1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh Dịch: Sắc Màu Thời-Không Tâm Lý (học) hiện đại

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 02/06/2015.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp)
    Với nhu cầu mặc:

    người Việt rất đề cao hai yếu tố “dương tính” và “âm tính”. Đặt ra vấn đề màu sắc chẳng hạn: Trong trang phục xưa, màu ưa thích vốn là các “màu âm tính” phù hợp với phong cách tế nhị, kín đáo của truyền thống dân tộc. Ở miền Bắc là màu nâu, màu gụ (màu của đất); ở miền Nam là màu đen (màu của bùn). Trong lễ hội, phụ nữ Việt mặc áo dài màu thâm hoặc nâu. Ngày nay, màu sắc của trang phục có phần đa dạng hơn theo hướng “dương tính” do ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây. Thường thấy, trong xã hội hiện đại đàn ông mặc Âu phục, phụ nữ mặc áo nhiều màu kể cả đỏ hoặc hồng. Do giao thoa với văn hóa mới từ bên ngoài nên chiếc áo dài cổ truyền Việt Nam dần được cải tiến thành áo dài tân thời từ những năm 30 của thế kỷ này. Bên cạnh những cải tiến theo hướng phô trương cái đẹp hình thể một cách trực tiếp theo kiểu phương Tây (dương tính hóa) như: Bó eo, ôm sát thân, nổi ngực… thì áo dài tân thời vẫn tiếp tục kế thừa và phát triển cao độ phong cách kín đáo (âm tính hóa). Chính sự khêu gợi một cách nhuần nhị, kín đáo đã tô điểm tính cách “dương ở trong âm”. Vì lẽ đó, áo dài Việt Nam ngày càng phổ biến rộng rãi và trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống dân tộc.

    Với nhu cầu ở:

    Người Việt đặc biệt chú trọng vấn đề “phong thủy”. “Phong” và “thủy” là 2 quái/Quẻ trong KD cũng là hai yếu tố quan trọng nhất tạo thành tạo thành vi khí hậu của một ngôi nhà.
    Phong là gió (thuộc dương); thủy là nước, tĩnh hơn, thuộc âm. Trong nhà, nếu có gió quá nhiều hoặc nước tù quá đọng đều không tốt. Người ta vẫn xây dựng các bình phong để lái gió hoặc dựng hòn non bộ để điều thủy (âm dương điều hòa) là vậy. Ngoài ra, tất cả các chi tiết của ngôi nhà được liên kết với nhau bằng “mộng”. “Mộng” là cách ghép theo nguyên lý âm dương, nghĩa là: Phần lồi ra của bộ phận này phải khớp với chỗ lõm tương ứng của bộ phận khác. Kỹ thuật này tạo nên sự liên kết rất chắc chắn mà vẫn linh động giúp tháo dỡ dễ dàng. Khi cần cố định các chi tiết của ngôi nhà thì dùng đing tre vuông tra vào các lỗ tròn (âm – dương). Khi lợp nhà, người Việt dùng ngói âm dương: Viên sấp, viên ngửa khác với ngói ống Trung Hoa. Trong hình thức kiến trúc thường coi trọng bên trái và số lẻ. Tất cả đều từ triết lý âm dương mà ra.
    (còn Tiếp)
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp)
    những biểu hiện Âm DƯƠNGtrong tín ngưỡng Ng Việt xưa và nay.

    Với tín ngưỡng phồn thực (phồn = nhiều, thực = nảy nở), người Việt tái khẳng định sự tồn tại của triết lý Âm DƯƠNG. Thực tế, đây chỉ là hai mặt của một vấn đề.
    Ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực biểu hiện ở hai dạng: Thờ cơ quan sinh dục và thờ hành vi giao phối. Dễ dàng nhận thấy điều này ở các nhà mồ Tây Nguyên hoặc tục “giã cối đón dâu” của người Việt. Chiếc trống đồng – biểu tượng sức mạnh và quyền uy của người xưa thực ra là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực.

    Với tín ngưỡng sung bái tự nhiên, ông cha ta coi trọng tín ngưỡng đa thần, lấy chất Âm tính làm căn bản. Chất Âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến lối sống tình cảm, trọng nữ; theo đó mà các nữ thần chiếm ưu thế (tục thờ Mẫu).
    Người Việt xưa còn thờ cả động và thực vật. Theo truyền thuyết, tổ tiên người Việt là giống “Rồng Tiên”. Tiên – Rồng là một cặp đôi chỉ có trong lối tư duy theo triết lý Âm DƯƠNG. Đó cũng là hai loài biểu trưng cho phương Nam và phương Đông trong ngũ hành.

    Với tín ngưỡng sung bái con người, người Việt đặc biệt coi trọng mối liên hệ giữa ÂmDƯƠNG. Theo người xưa, chết là từ động thành tĩnh nên với triết lý Âm DƯƠNGthì hồn đi từ cõi DƯƠNG (trần gian) sang cõi Âm (âm phủ). Với niềm tin chết là về với tổ tiên (“Sống gửi thác về”), người Việt rất coi trọng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Tục xưa tin rằng DƯƠNG sao Âm vậy và cũng có một cuộc sống ở cõi Âm như cuộc sống người trần trên DƯƠNG thế. Tức là, người chết cũng ăn uống và tiêu pha như người sống. Do vậy, ông cha ta vốn coi trọng lễ đốt mã trong ngày cúng giỗ. Người sống sắm sửa quần áo, giường màn, bát đĩa, xe cộ, thuyền bè cho người chết; thậm chí còn đốt hình nhân để hóa người hầu hạ kẻ đã khuất.

    Tóm lại, triết lý Âm DƯƠNGtrong đời sống văn hóa Việt xưa và nay biểu hiện chủ yếu ở các góc độ: Tự nhiên, xã hội lẫn tín ngưỡng. Nó góp phần tôn vinh giá trị truyền thống mà vẫn dung hòa với vẻ đẹp hiện đại trong mỗi nếp nhà người Việt.
    -Theo Phan Thị Anh Thư
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    Lời bình:Kinh Dịch & Nho giáo
    Điểm lại 1 số nhận định của các nha nghiên cứu về KD (triết lý Âm DƯƠNG & Nho giáo.

    trong chủ đề Các vấn đề tâm lý - Lý thuyết và ứng dụng. (Phần 2)
    http://ttvnol.com/threads/cac-van-d...-ung-dung-phan-2.531073/page-17#post-27222152

    Kinh Dịch & Nho giáo
    KD ra đời rất lâu, bắt đầu từ truyền thuyết vua Phục Hy nhìn các khoáy trên lưng con Long mã mà vạch thành tám quẻ Dịch, tiếp theo đến đời Chu Văn Vương (trước tây lịch hơn 1000 năm) mới bổ sung vào các quẻ của Phục Hy những lời giải thích quẻ (Quái từ) còn gọi là Thoán từ. Sau đó Chu Công (Cơ Đán) con trai thứ của Văn Vương mới thêm Hào từ (Tượng từ). Mãi đến sau này Khổng Tử (được cho là Ng sáng lập Nho giáo) cũng chỉ là người "San định" Kinh Dịch và bổ sung thêm Thập dực để Kinh Dịch trở nên hoàn chỉnh. Cho đến nay, Kinh Dịch vẫn tồn tại cùng với thời gian theo suốt chiều dài của lịch sử nhận thức, và Dịch lý đã đóng góp phần mình vào mọi lĩnh vực văn hoá và khoa học Đông Á cổ, trong đó có khoa học về y học cổ truyển. Kinh Dịch đã trở thành một quyển kinh điển lớn cho toàn thế giới tìm hiểu và nghiên cứu về nó. Bản thân thân Kinh Dịch là một quyển kinh trọng yếu, đứng đầu trong ngũ kinh (Thư kinh, Thi kinh,Lễ kinh, Xuân Thu kinh và Kinh Dịch), được gọi là "Quần thủ chi kinh",KINH DỊCH là bộ đứng đầu cho nên gọi là "Dịch quán quần kinh chi thủ" làm nền tảng tư tưởng, theo sự vận động của tự nhiên mà định ra phép tắc trên dưới để định thiên hạ, ngõ hầu đem lại một xã hội ổn định theo Nho giáo và tinh thần của Dịch được tập trung ở quyển sách "Trung Dung" một trong tứ thư của đạo này. Như vậy có thể nói rằng, toàn bộ cái Đạo "Biến Dịch" được vận dụng hầu khắp các triết thuyết của Nho giáo, nói khác đi, đạo Nho chính là Đạo của Dịch. Do đó, muốn hiểu Nho điều tiên quyết là phải hiểu Dịch - "Bất học Dịch bất khả ngôn thuyết", K0 học Dịch thì K0 thể thuyết lý về Nho.
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    Trước khi Trao đổi tìm hiểu thêm về ẩn ngữ & hàm nghĩa về cÁC v/Đ LS Truyền thuyết, Huyền Thoại & Chứng cứ về VH & KD »
    Có ~ sự kiện trọng đại KH ngày nay để Chúng ta quay lại NC các Bài viết sau đây Vào Năm 2016, Trong lúc ấy ~ điều trong các Bài viết chưa được đánh giá Kiểm chứng THEO KH 1 cách đầy đủ

    .... Thì Nay năm 2017 Các Công trình này đả được Đáng giá & trao giãi theo Bài Báo sau đây:
    http://tuoitre.vn/giai-nobel-y-sinh-hoc-2017-mot-nhac-nho-ve-duyen-khoi-1398706.htm

    http://ttvnol.com/threads/nhung-v-d-bi-an-thuoc-tam-ly-ban-co-the-giai-thich-duoc-no.211894/page-9
    Ý tưởng “chất liệu Đông phương” từ học thuyết duyên khởi của PG (Nam Á Ấn Độ) hay từ Luận Thuyết CHU KỲ của cái sáng Tối Đông Á Âm DƯƠNG ()?:

    Đây cũng chính là câu hỏi dành cho Ng đọc đánh giá hầu rộng đường dư luận!!!:-bd:drm:-??:-h
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    Tản mạn Câu chuyện NHỊP SINH HỌC_Biorhythm,Thời sinh học (ChronoBiology) : Con người & ĐỒNG HỒ SINH HỌC của tạo hóa:
    Giải Nobel Y Học năm 2017 về tay ba nhà khoa học Hoa Kỳ với công trình tiên phong nghiên cứu ĐỒNG HỒ SINH HỌC (biological clock) của cơ thể. Các công trình nghiên cứu này như ông Thomas Perlmann, thư ký ủy ban chấm giải, cho biết từ: “Biological clock” đã giúp giải thích các sinh vật, động vật, thực vật thích ứng hòa hợp như thế nào về phương diện sinh học để hòa đồng với những thay đổi của trái đất.

    Kết quả của giải y học năm nay là 1 ngạc nhiên lớn, chính ông Robash, 1 trong 3 người đoạt giải, đã thốt lên khi ông Perlmann báo tin: “Chắc ông nói đùa!” Ngạc nhiên vì tên của ba nhà khoa học Jeffery Hall, Michael Robash, và Michael Young K0 đứng hàng đầu trong danh sách được đề nghị giải Nobel. Vào thời điểm này các nghiên cứu y sinh học chú trọng vào các phương pháp chữa bệnh mới, tiền đổ vào phương pháp trị liệu miễn nhiễm (Immunno Therapy) trong chiến tranh chống ung thư hay CRISPR (phương pháp thay đổi gene [di thể], cách mạng trong việc chữa trị bệnh di truyền từ trong thời kỳ thai nhi, nhắm vào trung tâm tế bào ung thư, loại siêu vi trùng HIV ra khỏi cơ thể, loại các vi trùng tối độc ra khỏi cơ thể bằng cách ép chúng giết lẫn nhau).
    Các ông Hall và Robash (Đại Học Brandeis) và ông Young (Đại Học Rockefeller) đã tự nghiên cứu K0 nhận được tiền từ các công ty lớn hay quỹ của chính quyền. Các cuộc nghiên cứu của các ông từ năm 1984 về di thể điều hòa NHỊP SINH HỌC_Biorhythm trong ruồi giấm (Fruit flies Drosophila có 60% di thể giống như di thể loài người) còn bị xem là theo đuổi mục đích vô ích vì K0 theo đuổi hai mục đích lớn của y học hiện nay: chữa ung thư và ngừa bệnh Alzheimer. Giải Nobel Y Học năm nay đi ngược chiều hướng y khoa hiện đại có lẽ như là 1 lời cảnh báo cho các trường đại học y khoa vì hiện nay các ngành khoa học căn bản đang ở vào thời kỳ khó khăn K0 được chú trọng, các ngành này chỉ được xem là bước đầu của sinh viên vào học y khoa.

    NHỊP SINH HỌC_Biorhythm là chu kỳ thay đổi tự nhiên trong cơ thể từ chức năng hoạt động đến sinh hóa.
    Đồng hồ nằm trên não bộ giúp tinh thần và thể xác đáp ứng với bóng tối và ánh sáng. Các chức năng của cơ thể ăn, ngủ, thân nhiệt, kích thích tố, hoạt động, tỉnh thức, áp huyết v.v… gồm nhịp hàng ngày trong 24 giờ (circadian rythm), nhịp ngày và đêm, nhịp ngắn và nhịp dài hơn 24 giờ.

    NHỊP SINH HỌC_Biorhythm thay đổi tùy người, tùy thời gian, trong giấc ngủ, có người tỉnh táo ngay sau khi thức dậy, có người tỉnh dậy đúng giờ mỗi ngày tùy đồng hồ báo thức trong cơ thể. Năm 1917, nhà tâm lý học nổi tiếng Edwin G Boring và vợ đã làm cuộc thí nghiệm đánh thức những người ngủ say để xem khi tỉnh dậy họ có biết là lúc mấy giờ?

    Đa số người ngủ say phải mất đến 50 phút mới biết họ đang ở đâu, mấy giờ rồi? Tỉnh thức tùy vào giấc ngủ say hay mơ mơ màng màng, tùy thuộc vào bữa ăn tối nhiều hay ít, ăn có tiêu hay chậm tiêu (ngủ ít cảm thấy miệng đắng) tùy vào bọng đái đầy hay vơi, tùy vào tiếng gà gáy trong xóm hay tiếng xe hơi chạy ngoài đường…
    Ít người được như nhà tâm lý William James trong cuốn “Nguyên tắc tâm lý học” thức dậy đúng giờ đúng phút đêm này qua đêm khác, ngày này qua ngày khác. Chiếc ĐỒNG HỒ SINH HỌC nằm trong DNA của ông hoạt động điều hòa hơn người khác.
    Trong 2,000 năm, các tư tưởng lớn của nhân loại vẫn tranh luận về bản chất của thời gian: Thời gian có hạn hay vô hạn, thời gian chảy xuôi như giòng sông hay như những hạt cát rơi xuống như trong đồng hồ cát (Hourglass) đồng hồ tính giờ ngày xưa. Thời gian tương đối, 400 năm trước Tây lịch, Plato đã suy nghĩ nhức đầu về chuyển động và ngừng “điều gì chuyển động thì chính là ngừng nghỉ, điều gì chúng ta tưởng là nghỉ thì lại chuyển động.” K0 biết đến ĐỒNG HỒ SINH HỌC nhưng St. Augustine (thế kỷ 16) nói Thượng Đế đã tạo ra muôn loài nhưng chính chúng ta đã tạo ra thời gian.
    Hiện tại, tương lai, quá khứ do con người đặt ra. Thời gian của St. Augustine là thời gian tâm lý chứ K0 phải là thời gian vật lý. Thời gian tương đối qua thuyết Einstein và cho đến thế kỷ 19 con người vẫn bàn cãi “thời gian có thật K0?”
    (còn Tiếp)
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp)
    Thời gian nằm trong di thể, trong tế bào và con người được cấu tạo từ tế bào.
    Con người, như nhà tâm lý Piaget nói, chỉ biết thời gian từ từ theo phát triển của tế bào.

    ĐỒNG HỒ SINH HỌC
    giúp con người phân biệt thời gian, mấy tháng đầu trẻ em chỉ biết phân biệt lúc này hay K0 phải lúc này, đến 4 tuổi mới phân biệt được trước và sau.
    Từ 3 đến 4 tuổi trẻ K0 có trí nhớ rõ ràng.

    Tháng Mười 1 1868, nhà thiên nhiên học người Anh Thomas Henry Huxley, người sáng lập nguyên tắc khoa học hiện đại, xem mô hình của thiên nhiên là cơ chế để giải thích cho những bộ máy nhân tạo được xem như là đồng hồ. Ông chưa nghĩ đến ĐỒNG HỒ SINH HỌC nhưng hiển nhiên ông đã xem con người như 1 đồng hồ do tạo hóa sáng chế.
    Giáo sư sử về khoa học và triết trường Stanford, bà Jessica Riskin ví con người như 1 đồng hồ K0 ngừng chạy (restless clock) nguyên tắc bắt đầu từ giữa thế kỷ thứ 17, nguồn gốc của tân khoa học (new science) 1 thế kỷ trước ông Huxley.
    Khoa cơ học tả thế giới như là 1 bộ máy của chiếc đồng hồ vĩ đại, các bộ phận được tạo ra bằng vật chất chuyển động nhờ những lực từ bên ngoài. Quan niệm này giải thích căn bản khoa học thiên nhiên có nguồn gốc thần học, với ông thần từ bên ngoài, 1 Thượng Đế siêu việt.

    Nhà toán học người Đức Gottfried Leibniz (1646-1716) đồng thời là triết gia nổi tiếng là người đầu tiên ví đồng hồ với cơ thể con người: “Đồng hồ liên tục chuyển động giống như cơ thể con người.” Đồng hồ và các bộ máy do con người tạo ra thụ động còn con người và sinh vật theo Leibniz là những bộ máy tích cực K0 hoàn toàn thụ động bởi những lực từ bên ngoài Leibniz bác bỏ thuyết của Descartes, triết gia Pháp 1 thế kỷ trước xem con người và các sinh vật là bộ máy thiếu linh hồn, Leibniz cũng đả phá các triết gia phái Descartes/Cartesian, các nhà vật lý đi theo con đường của Descartes, xem hai phần linh hồn và thể xác rời nhau

    Đối với Leibniz, bộ máy con người nằm trong bộ máy tạo hóa, con người hòa đồng với vũ trụ.

    Sức sống (Vis Viva), danh từ của Leibniz, là lực có thật còn chuyển động K0 thật. Leibniz khi qua Trung Hoa
    đọc triết Trung Hoa đã ca ngợi các Luận thuyết & Kinh Dịch Khổng Tử, Vis Via của Leibniz như Lý ☰_Kiền/Càn khôn, Lý uyên nguyên của vũ trụ, cái lẽ trời đất trong triết Luận Kinh Dịch Đông Á.

    Năm 1944 với Schrodinger nhà vật lý người Áo, nổi tiếng với vật lý lượng tử (Quantum Physics) xem con người là bộ máy, cơ chế sống động như đồng hồ. Chiếc đồng hồ của Schrodinger giống như căn bản triết của Leibniz, trật tự, cân bằng và hòa đồng. Đồng hồ này khác với con người là bộ máy, là đồng hồ của Aristotle (thế kỷ 4 trước Tây lịch) chuyển động với bắp thịt như lò xo. Đồng hồ của Schrodinger chuyển động nhờ di thể (gene) với hai loại phân tử ông gọi là thủy tinh, 1 hoạt động cá thể K0 theo chu kỳ (aperiod Crystal) khác với loại hoạt động theo chu kỳ lập đi lập lại (period Crystal).

    Năm 1953, James Watson và Francis Crick tìm thấy cấu trúc DNA, di thể là thủy tinh K0 chu kỳ của Schrodinger.

    Từ thế kỷ 16 các nhà hóa kim (alchemist) cũng như Steven Pincker hay nhắc đến Homunculus 1 con người nhỏ trong đầu chỉ huy con người, nay ba nhà khoa học Hall, Robash và Young đã chứng minh được gene nằm trong não bộ chỉ huy bộ máy sinh học của con người.

    (còn Tiếp)
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp)
    ĐỒNG HỒ SINH HỌC là gì?

    ĐỒNG HỒ SINH HỌC là hệ thống kiểm giờ có mặt trong cơ thể sinh vật sống (gồm con người, các loài động vật và thực vật) với nhiệm vụ chính là kiểm soát các nhịp điệu thường nhật hay các chu kỳ hoạt động hàng ngày.

    ĐỒNG HỒ SINH HỌC quy định nhịp hoạt động của tất cả cơ quan nội tạng của cơ thể, thông qua đó, hoạt động của những cơ quan quan trọng gia tăng vào những thời điểm cụ thể, gia tăng sản xuất hoóc-môn hay gia tăng năng lực trao đổi chất.

    Hệ thống kiểm giờ này cảm nhận được khi một ngày bắt đầu và kết thúc. Ở thực vật, ĐỒNG HỒ SINH HỌC truyền tín hiệu khi nào thì chúng tăng trưởng. Ở người, ĐỒNG HỒ SINH HỌC giúp điều hòa các thay đổi về huyết áp, thân nhiệt và sự tỉnh táo vốn thay đổi tùy thời gian trong ngày.

    Những nhịp điệu thường nhật này phụ thuộc vào ánh sáng chứ không phải thị giác. Rõ ràng là, một bông hồng nhạy cảm với ánh sáng nhưng nó không thể nhìn thấy. Cũng giống như thực vật, con người chúng ta có những tế bào cảm nhận ánh sáng đặc biệt gọi là “tế bào nhận kích thích ánh sáng”. Những tế bào này phát ra tín hiệu khi ánh sáng tác động lên chúng. Ở động vật có vú, tế bào nhận kích thích ánh sáng được biết đến duy nhất nằm ở hai mắt.

    Đa số các nhà khoa học đồng ý rằng những tế bào nhạy cảm với ánh sáng này có tác dụng “cài đặt” các nhịp điệu thường nhật trong cơ thể chúng ta.
    Thế nhưng, mặc dù các tế bào nhận kích thích ánh sáng của chúng ta nằm ở mắt, cũng không nhất thiết phải thấy đường mới cảm nhận được nhịp điệu thường nhật.
    Nhiều người mù vẫn có nhịp điệu thường nhật bình thường.

    ĐỒNG HỒ SINH HỌC hoạt động như thế nào?
    (còn Tiếp)
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    ĐỒNG HỒ SINH HỌC hoạt động như thế nào?
    (Tiếp)

    Sự sống trên Địa cầu thay đổi theo vòng quay của hành tinh chúng ta quanh Mặt trời & Mặt trăng quanh Địa cầu.
    Trong nhiều năm, chúng ta biết rằng những cơ thể sống, trong đó có con người, có một cơ chế tự thân, mộtĐỒNG HỒ SINH HỌCgiúp cơ thể thích nghi với nhịp độ thường nhật. Nhưng cơ chế này thật sự hoạt động ra sao?

    Thông qua những nghiên cứu ở loài ruồi giấm, 3 nhà khoa học người Mỹ là Jeffrey C. Hall, Michael Rosbach và Michael W. Young đã có thể đi vào bên trongĐỒNG HỒ SINH HỌCcủa chúng ta và ‘xem’ nó hoạt động như thế nào. Phát hiện của họ lý giải vì sao cây cỏ, muôn thú và con người thay đổi nhịp sinh học để đồng bộ với sự tiến hóa của Địa cầu.

    Dùng ruồi giấm làm vật mẫu, những nhà khoa học đoạt giải Nobel Y học 2017 đã tách riêng một gen trên ruồi giấm – gen chịu trách nhiệm điều khiển nhịp sinh học hàng ngày của con ruồi – để chỉ ra rằng gen này giải mã một loại protein và tích tụ trong tế bào suốt đêm. Lượng protein này sẽ được sử dụng ngay trong ngày hoạt động kế tiếp.

    >> Đọc thêm:Giải thưởng Nobel Y học 2017 trao cho khám phá về đồng hồ sinh học

    Nhờ điều này, họ xác định được các hợp chất protein trong cơ thể, hé lộ cơ chế tự quản theo ‘đồng hồ’ bên trong tế bào. Giờ đây, chúng ta biết rằngĐỒNG HỒ SINH HỌC hoạt động theo cùng cơ chế ở những cơ thể đa bào, trong đó có con người.

    Với độ chính xác tinh tế,ĐỒNG HỒ SINH HỌCtrong chúng ta điều chỉnh giúp sinh lý học cơ thể thích nghi với các giai đoạn khác nhau một cách đáng kể trong ngày. ChiếcĐỒNG HỒ SINH HỌCnày điều chỉnh những chức năng quan trọng như hành vi, lượng hormone, giấc ngủ, nhiệt độ cơ thể và sự trao đổi chất.



    Sức khỏe của chúng ta chịu ảnh hưởng khi xuất hiện sự mất cân bằng tạm thời giữaĐỒNG HỒ SINH HỌCcơ thể và môi trường bên ngoài, lấy ví dụ như khi chúng ta di chuyển qua vài múi giờ khác nhau thì sẽ bị tình trạng “say máy bay” (jet lag) vậy. Ngoài ra, có những dấu hiệu cho thấy sự lệch pha kéo dài giữa lối sinh hoạt với nhịp điệu của đồng hồ sinh học có liên quan tới sự gia tăng về nguy cơ nhiễm các bệnh khác nhau.

    Nhịp điệu sinh lý là hệ thống điều hành sinh học cổ xưa dựa trên vòng tuần hoàn sáng tối, một yếu tố tự nhiên lâu đời như hành tinh của chúng ta. 15% gen của chúng ta được kiểm soát bởi những nhịp điệu này, và việc phá vỡ chúng sẽ tác động đến sức khỏe con người – dẫn đến béo phì, đái đường, chứng mất ngủ, trầm cảm, bệnh tim và ung thư.

    Tiếp tục tìm hiểu thêm về những quá trình của nhịp điệu sinh lý là một điều quan trọng. Với những kiến thức thu được, chúng ta đã hiểu khái niệmĐỒNG HỒ SINH HỌC là gì?và có thể bắt đầu quá trình phát triển những biện pháp can thiệp – cả về hành vi lẫn y học – để có thể giúp giữ gìn và phục hồi sức khỏe cho người

    (còn Tiếp)
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp)
    Khám phá về ĐỒNG HỒ SINH HỌC, NHỊP SINH HỌC_Biorhythm ngày đêm, này giúp chúng ta hiểu được bí ẩn: Tại sao con người cần ngủ?, và Tại sao giấc ngủ lại diễn ra?

    NHỊP SINH HỌC_Biorhythm là gì? Có bao nhiêu loại NHỊP SINH HỌC_Biorhythm?
    [​IMG]
    NHỊP SINH HỌC_Biorhythm là gì?

    NHỊP SINH HỌC_Biorhythm (biological rhythm) là chu kỳ tự nhiên về những thay đổi trong cơ thể như nồng độ sinh hóa chất hoặc các chức năng. NHỊP SINH HỌC_Biorhythm đóng vai một đồng hồ “chủ" đồng bộ hóa các đồng hồ khác trong cơ thể. "Đồng hồ" sinh học này nằm trên não bộ, cấu thành từ hàng ngàn tế bào thần kinh giúp đồng bộ các chức năng và hoạt động thể chất, tinh thần và hành vi đáp ứng với ánh sáng và bóng tối. Tốm lại, đồng hồ điều chỉnh nhiều chức năng bao gồm: thời gian ngủ, sự thèm ăn, thân nhiệt, nồng độ các hormone, sự tỉnh táo, hoạt động thể chất, huyết áp, khả năng phản ứng…

    Có bốn loại NHỊP SINH HỌC_Biorhythm:
    (*) 1 NHỊP SINH HỌC_Biorhythm hàng ngày (circadian rhythms, light-dark cycle) chu kỳ 24 giờ bao gồm nhịp điệu sinh lý và hành vi như ngủ;
    (*) 2 nhịp điệu ngày (diurnal rhythms) nhịp điệu sinh học được đồng bộ hóa với ngày và đêm;
    (*)3 NHỊP SINH HỌC_Biorhythm ngắn (ultradian rhythms) NHỊP SINH HỌC_Biorhythm với thời gian ngắn hơn và tần suất cao hơn;
    (*)4 NHỊP SINH HỌC_Biorhythm dài (infradian): nhịp kéo dài hơn 24 giờ, như chu kỳ kinh nguyệt.

    Nhịp hàng ngày hay “đồng hồ sinh học”

    Vào năm 1984, Hall và Rosbash, cộng tác tại Đại học Brandeis, và Young, tại Đại học Rockefeller, độc lập đã phân lập được gen kiểm soát NHỊP SINH HỌC_Biorhythm hàng ngày (circadian rhythm) ở con ruồi giấm. Gene này, được gọi là period (giai đoạn), mã hoá một protein đặt tên là PER, có nồng độ lượng đỉnh vào ban đêm và giảm vào ban ngày. Số lượng PER được kiểm soát bởi một cơ chế phản hồi ngược âm (negative feedback) ức chế tác dụng của nó.

    Young đã khám phá ra các gen mã hóa cho các protein khác nhau liên quan đến NHỊP SINH HỌC_Biorhythm. Protein TIMELESS liên kết với PER và giúp đưa nó từ bào tương (cytoplasm) đến nhân tế bào, nơi nó có thể ức chế sự biểu hiện gen period. Protein DOUBLETIME là một enzyme xúc tác việc phosphoryl hóa (phosphorylates kinase) protein PER và làm tăng sự thoái hóa nó. Sự thoái hóa PER xúc tác bởi DOUBLETIME sẽ làm chậm quá trình tích tụ protein PER, giúp cho đồng hồ 24 giờ được chạy đúng giờ.

    Sau này, các nhà nghiên cứu khác đã xác định được nhiều gen khác tham gia vào chu kỳ này. Ví dụ, các protein CLOCK và CYCLE cũng điều chỉnh việc sản xuất PER và TIMELESS.

    Các protein đồng hồ này được chia sẻ trong các sinh vật từ ruồi giấm đến người. Millar ĐH Edinburgh cho rằng: "ĐỒNG HỒ SINH HỌC gần như phổ biến ở các tế bào sinh vật cao cấp chi phối việc tổ chức thời gian của tất cả các tế bào".

    (còn Tiếp)
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp)
    Nobel y học 2017: công trình về ĐỒNG HỒ SINH HỌC

    Ba nhà khoa học Mỹ đã giành được giải Nobel về sinh lý học năm nay nhờ khám phá của họ về bộ máy sinh học siêu nhỏ kiểm soát nhịp điệu sinh học hàng ngày, ĐỒNG HỒ SINH HỌC, của cơ thể con người.

    Ủy ban Nobel, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, nhận định "Những khám phá thay đổi mô hình của ba nhà khoa học đã đưa ra những nguyên tắc then chốt của ĐỒNG HỒ SINH HỌC và mở ra ngàng Thời sinh học (chronobiology)", và hy vọng rằng "Trong những năm tiếp theo, các thành phần phân tử khác của cơ chế đồng hồ đã được làm sáng tỏ, giải thích tính ổn định và chức năng của nó."

    Đôi điều bàn luận

    ĐỒNG HỒ SINH HỌC là yếu tố chính của sinh vật sống trên trái đất, nó hiện diện trong mỗi tế bào của mỗi cơ thể, từ sinh vật từ đơn giản đến phức tạp, từ con vi khuẩn nhỏ bé đến một cây đại thụ.

    Gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mỗi người chúng ta đều có một "kiểu thời gian” (chronotype) khác nhau xác định về mặt di truyền học, nên thời gian ngủ “lý tưởng” trong chu kỳ 24 giờ.

    Phát hiện này giải thích lý do tại sao lại có người chỉ làm việc ban ngày (morning people, người buổi sáng) và người làm việc thâu đêm (night owl, “cú đêm"). Brian Resnick lập luận là do con người có thể thiết lập lịch trình làm việc riêng cho mình.

    Nhiều yếu tố ngoại cảnh, môi trường có thể ảnh hưởng đến NHỊP SINH HỌC_Biorhythm như ánh sáng mặt trời, thuốc lá, cà phê, dược phẩm….

    Những tình huống sau đây cho thấy ĐỒNG HỒ SINH HỌC có ảnh hưởng rõ lên sức khỏe & tâm sinh lý con người:
    (1) Hiện tượng jet-lag, thay đổi múi giờ khi đi máy bay, sẽ làm rối loạn giấc ngủ, gia tăng tỉ lệ mắc bệnh khác nhau;
    (2) Những người có giờ giấc công việc không ổn định, làm việc “ca ba”, làm ngoài giờ như: nhân viên y tế, lái xe, phi công, cong nhân đứng máy, nhân viên cảnh sát, lính cứu hỏa… thường có nguy cơ rối loạn NHỊP SINH HỌC_Biorhythm cao cho nên họ phải nhận thêm phụ cấp độc hại,
    (3) Trong y khoa, ăn vào buổi tối có nguy cơ bệnh nội tiết và chuyển hoá tăng và NHỊP SINH HỌC_Biorhythm cũng có ảnh hưởng đến chuyển hóa và tác dụng các loại dược phẩm: có thuốc phải uống buổi sáng, bụng đói có thuốc phải uống sau ăn…

    (còn Tiếp)

Chia sẻ trang này