1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các Loại Bói & Trắc nghiệm

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 07/11/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Sau đây là 1 số loại Trắc nghiệm tâm lý
    http://ttvnol.com/threads/trac-nghiem-tam-li-funny.220470/
    http://ttvnol.com/threads/trac-nghiem-tam-ly.220940/
    Trắc nghiệm chọn công việc phù hợp?
    http://ttvnol.com/threads/trac-nghiem-chon-cong-viec-phu-hop.307510/
    đả được post trong Box; tuy nhiên chưa fải đầy đủ cho lắm.

    Mong Các Bác bổ sung thêm. &
    1số loại Bói đả được đề cập trong chủ đề sau:
    Bói & Trắc nghiệm Cái nào thuộc tâm lý ?
    Lần cập nhật cuối: 07/11/2016
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    CÁC LOẠI TRẮC NGHIỆM TL
    Có rất nhiều loại trắc nghiệm TL khác nhau và ngày càng nhiều thêm dưới sự nghiên cứu của các chuyên gia soạn thảo trắc nghiệm. Nhưng ta có thể liệt kê 1 số loại trắc nghiệm phổ biến hiện nay như sau:

    (*) 9 chỉ số (do các fương thức trắc nghiệm (TEST) TL gần đây) & cần biết là:
    IQ chỉ số thông minh: EQ thông minh cảm xúc: AQ chỉ số vượt khó: CQ thông minh sáng tạo: SQ thông minh xã hội: PC chỉ số say mê: SQ trình độ biểu đạt ngôn ngữ: MQ chỉ số đạo đức: StQ chỉ số ngu ngốc) trắc nghiệm về nhân cách; trắc nghiệm về trí thong minh; trắc nghiệm hứng thú; trắc nghiệm khả năng học tập; trắc nghiệm thành tích học tập và trắc nghiệm về chức năng thần kinh học.
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Tuy nhiên đa số các TN trên dựa vào ~ câu hỏi & đáp án ngôn ngữ .
    Điều này có thể cản trở cho phù hợp với VH & ngôn ngữ người Việt Nam.
    Ngoài ~ trắc nghiệm dựa vào ~ câu hỏi & đáp án ngôn ngữ ra còn có các loại trắc nghiệm phi ngôn ngữ. Cho nên ~ loại trắc nghiệm phi ngôn ngữ có lẻ là cột mốc đánh giá khácjh quan ~ V/đ tL hơn
    1 số loại trắc nghiệm phi ngôn ngữ cổ điển có thể liệt kê ra là:

    TRẮC NGHIỆM Rorshach; TRẮC NGHIỆM Stroop; TRẮC NGHIỆM MÀU SẮC (lUSCHER); Trắc
    nghiệm hình học hay ~ Trắc nghiệm về Ảnh.

    Tuy nhiên Các loại trắc nghiệm này K0 fải là mới: vì từ xa xưa, trong 2 nền VH Đông Tây chúng lại có ~ cái tên khác
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Ví dụ TRẮC NGHIỆM Stroop (còn gọi là Hiệu ứng Stroop )
    là một cách chứng minh sự giảm thời gian phản ứng (reaction time), tức là thì giờ cần để trả lời, đối với một việc làm. Khi một tên màu như là xanh, đỏ, vàng, v.v. được in bằng màu khác với ý nghĩa của tên (chẳng hạn từ "đỏ" được in màu xanh), óc bị trở ngại khi xử lý màu sắc của tên, dẫn đến thời gian phản ứng dài hơn và tần số lỗi cao hơn. Hiệu ứng này được đặt tên theo John Ridley Stroop, sau khi ông khám phá nó năm 1935.[1] Bài nghiên cứu đầu tiên là một trong những bài được làm nguồn nhiều nhất trong lịch sử tâm lý học thực nghiệm.

    Trong cuộc thí nghiệm, Stroop quản lý vài bài kiểm tra khác nhau hai bài thi chính. Stroop gọi những bài kiểm tra là RCN (tiếng Anh của Reading Color Names, "đọc tên màu"), trong đó những người tham gia phải nói lại ý nghĩa của các từ được in màu khác nhau, và NCW (Naming Colored Words, "gọi từ theo màu"), trong đó họ phải nói ra màu của mỗi tên màu. Ngoài ra, Stroop thử họ thêm mỗi lần họ thực hiện cuộc thí nghiệm này, để trừ sự ảnh hưởng của hiện tượng ghép từ vựng (word association).

    Stroop nhận ra rằng những người tham gia cần thêm thì giờ để thực hiện việc NCW, và hiệu ứng này vẫn xuất hiện dù đã thực hành mỗi việc nhiều lần. Các nhà tâm lý học cho rằng ảnh hưởng này do con người đọc tự động, tức là óc tự động định rõ ngữ nghĩa của từ rồi cần phải thay thế ấn tượng đầu tiên bằng sự nhận ra màu in của từ bằng một phương pháp không tự động.

    Chú thích
    ^ Stroop, John Ridley (1935). “Studies of interference in serial verbal reactions”. Tạp chí Tâm lý học Thực nghiệm.
    & Sau đây là 1 Trò chơi trực tuyến dựa theo hiệu ứng Stroop
    http://www2.b3ta.com/clickthecolour/

    Mục lục

    Thí dụ
    Hãy nói màu của các từ này càng nhanh càng tốt:

    Lục Đỏ Lam
    Vàng Lam Vàng

    Lam Vàng Đỏ
    Lam Vàng Lục

    Theo hiệu ứng Stroop, nhóm màu đầu tiên gây ra thời gian phản ứng nhanh hơn.

  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Trắc nghiệm tính cách HERMANN RORSCHACH qua hình ảnh được tạo từ vết mực.
    Hermann Rorschach 8/11/1884 đến 8/11/2013 là nhà tâm thần học và nhà phân tâm học trường phái Freud người Thụy Sĩ. Ông nổi tiếng nhờ đã phát triển bài trắc nghiệm phóng chiếu với tên gọi Trắc nghiệm dấu mực inkblot Rorschach.

    Kỷ niệm 129 năm ngày sinh của Hermann Rorschach trang mạng Google được trang trí bằng logo rất lạ có vẻ ma quái.[​IMG]
    Có lẽ bạn thắc mắc vì sao Google, lại để Logo như vậy, chúng có ý nghĩa gì?

    Các hình ảnh được tạo nên từ những vệt mực có thể giúp bạn khám phá mong ước thầm kín nhất cũng như nỗi sợ hãi sâu xa trong tâm hồn mình.

    Hãy quan sát mỗi tấm hình và tưởng tượng xem bạn đã nhìn thấy gì.
    Chọn câu trả lời của bạn. Rồi sau đó, đọc kết quả tương ứng ngay bên dưới.

    Hãy nhìn 5 bức hình dưới đây và bạn nhìn thấy gì ở mỗi hình?

    [​IMG]

    Bạn nhìn thấy đây là gì?

    HÌNH 1

    1. Phim chụp X-quang lô`ng ngực với trái tim đỏ, phổi và máu
    2. Một vị giáo sư kỳ quặc với chòm râu trắng, mũi to và búi tóc trên đầu
    3. Một con cá đuối?


    HÌNH 2

    1. Một cặp đà điểu đang đứng quay mặt vào nhau với khăn quàng lông vũ
    2. Một con bọ hung với những cái càng
    3. Kính râm, áo ngực hoặc chòm râu


    HÌNH 3

    Bạn nhìn thấy:

    1. Một người đàn ông vạm vỡ đang phô diễn cơ bắp của mình?
    2. Một con bọ cạp?
    3. Ống dẫn trứng?


    HÌNH 4

    1. Một chú hề với cái mũi dài quá khổ, một khuôn mặt với nước mũi chảy dài hoặc một người đang thè lưỡi ra
    2. Một quý cô mặc đầm dài, bên dưới là hai chú cá heo đang nhảy múa
    3. Một món đồ chơi đáng yêu đã mất từ lâu


    HÌNH 5

    Bạn nhìn thấy:

    1. Một cái miệng với lưỡi, a-mi-đan và họng
    2. Một đôi chim non mới nở?
    3. Một con mèo lông đỏ với móng vuốt có thể đang ăn một con ****?
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Hiệu ứng Stroop hay trắc nghiệm về CHỨC NĂNG thần kinh học.
    Thí nghiệm Stroop

    [​IMG] J.R. Stroop _

    Trong một thí nghiệm lịch sử năm 1935, John Ridley Stroop chứng minh một hiệu ứng về nhận thức đã cuốn hút các nhà tâm lý học trong nhiều thế kỷ qua. Theo như loạt báo cáo thí nghiệm đầu tiên trong luận văn của mình, Stroop yêu cầu những người tham gia đọc tên của các danh từ màu sắc ( chẳng hạn đỏ, xanh,..vv) dưới 2 điều kiện khác nhau. Ở điều kiện đầu tiên, ứng viên được yêu cầu đọc những từ được in bằng mực đen trong khi ở điều kiện còn lại họ đòi hỏi phải đọc các từ viết bằng những màu không trùng khớp với màu của từ gốc. ( ví dụ: xanh - trong trường hợp này câu trả lời đúng phải là "xanh", chứ không phải "đỏ"). Trong thí nghiệm này Stroop phát hiện ra rằng không có sự khác biệt đáng kể về hiệu suất đọc giữa 2 điều kiện trên. _

    Ở thí nghiệm thứ 2, Stroop sửa lại nhiệm vụ. Lần này, ứng viên được yêu cầu nêu tên của màu sắc thay vì đọc từ. Ở hình thức thứ nhất, người tham gia xướng tên màu được tô trong các ô vuông. Ở một hình thức khác, họ được cho danh sách các từ chỉ màu sắc in bởi loại mực không khớp màu (giống ở thí nghiệm thứ nhất) nhưng bây giờ yêu cầu họ phải nêu tên của màu mực in. Ví dụ, nếu cụm từ "màu vàng" được in bằng mực xanh lá cây, thì câu trả lời đúng sẽ là "xanh lá cây". Nghe có vẻ đơn giản phải không ? Không hẳn. Sự khác biệt về hiệu năng giữa hai điều kiện là đáng chú ý: khi được hỏi về màu sắc các ô vuông, ứng viên gặp rất ít khó khăn nhưng khi được hỏi về màu mực in và quên đi tên của từ, thời gian phản ứng của họ tăng lên đáng kể cũng như số lỗi mà họ phạm phải. Những người tham gia đọc danh sách từ một cách vụng về, và họ cảm thấy khó khăn để đọc tên màu mực thay cho đọc từ được chỉ định. Sự khó khăn khi phải chú ý một cách có chọn lọc vào màu mực trong khi cố gắng bỏ qua tên từ được gọi là hiệu ứng Stroop. _


    [​IMG] _


    Thời gian trung bình để hoàn thành nhiệm vụ, theo Goodwin (2010) là những số xác định trong dấu ngoặc ở bảng mục 1 ở trên. Như bạn có thể thấy, lượng thời gian trung bình để ứng viên đọc màu mực in của những danh từ không giống màu (110,3 giây) cao gấp hơn 2 lần so với khi họ đọc danh từ màu sắc có màu mực in không khớp nhau (43.3s). Tại sao bạn không thử tự mình thực hiện lại thí nghiệm trên ? Nhờ một người bạn đo lại mức thời gian khi bạn đọc các từ ở bảng mục 2 cũng như ghi nhận các lỗi bạn mắc phải. Sau đó cố gắng đọc tên cho các màu mực trong mỗi chữ in và một lần nữa yêu cầu bạn bè thống kê lại thời gian bạn thực hiện và các lỗi của bạn. Bạn có thể sẽ tìm thấy những nhiệm vụ thứ hai khó khăn hơn. _

    Vậy, đâu là lời giải thích cho hiệu ứng Stroop ? Câu trả lời phổ biến nhất là dựa trên học thuyết về tính tự động, với nội dung cho rằng trong số những người lớn biết chữ, đọc chữ là một quá trình mang tính tự động cao hơn là gọi tên màu sắc. Trong khi gọi tên màu đòi hỏi phải có sức chú ý, quá trình đọc từ diễn ra một cách nhanh chóng và dễ dàng mà không cần phải quá tập trung. Do đó cá nhân cảm thấy khó khăn để ngăn chặn việc đọc từ ngay cả trong trường hợp bị ràng buộc. Để kiểm tra giả thuyết này, hãy thử mở một cuốn sách và nói với chính mình không được đọc các từ được in trên trang giấy. Hoặc lần tới khi bạn lái xe, hãy thử nhìn vào các biển quảng cáo bạn vượt qua trên đường mà không được đọc những gì nó nói. Nếu bạn giống như hầu hết các cá nhân biết chữ, bạn sẽ thấy việc này vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là không thể!

    Nguôn Tham khảo:
    Goodwin, C. J. (2010). Research in psychology: Methods and design. Hoboken, NJ: John Wiley & Sons, Inc. _
    Reference]
    Goodwin, C. J. (2010). Research in psychology: Methods and design. Hoboken, NJ: John Wiley & Sons, Inc. _

    P/S: I apologize for translating this article without permission of the author. for non-profit and onlythe purpose of sharing information.

    Knowing your own darkness is the best method for dealing with the darknesses of other people.”
    ― C.G. Jung

    _
  7. banhngot123

    banhngot123 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    24/09/2013
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    1
    cái trắc nghiệm màu sắc này khó hiểu quá
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Hơi đúng đấy !!! chỉ vì bạn K0 chịu khó tìm hiểu. Vì chúng thuộc về fần Vô thức chiều sâu liên quan đến các bản năng tiến hoá của con NG theo dòng LSVH.
    & Chúng K0 fải thông qua các câu hỏi trả lời đơn giản như ~ Trắc nghiệm thường gặp.
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Câu Chuyện Các loại Bói & Xem Bói
    Phải chăng con người vì quá nhỏ bé, quá mỏng manh trước Vũ Trụ, trước Thiên Nhiên, nên từ thái cổ, con người đã tưởng tượng đến Định Mệnh, và cho đó là 1 cường lực tất yếu cai quản đời sống của con người. Người ta nói đến " Số Trời ", và cố gắng tìm biết " Số Trời " để, ít nhất là lợi dụng số mạng, nếu tốt, hay tệ hơn là xua đuổi số mạng đi, nếu xấu, bằng cách cầu Trời, khấn Đất. Vì thế mà ước mong tha thiết biết trước được vận mạng đã đưa con người, từ thái cổ, tìm cách bói toán, và bói toán đã biến thành 1 " nghệ thuật " dành cho những " chuyên gia " : Thầy Bói.
    Những nguyên nhân về tâm lý, về tâm linh, về xã hội..., đã xúi dục con người cố gắng thỏa mãn ước vọng, bằng cách tìm hiểu Định Mệnh , và nếu có thể, bóp méo Định Mệnh, mà hầu hết các giai cấp trong xã hội loài người, giàu có, nghèo có, già có, trẻ có, trai có, gái có.... ; từ các đại thương gia, các đại kỷ nghệ gia cho đến những thợ thuyền lam lũ, những thơ ký căng thẳng ; từ những nguyên thủ các đại cường quốc đến những con dân mộc mạc ; họ đều đi xem bói để cầu biết " vận mệnh ", cải thiện " tương lai "...

    Để đáp ứng nhu cầu to lớn đó, và cũng để làm giàu 1 cách mau chóng, mà các " chuyên gia Thầy Bói " mọc ra như nấm. Nào là khoa Chiêm-Tinh/Astrology gia, thầy xem tử vi, cô bói bài,thầy bói dịch, bà xem thủy tinh, thầy đoán mộng, cô đoán chim kêu, chuột rúc, bà giải mắt nháy, nhện sa... Ôi thôi, ! Kể sao cho hết. Thậm chí trong các đền chùa, các nhà thờ cũng xin xăm, cũng đốt nến (để xem bói).

    Có người hàm hồ cho rằng cái " nghề " làm Thầy Bói chỉ cần giỏi uốn lưỡi cho khéo, chứ K0 cần học rộng, biết nhiều. Thế mà như đã trình trên, hầu hết mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội đều đi xem bói và các Thầy Bói đã có 1 lợi tức K0 nhỏ. Tại Pháp, năm 2006, doanh thu của các Thầy Bói lên đến 3 tỷ euros (gần 4 tỷ USD) với khoảng 150 000 Thầy Bói. (Xem Enquête : la voyance dans les médias, ở Google.). Ba tỷ euros là giá xây cất được 50 bệnh viện đại học (centre hospitalier universitaire - CHU) hiện đại, tại Pháp, năm 2011. (Xem Nouvel Hôpital Femme-Mère-Enfant reseau-chu-org). Nhất là trong dịp đầu năm, các Thầy Bói lại càng đông khách


    (còn tiếp)
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)
    Những " thiên tài " của Thầy Bói khó mà tả hết. Phần đông chưa qua khỏi trình độ Trung Học, có người cũng chưa đến trình độ Tiểu Học (Thầy Bói từ Phi Châu đến), thế mà họ đều quán xuyến Thiên Văn, Địa Lý, những môn học chỉ dành cho 1 số sinh viên chuyên khoa mới biết được. Nào là ngày N, sao Mộc mọc ở giờ nào, nơi nào, ngày M thì sao Hỏa lặn ở giờ nào, nơi nào...

    Cách đây khoảng trên 50 năm, ở Pháp, có 1 bà khoa Chiêm-Tinh/Astrology gia, tên là Madame ..., rất nổi tiếng về Tinh Số Phương Tây (horoscope), nghe đâu thân chủ của bà đông vô số, và đủ cả các hạng người, thì đùng 1 cái, bà ta chuyển sang Tử Vi của Tàu, cũng sao Kế Đô nhập cung Thân, cung Mệnh, sao Thái Bạch chiếu cung Phúc Đức..., và số thân chủ tăng gia... Muốn được bà tiếp phải xin hẹn trước vài tháng...

    K0 cần nói, chúng ta ai cũng biết, " khoa " Tinh Số hay " khoa " Tử Vi, có đã lâu đời, mà DƯƠNG lịch hay lịch Tàu (âm DƯƠNG lịch), được thay đổi nhiều lần cho tới ngày nay. Vả lại, trong 1 giờ, hiện nay, có khoảng 16 750 người được sinh ra, trên toàn cầu, K0 lý chừng đó người có chung 1 số phận cả hay sao ? (Xem Population Mondiale. com-World population clock). Thế mà Thầy Bói đều nói đúng cả.

    Tài nghệ Thầy Bói.
    Những người khen ngợi Thầy Bói thì vô số kể, nhưng cũng có người " e dè ", xin dẫn chứng những hàng sau đây :

    Bói với Toán. Phải chăng, tất cả chúng ta là 1 Thầy Bói Giỏi ?
    1 cuộc điều tra ở Mỹ, vào khoảng năm 1960, đăng trên 1 tuần báo ở Pháp, mà tôi quên mất tên, mất tựa, thật tiếc lắm, (tuy nhiên, trên Google, có nhiều mạng đề cập gián tiếp đến chuyện nầy:

    Như Probabilités Didier Müller (un graphologue prétend être capable de déterminer le ***e d'une personne d'après son écriture, dans 90 % des cas... 1 nhà xem chữ, khoe là trong 100 lần, ông ta định được 90 lần (90 %), giới tính của 1 người, bằng cách xem chữ viết của người đó...);

    hay Astrologie - Wikipédia ; ...), cho rằng 1 ông Thầy Bói gọi là " Giỏi ", nếu đưa ra 20 câu hỏi, mà ông ta nói đúng cả 20 câu, hoặc 19 câu, hoặc 18 câu, vân vân..., thậm chí, nếu trả lời đúng 7 câu trong 20 câu hỏi, cũng được liệt vào hạng Thầy Bói " Giỏi ".
    Vì sao 7 câu, vì theo cuộc điều tra đó, con người hay nhớ đến những chuyện xảy ra đúng như lời Thầy Bói nói, và hay quên những điều Thầy Bói nói sai. Vậy 1 Thầy Bói " Giỏi " là 1 người có khả năng nói đúng từ 7 câu trở lên, trong 20 câu hỏi.

    Chúng ta hảy dùng Toán, thử tính xem :



    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này