1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Sáng nay mình liệng hết mấy đồ made in khựa vào thùng rác hết. Mẹ nó tư bản Mỹ nó tham tiền quá, không nghĩ gì đến lợi ích của nước Mỹ đem mấy đồ công nghệ sản xuất tại khựa hết, giờ phải chịu xài đồ rỡm và bị ăn cắp biết bao nhiêu là bí mật công nghệ. Mexico sát nách đông dân mà không đầu tư cho nó gần. Tiếc thay cho nước Mỹ đã sai lầm.
    https://www.dropbox.com/sh/kzxjja8brnha36j/AAAdk5zcbQRO03bSMjiDFW4ya?dl=0
    Lần cập nhật cuối: 06/08/2017
  2. haja

    haja Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2008
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    1.151
    Tàu cái gì cũng làm nhái được các bác nhỉ, nhưng nhái hơi kém.
    [​IMG]
    kachiusa07 thích bài này.
  3. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Tham vọng lớn của Trung Quốc: Thay thế JH-7 bằng J-16
    (Vũ khí) - J-16 là phiên bản "nội địa hóa" máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 của Nga do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo.
    Trong cuộc duyệt binh lớn vừa được Quân đội Trung Quốc tổ chức tại căn cứ huấn luyện Chu Nhật Hòa thuộc khu Nội Mông, tham gia phần trình diễn của không quân có 3 loại chiến đấu cơ đáng chú ý, được coi là xương sống của PLAAF trong tương lai, đó chính là J-10, J-16 và J-20.

    Kể từ khi đặt mua và tiếp nhận dòng tiêm kích hạng nặng Su-27 vào đầu thập niên 1990, đường lối phát triển chiến thuật của Không quân Trung Quốc đã có sự thay đổi lớn, vượt ra ngoài khái niệm bảo vệ không phận hay tấn công cự ly gần như truyền thống.

    Trung Quốc đã mua tới 100 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKK/MK2 để phối hợp tác chiến cùng Su-27, từ đó họ đã chế tạo ra các biến thể "nội địa hóa" bao gồm J-11 và J-16 mà theo đánh giá đã có bản sắc riêng, không đơn thuần chỉ là copy đúng theo nguyên mẫu Flanker nữa.

    Tuy rằng không thu hút nhiều sự chú ý như J-20, nhưng Trung Quốc đánh giá rất cao chiếc J-16 và họ âm thầm chế tạo loại tiêm kích này với số lượng hiện đã lên tới hàng chục chiếc.

    [​IMG]
    J-16 là chiếc chiến đấu cơ đa năng chứa đựng trong mình rất nhiều kỳ vọng của Không quân Trung Quốc
    Được áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất như thiết bị điện tử hàng không tinh vi, trọng tâm là radar mảng pha quét chủ động (AESA), vật liệu composite đặc biệt nâng cao tuổi thọ khung và giảm tín hiệu phản xạ radar... tính năng của J-16 thậm chí được đánh giá sánh ngang Su-35SK của Nga.

    Do J-20 khá phức tạp nên sẽ chỉ được chế tạo không nhiều nhằm giữ vai trò chủ lực. Trong khi đó J-10 lại bị hạn chế về tầm bay cũng như tải trọng vũ khí, khó giành được lợi thế trước Su-30MKI của Ấn Độ hay F-15J của Nhật Bản.

    Cho nên Trung Quốc đã dự định lên kế hoạch tăng sản lượng dây chuyền lắp ráp J-16 lên mức cao nhất.

    Dự kiến trong tương lai không xa, J-16 sẽ thay thế vai trò của tiêm kích - bom JH-7 Flying Leopard để trở thành trọng tâm của chiến thuật tấn công tầm xa trong cả Không quân lẫn Không quân Hải quân Trung Quốc, điều này cũng dễ hiểu vì J-16 vượt trội JH-7 về tính năng không chiến lẫn oanh tạc mục tiêu mặt đất, mặt biển.

    Không chỉ có vậy, thị phần xuất khẩu của máy bay Nga cũng đang đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ Trung Quốc, đặc biệt là khi họ đã nội địa hóa thành công gần đạt tỷ lệ 100%.

    Chi phí rẻ hơn nhiều trong khi tính năng chẳng hề thua kém là lợi thế vô cùng đáng kể nhằm giành giật các thị trường thuộc "thế giới thứ ba".
    --- Gộp bài viết: 06/08/2017, Bài cũ từ: 06/08/2017 ---
    J-16 so với Su-30MKI, F-15J thì vượt trội hoàn toàn

    J-16 dùng radar AESA, Su-30MKI, F-15J dùng radar PESA
    J-16 có tên lửa AAM IIR PL-10 next gen và AAM long range BVR PL-15, Su-30MKI, F-15J ko có loại tương tự, phụ thuộc vào vũ khí mua từ Nga, Mỹ là chủ yếu
    J-16 có khả năng giảm RCS tốt, trong khi RCS F-15J, Su-30MKI vẫn tương tự Su-27, F-15C là >10m2, dễ bị phát hiện trước từ sớm
    J-16 còn có IRST mạnh hơn Su-30MKI, F-15J ko có IRST (chỉ có 1 mẫu duy nhất được nâng cấp)
  4. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Trung Quốc sắp phóng SLBM khi Ấn Độ nhận tàu ngầm khủng - Nhật bản có SLBM ko nhĩ =))
    (Vũ khí) - Trung Quốc vừa công khai hình ảnh chuẩn bị phóng SLBM - động thái diễn ra ngay khi Ấn Độ ấn định thời điểm đưa tàu ngầm Scorpene vào trang bị.
    Đòn đánh tầm xa

    Thông tin Trung Quốc sắp phóng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) được trang Livejournal ngày 5/8 dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết.

    Trung Quốc đang thay đổi kết cấu tàu ngầm Type 032 mang số hiệu 201 tại nhà máy đóng tàu Đại Liên. Trong đó, phần tháp chỉ huy được nâng cao, cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị thử nghiệm tên lửa SLBM có kích thước cực lớn.

    [​IMG]
    Tàu ngầm Type 032 của Trung Quốc.
    Ngay khi hình ảnh được công khai, chuyên gia quân sự Richard D. Fisher Jr. cho rằng, tàu ngầm 201 sẽ là bệ phóng thử cho SLBM mang tên JL-3, được phát triển cho dự án tàu ngầm hạt nhân tương lai Type 096. Tên lửa JL-3 từng xuất hiện trong báo cáo sức mạnh quân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ vừa qua.

    Theo thông tin được công khai, JL-3 là SLBM thế hệ ba và là phiên bản phóng từ tàu ngầm của tên lửa ICBM DF-41. Theo kế hoạch, tên lửa này là vũ khí chính của tàu ngầm chiến lược Type 096.

    JL-3 có tầm bắn ước tính tới 12.000 km, mang được 5-7 đầu đạn với sức mạnh tương đương 16 quả bom hạt nhân ném xuống Hiroshima. Với tầm bắn này, Bắc Kinh tin rằng những tàu ngầm của mình có thể tấn công mọi mục tiêu trên đất Mỹ và Ấn Độ mà không cần rời khỏi vùng biển Trung Quốc.

    Không cần JL-3

    Theo IHS Jane’s, chỉ cần dùng đến JL-2, Hải quân Trung Quốc (PLAN) cũng đủ sức khiến đối thủ khiếp sợ. Theo một số nguồn tin quân sự Mỹ, JL-2 được thiết kế dựa trên loại tên lửa đạn đạo liên lục địa đặt trên mặt đất DF-31 với kết cấu 2 tầng động cơ đẩy (tầng 1 động cơ đẩy nhiên liệu rắn và tầng 2 dùng động cơ nhiên liệu lỏng).

    Toàn bộ tên lửa có trọng lượng tổng thể 42 tấn, dài 13m, đường kính thân 2,25m, tầm bắn xa tới 8.000km. Tên lửa có thể mang phần chiến đấu kiểu MIRV (chứa 3-4 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập).

    [​IMG]
    Tên lửa JL-2.
    Từ khi đưa vào sử dụng tới nay, JL-2 được cho là đã thực hiện hơn 10 cuộc bắn thử (trên đất liền và trên biển). Đặc biệt vào ngày 21/8/2012, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 lần đầu phóng thử tên lửa đạn đạo JL-2. Về độ chính xác của loại tên lửa này thì theo một số nguồn tin bán kính lệch mục tiêu chỉ khoảng 40m, nghĩa là nó có độ chính xác cực cao.

    Hiện nay, Trung Quốc đang mở rộng chương trình tên lửa giữa lúc Mỹ theo đuổi chính sách chuyển trọng tâm các lực lượng sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

    Một số vũ khí của Trung Quốc được "thiết kế đặc biệt để ngăn chặn các lực lượng đối lập tiếp cận các điểm tranh chấp trong khu vực" và Trung Quốc "đang phát triển và thử nghiệm các loại tên lửa tấn công, hình thành thêm các đơn vị tên lửa, nâng cấp về chất lượng cho các tên lửa và phát triển các phương pháp phòng thủ chống tên lửa đạn đạo".

    Trong bản báo cáo của cơ quan tình báo thuộc Lầu Năm Góc về "Mối đe dọa tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình" cho biết, Quân đội Trung Quốc có chương trình tên lửa đạn đạo đa dạng nhất và đang mở rộng kho vũ khí hạt nhân.

    "Trung Quốc hiện có thể nhắm tới Mỹ với một lực lượng khá nhỏ các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và số lượng có khả năng vươn tới Mỹ có thể vượt con số 100 trong vòng 15 năm tới", báo cáo viết.

    Hiện nay, kho vũ khí của Trung Quốc có loại tên lửa SLBM JL-2 được thiết kế để phóng từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 và JL-3 phát triển cho tàu ngầm Type 096. Với những loại tên lửa này, cho phép các tàu ngầm Trung Quốc hoạt động gần các khu vực gần bờ biển Trung Quốc có thể nhắm tới mục tiêu ở tầm xa.
  5. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Chính chủ hàng Tầu, chất lượng wave tàu : Tăng rụng bánh khác chi chim lìa cánh...

    Siêu tăng Type 96B bất ngờ gặp sự cố rơi bánh trong một buổi thi đấu xe tăng trong khuôn khổ Hội thao Quân sự Quốc tế 2017 diễn ra tại Nga. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên xe tăng Type 96 làm Trung Quốc phải muối mặt khi tham gia thi đấu. Năm 2016, cũng trong khuôn khổ giải ARMY, chiếc siêu tăng 96B của Trung Quốc bị văng bánh khi vượt chướng ngại vật, trước đó, năm 2014, một chiếc xe tăng Type-96A gặp sự cố và không thể tiếp tục di chuyển sau khi xuất phát được vài phút cũng tại trường đua Tank Biathlon...
  6. Minhle123

    Minhle123 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2017
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    378
    dân Hongkong nói tiếng quảng chứ đâu nói tiếng quan thoại bác, mà mấy thằng Hongkong nó ghét cả cái châu á chứ chả phải mình tàu
  7. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Lại là hầm cầu thời báo của bọn khựa ngáo đá.

    Tiếng tru của ma quỷ: Trung Cộng sẽ hành động (tấn công) binh lính Ấn Độ tại khu vực Doklam trong vòng 2 tuần...?

    Hoàn Cầu dẫn lời các chuyên gia cho rằng: Trung Quốc sẽ không để tình trạng đối đầu giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại Doklam kéo dài quá lâu và sẽ có một chiến dịch quân sự quy mô nhỏ để trục xuất các binh lính Ấn Độ trong vòng 2 tuần.
    Theo ông Hu, chiến dịch quân sự được tiến hành nhằm mục đích bắt giữ các binh lính Ấn Độ còn lưu lại trên lãnh thổ tranh chấp (mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền) hoặc trục xuất họ. "Phía Trung Quốc sẽ thông báo với Bộ Ngoại giao Ấn Độ trước khi hành động", ông Hu cho biết thêm.
    Về phía Ấn Độ, Bộ trưởng Bộ Ngoại vụ Sushma Swaraj khẳng định: Chiến tranh không phải là giải pháp và nên giải quyết vấn đề bằng biện pháp ngoại giao nhưng bà cũng nhấn mạnh rằng, Ấn Độ "luôn sẵn sàng chiến đấu bởi quân đội là để chiến đấu"...
  8. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Võ sĩ Cà ri này sao cư xử hiền quá,rất mã thượng. Đối với tụi khựa không nên nhúng nhường mà phải thẳng tay.
    Võ sĩ Ấn Độ trả đai WBO cho Trung Quốc mong ngăn xung đột
    Lưu
    Vijender Singh thắng điểm Zulpikar Maimaitiali trong trận "đại chiến quyền Anh châu Á" hôm 5/8 thống nhất hai đai WBO hạng cân siêu trung.
    Sau trậu đấu, võ sĩ người Ấn Độ bất ngờ muốn trả lại một chiếc đai vô địch cho bại tướng người trung Quốc, Maimaitiali. Theo Singh, “tình bạn giữa Ấn Độ và Trung Quốc” xứng đáng được tôn vinh hơn cả.

    [​IMG]
    Singh (trái) trong trận đấu với đối thủ Trung Quốc Maimaitiali. Ảnh: AFP.

    Hai quốc gia đông dân nhất thế giới bắt đầu căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ từ hồi tháng Sáu. Bất đồng xảy ra khi Ấn Độ phản đối Trung Quốc xâm phạm biên giới nước này với hành động xây đường qua cao nguyên Doklam (tên tiếng Trung là Donglang).

    Singh thắng đối thủ sau 10 hiệp đấu điểm số sít sao 96-93, 95-94, 95-94 tại thành phố Mumbai. Anh bảo vệ thành công đai WBO châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời đoạt luôn đai WBO Viễn Đông từ Maimaitiali. Võ sĩ 31 tuổi vẫn đang giữ thành tích toàn thắng kể từ khi thi đấu chuyên nghiệp năm 2015 (9 trận).

    Chiến thắng của Singh tạo ra sự hưng phấn trên khắp Ấn Độ. "Trung Quốc đã thua thảm tại Mumbai và điều tương tự cũng sẽ xảy ra ở Doklam mà thôi”, một thương gia và cũng là thầy dạy yoga, Baba Ramdev viết trên Twitter.
  9. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    lý do Trung Quốc
    - mua Su-30 sau khi đã tự nhái Su27
    - mua Su-35 sau khi đã tự nhái Su-30
    - mua S-400 sau khi đã tự nhái S-300
    ....
    vì họ tự hiểu họ không thực sự có khả năng "R&D hay nghiên cứu và phát triển"

    Su-30/35 thực ra cũng chỉ phát triển lên từ Su-27, nhưng TQ không thể nào tự phát triển lên Su-30 hay Su-35 từ Su-27 cho dù đã mua bản quyền sx Su-27 từ Nga.

    Tương tự như S-300 và S-400.
    S-400 được phát triển từ S-300, nó gần như 1 bản S-300 nâng cấp hay S-300PMU3

    Trung Quốc mua rất nhiều và từ rất lâu S-300, nhưng tự họ không thể làm được ra 1 sản phẩm đáng gọi là bản nâng cấp của S-300, ... và họ mua bản nâng cấp của S-300 là S-400 sau nhiều năm.... Quá xa vời và phi thực tế nếu hỏi "bao giờ TQ làm được 1 bản tiên tiến hơn S-400?" trong khi Nga họ luôn có lộ trình cho các hệ thống S-500, thậm chí S-600
    ---------

    Con đường tương tự cho Liêu Ninh, họ có thể nhái 1 chiếc tàu sân bay theo mẫu, nhưng rất khó để có 1 bản nâng cấp, nếu như ko mua 1 nguyên mẫu tiên tiến hơn.

    Oppo, Xiaomi ... có thể nhái kiểu dáng Iphone dễ dàng, nhưng chất lượng thì không nhái được...
    Samsung nó khác ... nó có khả năng nghiên cứu và phát triển nên nhiều khi sản phẩm của Samsung còn được xem là tốt hơn, và giá bán cũng cao hơn cả Iphone luôn.
    ----------
    Nhái và nghiên cứu phát triển nó khác nhau như vậy.

    [​IMG]

    nhắm mắt cũng có thể biết PAK-FA ăn đứt cái giống J-20 ( chưa ra đã lạc hậu ) nhái mẫu thiết kế Mig 1.44 ( vốn là nghiên cứu hủy bỏ từ 1980s dù ý định ban đầu là ra máy bay cạnh tranh với F-22 )

    nếu thiết kế tiên tiến quá thế, thì Nga họ bỏ làm gì ...
    thiết kế mới thay thế Mig 1.44 ( bỏ sọt rác lôi ra bán tận thu ít xèng ) của Nga,
    [​IMG]

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 07/08/2017
    convitbuoc, kimdungssouri thích bài này.
  10. thanhVNW

    thanhVNW Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    56
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này