dựng truyền thống cha ông trong cách ứng xử hợp lý hài hòa với thiên nhiên, khí hậu và MÔI TRUỜNG.

    Điểm lại một số công trình, dự án chúng ta có trong thời gian qua, có thể dễ dàng nhận ra xu hướng này qua các vườn treo trên các cao ốc, qua các vườn trống ở tầng 1, nơi giao tiếp với cộng đồng, nơi xóa nhòa ranh giới bên trong và bên ngoài công trình. Những khoảng không giữa hai lớp kính bao che tường ngoài để tăng hiệu quả thông gió tự nhiên theo chiều đứng, những khu vườn đục thông ở các tầng so lệch nhau tạo luồng thông gió tự nhiên theo chiều ngang, những bề mặt hấp thu năng lượng mặt trời và năng lượng gió (vốn là thế mạnh của các nước nhiệt đới) đang gặp thường xuyên trong các đồ án tại các cuộc thi và cả trong một số dự án đang thực hiện. Đó là những tín hiệu đáng mừng trong công cuộc tìm kiếm không biết mệt mỏi một nền kiến trúc Việt có cái riêng để nhận diện, để tự hào.

    Nói về kiến trúc sinh thái ở Việt Nam không thể không nhắc đến KTS trẻ Võ Trọng Nghĩa - các công trình của anh với vật liệu tự nhiên tre, trúc, rơm, rạ… hồn nhiên mọc lên từ đất, "sống" nhờ gió và nước mang đậm tư tưởng sinh thái làm ta nhớ tới câu nói của Good.A - nhà nghiên cứu sinh thái người Mỹ: "Cái hồn của công trình kiến trúc phải sinh trưởng một cách tự nhiên từ đất và đậu nhẹ nhàng lên cảnh quan". Rất nhiều giải thưởng quốc tế có uy tín đã được trao tặng cho các tác phẩm nhỏ về quy mô xong lớn về "tầm vóc" của anh như :
    Giải Nhì Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế ở Mỹ cho các công trình bằng tre 2007;
    Giải Bạc Holcim châu Á Thái Bình Dương 2008; Giải Bạc Holcim Toàn cầu 2009;
    Giải thưởng Kiến trúc Thế giới IAA 2009 cho "Bar Gió và Nước" và "Trung tâm văn hoá cà phê Trung Nguyên".
    Phải chăng đó là sự xác nhận Kiến trúc sinh thái là hướng đi đúng đắn của kiến trúc thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, là sự tôn vinh và khích lệ tài năng, sức sáng tạo của KTS trẻ Việt Nam mà Võ Trọng Nghĩa là đại diện tiêu biểu

    Tìm một con đường, tìm một lối đi cho sự phát triển kiến trúc Việt Nam trong bối cảnh hội nhập của thế kỷ 21 cần một tầm nhìn chiến lược, cởi mở và tích cực, trong đó vai trò định hướng của Hội Kiến trúc sư Việt Nam là một yếu tố quan trọng góp phần xây dựng một nền kiến trúc tiên tiến hiện đại mang đặc trưng truyền thống dân tộc - Nền Kiến trúc sinh thái Việt Nam./.

    GS.TS.KTS Nguyễn Việt Châu


  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    ĐÔI Điều về KTS Võ Trọng Nghĩa: Gieo lại những mầm xanh từ trên đống rác!
    20:05 24/06/2014




    Trẻ, tham vọng, quyết liệt đến tàn khốc trong cả ánh nhìn, con người và tác phẩm của anh gây nhiều tranh cãi trong và ngoài nước. Dù tranh cãi ở chiều nào đi chăng nữa thì cũng không thể phủ nhận, con người đó đã tạo nên “điểm sáng” cho kiến trúc Việt.
    [​IMG]
    KTS Võ Trọng Nghĩa bên một công trình bằng tre do anh thiết kế


    Đừng nghĩ kiến trúc xanh là trồng cây xanh lên công trình!
    - Nói đến Võ Trọng Nghĩa người ta nghĩ ngay đến con người của “gió và nước” của khí động học, của một màu xanh lan tỏa…

    Có lẽ bắt đầu từ tình yêu thiên nhiên mãnh liệt ấy, tôi muốn thể hiện bằng được trong các công trình của mình, từ việc đưa nắng, gió, cây xanh hay là thậm chí con người là yếu tố thiên nhiên sống ở trên đó để hưởng thụ. Đó như một triết lý và tạo thành tư tưởng trong tôi.
    - Với kiến trúc xanh phải chăng không chỉ có ở vật liệu xanh mà còn có cả ở không gian xanh nữa. Anh đã sử dụng không gian xanh đó như thế nào trong kiến trúc của mình?
    Mọi người hay hiểu “xanh” ở đây là trồng cây xanh lên là không chính xác. Đó đơn thuần chỉ là hiểu theo nghĩa đen. Cây xanh là một yếu tố cần nhưng không đủ. Xanh hay không xanh là phải làm sao đo được con người ta sống trong đấy có thoải mái hay không? Và hóa đơn tiền điện và nước trong đó là bao nhiêu tiền, ngoài ra trong quá trình xây dựng tốn bao nhiêu năng lượng vận hành, thậm chí kết hợp một công trình và nhiều công trình, tạo thành hiệu ứng như thế nào mới được gọi là xanh.

    [​IMG]
    “Nhà 5 bồn cây” của công ty Võ Trọng Nghĩa mới giành giải thưởng kiến trúc Anh AR House Awards 2014
    Mọi người đừng nghĩ, ông Nghĩa trồng cây xanh lên công trình là tạo thành kiến trúc xanh. Thế giới họ không ngu như thế đâu, nếu cứ trồng cây xanh lên ban công, cửa sổ và gọi đó là kiến trúc xanh thì ai cũng có thể làm được. Thế giới người ta đi đến đâu, hiểu đến đâu về công trình xanh này, mình còn lơ mơ như vậy. Vấn đề ở đây là làm sao với đơn giá từ 8 – 12 triệu m2 (xây dựng nhà bình thường), mà có giải pháp được sống như một resort, đó mới là điều quan trọng.
    Chẳng hạn như chỉ riêng cái việc trồng cây xanh thôi có bao nhiêu phương án để trồng và trồng nó như thế nào là cả một vấn đề. Trồng 1 cây nhỏ bằng ngón tay khác với việc trồng cả cây cổ thụ. Công ty tôi đang thực hiện hàng trăm dự án cùng lúc về vấn đề này. Và trước khi tôi gặp bạn, tôi mới có kết quả thi thắng các tòa nhà cao tầng về việc trồng cây cổ thụ lên mặt tiền, trồng cây rất to, cao 2, 3 tầng lên mặt tiền.

    Thép và kính vẫn làm được kiến trúc xanh
    Người ta biết đến anh với những công trình làm từ vật liệu thiên nhiên tre, tầm vông… và những công trình ấy không chối cãi, mang lại cho anh những vinh quang. Nhưng mới đây hai công trình Nhà tầng xanh (Stacking Green) và Trường Bình Dương (Binh Duong School anh vừa giành “cú đúp” giải thưởng tại Liên hoan Kiến trúc thế giới WAF 2012 với hai giải nhất cùng lúc). Đây là lần đầu tiên anh đoạt giải thưởng quốc tế cho sản phẩm không phải bằng tre nứa. Anh có thể giải nghĩa cho mọi người biết, “xanh” ở đây cụ thể là như thế nào, thưa anh?

    Tôi không muốn nhắc lại về các công trình tre của tôi nữa, nó đã xưa rồi. VN bây giờ thắng thế trên thế giới về công trình xanh nói chung và tre chỉ là một chất liệu công trình kiến trúc xanh không hơn không kém. Tre không phải là đặc sản riêng của VN, không hề là duy nhất. Không phải chỉ vật liệu tre và tầm vông, Võ Trọng Nghĩa mới làm được kiến trúc xanh.
    Chỉ là bắt đầu từ nhu cầu của cuộc sống là làm những công trình rẻ, có giá thành hợp lý và không gian độc đáo thì cây tre nó rẻ và nằm ngổn ngang ngoài đường thì đem về dùng. Còn vì sao kiến trúc tre của VN là đặc biệt vì mình dùng đúng tre như nguyên thủy của tre, tạo nên những đường cong bằng khớp nối từ tre, không phải là khớp nối kim loại, nếu là khớp nối kim loại lại tăng giá thành lên và không còn sự chuyển tiếp mềm mại đó nữa.
    [​IMG]
    Công trình Kontum Indochine Cafe
    Tôi có thể khẳng định rằng, công trình kiến trúc hoàn toàn bằng kính vẫn là công trình kiến trúc xanh. Ví dụ như là người ta làm 2 lớp da, làm một lần mặt kính đốt nóng không khí vọt lên trên, tạo thành vùng đối lưu thì sẽ tạo ra hiệu ứng tiết kiệm năng lượng rất tốt. Thép và kính vẫn làm được kiến trúc xanh, không có nghĩa là tre, không có nghĩa là phải cây xanh hay vật liệu thiên nhiên như đá mà chúng ta vẫn có thể hoàn toàn làm từ kính.
    Được biết anh là người có nhiều sáng tạo trong lĩnh vực “điều nắng khiển gió” tự nhiên? Anh có thể bật mí một số bí quyết “điều nắng khiển gió” của anh và đã có những thành tựu như thế nào?
    Nếu như nói điều nắng thì nó dễ, vì sao dễ vì quỹ đạo mặt trời luôn cố định, mình hứng nó như thế nào thì dễ quá rồi. Gió thì vô cùng khó, tôi vẫn nói trong công ty với nhân viên của tôi rằng, thiết kế được những cái đẹp nhìn thấy bằng mắt thường đã khó, đã là một đẳng cấp, thiết kế được những điều không nhìn thấy được như gió, sức cản của gió, thì lại càng khó nữa, phải rất hiểu về khí động học mới làm được chuyện đó. Không phải gió đưa ra hứng là hứng được đâu, mở cửa chưa chắc gió vào. Nó là thứ rất uyển chuyển.
    [​IMG]
    Nhà đá hình xuyến tại Quảng Ninh
    -Xu hướng kiến trúc xanh phải chăng sẽ là tất yếu khi kinh tế phát triển, thưa anh?
    Kiến trúc xanh không còn là một xu hướng thời trang nữa mà là vấn đề sống còn! Có người hiểu nhầm cứ nói đến kiến trúc xanh là chắc chắn chỉ làm để đi thi và đoạt giải thưởng. Không phải thế mà xanh là đương nhiên và tất yếu, còn bản lĩnh của ông làm đến mức độ xanh nào mới là chuyện phải bàn! Bây giờ ai cũng nói đến kiến trúc xanh cả, nói nữa thừa, không cần bàn đến, vấn đề là mình làm như thế nào thôi. Bản thân bê tông cốt thép là vật liệu không hơn không kém nhưng cách xử lý như thế nào để thành kiến trúc xanh là bản lĩnh của người kiến trúc sư. Có bê tông mới trồng được cây cổ thụ trên cao chứ!

    Trả lại sự sống cho thiên nhiên bằng cách trả lại màu xanh cho chúng
    -Từ đâu anh hình thành một tư duy xanh, lối sống xanh cho kiến trúc của mình, thưa anh?

    Xã hội càng phát triển đồng nghĩa với việc tiêu tốn năng lượng, đốt cháy năng lượng. Loài người đang đưa nhau tới cái chết. Phát triển đồng nghĩa với việc tiêu tốn năng lượng mà từng đó đại dương, từng đó rừng, từng đó heo, từng đó trâu bò… muốn để có cái ăn chỉ có nuôi ép, có nghĩa là đã có cái ức chế ở trong con người. Loài người trở nên điên loạn hết, vì đang đứng trước biến đổi khí hậu.
    Ai ai cũng là tội đồ tàn phá cả, bản thân tôi cũng vậy, thử giặt một chậu áo quần, uống thử có chết không mà đổ nước đó ra sông, cá chết chắc, đại dương sa mạc hóa… Bằng cách nào để trả lại sự sống cho thiên nhiên? Chỉ có cách trả lại màu xanh, sự sống cho chúng, ví dụ làm nhà 100 m2 phải trả lại cho nó 100 m 2 cây xanh phía trên, hoặc thậm chí nhiều hơn thế nữa, đằng trước, đằng sau, hai bên và thậm chí trên cả nóc nhà, chúng ta vẫn có thể trồng cây.
    [​IMG]
    Nhà tầng xanh - Stacking Green
    Những trăn trở đó, tôi nghĩ, kiến trúc có sức nặng, nó sẽ giải quyết tất cả các yếu tố đó cùng một lúc, từ một công trình, nhiều công trình, nó sẽ đem đến một sức nặng vô cùng lớn, sức mạnh của sự lan tỏa.
    (Võ Trọng Nghĩa chỉ tay vào một công trình trong cuốn tạp chí trên bàn, nói, ví dụ như tòa nhà này diện tích đất là 80 m2, tổng diện tích cây xanh là 160 m2… nhân số trồng cây xanh đó lên những cái nhà chưa xây và đang xây hoàn toàn có thể làm được chuyện đó nhưng chỉ là biện pháp thụ động. Nếu con người không từ bỏ bớt những tiện nghi cần thiết, con người tự đưa nhau đến cái chết. Trồng cây xanh vẫn chỉ là giải pháp tạm thời).
    - Nhưng một mình anh làm sao có thể “phủ xanh” cho nền kiến trúc này được?
    Người ta nói: “Một cánh én không làm nên mùa xuân” nhưng tôi không thích câu đó mà thích câu: Một ngọn nến có thể thắp sáng hàng triệu ngọn nến và trong hàng triệu ngọn nến nó sẽ tiếp sóng và truyền cảm hứng tiếp.

    Một cộng một bằng hai nhưng mà hai cộng 1 bằng 5, 5 cộng 1 bằng 10, 10 cộng 1 sẽ bằng 50, 50 cộng 1 bằng 100. Về mặt thương hiệu và sức lan tỏa là như thế nếu ông làm được những công trình tỏa sáng. Ví dụ nhà phố như thế này, trồng 1 cây cổ thụ, thậm chí 100 cây, 1 ngàn cây rồi 1 rừng cây phủ trên mặt tiền, chẳng sao. Tôi đang làm vậy đó. Chẳng hạn như tôi mới thiết kế xong trường mẫu giáo ở Đồng Nai, trồng 1 vườn rau và hoa trên nóc chạy lòng vòng để trẻ con được học và được nhìn thấy cái văn hóa nông nghiệp là như thế nào. Trên nóc vừa là vườn, vừa là chỗ đi bộ luôn.
    [​IMG] Nhà trẻ mẫu giáo "Farming Kindergarten" ở KCN Pouchen, Đồng Nai
    - Vậy quan niệm về kiến trúc xanh của anh sẽ là như thế nào, thưa anh?
    Tức là nó phải đánh giá được cái mức độ hòa thuận với thiên nhiên, tiết kiệm được bao nhiêu năng lượng vận hành, bao nhiêu năng lượng xây dựng công trình đó, thậm chí là năng lượng tiêu hủy nó, đánh giá mức độ thân thiện với môi trường, ví dụ đơn giản nhất là xem cái hóa đơn tiền điện, tiền nước cho số lượng người trong một môi trường như vậy. Và xin nói lại là không có nghĩa là trồng cây xanh lên là xanh!

    Gieo những mầm xanh trên đống rác khổng lồ
    -Người ta nói, kiến trúc VN đã hỏng, hỏng bét… Ý kiến của anh? Nếu được đặt những viên gạch đầu tiên anh sẽ bắt đầu từ đâu?

    Tôi không có nhu cầu thay đổi hay làm mới những điều to tát vậy cả và tôi cũng không phán xét về chuyện kiến trúc VN đã hỏng và hỏng bét như thế nào, tôi chấp nhận như nó đang là. Tôi chỉ thấy đó là đống rác về kiến trúc khổng lồ lớn nhất nằm ở Sài Gòn và Hà Nội. Bao nhiêu công trình xây ra bị lỗi thời, thậm chí năng lượng phá hủy của đống rác đó vứt đi đâu cho hết là một vấn đề khiếp đảm! Thế nhưng bây giờ thì chấp nhận như nó đang là như thế và gieo lại những mầm xanh bắt đầu từ trên đống rác đó.
    [​IMG]
    Nhà hội nghị ở Flamingo Đại Lải Resort
    -Anh có thể cho một vài giải pháp cụ thể chứ?

    Không có giải pháp nào là cụ thể cả.
    -Anh sợ người khác… ăn cắp ý tưởng?
    Tôi rất thích được người khác ứng dụng ý tưởng của mình, càng nhiều càng tốt, đó là mong muốn của tôi, gieo hạt giống ở khắp nơi.

    Bây giờ thế giới đang khủng hoảng, cơ hội ngàn năm có một, nên có thể lấy được nguồn lực khổng lồ những người giỏi về đây, tập trung điều hóa những ý tưởng. Và công ty Võ Trọng Nghĩa không đơn thuần là làm những công trình kiến trúc xanh mà là đào tạo được những người làm kiến trúc xanh, bất luận ở quốc tịch nào.

    Thùy Vân
    Ảnh: Nguồn từ facebook Võ Trọng Nghĩa và tư liệu
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Tuy nhiên K0 fải ai củng đồng ý hoàn toàn về các công trình của KTS Võ Trọng Nghĩa. Sau đây là 1 fần cãm nhận ấy:

    Góc nhìn khác về căn nhà được giải của Võ Trọng Nghĩa.
    Công trình nhà vườn xếp của Võ Trọng Nghĩa được giải nhất của tạp chí Archdaily, một tạp chí thuộc vào loại uy tín hàng đầu thế giới. Nhưng theo một số quan điểm thì căn nhà này không phù hợp, chí ít với cuộc sống của đại đai số người Việt Nam.

    [​IMG]
    Tôi không nói công trình của anh là dở, thậm chí đối với những kiến trúc sư trẻ như tôi thì những điều anh đã làm được nói chung và trong căn nhà này nói riêng đã là cả một sự ngưỡng mộ. Nhưng nói thật nếu cho tôi được ở trong căn nhà của anh thiết kế thì tôi còn phải xem xét nhiều thứ. Có lẽ ở vài ngày hay vài tuần thì được, chứ vài năm hay cả đời thì có lẽ tôi nên đổi nghề làm họa sỹ hay nhiếp ảnh gia thì mới '' thích nghi'' được. Tương tự như căn nhà trên thác của Frank LLoyd Wright, căn nhà mà ngay khi học trong trường chúng tôi được nghe các thầy ca ngợi về vẻ đẹp hình khối và sự nên thơ của nó, nhưng từ khi đó tôi cũng đã nghĩ căn nhà đó chỉ làm chỗ nghỉ dưỡng vài ngày thì được, chứ để ở đó thì cần phải xem xét lại. Bởi vì căn hộ để ở mà suốt ngày nghe tiếng nước chảy của thác, độ ẩm thấp, các côn trùng lạ tìm đến thân thể nghỉ dưỡng... thì có lẽ rồi tôi sẽ trở thành nhạc sỹ, hay nhà văn thì mới cảm được hết sự nên thơ của nó. Ôi chao có lẽ đó là một công trình điêu khắc chỉ nên để ngắm và trầm trồ chứ về sử dụng chắc bác Wright cũng chưa phải sống ở đó.

    Có lẽ tôi hơi lan man nên xin tập trung vào công trình nhà xanh của Võ Trọng Nghĩa.

    Nhà phê bình kiến trúc có chuyên môn ở Việt Nam thì cũng không đủ trình độ để điểm mặt gọi tên: Học giả về kiến trúc thì có nhưng phần nhiều là thiếu thực tiễn… chỉ làm về lĩnh vực nghiên cứu hoặc không dám chém bởi có công trình nào của mình được xây tử tế đâu mà chém, nói ra lại sợ người ta chém lại, thế là thôi, im lặng là vang.

    Hai là những người có chuyên môn tốt thì hoặc là quá bận mải, hoặc những người không bận mải thì không có ngôn từ và lập luận sắc bén để phê bình… còn nếu có thể làm vừa vừa thì sợ động chạm. Nói chung là thiếu trách nhiệm với nền Kiến trúc Việt Nam… Thôi tạm vậy, bởi phê bình kiến trúc mà tốt chỉ cho cánh kiến trúc sư trẻ, những người quan tâm đến kiến trúc biết đâu là xấu là đẹp, được và chưa được, tại sao nó lại thế… Phê bình kiến trúc mà tốt và có xây dựng thì đã không có những thị phi như thế này.

    Về giải thưởng của anh Nghĩa, với một trang mạng uy tín như ArchDaily thì tạm thời theo hiểu biết nông cạn của tôi là:

    - Đây là một công trình chất lượng có giá trị (nếu không tử tế thì nó không đăng). Còn chất lượng đạt đến đâu thì mỗi người có cách nhìn nhận khác nhau và đấy là quan điểm cá nhân. Nhưng chắc chắn là có.

    - Các giải thưởng của nước ngoài hay có kiểu cơ cấu vùng miền, nhất là những khu vực kém phát triển mang tính khích lệ hay thúc đẩy phát triển.

    - “Bình chọn” thì Việt Nam vô địch thế giới (cái này rất đáng tự hào – dù có hơi bầy đàn tý) bởi tôi cũng vote cho anh Nghĩa… Cái này dám cá là anh Nghĩa cũng hao tâm tổn sức cho vụ “Xin like” này nhiều nhiều… [​IMG]

    Lan man quá nhưng tôi cũng nói qua cảm nhận của mình về công trình này của anh Nghĩa, nhưng tất nhiên đó là những quan điểm phần nhiều cảm tính và nếu có chuyên môn chỉ là “bắc chõ nghe hơi”:

    1 là:
    Kiến trúc chung của công trình này không thể được xem là kiến trúc nhà ở, nhất là với tập tính sinh hoạt người Việt. Hoặc nó giống giống Tây nên được giải, hoặc nó giống một văn phòng cố ép giường tủ vào.

    [​IMG]

    Phòng ngủ chính

    2 là:
    Bố trí sắp xếp các khu chức năng chủ yếu tạo các góc nhìn đẹp nhưng chưa xét đến vấn đề kiêng kỵ. Ví dụ: phòng ngủ tầng trệt nằm ngay dưới giếng trời và nhà xí lầu 2, khác nào trù ẻo người này mau chết (xin lỗi).

    Không thể ngồi ăn dưới giếng trời như thế này, rất rất bất an, chắc chắn sẽ bị một số bệnh về mắt, đường tiêu hóa, cột sống và thần kinh.

    [​IMG]

    Phòng ăn dưới giếng trời


    3 là:
    Nhà ở, nắng gió đúng là quan trọng thật, ai học kiến trúc cũng biết vì đây là bài học sơ đẳng nhất chứ không phải là cái gì mới như tác giả nói quá lên. Tuy nhiên cái nắng gió cần có sự cân bằng, đừng quá dư cũng đừng thiếu, nôm na là có âm dương điều hòa. Căn nhà này ánh sáng quá nhiều và gió quá dư dả, dương khí quá thuận ngay cả khi đêm về, tưởng tốt hóa không tốt. Con người bị vận động không ngừng nghỉ tại nơi mà họ cần được ngơi nghỉ. Trong phong thủy có câu ''dương thịnh âm suy'', căn nhà này chỉ sợ dương quá thịnh mà âm thì quên mất.

    4 là:
    Sắp xếp bố cục, tỷ lệ các thành phần chưa cân xứng, diện tích trống để tạo hình quá nhiều mà không hề được sử dụng, hoặc rất khó sử dụng. Ví dụ: phòng ngủ tầng trệt, thật ra rất chật, chật từ lối đi trong phòng, nhà xí chật, tầm mắt của người nằm trên giường chật chỉ vì bị ép uổng đánh đổi cho không gian đẹp. Và còn các lỗi trên lầu khác nữa.

    5 là:

    Phòng ngủ – Nơi con người làm cái chuyện muôn thủa và sau đó ngả lưng đánh một giấc ngọt ngào. Vậy để đảm bảo cho những điều đó cần một không gian vửa đủ rộng tạo sự ấm áp, yên tĩnh, kín đáo cho chuyện riêng tư, thông thoáng sạch sẽ. Vậy thì phòng ngủ này làm duy nhất được một việc, đó là thông thoáng sạch sẽ, nhưng thiếu hẳn sự ấm áp kín đáo cần có, và có thừa tầm nhìn ra vào từ nhiều hướng. Bạn sẽ có giấc ngủ ngon hay là không? Nếu nhìn hiêng hiếng thấy đuôi nhà, nhìn lên qua giếng trời thấy thấp thoáng phòng thờ, và nếu không quây rèm sẽ thấy thấp thoáng cả nhà hàng xóm? Còn âm thanh chốc chốc vọng lên từ lầu 1 hay sân thượng xuống nhờ giếng trời truyền đến tai bạn? Để đảm bảo cho giấc ngủ chắc bạn cần rất nhiều '' tâm sen'' hay thuốc an thần.

    [​IMG]Phòng ngủ chính

    6 là:

    Căn nhà khoác trên mình tấm áo xanh. Nhưng loại vườn xếp xanh trên mặt đứng này, với một người yêu cây hay cũng trồng nhiều cây là quá nan giải, chi phí sẽ quá cao để có được bức mành xanh màu mè này… Một ông chủ dù yêu cây sẽ phải đầu tư dàn tưới, hay gì gì thì cũng phải mất lượng thời gian và tiền bạc rất lớn để bảo hành bảo trì dàn cây này… Chỉ vì bức mành xanh này có lẽ gia chủ sẽ phải lao động vất vả đây, nhưng có lẽ đây cũng là chủ ý của chủ nhà để tạo công ăn việc làm cho những thanh viên trong nhà toàn là dân văn phòng đã từ lâu lười vận động rồi. Riêng tôi mà đưa ra ý tưởng này mà thực tế tôi cũng đưa ra rồi thì mẹ tôi gạt đi ngay và bảo là bà sợ : kiến, gián, sâu, và bà không có thời gian mà suốt ngày đi tỉa cây cảnh được bà muốn về nhà được nghỉ ngơi, hôm nào vui thì đi tập chút thể dục và tận hưởng chút mát mẻ của điều hòa cũng được, miến là không phải trồng cây hay cuốc đất chỉ để làm cảnh cho đẹp mặt tiền..... thế thôi tôi cung chịu thua.

    [​IMG]

    Nếu không phải là ý tưởng thẩm mỹ chủ nhà mong muốn, thì đây là một tác phẩm thất bại hoàn toàn về công năng nhưng lại được ca tụng và tung hô. Nó giống như một sản phẩm đẹp chỉ dùng để ngắm nhìn trong tủ kính, một studio sử dụng chụp ảnh quáng cáo như trong các showroom, một thử nghiệm nào đó về không gian ánh sáng, và chấm hết.



    Và nếu như bác chủ nhà có đọc được bài viết này mà thấy đúng như tôi trình bày thì cũng xin đừng giận anh kiến trúc sư Nghĩa này, nếu như hiểu rằng có thể anh ấy đang dùng tiền bạc tài sản của bác để sáng tác ra sản phẩm chỉ mục đích quảng cáo cho doanh nghiệp anh mà không hề quan tâm đến cách mà bác sẽ sống, sẽ gắn bó với căn nhà đó như thế nào. Chữ Tâm của người làm kiến trúc là vậy.

    Theo soi.
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Lần cập nhật cuối: 10/03/2017
  9. duhiephoa

    duhiephoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2016
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Ôi bạn ơi, vậy nó cũng giông giống như phát triển bền vững quá. Nôm na là phát triển nhưng không ảnh hưởng đến thế hệ sau --> cũng là phát triển không sử dụng "quá" chung cu vincity , năng lượng ---> giống cái của bạn
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Các bài viết về chủ đề và KN mới này đả đc tãi lên mạng Fố Rùm này đã gần 20 năm & trong thời gian đó đả có ảnh hưởng & ~ xúc tiến định hình cho 1 định nghĩa cho từ PERMACULTURE khá phổ biến hiện nay.
    Các bác nào có thể cho biết định nghĩa cho từ này phổ biến hiện nay là gì ??
    :-t:-t:bz:drm:drm1:-bd

Chia sẻ trang này