1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CHIẾN TRANH ĐƯỜNG PHỐ_trận Huế Tết Mậu thân 1968 từ góc nhìn phía Mỹ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 16/01/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dongdaiphat

    dongdaiphat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2017
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    186
    Năm 68 , mình vẫn chưa có B41 hả các bác? Hay là bọn Mỹ thì cứ RPG thì gọi là B40, Mà có vẻ nếu bắn vào xe tăng mà phía trước hình như không ăn thua hay sao?
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Hồi 1968 đa số RPG ta toàn là B-40 thôi, b-41 ít lắm..mà xe tăng M-48 trong sách này ăn RPG có vẻ ko sao hết thật..chả hiểu có phải nó 'trâu' thế ko hay tg xạo e cũng chịu.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Vì thiếu vắng các nhân viên văn phòng được trang bị máy đánh chữ viên tiểu đoàn phó không có mấy việc để làm ở Huế. Do đó sau sự cố xảy ra với khẩu 106 trong viện đại học, trung tá Cheatham yêu cầu thiếu tá Salvati đi "kiểm tra các đại đội xem họ có cần gì không?''. Đây là nhiệm vụ không có hạn chế gì giành cho tay thiếu tá hung hăng và John Salvati sẽ có toàn quyền hành động để kết hợp hiệm vụ của mình với kẻ thù.


    Thiếu tá Salvati nhanh chóng biết được là đại đội Fox đang bị chặn không thể qua được đường Lý Thường Kiệt để sang Ty Ngân Khố. Ông quyết định đến vị trí chỉ huy của đại đội để xem Mike Downs đang làm chi và liệu mình có giúp được gì hay không? Khi Salvati lần đầu gặp Downs, viên thiếu tá chợt nhớ tới truyện về con quái vật có 3 đầu 6 tay. Bộ đội Bắc Việt bên Ty Ngân Khố vẫn duy trì hỏa lực mạnh mẽ cản không cho quân của Downs ùa qua. Downs vừa phải liên lạc điện đài với cả 3 trung đội trưởng dưới quyền, vừa cố gắng hướng dẫn cho mấy khẩu cối 60mm rót xuống mục tiêu, lại vừa kêu gào để xin thêm đạn.


    Khi thiếu tá Salvati hỏi liệu mình nên làm gì thì đại úy Downs nhờ ông đi huấn luyện gấp cho 1 tổ bazooka 90 ly. Salvati đồng ý rồi lấy 2 lính trẻ ra khu đất an toàn sau mấy căn nhà. Ông rất ngạc nhiên khi biết chưa ai trong số họ đã từng bắn loại súng đó. Dạy họ xong Salvati mới bảo họ thử bắn 1 quả đạn lên tầng 3 của 1 ngôi nhà cách đó chỉ tầm 50m. Hai chú lính chống tăng 'mới ra ràng' đã bắn trật lất cái mục tiêu to tổ bố. Chẳng còn thì giờ để la mắng nữa - vì Mike Downs đang kêu gào gọi hỏa lực của súng chống tăng - nên John Salvati nhảy luôn vào vòng chiến với tư cách xạ thủ súng bazooka. Ông tìm 1 vị trí tốt nhìn sang Ty Ngân Khố, vác súng lên vai, hướng dẫn 1 lính chống tăng cách nạp đạn rồi phụt ngay sang 1 cái cửa sổ trên tầng 2 Ty Ngân Khố, chỗ mà ông tin chắc là nơi quân Bắc Việt dùng để bắn xuống đầu đại đội Fox.


    Sau khi cho mấy anh chàng xạ thủ thiếu kinh nghiệm 1 bài huấn luyện ngắn gọn nhưng hiệu quả, thiếu tá Salvati trở về vị trí chỉ huy của đại đội Fox. Ông thấy Mike Downs lúc này đang bận bịu hơn bao giờ hết. đại đội Fox hiện vẫn nằm chết dí bên này đường. Do không bị ràng buộc bởi trọng trách chỉ huy, nên John Salvati có nhiều thời gian suy nghĩ tìm 1 giải pháp khả thi để tháo gỡ khó khăn cho đại đội Fox. Ông đã nghĩ tới cách dùng hơi ngạt CS để tấn công các vị trí địch nhưng nếu muốn đạt hiệu quả thì lượng khí dùng sẽ ko hề nhỏ.


    Salvati liền nghĩ đến ống phóng E-8, đây là 1 thiết bị có khả năng phóng ra tới 64 viên đạn cay CS trong 4 loạt, mỗi loạt 5 giây với 16 trái đạn 1 loạt. E-8 là loại vũ khí tấn công diện rộng, rất phù hợp đối phó với tình huống mà đại đội Fox đang phải giáp mặt. Thật may mắn khi Salvati thấy trung tá Cheatham đã nhìn xa trông rộng cung cấp cấp đầy đủ mặt nạ phòng độc cho các thành viên của tiểu đoàn. Do vậy, vấn đề duy nhất bây giờ là tìm cho ra 1 vài ống phóng E-8. Thêm 1 may mắn trùng hợp nữa là Salvati đã nhìn thấy 1 số ống E-8 để dựa sát vào tường trong cứ điểm của VNCH kế bên khu phái bộ MACV. Chẳng còn lăn tăn gì nữa, viên tiểu đoàn phó nhảy ngay lên xe jeep và lệnh cho tài xế lái 1 mạch đến chỗ cất đám E-8.


    Mất một hồi làm điệu bộ, chỉ trỏ - cộng thêm vài hành động dọa dẫm - để đuổi đám lính VNCH cút đi, thiếu tá Salvati cùng với người tài xế cũng xoay xở chất được 4 ống E-8 lên cái rơ mooc móc sau xe jeep và quay về sở chỉ huy tiểu đoàn. Salvati trình bày mưu mô của mình cho Ernie Cheatham và được viên tiểu đoàn trưởng rất tán thành. Sau đó, Salvati lái xe xuống vị trí chỉ huy của đại đội Fox rồi phổ biến kế hoạch cho Mike Downs. Đại úy Downs cũng đồng ý ngay với mưu kế trên. Anh nhờ thiếu tá Salvati bố trí mấy cái ống E-8 cạnh sân trong khi Downs cho đại đội chuẩn bị sẵn sàng vượt qua màn khí độc sang bên kia đường Lý Thường Kiệt.


    Trung đội 3 của thiếu úy Donald Hausrath vẫn đang đóng trong khu thí nghiệm hóa học và cái sân đối diện Ty Ngân Khố bên này đường lại được giao dẫn đầu đợt tấn công của đại đội Fox. Sáng ngày mùng 4/2, tiểu đội của trung sĩ Chuck Ekker vận động đến bên tường để chiếm lĩnh vị trí đi đầu. Khi thiếu tá Salvati phóng hơi độc, thì tiểu đội Ekker sẽ tiến hành đột kích với toán tiên phong của hạ sĩ nhất Arkie Allbritton.


    Mọi thứ đã vào vị trí. Đến gần giữa trưa thì thiếu tá John Salvati báo đại đội Fox sẵn sàng để ông ta phóng ống E-8 đầu tiên. Salvati đích thân giật giây cò - chả thấy gì xảy ra cả. Sợi dây đã mục và bị đứt. May thay E-8 vẫn có thể kích hoạt bằng điện. Thiếu úy Dick Squires, thuộc trung đội công binh của tiểu đoàn công binh TQLC số 1 được tăng phái cho tiểu đoàn 2/5 không biết đã kiếm ở đâu ra cái điện thoại quay tay kiểu cũ. Cái điện thoại liền được đấu với ống E-8. Tất cả những gì mà thiếu tá Salvati phải làm để tạo ra dòng điện là quay mạnh tay quay của cái điện thoại. Ông đã làm được. Loạt 16 trái đạn khí CS đầu tiên đã được phóng đi, tiếp đó 5 giây là 1 loạt 16 trái nữa, và sau 4 loạt phóng tổng cộng 64 trái đạn đã được khai hỏa. Đạn CS nổ tung tóe trên khắp mặt tiền Ty Ngân Khố, thấy có vẻ ít và không được hiệu quả cho lắm. Tuy nhiên cũng có 1 số quả như có phép màu đã chui được vào mấy cái cửa sổ đang mở.


    Tiếc là ngoài việc làm hại lính Bắc Việt, hơi CS còn bị làn gió từ sông Hương thổi tạt sang phía đông nam làm cho hàng chục TQLC thuộc tiểu đoàn 1/1 không được chuẩn bị trước phải vừa bịt mồm bịt miệng vừa nôn ọe. Trung tá Mark Gravel thở hồng hộc chuyển lời phản đối trực tiếp với trung tá Ernie Cheatham nhưng ông này cũng chẳng biết làm gì hơn ngoài việc xin lỗi.


    Ngay sau khi đạn CS được phóng đi, khẩu đội súng không giật 106 ly từng tiêu diệt ổ đại liên bên trường Lê Lợi lúc trước đã thổi bay cánh cổng sắt của Ty Ngân Khố. 1 lần nữa các pháo thủ lại lái cỗ xe Mule gắn khẩu 106 chạy ra bậc thềm viện đại học rồi phóng ra đường Lý Thường Kiệt tỉ mỉ nhắm mục tiêu bằng cách bắn đạn cỡ 50 cal để làm dấu.


    Khi màn hơi độc đã bao trùm mặt tiền Ty Ngân Khố, hạ sĩ nhất Arkie Allbritton liền chui qua chỗ tường vỡ phóng 1 mạch sang bên kia đường đến chỗ cánh cổng vừa bị bắn bung. Theo sát Allbritton có hạ sĩ nhất Ray Stewart, hạ sĩ Ken Crysel, và binh nhất Hastings Rigolle. Tiếp theo Rigollet là tổ đại liên M60 do hạ sĩ Roger Warren chỉ huy. Trung sĩ Chuck Ekker cùng số lính còn lại trong tiểu đội nối gót tổ đại liên. Trung sĩ trung đội phó Jim McCoy của trung đội 3 cũng đi cùng tiểu đội Ekker đảm trách việc chỉ huy toán lính dẫn đầu có nhiệm vụ thanh toán tầng gác mái của Ty Ngân Khố.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Sau khi vượt qua cổng, hạ sĩ nhất Allbritton băng qua cái sân trống - dài khoảng 20m - lên đến cửa trước của tòa nhà. Cánh cửa lớn này đã bị 1 xe tăng TQLC bắn tan ngay trước đó. Cái xe tăng trên vẫn đang dùng pháo 90 ly cùng súng máy nã vào các cửa sổ trên mặt tiền tòa nhà. Allbritton tựa vào khung cửa ném vào trong nhà 1 quả lựu đạn khí CS. Hạ sĩ nhất Stewart thảy tiếp vào 1 trái lựu đạn mảnh M26 (lựu đạn da láng. ND) nữa. Khi quả lựu đạn M26 đã nổ, Arkie Allbritton bước lên bậu cửa dùng súng M16 bắn bừa vào sảnh. Nhiệm vụ của Allbritton là làm chủ khu vực này rồi tìm đường lên tầng 2.


    Trước mặt Allbritton, về bên trái có 1 cái quầy làm bằng các thanh sắt cao đến trần. Chắc hẳn đó là chỗ của bộ phận ngân quỹ. Thấy bên phải chỉ độc 1 cái cửa ra vào Allbritton tới ngó bên trong thấy 1 hành lang dài, hẹp mở ra phía bên trái chạy về phía sau tòa nhà. Đối diện hành lang có 1 cái cửa đang mở mà nhìn vào Allbritton thấy đó là 1 căn phòng chứa đầy két sắt. Bên tay trái anh, nằm dọc theo hành lang còn có 3 cánh cửa nữa. Cánh cửa ở xa nhất cũng cùng bên với cái cửa nơi Allbritton đứng cũng đang mở. Có vẻ như đó là đường đi ra phía sau quầy ngân quỹ. Đối diện với cái cửa này là 1 cánh cửa đang đóng chặt, hình như là cánh cửa cuối cùng trên hành lang.


    Allbritton đoán 1 trong những cửa đang đóng là đường đi lên cầu thang. Vì vậy anh bước vào hành lang và từ từ tiến đến chỗ cánh cửa gần nhất. Trong khi tổ của Allbritton cùng mấy người đi sau nhanh chóng đi vào hành lang thì trung sĩ trung đội phó McCoy cùng số lính đi sau chót của tiểu đội Ekker cũng đã vào trong cái sảnh ngập ngụa khói và rẽ ngay qua bên trái. McCoy được cho biết là cầu thang lên tầng 2 nằm bên tay trái nhưng khi qua bên đó thì lại đụng phải quầy ngân quỹ. Trung sĩ trung đội McCoy liền gom lính dưới quyền lại rồi quay lại đi qua cái cửa bên phải theo gót phần còn lại của tiểu đội Ekker.


    Khi Allbritton còn đang cân nhắc xem nên mở cánh cửa nào thì bỗng nghe có giọng tiếng Việt phía trên cao sau cái cửa gần nhất. Rõ ràng là có 1 số lính Bắc Việt đang di chuyển lên tầng 2.


    Xác định được vị trí cầu thang, Allbritton liền bắn vào cánh cửa với hy vọng hạ sát hay khiến cho số địch bên trong phải khiếp sợ. Vào lúc Allbritton nổ súng thì hạ sĩ Roger Warren cũng mang đại liên M60 đến nơi và cùng tham gia nã đạn vào cánh cửa.


    Đến khi ngừng bắn, hạ sĩ nhất Allbritton cố mở cửa ra. Nó cứ trơ trơ không nhúc nhích. Có vẻ như có đống xà bần hay vật gì đó đang chèn phía sau. Hạ sĩ nhất Ray Stewart cùng hạ sĩ Ken Crysel đặt lựu đạn M26 xuống bậu cửa sau đó tất cả mọi người đều lánh vào mấy phòng ở 2 bên. Lựu đạn nổ khiến cánh cửa bung khỏi bản lề. Khi Stewart cùng Crysel đạp nó văng ra thì Allbritton xông vào giữa, bước qua 1 đống xà bần và thấy trước mặt mình có 1 cái cầu thang hẹp. Đối diện với cánh cửa mà các TQLC vừa cho nổ lại có 1 cái cửa khác, nơi quân Bắc Việt rõ ràng đã vào để tránh những loạt đạn M16 và M60.


    Hầu như không có thì giờ để coi xem có gì trong ấy, Allbritton vung tay liệng 1 quả lựu đạn vào đầu cầu thang bên phải. Tất cả mọi người đều ép sát vào tường cho đến khi quả lựu đạn nổ. Sau đó hạ sĩ nhất Stewart cùng hạ sĩ Crysel đi đầu xông lên cầu thang. Lên đến tầng 2 thì tổ của Allbritton cùng tổ trung liên của hạ sĩ Warren vội vã tảo thanh các phòng. Lát sau họ được trung sĩ trung đội phó McCoy cùng 1 tổ của tiểu đội Ekker lên giúp sức. Trung sĩ Ekker và tổ thứ 3 của tiểu đội lúc này đang tiến hành quét sạch tầng trệt.


    Khí độc ở trên tầng 2 có nhiều hơn tầng dưới cùng mặt nạ phòng độc đã khiến khả năng nghe nhìn của các TQLC bị hạn chế. Do đó mà công việc thanh toán đầy căng thẳngcàng trở nên cực kỳ đáng sợ. Thế nhưng sau tất cả những nỗi khiếp sợ ấy, lính của Allbritton cùng Warren chỉ tìm thấy 1 bộ đội Bắc Việt bị tụt lại. Người lính địch đã bị thương nặng sau khi hạ sĩ nhất Stewart ném hú họa 1 quả lựu đạn vào phòng theo cách thức tảo thanh thường làm. Người bộ đội bị thương đã được những kẻ bắt sống mình cứu chữa ngay lúc đó rồi được đưa về khu phái bộ MACV. Đó là tù binh duy nhất bắt được trong Ty Ngân Khố.


    Trong lúc tìm lối lên tầng áp mái, hạ sĩ nhất Allbritton bất giác nhìn qua cái cửa sổ có chấn song sắt nhìn ra đường Lý Thường Kiệt, nơi anh vừa mới vượt qua. Anh rất đỗi ngạc nhiên vì mình đã không nghe thấy tiếng giao tranh diễn ra bên dưới. Lúc này nhiều TQLC đang kéo thương binh qua sân Ty Ngân Khố.


    Lát sau, có người tìm ra 1 cái cửa sập dẫn lên gác mái. Lối duy nhất lên cửa là 1 cái thang gắn vào tường. Cái cửa bị đẩy ra, lựu đạn được ném vô trước khi cho người trèo lên trên đó. Tầng áp mái vắng vẻ, trống không. Những lỗ thông gió được được chủ thầu xây dựng mở ra trên tường dày đã trở thành những lỗ châu mai tuyệt hảo. Có 1 số công sự độc đáo làm bằng gạch vụn bao quanh các lỗ hổng. Trong lúc tìm kiếm, hạ sĩ nhất Allbritton bắt gặp 1 quả đạn CS 35 ly. Rõ ràng nó đã buộc bộ đội Bắc Việt phải rời khỏi gác mái. Khi mà Allbritton nhìn qua lỗ châu mai ra ngoài, anh thấy ngực mình như nghẹn lại. Bộ đội Bắc Việt đóng trên này có thể nhìn rõ mồn một xuống cái sân mà trung đội 3, đại đội Fox bị giam chân suốt 1 ngày rưỡi. Xạ trường của quân Bắc Việt thật không thể chê vào đâu được.


    Tiểu đội của hạ sĩ Bernie Burnham tiến ngay phía sau tiểu đội của trung sĩ Ekker. Trước khi nhảy ra khỏi chỗ tường vỡ, Burnham ngoái nhìn lính mình rồi nói: "OK, ta đi nào." và họ xông ra.


    Sau khi qua khỏi cửa trước vào tới sảnh Ty Ngân Khố. Tiểu đội của Burnham theo bước Ekker qua bên phải vào trong hành lang mà tổ của hạ sĩ nhất Allbritton đã vào trước đó. Hạ sĩ Burnham vừa mới bước vào hành lang thì nghe tiếng súng và lựu đạn nổ inh lên. Bên trong tòa nhà tối tăm, hơi ngạt, khói súng đặc quánh cùng với góc nhìn qua cặp kính trên mặt nạ phòng độc rất hạn hẹp khiến Burnham chẳng nhận ra được mình đang đi đâu nữa, tuy nhiên anh biết dù gì đi nữa thì vẫn phải dấn bước.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tiểu đội Ekker thì đã vội vã xông lên trước để truy kích lính Bắc Việt, còn Burnham lại di chuyển rất từ từ, cẩn thận lục soát toàn nhà xem có địch quân nào tụt hậu hoặc nằm lại phục kích hay không? Họ dùng trực giác mò đường trong đám khói mù mịt. Cứ 1 tổ 2 người trong tiểu đội, theo lối cổ điển, sẽ tiến hành thanh toán 1 căn phòng - sau khi ném lựu đạn vào phòng cả 2 sẽ cùng nhảy vào 1 lúc rồi dùng M16 quạt liên hồi.


    Tiếp sau lính của Burnham là tiểu đội của hạ sĩ nhất Dave Theriault, tiểu đội thứ 3 của trung đội 3. Hạ sĩ Ernie Weiss nhìn thấy quầy ngân quỹ bên trái ngay khi vừa vượt qua cửa trước. Khu vực này vẫn chưa được lục kỹ, qua đám mây bụi bặm, Weiss nhìn thấy 1 họng súng AK-47 thò ra bên trên quầy. Anh lăn ngược lại ra ngoài cửa ngay khi người lính Bắc Việt, mà mình không nhìn thấy, khai hỏa.


    Loạt đạn không trúng ai và người bộ đội ngừng bắn. Hạ sĩ Weiss lại trườn vào trong sảnh, bò về phía quầy ngân quỹ và ném lựu đạn vào bên trong. Sau khi quả lựu đạn nổ, Weiss bật dậy nổ súng. Phía sau quầy chẳng còn ai ngoại trừ đám bàn ghế. Vì thế Weiss mới rẽ sang phải đi theo số lính còn lại của tiểu đội Theriault vào trong hành lang.


    Chẳng hiểu vì sao mà Ernie Weiss lại vượt lên trước tiểu đội khi họ đang rảo bước đến cánh cửa cuối hành lang. Do Tiểu đội Burnham đã dùng lựu đạn mở đường khi tiến qua hành lang nên không ai trong tiểu đội của Theriault kiểm tra mấy căn ở phòng 2 bên. Bỗng từ cái cửa ở đằng trước phía bên trái Weiss 1 quả lựu đạn chày được ném ra hành lang. Nó bật vào bức tường bên phải rồi lăn xuống.

    Weiss đứng như trời trồng. Quả lựu đạn đang lăn lốc cốc theo hành lang lại chỗ anh, còn anh thì vẫn đứng nhìn nó trân trối. Câu duy nhất mà anh có thể nghĩ và thốt ra là: "Ôi, chó-chết!" rồi nhảy qua cái cửa bên phải vào phòng khác. Hạ sĩ nhất Dave Theriault gào lên: "Lựu đạn!", nhưng đã quá trễ. Quả lựu đạn chày nổ tung làm cho nửa tiểu đội bị thương trong đó có cả Theriault. Thương binh được số đồng đội chưa bị thương trừ 2 người sơ tán khỏi tòa nhà.

    Trong khi các thương binh đang được cứu chữa thì hạ sĩ Weiss cùng binh nhất Mike Sowards xông vào căn phòng mà quả lựu đạn đã ném ra. Người lính Bắc Việt - có lẽ cũng chính là người đã bắn Weiss trong quầy ngân quỹ - đã bốc hơi, nhưng anh ta hoặc đồng chí đã bỏ lại 1 cái ba lô dùng để đựng điện đài. Weiss lấy mũi súng chọc vào kiểm tra và tìm thấy 1 lá cờ thi đua của bộ đội Bắc Việt, anh đã giữ lại nó. 2 TQLC đi qua cái cửa cuối căn phòng và ra đến hàng hiên chạy suốt phía sau Ty Ngân Khố. Họ đi theo hàng hiên về bên trái, kiểm tra từng căn phòng bắt gặp trên đường. Cuối mỗi phòng đều có quầy giao dịch nhìn hướng ra sảnh.

    Mấy phút sau thì Weiss cùng Sowards bước ra cái sân nhỏ bên hông nhà. Họ phát hiện ra 1 thương binh Bắc Việt đang trườn đi từng chút một. Weiss quay sang bảo Sowards "Chó-chết, nó là 1 thằng địch." Đó là kẻ địch đầu tiên mà anh được nhìn thấy gần đến thế. Weiss chẳng biết nên làm gì nữa, anh nhìn quay tìm chỉ huy và thấy 1 TQLC dày dạn hơn chỉ cách đó mấy mét. Hạ sĩ Weiss gọi: "Hey, bọn tôi thấy có thằng địch ở đây."

    Tay mới đến liếc nhìn người thương binh đáng thương quân địch. Anh ta không hề cảm thấy động lòng trắc ẩn. Tâm trí anh ta chỉ thấy mỗi cái xác đẫm máu của binh nhất William Barnes, người bị bắn chết trên đường Lý Thường Kiệt chiều hôm trước, và cả hạ sĩ Wayne Washburn, dù đã được mang tới chỗ an toàn nhưng vẫn không qua khỏi. Tay TQLC lặng thinh hạ mũi súng M16 rồi bắn mấy phát vào người thương binh đang bò. Dù biết mình có gì đó không đúng nhưng hắn vẫn chẳng hề tỏ vẻ gì hối tiếc.

    Phía sau Ty Ngân Khố là 1 cái sân trải rộng theo chiều ngang với mấy căn nhà phụ. Khi TQLC sau Ty Ngân Khố bước ra sân trống thì 1 bộ đội nấp trong dãy nhà phụ liền nổ súng. 1 lính Mỹ gục xuống, bị thương nặng.


    Hạ sĩ Roger Warren, chỉ huy 1 tổ M60, cũng vừa ra tới sân. Thay vì nằm rạp xuống, Warren kẹp khẩu M60 ngang hông và vừa nã đạn vừa tiến đến gần chỗ người lính bị thương. Người chiến sĩ địch vẫn bắn đến và Warren cũng đã bị dính đạn. Thế nhưng Warren vẫn tiếp tục bắn trả, anh đã bắn hết 2 dây đạn M60 trước khi cùng với những người khác dập tắt hỏa lực của đối phương. Người TQLC được Warren cứu đã được đưa đi sơ tán, nhưng vết thương của mình thì anh lại lờ đi. Do đã được tặng 2 huân chương quả tim tím nên theo luật anh sẽ được cho về Mỹ nếu bị thương lần thứ 3. Nhưng không cách gì có thể bắt Roger Warren về nhà khi anh vẫn có thể tự mình đi được.


    Trung sĩ trung đội phó Jim McCoy đang kiểm tra kỹ lưỡng tòa nhà, để đảm bảo nó đã an toàn thì bỗng không biết từ đâu mọc ra khoảng 30 người dân. Tất cả bọn họ đều mặc quần áo sang trọng theo kiểu Mỹ. McCoy gọi điện về cho trung đội trưởng trung đội 3, thiếu úy Donald Hausrath và báo cho anh này biết có dân. Hausrath bảo McCoy “tự lo”. McCoy nhận thấy 1 người trong đám dân nói tiếng Anh khá tốt nên bảo anh này rằng quân Mỹ đã làm chủ Ty Ngân Khố, nguy hiểm đã qua. Nghe vậy số dân liền đi ra. McCoy chẳng bao giờ biết họ là những ai, từ đâu đến và đã đi tới nơi nào?


    Trong khi McCoy còn đang bận bịu với mấy người dân thì hạ sĩ Bernie Burnham gọi về sở chỉ huy đại đội Fox báo tin đã chiếm được Ty Ngân Khố cho đại úy Mike Downs. Downs nói đang cùng ban chỉ huy sang ngay, dù Burnham cản bảo ở đây vẫn chưa được an toàn. Nói vậy là xạo, vì Burnham đang có kế hoạch cho nổ két sắt. Anh thấy mình đã hố khi nói Ty Ngân Khố đã nằm trong tay quân Mỹ quá sớm. Việc Downs sang quá nhanh đã làm kế hoạch phá két bị hỏng. Burnham chẳng thu được chiến lợi phẩm gì vậy mà trong đêm đó, rất nhiều TQLC ở cả đại đội Fox và đại đội Hotel đã qua ‘cứu’ tiền, vàng trong két sắt và dưới hầm ra khỏi tòa nhà.


    Tộng cộng trong ngày 4/2 có 18 TQLC bị thương trong nỗ lực bang qua đường Lý Thường Kiệt và đánh chiếm Ty Ngân Khố. Phân nửa số này được sơ tán khỏi Huế. 1 số trường hợp lại quay về làm nhiệm vụ sau khi băng bó. Và cũng có vài người, như hạ sĩ Roger Warren không bao giờ dám tự nhận mình bị thương vì sợ phải nhận huân chương quả tim tím thứ 3 rồi lên tàu về nhà.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chương 20




    Nhìn chung ngày 4/2 (mùng 5 tết) là 1 ngày rất quan trọng trong trận đánh ở Huế. Nó đánh dấu sự khởi đầu của TQLC Mỹ trong nỗ lực cấp trung đoàn nhằm tái chiếm khu Hữu ngạn - và cũng là dấu hiệu tỏ cho phía Bắc Việt thấy rằng Mỹ đã đặt Huế lên hàng đầu trong danh sách ưu tiên của mình. Đối với TQLC Mỹ việc cứ điểm kiên cố của quân Bắc Việt tại Ty Ngân Khố bị thất thủ mang lại ý nghĩa rất lớn. Đây cũng là tín hiệu cho trung đoàn 4 Bắc Việt biết là sau mấy ngày qua, quân Mỹ đã làm chủ được nghệ thuật tác chiến trên đường phố. TQLC đã chiếm được Ty Ngân Khố bằng 1 trận đánh sáng tạo bằng cách sử dụng các loại vũ khí sẵn có - hơi ngạt, xe tăng, súng không giật 106 ly, súng cối và bazooka 90 mm - kết hợp với chiến thuật thanh toán đầy gian nan của bộ binh. Thành công trên đã chứng tỏ rằng họ hoàn toàn có thể đánh chiếm bất kỳ cứ điểm nào của đối phương trong thành phố.

    1 sự kiện có ý nghĩa quan trọng diễn ra chiều hôm đó là sự hiện diện của tàu khu trục tên lửa (guided-missile destroyer) Lynda McCormick của hải quân Mỹ. Kể từ 17g trở đi trung đoàn 1 TQLC Mỹ cùng sư đoàn 1 bộ binh VNCH có thể gọi điện xin hỏa lực yểm trợ trực tiếp nếu cần bằng dàn pháo cỡ nòng 127 ly của McCormick hoặc của các tàu chiến khác của Hải quân Mỹ đã tới triển khai trên vùng biển phía đông Huế.

    Dù lúc này vẫn đang phải lẩn trốn, Jim Bullington hóa ra lại nắm được nhiều thông tin về các sự kiện đang diễn ra trên khắp miền Nam nhiều hơn hầu hết số người Mỹ đang ở Huế. Nhờ nghe tin tức qua đài suốt ngày 4/2 mà Bullington biết kế hoạch Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa đã không thành công và các lực lượng quân Giải Phóng, ngoại trừ ở Sài Gòn, Huế và Khe Sanh, đều đã phải rút lui. Tuy số phận của mình vẫn chưa biết sẽ ra sao nhưng khi nghe những tin trên Bullington cũng cảm thấy phấn khởi.

    Nhưng chỉ cách chỗ Jim Bullington trốn có vài khối nhà, gia đình Than-Trong lại rất tuyệt vọng. Trong nhà có 1 cái đài nhưng vì các đội tuyên truyền lưu động của VC tới thăm viếng thường xuyên nên chẳng ai dám nghe. Ngoài ra thì thực phẩm cũng đã sắp hết. Do đã san sẻ thức ăn với bộ đội nên giờ bữa ăn của gia đình chỉ còn có cơm với nước mắm. Ấy vậy vẫn thấy không đủ. Ngày 4/2, mẹ Tuy-Cam sai giấu 1 bao gạo 100kg vào trong cái hầm của gia đình nơi mà VC nếu đi tìm cũng sẽ nhầm thành bao cát. Mối nguy lớn nhất vẫn là việc 2 người anh đi lính cộng hòa của Tuy-Cam, đang trốn trên gác mái, bị phát hiện. Nếu như ngày 4/2 mọi việc ở Huế bắt đầu có tiến triển tốt thì với gia đình Than-Trong thì đó lại là ngày hy vọng bắt đầu mất đi.

    Các trận đánh nhằm nới rộng phạm vi chiếm giữ trong thành Nội của sư đoàn 1 VNCH vẫn đang tiếp tục. Đến sáng ngày 4/2 thì có vẻ như các lực lượng VNCH ở trong thành đã có quân số đông hơn những đơn vị Bắc Việt đang cố thủ. Rất có thể lực lượng quân giải phóng đang triển khai trong thành Nội chỉ còn các tiểu đoàn 800 và 802 của trung đoàn 6 và 1 phần tiểu đoàn 12 đặc công. Tuy có số lượng tương đối ít, bộ đội Bắc Việt đang chốt giữ trong 1 hệ thống công sự, hầm chiến đấu kiên cố do lính Nhật xây dựng. Đối mặt với họ là các đơn vị VNCH gồm tiểu đoàn 4, trung đoàn 2; 1 đại đội thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn 1; tiểu đoàn 1, trung đoàn 3; chi đoàn 3, thiết đoàn 7 kỵ binh cùng chiến đoàn 1 dù đến tăng viện gồm có 3 tiểu đoàn nhảy dù số 2, 7 và 9.

    Sự kiện lớn diễn ra trong ngày 4/2 là việc tiểu đoàn 1, trung đoàn 3, sư đoàn 1 VNCH đã chiếm lại được cửa An Hòa chỗ góc tây bắc thành Nội. Tiểu đoàn 4, trung đoàn 2 VNCH cũng có tiến bộ khi tiến được tới 1 chỗ nằm giữa tường thành phía đông nam.

    Các tiểu đoàn 2 và 3 của trung đoàn 3 bộ binh ngoài thành Nội vẫn tiếp tục các nỗ lực dai dẳng đánh vào bên trong qua các cửa thành phía tây nam. Tuy nhiên dù rất kiên trì các tiểu đoàn này vẫn không có tiến bộ gì đáng kể. Đóng góp chính của họ là cầm chân các đơn vị Bắc Việt trên bờ bắc sông Hương để các lực lượng VNCH bên trong thành nội tung ra các đợt công kích.

    Cũng trong ngày 4/2 thì tiểu đoàn 4, trung đoàn 3 VNCH đã chọc thủng vòng vây của các lực lượng chủ yếu của tiểu đoàn 804 Bắc Việt. Tuy nhiên, cuối cùng chỉ có khoảng 107 lính thuộc cái tiểu đoàn VNCH vốn đã bị bao vây và phải chiến đấu tuyệt vọng từ ngày 31/1, ngày đầu tiên của đợt tổng tiến công, mở đường về đến được khu phái bộ MACV.

    Vẫn còn đang diễn ra những trận đánh dai dẳng chưa kết thúc để giành quyền kiểm soát khu vực xung quanh khu phái bộ trong suốt ngày hôm đó. Trung đoàn 1 TQLC Mỹ lấy mấy đơn vị của tiểu đoàn 1/1 và tiểu đoàn 2/5 đi làm 1 số nhiệm vụ. 1 trong số đó là đi xác định và qui tập 2 TQLC của đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/1 bị hạ sát và buộc phải bỏ lại trên đường Trần Cao Vân trong khi tuần tra truy quét tới sân vận động Tự Do, mấy ngày trước. Vào khảng giữa buổi sáng, thiếu úy Bill Donnelly nhận lệnh dẫn quân đi tìm mấy cái xác. Đi cùng với anh có 1 số lính dưới quyền thuộc trung đội 1, đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/1 và 1 trung đội ưu tú của đại đội Bravo, tiểu đoàn 1/1 do thượng sĩ nhất của nó chỉ huy. Do quân của tiểu đoàn 804 Bắc Việt đang chốt giữ các khu vực quanh sân vận động nên chuyến đi của Donnelly được 1 xe tăng M42 của lục quân trang bị pháo 40 ly nòng đôi tới tăng cường.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Thiếu úy Donnelly cùng với số TQLC của đại đội Alpha đi cùng vừa mới từ Quảng Trị về tới Huế ngày hôm trước. Cũng giống như bọn họ, đại đội Bravo, tiểu đoàn 1/1 cũng chỉ mới đến thành phố này. Hạ sĩ Ed Neas, chỉ huy 1 tổ đại liên M60, tới nam VN từ tháng 8 năm 1967 rất đỗi kinh ngạc trước những cảnh tượng chứng kiến trên đường đi. Cảnh đầu tiên ám ảnh tâm trí Neas là xác của 1 lính Bắc Việt nằm vắt qua cửa sổ. Gần đó là xác 1 bộ đội khác nằm tựa vào 1 cái vọng gác. Đôi mắt anh ta vẫn mở to đầy vẻ kinh hoàng.

    Những hình ảnh và mùi hôi của xác chết hãy còn đang ám ảnh thì có 1 số bóng người hiện ra từ chỗ nấp và chạy ra giữa đường. Ngay lập tức 2 TQLC đi xích hầu liền quỳ xuống nổ súng. Xạ thủ súng máy trên xe tăng M42 cũng bắn theo. Chỉ sau khi hạ gục mục tiêu thì mọi người mới nhận ra đó toàn là dân thường. Thật tiếc là những người này đã chọn nhầm số TQLC mà lẽ ra đến để cứu họ. Các TQLC còn chưa kịp tỏ lòng thương cảm thì chiếc Duster đã xông lên trước và nghiền nát mấy cái xác dân dưới băng xích.

    Đi qua xác mấy người dân 1 khối nhà thì toán tuần tiễu bị 1 số bộ đội Bắc Việt nấp trong ngôi nhà nhỏ nằm giữa vườn cây gần đường bắn. Lính Bắc Việt trong những ngôi nhà xa hơn dọc theo đường cũng nổ súng. TQLC dừng lại, tìm nơi ẩn nấp rồi bắn trả lại trên cả 2 hướng. Chiếc xe tăng Duster tiến đến cạnh tổ M60 của hạ sĩ Neas, quay tháp pháo về phía ngôi nhà trong vườn và bắn nó tan tành. Tiếng ình ình lộng óc của 2 khẩu pháo 40 ly, bắn ngay trên đầu Neas, khiến cho tai anh mấy ngày sau vẫn còn ù đặc.

    Tiến theo con đường chừng 50m, các TQLC đi đầu đội hình đã phát hiện ra 2 tử sĩ mà họ phải thu hồi. Có lẽ lính Bắc Việt định dùng họ làm mồi nhử những mong sẽ có thêm quân Mỹ ra lấy xác.

    Trong khi các TQLC nổ súng, thiếu úy Donnelly cùng thượng sĩ nhất đại đội Bravo tìm cách tới chỗ mấy cái xác. Đạn súng cá nhân rộ lên, 1 số trái RPG phóng ra từ những ngôi nhà có bộ đội chốt giữ. Hạ sĩ Rick Mann, chỉ huy 1 tổ M60, thấy có mấy bóng người vọt ra từ 1 cái nhà. Anh hướng mũi súng qua và quật ngã hết. Khi khói súng tan, Mann nhìn thấy xác 1 em bé nằm trên đường. Đau khổ quá vì cho rằng mình đã bắn chết đứa nhỏ, nhưng nhờ mấy TQLC khác nói rằng đứa bé đã nằm đấy từ trước nên anh bình tâm lại. Sau đó Mann thấy 1 lỗ đạn bắn xuyên qua cái lon đồ hộp khẩu phần C mà anh gắn vào cạnh khe tiếp đạn của khẩu M60 để chống bị kẹt đạn. Cái lon luôn ở trước mặt mỗi khi bắn khẩu M60 vậy mà chẳng biết làm sao viên đạn đó lại không trúng vào anh.

    Dưới làn đạn yểm hộ mãnh liệt, thiếu úy Donnelly cùng viên thượng sĩ nhất đại đội Bravo đã kéo được xác 2 TQLC kia về. Toán quân tuần tiễu ngừng giao chiến và rút về khu phái bộ. Họ về tới nơi lúc 12g40 phút.

    Chỉ 1 lúc sau khi toán tuần tiễu về đến nơi, sở chỉ huy trung đoàn 1 TQLC đã bị tiểu đoàn 804 Bắc Việt từ phía đông xạ kích. Quân Mỹ đáp trả bằng súng cối 81 ly của tiểu đoàn 2/5, cùng ít nhất là 2 xe tăng M48 của TQLC, mấy chiếc Gun truck gắn đại liên 4 nòng, 2 xe tăng M42 Dusters trang bị pháo đôi 40 ly của lục quân và cả pháo binh TQLC đóng quanh Huế nữa. Hỏa lực của quân Bắc Việt buộc phải im tiếng. Trận đọ súng khiến 1 TQLC thiệt mạng, 3 TQLC khác phải tản thương. Chẳng hiểu bằng cách nào mà người trong sở chỉ huy trung đoàn 1 TQLC lại ước tính có đến 18 lính Bắc Việt bị giết trong cuộc đọ súng không cân sức này.

    Đến đầu giờ chiều thì đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/1 của thiếu úy Donnelly cùng 1 trung đội thuộc đại đội Bravo được đưa qua đường 1 tới gia nhập cùng lực lượng chính của tiểu đoàn 1/1 tổ chức đánh chiếm trường Jeanne d'Arc.

    Dọc theo Quốc lộ 1 ngày hôm ấy lại tiếp tục xảy ra rắc rối. Đoàn xe đầu tiên của TQLC từ Phú Bài đã ra đến Huế lúc 10g05 chỉ gặp phải những phát đạn bắn tỉa lẻ tẻ trên quãng đường từ cầu An Cựu ra đến khu phái bộ. Đến 11g50, trên chuyến về, những chiếc xe tải trên khi đã đi được nửa đường về Phú Bài thì vấp phải hỏa lực tương đối của súng máy hạng nặng gần chỗ 1 cây cầu nhỏ. Đoàn xe phải dừng lại mất 1 lúc để lực lượng hộ tống triển khai bắn trả. Sau khi đối phương rút đi đoàn xe về đến Phú Bài mà không gặp thêm rắc rối nào nữa. Khía cạnh đáng ngại nhất của sự cố trên là ở địa điểm nó xảy ra. Lâu nay chưa có đoàn xe nào từ Phú Bài ra lại bị tấn công xa về phía nam như vậy.

    Đến khoảng 16g thì đoàn xe tiếp tế thứ nhì trong ngày rời Phú Bài dưới 1 bầu trời âm u xám xịt. Sĩ quan đi cùng đoàn xe là thiếu úy Terry Charbonneau, đại đội Charlie , tiểu đoàn Quân vận số 1, người trung đội trưởng từng chỉ huy nhiều đoàn xe chạy giữa Phú Bài và căn cứ Camp Evans hồi cuối tháng giêng.

    Tổng tiến công Tết mậu thân bùng phát đột ngột đã cắt đứt đoạn Quốc lộ 1 phía bắc Huế khiến cho đoàn xe nhỏ của Charbonneau bị kẹt lại ở căn cứ Camp Evans hôm 31/1. Do xe tải của mình đã bị trưng dụng làm rào chắn chống đạn cối và hỏa tiễn cho trực thăng của sư đoàn dù 101, ngày 3/2 thiếu úy Charbonneau phải đi nhờ trực thăng về Phú Bài để tìm cách sơ tán lính dưới quyền. Chẳng có ai giúp đỡ và cũng hết đường quay lại căn cứ Camp Evans nên đến ngày 4/2 thì Charbonneau đành tình nguyện đi theo đoàn xe ra Huế lúc chiều. Anh cho rằng mình sẽ trở lại Phú Bài vào buổi tối hoặc là vào sáng sớm hôm sau.

    Điều kỳ quặc đầu tiên về đoàn xe mà Charbonneau thấy là phần lớn lính bổ sung trên các xe tải không có mũ sắt. Các binh sĩ bảo với người thiếu úy là dù Phú Bài không có đủ mũ sắt để đem đi nhưng họ có thể an tâm trước ‘nguồn cung’ rất dồi dào tại Huế - do thương vong nhiều quá. Đám quân bổ sung nhìn có vẻ ủ dột và dường như cái ‘tin vui’ kiểu như lính thương vong để lại rất nhiều đồ đạc chỉ tổ đè nặng tâm trí bọn họ. Tin này đương nhiên cũng khiến cho Terry Charbonneau sợ hết hồn.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Ảnh trận Huế mậu Thân do ND sưu tầm

    xe tăng M42
    [​IMG]

    xe tăng Ontos đang tác xạ
    [​IMG]

    Xe M274 Mule gắn súng không giật 106mm
    [​IMG]

    Súng không giật đặt trong phòng
    [​IMG]

    Súng bazooka 90mm
    [​IMG]

    Thương binh TQLC chờ sơ tán ngoài công viên
    [​IMG]
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chiếc xe tải đi cuối đoàn là 1 chiếc GMC có gắn đại liên 50. Đi sau nó là chiếc xe cẩu mới toanh vừa mới được cấp cho tiểu đoàn 1 Quân vận. Bất cứ khi nào có thể là chiếc xe này lại được cho đi cùng các đoàn chạy trên Quốc lộ 1 và như thế sẽ có ít nhất là 1 xe hư hỏng được kéo về nơi an toàn. Tuy nhiên Charbonneau lại thấy chiếc xe cứu kéo mới này có gì đó khác lạ. Hệ thống nâng của nó hoạt động bằng thủy lực. Ngay cả 1 thiếu úy non kinh nghiệm như Terry Charbonneau cũng biết rằng hệ thống này chỉ cần dính vài mảnh đạn nhỏ nhất cũng sẽ hỏng trong khi cơ chế nâng cơ khí kiểu cũ nếu không bị ăn đạn trực tiếp thì hoạt động cứ gọi là vô tư.

    Làng mạc 2 bên đường vắng tanh vắng ngắt, điều này cũng khiến thiếu úy Charbonneau thấy lạ khi anh nhớ tới những đám người đi chơi tết đông đúc mình đã gặp trong chuyến đi cuối cùng hôm 31/1 (mùng 2 tết). Với Charbonneau thì sự yên tĩnh và hoang vắng này hết sức kỳ quái. Rốt cục thì anh cũng thấy có thằng bé đứng ở cạnh đường, vẫy tay khi thấy xe chạy qua. 1 số TQLC đưa ngón tay cái lên chào lại nhưng hầu hết chỉ giương mắt nhìn vô cảm. Charbonneau cho rằng đây là hành vi bất thường của số đồng hương.

    Gần đến Huế, đoàn xe chạy ngang qua chỗ trạm thông tin tình báo lớn, có thể nhận ra dễ dàng bằng 3 cái cột ăng ten to. Khi nhìn thấy có người mặc quân phục Mỹ trong khuôn viên trạm, Charbonneau rất kinh ngạc khi thấy cái cơ quan không được bảo vệ nằm giữa cánh đồng lại chưa hề bị tấn công. Anh nghĩ chắc có lẽ ai đó đã trả tiền cho VC để họ để yên cho chỗ này. Còn cách nào lý giải hay hơn cho tình trạng bình chân như vại của nó đây?

    Khi đoàn xe chầm chậm vượt cầu qua An Cựu, Terry Charbonneau bỗng có cảm giác mình giống như cái bia tập bắn. Không còn nghi ngờ gì nữa, đúng lúc đó có 1 tiếng nổ lớn rồi sau đó là tiếng lốp bốp liên hồi của súng cá nhân.

    Chỉ huy chiếc xe tăng Duster trang bị pháo đôi 40 ly phụ trách bảo vệ đoàn xe đã cố gọi điện cho viên đại úy trưởng đoàn. Không thấy hồi đáp, nên anh ta gọi cho thiếu úy Charbonneau nói gọn lỏn: "Anh đang nắm quyền chỉ huy đó, sếp."

    Đoàn xe đã dừng lại, phía trước đang có bắn nhau ác liệt nhưng từ vị trí của mình ở phía sau đoàn xe, Charbonneau không thể hìn thấy những gì đang diễn ra. Anh nhảy xuống xe đi bộ lên đằng trước. Đột ngột những xe tải phía trên bắt đầu phóng vọt đi. Charbonneau ra hiệu cho tài xế của mình cho xe lăn bánh. Khi chiếc xe tải chạy ngang, viên thiếu úy nhảy lên bậc lên xuống rồi lệnh cho xạ thủ khẩu đại liên 50 sẵn sàng nhả đạn. Leo lại vào trong xe Charbonneau vội gọi điện về Phú Bài báo cáo tình hình và vị trí của mình.

    Thẳng tiến qua cầu An Cựu, Charbonneau nhìn thấy chiếc xe dẫn đầu, 1 chiếc xe tải lớn loại Mighty Mite đang bốc cháy, rõ ràng là do bị vướng mìn. Người chỉ huy vốn ngồi trên chiếc xe này nhưng chẳng ai thấy anh ta lẫn lái xe nhảy ra ở đâu cả.

    Dù những xe đi trước đã tháo chạy về phía bắc, thiếu úy Charbonneau vẫn bảo xe mình cùng chiếc xe cứu hộ đừng lại cạnh chiếc Mighty Mite xem có TQLC nào bị bỏ lại không? Thoạt đầu anh không nhìn thấy ai hết. Nhưng đến khi Charbonneau chuẩn bị đi thì có người phát hiện người trưởng đoàn cùng lái xe ở cạnh 1 cái nhà ven đường. Trong lúc xạ thủ đại liên của Charbonneau nã đạn vào mấy cái cửa tiệm bên tay trái thì chiếc xe cứu kéo tiến lên và 1 lính quân y nhảy xuống để cứu thương binh. Lúc này thiếu úy Charbonneau lệnh cho tài xế cho xe chạy từ từ để xạ thủ đại liên yểm hộ việc sơ tán người bị thương. Anh nghĩ rằng chiếc xe cẩu sẽ theo kịp trong khoảng 1 phút nữa.

    Lát sau khi chiếc xe tải của Charbonneau ra tới chỗ vòng xoay, anh rất ngạc nhiên khi thấy những ô cửa kính lớn của trạm xăng Texaco vẫn còn nguyên vẹn. Cùng lúc đó, mấy quả đạn cối 60mm nổ tung gần chiếc xe tải đi cuối đoàn, cách phía trước xe của Charbonneau vài trăm mét. May mắn thay đạn cối đã 'chộp' hụt chiếc xe chở đầy đạn dược, thuốc nổ này.

    Thẳng tới trước là con đường đê chạy xuyên qua đồng mía. Charbonneau nhìn thấy có bộ đội Bắc Việt nấp sau cây ven đường. Khi thành phần chính của đoàn xe tăng tốc chạy lên đường đê thì TQLC trút 1 cơn mưa đạn về phía quân địch và gây ra nhiều thiệt hại. Tuy nhiên chiếc xe của thiếu úy Charbonneau vẫn chạy chậm vì anh muốn đợi để chiếc xe cứu hộ bắt kịp. Trong khi chạy trên đê, xạ thủ đại liên lia thứ vũ khí đáng gờm của mình về phía quân Bắc Việt nấp sau cây 2 bên đường, nhưng không bắn. Bộ đội cũng vậy.

    Không xảy ra sự cố gì nữa khi xe của thiếu úy Charbonneau từ từ chạy qua khu dân cư và về đến khu phái bộ MACV. Tuy nhiên chiếc xe cẩu vẫn chưa theo kịp. Viên thiếu úy chạy đến chỗ cái tăng Duster nói người trưởng xe quay lại tìm chiếc xe cẩu. Tay trung sĩ lục quân, mặt đầy vẻ thất thần buột miệng: "Nhưng bọn tôi là xe phòng không mà!"

    Terry Charbonneau quát: "Phải, nếu thấy cái máy bay nào của bọn chúng thì anh cứ việc bắn rơi nó. Giờ thì đi thôi!"

    May thay khi Charbonneau vừa trèo lên chiếc Duster thì kẻ 'tụt hậu' xuất hiện trên Quốc lộ 1 rồi phanh két lại trong cổng khu phái bộ. Tài xế chiếc Mighty Mite bị mất gần hết bàn chân còn viên đại úy vận tải thì bị mảnh đạn ghim khắp người. Tay xạ thủ của đại đội Charlie, ngồi trên chiếc xe cẩu cũng bị mảnh đạn văng vào ngay dưới mắt, còn bình thủy lực của nó thì đã bị đạn bắn thủng lỗ chỗ khiến cho chiếc xe mới cáu trở nên vô dụng.
    hk111333, filber70, DepTraiDeu7 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đoàn xe bầm dập của Terry Charbonneau ra đến Huế lúc 17g. Đến 19g40, khi các xe tải còn chưa dỡ hàng và sửa chữa xong để quay về Phú Bài thì có tin báo về MACV là bộ đội Bắc Việt đã đánh sập cầu An Cựu. Thế là đoạn Quốc lộ 1 từ Phú Bài ra Huế đã bị cắt đứt.

    Sau khi chiếm được Ty Ngân Khố, đại đội Fox, tiểu đoàn 2/5 nhanh chóng chiếm được bưu điện mà không có đổ máu. đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/5 rốt cục cũng đã chiếm xong Ty Y Tế tỉnh mở đường cho tiểu đoàn 2 ra đường Lê Đình Dương lúc 17g ngày 4/2. Dù tinh thần của tiểu đoàn 2 đang lên rất cao và ánh sáng ban ngày vẫn chưa tắt, nhưng nó vẫn được lệnh dừng lại bên này đường Lê Đình Dương để bố trí nghỉ đêm. Lý do của quyết định này là: 2 bên sườn của tiểu đoàn vẫn chưa được an toàn. Bên trái đại đội Fox, tiểu đoàn 1/1 dường như vẫn mắc kẹt trong trường Jeanne d'Arc. Còn bên phải, khu vực bờ sông phía bắc đường Lê Lợi, chỗ sườn phải của đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/5 ở cũng chưa được bảo đảm.

    Chiều hôm đó TQLC tiểu đoàn 1/1 vẫn không sao vượt qua nổi trường Jeanne d'Arc. Cả 2 đại đội thuộc tiểu đoàn đều đã yếu đi nhiều và trung tá Mark Gravel cũng không có đủ vũ khí yểm trợ cơ hữu để sử dụng theo ý muốn. Ngoài ra lợi thế về an ninh nếu dừng lại sẽ được tăng thêm khi tiền duyên không nhô lên quá mức, cũng như ngăn không để đối phương thọc vào chỗ sườn bị hở. Do đó mới có quyết định tạm ngừng để sang sáng ngày 5/2 (mùng 7 Tết) sẽ đánh tiếp. Tuy nhiên chỉ 1 giờ sau khi tiểu đoàn 2/5 dừng lại, quân Bắc Việt lại tới tập kích tạo điều kiện bộc phát 1 cuộc tấn công không có trong kế hoạch.

    Vào lúc 17g55, đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/5 đang đóng phía sau Ty Y Tế tỉnh đã bị hỏa lực đại liên và súng cá nhân của quân Bắc Việt bố trí trong trung tâm văn hóa Pháp (French Cultural Center), 1 tòa nhà 2 tầng trong khu vườn hoa bờ sông phía đường Lê Lợi, bắn mạnh. Trong khi hầu hết các binh sĩ đại đội Hotel đang đáp trả lại quân địch bằng hỏa lực dữ dội hơn thì đại úy Ron Christmas cho trung đội 1 của thiếu úy Leo Myers sang bên kia đường Lê Đình Dương chiếm 1 ngôi nhà 2 tầng kiên cố để bắn vào sườn trung tâm văn hóa Pháp.

    2 TQLC đầu tiên tới được chỗ mục tiêu là binh nhất Walter Kaczmarek và hạ sĩ Ron Walters. Cả 2 được lệnh 'quét' ngôi nhà bằng lựu đạn rồi ngay lập tức, phần còn lại của trung đội sẽ đột kích vào trong. Kaczmarek cùng Walters tới cửa trước mà không gặp sự cố gì, sau đó mỗi người thảy 1 quả lựu đạn vào trong cửa theo đúng lệnh trên. Tuy nhiên do hơi hăng máu nên Kaczmarek ném thêm vào trong 1 quả lựu đạn nữa. Anh vừa mới ném xong và trái lựu đạn chưa kịp nổ thì 1 đồng đội đã vượt qua chỗ anh định xông vào cửa. Kaczmarek cuống cuồng chộp lấy cậu TQLC kia rồi quay qua ngăn đám lính đang rầm rập bám theo sát gót. Chờ lựu đạn nổ rồi sau đó mọi người mới ùa vào nhà và bắt đầu tiến hành hoạt động 'dọn dẹp' theo kiểu kinh điển. Không tìm thấy 1 lính Bắc Việt nào nhưng các cửa sổ hướng đông bắc thấy có đầy vỏ đạn rỗng. Như thường lệ, quân giải phóng đã "bốc hơi".

    Ngôi nhà trung đội của thiếu úy Myers hẳn phải là của 1 gia đình thế lực và giàu có - hóa ra đó là nhà của 1 bác sĩ. Ngoài số đồ nội thất sang trọng trong đó có cả 1 con hổ nhồi bông, TQLC còn tìm thấy còn nhiều can dầu hạt bông (cottonseed oil) và các bao tải lớn gạo, tất cả đều có in logo của cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Những cựu binh đã từng lùng sục qua các làng quê nghèo ở Việt Nam đều có nhận xét là mình chưa bao giờ được thấy những món quà của Mỹ như thế này trong tay người nghèo cả.

    Trong lúc trung đội Myers của đại đội Hotel đang tiến hành cuộc đột kích không đổ máu thì 1 trung đội của đại đội Golf /tiểu đoàn 2/5 cũng tấn công qua vườn hoa ven sông xuống phía tây nam. Trung đội này chiếm được ngôi nhà 1 tầng trên đường Lê Đình Dương nằm ngay trước mặt trung tâm văn hóa. Bị áp đảo về hỏa lực và bị bắn vào sườn, quân Bắc Việt phải rút bỏ trung tâm văn hóa Pháp. Trung đội Myers vào chiếm nó ngay khi thấy rõ bộ đội Bắc Việt đã tháo lui.

    Ngạc nhiên nhất chiều hôm đó là việc phát hiện ra 175 người dân, trong đó có 2 người Mỹ đang trốn trong trung tâm văn hóa Pháp. Tất cả đều được hộ tống về khu MACV cùng xác 5 lính địch và 1 lượng nhỏ vũ khí, đạn dược. Không có TQLC nào bị chết hay thậm chí bị thương trong quá trình đáp trả thành công và mau lẹ hỏa lực quấy rối của bộ đội Bắc Việt.

    Vào lúc 19g04, trung đội 2, đại đội Fox, tiểu đoàn 2/5 dưới quyền trung sĩ trung đội phó Paul Tinson đang bố trí trong khuôn viên bưu điện thì bỗng nghe thấy tiếng súng nổ trong 1 hầm ngầm mà TQLC không ngờ tới sự hiện diện của nó. Ngay lập tức lính Mỹ gần lối vào phía trước căn hầm nã đạn súng trường vào trong, rồi bồi tiếp 5 quả bazooka 90 ly cùng 2 lựu đạt hơi ngạt CS. Sau thoáng tạm lắng, chỉ có duy nhất 1 bóng người ló ra khỏi căn hầm, 2 tay giơ cao. Anh ta là 1 chuẩn úy Bắc Việt và ngay lập tức bị bắt làm tù binh.

    Qua những cử chỉ và điệu bộ đe dọa, TQLC biết tay chuẩn úy đang cố bảo các bạn mình đi ra 1 cách hòa bình. Tuy nhiên bên trong chỉ vọng ra những tiếng la ó thất thanh cho thấy không ai muốn đầu hàng hết.

Chia sẻ trang này