1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+ Hiến kế sử dụng 1,5tr cho TTX

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi kysirong, 04/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    Chị nvl có trong tay tài liệu bào về nuôi giun ở miền Bắc không ? Hình như khí hậu khắc nghiệt ở miền Bắc không thích hợp cho giun. Còn thị trường tiêu thụ nữa chứ. Giá cả hiện nay (giống + sản phẩm). Nhiều thứ phải quan tâm quá.
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    Kỹ Thuật nuôi giun quế
    Hội làm vườn V.ẠCVINA tỉnh Bình Định là một trong những hội làm vườn mạnh của cả nước. Mô hình nuôi giun quế do hội thực hiện đã mang lại nguồn lợi lớn cho bà con.
    Đây là mô hình đầu tiên ở Bình Định được triển khai theo Đề tài nghiên cứu khoa học "Nuôi giun công nghiệp để làm thức ăn bổ sung trong đàn chăn nuôi tại hộ nông dân và sử dụng phân giun (trùn) làm phân bón cây trồng". Gia đình anh Nguyễn Văn Sáu, thành phố Quy Nhơn được chọn làm mô hình điểm, được hỗ trợ 1kg giun nuôi thử nghiệm và được hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi để đầu tư nuôi mô hình có quy mô 100m2.
    Xây dựng bể nuôi trùn bằng gặch có diện tích 100m2, bể được ngăn thành 40 ô nhỏ. Bể có chiều dài 0,5m, đáy bằng xi măng. Phía bên hông bể nuôi trùn, cách đáy 10cm có chừa một lỗ nhỏ với đường kính 3-3,5cm để thoát nước dư. Phía trên bể có đậy nắp bằng lưới sắt, lấy bao tải gai có độ hở cho thoáng phủ lên trên để bảo vệ trùn. Trùn thích ứng trong ánh sáng mờ, trong bóng râm (7 tối, 3 sáng). Chất nền - nơi trú ẩn của trùn - phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Phân bò đã hoai là chất nền tốt nhất. Có thể dùng rơm rạ, cỏ khô đã hoai mục, tránh không dùng loại cây có mùi thơm hoặc chứa dầu. Bề dày chất tạo nền từ 10-20cm, được dưới nước, xới đảo đống ủ. Sau một thời gian sờ tay vào đống ủ thấy nóng là được. Định kỳ 2-3 tháng thay đổi chất nền.

    Hoặc Chọn nơi thuận lợi trong vườn, nơi đất ẩm, nhiều mùn, râm mát, không có kiến, đào 1 hay nhiều hố dài 3m, rộng 1,5m, sâu 0,6m, đổ một lớp phân trâu, bò, lợn đã ủ, dày 10cm tiếp đó rải một lớp rạ băm ngắn, dày 10cm. Trên lớp này, thả khoảng 200 con giun đất lớn, sau đó lại tiếp tục rải các lớp phân, rơm đất và thả giun giống như trên cho đầy hố. Luôn giữ ẩm cho các hố nuôi giun đất, bằng cách tưới nước phân chuồng, hay phân gà. Xung quanh hố đắp bờ cao, để tránh nước mưa chảy vào hố, khi mưa thì phải che hố. Nên thả giun giống vào sáng sớm để chúng kịp ăn đêm.
    Cách thả trùn giống phải thực hiện như sau:
    Cho đất nền vào ô dày 10-20cm, được tưới ướt. Mật độ thả tùy thuộc vào tuổi trùn, dao động từ 5000-6000 con/m2 (1-2 kg trùn/m2). Trùn giống sẽ được giải từng đám hay từng vệt dọc chính giữa mặt nền, phủ lên trên mặt mọt tấm che. Thức ăn cho trùn bao gồm: chất hữu cơ thực vật, phân gia súc, thức ăn tinh. có thể 3-4 ngày hay 1 tuần cho ăn một lần.
    Muốn nuôi trùn quế đạt hiệu quả cao, thì nên sử dụng phân bò thật hoai làm nền. Sau 1 ngày bỏ giống vào ủ nền ổn định, thì lấy phân bò tươi cho trùn ăn, nhất là phân tươi của bò sữa (chứa nhiều chất đạm hơn). Nếu có điều kiện, thì cho ăn bột tổng hợp, phân gà - heo (phải hoai), phân thỏ, trâu ngựa. Thức ăn cho trùn được rải từng đám hoặc theo luống. Khoảng 3 ngày cho ăn 1 lần, tùy theo trọng lượng trùn ở trong ô cho ăn. Chỉ san ô, khi cần thay đổi chất nền hoặc khi bồn nuôi đã dày hoặc mật độ trùn trong bồn đã đặc. Khi san ô, thì súc toàn bộ trùn đất vào chất nền của ô cũ sang ô mới (5-10cm lớp bề mặt). Phần còn lại là phân trùn, có thể dùng phân này để trồng cây hoặc đổ lại nơi đống phân bò, có thể tận dụng trứng trùn còn sót, chúng có thể nở và phát triển tốt.
    Trong quá trình nuôi, phải thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm cho môi trường nuôi, cần phải che chắn, bảo vệ tránh chuột, cóc, dế, rắn, mối.
    Hố nuôi giun đất không được tưới bằng nước phèn, nước mặn hoặc để ngấm nước xà phòng. Hố rơm được phủ bằng rơm hoặc manh chiếu cũ, bao tải giữ đất ẩm. Kẻ thù của giun là kiến, chuột, chuột trù, cuốn chiếu..., chống chuột bằng cách đậy vỉ tre trên luống vào ban đêm.
    Với cách chăm sóc kỹ lưỡng và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật được hướng dẫn, nên trùn được thả nuôi sau hai tháng đã tăng lên gấp hai lần. Đến cuối năm 2003 nghiệm thu báo cáo mô hình, anh đã bán được 1 tấn trùn, giá bán hợp đồng cho hội VACVINA tỉnh là 30.000kg/kg.
    Với sự thành công bước đầu ở mô hình điểm của hộ anh Nguyễn Văn Sáu, Ban Quản lý Đề tài nghiên cứu nuôi trùn công nghiệp của tỉnh Bình Định đã cung cấp thêm 65 kg con giống trùn quế, tiến hành nhân rộng ra cho 536 hộ gia đình ở 8/11 huyện - thành phố trong tỉnh.
    Nguồn: Khoa học và Đời sống,
    Số 32 (1645), 19/04/2004.
    Thu hoạch và chế biến giun đất
    Nuôi sau 1-2 tháng, có thể thu hoạch. Khi thu hoạch với khối lượng nhỏ thì dùng tay dỡ hố để bắt. Nếu khối lượng nhiều, thì dùng đèn điện chiếu sáng (cỡ bóng 150W) để rọi vào hố làm giun sợ, chui xuống sâu, gạt lớp đất trên, tiếp tục chiếu sáng giun lại chui xuống đáy hố thành đống để dễ thu hoạch. Trong đất nuôi giun, có chưa nhiều phân giun, là loại phân bón tốt, dùng bón cho rau xanh. Sau khi thu hoạch giun, nếu số lượng nhiều thì rửa sạch giun bằng nước vôi trong, để khô ráo, đem trộn giun đất với cám gạo, rồi rải lên sân phơi nắng cho thật khô. Nếu gặp trời mưa ẩm thì cho giun vào sấy, để nguội và nghiền thành bột, đóng vào túi nilon, bảo quản nơi khô ráo. Bột giun được bổ sung vào thức ăn cho gà và gia súc. Cho ăn giun tươi sống, thích hợp với gia cầm như gà, vịt ngan ngỗng, chưa nên cho gà con 3 tuần tuổi ăn giun đất.
    Nguồn: Hướng dẫn làm kinh tế gia đình phát triển VAC, NXB Phụ nữ 2003
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 13:35 ngày 07/03/2005
  3. kysirong

    kysirong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2002
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Giun còn tiết ra một chất (ko biết tên khoa học là gì?) da rất tốt. Có một số cty (nước ngoài) chuyên chiết suất chất này để làm mỹ phẩm làm đẹp da.

    Được rinvic sửa chữa / chuyển vào 14:18 ngày 09/03/2005
    Được rinvic sửa chữa / chuyển vào 14:21 ngày 09/03/2005
  4. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Kem duỡng da mà nghe từ giun sao chị em dám xài trời . Thấy các hãng mỹ phẩm giới thiệu chiết xuất từ dựoc thảo , cuốn hút nhiều hơn. Hình như chưa được biết về giun. Hay trồng nông trại cây aloe vera coi bộ cũng hay , giải khát làm đẹp gì cũng có.
    Một số nứoc cũng có nhà hàng chuyên phục vụ côn trùng (giống những vùng quê đặc sản : châu chấu,dế chiên giòn, ở Cần Thơ, Vĩnh Long) Xu hướng sẽ hạn chế ăn thịt (bệnh dịch, khan hiếm ....) Các côn trùng vẫn đảm bảo lụong đạm, miễn chu trình hợp vệ sinh
  5. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Kem dưỡng da làm từ giun cũng là việc bình thường thôi mà. Rượu vang Pháp nổi tiếng còn được những người nông dân nghiền theo phương pháp cổ truyền: dùng những đôi chân trần trong thùng nho tươi. Ở nước ta, rau quả thường được bón bằng cái gì thì ai cũng biết rồi đấy.
    Nhân nói về chuyện kem dưỡng da, tớ thấy là ở những nơi nào thời tiết nắng nóng quanh năm thì mới cần phải dùng thôi. Chứ nếu mà có một mùa đông khô lạnh, mùa thu và mùa xuân mát mẻ thì thời tiết đã là một yếu tố tuyệt vời để chăm sóc làn da một cách tự nhiên nhất rồi. Thí dụ có thằng nào tặng mình đồ mĩ phẩm nhân ngày 8/3 chẳng hạn, có khi mình lại nghĩ là nó chê mình già, xấu, cần phải đi đại tu gấp, cũng bực mình lắm chứ?
  6. kysirong

    kysirong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2002
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Cuộc thi Ngày sáng tạo Việt nam 2005 - Hành động vì môi trường
    MỜI DỰ THI​
    Ngày Sáng Tạo là một chương trình do Ngân Hàng Thế Giới đề xướng nhằm mục đích hỗ trợ vốn ban đầu cho các dự án có tính sáng tạo và tạo cơ hội cho các tổ chức này giao lưu và trao đổi thông tin. Dựa trên những thành công của các chương trình Ngày Sáng Tạo Việt Nam năm 2004 với chủ đề ?oNhững Sáng Kiến Phòng Chống HIV/AIDS? và năm 2003 với chủ đề ?oSáng Tạo Vì Cuộc Sống An Toàn Hơn? cũng như các chương trình Ngày Sáng Tạo khác được tổ chức ở nhiều nước trên thế giới, cuộc thi ?oNgày Sáng Tạo Việt Nam 2005? sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6/2005.
    Chương trình do văn phòng Ngân hàng thế giới tại Việt Nam tổ chức với sự đồng tài trợ của Đại sứ quán Đan Mạch, Quỹ Canada và Công ty Mercedes Benz Việt Nam.
    Theo dự tính sẽ có ít nhất 17 giải thưởng, mỗi giải thưởng có giá trị tối đa 10 ngàn đô la Mỹ để thực hiện những dự án trúng giải qua một cuộc thi tuyển công khai được tổ chức vào giữa tháng 6 năm 2005.
    Chủ đề của cuộc thi năm nay là ?oHành động vì môi trường? với các nội dung gồm:
    Quản lý chất thải rắn
    Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
    Thu hút sự tham gia của cộng đồng trong việc kiểm soát những vấn đề về ô nhiễm môi trường.
    Chúng tôi xin kính mời tất cả các cơ quan đoàn thể, các tổ chức và cá nhân từ trung ương đến địa phương, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức phát triển của tư nhân và nhà nước Việt Nam tham dự cuộc thi này. Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chỉ có thể tham gia khi đồng dự thi với một tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam. Chúng tôi khuyến khích các tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực môi trường và những người đang sống trong điều kiện ô nhiễm môi trường nặng tham gia dự thi. Tác giả của các đề án tốt nhất được lựa chọn qua vòng sơ khảo sẽ được mời đến trình bày đề án của mình tại cuộc thi Ngày Sáng Tạo dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào giữa tháng 6 năm 2005.
    Hãy nhấn vào đây để tải xuống mẫu đơn và thông tin hướng dẫn chung hoặc liên lạc với văn phòng Ngân hàng Thế giới tại tầng 8, nhà 63 Lý Thái Tổ, Hà Nội, để biết thêm chi tiết về thủ tục tham dự, hướng dẫn đề cương làm đề án và nhận mẫu đơn. Chúng tôi cũng cung cấp mẫu đơn tại Trung tâm Thông tin và Phát triển tại tầng 1, 63 Lý Thái Tổ, Hà Nội và sẽ gửi các tài liệu này qua fax, thư tín hoặc thư điện tử theo yêu cầu.
    Thời hạn nộp đề án đến 17:00 giờ ngày mồng 4 tháng 5 năm 2005 cho Văn phòng Ngân Hàng Thế Giới tại Hà Nội.
    Mọi chi tiết khác xin liên hệ:
    Chị Bùi Thị Thu Trang
    Ngân Hàng Thế Giới Tại Việt Nam
    Tầng 8, 63 Lý Thái Tổ, Hà Nội
    ĐT: (04) 934 6600 (Máy lẻ: 335) Fax: (04) 934 6597
    Email: vietnam@worldbank.org
    Nguồn: http://web.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/COUNTRIES/EASTASIAPACIFICEXT/VIETNAMINVIETNAMESEEXTN/0,,contentMDK:20390727~pagePK:141137~piPK:217854~theSitePK:486752,00.html

Chia sẻ trang này