1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một vài dược liệu tốt cho giấc ngủ

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi quoccuonggtvt, 17/10/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quoccuonggtvt

    quoccuonggtvt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    1. Lạc tiên (Passiflora foetida, Passifloraceae):
    [​IMG]
    Cây lạc tiên (Hình ảnh minh họa : internet)
    Người dân Nam Bộ hay gọi là cây/dây nhãn ***g, dây chùm bao,có lá và quả có thể ăn được. Lạc tiên là bài thuốc dưỡng tâm, an thần phổ biến được dùng trong hầu hết các bài thuốc chữamất ngủcủa Đông Y. Lạc tiên có thể dùng với nhiều phương pháp khác nhau, có người lấy để nấu canh, cũng có người lấy lạc tiên phơi khô để hãm nước uống như chè nó là cách chữa mất ngủ nhanh nhất. Bất kể ăn hay uống trà lạc tiên đều có tác dụng giảm bớt chứng mất ngủ, khó ngủ, tim hồi hộp. Cũng có thể sử dụng lạc tiên với những loại thảo dược hỗ trợ mất ngủ khác như tâm sen, lá vông hay dâu tằm…sắc lên uống sẽ là bài thuốc nam điều trị rất hiệu quả chứng mất ngủ.

    2. Tâm sen ( Nelumbo nucifera, Nelumbonaceae)
    [​IMG]
    Tâm sen ( Hình minh họa : internet )
    Tâm sen là chồi mầm bên trong của hạt sen. Tâm sen có màu xanh, vị đắng. Tâm sen được ví như một trong những vị thần dược có tác dụng an thần, mang đến một giấc ngủ ngon và sâu cho những người mắc bệnh mất ngủ kinh niên.Trong tâm sen có chứa các thành phần hóa học có tác dụng trấn tĩnh và cải thiện giấc ngủ như: asparagin và các alkaloid như nelumbin, nuciferin, liensini. Ngày nay tâm sen còn được chế biến thành dạng trà để tiện sử dụng. Để điều trị bệnh mất ngủ ta có thể dùng tâm sen hãm trà uống hàng ngày hoặc dùng bài thuốc gồm 4 vị Lá vông, cây lạc tiên, lá dâu tằm, tâm sen đem sắc lên để làm thuốc uống trị chứng khó ngủ

    3. Bình vôi(Stephania rotunda, Menispermaceae)
    [​IMG]
    Bình vôi ( Hình minh họa : internet )
    Bình vôi hay còn gọi là củ một, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên, với thành phần chính là Rotundin – một hoạt chất vừa có tác dụng an thần gây ngủ, vừa có tác dụng giảm đau, ổn định huyết áp. Bình vôi được dùng trong các trường hợp lo âu, căng thẳng do các nguyên nhân khác nhau dẫn đến mất ngủ, hoặc giấc ngủ đến chậm.
    Theo y học cổ truyền: bình vôi có công năng an thần, tuyên phế. Công dụng làm thuốc an thần, gây ngủ, chữa nhức đầu, sốt nóng, đau dạ dày (thuộc nhiệt), ho nhiều đờm, hen suyễn, khó thở, hạ huyết áp, chống co quắp. Phối hợp với các vị thuốc khác để trị ho lao, sốt rét, kiết lỵ, ngứa lở ngoài da, mụn nhọt. Ngày dùng 3 - 6g dạng bột hoặc rượu thuốc. Tuy nhiên, để tránh ngộ độc, chỉ nên sử dụng với liều nhỏ: người lớn ngày uống từ 3 - 6g...

    4. Vông nem (Erythrina variegata, Fabaceae):
    [​IMG]
    Vông nem ( Hình minh họa : internet )
    Vông nem là loại cây được trồng phổ biến ở Việt Nam.
    Vông nem có 2 bộ phận dùng làm thuốc, đó là: Lá và vỏ thân.Lá Vông nem tươi phơi hoặc sấy khô; vỏ thân cây Vông nem phơi hoặc sấy khô; lá non dùng nấu canh ăn như một loại rau.
    Lá Vông nem vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình có tác dụng an thần, kích thích ngủ, chữa các bệnh như: mất ngủ, khó ngủ. Ngoài ra, Vông nem còn có tác dụng chữa đau nhức, trừ phong thấp, thông kinh lạc, chữa bệnh ngoài da hoặc chữa sâu răng.
    Trong Đông y thường kết hợp với lạc tiên, lá dâu tằm, tâm sen dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ để an thần, tạo giấc ngủ ngon hơn.

    5. Trinh nữ (Mimosa pudica, Fabaceae)
    Trong dân gian, Trinh nữ được gọi bằng cái tên Xấu hổ hay Mắc cỡ.
    Thành phần chính có trong Trinh nữ là các alkaloid, flavonoid và các triterpen; Mimoside, mimosine, hợp chất Se, D-penitol, 2”-o-rhamnosylisoorientin, 2”-o-rhamnosylorientin, protein, tannin là những hoạt chất chính giúp an thần kinh, tăng cường giấc ngủ ngon.
    Theo Y học cổ truyền, hầu hết các bộ phận của cây xấu hổ đều được dùng làm thuốc. Trinh nữ có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi độc; có tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc thường dùng trong các bài thuốc dưỡng tâm, an thần, giải độc cho cơ thể. Trên lâm sàng người ta thường dùng Trinh nữ trị cao huyết áp và mất ngủ.

    6. Táo nhân (Ziziphus mauritiana, Rhamnaceae)
    [​IMG]
    Táo nhân ( Hình minh họa : internet )
    Toan táo nhân hay táo nhân là nhân hạt của quả táo chua đã chín già phơi khô.
    Về thành phần hóa học: Toan táo nhân có dầu, beta sitosterol, betulin, betulin acid, flavon C-glycosid, saponin và vitamin C. Theo Đông y, táo nhân vị ngọt, tính bình; vào các kinh tâm, can và đởm. Có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ âm, liễm hãn. Chữa các trường hợp bồn chồn kích ứng, hồi hộp, mất ngủ, đau tức vùng ngực, tim đập mạnh, cơ thể hư nhược, nhiều mồ hôi (tự hãn và đạo hãn). Nên giã giập trước khi sắc, rang nướng, xào rán.

    7. Tam thất:
    [​IMG]
    Tam thất ( Hình minh họa : internet )
    uống gì dễ ngủ ? Cây Tam Thất là một loại cây ưa ẩm và sống được ở những vùng có khí hậu ôn đới. Từ xưa đến nay, cây Tam Thất đã được lưu tâm và nghiên cứu rất nhiều về công dụng tuyệt vời của nó. Đây là một loại cây thảo dược quý, hầu hết các bộ phận của cây đều được chế biến thành những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Nhưng với công dụng an thần gây ngủ thì hoa Tam thất lại là bộ phận có tác dụng rõ rệt nhất.Hoa Tam Thất là khắc tinh của chứng bệnh mất ngủ, ngay cả những trường hợp bị mất ngủ kinh niên, bởi những hoạt chất trong hoa tác dụng an thần rất tốt, tăng cường máu lên não và thư giãn thần kinh, giúp bạn có một giấc ngủ ngon và sâu giấc.
    Hoa tam thất dùng dưới dạng pha trà, mỗi ngày 1 – 3g, pha vào nước sôi uống như trà đến khi hết vị ngọt đắng mới thôi. Hoa tam thất rất tốt, có thể uống trà hoa tam thất trong bất cứ lúc nào và ở mọi lứa tuổi.

    Nguồn tham khảo : Tổng hợp

Chia sẻ trang này