1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PHÒNG KHÔNG KHÔNG QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM - Phần 12

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi aviator007, 11/10/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Tay chiên da người Nga viết một bài tham luận rất công phu nhưng mà cố ý không đề cập đến vấn đề quan trọng nhất của chiến tranh đó là chi phí và tương quan lực lượng.

    Hầu hết các ví dụ tiêu biểu cho việc KQ áp đảo PK mặt đất đều là những cuộc chiến do Mỹ tổ chức, tiến hành với một lực lượng áp đảo tuyệt đối. Đơn cử như chiến dịch ném bom Nam Tư. Mỹ và đồng minh huy động 1031 chiếc máy bay các loại, trị giá TBKT tham chiến lên đến gần trăm tỷ $. Về chi phí chiến sự thì chỉ riêng chi phí bom, đạn tên lửa thì Mỹ đã phải chi gần 3 tỷ $. Tính luôn chi phí vận hành, xăng dầu, lương lậu của lính toàn chiến dịch 78 ngày Mỹ đã chi đến hơn 12 tỷ $, chưa tính bọn EU lâu nhâu. Vài chục tiểu đoàn PK của Nam Tư trị giá được bao nhiêu tỷ, vận hành tốn chưa đến trăm triệu. Cái này là lấy tiền đè người, không phải là PK dỡ hơn KQ.

    Muốn so sánh thì cứ nhìn bọn Nga ở Gruzia đi thì thấy, chỉ bay hơn trăm chuyến ném chưa đủ 1000 tấn bom mà đã mất gần 10 chiếc máy bay các loại. Còn các bạn Ukraine thì sợ co vòi không dám đem máy bay ra đấu với các bạn dân quân có vũ khí PK hiện đại.

    Nga nghèo, không đấu máy bay lại Mỹ nên rất chú trọng mảng PK mặt đất, đó là nguyên tắc chiến tranh bất đối xứng. KQ có lợi thế chủ động, khả năng tập trung lực lượng cao nhưng hạn chế là chi phí đầu tư, vận hành cao.
    hk111333, Triumf, kimdungs2 người khác thích bài này.
  2. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.047
    Đã được thích:
    29.130
    Mấu chốt vấn đề để đánh thắng các chiến dịch phản kích từ mặt đất là trinh sát điện tử. Điều này hiện nay Nga có một nền tảng khá thấp so với thế giới. Không quân Nga mà không có chiến trường Syria thì nó đek biết ném quả bom thế nào luôn. Tầu khựa tất nhiên là chưa phải tuổi.

    Bọn tây nó thấy PKLQ không hiệu quả mấy nên chưa có đầu tư vào. Nó muốn ô phòng không do KQ tạo ra. Ngặt một cái là cái đó lại rất tốn kém để duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu. Còn Kub nó bắn rụng tàu bay tùm lum đấy chứ. Nó là PKLQ đấy chứ còn gì nữa.

    Nói chung là phản kích các chiến dịch tập kích đường không từ mặt đất là một phương pháp đe doạ gây thiệt hại cho lực lượng không quân địch với chi phí thấp. Nó không phải là lực lượng chiến đấu để chiến thắng, tức làm chủ bầu trời bên trên trận địa. Nó thể hiện bản chất chiến tranh phi đối xứng.

    Để đánh thắng chiến dịch phản kích từ mặt đất cần tổ chức trinh sát không ảnh, trinh sát điện tử theo thời gian thực nhằm phát hiện và chế áp, tiêu diệt ngay lập tức các ổ đề kháng ngày càng hiện đại, cơ động kết hợp với chế áp điện tử nhằm vô hiệu hoá sự liên kết thông tin của chúng trên không gian điều khiển.

    Vậy, nếu gây cản trở được phần lớn công tác tình báo trinh sát của kẻ địch thì có thể làm thất bại được chiến dịch tập kích đường không của họ.
    hk111333, thienvutb20, kynx19961 người khác thích bài này.
  3. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    PK Nga kém Mỹ và Phương Tây nhé
    - Radar to, cồng kềnh hao điện
    - Không có tên lửa hit-to-kill, toàn nổ mảnh giờ này mà cũng chưa sx được loại hit như PAC
    - Tên lả đường kính to, nặng nhưng tầm bắn kém hơn.
    - Pháo pk không có đạn cài điện tử như Oerlikon
  4. igansanzenin

    igansanzenin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Bài viết:
    6.506
    Đã được thích:
    3.990
    học thuyết của nó như vậy chứ ko phải nó ko làm đc.
  5. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.047
    Đã được thích:
    29.130
    Tớ đọc nát học thuyết quân sự Nga có chổ nào nói phải làm radar thật to và hao điện mí lại nấu đạn nặng nổ phân mảnh đâu.
    T90Vladimir thích bài này.
  6. igansanzenin

    igansanzenin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Bài viết:
    6.506
    Đã được thích:
    3.990
    tớ nghe thiên hạ (fan fuc kov) bảo radar càng to, nhìn càng xa do nước Nga rộng, đầu nổ to, phân mảnh, nổ một lần 4-5 quả thì hạ máy bay dễ hơn, chỉ có bọn tự bản rửa tiền làm ra đồ chơi mới đòi hạ máy bay = cách đấm thẳng vào mặt, nước Nga còn có thể gắn đầu đạn hạt nhân vào S-300, sao phải xoắn??? :-D

    mà tên lửa Nga được thiết kế kể cả loại vác vai là lao vào mục tiêu, nhưng nếu bay trượt qua thì nó sẽ phát nổ để tận diệt máy bay, tên lửa mà đòi 100% lao vào máy bay mới diệt đc thì bọn Đức nó tạo pháo PK nổ mảnh làm gì? :-p
  7. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    1.571
    Vấn đề ở chỗ bác nhà báo Nga chưa đề cập là chỗ này:
    1/ Mấy anh ăn hành từ lebanon, Lybia, nam tư. Iraq. Các hệ thống PK của họ là hàng xuất khẩu, kể cả lực lượng ko quân phối hợp dù có mig 23 hay mig 21. Mig 29 đều bị giảm nhiều tính nhiều tính năng quan trọng trong đó các hệ thống esm ecm ko được trang bị đầy đủ nên khi bị áp chế thì các máy bay ko tự bảo vệ dc mình. Hệ thống pk cũng vậy. Đầu dẫn tên lửa đều là loại cũ. Ngay cả TLPK tầm thấp như Strela 2 và Strela 1 thì đầu dẫn hồng ngoại cũng là loại cũ, ko dc làm mát, dễ bị nhiễu bởi mồi bẫy nhiệt.
    Đồ chơi đã là đồ loại 2. Mà đòi đú với Mẽo, Israel. Phương tây? Toàn là hàng thửa nhà trồng. Có cái gì đó ko công bằng lập lờ ở đây.

    2/ Lấy cuộc chiến tại Lebanon làm ví dụ vì ở Lebanon có nhiều điểm chung với các cuộc chiến còn lại về trang bị và đối thủ.
    người Syria, với sự giúp đỡ của người Nga, đã tạo ra một hệ thống phòng không chưa từng có để bảo vệ không phận Lebanon, gồm: các tổ hợp SAM S-75 với cự ly diệt mục tiêu 40-50 km, các tổ hợp S-125 - tầm bắn 25-30 km, các tổ hợp SAM S-200 (đặt căn cứ tại Syria) - có tầm bắn 300 km, các tổ hợp SAM "Kub" - tầm bắn 30-60 km và tổ hợp SAM "Osa" - tầm bắn 13 km (tất cả có radar kiểm soát hỏa lực), các tổ hợp MANPADS có đầu tự dẫn hồng ngoại "Strela-2M" - tầm bắn 10 km và tổ hợp SAM mới nhất có đầu tự dẫn kết hợp IR / radar "Strela-1" - tầm bắn 8 km; cùng rất nhiều khẩu đội PPK 23mm ZSU-23-4 và 57mm ZSU-57-2 (cả hai đều có radar kiểm soát hỏa lực).


    [​IMG]
    Các sĩ quan trung đoàn TLPK 231 Liên Xô bên tổ hợp S-200VE «Vega-E» tại Syria năm 1983.

    * Đầu tiên là Pháp cắn trộm, nhờ AE 6B Prowler của Mẽo ở gần đó gây nhiễu dùm để cắn trộm thành công. PK Lebanon ko làm dc gì. Trong suốt chuyến bay của các máy bay Super Etendard, máy bay Prowler đã gây nhiễu các đài radar giám sát và radar dẫn bắn của đối phương trong khi bản thân ở bên ngoài cự ly diệt mục tiêu.
    * Tiếp theo sau đó thì Mẽo dùng A 7E và A 6E cùng AE 6B. Như thường lệ, đối với loại hình nhiệm vụ được gọi là chế áp phòng không, đầu tiên cất cánh lên không trung là máy bay AWACS E-2C Hawkeye để giám sát từ khu vực quần vòng và phát hiện các trận địa SAM Syria. Hơi lệch sang một bên, làm nhiệm vụ đảm bảo tuần tra chiến đấu, bay kèm hộ tống chúng có một số máy bay tiêm kích F-14 Tomcat. Những chiếc cuối cùng, nhưng không phải kém quan trọng nhất, tất nhiên là EA- 6B Prowler, chúng cất cánh lên không trung để gây nhiễu radar đối phương.

    Nhiệm vụ chế áp các khẩu đội phòng không Syria được phân chia giữa các máy bay A-7E Corsar và A-6E Intruder : loại đầu tiên tấn công các radar của tổ hợp SAM và PPK bằng tên lửa chống radar Shrike, loại sau công kích tiêu diệt trận địa phóng đạn TLPK có điều khiển.

    Tuy nhiên, chuyến bay của một nhóm máy bay bay lớn như vậy không thoát khỏi sự chú ý của các tàu tuần dương và tàu-do thám của Liên Xô, họ vẫn như thường lệ, bám theo các đơn vị của Hạm đội 6 Hải quân Mỹ như một cái bóng. Có lẽ vì sợ có thêm một thất bại mà trong đó các vũ khí họ cung cấp cho Syria có thể bị phá hủy, đồng thời mạng sống của các cố vấn quân sự Liên Xô trong khu vực này có thể gặp nguy hiểm, người Nga ngay lập tức qua radio thông báo cho Damascus về cuộc xuất kích của một nhóm máy bay lớn của Mỹ. Vậy là, người Syria có thời gian cần thiết để chuẩn bị tiếp đón các phi công của Hạm đội 6.
    Các trắc thủ radar Syria chỉ bật radar của họ một cách định kỳ, mà điều này có nghĩa là không phải tất cả đạn SAM đều có thể được phóng. Trong vòng mười bốn hay mười lăm phút diễn ra cuộc tấn công, bắn vào các máy bay Mỹ ít nhất có bốn mươi đạn tên lửa và vô số đạn pháo. Khi những chiếc máy bay Mỹ quay trở lại các tàu sân bay, trong đội hình của chúng thiếu một chiếc A-6E và một chiếc A-7E, và còn một chiếc nữa bay với một phần ống xả bị hư hỏng vì tên lửa có đầu tự dẫn hồng ngoại.
    Về sau thì Mẽo mới biết là các đầu dẫn của Strela 2M là loại mới. Cải tiến :

    - Cải tiến bộ lọc, phân biệt tốt hơn mục tiêu thực và giả;
    - Thay đổi bước sóng hoạt động;
    - Cảm biến được làm mát có độ nhạy tốt hơn.
    Do vậy a Mẽo dính đòn.


    * Sau cùng là Israel cắn. Tuy nhiên với tư chất thiên bẩm là thông minh nhất thế giới người israel đã tạo ra chiến thuật áp chế PK mẫu mực kết hợp UAV, E 2, F 4. Bom thông minh. TL chống bức xạ. Mà chắc ta đang học để áp dụng và tăng cường phòng thủ bằng đồ Israel kết hợp Nga.
    Chiến thuật của Israel chế áp tổ hợp SAM "Kub"

    [​IMG]

    hk111333meo-u thích bài này.
  8. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.047
    Đã được thích:
    29.130
    Nhưng cụ nói cái đó trong học thuyết. Mà tớ đọc học thuyết có thấy đâu. Hay học thuyết này cụ đọc bên phắc cốp
  9. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Nói cũng không sai. Nga chú trọng PK không có nghĩa là PK của Nga hiện đại hơn của Mỹ và tây. Mặt bằng kỹ thuật điện tử, cơ khí chính xác của Nga vẫn chưa bắt kịp phương tây. Đây là sự thật bọn Nga cũng phải nhìn nhận. Do đó TBKT của Nga đôi khi cồng kềnh, thô kệch, hao điện hơn của các nước tây. Nhưng được cái chi phí sản xuất, duy trì SSCĐ rẻ hơn.

    Cốt lõi vấn đề ở đây là PK, cụ thể hơn nữa là PK của Nga là một phương án tác chiến phi đối xứng rất hiệu quả trước KQ hiện đại của các nước khác. Tương quan chi phí/hiệu quả là rất khả quan.
  10. kimdungs

    kimdungs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2016
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    396
    mình thấy bài này cũng rất phiến diện . tóm lại , theo phân tích của giới chuyên gia quân sự trên toàn... TTVNOL thì bài của tác giả này không có giá trị cao để nghiên cứu , tìm hiểu và áp dụng =))

Chia sẻ trang này