1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Do vậy, Hitler cũng bắt buộc phải tăng cường sức mạnh tấn công của các lực lượng Đức. Điều này sẽ làm mất nhiều thời gian. Và như thế, ngày giờ tấn công của Chiến dịch cứ liên tục được đề ra và sau đó liên tục lại bị hủy bỏ. Cuối cùng Quốc trưởng mới quyết định đưa loại xe tăng hạng nặng và pháo tự hành siêu nặng kiểu mới nhất để đảm bảo ưu thế tấn công của người Đức. Nhưng một vấn đề mới nảy sinh, các loại xe tăng Panther và pháo tự hành Ferdinand vẫn còn đang ở trong giai đoạn thử nghiệm. Ông ta ra lệnh cho các ngành công nghiệp chế tạo vũ khí phải cố gắng hoàn thành chúng với một tốc độ nhanh nhất có thể.

    Thế rồi, việc sản xuất và vận chuyển các con quái vật khổng lồ đó đã lấy đi của người Đức rất nhiều thời gian quí báu. Và như vậy, những tuần lễ vẫn tiếp tục trôi qua…

    Tướng Guderian, trên cương vị Tổng thanh tra các lực lượng thiết giáp nhận thức rõ sự nguy hiểm của cái thời gian biểu quỉ tha ma bắt này. Trong ngày 4 tháng Năm, ông ta van nài Hitler hãy từ bỏ Chiến dịch Thành trì. Trong một cuộc nói chuyện tại Munich, trước mặt nhiều nhân chứng nổi tiếng, ông ta đã nói khá rõ ràng quan điểm của ông ta rằng ; ông ta chưa dám đặt những hy vọng quá nhiều vào những chiếc xe tăng kiểu mới như vậy : “ Tôi chưa coi đây là thời cơ chín muồi để cho những chiếc Panther kiểu mới hoặc những chiếc pháo tự hành Ferdinand đưa vào hoạt động. Chúng còn tồn tại quá nhiều vấn đề kỹ thuật, những vấn đề hoàn toàn tự nhiên của một chủng loại xe mới – và chúng tôi không thể khắc phục ngay tất cả trong một khoảng thời gian từ năm đến sáu tuần lễ“.

    Ngay cả Albert Speer, Bộ trưởng Khí tài và vũ trang của Đế chế cũng phải đồng ý với những ý kiến như vậy.

    Cuộc gặp gỡ tại Munich cũng là dịp xảy ra những màn kịch thú vị xảy ra mang đậm chất một cuốn Tiểu thuyết cổ điển Tây phương. Một nhân chứng duy nhất còn sống sót cho đến ngày nay – người đó là Trung tướng (nghỉ hưu -1970) Wolfgang Thomale - đã mô tả lại : Guderian và von Kluge đã gặp lại nhau lần đầu tiên trong cuộc họp tại Munich kể từ khi Kluge đã xúi Hitler bãi nhiệm Guderian trong mùa đông năm 1941. Thống chế von Kluge mong muốn có một sự hòa giải giữa hai người và đưa tay ra muốn bắt tay với Guderian. Nhưng Guderian đã biểu lộ một thái độ không ngờ, ông ta không thèm bắt tay von Kluge – (nên nhớ rằng cấp bậc của von Kluge cao hơn Guderian). Giận tím mặt, von Kluge cho gọi viên sĩ quan tham mưu của Guderian –chính là Thomale (lúc đó mang quân hàm Đại tá) và nói :”Xin anh vui lòng thông báo cho Đại tướng Guderian rằng tôi yêu cầu ông ta đến gặp tôi tại phòng bên !”…

    Ở đó, trong trạng thái giận dữ, ông ta hỏi Guderian : ”Nguyên nhân gì đã làm cho ngài có hành vi bất nhã với tôi đến như vậy ?”. Guderian cũng chả phải tay vừa, mặt ông ta đỏ bừng lên vì tức giận và ông ta phải kiểm soát bản thân một cách khó khăn khi trả lời :”Vâng ! Thưa ngài Thống chế, câu trả lời thật là đơn giản. Hai năm trước đây, ngài đã báo cáo sai về tôi lên Quốc trưởng. Ngài đã làm tôi bị sa thải và làm hủy hoại sức khỏe của chính bản thân tôi. Điều này đã là quá đủ với tôi. Ngài khó có thể mong đợi một sự đồng cảm đến từ bản thân tôi …!”.


    Thống chế von Kluge nghe thấy thế đã quay gót, rời khỏi phòng và không thèm chào xã giao…

    Vài ngày sau, viên sĩ quan trợ lý Quốc trưởng, Tướng Schmundt, đã mang đến cho Guderian một văn bản thách đấu gửi từ von Kluge yêu cầu có một cuộc đấu súng tay đôi. Cũng như thủ tục thông thường của các cuộc đấu súng, ngài Thống chế đã chọn Quốc trưởng ??? làm đại diện cho mình. (Chọn ai không chọn, lại chọn Quốc trưởng làm người đại diện..ND). Hitler xử lý rất hợp tình hợp lý, trên nguyên tắc là ông ta chống lại các cuộc đấu súng, mặt khác ông ta thử thách viên Thống chế bằng cách vẫn chuyển lời thách đấu của von Kluge tới Guderian qua người sĩ quan trợ lý. Đồng thời trong thời gian này, ông ta nghiêm cấm tất cả các cuộc đấu súng tay đôi và yêu cầu Tướng Schmundt thông báo cho những nhân vật chính trong câu chuyện những mệnh lệnh phù hợp với cho từng người.

    Và như vậy, lịch sử của cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ II đã bị tước đi cảnh tượng một cuộc đấu súng tay đôi vì danh dự quân nhân giữa hai vị tướng lĩnh cao cấp, hai nhà chỉ huy xuất sắc trên chiến trường nhưng rất khác biệt nhau về tính cách….

    Sáu ngày sau cuộc gặp gỡ tại Munich tháng Năm, Guderian lại cố gắng thêm một lần nữa, thời điểm này đang ở Berlin, để thuyết phục Hitler đình chỉ Chiến dịch Thành trì. Viên tướng Tổng thanh tra các lực lượng thiết giáp đã khẩn nài Hitler :”Thưa Quốc trưởng của tôi, Tại sao ngài cứ muốn trở thành những người tấn công tại Mặt trận miền Đông? Tại sao Ngài không để cho người Nga tấn công và sau đó sẽ đánh bại họ khi họ tung ra quân Át chủ bài của họ ?” …

    “Chúng ta sẽ chơi lại người Nga khi họ tung ra con Át chủ bài…” – đó chính là phương châm của Manstein, một phương châm mà vị Thống chế luôn luôn ủng hộ kể từ khi Thảm họa Stalingrad xảy ra đã làm tiêu tan mọi hy vọng về việc dành một chiến thắng nhanh chóng trước người Nga.

    Đánh bại đối phương khi họ tung ra con Át chủ bài – điều này có nghĩa là người Đức phải luôn cam kết không được phép gắn mình vào các cuộc tấn công mở màn, bởi vì cái giá phải trả cho việc này là rất cao. Anh phải tích cực phòng thủ chủ động, buộc đối phương phải ném ra hết các hoạt động quân sự, sau đó mới tung ra đòn “hồi mã thương” khi có điều kiện thuận lợi….Đó chính là “Chiến thuật tiêu hao”. Manstein còn hy vọng rằng : Một khi “Chiến thuật tiêu hao” được áp dụng toàn bộ trên Mặt trận miền Đông, các lực lượng Sô-viết sẽ bị kiệt sức, tự chảy máu, suy yếu dần để rồi Thủ lĩnh Đỏ Stalin sẽ - có thể - sẵn sàng chấp nhận đàm phán hòa bình trong một ngày không xa…

    Lúc này là một khoảnh khắc đáng ghi nhớ của cuộc chiến tranh – ngày 10 tháng Năm 1943 – khi mà Guderian đã nắm tay Quốc trưởng và hỏi ông ta : “Thưa Quốc trưởng của tôi, tại sao Ngài cứ muốn đánh liều tấn công ?”.

    Quốc trưởng nhìn Guderian và nói :”Có thể là ngài đã đúng. Nhưng ý nghĩ về cuộc tấn công làm cái đầu của tôi hết nóng rồi lại lạnh.” Tuy nhiên , sau đó Hitler lại ra lệnh thực hiện Chiến dịch Thành trì…

    (Lời ND: Rất kỳ lạ là người Nga lại dùng chính Chiến lược “Chiến thuật tiêu hao” của người Đức trong Chiến dịch tại Vòng cung Kursk và từ đó giành quyền chủ động trên Mặt trận phía Đông và trong toàn bộ cuộc chiến tranh)

    ..............................

    filber70, vacbay03, caonam_vOz7 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ngày hôm nay, 13 tháng bảy, Hitler một lần nữa đã phải đối mặt với các vị tướng của ông. Lịch sử đã cho thấy giờ đây ông ta sai, còn các vị Đại tướng và Thống chế của ông ta là đúng. Tuy nhiên, một lần nữa, ông ta lại tiếp tục sai lầm về đường lối chiến tranh. Thời gian này, Hitler đã chống lại những nguyên tắc cơ bản của cuộc chiến tranh được xây dựng trong Học thuyết chiến tranh của Clausewitz : Một khi bạn đã quyết tâm thực hiện một mục tiêu thì bạn không nên để bất cứ một nguy hiểm hay bất kỳ một sự cám dỗ nào có thể tác động tới bạn, làm chệch hướng sự chú ý của bạn tới mục tiêu ban đầu đề ra. Ngoài ra, lúc nào bạn cũng phải luôn thực hiện đúng với những phác thảo cơ bản của những kế hoạch hoạt động ban đầu….

    Manstein cảm thấy rất sốc khi thấy Hitler, chỉ vì cuộc đổ bộ của Đồng minh vào Sicily, đã chuẩn bị sẵn sàng để đình chỉ hoàn toàn Chiến dịch Thành trì – vào một thời điểm khi mà, theo ý kiến của ông ta là chiến thắng đã ở trong tầm tay. Liệu một chiến thắng thực sự dành cho người Đức có thể đạt được tại vòng cung Kursk hay không ? Đó là vấn đề mà von Kluge làm nguội ngay nhiệt huyết của Manstein. Ông ta đã báo cáo về tình hình chiến sự trong khu vực của Model kiểm soát tại gọng kìm phía Bắc. Thay vì tung ra một đòn đột phá về phía khu vực Teploye trong ngày 12 tháng Bảy, viên Đại tướng đã buộc phải đình chỉ các đợt tấn công của ông ta và rút các đơn vị cơ giới hóa của mình từ mặt trận trở về ..…Tại sao lại như vậy ? Bởi vì tại phía sau của Model, trên gọng kìm phía Bắc, cụ thể là ở khu vực Orel, quân Nga đã thực hiện một cuộc thâm nhập sâu vào trong khu vực do Tập đoàn quân Panzer II phụ trách từ cuối ngày 12 tháng Bảy. Giờ đây đang tạo ra một mối đe dọa nghiêm trọng tới Orel.

    Trước tình hình như vậy, von Kluge đã kết luận rằng, Tập đoàn quân IX của Model sẽ không thể tiếp tục tấn công được nữa. Thậm chí kể cả về sau. Model đã mất tới 20.000 người và buộc phải rút toàn bộ các đơn vị cơ giới hóa của mình để phong tỏa sự xâm nhập của người Nga tại bắc Orel. Điều này, theo quan điểm của ông ta, sẽ làm cho việc đình chỉ Chiến dịch Thành trì là một điều không thể tránh khỏi….

    Thống chế Manstein phản bác lại :” Chiến thắng tại gọng kìm phía Nam thuộc Vòng cung Kursk hiện đang ở trong tầm tay của chúng tôi. Người Nga đã ném gần như toàn bộ lực lượng dự trữ chiến lược của mình và đang bị chúng tôi dần chơ tơi tả. Bây giờ,nếu dừng lại đột ngột các cuộc tấn công đồng nghĩa với việc ném chiến thắng của chúng ta qua cửa sổ !”

    Ngày nay, những đánh giá của Manstein về tình hình chiến sự tại gọng kìm phía Nam thuộc Vòng cung Kursk là rất đúng và rõ ràng được thể hiện qua những nét hồi tưởng của Trung tướng Rotmistrov, lúc đó là Tướng Thiết giáp Sô-viết, Tư lệnh Tập đoàn quân Xe-tăng V Cận vệ Sô-viết. Ông ta đã khẳng định một điều chắc chắn là vị trí của Quân đội Nga thuộc khu vực Thượng lưu Donets đã “Trở nên cực kỳ khó khăn” do sự thâm nhập của các Sư đoàn thuộc Quân đoàn Panzer Breith….

    Vì thế, theo quan điểm của Manstein : Tập đoàn quân của Model vẫn duy trì một lực lượng mạnh mẽ tại gọng kìm phía Bắc theo nhiệm vụ để ghìm chặt quân Nga ; mặt khác - Hoth và Kempf – tiếp tục thực hiện kế hoạch nhằm tiêu diệt các lực lượng đối phương tại gọng kìm phía Nam. Theo cách nói của ông ta, một nửa mục tiêu của Chiến dịch Thành trì vẫn được cố gắng duy trì…

    Nhưng rồi Kluge cũng bác bỏ ý tưởng này. Ông ta không hề thấy một khả năng sáng sủa khi để lại Tập đoàn quân IX tại các vị trí hoạt động hiện thời. Ông ta đã coi đây là một thành phần không thể thiếu được nhằm giữ cho trận chiến khỏi bị sụp đổ và nhằm đảm bảo cho họ rút quân an toàn về các vị trí ban đầu của Chiến dịch Thành trì.

    Hitler đã đồng ý với Kluge. Tuy nhiên, ông ta vẫn cho phép Manstein tiếp tục cuộc chiến tại gọng kìm phía Nam với lực lượng của chính ông ta. Nhưng đó chỉ là một tia hy vọng ngắn ngủi.

    Hoth lại tiếp tục cuộc tấn công, ông ta hợp tác với Cụm tác chiến Kempf dành được một số thành công cục bộ trong điều kiện thời tiết mưa như trút nước….

    .................................
    --- Gộp bài viết: 19/06/2017, Bài cũ từ: 19/06/2017 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ SỐ 7 : CŨNG NHƯ BƯỚC ĐỘT PHÁ QUYẾT ĐỊNH CỦA NGƯỜI ĐỨC HƯỚNG VỀ OBOYAN VÀ OLKHOVATKA, NGƯỜI NGA BẮT ĐẦU TIẾN HÀNH ĐÒN HỒI MÃ THƯƠNG. TẬP ĐOÀN QUÂN IX CỦA MODEL CŨNG NHƯ TẬP ĐOÀN QUÂN PANZER IV CỦA HOTH ĐÃ PHẢI RÚT QUÂN ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI NGUY CƠ XÂM NHẬP CỦA NGƯỜI NGA TẠI OREL (CÁNH BẮC) VÀ BELGOROD (CÁNH NAM) CŨNG NHƯ TẠI KHU VỰC DONETS VÀ MIUS. CHÍNH VÌ VẬY, CÁC HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ ĐẦY HỨA HẸN CỦA NGƯỜI ĐỨC TRONG CHIẾN DỊCH THÀNH TRÌ ĐÃ BỊ ĐÌNH CHỈ VÔ THỜI HẠN….
    filber70, vacbay03, DepTraiDeu6 người khác thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Không lâu sau đó, Tập đoàn quân LXIX (69) cùng với hai Quân đoàn xe-tăng Sô-viết đã bị mắc kẹt trong một cái túi giữa các khu vực Rzhavets, Belenikhino và Gostishchevo.

    Và rồi ngay sau có mấy ngày, ông trọng tài Hitler cũng tuýt còi tại gọng kìm phía Nam. Vào ngày 17 tháng Bảy, Quốc trưởng đã ra lệnh thu hồi ngay lập tức Quân đoàn Panzer SS từ Mặt trận trở về để đáp ứng ý định chuyển sang nước Ý. (Trên thực tế, phần lớn lực lượng Sư đoàn vẫn ở lại Mặt trận miền Đông trong vài tháng nữa..).

    Đồng thời ông ta cũng ra lệnh – theo những diễn biến mới nhất của tình hình chiến sự tại Orel – điều chuyển ngay hai Sư đoàn Panzer tới Cụm Tập đoàn quân Trung tâm.

    Mệnh lệnh này có nghĩa là kết thúc mọi hoạt động của Thống chế Manstein tại Vòng cung Kursk. Với lực lượng còn lại trong tay, ông ta không còn hy vọng giữ nguyên những vùng đất mà ông ta đã chiếm được từ lúc ban đầu của Chiến dịch.. Vào đầu tháng Tám năm 1943, ông ta bắt buộc phải rút lui về các vị trí ban đầu của Chiến dịch Thành trì. Cuộc rút lui này đã kèm theo những tổn thất nặng nề cho người Đức, chủ yếu là những vũ khí hạng nặng và vật chất chiến tranh. Quân Sô-viết, từ lúc bị người Đức truy đuổi gắt gao, giờ đây đã có một không gian rộng mở. Họ ngay lập tức bám sát, dồn ép các Sư đoàn đang rút lui của người Đức. Các nguy cơ đe dọa thất bại cho Hồng quân dần dà trở thành chiến thắng nghiêng về phía họ.

    Thật ra, Manstein đã bắt giữ được 34.000 tù binh Sô-viết và người Nga mất tổng cộng tới 85.000 chiến sĩ chỉ riêng tại gọng kìm phía Nam thuộc Vòng cung Kursk. Sự thiệt hại đó cũng gần bằng số lượng quân lính thuộc Tập đoàn quân VI đã bị mất tại Stalingrad sáu tháng trước, đó là những tổn thất thực sự trong cuộc chiến tranh. Nhưng người Nga đã nhanh chóng thu hồi lại những lãnh thổ của họ đã bị người Đức chiếm đoạt…

    Cuộc tấn công cuối cùng của người Đức tại nước Nga đã tới hồi kết ; nó đã bị thất bại. Tệ hơn nữa, lực lượng dự trữ chiến lược đã được xây dựng qua nhiều tháng trời với biết bao công phu và nỗ lực quên mình của người Đức, đặc biệt là các đơn vị cơ giới hóa, đã bị tan chảy trong lò lửa Kursk mà không đạt được mục tiêu ban đầu của chiến dịch. Sức mạnh tấn công của quân đội Đức sẽ bị phá vỡ trong một thời gian dài sắp tới. Bắt đầu từ thời điểm này trở đi, sự hình thành lực lượng dự trữ chiến lược sẽ là một nhiệm vụ bất khả thy.

    Cũng như Trận chiến Waterloo đã chấm dứt số phận của Napoleon trong năm 1815, chấm dứt nền cai trị của ông ta và thay đổi hoàn toàn bộ mặt của châu Âu trong thời điểm đó. Chiến thắng của người Nga tại Vòng cung Kursk báo trước đây là bước ngoặt của cuộc chiến tranh và trực tiếp dẫn tới – hai năm sau – sự sụp đổ của Hitler và sự thất bại hoàn toàn của nước Đức, góp phần thay đổi hoàn toàn bản đồ thế giới…

    Dưới ánh sáng của những sự kiện trên, Chiến dịch Thành trì được coi là trận chiến quyết định của Đâị chiến Thế giới lần thứ II. Lịch sử chiến tranh chính thức của người Sô-viết đã gọi Chiến dịch tại Kursk là “Trận chiến có tầm quan trọng trong lịch sử Thế giới”.

    Nhưng có một điều kỳ lạ là, Chiến dịch Thành trì – Trận chiến tại Vòng cung Kursk – chưa bao giờ đạt được một vị trí thích hợp trong tâm trí người Đức. Nếu một khi có ai hỏi về Stalingrad và sau đó là Kursk thì sự khác biệt nhau là khá ấn tượng. Tuy nhiên không phải là Stalingrad mà đó chính là Kursk, trong mọi khía cạnh, đã trở thành cuộc chiến định mệnh và quyết định của cuộc chiến tranh tại Mặt trận miền Đông.

    Hồng quân Liên-xô đã sống sót sau thảm họa 1941-1942 ; họ đã vượt qua cơn khủng khoảng, bắt đầu nắm quyền chủ động và giờ đây họ đã bắt đầu thực hiện các kế hoạch theo một trình tự nhất định. Lần đầu tiên, chúng ta đã thấy trong thông báo chính thức của người Nga có những lời tuyên bố đầy tự tin : ”Trong chiến dịch tại Kursk, các lực lượng Sô-viết đã áp đảo kẻ địch thể hiện qua số lượng binh sĩ và vật chất gấp từ hai đến ba lần ..”.

    Không còn nghi ngờ gì nữa, bộ mặt của Hồng quân đã thay đổi về cơ bản. Lực lượng thiết giáp đã được tổ chức lại và bây giờ họ có thể dựa vào một số lượng lớn thiết giáp, mà sản lượng của người Nga đã cao hơn rất nhiều so với ngành công nghiệp chế tạo vũ khí của bộ máy chiến tranh Đức mang lại. Hơn nữa, trong chiến dịch Kursk, chúng ta đã thấy xuất hiện các khẩu pháo tự hành khổng lồ SU của người Nga, một thế hệ mới của loại pháo binh hạng nặng đặt trên những chiếc bệ lớn tự di chuyển được…

    Trên tất cả, các quyết định xử lý và chiến thuật và chiến lược của các chỉ huy Nga, đặc biệt là ở lực lượng cơ giới hóa đã được thừa nhận là cải thiện rất nhiều. Điều này được thể hiện không chỉ ở cách điều khiển linh hoạt trên chiến trường mà người Nga còn có khả năng ném các lực lượng dự trữ chiến lược với một tốc độ cao vào những điểm nóng bỏng nhất của trận chiến.

    Tất nhiên, ở đây, người Nga đã được hưởng lợi rất nhiều từ các khí tài chiến tranh với các xe quân đội được viện trợ từ người Mỹ. Từ mùa hè năm 1942 trở đi, người Mỹ đã cung cấp cho nước Nga 434.000 các xe ca và khí tài hạng nặng. Bằng cách này, nước Mỹ đã đóng góp một phần đáng kể vào chiến thắng của Stalin trong chiến dịch Vòng cung Kursk…

    Nhưng tất cả sự ưu việt về vật chất này sẽ là vô dụng nếu như Hồng quân Liên xô không có được cảm hứng từ một tinh thần chiến đấu mới. Khẩu hiệu dành tất cả cho Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại đã được thực hiện đầy niềm tin và khát vọng trong tâm hồn của người lính Nga hơn hẳn so với khẩu hiệu đã lỗi thời trước đó là bảo vệ cuộc cách mạng vô sản trên toàn thế giới.

    Chính vì vậy, Bộ tư lệnh tối cao Đức đã thất bại trong việc đánh giá những sự thay đổi theo hướng tích cực của người Nga. Họ vẫn bám vào những hình ảnh sai lầm của người chiến sĩ Hồng quân được thể hiện bằng những sự xét đoán sai và phỉ báng về hệ thống chính ủy trong quân đội Sô-viết. Mặc dù vai trò của các chính ủy có phần nào đáng nghi ngờ trong những ngày đầu cuộc chiến, nhưng kể từ chiến dịch Kursk trở đi, họ ngày càng bộc lộ như là một người đã dành được sự tôn trọng của các binh lính cùng với các vị chỉ huy của họ trên chiến trường. Trong lĩnh vực này, hình ảnh người chính ủy được coi là một đồng minh chống lại sự thiển cận của cấp trên, một lũ quan chức ngu ngốc và sự nguy hiểm của tư tưởng chủ bại hèn nhát.

    ..............................................
    caonam_vOz, filber70, gaume17 người khác thích bài này.
  4. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Lâu nay bận tối mắt luôn nên giờ mới like. Thanks Bác Huytop rất nhiều :)
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    [​IMG]
    Bộ quần áo ngụy trang của lính công binh
    LX 1941-45


    [​IMG]
    2. Mô hình xe tăng lội nước hạng nhẹ T-70, Model 1941
    3. Mô hình xe tăng phun lửa hạng trung OT-34 , Model 1943
    4. Mô hình xe tăng hạng nặng KV-1, Model 1939
    5. Bao tay của lính xe tăng
    LX, 1940s


    [​IMG]
    6. Quân phục lính tăng
    LX 1940-43
    7. Quân phục thượng úy pháo binh
    LX 1943
    8. Kính quan trắc pháo (AST) trên giá ba chân
    LX 1940s — at Museum of the Great Patriotic War, Moscow.
    filber70, meo-u, tonkin20071 người khác thích bài này.
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    [​IMG]
    9. Tiểu liên Shpagin 7,62mm, Model 1941 (PPSh-41)
    10. Súng trường Mosin 7,62mm Model 1891/1930
    11. Trọng liên phòng không Berezin 12,7mm, Model 1941 (UBT)
    12. Pháo 20mm Spitalny và Vladimirov gắn trên máy bay, Model 1936 (SHVAK)
    13. Tiểu liên Sudaev 7,62mm Model 1943 (PPS-43)
    14. Súng carbine 7,62mm, Model 1938
    LX
    15. Súng carbien Mauser 98K 7,92mm Model 1935
    Germany
    16. Tiêu liên 9mm MP-38, Model 1938
    Germany
    17. Điện thoại dã chiến (TAI-43)
    LX 1943
    18. Một mảnh giáp của ụ quan sát của xe T-34
    19. Ống nhòm dã chiến
    Germany 1940s
    20. Hộp thuốc lá và ví da
    1940s
    Thuộc về Trung tướng M.E. Katukov, Tư lệnh TĐQ Xe tăng 1
    21. Kính mắt trong hộp, thuộc về Trung tướng P.A. Rosmitrov
    — at Museum of the Great Patriotic War, Moscow.


    [​IMG]
    13. Tiểu liên Sudaev 7,62mm Model 1943 (PPS-43)
    14. Súng carbine 7,62mm, Model 1938
    LX
    15. Súng carbien Mauser 98K 7,92mm Model 1935
    Germany
    16. Tiêu liên 9mm MP-38, Model 1938
    Germany


    [​IMG]
    23. Tổ pháo thủ 203mm đang khai hỏa vào quân địch
    PDQ Bryansk. 7/1943
    24. Các huân huy chương của Thiếu tướng Gorshini: Huân chương "Cờ Đỏ", Huy chương "Vẻ vang", Huy chương "Bảo vệ Moskva", Huy chương "Bảo vệ Stalingrad".
    1942-1944
    25. Thiếu tướng Gorshini, Sư trưởng Sư Bộ binh Cận vệ 75
    PDQ Trung tâm 1943
    26. Thư tiền tuyến của Thiếu tướng Gorshiny gửi vợ mình A. Minakova, Thiếu tá quân y
    7/1943
    27. Nhật ký chiến đấu của Trung úy A. Grudtsov, tham gia trận Kursk
    PDQ Trung tâm 1943
    — at Museum of the Great Patriotic War, Moscow.
    meo-u, tonkin2007, huytop1 người khác thích bài này.
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    http://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/17098601_10212149555003605_1609133042786580494_n_zpskqql3***.jpg
    17. Điện thoại dã chiến (TAI-43)
    LX 1943
    18. Một mảnh giáp của ụ quan sát của xe T-34 — at Museum of the Great Patriotic War, Moscow.


    [​IMG]
    28. Áo sơ mi của lính tăng SS và ủng lính tăng Wehrmacht
    Germany 1943
    29. Trung liên 7,92mm MG-34 và giá ba chân.
    Germany — at Museum of the Great Patriotic War, Moscow.
    17. Điện thoại dã chiến (TAI-43)
    LX 1943
    18. Một mảnh giáp của ụ quan sát của xe T-34 — at Museum of the Great Patriotic War, Moscow.


    [​IMG]
    28. Áo sơ mi của lính tăng SS và ủng lính tăng Wehrmacht
    Germany 1943
    29. Trung liên 7,92mm MG-34 và giá ba chân.
    Germany — at Museum of the Great Patriotic War, Moscow.
    Lần cập nhật cuối: 20/06/2017
    meo-u, tonkin2007, bloodheartvn2 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tại Đức, hình ảnh của những chính ủy Nga bị miệt thị được coi như là những người phụ trách chó săn và có tư tưởng cuồng tín, tàn bạo (khác ý thức hệ). Mệnh lệnh thảm họa từ Bộ tư lệnh tối cao Đức vào ngày 6 Tháng Sáu năm 1941, khi bắt giữ các Chính ủy Nga thì không được coi họ là quân nhân mà phải lôi ra bắn ngay lập tức không cần xét xử, là một trong những kết quả của sai lầm nghiêm trọng này. Sự thật, hầu hết các viên chỉ huy Tập đoàn quân và Quân đoàn Đức đã âm thầm không thực hiện mệnh lệnh 6 tháng Sáu, thậm chí còn yêu cầu thu hồi lại, nhưng ngay cả như vậy hậu quả của vấn đề này đã hết sức nghiêm trọng.

    Trên thực tế, những chính ủy được coi là những người hoạt động chính trị và đáng tin cậy của chế độ theo những tiêu chuẩn chung của nền giáo dục ở trên mức độ của một sĩ quan Sô-viết cỡ trung bình. Để đạt được sự hiểu biết đúng đắn và vai trò của họ, người ta phải quay lại về lịch sử ra đời của tổ chức Chính trị viên trong Hồng quân. Thời kỳ đầu của Hồng quân Sô-viết, phần lớn những cán bộ chỉ huy của họ đều là Cựu sĩ quan quân đội Sa hoàng, dưới con mắt của chế độ Bolshevik được coi là không đáng tin cậy về mặt chính trị. Tiếp sau đó là những cán bộ xuất thân từ giai cấp vô sản trong cuộc Nội chiến, được đánh giá là những người không có một sự huấn luyện quân sự đúng đắn và thường xuyên cộng với không có những tiêu chuẩn của một nền giáo dục cơ bản. Trong tình hình này, sự ra đời của đội ngũ chính ủy là một bước đi rất lô-gic ; ngoài việc hướng dẫn chính trị cho bính lính trong đơn vị quân đội, anh ta còn phải làm những việc mà trong Quân đội Tây phương quan tâm như : hướng dẫn chính trị, giáo dục, nhu cầu giải trí và những chính sách phúc lợi của họ (gần giống vai trò của một cha tuyên úy). Trong những năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Mười, nhiều khi các Chính ủy phải dạy cho các binh lính biết đọc và biết viết. Điều này đã làm cho chúng ta rất dễ hiểu, những năm vừa qua đã phát sinh ra những cuộc đụng độ về trách nhiệm và thẩm quyền với tầng lớp sĩ quan quân sự. Lịch sử của Hồng quân và Đại chiến thế giới lần thứ II cuối cùng đã tiết lộ rất rõ ràng về sự việc này…(1).

    Giờ đây, các chính ủy đã trở thành một đối tượng được chăm sóc, được tiếp tục mở rộng và đào tạo thêm. Ngoài việc giáo dục chính trị, các chính ủy đã được đưa qua những khóa học rất chuyên sâu về giảng dậy quân sự. Họ sẽ có lúc đứng ở một vị trí để thực hiện một nhiệm vụ hoàn toàn thuần túy về quân sự. Trong trường hợp nếu mà người chỉ huy quân sự bỏ cuộc giữa chừng vì lý do này hay lý do khác, thì người chính ủy sẽ xỏ giầy ra trận – từ vai trò phụ trách về chính trị của đại đội chuyển sang chỉ huy đại đội, hoặc từ Ủy viên Hội đồng quân sự Sư đoàn chuyển sang Tư lệnh Sư đoàn. Để đáp ứng với nhiệm vụ được giao phó, tự nhiên những người chính ủy này phải thuộc tuýp người tuyệt đối cứng rắn và trung thành với chế độ. Suốt nửa đầu của cuộc chiến tranh, họ đóng vai trò là động lực chính trong sự kháng cự của những con người Sô-viết và họ thực hiện không hề thương tiếc khi giữ cho quân đội còn duy trì sức chiến đấu bằng mọi biện pháp, bằng tất cả phương tiện họ có trong tay. Họ có thể rất tàn nhẫn, nhưng hầu hết trong mọi trường hợp, sự tàn nhẫn đều như nhau kể cả đối với chính bản thân họ.....

    ……………………….
    (1). Xin phép bác Danngoc...Chú thích một chút về những Chính ủy (Tạm thời rút từ Cuộc đời và số phận do Bác dịch .... Trân trọng cám ơn Bác rất nhiều )...Chính ủy - Komissar: sĩ quan phụ trách chính trị trong các đơn vị Hồng quân. Các komissar xuất hiện trong Hồng quân từ thời kỳ Nội chiến (1918-1922), khi phần lớn chỉ huy của Hồng quân là cựu sĩ quan Quân đội Sa hoàng và được đánh giá là không đáng tin cậy về mặt chính trị. Do đó Chính quyền Xô viết tổ chức hệ thống komissar trong từng đơn vị Hồng quân để làm đại diện của Đảng duy trì kỷ luật quân đội, giáo dục và hướng dẫn tư tưởng chiến sĩ. Thời kỳ đầu Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, các sĩ quan chính trị trong quân đội có ngạch bậc và quân hàm riêng, trực thuộc GLAVPUR (Glavnoie politicheskoie upravlenie) - Tổng cục Chính trị, một tổ chức thuộc Hồng quân, nằm dưới quyền Aleksandr Sherbakov. Ta cần lưu ý phân biệt Tổng cục Chính trị với Cục Tuyên chính cùng thuộc Hồng quân do Lev Mekhlis đứng đầu (Cục Tuyên chính bị hủy bỏ vào tháng 10/42). Cũng cần phân biệt các chính trị viên (thuộc Hồng quân) với các sĩ quan NKVD (Dân uỷ Nội vụ), một tổ chức nằm ngoài Hồng quân dưới quyền của Lavrenti Beria.


    Vào tháng Mười 1942, khi trận đánh phòng thủ Stalingrad đang hồi ác liệt nhất, quân hàm chính trị viên bị huỷ bỏ, các sĩ quan quân đội được tự do và chủ động hơn trong chỉ huy chiến đấu. Các sĩ quan chính trị chuyển sang đeo quân hàm quân đội thông thường và trở thành chỉ huy phó phụ trách chính trị trong đơn vị (zampolit), cùng làm các công tác giống như các chỉ huy trưởng mà họ phối thuộc, quyền hạn của họ cũng giảm bớt.

    Trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, các chính trị viên thường là quân nhân Đảng viên, được đào tạo về chuyên môn quân sự giống như các sĩ quan thông thường. Thời kỳ đầu chiến tranh, có một số trường hợp các chính trị viên đưa ra các quyết định sai lầm về mặt quân sự, do có kiến thức quân sự yếu kém. Họ cũng thường xung đột với chỉ huy trưởng và quân nhân trong các đơn vị. Tuy nhiên, cũng có trường hợp các chính trị viên đã chỉ huy khéo léo như các sĩ quan và tướng lĩnh. Ví dụ như Popel, chính ủy của Quân đoàn Cơ giới số 8 vào tháng Sáu 1941. Sau khi chỉ huy đơn vị chiếm được Dubno, bị quân địch bao vây mà không nhận được lệnh rút lui, ông này đã chọc thủng vòng vây và di chuyển trong hậu phương địch cả tháng trời rồi quay về chiến tuyến Xô viết. Cũng không chỉ có các quân nhân Đảng viên trở thành chính trị viên. Trước chiến tranh, Hồng quân phát triển mạnh về số lượng nên Chính phủ đã tuyển khoảng 20.000 thầy giáo làng vào quân đội để làm chính trị viên. Hầu hết những chính trị viên-thầy giáo này đã chiến đấu và anh dũng hy sinh trong năm 1941… Chức vụ zampolit tồn tại trong Hồng quân tới khi Liên Xô sụp đổ.


    Cần lưu ý thêm trong thời kỳ đầu chiến tranh, Hồng quân không sử dụng lon vai (được xem là tàn dư của chế độ Sa hoàng) mà chỉ thêu các vạch và khối vuông ở ống tay áo để nhận biết. Sĩ quan quân đội thường được gọi là “đồng chí sư đoàn trưởng”, “đồng chí lữ đoàn trưởng” thay vì gọi theo cấp hàm úy, tá, tướng. Lon vai và cách gọi theo cấp hàm quân đội chỉ được sử dụng vào khởi đầu trận Kursk (1943)........
    caonam_vOz, tonkin2007, meo-u3 người khác thích bài này.
  9. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    LX bỏ chế độ chính ủy song song với chế độ thủ trưởng là kinh nghiệm xương máu hồi đầu thế chiến 2. Các chính ủy tập đoàn quân, phương diện quân về thực chất là các bí thư các nước cộng hòa, bí thư tỉnh...Các chính ủy quen làm lãnh đạo (và về thực chất thời bình là sếp của các tư lệnh quân đội) nên thích ra lệnh, lại có mối quan hệ chính trị rất tốt với trung ương, làm sai dễ xin xỏ đổ tội cho tư lệnh. Tuy nhiên, các chính ủy không phải là dân quân sự nên có rất nhiều quyết định sai lầm. Hồng quân năm 41, 42 thua to toàn do các quyết định của chính ủy, núp dưới danh nghĩa quyết định tập thế "hội đồng quân sự". Nhưng khi thua trận chỉ có tư lệnh, tham mưu trưởng bị tội (thời đầu chiến tranh còn bị xử bắn) còn chính ủy thì sống khỏe. Thậm chí, chính chính ủy lại là người đề nghị xử tội tư lệnh và tham mưu trưởng.

    Sau này LX chuyển sang chế độ một thủ trưởng. Tư lệnh là to nhất, chính ủy làm phó tư lệnh. Có trường hợp tư lệnh kiêm chính ủy luôn (với những người có trình độ chính trị xuất sắc). Tư lệnh có toàn quyền ra quyết định và cũng chịu trách nhiệm chính về thành công hay thất bại của đơn vị.

    (Ngoài lề tí, VN hiện nay vẫn thực hiện chế độ chính ủy. Không thực hiện chế độ một thủ trưởng. Tôi quan ngại sâu sắc về khả năng chiến đấu của nước ta)

    Lúc đầu chính ủy có cấp bậc là: Chính ủy tập đoàn quân bậc 1, bậc 2, chính ủy quân đoàn bậc 1, bậc 2......

    Về cách gọi sỹ quan. Theo thượng tướng Stemenco. Sỹ quan là chỉ các cán bộ tham mưu. Có cấp bậc nhưng không có quân;-). Còn tư lệnh các đơn vị thì lính sẽ gọi là: báo cáo thủ trưởng.....
    caonam_vOz, vacbay03, huytop1 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Đúng là không thể lười được - Nhờ tiếp bác Danngoc

    Dưới đây là Cấp bậc tương đương sĩ quan Lục Quân và Sĩ quan Chính trị :

    1.Chuẩn úy (Starshina) - Trợ tá chính trị viên (Pomoshnik Politruka)

    2. Thiếu úy (Mladshyi Lejtenant)....Chưa rõ...

    3.Trung úy (Lejtenant) - Chính trị viên cấp 3 (Mladshyi Politruk)

    4. Thượng úy (Starshyi Lejtenant) - Chính trị viên cấp 2 (Politruk)

    5.Đại úy (Kapitan) - Chính trị viên cấp 1 (Starshyi Politruk)

    6.Thiếu tá (Major) - Chính ủy tiểu đoàn cấp 2 (Batalionnyi komissar)

    7.Trung tá (Podpolkovnik) - Chính ủy tiểu đoàn cấp 1 (Starshyi batalionnưi komissar)

    8.Đại tá (Polkovnik) - Chính ủy trung đoàn (Polkovoi komissar)

    9....Chưa rõ.....Chính ủy lữ đoàn (Brigadnyi komissar)

    10.Thiếu tướng (General-Major) - Chính ủy sư đoàn (Divizionnyi komissar)

    11.Trung tướng (General-Lejtenant) - Chính ủy quân đoàn (Korpusnoy komissar)

    12.Thượng tướng (General-Polkovnik) -
    Chính ủy tập đoàn quân cấp 2 (Armejskiy komissar 2go ranga)

    13. Đại tướng (General Armii) -
    Chính ủy tập đoàn quân cấp 1 (Armejskiy komissar 1go ranga)

    14. Nguyên soái Liên Xô (Marshal Sovetkogo Soyuza) ...Chưa rõ..
    Lần cập nhật cuối: 21/06/2017
    vacbay03, DepTraiDeumeo-u thích bài này.

Chia sẻ trang này