1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NGỌN ĐÈN SOI SÁNG NĂM GIAI ĐOẠN - Những chỉ dẫn về Mật điển Bí Mật Tập Hội (Guhyashamaja Tantra)

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi Prahevajra, 28/05/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Xác lập một luận điểm tối ưu

    Như vậy phương pháp xác định một mật điển nhóm cha và mẹ là gì? Mặc dù bạn có thể cho rằng sự phân biệt thường dựa trên giai đoạn phát sinh, nhưng điều quan trọng và cần thiết hơn là phân biệt chúng từ quan điểm của giai đoạn thành tựu. Xác định tất cả mật điển là Tantra bất nhị dựa trên cơ sở Phương tiện và Trí tuệ là Lạc và Không, mà chẳng phân biệt chúng là các tantra phương tiện và tantra trí tuệ, như đã giải thích ở trên. Cũng sẽ là không đúng khi xác định chúng là khác nhau nếu chỉ dựa trên sự chú trọng về phương tiện hay trí tuệ trong mỗi tantra, vì việc này sẽ dẫn đến sai lầm khiến người ta có thể sắp xếp Hevajra (Hỷ Kim Cương) vào nhóm tantra Cha, còn Guhyasamaja (Bí Mật Tập Hội) vào nhóm tantra Mẹ, vì yếu tố Đại Lạc rất được chú trọng trong các tantra Mẹ như Hevajra, và không được đề cập rõ ràng trong Guhyasamaja.

    Do vậy, vì phương tiện và trí tuệ được nói đến trong các tantra khác nhau trên quan điểm của giai đoạn thành tựu, thì Trí Tuệ chính là Trực giác tối thượng của Đại lạc, còn Phương Tiện chính là Thân Huyễn thông thường. Xác định một mật điển là yogini tantra bằng tiêu chí thứ nhất, chương 13 của Vòm Kim Cương có đoạn:

    “Đấng Chí Tôn, bằng cách nào họ xác định các mật điển yogini?”

    Bậc chủ quản kim cương nói,

    “Phương tiện của trí tuệ vô thượng

    Được nói rõ là yogini (phối ngẫu, nữ hành giả yoga)

    Nhờ đó, bởi an trụ trong thực tại tối hậu

    Thông qua yoga của Đại Ấn

    Chúng được gọi là các mật điển yogini.”​

    Đoạn thơ này xác định một cách ngắn gọn tantra nhóm Mẹ. Ý nghĩa của nó như sau: các mật điển đó dạy cách an trụ trong thực tại tối hậu của tính không bằng phương pháp của yoga Đại Ấn. Do đó các mật điển như Vòm Kim Cương được gọi là yogini tantra. Lý lẽ dùng để xác định những mật điển thuộc về nhóm tantra Mẹ được trình bày trong hai câu: “Phương tiện của trí tuệ vô thượng, được nói rõ là yogini.”

    Giải thích chi tiết hơn: đây là phương pháp sản sinh ra bốn cấp độ đại lạc trong cả hai quá trình: đi xuống khi Kunda – giọt bồ đề trắng chảy từ luân xa đỉnh đầu xuống luân xa sinh dục, và theo quá trình đi lên khi nó đi ngược lên đỉnh đầu (trong khi thực hành hợp nhất với phối ngẫu). Phương pháp để chứng ngộ Pháp Thân của trí tuệ tối thượng này cũng chính là phép yoga hợp nhất bất khả phân giữa lạc và không, và vì thành phần chính của nó để chứng ngộ Pháp Thân là trí tuệ của tính không, nên nó được gọi là tantra Mẹ. Như vậy một tantra được gọi là tantra Mẹ, hoặc yogini tantra khi nó không chủ yếu dạy cách làm thế nào để đắc được Thân Huyễn từ Khí ngũ sắc, vốn mang theo trí tuệ trực giác của đại lạc. Thay vào đó, nó chủ yếu dạy quy trình đốn ngộ thấu suốt tính không tối hậu của cảnh giới “như thị”, thông qua phép yoga hợp nhất lạc và không, nhờ sở đắc cực khoái với phối ngẫu. Như vậy một tantra Mẹ chú trọng dạy các tiền đề để đạt được Pháp Thân, thuộc phạm trù trí tuệ.

    Xác định một tantra là tantra Cha bằng tiêu chí thứ hai, mật điển Đại Dương Không Hành Nam viết:

    Trong các vua của các mật điển dành cho yogi và yogini,

    Nhiều phương pháp đã được biết rõ ràng.

    Ta truyền dạy Thân Huyễn cho thế gian

    Để đạt tới sự hợp nhất Tịnh Quang và Thân Huyễn.​

    Ý nghĩa của đoạn trích này như sau, câu thơ nói rằng “truyền dạy.” Dạy ở đâu? Trong các vua của các mật điển. Dạy cái gì? Chính là Thân “Huyễn”. Dạy cho ai? Cho “thế gian,” tức là cho các đệ tử của ngài. Dạy bởi ai? “Ta”, vị thầy. Nó được dạy như thế nào? Bằng phương pháp đạt được Thân Huyễn thông qua các giai đoạn của bốn cấp độ tính không, bao gồm cả Tịnh Quang với ba cấp tính không trước đó. Làm thế nào đạt được nó? Bằng cách hiểu rõ các phép tu luyện được chỉ dạy trong các mật điển này.

    Nội dung này có thể được giải thích kỹ hơn. Một mật điển chủ yếu dạy quy trình sau thì được gọi là một tantra Cha: Các loại nội khí dần dần thu rút vào trong trung tâm luân xa tim, là nơi xuất hiện Tịnh Quang. Từ quá trình này, bốn cấp độ tính không lần lượt xuất hiện theo thứ tự tăng dần. Sau đó, bốn cấp độ tính không xuất hiện theo thứ tự ngược lại, từ đó trí tuệ trực giác của các tầng bậc tính không được tạo thành. Nhờ khí ngũ sắc của tịnh quang mà sở đắc được thân huyễn thông thường. Một mật điển như vậy là tantra Cha bởi vì nó dạy phép yoga kết hợp bất khả phân giữa một sắc thân được sản sinh ra từ các loại nội khí với trí tuệ trực giác của các cấp bậc tính không. Nó là tantra Cha vì nó dạy các tiền đề để đạt được Báo Thân, chủ yếu thuộc về phạm trù “phương tiện” trên bình diện trực quan.

    Liên quan tới đoạn trích từ Minh giải thực tại bí mật, cũng giống như hai đoạn trích trên, vì nó cho biết hai loại tantra chủ yếu dạy quy trình “phát sinh” Thân Huyễn từ bốn cấp độ tính không, và quy trình đốn ngộ chứng thực cảnh giới thành tựu “như thị”, vốn là hai quy trình được dạy bởi hai loại tantra từ xa xưa.

    Cụm từ “chủ yếu dạy” và “chủ yếu không dạy” ngụ ý một tantra có trình bày những điều trên kèm theo việc nhấn mạnh vào nội dung trọng điểm của một trong hai loại tantra hay không.

    Nếu hai đặc điểm phân biệt này, trong các tantra Cha và Mẹ như được giải thích ở trên, được tuân thủ bởi những vị thầy có thẩm quyền, thì các tantra phương tiện và trí tuệ sẽ là các tantra nhánh được bao gồm trong hai loại tantra chính này. Ngay cả khi các tantra không biểu lộ rõ ràng theo quy cách này, thì cũng nên được giải thích phân loại vào một trong hai nhóm. Bởi vậy, phương pháp phân loại các mật điển này được áp dụng cho tất cả các tantra Cha và Mẹ.
    Lần cập nhật cuối: 22/06/2016
  2. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    3. Giải Thích Chi Tiết về Mật điển Phương tiện Bí Mật Tập Hội

    Giải thích chi tiết về mật điển phương tiện

    1. Phân chia mật điển phương tiện thành ba loại

    2. Giải thích chi tiết về Bí Mật Tập Hội​

    Phân chia mật điển phương tiện thành ba loại

    Mật điển Sự Trang Hoàng Của Bản Tính Kim Cương phân chia mật điển phương tiện thành ba loại: tham, sân, si. Loại thứ nhất được nói:

    Có điều cần giải thích thêm

    Các mật điển đại phương tiện của lòng tham:

    Bất cứ ai biết rõ về chúng

    Sẽ đắc quả thành tựu ngay trong kiếp này.

    Một ngàn Bí Mật Tập Hội,

    Ba trăm ngàn Vòng Hoa Kim Cương,

    Bốn ngàn Tiết Lộ Ẩn Nghĩa

    Một trăm bảy mươi Bốn Nữ Bản Tôn

    Hai trăm lẻ tám Tối Thượng Mật Thừa,

    Mật điển chú giải của nó, năm mươi lăm Đại Hứa Nguyện,

    Một ngàn Tập Hội Năm Kim Cương,

    Một trăm ngàn Yếu Lược,

    Hai trăm mười Chiến Thắng Công Bằng,

    Một ngàn bảy trăm Bí Mật Giọt Mặt Trăng,

    Một trăm hai mươi Kim Cương Ngầm,

    Bảy trăm lẻ năm Vương Miện Kim Cương,

    Năm trăm ngàn Giọt Mặt Trăng Phẫn Nộ,

    Một trăm chín mươi tám Chiến Thắng Kim Cương,

    Năm ngàn Bí Mật Bình Đẳng,

    Năm ngàn Bí Mật Trang Hoàng Kim Cương,

    Bảy ngàn Kho Báu Bí Mật Kim Cương,

    Một trăm ngàn Giọt Bí Mật Châu Báu,

    Một ngàn một trăm Huyền Thuật Đại Nhật,

    Một ngàn Bí Mật Trang Hoàng Kim Cương,

    Hai trăm lẻ tám Sọ Kim Cương,

    Bảy trăm ngàn Thực tại,

    Ba ngàn Trang Hoàng Hứa Nguyện,

    Một trăm ngàn Anh Hùng Văn Thù,

    Một trăm năm mươi Tích Tập Bí Điển,

    Chín trăm lẻ bảy Cây Châu Báu,

    Một trăm lẻ tám Giọt Thời Gian,

    Năm trăm lẻ bảy Kho Tàng Nữ Bản Tôn,

    Tôi sẽ dạy đúng theo các khái niệm cụ thể của những mật điển này

    Bởi sự hợp nhất của cặp bản tôn và phối ngẫu

    Các nhóm tantra được dạy.​

    Ngoài ra:

    Tất cả các mật điển sân và tham

    Cũng cần được hiểu như vậy.​

    Ở đây, 27 tantra tham được liệt kê ra, có khoảng 507 tổng số. Tantra sân ví như Yamantaka, và tantra si có thể kể đến như Vajra Arali theo các học giả Tây Tạng.

    Thống kê chung của hai loại tantra được đề cập trong Samvarodaya Tantra đã được nói tới trong đoạn trích dẫn trước đây.
  3. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Cách hiểu Tantra Gốc, Tantra hậu kỳ và danh sách các Tantra chú giải

    Văn bản bình luận về Vòng hoa Kim cương cho rằng Bí Mật Tập Hội có một mật điển dài 25,000 câu thơ và một mật điển rút ngắn gồm 1800 câu thơ trong 18 chương. Những con số được liệt kê ra đến hàng ngàn là ám chỉ tới các câu thơ. Do vậy câu thơ trong bài trên “Một ngàn của Bí Mật Tập Hội” là số đếm ước tính của mật điển rút gọn.

    Cách hiểu Mật điển Gốc, Mật điển hậu kỳ, và các mật điển chú giải như thế nào? Mật điển Gốc có thể được chia thành mật điển dài và mật điển ngắn. Bởi vì thời kỳ đầu, mật điển được dạy vô cùng dài, nhưng các đệ tử sau này thường có tuổi thọ ngắn hơn, trí năng kém hơn nên không thể hiểu được mật pháp dễ dàng. Vì vậy một phiên bản cô đọng từ phiên bản dài đã được dạy. Hai phiên bản này chỉ khác nhau ở số câu thơ. Cả hai đều cùng là mật điển gốc, do đó chúng không nên được đánh giá là những mật điển tiên kỳ và hậu kỳ.

    Từ gốc trong “mật điển gốc” có ba cách giải thích. Giống như thân của một cái cây có thể gọi là gốc khi so sánh với các nhánh của nó. Một mật điển là gốc khi so sánh với các mật điển nhánh. Ví như người chủ sở hữu đầu tiên gọi là chủ gốc, một mật điển là gốc khi so sánh với mật điển muộn hơn của nó về mặt thời gian. Khi chúng ta nói “gốc và bình luận”, một mật điển là gốc khi so với các mật điển chú giải của nó. Nghĩa đầu tiên được dẫn chứng trong Ngọn Đèn Soi Sáng khi gọi Bí Mật Tập Hội là gốc của tất cả các loại mật điển. Phương diện mà nó được coi là một mật điển gốc sẽ được giải thích sau này. Nó vừa là gốc rễ, vừa là một mật điển, nên nó được gọi là một mật điển gốc. Không thể nói rằng tác phẩm nào thể hiện hai tiêu chuẩn này thì đều được gọi là mật điển gốc.

    Cách giải thích thứ hai của “gốc”: 17 chương đầu của Bí Mật Tập Hội được dạy trước, được định rõ là “mật điển gốc”khi so sánh với chương thứ 18 được dạy sau đó. Theo quan điểm này, Naropa gọi Yếu lược Thực tại là một mật điển gốc, gọi Mật điển Gốc Bí Mật Tập Hội là một mật điển hậu kỳ, và chương 18 của nó là một mật điển hậu kỳ của mật điển hậu kỳ đó.

    Từ được dịch là “hậu kỳ” còn có nghĩa là “cao cấp hơn” và “cao nhất”, một số người dịch là “cao cấp hơn”, nhưng các đại dịch giả dường như đúng khi dịch nó là “hậu kỳ”. Sắp xếp Yếu lược Thực tại làm mật điển gốc khi so sánh với Bí Mật Tập Hội cũng là suy nghĩ của Aryadeva trong Yếu lược Tu hành.

    Sẽ là không đủ khi sắp xếp như vậy chỉ bởi vì Yếu lược Thực tại được dạy ở thời kỳ sớm hơn. Vậy thì lý do đích thực là gì? Bí Mật Tập Hội hiển nhiên không phải là yoga tantra (du già mật) khi thuật ngữ này được dùng để mô tả bốn cấp độ mật tông, nhưng thường thì nó được nói đến là một “yoga tantra.” Do đó cả Bí Mật Tập Hội và Yếu lược Thực tại đều xuất hiện trong nhóm “yoga tantra.” Ngoài ra, Yếu lược Thực tại là một tantra phương tiện, bởi vì nếu “phương tiện” và “trí tuệ” được áp dụng cho nam và nữ bản tôn chính, thì theo Jnanamitra trong Bình luận về Một trăm năm mươi Nguyên lý, Yếu lược Thực tại nằm trong nhóm bản tôn nam chính. Hơn nữa, Ngọn đèn Soi sáng bình luận trong 16 chương nói rằng một số điểm trong lễ ban quán đỉnh ở Bí Mật Tập Hội có thể được biết từ Yếu lược Thực tại. Vì thế Yếu lược Thực tại có thể được xem như là nền tảng ban đầu cho Bí Mật Tập Hội và đó là lý do nó được diễn tả theo cách này.

    Có thể thắc mắc rằng, nếu một tantra hậu kỳ được coi là một bản chú giải sau này của một chủ đề ban đầu, thì những sai lầm có thể sẽ nảy sinh theo sau. Ví dụ, chương một của Bí Mật Tập Hội có thể được coi là một tantra gốc khi so với 16 chương tiếp theo bởi vì nó đưa ra nội dung khái lược của mật tông mà sau đó được triển khai chi tiết trong 16 chương còn lại. Ngược lại, 16 chương này có thể được coi là tantra hậu kỳ khi so với chương một. Hơn nữa, mỗi chương trước và sau có thể được nhận định theo cách tương tự. Như vậy, nếu một tantra hậu kỳ không được xác định theo cách này, đâu là ranh giới để phân định một mật điển hậu kỳ?

    Có nhiều cách xác định cái gì làm nên một Mật điển hậu kỳ, nhưng ở đây tôi sẽ giải thích tiêu chí xác định Mật điển Hậy kỳ Bí Mật Tập Hội. Chương 18 là một phần của mật điển này, nhưng nó được dạy sau giáo lý của Mật điển Gốc. Nó làm sáng tỏ ý nghĩa chung trong toàn bộ 17 chương và những điểm khó hiểu trong từng chương. Vì vậy nó được biết đến là “Bí Mật Tập Hội hậu kỳ”. Theo cách này, sai lầm khi coi từng chương tiếp nối trở thành các mật điển hậu kỳ của các chương trước sẽ không xuất hiện.

    Vị thầy Arya và các đệ tử thân cận của ông đề cập tới năm mật điển chú giải Bí Mật Tập Hội. Năm giai đoạn của Nagarjuna liệt kê Mật điển được thỉnh nguyện bởi Bốn Nữ Hóa Thần, Tiết lộ Ẩn nghĩa, Vòng hoa Kim cương. Yếu lược Tu hành của Aryadeva cũng liệt kê Trích yếu Trí tuệ Kim cương như là một mật điển chú giải. Ngọn đèn Soi sáng của Candrakirti khi bình luận về hai âm tiết trong phần giới thiệu (E-VAM), đã đưa ra cái tên “Mật điển được thỉnh cầu bởi Đế Thích” để tham khảo. Trong phần bình luận về các âm tiết khác, khi có đoạn “Từ mật điển chú giải …” dường như là ám chỉ đến mật điển này. Do đó, Mật điển được thỉnh cầu bởi Đế Thích được cho là một mật điển chú giải, nhưng nó không được dịch sang tiếng Tây Tạng.

    Vị thầy Arya và các đệ tử nói đến chương 18 như là một mật điển hậu kỳ nhưng không ám chỉ nó là một mật điển chú giải. Tuy nhiên, vì Thagana và Jinadatta khẳng định nó là mật điển chú giải của Mật điển Gốc, nó nên được khẳng định là một mật điển chú giải. Một số người khẳng định mật điển Vòng hoa của Bản tính Kim cươngBức màn Huyễn ảo là mật điển chú giải, mặc dù hai mật điển này tương tự như Bí Mật Tập Hội, chúng không phải là các mật điển chú giải. Nói về Mật điển được thỉnh nguyện bởi Bốn Nữ Hóa Thần, trong bản bình luận có nói rằng nó là mật điển hậu kỳ của một mật điển tên là Tối thượng Toàn thể Bí Mật trong một ngàn câu thơ. Bản bình luận của Vòng hoa Kim cương cho rằng có một bản dài 12,000 câu thơ Vòng hoa Kim cương và một bản rút gọn, ngoài ra Trích yếu Trí tuệ Kim cương cũng có một bản dài và một bản ngắn. Trong đoạn trích ở trên, có câu về sự tồn tại của Vòng hoa Kim cương với 300,000 câu thơ. Tiết lộ Ẩn nghĩa là một mật điển chú giải cho 12 chương đầu của Tantra Gốc, nhưng các chương còn lại không được dịch.
  4. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Nội dung của các mật điển chú giải

    1. Chú giải của Mật điển Hậu kỳ và Chú giải của Tiết lộ Ẩn nghĩa

    2. Những giải thích của Vòng hoa Kim cương và hai mật điển chú giải khác​

    Chú giải của Mật điển Hậu kỳChú giải của Tiết lộ Ẩn nghĩa

    Các mật điển chú giải Bí Mật Tập Hội không phải là mật điển Bí Mật Tập Hội. Mật điển Hậu kỳ là cả hai. Cách mà nó giải thích ý nghĩa chung của Tantra Gốc nằm trong đoạn đối thoại về ý nghĩa của cái tên “Mật điển Bí Mật Tập Hội Vinh Quang”, tất cả đều trong hình thức hỏi và đáp. Phần còn lại giải thích nội dung 17 chương lần lượt, cũng theo dạng hỏi và đáp.

    "Sự mạch lạc" được đề cập đến trong câu hỏi về “sự mạch lạc”, có ý nói mật điển gốc được cấu trúc một cách hoàn hảo như được giải thích rất tường minh trong Mật điển Hậu kỳ, vốn được Naropa ca tụng. Để trả lời câu hỏi này, Mật điển Hậu kỳ giải thích bốn nhóm, mỗi nhóm gồm bốn chương, từ chương 2 đến chương 17 dạy bốn nhánh của phụng sự (seva) và nghi quỹ tu hành (sadhana). Naropa nói rằng chương một dạy khái lược về mật điển, 16 chương còn lại dạy các nhánh của phụng sự và nghi quỹ tu hành, trong khi chương thứ 18 dạy các giáo lý cốt tủy ẩn chứa trong toàn bộ các chương. Không sắp xếp thành giai đoạn phát sinh hoặc thành tựu, những chương này dạy bốn nhánh chung cho cả hai giai đoạn. Tuy nhiên, khi dạy về phân loại mật điển phương tiện, nó giải thích bốn nhánh trong mối tương quan với mỗi giai đoạn.

    Mỗi mật điển chú giải có cách riêng để giải thích Tantra Gốc với sự nhấn mạnh đặc biệt khác nhau. Tuy nhiên Tantra hậu kỳ giải thích Tantra Gốc dưới dạng bốn nhánh của phụng sự và nghi quỹ, vốn được nói đến trong chương 12 của Tantra Gốc. Để giải đáp cho câu hỏi về ý nghĩa của từ “vinh quang” (vẻ rực rỡ huy hoàng) trong tiêu đề của tantra, nó ám chỉ “sự mạch lạc” trong cấu trúc của mật điển, giải thích 16 chương dạy bốn nhánh như thế nào. Vì vậy câu trả lời này đã giải đáp thắc mắc về từng chương. Ngoài ra câu trả lời về ý nghĩa của tiêu đề cũng đã giải đáp thắc mắc về cách phân chia mật điển phương tiện và nguyên lý chung của mật điển này, đây là điều rất đáng ngạc nhiên.

    Thật khó để hiểu rõ được làm thế nào các nhóm bốn chương giải thích bốn nhánh của phụng sự và nghi quỹ tu trì. Do đó, điều cần thiết là có một truyền thống biết giải thích Tantra Gốc theo những cách thức có thể phơi bày vấn đề này thật rõ ràng, dẫn đến sự xác định các ranh giới của bốn nhánh trong vòng hai giai đoạn (phát sinh và thành tựu), và đặc biệt hơn là làm sao để giải thích sáu nhánh của phụng sự trong giai đoạn thành tựu. Bạn cần dựa vào bình chú của Naropa để hiểu rằng truyền thống Arya biết cách làm thế nào để giải mã Mật điển Hậu kỳ theo cách này.

    Tiết lộ Ẩn nghĩa tuân thủ Mật điển Gốc về thứ tự và số chương. Trong mỗi chương nó đều trích dẫn Mật điển Gốc và giải thích những điểm khó hiểu của chương đó. Mật điển này trình bày những nội dung được dạy trong 17 chương của Mật điển Gốc bằng hình thức tóm lược, cho biết không nên chú giải Tập Hội theo từng chữ. Nó làm sáng tỏ những ý nghĩa ẩn giấu trong các áng văn và những từ ngữ ẩn dụ độc đáo mà nhìn bề ngoài có vẻ mâu thuẫn. Trong hầu hết các chương, nó giảng giải rất kỹ về phép niệm kim cương vốn bị che giấu trong Mật điển Gốc. Vì vậy, phép niệm kim cương là một sự nhấn mạnh đặc biệt mà tác phẩm này sử dụng để chú giải Mật điển Gốc. Trong tác phẩm Ngọn Đèn Soi Sáng của Candrakirti, khi dẫn chứng các mật điển chú giải, mật điển này được trích dẫn nhiều nhất, và nó được trích dẫn để làm nổi bật lên những ý nghĩa rành mạch nhất.
    Lần cập nhật cuối: 01/07/2016
  5. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Sự chú giải của Vòng Hoa Kim Cương và hai mật điển chú giải khác

    Trong bản rút gọn của mật điển Vòng Hoa Kim Cương, có ba cách khác nhau để phân chia chương 19 và 20 của nó. Theo bình luận của mật điển này, khởi đầu chương 19 có đoạn:

    Giờ đây Ta sẽ giải thích thêm:

    Thời điểm của các hoạt động, và những gì tương tự.​

    Và tới đoạn:

    Khao khát các hoạt động.​

    Sau đó, nó giải thích, “đoạn cuối của chương 19 không còn gì nữa và sẽ được bỏ qua không bình luận.” Sau đó chương 20 khởi đầu với, “Giờ đây Ta sẽ giải thích thêm, “ tới đoạn “sẽ được biết khi được guru truyền trao.” Bộ luận này có 68 chương.

    Vòng Hoa Kim Cương bản dịch của Lha Lama Shiwa Od cũng giống như trên, tới đoạn “Khao khát các hoạt động,” nhưng sau đó nó sắp xếp các câu thơ từ:

    “… sẽ kinh nghiệm lạc thọ

    Từ nhìn ngắm, mời gọi, cử chỉ, …”​

    Tới đoạn:

    “Tận hưởng khoái lạc

    Là thời điểm được gọi là thoát khỏi sự định danh.

    Những câu này được đưa vào chương 19 về các loại hoạt động. Sau đó các câu:

    Giờ đây ta sẽ giải thích thêm:

    Đăc điểm bốn cấp đại lạc.​

    Tới đoạn:

    Trong vòng vận hành của các luân xa

    Đại lạc sẽ được kinh nghiệm.​

    Tiếp theo đến đoạn, “Không gian tuyệt diệu của cả ba kinh mạch” tới đoạn “sẽ được biết đến thông qua sự truyền trao từ guru.” Những câu này được đưa vào chương 20 về đặc điểm của các cấp đại lạc. Toàn bộ mật điển có 68 chương.

    Bản dịch của Shiva O và chỉnh sửa của Darma Tsondru (1117 – 92) giống như các phiên bản ở trên tới đoạn “Khao khát các hoạt động.” Sau đó:

    Giờ đây Ta sẽ giải thích thêm:

    Định nghĩa về bốn lạc.​

    Tới đoạn:

    Trong vòng vận hành của các luân xa

    Đại lạc sẽ được kinh nghiệm.​

    Sau đó:

    Nhìn ngắm, mời gọi, cử chỉ …​

    Tới đoạn:

    Tận hưởng khoái lạc

    Là thời điểm được gọi là thoát khỏi sự định danh.

    Tiếp theo, “Không gian tuyệt diệu của cả ba kinh mạch” tới đoạn “sẽ được biết đến thông qua sự truyền trao từ guru.” Tất cả những câu này được đưa vào chương 19 về các cấp đại lạc. Tổng thể bản dịch này có 67 chương.

    Có thể thấy là có nhiều điểm không nhất quán, nhưng tác phẩm Ấn Độ của Pand it Mantrakalasa và cách phân chia các chương theo bản dịch của Sujana Srijnana và Shiva O dường như chính xác hơn. Bởi vì bốn ví dụ được giải thích trước rồi đến thứ tự ngược lại, và bốn đại lạc ở phần trước rồi đến thứ tự ngược lại, tạo thành hai chủ đề riêng biệt của tác phẩm, đến những câu thơ “nhìn ngắm, mời gọi, cử chỉ” rõ ràng tiếp nối “Khao khát các hoạt động”. Và cụm từ “Giờ đây Ta sẽ giải thích thêm” được sử dụng nhiều lần trong tác phẩm này làm câu khởi đầu cho một chương mới.

    Trong tantra này, Vajrapani muốn đặt các câu hỏi, khi nói đến Vòng hoa Kim cương, vì hai giai đoạn được dạy vắn tắt, và do đó không được rõ ràng trong Bí Mật Tập Hội. Ngài bắt đầu với lời thỉnh cầu muốn được truyền dạy chủ yếu về giai đoạn thành tựu, và đặt ra những thắc mắc về ý nghĩa của cụm từ Vòng hoa Kim cương và định nghĩa về các loại khí cùng với sự tan hoại của chúng. Các câu trả lời bao quát nhiều chủ đề từ Bí Mật Tập Hội, cũng như các tantra yogini như Một trăm ngàn mật điển Abhidana, do đó hình thành một tiểu mục hỗ trợ giải thích nhiều chủ đề bên trong Bí Mật Tập Hội. Số câu hỏi và trả lời được nói đến trong Bình luận là 82.

    Những phần nào của Bí Mật Tập Hội được tantra này làm sáng tỏ? Trong khi nó giải thích tường tận về chương ba và chương sáu của Tantra Gốc xoay quanh việc thiền quán điểm sáng cỡ hạt mù tạt trên chóp mũi, phần còn lại chủ yếu giải thích ý nghĩa từng âm tiết mở đầu như “E, VAM, MA, YA …”, gồm bốn mươi âm tiết mà Ngọn Đèn Soi Sáng của Candrakirti cho rằng bao gồm toàn bộ ý nghĩa của mật tông. Trong Vòng hoa Kim cương, chúng được dạy trong bốn mươi câu thơ, khởi đầu với “e là trí tuệ linh thánh,” mỗi câu thơ giải thích một âm tiết. Những đoạn này phần lớn dạy về cô lập thân, cô lập khẩu, cô lập ý và thân huyễn. Ngoài ra, tịnh quang và sự hợp nhất được dạy một cách phong phú, vì vậy giai đoạn thành tựu được bao quát toàn diện. Nó cũng sắp xếp giai đoạn thành tựu thành năm giai đoạn:

    Nhờ yoga của phép niệm kim cương

    Sẽ biết được bản chất của các loại nội khí

    Cắt đứt các loại khí cấu thành tư tưởng

    Bạn sẽ đạt được sự tập trung tâm trí.


    Bằng giai đoạn tự hiến dâng,

    Bạn sẽ đạt được tám thành tựu.

    Hiểu được các loại nội quang,

    Bạn sẽ đạt được tỉnh thức sáng tỏ.


    Kéo dài trạng thái hợp nhất,

    Yogi và yogini sẽ nhất định

    Đạt được mọi thành tựu thần thông ngay hiện kiếp.​
    Lần cập nhật cuối: 19/07/2016
  6. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Hướng đạo sư Nagarjuna biên soạn giai đoạn thành tựu của tantra này thành năm giai đoạn. Ông đưa ba định, bốn yoga, 32 hóa thần và những nội dung tương tự vào giai đoạn phát sinh làm nền tảng của tantra này. Vì vậy, trong Nghi Quỹ Giản Lược của ông, khi trở thành bậc thầy giả kim đáng kính, ông khuấy đảo đại dương nước ngầm của Bí Mật Tập Hội bằng chiếc đũa thủy tinh của Vòng Hoa Kim Cương để khám phá nghi quỹ tu hành Bí Mật Tập Hội. Do đó, tuyên bố khám phá bí quyết tu luyện Tập Hội của ông không chỉ nhắm đến giai đoạn phát sinh. Nó còn làm sáng tỏ nhiều giai đoạn trong quá trình hình thành và tan hoại của thân thể khởi đầu từ các cấu trúc kinh mạch, sự vận hành nội khí, vị trí của các giọt. Đây có thể coi như tài liệu bổ sung để tìm hiểu rành mạch về các thực hành kiểm soát năng lượng bên trong và bên ngoài để chứng đạt bốn cấp độ tính không cùng với thân huyễn nhờ thực hiện ngoại ấn khát ái bí mật với phối ngẫu, phép niệm kim cương, vân vân. Sau đó tài liệu này giải thích các cấp độ chứng ngộ nảy sinh từ hai thực hành trên, cũng như nhiều điểm quan trọng khác.

    Vòng Hoa Kim Cương còn biên tập 20 nghi thức điểm đạo nhập môn để thanh tẩy và khiến một người đủ khả năng thể nhập vào đạo lộ. Nó còn dạy một cách ngắn gọn về giai đoạn phát sinh cũng như các cách xác định chính xác thứ tự của hai giai đoạn. Cụ thể, chương 6 trình bày các bí quyết thực hiện phép niệm kim cương để vận chuyển khí lực khai mở nút thắt kinh mạch bên trong trung tâm luân xa tim. Chương 22 còn giải thích vì sao việc tháo lỏng nút thắt kinh mạch bên trong luân xa tim lại có tác dụng vượt trội hơn là mở nút thắt tại các luân xa khác, có liên hệ với việc sử dụng mật chú gồm ba âm tiết. Những nội dung bí mật hiếm thấy này đã được làm sáng tỏ chỉ bằng vài câu chữ ngắn gọn.

    Bằng cách giải thích 40 âm tiết mở đầu của kinh văn, tantra này đã đưa ra ánh sáng những ẩn nghĩa trong Bí Mật Tập Hội. Các mật điển chú giải khác chỉ là thứ yếu trong việc tường giải những điểm khó hiểu của Tập Hội, và để hiểu điều này thì cần dựa vào cách mà tantra này định nghĩa về hai giai đoạn. Trong lời cuối sách của Vòng Hoa Kim Cương có đoạn, “Từ trước tới nay chưa có mật điển chú giải nào ưu việt hơn mật điển này.” Tuyên bố này dường như đến nay vẫn đúng.

    Mật Điển Được Thỉnh Cầu Bởi Bốn Nữ Thần chủ yếu giải thích chi tiết các trọng điểm của phép kiểm soát nội khí. Yếu Lược Trí Tuệ Kim Cương dạy về bảy nhóm nội dung giải thích tantra, trình bày giáo lý cốt tủy để giải thích các mật điển vô thượng yoga, lấy Bí Mật Tập Hội làm chủ đạo. Trong đó nó giải thích sự chứng ngộ ba giai đoạn tính không và thành tựu thân huyễn một cách rõ ràng hơn các mật điển chú giải khác. Chi tiết bình chú Bí Mật Tập Hội của hai mật điển này sẽ không được đề cập ở đây vì tôi đã trình bày chúng ở các bộ luận dài về hai mật điển này.

    Do vậy, việc phổ biến các kinh văn chứa đựng giáo huấn cố tủy của đấng chí tôn cùng các đệ tử của người là cần thiết để hiểu được những điểm quan trọng của Tập Hội. Cùng với các mật điển chú giải, cánh cửa của Tantra Gốc bị niêm phong bởi bốn phương thức và sáu lựa chọn tham chiếu sẽ được rộng mở (**). Khi đạt được điều đó, bạn sẽ trở thành người nắm giữ vô ngại các chỉ dẫn trong mật điển này. Với hiểu biết như vậy, bạn sẽ biết làm thế nào áp dụng nguyên lý này vào các mật điển khác và trở nên tinh thông tất cả các cấp tantra.
    Lần cập nhật cuối: 23/07/2016
  7. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    4.Tán dương Bí Mật Tập Hội

    Sự vĩ đại của Bí Mật Tập Hội

    Trong Tantra Gốc, trong phần nói về tiêu đề, có tuyên bố rằng mọi bí mật về thân, khẩu, ý của mọi đấng Như Lai được bao gồm trong tantra này. Nghĩa là tất cả bí mật tinh yếu của Kim Cương Thừa được chứa đựng trong nó. Mật điển hậu kỳ cũng cho rằng:

    Kỳ diệu thay! Rất khó để tìm được,

    Phương pháp đạt tới giác ngộ này,

    Siêu việt mọi tantra vô thượng,

    Chính là Bí Mật Tập Hội.​

    Người ta nói rằng, bởi vì rất khó để tìm được, và bởi tầm quan trọng lớn lao như vậy, những người hành trì bốn thời yoga này, những người nghe giảng về pháp này, sao chép, tụng đọc, và cúng dường, đều được coi như Kim Cương Bồ Đề hoặc Kim Cương Trì, và xứng đáng để được tôn kính. Ngoài ra, những người chỉ cần nhìn, nghe, nhớ hoặc có liên hệ với những hành giả lão luyện của tantra này, hoặc thậm chí từ những người thành tín cho tới những người chỉ nắm giữ một phần của tantra này, tất cả đều được coi như Kim Cương Trì và là đối tượng để tỏ lòng kính phục. Mật điển hậu kỳ có đoạn:

    Những người hành trì kim cương bốn thời,

    Đạt được những thần thông như tàng hình

    Những thành tựu đa dạng, từ cao cấp tới bình thường

    Và bởi lòng tốt từ sư phụ của họ,

    Tìm được nơi đây con đường không sai lạc

    Được nhìn nhận như Kim Cương Bồ Đề,

    Và họ được tôn kính.​


    Bất cứ ai nghe, tụng niệm, đọc, suy ngẫm,

    Cúng dường, ghi chép, hoặc khuyến khích người khác ghi chép

    Mật điển tối thượng Bí Mật Tập Hội

    Đều được coi như Kim Cương Bồ Đề,

    Và lòng thành kính được dành cho họ.​

    Ngoài ra:

    Đối với những hành giả lão luyện,

    Những ai nhìn thấy, sờ chạm và nhớ tới họ,

    Chỉ cần nghe tên của họ, có niềm tin,

    Và những người cho dù chỉ nắm giữ một phần,

    Đều được xem như Kim Cương Bồ Đề,

    Họ được kính trọng.
    Mật điển này còn được ca tụng trong Giáo huấn khẩu truyền của Văn Thù:

    Một mật điển tập hợp toàn thể chư Phật

    Bí mật của mọi bí mật

    Giáo lý vô thượng chẳng có gì cao hơn.​

    Và cho rằng thước đo sự tồn tại tinh hoa giáo lý nhà Phật phụ thuộc vào việc tantra này có còn tồn tại hay không:

    Chừng nào pháp này còn có người thọ nhận,

    Cho thấy giáo lý quý giá của đức Phật

    Vẫn còn tại thế.

    Khi sự truyền thừa pháp này bị gián đoạn,

    Mọi người nên biết rằng đó là sự suy tàn của Phật giáo.​

    Những lời tán dương này không chỉ tìm thấy trong các văn bản thuộc về mật điển này, mà cả ở những mật điển khác. Mật điển Yamari Đỏ và Đen viết rằng:

    Nếu không có tantra tối thượng, Bí Mật Tập Hội

    Họ sẽ không xuất hiện.
    Trong Guhyasiddhi :

    Chẳng có mật điển nào cao hơn Bí Mật Tập Hội:

    Châu bảo giữa tam giới,

    Tinh hoa của chính tinh hoa,

    Vô thượng của mọi tantra vô thượng.

    Nơi nào kinh văn và giáo lý của nó hiện diện,

    Nơi đó có các giai đoạn của yoga thành tựu.


    Người không biết Bí Mật Tập Hội,

    Làm sao có thể đạt được siddhi?

    Nó cắt đứt mọi nghi hoặc và xua tan bóng tối vô minh.

    Nó là tấm bùa hộ mạng che chở Phật giáo.


    Hoàn toàn bỏ qua Bí Mật Tập Hội

    Mơ mộng với các tư duy khái niệm,

    Hy vọng hão huyền sẽ đạt được siddhi bằng cách như vậy

    Chẳng khác nào đấm vào không khí

    Hoặc uống nước ở trong gương.​

    Ngọn Đèn Soi Sáng cũng trích dẫn:

    Từ các chữ Ya, Ra, La Ha

    Tới những chữ kết thúc trong Ka, Kha, Gha,

    NaJa, trong DaDha, Ma

    Gốc rễ của chúng là ba âm tiết.


    Trong 84 ngàn pháp môn

    Được thuyết giảng bởi đấng vĩ đại

    Bí Mật Tập Hội như chiếc hòm châu bảo chứa đựng tất cả

    Do vậy, nó là đỉnh cao của mọi tantra.​

    Vì thế, Chandrakirti tuyên bố Bí Mật Tập Hội là đỉnh cao của mọi tantra, là gốc rễ của toàn thể các tantra khác, và là chiếc hộp báu chứa đựng hết thảy các Kinh điển.

    Yếu Lược Trí Tuệ Kim Cương giải thích rằng có khoảng một ngàn tantra kết thúc với một chữ như Ka, và điều này được khẳng định trên nền tảng của cả bốn lớp mật tông. Ngoài ra cho rằng Bí Mật Tập Hội là gốc rễ của tất cả các tantra kết thúc bằng các phụ âm chỉ là một ví dụ minh họa, các bậc thầy Bhavyakirti và Kumara đều nhận định Bí Mật Tập Hội còn là gốc rễ của mọi tantra kết thúc với các nguyên âm.

    Về “ba âm tiết” trong cụm từ “gốc rễ của chúng là ba âm tiết”, Naropa giảng giải rằng chúng là ba chủng tử tự (OM AH HUM), nhưng các học giả Tây Tạng thời kỳ đầu khẳng định chúng là ba âm tiết SA MA JA. Cách giải thích thứ nhất trong Mật Điển Hậu Kỳ là tam mật hợp nhất trong thuật ngữ tập hội bí mật (Guhyasamaja), ám chỉ thân, khẩu, ý giác ngộ. Theo nghĩa này, “tập hội” là nói về các công cụ được hợp nhất. Nếu không áp dụng ý nghĩa này vào ngay chính tantra Bí Mật Tập Hội, mà suy diễn tất cả tantra tập hợp trong ba kim cương trong hình thức ba chủng tử tự là đã lờ đi ngữ cảnh ở đây, bởi vì đoạn trích trên đã nhận định rằng Mật điển Bí Mật Tập Hội là gốc rễ của tất cả các thứ lớp mật tông khác.

    Về ý nghĩa của “gốc rễ”, một cái cây có thể có nhiều cành, lá, nhưng chúng đều gặp nhau ở gốc. Tương tự, dù có rất nhiều ý nghĩa được dạy trong các loại tantra. Nhưng điểm tinh yếu của tất cả rút cục đều tụ hội trong con đường của Bí Mật Tập Hội. Theo cách này, nó được so sánh với chiếc hòm báu chứa đựng toàn bộ Kinh điển. Sẽ chẳng có gì cao siêu hơn ở bất cứ pháp môn nào, một khi con đường này được hiểu rõ và giải thích thấu đáo.

    Trong một đoạn văn đã trích dẫn trước đây, Krishnacharya tán dương con đường phi thường của Bí Mật Tập Hội trên cả hai giai đoạn và gọi nó là pháp quan trọng nhất của mọi tantra.

    Không có trình độ hơn hoặc kém giữa các tantra vô thượng, điều này chỉ xảy ra ở ba cấp tantra thấp hơn. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là chẳng có sự hơn kém khi xét về một số khác biệt giữa chúng. Ví dụ, một tantra vô thượng có thể vượt trội hoặc thua kém (về mức độ rõ ràng, cụ thể, vân vân) trong một nhóm các tantra vô thượng trình bày hai giai đoạn (phát sinh và thành tựu), nhưng chẳng có nghĩa là nó vượt trội hoặc thua kém về cấp bậc (thực hành) của hai giai đoạn.
    Lần cập nhật cuối: 31/07/2016
  8. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    5.Các Truyền Thống Luận Giải

    Các truyền thống luận giải ý nghĩa Bí Mật Tập Hội

    Không có tác phẩm nào được viết ra bởi Indrabhuti vĩ đại, Nagayogini, và vua Visukalpa. Mahasukhanatha viết Guhyasiddhi xác định ý nghĩa của Bí Mật Tập Hội. Trên văn bản thực sự của Bí Mật Tập Hội, Guhyasiddhi chủ yếu xác định ý nghĩa của phần mở đầu. Đối với các giai đoạn trên con đường Bí Mật Tập Hội, đầu tiên nó mô tả giai đoạn phát sinh xoay quanh việc an bày các chủng tử tự. Thứ hai, nó dạy cách khám phá về thực tại của bản thân bạn là như thực, bằng cách dựa vào một phối ngẫu thật. Thứ ba, nó dạy cách thiền để làm vững chắc sự hiểu biết đó bằng cách dựa vào một phối ngẫu trí tuệ. Thứ tư, nó giải thích cách thiền về cái thấy hoàn hảo của phối ngẫu đại ấn, cùng với một mục về các hoạt động mật tông. Tác phẩm này đưa ra số hóa thần trong mandala là 17, trong đó có đoạn: “Mandala trở nên hoàn thiện nhờ sự bố trí của 17 bồ tát.” Điều này dường như chỉ nói về 17 bồ tát. Phần mở đầu Ngọn Đèn Soi Sáng của Candrakirti có đoạn: “Bởi vì con số mà nhờ đó tập hội hóa thần đã đầy đủ trọn vẹn trong tác phẩm, nên con số cụ thể đã được chỉ dạy,” đoạn này nằm trong phần mở đầu, cho nên không cần tới một mandala 32 hóa thần. Tuy nhiên ý nghĩa trong đoạn trích của Guhyasiddhi là ngoại trừ năm bộ gia đình Phật, tập hội hóa thần thực sự được đưa ra trong phần mở đầu chỉ là “các vị bồ tát”, và con số này hoàn thành tập hội của các vị bồ tát đã được nói tới.

    Tác phẩm Guhyasiddhi này được biết đến như là hình mẫu cho sáu cuốn Tuyển Tập Tinh Yếu của Các Thành Tựu Giả. Nó còn là văn bản mẫu mực cho tác phẩm của Sahara Kho Tàng các Bài Ca. Đây là một tác phẩm hết sức quan trọng để hiểu được trí tuệ bản nhiên trong sự hợp nhất giữa lạc và không, tinh hoa của mọi tantra vô thượng.

    Không có bình luận cụ thể nào về Bí Mật Tập Hội của Acharya Sahara. Sau ông, Nagarjuna vĩ đại đã viết các bình luận về ý nghĩa của Bí Mật Tập Hội, và cách mà truyền thống này luận giải Bí Mật Tập Hội sẽ được mô tả trong phần sau. Acarya Lalitavajra chỉ giải thích phần đầu của mật điển, và do vậy không có bất cứ truyền thống phân chia nào trên các con đường của hai giai đoạn.

    Đệ tử của Lalitavajra là acarya vĩ đại Jnanapada, người được Văn Thù tôn quý giảng dạy về ý nghĩa của Bí Mật Tập Hội, về các giai đoạn được biết đến như là truyền thống của Jnanapada. Trên con đường này, giai đoạn phát sinh của hai giai đoạn, Manjuvajra là bản tôn chính với 19 hóa thần trong mandala, như được giải thích trong Nghi quỹ Samantabhadra của Buddhasrijnana, và trong Bốn Trăm Năm Mươi Vần Thơ. Các giáo huấn về giai đoạn thành tựu đến từ Khẩu Truyền từ đức Văn Thù được tuyên thuyết bởi Văn Thù và từ Giọt Giải Thoát được viết bởi chính acharya.

    Khẩu truyền từ đức Văn Thù giải thích ngắn gọn thực hành đầu tiên của giai đoạn thành tựu là thiền định về giọt bất hoại ở luân xa tim, tiếp theo là thiền về giọt bí mật ở bộ phận sinh dục. Phép này được biết đến là nhánh của thiền ngưng thở và được quy vào nhánh kiểm soát năng lượng pranayama. Bằng cách thiền như vậy nhánh thấu hiểu được phát sinh. Tiếp theo là thiền về 16 hồi tưởng, thuộc về nhánh hồi tưởng. Tiếp theo là thiền về giọt khởi nguồn, được quy vào phép niệm kim cương. Sau đó lại thiền quán về giọt bất hoại ở luân xa tim, lần này chỉ trên nền tảng trí tuệ cực lạc trực giác.

    Có thể thấy tác phẩm này giải thích bốn phần cuối của yoga sáu nhánh như được dạy trong Mật Điển Hậu Kỳ, bỏ qua hai nhánh của việc kéo rút cá thể và thiền quán hấp thu. Giải thích này cho thấy ông có ý muốn bao gồm hai nhánh của kéo rút cá thể và thiền quán hấp thu và giai đoạn phát sinh, và các tác phẩm của truyền thống Jnanapada về yoga sáu nhánh dạy kéo rút cá thể và thiền quán hấp thu ở trong các thực hành giai đoạn phát sinh. Đối với truyền thống này, tuyên bố trong Mật Điển Hậu Kỳ rằng thực hành với cách tiếp cận thông thường là bốn kim cương, còn thực hành với cách tiếp cận tối thượng là yoga sáu nhánh, không có nghĩa là thực hành với cách tiếp cận tối thượng và giai đoạn phát sinh là loại trừ nhau. Trong phần nói về giai đoạn thành tựu, tác phẩm này coi Mật Điển Hậu Kỳ như nền tảng và còn rút tỉa từ Mật Điển Được Thỉnh Cầu bởi Bốn Nữ Thần cùng với Sự Trang Hoàng của Bản Tính Kim Cương. Những hậu sinh của truyền thống này, khi giải thích Mật Điển Gốc chẳng mấy ai lại không giải thích Mật Điển Hậu Kỳ. Tuy nhiên chẳng có nhiều giải thích về Mật Điển Gốc bằng phương pháp của các mật điển khác. Cụ thể, nội dung cốt lõi xuất phát từ Giáo Huấn Truyền KhẩuGiọt Giải Thoát cho thấy bao nhiêu đoạn trong Mật Điển Gốc dạy về giai đoạn thành tựu, nhưng điều này không được giải thích bởi các hậu sinh của truyền thống này. Ngoài ra, bốn nhánh cuối trong yoga sáu nhánh của Mật Điển Hậu Kỳ có thể được giải thích hợp lý cho phù hợp với Giáo Huấn Khẩu TruyềnGiọt Giải Thoát, nhưng việc này cũng không được làm.

    Ý kiến cho rằng vị thầy Anandagarbha biên soạn cuốn Đại Bình Luận về Tập Hội, làm thay đổi cách giải thích tiêu chuẩn cả trên phương diện thô thiển lẫn tinh tế, là được nói ra mà không có sự khảo sát ngay trên chính bộ luận, và do đó không đúng. Bộ Bình Luận được dịch bởi đại dịch giả Rinchen Zangpo nói rằng nó được viết bởi Anandagarbha, nhưng phần giải thích của nó trong chương 5 đã được tìm thấy trong bình luận của Vimalagupta và nó là một nguồn tham khảo có giá trị. Trong tác phẩm này, có quan điểm rằng việc sử dụng phối ngẫu thật là chỉ để hấp dẫn những môn đồ của Vishnu Tantra, những người không thể từ bỏ ham muốn các đối tượng của giác quan. Tuyên bố về việc giữ lời nguyện sẽ ăn phân, uống nước tiểu là chỉ dành cho những người chìm đắm trong các Tantra ma quỷ và trụy lạc. Chúng không được dành cho các môn đệ ưu tú. Tác giả không đề cập đến khoa học của giai đoạn thành tựu giống như các bộ luận khác xoay quanh các yoga về khí, mạch, giọt. Nghĩ về điều này, các học giả Tây Tạng nhận định rằng “Anandagarbha bình luận Bí Mật Tập Hội chỉ ở cấp độ du già mật tông (yoga tantra),” và cách giải thích tantra vô thượng này là không phù hợp với cách giải thích của các bậc thầy vĩ đại Ấn Độ khác.

    Acarya Santipa giải thích rằng chương đầu của Tantra Gốc dạy tantra của “quả phát sinh từ phương tiện,” và rằng có bốn tantra của “phương tiện để đạt đến kết quả,” vốn được giải thích thông qua 16 chương còn lại. Bốn chương treat dạy về nhánh tiếp cận. Bốn chương dvapara dạy về nhánh cận thành tựu. Bốn chương lạc dạy về đại thành tựu. Những điều này được làm minh bạch trong chương thứ 18. Về giai đoạn phát sinh, ông mô tả 19 hóa thần, với Akshobhya là bản tôn chính. Giải thích của ông trong cách thiền về sáu nhánh của giai đoạn thành tựu sau khi đạt được mức độ vững chắc trên giai đoạn phát sinh là rất khác biệt so với Jnanapada, Arya và những truyền thống Kalachakra. Dựa trên các kiến giải ở chương 18, ông nói rằng những giai đoạn này là mục đích của chương 7.

    Các giải thích khác của ông dường như theo sau Jnanapada. Có một hoặc hai tác phẩm không rõ ràng là theo sau Jnanapada, nhưng vì các cuốn sách đó không có ý nghĩa đặc biệt nên không được thảo luận ở đây. Do đó, những người tiên phong cho truyền thống bình giảng Mật Điển Bí Mật Tập Hội là truyền thống Arya và truyền thống Jnanapada.
    Lần cập nhật cuối: 16/08/2016
  9. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Thống kê các tài liệu của truyền thống Arya

    1. Những tác phẩm được viết bởi thầy và trò Arya

    2. Những tác phẩm được viết bởi ba đệ tử khác

    3. Những tác phẩm được viết bởi truyền nhân của họ

    Những tác phẩm được viết bởi thầy và trò Arya

    ARYA NAGARJUNA

    Liên quan đến các tác phẩm viết về Bí Mật Tập Hội của Arya Nagarjuna, Luận Giải Ý Nghĩa của Ngọn Đèn Soi Sáng103 cho biết ông soạn cuốn Nghi Quỹ Tinh Giản, Thiền Quán Giai Đoạn Phát Sinh của Bí Mật Tập Hội liên hệ với Kinh điển, Nghi Quỹ Vajrahumkara, Năm Giai Đoạn, Bình giảng Mật Điển Bí Mật Tập Hội, cùng những tác phẩm khác. Tác phẩm vẫn còn tồn tại đến ngày nay, Bình Luận Tập Hội được cho là của Nagarjuna, các học giả Tây Tạng nói rằng nó được viết ra ở Tây Tạng bởi một học giả Ấn Độ thực sự. Nó trích dẫn từ Tấm Gương Thi Ca, Các Nguyên Tắc Chú Giải, Kho báu của A Tỳ Đạt Ma, và các tác phẩm khác. Trong phần kết luận có đoạn:

    Thức tỉnh nhờ thiền quán về Đấng Chiến Thắng Vĩ Đại,

    Được gia hộ bởi Đấng Bảo Hộ Jnanapada cùng các vị khác.104

    Ngoài ra, trong phần chú giải về mật điển, có nhiều điểm không phù hợp với các tác phẩm của thầy trò Arya. Do đó nó chỉ là tác phẩm được gán vào truyền thống Arya.

    Về giai đoạn phát sinh, Arya Nagarjuna biên soạn Nghi Quỹ Tinh GiảnThiền Quán Giai Đoạn Phát Sinh về Bí Mật Tập Hội Vinh Quang liên hệ với Kinh Điển. Một tác phẩm có tên Hai Mươi Khổ Thơ Nghi Thức về Mandala Bí Mật Tập Hội cũng được xác nhận bởi các vị thầy Tây Tạng thời xưa là được viết ra bởi Arya. Tác phẩm Bình chú Ý Nghĩa của Ngọn Đèn Soi Sáng của Bhavyakirti có nói đến một nghi thức mandala được viết ra bởi Arya, khiến các vị thầy thời xưa hầu như đều nghĩ như vậy. Các học giả Tây Tạng sau này nói rằng tác phẩm đặc biệt này thể hiện nhiều điểm trái ngược với Hai Mươi Khổ Thơ Nghi Thức về Mandala Bí Mật Tập Hội của Nagabodhi, cũng là điều được nhiều học giả Ấn Độ xác nhận rằng nó không thống nhất với các tác phẩm của Arya Nagarjuna. Vì vậy việc họ coi tác phẩm này chỉ là được gán cho Arya là đúng.

    Các tác phẩm của ông về giai đoạn thành tựu, bố cục các giai đoạn của phép niệm kim cương và các giai đoạn khác là rất phổ biến. Ông còn soạn cuốn Minh giải về Bồ đề tâm như một luận giải về văn bản được thuyết giảng bởi Vairocana về bồ đề tâm trong chương thứ hai của Tantra gốc. Có một bình luận bởi Smrtijnanakriti rằng nó đã được chú thích bởi rất nhiều học giả, như Abhayakaragupta. Các tác phẩm về năm giai đoạn như niệm kim cương và tương tự được nhóm lại trong một văn bản gồm năm chương được biết đến là Năm giai đoạn trong bản dịch của Rinchen Sangpo.

    Giai đoạn thứ hai được gán cho Sakyamitra. Sự gán ghép tương tự xuất hiện trong bình luận của Laksmi105 và Vòng hoa báu106. Chak Lotsawa còn chia năm giai đoạn ra năm tác phẩm riêng biệt. Tuy nhiên, trong Năm giai đoạn, tự dâng cúng là giai đoạn thứ ba, hiển thị giác ngộ là thứ tư, và sau giai đoạn hợp nhất mới đến lời đề tặng về quyền tác giả. Vì vậy, có năm giai đoạn hiển nhiên là được viết ra bởi Arya. Tuy nhiên, các bình luận của Abhayakaragupta và Samayavajra còn cho biết giai đoạn thứ hai được soạn ra bởi Sakyamitra, một đệ tử của Arya. Do đó, họ đã sắp đặt Nghi quỹ giản lược như một trong các giai đoạn để minh định toàn bộ năm giai đoạn. Munisribhadra có luận điểm giống như vậy. Bình luận của Laksmi có hai luận điểm: luận điểm của bản thân tác giả là tên của acarya như một thành tựu giả là Nagajuna và tên ông như một sư tăng là Sakyamitra, do vậy giai đoạn thứ hai đã được soạn ra bởi acarya. Luận điểm còn lại là một số người quả quyết rằng nó đã được soạn ra bởi acarya nhưng ông đề tên học trò của mình là Sakyamitra vào tác phẩm bởi vì nó sẽ mang lại nhiều vui thích cho học trò của ông. Vòng hoa báu nhận định: “Có thể là luận điểm trước hoặc sau,” vì vậy hãy coi nó như một sự lụa chọn.

    Ba trong số các giai đoạn có các bài thơ về tán than và một lời hứa biên soạn nhưng không có lời đề tặng. Lời cuối sách của giai đoạn cuối cùng có một lời đề tặng chung cho toàn bộ các giai đoạn, và Nghi quỹ giản lược có lời đề tặng riêng của nó. Giai đoạn niệm kim cương, mục tóm lược điểm qua toàn bộ năm giai đoạn. Từ những lý do trên, dường như năm mục trong giai đoạn thành tựu đã được biên soạn bởi Arya.

    Như vậy tại sao lại có lời khẳng định rằng Sakyamitra đã soạn giai đoạn thứ hai? Ngay sau chương về giai đoạn thứ hai đã có một lời đề tặng riêng bao gồm dòng này: “Nhờ vào lòng tốt của của Arya Vajra, tôi đã được nghe rất nhiều mật điển.” Các giải thích về dòng này như một cái gì đó khác với nghĩa đen của nó là không chấp nhận được. Ngoài ra, nếu toàn bộ giai đoạn thứ hai được soạn bởi Arya, sẽ có nhiều điểm không đúng được giải thích trong các mục về tịnh quang và hợp nhất xuất hiện trong chương này. Vì vậy, toàn bộ giai đoạn hai đã không được soạn ra bởi Arya. Mặt khác, nếu giai đoạn này được soạn ra hoàn toàn bởi Sakyamitra, học trò của Arya, sẽ là không đúng khi nói rằng giai đoạn thành tựu được tổ hợp thành năm giai đoạn bởi Arya. Bên cạnh đó, thật không thích hợp khi Aryadeva trích dẫn hai lần từ phần này mở đầu với nhóm từ: “Từ tâm trí vô thượng …” Do vậy tôi nghĩ rằng phần đầu đã được biên soạn bởi Arya, sau đó nó được chuyển giao cho Sakyamitra, người được khuyến khích biên soạn phần còn lại, tuy nhiên các chư vị uyên bác nên xem xét vấn đề này thật thấu đáo.

    Nếu chúng ta chấp nhận quan điểm này, thì Năm giai đoạn là một tác phẩm riêng với năm chương, bao gồm phần đầu của giai đoạn hai, và chúng ta có thể suy luận rằng, trong hai cái tên của chương hai, cái tên được đặt bởi Arya là “Tâm trí vô thượng”. Nếu chúng ta không hiểu theo cách này thì Năm giai đoạn không thể được coi là một tác phẩm riêng, khi Nghi quỹ giản lược là một tác phẩm riêng biệt và chương hai lại được soạn bởi một tác giả khác. Ngoài ra, sẽ là không đúng khi lờ đi đoạn trích: “Giai đoạn đầu tiên là niệm kim cương.”

    Trong mọi trường hợp, thực tế là Arya đã tổ hợp giai đoạn thành tựu thành năm giai đoạn, chú trọng vào tâm trí ở giai đoạn hai, có thể thấy trong chương về giai đoạn niệm kim cương. Quan điểm này cũng xuất hiện trong cuốn Trình bày Nghi quỹ Bí mật tập hội của Nagabodhi.

    Có một số quan điểm không đúng của các học giả Tây Tạng cho rằng cuốn Xác định Ý nghĩa của bốn Quán đỉnh được viết bởi Arya. Những tuyên bố rằng Diễn giải về bốn Ấn là tác phẩm của Arya đã bị bác bỏ bởi Abhayakaragupta trong Tập hợp các Hướng dẫn, và cũng bởi Padmavajra trong cuốn Chiếc thuyền luận giải. Tuy nhiên, Guru Mitra và học trò của ông công nhận các tác phẩm đó là của Arya.
  10. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    ARYADEVA

    Bản chú giải của ông về tác phẩm Năm giai đoạn của Nagarjuna có tên là Tóm lược thực hành vốn rất nổi tiếng. Tác phẩm Giai đoạn tự dâng cúng của ông đã được trích dẫn bởi Acarya Abhayakaragupta như một nguồn tham khảo. Thanh tẩy các che chướng trong tâm của ông được giải thích như một bản bình luận về cô lập ý. Đó là một tác phẩm mật giáo chủ yếu dạy về tâm và không phải là một tác phẩm cụ thể về Bí Mật Tập Hội. Tác phẩm này cũng được trích dẫn như một nguồn tham khảo bởi Abhayakaragupta. Đối với lời khẳng định rằng Aryadeva viết cuốn Hiển lộ Giai đoạn Giác ngộ, các vị thầy Tây Tạng cho rằng nó có thể gây tranh cãi. Vì thực tế là nó có nhiều nội dung không thống nhất với Tóm lược Thực hành, do vậy trong mọi khả năng đó là một kết luận sai. Bên cạnh đó, việc gán cho vị thầy này là tác giả của các cuốn có tên Bốn quy trình Chú giải Ya Ra La Wa,Nghi lễ Hỏa táng là điều cần phải được điều tra thêm, theo các học giải Tây Tạng. Tác phẩm đầu trong tiên trong số này bình luận về hai khổ thơ của Ngọn đèn soi sáng khởi đầu với “Tới Ya Ra La Ha …” trích dẫn Tóm lược thực hành như một nguồn, nói rõ rằng các mật điển Kim cương đỉnh, Vòng hoa kim cương, Tiết lộ ý nghĩa ẩn giấu là các tantra gốc, và rút ra từ bốn quy trình chú giải của Kuladhara về Ya Ra La Ha trong cuốn Ngọn đèn soi sáng107, điều này có nghĩa là nó không phải là một tác phẩm của Aryadeva. Đối với tác phẩm sau, Nghi lễ Hỏa táng hiển nhiên là không đúng.

    Các tác phẩm được viết bởi ba vị đệ tử khác

    NAGABODHI108

    Cuốn Trình bày về Nghi quỹ Bí mật tập hội của ông, vốn rất nổi tiếng, chủ yếu giảng giải về giai đoạn phát sinh, tuy nhiên cũng có nói về giai đoạn thành tựu. Hai mươi khổ thơ về Nghi thức Mandala Bí mật tập hội được trích dẫn bởi nhiều vị học giả, bao gồm Rahulasrimitra, Abhayakaragupta, Karunasri, và Munisribhadra. Cuốn Phân tích về Nghiệp của ông, xác định bốn trạng thái tính không, được sử dụng như một nguồn tham khảo trong tác phẩm Ngọn đèn soi sáng của Candrakirti. Trong bản dịch mà chúng ta có ngày nay, ở phần tóm tắt có đề cập tới 160 loại bản tính tự nhiên109, nhưng trong mục giải thích chi tiết, 80 loại bản tính không được liệt kê đầy đủ, và dường như được làm ngắn lại thành 54 bản tính. Vì vậy, có lẽ bản tiếng Tây Tạng không đúng hoặc có lỗi do việc dịch lại từ một bản tiếng Ấn bị sai.

    Bởi vì rất nhiều tác phẩm được cho là của vị thầy này, có ba bản chú giải về Năm giai đoạn được cho là được ông ta viết ra. Chúng là Vòng hoa báu, Minh giải ý nghĩa của Nam giai đoạn, Giáo lý cốt tủy biên soạn về Các giai đoạn. Nhiều vị thầy Tây Tạng dùng tác phẩm thứ nhất như một nguồn tham khảo chính thống, nhưng các học giả sau này nói rằng cả tác phẩm này và Minh giải ý nghĩa đều không phải. Phần giải thích về Bí Mật Tập Hội trong Vòng hoa báu bào gồm nhiều điểm bất đồng với các tác phẩm của Arya và các đệ tử. Ngoài ra, nó trình bày các đoạn của Buddhajnana, là một đệ tử của Acarya Haribhadra, người mà sau đó lấy Candrakirti làm nguồn tham khảo, trong khi Candrakirti trích dẫn Nagabodhi như nguồn tham khảo. Hơn nữa, không thể kết luận Giai đoạn thứ hai được biết bởi Nagarjuna hay đệ tử của ông là Sakyamitra110. Nó đơn giản là một tác phẩm bị gán nhầm cho Nagabodhi. Cũng vậy, lời khẳng định Minh giải ý nghĩa được viết bởi ông cũng là một sự quy chụp nhầm lẫn.

    Về cuốn Giáo lý cốt tủy biên soạn về Các giai đoạn, các học giả Tây Tạng cho rằng nó được viết bởi Nagabodhi, nhưng Chak Lotsawa xác nhận là nó được viết bởi một người nào đó với cái tên giống như vậy. Tác phẩm này tuyên bố rằng cả sáu giai đoạn từ phát sinh tới hợp nhất đều có sáu giai đoạn bên trong mỗi giai đoạn đó, giống như trong tác phẩm Sự trang hoàng của Giải thoát của Maitreya, mỗi ba la mật trong sáu ba la mật đều được phân thành sáu. Khi giải thích quá trình này, tuy nhiên, dường như mỗi giai đoạn có năm giai đoạn thiền bên trong, nó không được làm rõ ràng. Ví dụ trong giai đoạn cô lập ý, khi thực hành giai đoạn phát sinh, việc làm phát sinh thần bản tôn từ đĩa mặt trăng, chày kim cương, vân vân, được khẳng định là thuộc về giai đoạn phát sinh của cô lập ý. Vì vậy chẳng có khác biệt nào giữa việc giải thích nó trong bối cảnh của giai đoạn đó và việc thực hành nó như được bao gồm trong thực hành của giai đoạn đó. Do có nhiều giải thích lệch lạc như vậy, chúng chỉ có thể được tạo ra từ một tác phẩm giả mạo được quy chụp cho Nagabodhi. Có vẻ như tác phẩm này và Vòng hoa báu đã được viết bởi các học giả Ấn Độ.

    ACARYA SAKYAMITRA

    Về các tác phẩm của vị thầy này, chúng ta đã thảo luận về cách ông viết Giai đoạn thứ hai. Việc cho rằng cuốn bình luận Tóm lược thực hành111 được viết ra bởi Sakyamitra là có thể chấp nhận được nếu nó ám chỉ ai đó có tên giống như vậy, nhưng không thể chấp nhận được nếu quy cho Sakyamitra đệ tử của Arya.

Chia sẻ trang này