1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu chuyện môi trường

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Oshin, 14/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện môi trường

    Mình lập topic này để chúng ta cùng post những tùy bút, suy nghĩ, ghi chép, trăn trở... về môi trường và cuộc sống nhé! Post đầu tiên để dành giúp sau này dễ tạo mục lục vậy.

    Thân mời các bạn cùng tham gia
  2. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Câu chuyện môi trường tuần này xin được mở đầu bằng một bài toán khá hóc búa cho tất cả chúng ta:
    Giải pháp nào cho vấn đề hạn hán của miền Trung?
    Dưới đây là một số ý kiến của các nhà khoa học đăng trên VnExpress:
    Hiến kế giảm hạn cho Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/03/3B9DC357/
    Với nhu cầu sử dụng nước như hiện nay, hạn hán ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên sẽ ngày càng khốc liệt, thiệt hại tăng lên không chỉ theo cấp số cộng, mà là số nhân. VnExpress đã có cuộc trao đổi với một số nhà khoa học, nhà quản lý để tìm ra câu trả lời cho biện pháp chống hạn lâu dài đối với khu vực này.
    Ông Vũ Trọng Hồng, nguyên thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thiên tai, hạn hán có phần do con người không biết điều phối.
    Tổng lượng mưa bình quân của Việt Nam trên 1.800-2.000 mm thì không thể gọi là thiếu, nhưng vì phân bố không đều nên mình phải có giải pháp trữ nước để phân phối cho vùng mưa ít, cụ thể là Tây Nguyên, cực Nam Trung Bộ. Với hai khu vực này, giải pháp trước mắt là nạo vét kênh mương, giữ được kênh tiêu, các cửa cống không được rò rỉ, cây trồng tưới luôn phiên, hạn chế bớt cây trồng tiêu thụ nhiều nước.
    Giải pháp lâu dài là phải tính toán, điều hành, phân phối lại nguồn nước cho các ngành kinh tế. Cái này Chính phủ phải chủ trì, Bộ Tài nguyên Môi trường và các ngành kinh tế đưa ra yêu cầu dùng nước để Chính phủ phân bổ. Chúng ta phải tính xem lượng nước cung và cầu có cân bằng không, trên cơ sở đó phân phối và đặt ra định mức sử dụng nước như với nông nghiệp (quy định cứ 1 ha trồng lúa thì cần 1 lít nước/s). Không thể cứ coi nước là của trời, hạn thì Chính phủ nhảy vào cứu, mà không chịu nghiên cứu điều phối nguồn nước cho một vùng và các vùng khác nhau.
    Ông Ngô Trọng Thuận, Vụ phó Vụ Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên Môi trường: Quy hoạch sản xuất dựa trên nguồn nước hiện có.
    Phải khẳng định nước có hạn, nhưng sản xuất ngày càng phát triển, vượt quá khả năng đáp ứng tất yếu sẽ càng tăng mức độ hạn đối với những vùng khô hạn sẵn như Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Để đối phó với hạn hán, điều đầu tiên là phải quy hoạch sản xuất dựa trên khả năng đáp ứng của nguồn nước. Không bao giờ được phép khai thác dưới ngưỡng của tài nguyên.
    Sẽ rất vô lý nếu liên tục tăng diện tích sản xuất. Như vậy là trái với nguyên tắc duy vật, tăng cái gì cũng có giới hạn. Ở các nước phát triển, trong quy hoạch nông nghiệp, người ta tính cứ 5 năm thì có 1 năm mất mùa. Lãi của 4 năm được mùa sẽ bù năm mất. Đấy là nông nghiệp ổn định và bền vững. Ở ta, rất may là đất nước trải dài trên nhiều vĩ độ, chưa năm nào thiên tai xảy ra trên toàn bộ đất nước. Nơi mất mùa sẽ có nơi khác bù.
    Ngoài quy hoạch sản xuất, giải pháp chống hạn lâu dài thứ hai là phải làm hồ chứa trữ nước. Cứ mùa lũ thì ta tích nước, mùa hạn xả.
    Ông Nguyễn Thành Vạn, Cục phó Cục Địa chất và khoáng sản, Bộ Tài nguyên Môi trường: Phải bảo vệ nguồn nước ngầm bằng mọi giá.
    Đánh giá một cách tổng quát, Việt Nam không phải là nghèo nước ngầm, nhưng phân bố không đồng đều. Dồi dào nhất là Hà Nội, cạn kiệt nhất là các tỉnh Nam Trung Bộ. Hạn ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là do nguồn nước mặt cạn kiệt, nước ngầm ít hoặc ở rất sâu nên khó khai thác. Để thích nghi với hạn, 2 khu vực này nói riêng và cả nước nói chung cần có sự điều tra bài bản, quy hoạch sử dụng nguồn nước ngầm hợp lý.
    Đặc biệt, phải bảo vệ nguồn nước ngầm bằng mọi giá, không sử dụng nước ngầm vào mục đích tưới tiêu, không tùy tiện khoan giếng ngầm dẫn đến hệ quả ô nhiễm, tụt nguồn nước. Đã đến lúc Việt Nam cần quy hoạch, tổ chức khai thác, phân phối cũng như có giải pháp để bổ cập nguồn nước ngầm. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là một trong các yếu tố quyết định tới sự phát triển bền vững của quốc gia.
    Ông Trần Nhơn, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy lợi: Phải tăng cường công tác dự báo.
    "Nắng mưa là bệnh của trời/Úng hạn là chuyện con người gây ra". Do đó, muốn biết "bệnh trời" thế nào thì công tác dự báo phải làm tốt. Hiện nay công tác này chưa thực hiện tốt, người làm khuyến nông chưa thực sự quan tâm đến dự báo. Ví dụ ở miền Bắc, mùa mưa kết thúc vào khoảng giữa tháng 8, đầu tháng 9. Sang tháng 10 mưa không đáng kể, tổng lượng mưa hằng năm thì đến cuối tháng 9 có thể tính được. Ngành nông nghiệp phải hợp tác chặt chẽ với thủy văn như trong phòng chống lũ. Khi đã có dự báo rồi, ngành nông nghiệp sẽ tương kế tựu kế, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
    Riêng về Ninh Thuận, Bình Thuận có đặc thù, việc dự báo phải có chiều sâu hơn và chuyển dịch cơ cấu phải tính kỹ càng. Các giải pháp chống hạn hiện nay như đào giếng chỉ là chắp vá, không hiệu quả.
    Ông Nguyễn Đình Ninh, Cục phó Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phải tiết kiệm nước bằng mọi cách có thể.
    Năm 1943, dân số Việt Nam 20 triệu người, nước trên đầu người là 16.641 m3/người/năm, là quốc gia có chỉ số cao. Nhưng đến năm 2004, dân số 82 triệu người, bình quân chỉ 4.500 m3/người/năm. Theo đánh giá của Hội Tài nguyên nước quốc tế, quốc gia nào có lượng nước dưới 4.000 m3/người/năm là thiếu nước. Như vậy, bây giờ Việt Nam đang ở mức xấp xỉ thiếu nước. Theo đúng dự báo dân số Việt Nam tăng lên 135 triệu người vào năm 2035 thì bình quân đầu người chỉ 2.667 m3/người/năm. Đây quả là thách thức không nhỏ, sẽ khiến hạn xuất hiện nhiều hơn.
    Với tình hình hạn hán ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ hiện nay, giải pháp trước mắt là phải quản lý chặt chẽ, tìm thêm nguồn nước, điều hành, phân phối, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm theo thứ tự ưu tiên: nước sinh hoạt dùng cho người, nước uống cho gia súc, cho sản xuất công nghiệp và cân đối cho trồng trọt. Các tỉnh này cũng phải chuẩn bị các loại giống cây trồng thích hợp để phục hồi sản xuất khi có nước.
    Giải pháp lâu dài chỉ có thể là tiết kiệm nước. Các nhà lãnh đạo, nhà khoa học, nhà sản xuất và ngay cả người dân phải nghĩ cách tiết kiệm nước tối đa, sử dụng nước quay vòng và vẫn đem lại hiệu quả kinh tế. Một giải pháp quan trọng khác là phải xây dựng các hồ chứa tích nước trong mùa lũ, xả trong mùa hạn.
    Ông Phạm Thế Bảo, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường: Điều tra chính xác nguồn tài nguyên nước các tỉnh vùng hạn.
    Trước đây, chúng tôi đã kiến nghị với Chính phủ là ngoài chính sách chung của Nhà nước trong việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (từ năm 1998), cần có chính sách ưu đãi có tầm chiến lược đối với vùng khó khăn như Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, đặc biệt đối với 2 tỉnh đói nước Ninh Thuận và Bình Thuận.
    Các địa phương này cũng cần có đề nghị chính thức với Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đánh giá chính xác số liệu địa chất thủy văn của các tỉnh khó khăn, xem nguồn nước còn bao nhiêu, có xây hồ chứa được không, xây ở chỗ nào thì phù hợp. Nếu xây hồ không được thì phải dẫn nước từ nơi đâu về. Có số liệu chính xác mới có cơ sở đề ra các phương án chống hạn lâu dài. Hiện nay, số liệu có, nhưng không được cập nhật thường xuyên.
    Như Trang thực hiện
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 04:04 ngày 14/03/2005
  3. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Mình nhớ có lần đọc được ý tưởng về xử lý nước biển thành nước ngọt cũng trong box này (bạn nào còn nhớ nó ở đâu post cho mọi người xem với nhé). Mấy hôm trước đọc sách thấy nói trên thế giới có khoảng hơn 4000 desalination plant như thế, chủ yếu (60%) tập trung bán đảo Arab.
    Như vậy, mình nghĩ đây có thể cũng là một trong những giải pháp?
    Hiện nay, có 2 cách để khử mặn là phương pháp chưng cất (tốn năng lượng) hay dùng thẩm thấu ngược (RO). Vấn đề năng lượng, ta có thể tận dụng chính cái nắng nóng ở nơi khô hạn đó (năng lượng mặt trời)?
    Có thể chúng ta vẫn chưa tìm được lời giải chính xác, nhưng hy vọng rằng topic này có thể giúp gợi nên ý tưởng hay suy nghĩ từ các bạn trẻ về những vấn đề môi trường, thế là cũng đã vui rồi.
    Thân mến và hẹn gặp lại các bạn trong tiết mục câu chuyện môi trường kỳ sau nhé!
    Chúc các bạn một tuần mới vui vẻ và hiệu quả!
    Cheers
  4. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện Môi trường từ Rinvic:
    Xin tiếp nối câu chuyện của chị Oshin, chủ đề này rất thú vị đây. Giống như bệnh nghề nghiệp, hễ đọc báo nào có tin gì về MT, là thích xem, suy ngẫm, và muốn chia xẻ voi các bạn khác thông tin đó. Câu chuyện MT là thích hợp đây,hihi. Đọc báo và nhâm nhi chè.
    Từ chuyện hạn hán đến hồ thủy điện ô nhiễm, từ chuyện ngập lụt mùa mưa đến xả rác khắp các cống rãnh, đến chuyên các dự án xây hồ nứoc trong TP, không biết xử lý rác, rồi mưỗi
    sẽ ra sao.
    Từ Tuổi Trẻ thứ bảy 13/3/2005
    Hồ Dầu Tiếng ô nhiễm
    Tình trạng ô nhiễm nguồn nước lòng hồ Dầu Tiếng ngày càng nặng. Nguyên nhân chính là hơn 1.200 ***g bè nuôi cá diêu hồng của gần 200 hộ dân đã thả xuống lòng hồ này trong gần 2 năm nay làm ô hiễm môi trường xung quanh, đe dọa sức khỏa người dân thuộc các các địa phương có sử dụng nước hồ làm nước sinh họa như Tây Ninh, Long An, Bình Duo7ng và TP HCM.
    Gần đây Viện Thủy sản 2 và Công ty Khai thác thủy lợi Dầu Tiéng đã khảo sát chấg lượngng nướcc mặ hồ. Kết quả: các chỉ tiêu chất lưọng nước ngọt bảo vệ đời sống thủy sinh như chỉ tiêu NH3-N (ammonia), Pb (chì) đã vuợt chỉ tiêu cho phép., Trong đó, chỉ tiêu nitrite phosphate ở mức quá cao.
    Chuyện trước mùa mưa 2005: TP HCM Bao giờ hết ngập
    - Dự án vệ sinh môi trường TPHCM ?" lưu vực Nhiêu Lộc, Thị Nghè 3 053 ha, nguồn vốn vay World Bank tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 199,96 triệu USD. Dự kiến hoàn thành 2008
    - Dự án cải thiện MT nước TPHCM- Lưu vực Tàu Hủ- Bến Nghé ?" Kênh Đôi ?" kệnh Tẻ
    - Tiểu dự án cải tạo hệ thống thoát nước rạch Hành Bàng
    - Dự án nâng cấp đô thị TP HCM ?" lưu vực Tân Hóa ?" Lò Gốm
    f Ông Nguyễn Văn Đua, phó Chủ tịch UBND TP HCM nói sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp của các nhà khoa học về cảnh báo phát triển đô thị ào ạt mà vấn đề thóat nước, cốt san nền còn bị xem nhẹ hoặc chưa được quan tâm, quản lý và khai thác nước ngầm bừa bãi gây nguy cơ thành phố sụt lún. Ông nói: ?o Tôi rất tâm đắc với gợi ý nên có một số hồ nhân tạo ở giữa trung tâm TP, vừa là hồ điều tiết nước, điều tiết nhiệt độ vừa để tạo cảnh quan đô thị?
  5. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    To Oshin
    Vẫn còn 1 cách nữa đấy, bạn có biết Mỹ đã từng dùng 1 loạI hoá chất rảI xuống vùng rừng Trường Sơn gây ra những trận mưa lũ lớn làm chậm bước chân của bộ độI ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ?
    Thành phần chính của nó là 1 loạI muốI Ag, khi rảI lên khí quyển chúng sẽ làm giảm nhiệt độ lớp không khí này xuống giúp hơi nước mau tích tụ và nhanh chóng tạo thành mưa. Hy vọng nó sẽ giúp những miền đất nứt nẻ khô cằn của nước ta thoát khỏi cơn hạn hán này.
    PS: Nhà mình có ai rành về thành phần của loạI hoá chất này không nhỉ

    http://www.gree-vn.com/
    Lần cập nhật cuối: 23/03/2014
  6. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Ngày 22/3 là ngày Nứơc Thế Giới
    Ngày mai, 23/3 là ngày Khí tượng Thế Giới Xin gửi đến cả nhà 1 bài từ UNDP Việt Nam http://www.undp.org.vn/projects/vie98018/objective.htm
    Ministry of Education and Training
    Centre for Education Technology
    VIE/98/018
    Environmental Education in the Schools of Viet Nam
    Phase II
    Environmental Education Campaign for 2005
    The Project Consolidating Environmental Education in the Schools of Vietnam, funded by the Royal Danish Embassy and implemented by the Center for Education Technology under the MOET, is continued from the DANIDA/UNDP-funded project, Environmental Education in the Schools of Vietnam , VIE/98/018. An annual environmental awareness raising campaign for all the school pupils nationwide is one of our projects'''' activities.
    Warmly response to the launching of United Nations General Assembly on the UN Decade of Education for Sustainable Development, 2005-2014 and the International Decade on Water for life, 2005-2015 that will commenced on the World Water Day 22 nd March 2005, the theme of our 2005 campaign is ?oWater, using enough for today, keeping clean for tomorrow!?. The purposes are to remind the school children of their consciousness towards the saving and protecting the water source ?" the source of life for every creature, to awake the desire and actions of pupils for a sustainable environment as well as to form friendly attitudes towards the environment.
    In order to prepare for the launching of the campaign, two one-day orientation seminars will be organized for the supervisors at all the DOETs and DONREs nationwide to discuss on the contents and procedures of the campaign. The 1 st seminar will be held in Ho Chi Minh City on 24 th March 2005, followed by the 2 nd in Hanoi on 31 st March 2005.
    For this year, the campaign outputs will be paintings, writing, photos and videos on the saving and protecting water. The national launching ceremony of the campaign will be held on 9 th April 2005 in HaTinh, one of the pilot provinces in EE and well implemented EE activities over the past years. The campaign will start from now to the end of December 2005. The exhibition and prize-giving to the winners will be in Hanoi on 22 nd December 2005.

    Được rinvic sửa chữa / chuyển vào 22:49 ngày 22/03/2005
  7. cayxanh3

    cayxanh3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2003
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Mì?nh chèp bà?i bào lĂn 'Ăy 'ược khĂng nhì??
    Bàfi ràc là? kho tà?ng khì methane:
    Article Preview
    Making the best of garbage gasPremium
    * 26 February 2005
    * Duncan Graham-Rowe
    * Magazine issue 2488
    Landfills could be making a far greater contribution to the world''s energy needs - researchers have developed a practical way of doing it
    METHANE generated by rotting rubbish in landfill dumps could make a far greater contribution to the world''s energy supply. A new way of harvesting the gas should mean that many landfill dumps that till now were thought to be too small to produce usable amounts of the gas will be able to provide a viable supply.
    In Europe alone, landfill has the potential to generate as much as 94 billion cubic metres of methane each year. Yet according to the European Commission''s energy directorate only about 1 per cent of this is being tapped. The rest of it goes to waste, as landfill operators burn it off to prevent a build-up of dangerous quantities of the flammable gas.
    As well as wasting energy, flaring off methane pumps pollutants into the environment. These are caused by impurities in the methane and the low temperature of the flare, says Greg Miller, who ...
    The complete article is 631 words long.
    To continue reading this article, subscribe to New Scientist. Get 4 issues of New Scientist magazine and instant access to all online content for only $4.95
  8. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    (theo Tuổi trẻ CN 27.3.2005)

    Công ty Tư Vấn xây dựng công nghiệp và đô thị VN: Sao chép báo cáo để lấy 182 triệu đồng
    Dự án Khu công nghiệp Trà Kha (Bạc Liêu) có diện tích rộng tren 98ha. Tỉnh đã bỏ ra 182 triệu đồng thuê công ty TVXD CN & ĐT VN lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Thế nhưng khi thẩm định các đánh giá tác động MT cửa dự án, hội đồng thẩm định đã hết sức thất vọng về sự cẩu thả và sơ sài của nó. Nhiều thông số kỹ thuật đựoc sao chép từ 1 dự án khác. Riệng phần báo cáo tác động MTr lấy từ nội dung của một số dự án khác ở tận ?. miền Trung, miền Bắc!
    (Tuổi Trẻ Online Thứ Tư, 23/03/2005, 10:06 (GMT+7) )
    Nghiên cứu thành công phương pháp xử lý nguyên liệu giấy
    TT - Nhóm các nhà khoa học của Viện Công nghệ môi trường và Viện Khoa học vật liệu thuộc Viện Khoa học - công nghệ VN vừa công bố nghiên cứu thành công phương pháp cô đặc dung dịch keo vi hạt silic phục vụ ngành công nghiệp sản xuất giấy.
    Theo kỹ sư hóa Cao Văn Chung, dung dịch keo vi hạt silic được sử dụng rộng rãi trong sản xuất giấy tại VN nhưng thường có lượng nước lớn nên chất lượng giấy không đảm bảo. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp cô đặc bằng màng lọc nano tự chế tạo - một hướng nghiên cứu rất mới tại VN, thay vì sử dụng phương pháp bốc hơi nhiệt đạt hiệu quả không cao.
    Ngay sau khi phương pháp này thành công, một số nhà máy giấy trong nước đã đề nghị nhóm nghiên cứu ứng dụng vào dây chuyền sản xuất của mình.
    KHIẾT HƯNG
    Lời bình
    Công nghệ Nano đưọc nghe quảng cáo, ứng dụng khắp mọi nơi, mọi ngành mọi việc, .....
    Được rinvic sửa chữa / chuyển vào 07:59 ngày 28/03/2005
  9. el_Magnifico

    el_Magnifico Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Em xin góp một bài báo này:
    Liên hiệp quốc báo động: tài nguyên thế giới đang cạn kiện
    (theo VIetnamnet)
    Theo cuộc khảo sát toàn diện nhất của Liên hiệp quốc (LHQ) về tình trạng Trái đất, hoạt động của con người trong 50 năm qua đang đe doạ sự tồn tại của các thế hệ tương lai.

    Với tên gọi Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ, cuộc khảo sát kéo dài 4 năm với sự tham gia của hơn 1.300 nhà khoa học từ 95 quốc gia. Kết quả cho thấy các tài nguyên rất cơ bản, hỗ trợ sự sống trên trái đất, gồm nước ngọt, thức ăn, gỗ, không khí sạch và khí hậu đang bị đe doạ. 10-30% động vật có vú, chim và các loài lưỡng cư có nguy cơ tuyệt chủng. Điều đáng lo là con người đang làm tốc độ biến mất của chúng tăng nhanh gấp 1.000 lần so với tự nhiên. 60% tài nguyên trên thế giới đang bị suy thoái nghiêm trọng hoặc cạn kiện, làm mất mát đa dạng sinh học ở mức độ lớn và không thể đảo ngược.
    Theo Walter Reid, giám đốc chương trình khảo sát, người nghèo, đặc biệt là người sống ở các vùng đất khô cằn ở châu Phi, châu Á, một số vùng ở Mexico và miền Bắc Brazil, đang gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng sa mạc hoá, thiếu nước sạch và bệnh tật gia tăng. Trong vòng 50 năm qua, sản lượng lương thực gia tăng thông qua những tiến bộ trong canh tác cây công nghiệp, đánh bắt cá và chăn nuôi. Tuy nhiên, sự gia tăng này làm suy thoái nguồn nước ngọt, tàn phá đa dạng sinh học.
    Đa dạng sinh học trong tương lai có thể mất đi do thay đổi khí hậu và việc sử dụng quá mức phân hoá học, làm ô nhiễm nước và tạo ra vùng nước chết (không có oxy) trong các con sông và vùng ven biển. Tại buổi công bố kết quả khảo sát hôm 30/3 tại London, các nhà khoa học cho biết cuộc khảo sát này cho thấy các nước cần hành động để làm chậm tốc độ mất mát đang dạng sinh học. Tình trạng hiện nay đang là rào cản đối với Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của LHQ.

  10. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Các bác và các bạn tiếp tục topic nhé!
    Thay trời làm mưa..
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=72822&ChannelID=2
    Hi NTA, đúng như NTA nói, Thái Lan đã làm mưa nhân tạo để chống hạn. Hồi lâu rồi đọc báo thấy Malaysia nữa cũng làm mưa nhân tạo (17/3) để chống hạn tại 3 vùng phía bắc. :)
    Lúc này mình cũng chưa viết thêm được gì cả. Có bài này hồi lâu rồi lược dịch từ trang People & the Planet và được bạn Minh Thảo biên tập lại, nhất là tên tiếng Việt của mấy dòng sông.
    Các đập ngăn nước mới đang đe dọa những con sông lớn của thế giới

    [​IMG]
    Đập Tam Giáp (Three Gorges) trên sông Trường Giang sẽ buộc hơn 1.3 triệu người phải di dời và phá hủy nhiều loài thủy sinh.
    Bản báo cáo của Quỹ Đời Sống Hoang Dã Quốc Tế (WWF) và Viện Tài Nguyên Thế Giới "Các Đập Nước và Tương Lai của Những Hệ Sinh Thái Nước Ngọt " cho biết hơn 60% trong số 227 con sông lớn nhất thế giới đã và đang bị chia nhỏ bởi các đập, dẫn đến sự phá hủy của những vùng đất ngập nước, sự suy giảm các loài thủy sinh bao gồm cá heo nước ngọt, cá, chim... cùng việc hàng chục triệu người bị buộc phải di dời.
    Các con sông đang bị đe dọa
    Bản báo cáo đã chỉ rõ 21 con sông đứng đầu trong danh sách các sông đang gánh chịu những rủi ro cao nhất từ các đập nước trong quy hoạch hoặc xây dựng. Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng Trường Giang hiện là con sông có nguy cơ cao nhất với 46 đập lớn. Hai con sông lớn Danube và Amazon cũng nằm trong số có nguy cơ cao. Bản tường trình kết luận chính phủ các nước đã không thực hiện những khuyến cáo của Uỷ Hội Các Đập Thế Giới (World Commission on Dams - WCD). Kết quả là, những tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội còn nhiều hơn những lợi ích mà đập đem lại như thủy điện, tưới tiêu, hỗ trợ kiểm soát lũ ... Ví dụ như, nước do các đập cung cấp bị thất thoát do hệ thống tưới tiêu nông nghiệp không hiệu quả. Hằng năm lượng nước lãng phí đó trên toàn cầu lên đến 1.500 tỉ tỉ lít (1,5 x 1020). Con số đó tương đương 10 lần lượng nước tiêu thụ hằng năm trên toàn lục địa Phi Châu.
    Hơn nữa, việc xây dựng đập còn ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu người. Một báo cáo mới đây của WCD cho biết có đến 40 - 80 triệu người trên toàn thế giới, trong đó 10 triệu sống trên lưu vực sông Trường Giang (Trung Quốc), phải di dời do việc xây dựng các đập nước này. Kết quả của sự thay đổi lưu lượng dòng chảy từ việc xây dựng đập cũng gây ra sự suy giảm nhanh chóng của ngành ngư nghiệp, tác động tiêu cực đến đời sống của hàng triệu ngư dân mà đối với họ, cá vừa là nguồn đạm cũng như nguồn thu nhập duy nhất.
    Cân bằng sinh thái
    Bản tường trình tóm lược những mâu thuẫn cơ bản giữa các đập nước và môi trường sinh thái xung quanh, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, hơn 2 tỉ người trên thế giới chưa được tiếp cận với điện, 1,1 tỉ người chưa được dùng nước sạch. Các đập nước cung cấp đáng kể nước ngọt cần thiết cho sinh hoạt, tưới tiêu mùa màng cũng như giảm thiểu lũ và cung cấp thủy năng cho hàng triệu người.
    Dr. Ute Collier, người đứng đầu Tổ chức Sáng kiến về Đập của WWF nói ?oTuy nhiên, những lợi ích mà chúng đem lại thường phải trả giá đắt bằng những tác động xấu đến môi trường và xã hội. Thêm vào đó, điều đáng nói là, những người dân phải chịu thiệt thòi do những nguy cơ mà đập gây ra thường lại không phải là những đối tượng được hưởng lợi từ đập. Nhiều người dân nghèo sống trên những lưu vực sông vẫn không có nước sạch hay điện để sử dụng.?
    Cộng đồng dân cư vùng hạ lưu các con sông lớn này bị ảnh hưởng nặng nề nhất do dòng chảy bị chặn làm nước sông cuối nguồn cạn dần và trữ lượng cá suy giảm. Do đó cân bằng sinh thái bị đảo lộn khi các con sông cạn kiệt nguồn oxy và dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự sinh sản của cá và các thủy sinh vật khác. Trung Quốc, quốc gia có nhiều đập nước đang quy hoạch và xây dựng nhất trên thế giới, có thể mất đi những loài quý hiếm như cá sấu Trung Quốc, cá heo sông Trường Giang (giống cá heo nước ngọt duy nhất trên thế giới) và nhiều loài chim nước nữa nếu như việc xây dựng bừa bãi các đập nước tiếp tục phá hủy môi trường sống của chúng.
    Những dự án xây dựng đập thường tiến hành mà không cân nhắc đến các phương án thay thế khác cũng như các ảnh hưởng tiêu cực lũy tích theo thời gian lên môi trường. Ute Collier nói ?oTrong việc đáp ứng nhu cầu nước ngọt toàn cầu và nhu cầu năng lượng, chúng ta không được phép phá hủy chính hệ sinh thái đã mang đến nguồn cung cấp nước sạch đó?. Tổ chức WWF đang cấp thiết kiến nghị những nhà lãnh đạo và xây dựng đập xét ưu tiên cho việc sử dụng hiệu quả nguồn nước bằng cách thực thi những tiêu chuẩn quốc tế, như các quy định cho những dự án xây dựng đập của Ủy ban thế giới. Điển hình như khối Liên Minh Châu Âu, họ quy định và thực thi những điều kiện nghiêm ngặt đối với việc xây dựng đập trong các quốc gia thành viên. Tất cả những dự án mới chỉ được phép tiến hành khi không còn lựa chọn nào tốt hơn về mặt môi trường. Tuy nhiên, những điều luật tiến bộ như vậy còn rất hiếm.
    Top 21 con sông trong tình trạng nguy cấp do việc xây dựng các đập nước:
    Trường Giang (Trung Quốc [TQ]), La Plata (Nam Mỹ, Tigris & Euphrates (Thổ Nhĩ Kỳ [TNK], Iraq, Syria, Iran, Jordan), Salween (TQ, Thái Lan và Myanmar), Kizilirmak ( TNK), Sông Hằng (Ganges - Ấn Độ, Nepal, TQ, Bangladesh ), Tocantins (Brazil), Amazon (Brazil, Peru, Bolivia, Colombia, Ecuador, Venezuela, Guyana, Suriname, Paraguay, French Guyana), Mekong (Thái Lan, Lào, TQ, Campuchia, Việt Nam, Myanmar), Brahmaputra (TQ, Ấn Độ, Bhutan, Bangladesh), Châu Giang (Xun Jiang hay Pearl River ?" Việt Nam (Hà Nam), TQ), Danube (Đức, Áo, Slovakia, Hungary, Croatia, Serbia & Montenegro, Romania, Bulgaria, Moldova, Ukraine ), Hoàng Hà (Huang He, TQ), Kura-Araks (Azerbaijan, Iran, Georgia, Armenia, TNK), Yesil-Kelkit, Büyük Menderes, ?oruh, Simav (4 con sông này đều thuộc TNK), Ebro (Tây Ban Nha, Andorra), Indus (Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, TQ ), Qezel Owzan (Iran).
    Các link hữu dụng
    - Read the full report: Rivers at Risk: Dams and the Future of Freshwater Ecosystems http://www.panda.org/downloads/freshwater/riversatriskfullreport.pdf
    - Read the report summary: Rivers at Risk: Dams and the Future of Freshwater Ecosystems http://www.panda.org/downloads/freshwater/riversatriskfullreport.pdf
    - The World Commission on Dams http://www.dams.org/
    - WWF http://www.panda.org/
    - World Resources Institute http://www.wri.org/
    Theo People & the Planet ?" 28.9.2004

Chia sẻ trang này