1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Mỹ chuyển tên lửa ngoài tầm phòng không đến Hàn Quốc
    (Vũ khí) - Không quân Mỹ vừa quyết định triển khai hơn chục quả JASSM đến Hàn Quốc - loại tên lửa không đối đất ngoài tầm phòng không Triều Tiên.
    Ngoài tầm với

    Hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn tin từ Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa bất ngờ chuyển cho lực lượng này hơn chục quả tên lửa lửa JASSM đến căn cứ không quân Kunsan, cách Seoul khoảng 180km về phía Nam để sẵn sàng cho trường hợp cần thiết.

    Mặc dù thông báo về quyết định triển khai tên lửa JASSM nhưng USFK không thông báo cụ thể phiên bản nào được đưa tới bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, nguồn tin quân sự Mỹ tiết lộ, đây sẽ là phiên bản mới nhất được tăng tầm của loại tên lửa này.

    Căn cứ vào thông tin này cho thấy, gần như chắc chắn phiên bản được triển khai đến căn cứ Kunsan là JASSM-ER. Theo Không quân Mỹ, số tên lửa này sẽ được trang bị cho phi đội F-16 của lực lượng này hiện đang có mặt tại Hàn Quốc.

    [​IMG]
    Tên lửa JASSM tấn công mục tiêu.
    Theo Yonhap, JASSM-ER là phiên bản nâng cấp sâu từ loại tên lửa JASSM, trong đó tập trung chủ yếu vào việc tăng tầm bắn cho tên lửa, do vậy, loại tên lửa mới đã đạt đến tầm bắn xa gấp 2,5 lần (lên tới hơn 960km) so với nguyên bản JASSM ban đầu.

    Điều đó có nghĩa là, tên lửa này có thể được phóng từ bên ngoài vùng phòng không của các hệ thống tên lửa đất - đối - không tầm xa hiện đại nhất hiện nay của Triều Tiên, và có thể sử dụng để chống lại những mục tiêu có giá trị cao về chiến thuật, chiến dịch, cũng như mục tiêu kiên cố hay không thể cơ động trên mặt đất.

    JASSM- ER sử dụng nguyên tắc "bắn và quên" và khả năng miễn dịch với các hệ thống gẫy nhiễu hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS để có thể tiếp cận và tấn công tàu chiến đối phương. Một trong những cải tiến quan trọng nhất của tên lửa là khả năng "cập nhập" các dữ liệu về mục tiêu tên lửa mới trong suốt chuyến bay, tăng đáng kể tính linh hoạt khi tấn công tầm xa.

    Tên lửa JASSM hoạt động nhờ vào sự dẫn đường của hệ thống định vị toàn cầu GPS và hệ thống dẫn đường quán tính để tìm ra các mục tiêu quan trọng của đối phương trong suốt hành trình bay. Ở giai đoạn cuối, tên lửa sẽ sử dụng đầu dò hồng ngoại để phát hiện chính xác một mục tiêu cụ thể trước khi lao vào tiêu diệt.

    Hiện tại, tên lửa JASSM-ER đã được tích hợp lên loại máy bay ném bom Rockwell B-1B Lancer, F-15E Strike Eagle và F-16 Fighting Falcon của Không quân Mỹ. Trong tương lai, vũ khí này còn được trang bị trên oanh tạc cơ B-52H.

    Tuy nhiên, máy bay ném bom B-1 mới được Không quân Mỹ xác định là nền tảng tác chiến mạnh mẽ nhất có thể triển khai các tên lửa hành trình tầm xa JASSM-ER, với mỗi máy bay loại này có thể mang 24 tên lửa như vậy.

    [​IMG]
    Triều Tiên phóng thử tên KN-06.
    Tên lửa mạnh nhất Triều Tiên

    Ngay trước khi Mỹ quyết định triển khai cả tá tên lửa JASSM đến Hàn Quốc, lực lượng phòng không Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm thành công hệ thống phòng không tầm xa nội địa được định danh là KN-06.

    Dù hầu hết các thông số về vũ khí này vẫn được Triều Tiên bảo mật, tuy nhiên theo nguồn tin tình báo Hàn Quốc, tên lửa này có tầm bắn ngang ngửa với hệ thống S-300 của Nga hiện nay - khoảng trên 150km.

    Và như vậy, tầm bắn của KN-06 tỏ ra khiêm tốn hơn hệ thống S-200 hiện có Triều Tiên. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng tin rằng, với công nghệ hiện đại, hệ thống KN-06 có thể đánh chặn bất cứ mục tiêu nào khi lọt vào tầm bắn của chúng.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-chuyen-ten-lua-ngoai-tam-phong-khong-den-han-quoc-3338072/
    --- Gộp bài viết: 28/06/2017, Bài cũ từ: 28/06/2017 ---
    Nói về JASSM này, nó là 1 UAV tự hành được phóng từ máy bay mà thôi, tốc độ rùa bò, độ bay hoạt động ban đầu lẫn hành trình đòi hỏi phải cao mới đạt được phạm vi >900km, như vậy thì rất dễ bị đối thủ phát hiện từ xa và triển khai đánh chặn, còn nữa Nga, TQ, TT, Iran ko việc gì phải nhọc công hạ nó, 1 B1 có thể mang 24 tên lửa như vậy, tiêu diệt chúng quá phí đạn, chỉ việc gây nhiễu như đã từng với TLAM hoặc bắn hạ chính chiếc B1, hoặc vệ tinh là đủ
  2. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Vì sao tên lửa "mới nhất, tốt nhất" của Mỹ bắn trượt Su-22 Syria?
    QS|28/06/2017 01:30 PM

    1
    [​IMG]
    Một chiếc F/A-18 bắn tên lửa Sidewinder. Nguồn: Bộ Quốc phòng Mỹ
    Chiếc Super Hornet khóa Su-22 và bắn ra tên lửa không-đối-không tầm ngắn tiên tiến nhất của quân đội Mỹ hiện nay "AIM-9X Sidewinder" nhưng trượt mục tiêu.
    Cú bắn trượtSu-22

    Cách đây hơn 1 tuần, các phương tiện truyền thông đưa tin rộng rãi rằng, tiêm kích F/A-18E của Mỹ đã bắn hạ một chiếc Su-22 của quân chính phủ Syria.

    Tuy nhiên, theo trang mạngPopular Mechanics, có một chi tiết mà ít người biết đến, đó là: Trước khi hạ được Su-22, chiếc F/A-18E đã bắn trượt mục tiêu dù sử dụng loại tên lửa "mới nhất và tốt nhất" của Mỹ.

    Sự việc diễn ra vào ngày 18/6. Kkhông bao lâu sau khi máy bay Su-22 của Không quân Ả rập Syria tấn công lực lượng liên minh, tiêm kích F/A-18E Super Hornet đã vào tư thế sẵn sàng bắn hạ nó.

    Chiếc Super Hornet khóa Su-22 và bắn ra tên lửa không-đối-không tầm ngắn tiên tiến nhất của quân đội Mỹ hiện nay "AIM-9X Sidewinder" nhưng trượt mục tiêu.

    Mặc dù cuối cùng chiếc Su-22 vẫn bị bắn hạ bằng 1 tên lửa khác nhưng câu hỏi được đặt ra là:Tại sao tên lửa AIM-9X Sidewinder không bắn trúng?

    Nguyên nhân nằm ở đâu?

    Popular Mechanicscho biết, Sukhoi Su-22 là máy bay chiến đấu từ thời Chiến tranh Lạnh, được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên bộ.

    Giống như nhiều mẫu phi cơ ra đời trong những năm 1970, Su-22 là máy bay 1 chỗ ngồi "cánh cụp cánh xòe". Thiết kế này đưa Su-22 vào hàng các loại máy bay tiên tiến ở thời điểm đó và cho phép nó tối đa hóa phạm vi chiến đấu.

    Su-22 được NATO định danh là "Fitter", chủ yếu giữ vai trò máy bay tấn công mặt đất và không có nhiều năng lực tác chiến không-đối-không.

    Liên Xô đã sản xuất số lượng lớn máy bay Su-22 và xuất khẩu rộng rãi ra nước ngoài. Ngày nay, Su-22 đã trở nên lạc hậu dù vẫn còn nhiều lực lượng Không quân vận hành chúng.

    Trong khi đó, Super Hornet là máy bay tấn công hàng đầu của Hải quân Mỹ, trang bị tên lửa không-đối-không tầm ngắn AIM-9X Sidewinder có đầu dò hồng ngoại và tên lửa tầm trung dẫn đường bằng radar AIM-120 AMRAAM. Đây là sự kết hợp tiềm năng giữa các loại tên lửa không-đối-không, đại diện cho công nghệ quân sự tốt nhất của Mỹ.

    [​IMG]
    Máy bay Su-22 của Không quân Syria. Ảnh: Getty

    Theo hãng tinCNN, chiếc Super Hornet đã "khóa" Su-22 ở khoảng cách 800m, sau đó bắn tên lửa AIM-9X. Tuy nhiên, phi công Syria đã bắn pháo sáng mồi bẫy để đánh lạc hướng tên lửa này. Kết quả, tên lửa của Mỹ đã trượt mục tiêu.

    Chiếc Super Hornet tiếp tục bắn 1 tên lửa AIM-120 AMRAAM. Nhờ được dẫn đường bằng radar nên nó không bị pháo sáng "đánh lừa". Lần này, chiếc Su-22 mới bị bắn hạ.

    Tại sao tên lửa AIM-9X lại trượt mục tiêu? Angad Singh, một chuyên gia cộng tác với tạp chíCombat Aircraftđã đặt ra giả thuyết như sau:Tên lửa AIM-9X được thiết kế để không bị pháo sáng đánh lừa, song có vẻ chúng chỉ "miễn nhiễm" với các loại pháo sáng của Mỹ.

    Trên Twitter cá nhân, ông Angad Singh đã dẫn lại một bài viết của tác giả Bill Sweetman (tạp chí Aviation Week) về các vụ thử nghiệm máy bay Liên Xô mà Mỹ đã tiến hành trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

    Theo đó, trong những năm 1980, Không quân Mỹ đã triển khai Phi đoàn thử nghiệm và đánh giá số 4477 thuộc hàng "tối mật". Họ đã thu thập được một số máy bay Liên Xô từ khắp nơi trên giới (thường là từ các nước đồng minh của Mỹ).

    Phi đoàn 4477 vận hành các máy bay này tại khu vực thử nghiệm Tonopah ở Nevada để đánh giá khả năng của chúng.

    Theo câu chuyện của Sweetman, Không quân Mỹ đã thu được 1 băng pháo sáng từ một chiếc Su-25 bị bắn rơi ở Afghanistan. Sau đó, họ nhanh chóng lắp băng pháo này lên một chiếc MiG-21 của phi đoàn 4477 và tiến hành thử nghiệm với tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại AIM-9P.

    Những gì diễn ra tiếp theo đã khiến Không quân Mỹ kinh ngạc. Tên lửa AIM-9P Sidewinder, vốn được thiết kế để không mắc bẫy các loại pháo sáng trước đó, đã bị pháo sáng Liên Xô đánh lạc hướng.

    Vấn đề nằm ở chỗ, tên lửa 9P chỉ được điều chỉnh để nhận diện các loại pháo sáng của Mỹ trong các cuộc thử nghiệm trước đây. Nó chưa từng được thử nghiệm với các loại pháo sáng của Liên Xô.

    [​IMG]
    Các thủy thủ trên tàu sân bay USS George Bush lắp tên lửa AIM-9X lên tiêm kích Super Hornet (Ảnh tư liệu: Hải quân Mỹ).

    Dựa trên câu chuyện này,Popular Mechanicsđặt câu hỏi: Phải chăng một điều tương tự đã diễn ra trên bầu trời Syria? Bởi đáng lý, AIM-9X - loại tên lửa mới của Mỹ - phải dễ dàng bắn hạ được chiếc Su-22 cổ lỗ.

    Trong khi đó, lý giải trên tạp chíNational Interest, chuyên gia Dave Majumdar cho biết, kể từ những năm 1980, mọi tên lửa thuộc dòng Sidewinder đều có tính năng tránh bị đánh lừa bằng mỗi bẫy. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là không có công nghệ nào hoàn hảo, trong khi đối phương thường có kỹ năng khắc chế bí mật.

    Các hãng sản xuất tên lửa không-đối-không của Mỹ thường khoe tỷ lệ diệt mục tiêu (PK) tuyệt vời trong quá trình thử nghiệm và diễn tập bắn đạn thật. Song, thường thì chúng lại không chứng tỏ được hiệu suất cao như vậy trong thực chiến.

    Chẳng hạn như khi phát triển tên lửa AIM-7 Sparrow vào thập niên 60-70 của thế kỷ trước, Raytheon tuyên bố nó có tỷ lệ diệt mục tiêu ở mức 80-90%. Nhưng khi đưa vào thử nghiệm vận hành, tỷ lệ đó giảm xuống còn 50-60%.

    Khi được đưa vào thực chiến trong những năm 1960, phiên bản đầu tiên của AIM-9 chỉ có tỷ lệ PK ở mức 16%, tương đương 29/187 quả trúng mục tiêu, kém hơn dòng AIM-7.

    Sang thập niên 1970, mẫu AIM-7 chỉ có PK đạt mốc 11%, trong khi AIM-9 là 19%. Trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, biến thể AIM-7 mới hơn có tỷ lệ PK 51%, so với 67% của AIM-9.

    Chỉ số PK của các loại tên lửa hiện đại như AIM-120 và AIM-9X vẫn được giữ bí mật, dù chúng đã phô diễn khả năng tuyệt vời trong các cuộc diễn tập bắn đạn thật.

    Kể từ lần đầu tham chiến trong chiến dịch Bão táp Sa mạc, mẫu AIM-120 AMRAAM đã diệt 6 mục tiêu trong 13 lần khai hỏa ngoài tầm nhìn thị giác, đạt tỷ lệ PK 46%. Lần này, nó đã bắn hạ Su-22 Syria nhưng vụ phóng lại diễn ra ở tầm gần.

    Cú bắn trượt Su-22 được xem là thất bại gây sốc đối với công nghệ tối tân trên tên lửa AIM-9X của Mỹ. Có thể thấy, mồi bẫy nhiệt lạc hậu từ thời Liên Xô vẫn gây không ít khó khăn cho Không quân số 1 thế giới.

    Hiện nhiều lực lượng không quân, đặc biệt là các nước đồng minh NATO của Mỹ, đang phụ thuộc vào tên lửa tầm ngắn AIM-9X. Vì thế, việc nó không thể bắn hạ một chiếc máy bay 30 năm tuổi có lẽ sẽ khiến nhiều nước vô cùng lo ngại.

    http://soha.vn/vi-sao-ten-lua-moi-nhat-tot-nhat-cua-my-ban-truot-su-22-syria-2017062811501609.htm
    mitsumi, meo-uimagic2 thích bài này.
  3. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    với kiểu bắn từ sau đuôi, máy bay tiêm kích bom đối phương bay ở 5km, tốc độ Mach 0.9
    theo các bạn tầm bắn hiệu quả của AIM-120 là bao nhiêu ?
  4. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    nhục nhã cho AIM120D, AIM9X
  5. bloodheartvn

    bloodheartvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    85
    Bác lost lại cái cideo đc ko?
  6. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Cụ qua Face Lữ đoàn 1 mà tìm. Chắc nó cũng trôi xa kha khá rồi đấy. Nhưng vẫn còn.
  7. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    thực tế phũ phàng cho các bạn yêu thích quân sự,

    tên lửa tầm xa của Nga hay Tàu hay Mỹ ( dù quảng cáo tầm bắn tối đa trên 100km ), nếu bắn mục tiêu từ phía sau, ở độ cao 5km, tốc độ mục tiêu Mach 0.9, thì tầm bắn tối đa chỉ khoảng 10km, tầm hiệu quả thì nhỏ hơn 10km
  8. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    AIM-120D chỉ có 75-110km thôi (tầm bắn vs mục tiêu cỡ lớn AWACS thì mới đạt 180km, với điều kiện phải có AWACS hỗ trợ và lắp thêm động cơ ramjet), hơn nữa chỉ dùng được ở độ cao thấp dưới 5km, thì bắn vậy là đúng rồi, hèn gì khi bắn đuổi MiG-25 ở phía sau, AIM-120C4 (version 1999), AIM-7M, AIM-54 tịt ngòi hết

    A more recent Operation Southern Watch engagement occurred on January 5 th , 1999 when two Iraqi MiG-25s violating the southern “no-fly” zone illuminated two F- 15Cs with their BVR radar. xxiv The F-15s responded by firing three AIM-7 Sparrows and one AIM-120 AMRAAM. All missiles missed. Subsequently, two Navy F-14s fired two AIM-54 Phoenix missiles at the two MiG-25s. Despite the Phoenix being the most expensive—and supposedly most capable—air-to-air radar-guided missile ever made, both missed. The violating MiG-25s escaped to fight another day

    https://books.google.com.vn/books?id=AsybAwAAQBAJ&pg=PA102&lpg=PA102&dq=january 5th 1999 MIG 25&source=bl&ots=OQuEM1q5yO&sig=xxwHAHql0IrYUsOYsQEbr4uFQC0&hl=vi&sa=X&ei=cn6nVNe0DsTioAS9moCYAQ&redir_esc=y#v=onepage&q&f=false

    https://books.google.com.vn/books?id=t7RzCgAAQBAJ&pg=PA142&lpg=PA142&dq=R-77 AIM-120D 110 km range&source=bl&ots=FsVXSHdg2S&sig=5H-Nwm9k9NmkWgV8DBgsXNsVihw&hl=vi&sa=X&redir_esc=y#v=onepage&q=R-77 AIM-120D 110 km range&f=false

    AIM120 RAMJET, chỉ có thế này AIm120 mới đạt được Mach 4 và 180km

    [​IMG]
    [​IMG]

    Để đánh mục tiêu sau đuôi, dùng IRST chính xác hơn, vì yếu tố RCS sau đuôi bị hạn chế bởi luồng đốt nhiệt, khiến radar tracking khó khăn, IRST thì lại lợi dụng yếu tố đó, mà máy bay Mỹ đa số thiếu IRST có thể guide được cho tên lửa, IRST có thể guide cho R-27ET, R-74 tầm bắn đều BVR, dẫn đường hồng ngoại, đó là lý do tại sao Nga vẫn dùng R-27

    [​IMG]

    IRST của Mỹ thực chất chỉ là TGP dùng để AGM, ko thể dẫn bắn cho AIM-9X hoặc MICA được, AIM-120 thì tất nhiên ko được dẫn bắn bởi IRST được

    [​IMG]

    Như vậy chứng tỏ Mỹ càng ngày càng lụi bại về hàng không quân sự
    Lần cập nhật cuối: 02/07/2017
    convitbuoc thích bài này.
  9. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    có là báo chí nó hốt đăng ngay chứ nó k bỏ qua đâu, mình tìm mà k thấy nhỉ
    Lần cập nhật cuối: 02/07/2017
  10. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Chiến hạm Fitzgerald về Mỹ đại tu sau khi bị tàu hàng đâm
    Tàu USS Fitzgerald sẽ trở về Mỹ để sửa chữa toàn diện những hư hỏng nặng sau cú va chạm với tàu hàng hai tuần trước.
    [​IMG]
    USS Fitzgerald nằm tại quân cảng Yokosuka, Nhật Bản. Ảnh: AP.

    Quan chức hải quân Mỹ hôm 30/6 cho biết tàu khu trục USS Fitzgerald chuẩn bị rời Nhật Bản để trở về quân cảng San Diego, Mỹ nhằm đại tu và sửa chữa toàn diện để khôi phục khả năng chiến đấu sau cú đâm của tàu hàng ACX Crystal cách đây hai tuần, Japan Times đưa tin.

    Hải quân Mỹ không cho biết liệu thủy thủ đoàn có trở về Mỹ hay không. Quan chức giấu tên khẳng định Washington và Tokyo sẽ tiếp tục phối hợp để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn. Phía Mỹ tuyên bố sẽ chia sẻ mọi thông tin, bao gồm cả lời khai của thủy thủ đoàn.

    USS Fitzgerald đang nằm tại quân cảng Yokosuka để đánh giá thiệt hại sơ bộ. Kết quả kiểm tra sẽ giúp hải quân Mỹ quyết định liệu tàu chiến này có thể tự trở về San Diego hay đòi hỏi tàu kéo để hỗ trợ. Lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản cho biết khi USS Fitzgerald rời đi, họ sẽ không thể nghiên cứu thiệt hại trên tàu sau vụ tai nạn.

    Tàu khu trục 10.000 tấn Fitzgerald bị tàu hàng 29.000 tấn treo cờ Philippines đâm vào ở ngoài khơi bán đảo Izu, Nhật Bản, vào sáng sớm 17/6. Tàu Mỹ bị hư hại nặng ở phần mạn phải, nước tràn vào các khoang ngủ, phòng vô tuyến và một phòng máy, làm 7 thủy thủ thiệt mạng. Tàu hàng Philippines chỉ bị hư hại nhẹ và không có thủy thủ bị thương.


    Cú đâm của tàu hàng vào sườn USS Fitzgerald.

    Thuyền trưởng ACX Crystal cho biết đã phát tín hiệu bằng đèn chớp cho USS Fitzgerald sau khi tàu chiến Mỹ "bất ngờ" đổi hướng, cắt ngang đường đi của họ. ACX Crystal bẻ lái hết cỡ về bên phải để tránh USS Fitzgerald nhưng vẫn đâm vào chiến hạm Mỹ.

    Có hai giả thuyết được đưa ra để giải thích cho vụ va chạm. Nguyên nhân hàng đầu là lỗi của kíp trực đêm trên USS Fitzgerald, khi không phát hiện ra tàu ACX Crystal trong quá trình tiếp cận hoặc thực hiện sai động tác nhường đường cho tàu hàng Philippines. Trong trường hợp này, kíp trực gồm thuyền phó, lái tàu và cảnh giới radar sẽ phải chịu hình thức kỷ luật của hải quân Mỹ.

    Một giả thuyết khác là USS Fitzgerald đang thực hiện diễn tập tác chiến bí mật nên không bật radar và cảm biến. Hải quân Mỹ thường tiến hành bài tập này, yêu cầu thủy thủ đoàn tắt radar và hệ thống liên lạc, sau đó tìm kiếm những tàu còn lại trong biên đội bằng mắt thường.
    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...y-dai-tu-sau-khi-bi-tau-hang-dam-3607344.html
    --- Gộp bài viết: 03/07/2017, Bài cũ từ: 03/07/2017 ---
    Ha ha đái dầm đổ tại chym =)), tàu chiến siêu tối tân, đi trong vùng biển nóng về chính trị, quân sự mà lại tắt radar =)) giống như F117 bị bắn hạ thì bịa ra bị tai nạn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này