1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ăn, Làm & Chơi, bạn biết ~ gì về chúng ?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 16/11/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)
    2.3. Nhà thơ - kẻ luyện chữ và nghịch chữ

    Theo Johan Huizinga, “cái chức năng sáng tạo mà ta gọi tên là thơ ca có lẽ bắt nguồn từ một chức năng còn lâu đời hơn cả văn hóa - chức năng CHƠI”6.
    Nếu thơ ca là TRÒ CHƠI thì đó là TRÒ CHƠI trong ngôn từ, với ngôn từ, bằng ngôn từ và nhà thơ chỉ bộc lộ tư cách nghệ sĩ của mình khi chủ động tham gia cuộc CHƠI ấy. TRÒ CHƠI ngôn từ mang nhiều đặc điểm quan trọng của sự CHƠI nói chung: nó phá vỡ những trật tự sẵn có của ngôn ngữ vốn mang bản chất thiết chế, nó tạo ra một thế giới ảo, thế giới tưởng tượng bằng ngôn từ với những ước lệ, những quy luật khác, không trùng khít với thực tại, nó tương tác với người đọc - một loại người CHƠI khác - bằng cách kích thích tưởng tượng, cảm xúc, mời họ tham gia vào lấp những khoảng trắng của văn bản, trao cho người đọc những khoái cảm tinh thần vô tư, nó giải phóng người CHƠI (cả nhà thơ và người đọc), giải phóng bản thân ngôn từ ra khỏi những giới hạn, những áp đặt, những bổn phận..., từ đó khởi mở những khả năng mới của con người và của ngôn ngữ.

    Tư cách nhà thơ như là kẻ CHƠI ngôn từ, ở thời trung đại, thường được nhấn mạnh ở sự thiện nghệ của người làm thơ. Một nền thi học từ chương đánh giá cao người làm thơ khi anh ta có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe, chặt chẽ của thể loại theo những cách bất ngờ nhất. Nhà thơ không được đánh giá cao ở việc tạo ra khuôn mẫu mới mà chỉ được ghi nhận khi anh ta thực hiện khuôn mẫu sẵn có một cách hoàn thiện. Thời đại lãng mạn giải phóng thi sĩ ra khỏi lao động lề luật, giải phóng giọng điệu cá nhân nhưng hình tượng tác giả chỉ là kẻ CHƠI với cảm xúc, với tưởng tượng mà ngôn từ trở thành phương tiện để anh ta theo đuổi cuộc CHƠI ấy và trình bày chúng ra. Chỉ đến những nỗ lực dấn sang quỹ đạo của chủ nghĩa thơ tượng trưng, tư cách nhà thơ như là kẻ CHƠI ngôn từ mới bắt đầu được nhấn mạnh. Khác với hình ảnh của nhà thơ như là tay thiện nghệ ở thời trung đại, giỏi thuật tu từ để biểu đạt một thông điệp sẵn có, nhà thơ tượng trưng CHƠI với ngôn từ để giải phóng thơ khỏi những kinh nghiệm duy lý, đưa ngôn ngữ về với bản chất huyền bí, phi thực dụng, thậm chí phi thông điệp. Những thể nghiệm mang dấu ấn tượng trưng trong thơ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám của Bích Khê, Xuân Thu Nhã Tập chính là những thể nghiệm tiền phong của một khuynh hướng thơ ngôn ngữ có một vị trí quan trọng trong thơ đương đại được đóng dấu bằng những tên tuổi như Trần Dần, Lê Đạt, Dương Tường, Đặng Đình Hưng...

    Những nhà thơ được nhắc đến trên đây dù có thể có những khác biệt trong thi pháp song đều có thể gọi là họ những kẻ “luyện” chữ. Từ quan niệm đến thực hành sáng tạo, nhìn chung, họ đều ý thức CHƠI với chữ tức là đưa ngôn từ thoát khỏi những thói quen nhưng đồng thời đặt chúng vào những luật lệ mới của cú pháp, ngữ nghĩa, thậm chí cả nhưng sự cưỡng chế. Nghe có vẻ nghịch lý song thực tế, “trò” (game) nào cũng cần có luật, luật càng thách thức, sự thú vị của hành động “CHƠI” (play) ở cả người viết lẫn người đọc lại càng được gia tăng. Trần Dần liên tục “tự rủ mình vào cửa khó” khi ông thể nghiệm những bài thơ độc vận (mà lại là vần khó), chối từ các phép ký âm thông thường để tạo ra những tổ hợp ngữ âm bất ngờ mà ta có thể thấy qua những tác phẩm theo lối viết đồng dao. Ông còn tối giản hóa bài thơ với hình thức thơ mi-ni chỉ cô đọng lại trên một, hai câu như: “Mưa rơi không cần phiên dịch”, “Gió tha người ở các ngã ba”, “Mất ngủ một hàng đèn/ Trong một thủ đô đen”... Nhưng ở cực khác, thơ, đối với Trần Dần, phải chấp nhận khả năng dung nạp những gì khác với nó nhất: ông đưa thơ xích về hội họa, nơi ngôn từ lẩn vào trong đường nét, bố cục hình họa; ông phá kết cấu một giọng của thơ, tạo ra những “bè đệm” để tạo ra hiệu ứng đa thanh. Trong khi đó, Lê Đạt chủ yếu lao động thơ trên bình diện ngữ pháp.

    (còn tiếp)
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    (tiếp & Hết)

    Với Lê Đạt, làm thơ là sự cưỡng chế quán tính của ngôn từ, khi ông chủ động tạo ra sự ly cách, sự gián đoạn giữa các yếu tố ngôn ngữ. Câu thơ, bởi thế, mất đi những mối liên kết bề mặt, theo chiều tuyến tính, nhưng bù lại lại có nhiều hơn những quan hệ bề sâu và do đó, gọi ra nhiều liên tưởng, nhiều khả năng diễn dịch hơn. Hình ảnh nhà thơ “luyện chữ” vì thế là hình ảnh của người CHƠI nghiêm túc. Nói như Lê Đạt: “...người làm thơ thực hiện mộtTRÒ CHƠIchữ nghiêm túc, sử dụng những phép tu từ học (ám dụ, lược tỉnh, ghép âm, nói lái, nói lối...) như một đứa trẻ CHƠI với những đồ vật chung quanh. Thế nào là CHƠI nghiêm túc - Chơi nghiêm túc là CHƠI thật, CHƠI hết mình, sốngTRÒ CHƠInhư một nghiệm sinh thực thụ. Nghiêm túc không mâu thuẫn vớiTRÒ CHƠImà mâu thuẫn với CHƠI đùa, tài tử. Từ một người CHƠI tài tử tôi đã nỗ lực nghiêm túc để trở thành một người CHƠI chuyên nghiệp”7. Dấu ấn của những nhà luyện chữ này để lại chính là các kỹ thuật, các thể thơ ký tên cá nhân của nhà thơ.

    Ở cực khác với những nhà luyện chữ là kiểu nhà thơ “nghịch” chữ. Cũng là một cách CHƠI với ngôn từ nhưng ở những tác giả này làm thơ là đùa với ngôn ngữ, đùa với chuẩn mực thể loại. Cái họ muốn thể hiện trong cách CHƠI của mình không phải là một kỹ thuật cao, biến bài thơ thành một câu đố cho độc giả. Trái lại, họ đem đến một nhận thức: thơ có thể là mọi thứ, chỉ cần nhìn khác đi, sắp xếp khác đi, một lời nói thường cũng có thể thành thơ. Bài thơ, thay vì, là một câu đố, nó trở thành sự bông đùa, sự giải trí nhẹ nhàng đối với công chúng. Nó gần với dòng mạch của thơ ca folklore đương đại. Bài thơ dưới đây của Nguyễn Thế Hoàng Linh là một ví dụ:

    cho em nước mía chị ơi
    cho em sấu đá
    chị rơi tiền này
    cảm ơn chú
    thật là may
    tí thì lao động một ngày không công
    chú thích ăn nhiều sấu không
    chị thêm cho chú

    (“Chị không tính tiền”)

    Có thể dễ nhận thấy cả bài thơ trên dường như được viết theo phong cách sinh hoạt. Thế nhưng từ một cuộc đối thoại thường ngày, Nguyễn Thế Hoàng Linh chỉ đơn giản ngắt dòng tạo nhịp và có ngay một bài lục bát. Một thứ lục bát thuần điệu nói, suồng sã, thân mật và không ngần ngại chêm xen những từ ngữ “sành điệu” của giới trẻ đô thị, thậm chí cả tiếng nước ngoài. Nói một cách hình ảnh thì Nguyễn Thế Hoàng Linh đã điềm nhiên mặc trang phục hip-hop cho thể thơ cổ truyền. Một sự lai ghép không mấy thuận mắt với những ai vốn chủ trương mọi giá trị truyền thống cần phải được gìn giữ như một thứ trong bảo tàng nhưng ít nhất, nó cũng gây bất ngờ với một bộ phận độc giả nhất định khi nhận ra một bài thơ có thể được hình thành như một trò nghịch trẻ con như thế.

    Xu hướng “nghịch” chữ đưa thơ hòa vào không gian văn hóa đại chúng đương đại mà một trong những động hướng quan trọng của nó là thẩm mỹ hóa đời sống thường nhật. Có thể quan sát động hướng này trong nhiều thực hành nghệ thuật đương đại, từ những người tiên phong như Vũ Dân Tân với những tác phẩm ý niệm về đàn bà được tạo nên từ những bao thuốc lá hay ở triển lãm nhiếp ảnhPhía sau bức tườngcủa nghệ sĩ người Pháp đang làm việc tại Hà Nội - Lolo Zazar - với những bức ảnh chụp những bức tường loang lổ, nứt rạn rồi dùng kỹ thuật rối bóng biến chúng thành những bức tranh trừu tượng. Nhịp điệu, ngôn ngữ của thơ cũng có nhiều điểm gần gũi với nhịp điệu và ngôn ngữ của nhạc rap, một thứ âm nhạc mang tính chất đường phố thu hút giới trẻ. Khác với lựa chọn của các nhà thơ luyện chữ hướng đến một công chúng đặc tuyển, những tác giả như Nguyễn Thế Hoàng Linh khi nghịch chữ lại kéo thơ về đại chúng, hòa nhập với văn hóa trẻ của xã hội Việt Nam đương đại.

    *

    Xu hướngTRÒ CHƠIhóa đời sống, mà văn chương, như đã nói, là lĩnh vực phản ánh rõ nét, một mặt, là sự giải tỏa nguồn năng lượng đã bị kìm nén suốt một thời gian dài. Sự giải tỏa này là cần thiết để tạo ra trạng thái cân bằng xã hội. Nhưng mặt khác, điều này chỉ xét riêng ở lĩnh vực văn chương, xu hướngTRÒ CHƠIhóa mà ta vừa khảo sát tập trung ở cấp độ nội dung, cảm hứng còn chính là cách phản ứng của văn chương trước xu hướng thực dụng hóa, duy lý hóa, kinh tế hóa đang diễn ra ngày càng mạnh trong môi trường sinh thái văn hóa hiện nay. Xu hướngTRÒ CHƠIhóa đời sống với những kiểu hình tượng tác giả mà ta vừa mô tả cho thấy tiến trình vận động của thơ đương đại hướng đến cái cá nhân, sự duy cảm, duy mỹ và cả tính giải trí. Văn hóa CHƠI là môi trường cần thiết cho sự phát triển của thơ ca: thơ chỉ thực sự trở nên sống động, đa dạng khi một thứ văn hóa CHƠI đúng nghĩa được xây dựng và bảo vệ.

    T.N.H
    (SH322/12-15)


    --------------------
    1. Hoàng Hưng, “Thơ mới và thơ hôm nay”, in trongNhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Huy Cận và Hà Minh Đức chủ biên, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1997, trang 50.
    2. Dẫn theo Eugen Fink, “Theo Oasis of Happiness: Toward an Ontology of Play”, bản dịch tiếng Anh của Ute Saine và Thomas Siane,Yale French Studies, No.41
    3. Dẫn theo Eugen Fink, tlđd
    4. Lê Lưu Oanh,Thơ và các hiện tượng thơ Việt Nam đương đại, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011, trang 77.
    5. Wislawa Szymborska,Thơ, Tạ Minh Châu dịch, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, năm 1997, trang 212.
    6. Johan Huizinga, tlđd, trang 132.
    7. Lê Đạt,Đường chữ, Bách Việt & Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 2009, trang 463.
  3. bonjourtinhyeu

    bonjourtinhyeu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    52
    Được đọc về tâm lý học mỗi khi rảnh rỗi là một niềm yêu thích của mình từ thời sinh viên, lâu rồi không nghiên cứu và tìm hiểu về bộ môn này bởi sự bận rộn với nghề nghiệp không liên quan. Biết chủ đề này muộn quá, hy vọng sẽ biết được nhiều hơn từ box này.
  4. bui_van_hoang

    bui_van_hoang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2014
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    1
    nên làm nhiều hơn ăn chơi thì mới có kết quả
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    Kết quả như thế nào& ra sao Bác Nhỉ ?:-D:-p:-q:drm1
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    Tạm gác sang bên Phạm trù Chơi, Chúng ta bàn đến Phạm trù Ăn & Hệ tiêu hoá (tiếng Anh là Digestive System) cùng ~ gì liên quan đến ăn chẳng hạn như Lòng & Bụng hay nôm na còn gọi là The gut (trong tiếng Anh)

    Bộ não thứ hai nằm trong cái Bụng & dạ dày

    Theo các nhà Phân tích dữ kiện từ các dân tộc và văn hóa khác nhau trên thế giới, Ng ta thấy có ba khuynh hướng chính12 khi dùng ngôn ngữ (tên gọi các bộ phận trên người) để chỉ trạng thái tinh thần (tư duy) & cảm xúc đi cùng với BT tiếng Trung của chúng:

    i) Cerebrocentrism (quy-Não腦/惱 , dùng Não腦/ 腦 bộ nguyệt+nhục hay đầu óc là trung tâm tư duy/tình cãm, dĩ Não腦/ 腦 vi trung)
    ii) Cardiocentrism (quy-tâm, dùng tim làm trung tâm tư duy/tình cãm: Não腦/惱 bộ tâm 惱 )
    iii) Abdominocentrism (quy-phúc 腹 , dùng bụng làm trung tâm tư duy/tình cãm)
    Các khuynh hướng trên có thể thay đổi theo thời gian (lịch đại) và K0 gian (địa lý, môi trường) cũng như có những đặc tính chung (phổ quát) hay riêng cho từng khu vực văn hóa:

    Để ý rằng là trung tâm tư duy/tình cãm, (quy-Não腦/惱 , dùng Não腦/ 腦 bộ nguyệt+nhục hay đầu óc & quy-phúc 腹 , dùng bụng làm trung tâm tư duy/tình cãm; cả 2 từ Nguyên đều có bộ nguyệt月)

    Theo những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học chính cơ quan tiêu hoá giúp chúng ta cảm nhận được những gì đang xảy ra trong cơ thể, tựa như một bộ não thứ hai.

    TS Michael Herson, trường Đại học Columbia cho biết: thành dạ dày và các bộ phận khác của cơ quan tiêu hoá đều được bao phủ bởi mạng lưới các tế bào thần kinh có số lượng lên tới 100 triệu nơron.
    “Bộ não trong bụng” tương tác với “bộ não trên đầu”, ở mức độ khá lớn xác định tính tình của chúng ta cũng như có vai trò then chốt trong việc xuất hiện một vài bệnh tật.

    Tất nhiên, cơ quan tiêu hoá không có khả năng tư duy, nhưng ít nhiều lại thực hiện chức năng không kém quan trọng của não là điều hành các hoạt động của hocmon.
    Chính vì vậy, nó được mệnh danh là “bộ não thứ hai”. “Bộ não thứ hai" ngoài việc “chế biến thực phẩm” nuôi cơ thể còn gánh trọng trách là trung tâm chỉ huy những tình cảm cơ bản của con người như giận dữ, sung sướng, phấn khởi, buồn rầu. Nơron của hệ tiêu hoá chịu trách nhiệm sản xuất ra các chất truyền dẫn thần kinh (neuromediator, là những chất tiếp nhận các xung thần kinh và truyền tới các bộ phận trên toàn cơ thể), đặc trưng cho não.
    Theo kết luận của các nhà khoa học trong nhóm Herson 95% các chất truyền dẫn này là serotonin, sinh ra trong dạ dày.

    Hệ thần kinh cũng sản sinh ra một lượng lớn endorphin - chất protid thường bị gọi sai là “hocmon của niềm hạnh phúc”.
    Thực ra, nó không phải lầ hocmon, mặc dù cảm giác thoả mãn do chính nó gây ra. Chính vì thế các nhà tâm lý thường khuyên phụ nữ “Cho chồng ăn ngon thì muốn gì cũng được”.

    Ngoài ra người ta cũng chứng minh rằng, các hocmon dạ dày như cortison và melatonin cũng quy định tình trạng của giấc ngủ, thao thức hay mộng mị và trung tâm của cảm giác đau đớn nằm ngay ở “bộ não thứ hai”,
    Không phải ngẫu nhiên mà nhiều cơ quan như tim chẳng hạn khi “có vấn đề” lại phát tín hiệu thông qua sự đau nhói nơi dạ dày.
    Thậm chí việc cảm cúm ở những người cao tuổi cũng thường do các vấn đề ở hệ thần kinh và hệ tiêu hoá vì lúc đó những hệ này tiết ra không đủ melatonin.

    Song, không chỉ các hocmon xác định nên tình cảm của chúng ta. Trong quá trình thực nghiệm, các nhà khoa học kích thích dạ dày đồng thời chụp cắt lớp liên tục để theo dõi hoạt động của não của những bệnh nhân và bằng cách đó họ theo dõi các bệnh của hệ tiêu hoá. Kết quả chỉ ra là não người phản ứng với những kích thích tại các vùng khác nhau. Người thì tại vùng khoan khoái, người lại ở vùng khó chịu

    Các nhà khoa học thấy rằng trong tương lai một số bệnh thuộc hệ tiêu hoá sẽ có thể chữa trị nhằm vào các nơron,
    thí dụ hội chứng ruột bị kích thích và viêm dạ dày có nguyên nhân từ hệ thần kinh, khi các nơron của “bộ não thứ hai” gây ra do tiết ra quá nhiều serotonin.

    Những công bố của nhóm Herson được giáo sư Emaran Meyer trường Đại học California rất hưởng ứng.
    Ông cho rằng nhiệm vụ của các bác sĩ tâm thần cần thiết phải biết cách điều chỉnh các phản ứng của tế bào sôma, xem xét các hoạt động thần kinh không những tại “bộ não trên đầu” mà cả “bộ não trong bụng” của bệnh nhân nữa.

    Herson cũng kết luận rằng các tế bào thần kinh của hệ tiêu hoá hoàn toàn có thể thay thế bộ não trên đầu khi bị trục trặc: “Hệ thần kinh trong hệ tiêu hoá được cấu tạo phức tạp hơn nhiều so với tuỷ sống.
    Nó truyền các tín hiệu tới bộ não (trên đầu) và gửi trở lại những xung đáp ứng”.

    Rõ ràng hệ thần kinh của hệ tiêu hoá chịu trách nhiệm về các trạng thái tinh thần, tình cảm và khi kích thích đúng, nó có thể làm giảm hẳn hội chứng trầm cảm cũng như các yếu tố gây ra bệnh động kinh.
    Chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn về hoạt động của “bộ não thứ hai” với mục đích chữa khá nhiều bệnh tật.

    Tuấn Hà (Theo KM.ru) & Vietnamnet
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    Hệ tiêu hóa: Bộ não thứ 2 của cơ thể
    [​IMG]
    Đường ruột không chỉ có chức năng tiêu hóa thức ăn, mà còn đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch và sức khỏe tinh thần của bạn.
    Thậm chí các nhà khoa học còn ví đây là "bộ não thứ hai" của cơ thể. Tại sao lại như vậy?

    Trạng thái cơ thể khỏe mạnh hay đau ốm có liên hệ nhiều với chuyện ăn uống là điều hầu như ai cũng biết. Tuy nhiên, bộ máy tiêu hóa không chỉ đơn giản là một phương tiện thẩm lọc những gì ta đưa vào bụng. Ngay cả khi y học đã có rất nhiều tiến bộ, bộ máy tiêu hóa vẫn còn chứa đựng rất nhiều bí ẩn.

    Khỏe Plus hi vọng sau Inforgraphic dưới đây các bạn sẽ hiểu thêm về hệ tiêu hóa của mình, và chú ý chăm sóc nó tốt hơn nhé!

    Hệ thần kinh và hệ tiêu hóa luôn có quan hệ mật thiết chi phối lẫn nhau. Mỗi khi bạn hồi hộp hay căng thẳng, bạn có thấy rằng bụng mình bỗng nhiên trở nên cồn cào không?

    Bạn có biết có tới 100 nghìn tỉ vi sinh vật sống trong đường ruột của bạn, nhiều hơn gấp 10 lần số lượng tế bào có trong cơ thể bạn?
    Các vi khuẩn "tốt" và "xấu" cũng luôn cạnh tranh nhau phát triển trong môi trường hệ tiêu hóa. Và khi môi trường trong hệ tiêu hóa kém đi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn "xấu" sinh sôi nảy nở

    Gần như trong suốt thế kỷ 20, vi khuẩn đã bị coi như là kẻ thù của con người.
    Một khi các nhà khoa học nhận ra đối tượng vi sinh vật là nguyên nhân gây bệnh viêm nhiễm, mọi nỗ lực sẽ được triển khai để ngăn chặn những kẻ xâm lược vô hình này.


    [​IMG]

    Nhưng từ khoảng trên 20 năm trở lại gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu dành cho vi khuẩn một sự “tôn trọng” khác, chuyển từ chiến lược chiến tranh đối đầu sang hình thức cùng tồn tại.

    Và cho đến nay, khoa học đã kết luận rằng cần có một hệ vi khuẩn đa dạng, khỏe mạnh nếu bạn muốn có sức khỏe tốt.

    Theo một phương diện nào đó, chúng ta thực sự có phần vi khuẩn chiếm nhiều hơn phần người. Bởi lẽ trong cơ thể chúng ta, lượng tế bào vi khuẩn nhiều gấp 10 lần tế bào con người.
    Tổng số chúng nặng khoảng 1.5 kg và gần như tất cả sống tập trung trong đường ruột. Các nhà khoa học gọi nhóm vi khuẩn trong ruột này là microbiome.

    Kể từ khi khái niệm microbiome xuất hiện, một điều đã được công nhận phổ biến đó là muốn hệ tiêu hóa làm việc tốt và hệ miễn dịch mạnh mẽ thì ắt phải có một quần thể vi khuẩn có lợi.
    Nghiên cứu hiện nay còn gợi ý rằng sức khỏe đường ruột cũng có ảnh hưởng to lớn đối với não bộ và tâm trạng của bạn.

    Các thử nghiệm lâm sàng và trên động vật trước đó đã cho thấy một số kết quả rằng các vi khuẩn đường ruột có lợi có thể xua đi lo âu và sự trầm cảm.
    Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Psychiatry Research ngày 23 tháng 5 đã củng cố thêm cho ý tưởng này.

    Năm 2014, khoảng 700 sinh viên đăng ký vào khóa Nhập môn Tâm thần học của trường Đại học William và Mary đã được nhận một bản điều tra về chế độ ăn, mức độ hoạt động, và trạng thái tinh thần của họ.
    Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy những người ăn nhiều thực phẩm lên men dường như ít có khả năng bị tác động bởi sự lo sợ xã hội (1) SocioPhobia hay . social phobia
    (1): Ám ảnh sợ xã hội (tiếng Anh [3]: social phobia, Social anxiety disorder) là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu [4] được mô tả bởi đặc điểm sợ hãi quá mức trong các tình huống xã hội thông thường.

    Biểu hiện thể chất thường thấy là tim đập nhanh, đỏ mặt, đổ mồ hôi, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn
    (còn Tiếp)
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.026
    Đã được thích:
    46
    1 Câu chuyện vui:
    Người Viết có 1 Ng Thân làm rất nhiều hơn ăn chơi và Các Bác có biết sau cùng là Kết quả ra sao K0 nhỉ?
    Co' Bác nào đoán hay bói 1 phát ra xem sao?

Chia sẻ trang này