1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Hồi Giáo

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 11/05/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Thổ Nhĩ Kỳ âm thầm thoát NATO bằng vũ khí đỉnh cao
    (Vũ khí) - Theo Kênh truyền hình A Haber ngày 11/5, Thổ Nhĩ Kỳ vừa thử nghiệm thành công tên lửa tự chế có tầm bắn lên tới gần 300km bên bờ Biển Đen.
    Nguồn tin dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, Fikri Isik tuyên bố loại tên lửa được thử nghiệm hôm 11/5 ở khu vực Sinop gần bờ Biển Đen có tên là Bora, có nghĩa "bão táp" theo tiếng địa phương.

    Ông Fikri Isik tuyên bố: "Tên lửa Bora của chúng ta có tầm bắn 280 km vừa được thử nghiệm thành công ở Sinop. Nó sẽ tấn công mọi mục tiêu trên Biển Đen bất kỳ lúc nào.

    Bây giờ, Thổ Nhĩ Kỳ có thể tự sản xuất tên lửa. Chúng ta có đủ tự tin để sản xuất ra những loại tên lửa tốt hơn. Đất nước chúng ta đã đạt đến cấp độ có thể sản xuất hệ thống tên lửa riêng. Chúng ta nên tự hào", Tướng Fikri Isik nhấn mạnh.

    [​IMG]
    Thổ Nhĩ Kỳ thử tên lửa nội địa.
    Xét về mặt kỹ thuật, Bora là một loại tên lửa chiến thuật tầm xa do nhà phát triển vũ khí hàng đầu Thổ Nhĩ Kỳ Roketsan nghiên cứu và sản xuất. Tên lửa có trọng lượng khoảng 450 kg, độ phá hủy chính xác mục tiêu trong bán kính 50m.

    Không bằng lòng với hiện tại, để tăng cường tự chủ hơn nữa cho kho vũ khí của mình, Ankara tuyên bố sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ để phát triển nhiều chủng loại tên lửa và vũ khí công nghệ cao.

    Để thực hiện quyết tâm của mình, Thổ Nhĩ Kỳ cũng vừa có thử nghiệm thành công với súng điện từ khiến những kết quả Mỹ và Nga đạt được trong lĩnh vực này bị xem thường.

    Cụ thể, Nhà thầu Quốc phòng Aselsan của Thổ Nhĩ Kỳ vừa đạt được thành tích đáng kinh ngạc trong thử nghiệm vũ khí điện từ (EMT) khi viên đạn được bắn ra đạt tốc độ lên tới Mach 6. Cùng với dó, nhà thầu quốc phòng nãy đã bắt đầu bước vào giai đoạn sản xuất.

    Aselsan cho biết, công nghệ EMT được thiết kế để sử dụng như là một hệ thống pháo cao xạ có thể đạt hiệu quả ở khoảng cách lên đến 300km bằng năng lượng cao và vận tốc thoát ra khỏi nòng súng từ 2.000-2.500m/s.

    Nhà sản xuất Aselsan đã thực hiện thành công các vụ bắn thử đạn thật từ ngày 26 đến 29/12/2016. Tầm bắn hiệu quả tối đa của vũ khí này lên tới 300km. Ngoài tấn công mặt đất và chiến hạm, vũ khí điện từ của Aselsan còn có thể được sử dụng trong nhiệm vụ phòng không.

    Công ty cho biết sẽ tiếp tục phát triển lĩnh vực này và chứng minh nguyên mẫu EMT tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế được tổ chức ở Istanbul trong tháng 5/2017. Với những gì đạt được, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhỉnh hơn Nga và khiến những thành tích trước đây Mỹ đạt được trong lĩnh vực vũ khí điện từ bị lu mờ, đại diện của Aselsan cho biết.


    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tho-nhi-ky-am-tham-thoat-nato-bang-vu-khi-dinh-cao-3335290/
  2. Bia000

    Bia000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Bài viết:
    500
    Đã được thích:
    220
    Không hiểu nổi. Thủ Thiêm thành phố đông Thượng hải mà vẫn có nhà ở thấp tầng.

    Mồm thì hô hào nhưng tay vẫn làm như cũ, bảo mấy đứa thần kinh hay bóp còi ở nghệ an vào nó xây cho. Bây cùng một bọn.
    Lần cập nhật cuối: 15/05/2017
  3. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Trước khi bị đồng minh "từ mặt", Qatar tăng tốc hiện đại hóa quân đội: Đừng manh động?
    Bình Nguyên | 07/06/2017 07:30 AM

    23
    [​IMG]
    Không quân Qatar đã và đang được trang bị nhiều vũ khí hiện đại.
    Trước khi bị các đồng minh "từ mặt", Qatar đã nhanh chân hiện đại hóa quân đội bằng những khoản đầu tư khổng lồ trị giá hàng chục tỷ USD.
    Đấu tăng 2017: Bắt đầu "nổ súng" - Cuộc chiến nội bộ trong nước Nga

    Cáo buộc Qatar cổ súy chủ nghĩa khủng bố, hàng loạt các quốc gia Vùng Vịnh tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với nước này.

    Mặc dù nhiều chuyên gia quân sự đánh giá đây chỉ là sự cố về mặt ngoại giao, và Mỹ cũng đã cam kết sẽ sớm giải quyết vấn đề này. Nhưng trên thực tế là từ cách đây vài năm Qatar đã mạnh tay chi những khoản tiền khổng lồ để hiện đại hóa quân đội của mình bằng những loại vũ khí hiện đại của Mỹ, Pháp, Đức, Nam Phi - những cường quốc về lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

    Quân đội nhỏ bé nhưng được nhiều "ông lớn" chống lưng

    Là một quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông, nhưng nhờ nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào, Qatar vẫn luôn đầu tư mạnh cho lĩnh vực quân sự. Theo một số thống kê đáng tin cậy, tổng quân số thường trực của quốc gia này chỉ có khoảng chưa tới 12.000 người.

    Tuy nhiên, họ có cơ cấu hoàn hảo như bất cứ một nước đông dân nào đó, cũng gồm đầy đủ các quân, binh chủng như Lục quân với 8.500 người, Không quân với 1.500 người và Hải quân với 1.800 binh sĩ. Ngân sách quốc phòng hàng năm chỉ khoảng 1,91 tỷ USD, chiếm chưa tới 1,5% GDP.

    Và có vẻ như họ luôn "bình chân như vại" khi được các ông lớn chống lưng. Qatar đã ký hiệp định hợp tác quốc phòng với Mỹ năm 2002 (tái ký năm 2003), với Anh và Pháp từ những năm 1990 của Thế kỷ trước.

    Bên cạnh đó, Qatar được Mỹ tin tưởng lựa chọn là nơi đặt một trong những căn cứ quân sự lớn nhất của mình ở Trung Đông. Sự hiện diện của Quân đội Mỹ ở quốc gia này cung cấp sự đảm bảo về quốc phòng và an ninh tối ta.

    Nhưng, theo số liệu của Viện nghiên cứu Hòa bình Stockholm SIPRI (Thụy Điển), ngay từ năm 2014, Qatar đã đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa và mở rộng quy mô quân đội của mình.

    [​IMG]
    Pháo tự hành Pzh-2000 của Qatar.

    Nhanh chân hiện đại hóa quân đội

    Trong giai đoạn từ năm 2010-2014, Qatar đã vươn lên để trở thành một trong những quốc gia chi mạnh tay nhất thế giới cho mua sắm vũ khí từ nước ngoài.

    Về lục quân

    Trong năm 2013, Quân đội nước này đã đặt mua 62 xe tăng Leopard 2A7 cùng 24 tổ hợp pháo tự hành PZH-2000, đều là những loại vũ khí hiện đại nhất của Đức.

    - Năm 2014, đặt mua 24 trực thăng tấn công AH-64D Apache.

    Đó là chưa kể 22 chiếc trực thăng vận tải quân sự đa năng NH-90 rất hiện đại của châu Âu cũng sẽ sớm được tiếp nhận.

    Về phòng không - không quân

    Qatar mạnh tay chi hàng chục tỷ USD để mang về những vũ khí hiện đại nhất. Trong đó phải để đến những hợp đồng "cực khủng" khiến bất cứ nhà cung cấp nào cũng phải thèm muốn.

    - Năm 2012, Qatar đặt mua 11 bệ phóng kèm theo 246 tên lửa PATRIOT MIM-104E loại cải tiến.

    [​IMG]
    Tên lửa phòng không Patriot MIM-104E cải tiến của Qatar.

    - Năm 2014, đặt mua 2 hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD kèm theo 150 đạn tên lửa và 2 bộ radar AN/TPY-2 THAAD Radar cùng 1 radar cảnh báo sớm (EWR).

    Mặc dù với số binh sĩ ít ỏi, nhưng kể từ năm 2015, Qatar đã chi hàng chục tỷ USD để đặt mua 24 chiếc tiêm kích Rafale trị giá 7 tỷ USD từ Pháp (gồm 18 chiếc 1 người lái và 6 chiếc 2 người lái - huấn luyện). Ngoài ra, còn có 3 máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không Boeing 727 AEW và 2 máy bay tiếp dầu trên không A-330 MRTT.

    Tiếp đó, năm 2016, nước này đặt mua 36 máy bay tiêm kích đa năng F-15E Striker từ Mỹ. Đây là một trong những dòng tiêm kích đa năng hiện đại nhất thế giới. Ngoài ra, còn có 8 chiếc máy bay vận tải quân sự C-17 Global Master cũng được đặt mua (4 chiếc đã bàn giao).

    Ngoài những vũ khí trang bị hiện đại đã đặt mua và sẽ sớm được bàn giao trong thời gian ngắn sắp tới, Quân đội Qatar còn được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại vốn được đưa vào trang bị từ trước đó khá lâu như tiêm kích Mirager-2000-5, pháo phản lực M142 HIMARS cùng hệ thống chỉ huy tác chiến hiện đại mà nhiều quốc gia phải mơ ước.

    Có thể nói, với những hợp đồng "khủng" đã ký, trong vòng vài năm tới, khi được bàn giao đầy đủ, Quân đội Qatar sẽ có sức mạnh đáng gờm, khiến cho bất cứ quốc gia nào cũng phải cân nhắc rất kỹ trước khi phát động chiến tranh.

    http://soha.vn/truoc-khi-bi-dong-mi...quan-doi-dung-manh-dong-20170606165721798.htm
  4. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Tổng thống Erdogan: Đóng tàu sân bay hiện diện xuyên lục địa
    (Vũ khí) - Nói về mục đích đóng tàu sân bay của Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tuyên bố muốn hải quân nước này có năng lực hoạt động xuyên lục địa.
    Tổng thống Erdogan tuyên bố: "Chúng tôi đã hoàn thành 14 dự án tàu chiến. Cùng với đó 10 dự án khác cũng đang được cân nhắc. Chúng tôi sẽ chế tạo và sở hữu tàu sân bay, chúng tôi quyết tâm và tin tưởng chắc chắn sẽ thành công.

    Chúng tôi phải đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào hàng các nước hàng đầu trong ngành đóng tàu quân sự và tàu sân bay không còn là giấc mơ xa vời đối với chúng tôi", hãng Sputnik dẫn tuyên bố của ông Erdogan hôm 3/7.

    [​IMG]
    Tàu TGC Anadolu dựa trên nguyên mẫu tàu Juan Carlos I.
    Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ công khai kế hoạch đóng tàu sân bay của mình. Hồi giữa năm 2016, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố, nước này sẽ nhanh chóng tự sản xuất tàu sân bay.

    Ông Erdogan khẳng định tầm quan trọng của ngành công nghiệp quốc phòng, đồng thời cho biết nước này sẽ nhanh chóng tự sản xuất tàu sân bay sau khi hoàn thành việc đóng tàu đổ bộ Anadolu.

    Thổ Nhĩ Kỳ không gặp bất cứ rào cản nào trong việc tự chế tạo tàu sân bay, đồng thời khẳng định, công việc này sẽ được thực hiện với sự quyết tâm của chính phủ và các nhân viên trong ngành công nghiệp quốc phòng.

    Ông Erdogan nhấn mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu "một vị trí địa lý chiến lược" nên không thể trì trệ trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng cũng như các vấn đề quân sự. Việc sở hữu tàu sân bay sẽ khiến Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ có năng lực hoạt động xuyên lục địa.

    Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ, chiếc tàu sẽ có chiều dài khoảng 225m được định danh là TGC Anadolu (hoặc TGC Anatolia) dự kiến sẽ gia nhập hải quân Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2021 hoặc muộn hơn một chút.

    Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết tàu được thiết kế để mang heo chiến đấu cơ, trực thăng tấn công, xe tăng, binh sĩ và xuồng đổ bộ đến các khu vực quanh Địa Trung Hải hoặc xa hơn như Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương và có thể xa hơn nữa.

    Theo tờ Daily Beast, dù một số chuyên gia nhận định Ankara cần sở hữu một phương tiện cỡ lớn như vậy, song có ý kiến cho rằng dự án có chi phí trên 1 tỉ USD nói trên là một sự phô trương uy thế tốn kém, vượt quá khả năng của đất nước.

    Tuy nhiên, đó là dấu hiệu cho thấy quyết tâm của Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO đang nuôi tham vọng trở thành thế lực dẫn đầu tại Trung Đông và xa hơn nữa.

    Trong khi đó, theo phân tích của trang Bosphorus Naval News, tàu sân bay của Thổ Nhĩ Kỳ có thể chứa tiêm kích F-35B. Ngoài ra, tàu có khả năng chứa 12 máy bay trực thăng, 94 xe tăng, 700 lính. Năng lực đa dạng như vậy giúp con tàu này trở thành trọng tâm giúp chính sách ngoại giao đa phương của Thổ Nhĩ Kỳ đạt hiệu quả.

    "Khả năng tác chiến của tàu sân bay tàu sân bay này là một công cụ thực thi chính sách quan trọng cho phép Thổ Nhĩ Kỳ đẩy quyền lực mềm vượt xa khả năng quân sự”, chuyên gia phân tích quân sự Metin Gurcan cho biết.

    Tàu sân bay của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là một trong những tàu chiến mạnh nhất khu vực. Với tính năng của con tàu này giúp Ankara có thể thực thi quyền lực xuyên suốt Địa Trung Hải và tiến vào Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương.

    Ngoài ra, con tàu sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện nhiệm vụ chớp nhoáng, làm bãi đỗ cho máy bay hoặc thực thi các nhiệm vụ nhân đạo như sơ tán người dân khi lũ lụt...
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...-tau-san-bay-hien-dien-xuyen-luc-dia-3338520/
  5. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ sốt sắng muốn có tàu sân bay?
    QS|09/07/2017 07:30 AM

    1
    [​IMG]
    Sau khi thị sát quá trình hạ thủy tàu hộ tống tự đóng vào tháng 7/2017, TT Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố mục tiêu mới của nước này sẽ là chế tạo tàu sân bay nội địa.
    Đây được xem là một phần trong nỗ lực của Ankara nhằm trở thành một quốc gia độc lập trong lĩnh vực quốc phòng vào năm 2023.

    "Chúng ta cần phải tiến nhanh hơn nữa", ông Erdogan nhấn mạnh, "chúng ta tự hào về năng lực đóng tàu quân sự, đặc biệt là đóng tàu ngầm".

    Ông Erdogan đưa ra tuyên bố trên sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu thi công tàu tấn công đổ bộ TCG Anadolu (dựa trên mẫu Juan Carlos I của Tây Ban Nha) được hơn 1 năm. Nó được xem như mộttàu sân bayhạng nhẹ. Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ hạ thủy con tàu này trong vòng 3 năm.

    [​IMG]
    Tàu sân bay Juan Carlos I của Tây Ban Nha (Ảnh: Wiki)

    Sau khi được đưa vào trang bị, Anadolu sẽ trở thành kỳ hạm của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí có thể mang theo 6 tiêm kích F-35B với khả năng cất/hạ cánh thẳng đứng.

    Thổ Nhĩ Kỳ đã có kế hoạch vận hành các máy bay F-35 từ trước và có lẽ sẽ mua phiên bản F-35B.

    Anadolu cũng có thể đảm nhiệm vai trò của tàu chở trực thăng, nó có khả năng mang theo các trực thăng tấn công TAI/AgustaWestland T129 (Thổ Nhĩ Kỳ và Italy hợp tác sản xuất) cùng trực thăng hạng nặng có kích cỡ như mẫu Chinook.

    Chiếc Juan Carlos I của Tây Ban Nha, ngoài vận chuyển binh lính, còn mang theo các máy bay AV-8B Harrier.

    Tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ

    TheoWar is Boring, những kế hoạch này, cũng như tuyên bố của ông Erdogan cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách triển khai sức mạnh trong và ngoài khu vực.

    Tại vịnh Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ có một căn cứ quân sự ở Qatar. Nước này cũng đã xây một căn cứ quân sự ở Somalia để huấn luyện quân đội chiến đấu chống tổ chức khủng bố Al Shabaab và triển khai binh lính đến Iraq, Syria.

    Nhìn chung, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không bó hẹp bản thân trong biên giới nước nhà, thậm chí là trong khu vực nói chung.

    Đối thủ của Thổ Nhĩ Kỳ - Ai Cập - là quốc gia duy nhất trong khu vực có "tàu sân bay", thực chất là 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral mua lại từ Pháp năm 2015. Chúng mang lại cho Ai Cập khả năng vận tải hạng nặng mà ít quốc gia trên thế giới có được.

    Tuy nhiên, những con tàu này vẫn chưa được thực chiến hoặc thậm chí là triển khai xa bờ Ai Cập. Ngoài ra, chúng không thể vận hành các loại máy bay quân sự tương tự như tàu Juan Carlos I hay Anadolu.

    [​IMG]
    Hình ảnh minh họa thiết kế của "tàu sân bay" Anadolu. Ảnh: Hurriyet Daily News

    Một báo cáo chưa được xác nhận vào năm 2015 cho biết Israel cũng đang có kế hoạch mua "một tàu sân bay hiện đại" từ Mỹ, nhưng không nói rõ lớp nào.

    Việc sở hữu tàu sân bay sẽ cho phép Israel triển khai sức mạnh hải quân và không quân để đối phó với Iran - đối thủ nằm cách xa bờ biển của họ.

    Mặc dù Israel thường được mô tả như một tàu sân bay "bất di bất dịch" của Mỹ nhưng không có nhiều khả năng họ sẽ sở hữu một tàu sân bay thực sự trong tương lai gần.

    Tháng 12/2016, Iran cũng tuyên bố quân đội nước này có kế hoạch gia nhập câu lạc bộ các quốc gia vận hành tàu sân bay.

    "Đóng tàu sân bay là một trong những mục tiêu mà Hải quân Iran đang theo đuổi và chúng tôi hy vọng sẽ đạt được mục tiêu này" - Đô đốc Peiman Jafari Tehranip, Phó Tư lệnh Hải quân Iran phát biểu trên hãng thông tấnFar News.

    Tình cờ, tham vọng hải quân của vua Iran trước đây cũng tương tự như tham vọng của ông Erdogan ngày nay. Vua Iran không chỉ muốn đưa nước này trở thành cường quốc thống trị tại vịnh Ba Tư, mà còn thành một cường quốc hải quân lớn ở Ấn Độ Dương cùng với các lực lượng hải quân Australia và Nam Phi.

    Rủng rỉnh tiền bạc sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970, vua Iran khi đó đã mạnh tay đầu tư cho tất cả các binh chủng quân đội nhằm mục đích đưa Iran trở thành cường quốc hàng đầu trong khu vực và quốc tế.

    Sau đó, Iran can dự vào các cuộc xung đột ở một số nước láng giềng, đáng chú ý nhất là Oman và Kurdistan. Còn vua Iran vẫn không dừng tham vọng của mình, thậm chí còn khẳng định mục tiêu của ông là khiến quân đội Iran trở thành lực lượng phi hạt nhân mạnh nhất. Tới năm 1979, cuộc cách mạng Iran đã làm kế hoạch này tiêu tan.

    Tương tự, việc ông Erdogan muốn đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở thành cường quốc quân sự trong khu vực và thế giới thông qua việc chế tạo, vận hành những loại khí tài đắt tiền có thể sẽ phản tác dụng, do nó được tiến hành trong bối cảnh tình hình chính trị nước này đang tiếp tục xấu đi sau vụ đảo chính vào tháng 7/2016.

    [​IMG]
    Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp.

    Trong những tháng gần đây, ngoài tàu sân bay Mỹ thì các tàu sân bay tiến vào các vùng biển gần Trung Đông là của Pháp và Nga.

    Tàu Charles de Gaulle là kỳ hạm đáng gờm của Pháp, có khả năng mang 40 máy bay chiến đấu đa nhiệm Rafale tiên tiến - đây là điều mà các quốc gia Trung Đông chỉ có thể mơ ước.

    Trong khi đó, tàu sân bay Admiral Kuznetsov của Nga, mặc dù bị chế giễu vì còn nhiều thiếu sót nhưng vẫn giúp Moscow duy trì vị trí trong câu lạc bộ các quốc gia có khả năng triển khai sức mạnh quân sự vượt ra ngoài biên giới.

    Đây là câu lạc bộ mà Thổ Nhĩ Kỳ đang sốt sắng được gia nhập trong tương lai gần, mặc dù với một mẫu tàu có quy mô tương đối nhỏ hơn, đó là TCG Anadolu.http://soha.vn/vi-sao-tho-nhi-ky-sot-sang-muon-co-tau-san-bay-20170707170304939.htm
  6. kimdungs

    kimdungs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2016
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    396
    thế là hết sủa :)) ở bên đây múa gậy vườn hoang được rồi , ai bảo chạy qua GDQP sủa cắng bậy chi cho bị rọ mõm thía =))
  7. LMAO

    LMAO Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    34
    Choáng ngợp dàn vũ khí Ai Cập phơi mình giữa sa mạc


    [​IMG]

    Theo Army Recognition, nhân dịp khánh thành căn cứ quân sự lớn nhất của nước này hôm 22/7 gần thành phố cảng Alexandria,Quân đội Ai Cậpđã có màn trình diễn vô tiền khoáng hậu khi trưng bày gần như tất cả trang thiết bị quân sự hiện đại nhất của mình ra giữa lòng sa mạc như một cách thể hiện sức mạnh quân sự vượt bậc của Cairo trong khu vực. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.

    [​IMG]

    Được biết đây là căn cứ quân sự lớn nhất tại khu vực Trung Đông và Địa Trung Hải cho tới hiện tại với diện tích lên đến 180.000 hecta, trong đó có khoảng 1.100 tòa nhà, 72 khu huấn luyện quân sự và hai khu dân cư phức hợp đủ khả năng cho Cairo triển khai hàng chục ngàn binh sĩ tại đây. Trong ảnh là dàn xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams của Ai Cập tại buổi lễ khánh thành trên. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.

    [​IMG]

    Và để có được màn trình diễn này Quân đội Ai Cập đã tập trung hàng ngàn trang thiết bị quân sự gồm xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành, tổ hợp tên lửa phòng không và cả trực thăng quân sự ra giữa sa mạc. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.

    [​IMG]

    Căn cứ trên được đặt tên là Mohamed Naguib theo tên vị Tổng thống đầu tiên của Ai Cập, và nó được kỳ vọng sẽ trở thành lá chắn bảo vệ Ai Cập trước làn sóng các phần tử khủng bố cực đoan từ Tây Phi (chủ yếu là Lybia) hay cả Trung Đông. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.

    [​IMG]

    Ai Cập là một trong những quốc gia sở hữu sức mạnh quân sự nhất nhì ở Địa Trung Hải và Trung Đông với quân số thường trực lên đến 438 ngàn người, đó là chưa kể tới gần 480 ngàn quân dự bị. Ngân sách quốc phòng mỗi năm của Cairo ước đạt khoảng gần 5.5 tỷ USD. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, Quân đội Ai Cập lại hoạt động dựa vào các nguồn tài trợ quân sự từ bên ngoài chủ yếu là đến từ Mỹ và một số quốc gia Vùng Vịnh. Theo ước tính chỉ riêng Washington mỗi năm cũng đã viện trợ quân sự cho Cairo con số lên 1.3 tỷ USD. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.

    [​IMG]

    Trang bị vũ khí của Quân đội Ai Cậpcũng khá đa dạng khi là sự kết hợp giữa các loại vũ khí theo tiêu chuẩn NATO và Nga, họ có thể mua bất kỳ loại vũ khí nào mà mình mà không vấp phải sự cản trở từ các “nhà tài trợ” chính. Ví dụ điển hình nhất cho việc này là sự kết hợp giữa tàu tấn công đổ bộ Mistral của Pháp và trực thăng tấn công Ka-52K của Nga. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.

    [​IMG]

    Hình ảnh các đơn vị pháo binh Ai Cập dàn quân trong lễ khánh thành căn cứ Mohamed Naguib hôm 22/7. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.

    [​IMG]

    Lực lượng tăng thiết giáp của Ai Cập có quân số cũng khá đông đảo với hơn 3.000 xe tăng chiến đấu chủ lực cùng hàng ngàn đơn vị xe bọc thép và xe chiến đấu bộ binh. Lực lượng này chủ yếu do Mỹ xây dựng với chủ lực là những xe tăng M1 Abrams, xe bọc thép M113 và các dòng xe bọc thép kháng mìn. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.

    [​IMG]

    Ngược lại với lực lượng tăng thiết giáp, các đơn vị phòng không Ai Cập lại được trang bị hầu hết các dòng tên lửa phòng không do Liên Xô trước đây hoặc Nga hiện tại chế tạo như Tor, Buk và cả S-125 cải tiến. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.

    [​IMG]

    Lực lượng pháo binh của Ai Cập cũng đa dạng không kém với hàng ngàn đơn vị pháo tự hành, lựu pháo, pháo cối và cả pháo phản lực các loại. Như nhiều quốc gia khác trong khu vực Ai Cập cũng sở hữu các tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud có nguồn gốc từ Liên Xô, Triều Tiên hay do cả nước này tự phát triển. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.

    [​IMG]

    Hình ảnh dàn trực thăng vũ trang của Quân đội Ai Cập phơi mình hôm 22/7 với trực thăng tấn công Apache AH-64 và trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.

    [​IMG]

    Cận cảnh các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125 cải tiến của Ai Cập, thay vì sử dụng các bệ phóng cố định chúng được đặt lại trên các bệ phóng di động để tăng khả năng cơ động. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.

    [​IMG]

    Nhìn ở góc độ này dàn xe bọc thép của Ai Cập gần như kéo dài bất tận giữa sa mạc. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.

    [​IMG]

    Còn đây là những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams của Ai Cập với quân số hơn 1.100 chiếc. Được biết để hiện đại hóa quân đội Ai Cập cũng mới đặt mua thêm khoảng 500 chiếc T-90 từ Nga và nếu hợp đồng này thành công thì Quân đội Ai Cập sẽ là lực lượng vũ trang duy nhất trên thế giới trang bị song song M1 và T-90. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.
    http://vietbao.vn/The-gioi/Choang-ngop-dan-vu-khi-Ai-Cap-phoi-minh-giua-sa-mac/150908509/860/
    kojiro_sasaki thích bài này.
  8. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.842
    Đã được thích:
    7.422
    Hệ thống MANPAD tiên tiến mang 1 cái tên rất xì tin, KARAOKE :-D hay còn gọi là Hisar manpad, của Thổ Nhĩ Kỳ. Cụ @kien2476 về bên Lữ Đoàn 1 nói với mấy cụ bên đó là đừng có bắt bọn phiến quân đấu ắc quy vô MANPAD hết pin rồi bắn rụng L-39 của quân đội Syria nữa nha :P. Các cụ bơm đểu thành mẹ nó giai thoại để giờ các nhà báo chó hoang nó còn phịa ra đến mức đấu cả ắc quy xe hơi vô MANPAD bắn làm tớ chịu không thấu =))

    [​IMG]

    Loại đồ chơi này có 1 cái hay là ngoài bám bắt kênh hồng ngoại ra nó còn có cả kênh tử ngoại. Mấy hệ thống như Vitebsk, President-S là potay với nó đó.
    Lần cập nhật cuối: 05/02/2018
  9. oplots

    oplots Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/02/2018
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    78
    YPG tung đòn vít cổ trực thăng T129 của Thổ tại Afrin
    (Vũ khí) - Theo Southfront, khi thực hiện chiến dịch tấn công người Kurd tại Afrin hôm 10/2, trực thăng T129 của Thổ đã bị các tay súng của lực lượng YPG bắn hạ.
    Theo xác nhận của lực lượng Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd(YPG) tại Afrin, trực thăng tấn công hạng nặng của Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn hạ khi đang tấn công tầm thấp ở vùng đồi núi tại Afrin. Trong số 2 chiếc T129 tham gia đợt tấn công, có một chiếc bị bắn hạ dù đã phóng mồi bẫy trong khi chiếc còn lại may mắn thoát thân.

    Ngay khi YPG tuyên bố chiến công của mình, phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã xác nhận về thiệt hại này đồng thời cho biết, cả 2 viên phi công điều khiển chiếc T129 đều thiệt mạng trong vụ tấn công.

    [​IMG]
    Trực thăng T129 Thổ Nhĩ Kỳ tại Afrin.
    Phản ứng sau vụ tấn công, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan tuyên bố: "Những kẻ bắn hạ chiếc trực thăng T129 sẽ phải trả giá đắt cho hành động của mình". Ông Erdogan cho biết thêm, trong đợt tấn công nhắm vào lực lượng người Kurd tại Afrin ngày 10/2, quân đội nước này đã phá hủy nhiều cơ sở hậu cần, kho đạn của "quân khủng bố".

    Nguồn tin của Southfront cho biết, trực thăng T129 bắt đầu tham gia chiến dịch quân sự tấn công người Kurd tại Afrin mang tên Nhành Olive từ cuối tháng 1/2018. Việc Ankara phải dùng đến trực thăng T129 đã cho thấy sự khốc liệt của các trận chiến bởi đây là dòng trực thăng sở hữu sức mạnh tấn công không hề thua kém bất cứ dòng trực thăng tấn công hạng nặng nào của Nga hay Mỹ.

    Nguồn tin này cho biết, trực thăng T129 được phát triển cho nhiệm vụ chống tăng - thiết giáp, chi viện hỏa lực bộ binh. T129 được thiết kế dựa trên mẫu A129 Mangusta do AugustaWestland phát triển cho không quân Italy.

    Buồng lái của T129 được thiết kế với 2 chỗ ngồi (phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí – hoa tiêu). Cách bố trí hỏa lực trên T129 khá giống với các mẫu trực thăng tấn công AH-64 Apache (Mỹ) hay Mi-24, Mi-28 (Nga).

    03
    Ads by Blueseed
    Theo đó, đầu mũi máy bay được trang bị một ụ pháo nòng xoay 3 nòng cỡ 20mm với 500 viên đạn. Hai bên hông máy bay được bố trí 2 cánh nhỏ với 4 điểm treo cho phép mang rocket, tên lửa. Ngoài ra trên T129 còn có 4 ống phóng rocket cỡ 70mm có điều khiển Cirit do Thổ Nhĩ Kỳ tự phát triển, dùng đầu tự dẫn laser bán chủ động, tầm bắn 1,5-8km.

    Trực thăng T129 còn có thể mang theo tên lửa không đối không (có thể là loại AIM-92 Stinger hay MBDA Mistra). Tuy nhiên, T129 không được trang bị hệ thống radar sóng mm như trên AH-64D hay Mi-28N mà chỉ có tổ hợp ngắm quang – điện dùng để trinh sát, dẫn đường tên lửa đặt ngay trước mũi, trên ụ pháo 20mm.

    T129 này rồ Mỹ khoe là vượt trội WZ-10, vậy mà bị bắn rụng ngay lần đầu tham chiến =)) trong khi WZ10 tiểu trừ phỉ ở Pakistan chả bị sao

    [​IMG]

    Và 99% ko ai khác ngoài manpads FN6 bắn rụng T129

    [​IMG]
  10. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Drone của Thổ nom dị phết nhỉ?

    Photos of new #Turkish UAV Anka Sigint geolocated over and near Akinci Air Base northwest of #Ankara


    [​IMG]


    [​IMG]

    meo-u thích bài này.

Chia sẻ trang này