1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao CNXH (Mác) không thành công tại Tây Phương & ảnh hưởng lớn tại Đông Phương ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Hoailong, 19/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Nong_nan_HaNoi

    Nong_nan_HaNoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2016
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    55
    CNXH chưa thành công ở cả phương Tây lẫn Đông có lẽ cũng hợp với điều Chúa đã phán trong kinh thánh là loài người vẫn đang bị trừng phạt vì tội lỗi của mình :-D. Nếu thành công thì tức là lúc đó Chúa đã tha tội :-D
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    ( tiếp)
    Các lý thuyết cấu trúc hoặc duy vật xem nguyên nhân xuất hiện khoa học hiện đại tại Tây Âu và sự vắng mặt tại Trung Quốc, Ấn Độ hoặc Trung Đông nằm ở các yếu tố sinh thái, xã hội, kinh tế và chính trị của các vùng địa lý rất khác nhau đó. Tất nhiên hệ giá trị và đức tin cũng liên quan với các điều kiện sinh thái, cấu trúc xã hội hoặc các thể chế chính trị và kinh tế.

    Tuy nhiên nếu quan điểmVĂN HÓAxem hệ giá trị và đức tin là yếu tố khởi đầu; thì quan điểm duy vật xuất phát từ các điều kiện vật chất và các định chế được cấu trúc để tác động lên hệ giá trị và đức tin, vốn chỉ xuất hiện khi con người tổ chức nhau lại để thích ứng với 1 không gian sinh tồn mang tính vật chất cụ thể.

    Để tránh những tranh cãi không cần thiết về vai trò của phương Đông trong khoa học và công nghệ như phát minh hệ số đếm tại Ấn Độ hoặc tìm ra thuốc súng, la bàn, giấy viết và kỹ thuật in tại Trung Quốc, trước tiên cần định nghĩa khái niệm “khoa học hiện đại”.

    KHÁI NIỆM KHOA HỌC HIỆN ĐẠI:

    Theo Graeme Lang ở Đại học Hồng Công, 1 cách để giới thuyết khái niệm xuất phát từ nhận thức luận của khoa học: khoa học hiện đại được xem như 1 cách để ‘tìm hiểu” thế giới và 1 hệ thống tự phủ định của các học thuyết và các khám phá thu được khi theo đuổi nhận thức luận đó.

    Cách thức tìm hiểu và hệ thống các lý thuyết đó bao gồm các thành phần như sau: 1) Các quan sát và thực nghiệm hướng tới sự tìm hiểu tự nhiên; 2) Phát triển lý thuyết về các quá trình tự nhiên dựa trên các quan sát và thử nghiệm đó; 3) Thử nghiệm lý thuyết vừa phát triển bằng các quan sát và thực nghiệm tiếp theo.

    Nhận thức luận của khoa học hiện đại cũng bao gồm 1 hợp thành xã hội học rất quan trọng: các lý thuyết hoặc các phát hiện không được xem là “kiến thức khoa học” cho đến khi được cộng đồng khoa học phản nghiệm và thừa nhận.

    Vì thế khoa học cũng bao gồm các cách thức để giới chuyên môn xem xét và lượng giá kết quả nghiên cứu của các đồng nghiệp, như: 4) Thông tin và chia xẻ kết quả với các đồng nghiệp cùng mối quan tâm; 5) Diễn đàn để thông báo và so sánh các kết quả nghiên cứu theo bộ tiêu chí chung, như hội nghị khoa học, các tạp chí chuyên ngành, cách phổ biến kiến thức trong cộng đồng khoa học.

    Có thể nói rằng, phương pháp luận của khoa học hiện đại (thực nghiệm, toán học hóa, văn bản hóa chi tiết các quan sát...) chính là cách tốt nhất để thuyết phục giới chuyên môn về thành tựu của 1 nhà khoa học. Sự định chế hóa khoa học cũng bao gồm sự thừa nhận nhận thức luận nói trên và sự tiến hóa của các diễn đàn thảo luận.

    Vì thế nó bao gồm hai phát triển quan trọng tiếp theo: 6) Các cơ sở trong cấu trúc xã hội của 1 xã hội, nơi việc nghiên cứu được tiến hành với sự tài trợ của những người quan tâm tới các nghiên cứu đó; 7). Các giải thưởng xứng đáng cho các nghiên cứu được cộng đồng khoa học thừa nhận, bao gồm các giải thưởng vật chất (tiền thưởng, sự thăng tiến nghề nghiệp...) và tinh thần (huân huy chương, danh hiệu tôn vinh...).

    1 cách tương ứng, có thể hiểu khoa học tiền hiện đại tương ứng với giai đoạn trước khi có sự định chế hóa khoa học và phát triển các diễn đàn học thuật như trên. Nó bao gồm công trình của các nhà lý thuyết và thực nghiệm riêng lẻ, tiến hành nghiên cứu mà không hiểu biết đầy đủ về phương pháp thực nghiệm, không sử dụng hoặc không xây dựng được các lý thuyết có thể phản nghiệm.

    Theo cách hiểu đó thì khoa học tại Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông mới ở mức tiền hiện đại. Tuy nhiên không có ranh giới rõ ràng giữa hai giai đoạn đó. Đa số các học giả thừa nhận rằng, khoa học hiện đại bắt nguồn tại châu Âu từ thế kỷ XVI tới thế kỷ XVII, khi xuất hiện đầy đủ các đặc trưng nhận thức luận như trên, cũng như xuất hiện các cộng đồng khoa học.

    Điều kiện tiên nghiệm của khoa học:
    (còn tiếp)
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    ( tiếp)
    Điều kiện tiên nghiệm của khoa học:

    Các đặc trưng vừa nêu của khoa học hiện đại không quá khác thường và cũng không vượt quá khả năng của nhiều xã hội với thặng dư nông nghiệp lớn và có sự phân công lao động phức tạp. Vậy tại sao khoa học chỉ được định chế hóa tại châu Âu và chỉ từ thế kỷ XVI?

    Đó là do chỉ tại đó và đến thời điểm đó, các điều kiện cần thiết cho sự xuất hiện của khoa học hiện đại mới được thỏa mãn. Các điều kiện tiên nghiệm đó bao gồm: 1) Thặng dư lương thực làm nền cho sự phân công lao động phức tạp; 2) Chữ viết; 3).Các nghề nghiệp có thời gian truy vấn và khám phá, đặc biệt trong các tổ chức ủng hộ vật chất cho các hoạt động đó, như cơ quan hành chính nhà nước hoặc viện hàn lâm.

    Khoa học không thể tiến bước chỉ nhờ kết quả của những cá nhân riêng lẻ dùng tiền túi để theo đuổi giấc mơ tri thức.

    Ngoài ba điều kiện cần như trên, khoa học hiện đại chỉ xuất hiện khi có các điều kiện đủ như sau: 4) Càng nhiều cơ sở nghiên cứu hoặc đơn vị học thuật càng tốt, vì việc nghiên cứu tại 1 cơ sở duy nhất dễ dàng bị ngưng trệ (chiến tranh, dịch bệnh, sự bảo thủ...); 5) Sự trao đổi tri thức hiệu quả giữa các cơ sở nghiên cứu.

    Hai điều kiện này cần thiết để khoa học có thể sinh tồn xuyên thế hệ trong 1 khoảng thời gian đủ dài. 6) Tự do theo đuổi giấc mơ chân lý mà không bị cản trở vì các lý do ngoài khoa học, như ý thức hệ chính trị hoặc tư tưởng tôn giáo; 7) 1 hệ thống giáo dục cho phép bảo tồn các giá trị cũ và hướng tới chân lý mới, cho phép các thế hệ sau “đứng trên vai người khổng lồ”.

    Bảy điều kiện trên có vai trò rất quan trọng, nhưng cũng chưa đảm bảo khoa học hiện đại sẽ xuất hiện như 1 tất yếu lịch sử. Giới trí thức có thể dùng sự tự do và sự trợ giúp của các định chế để theo đuổi các hoạt động khác thú vị hơn hoặc đỡ vất vả hơn nghiên cứu khoa học, chẳng hạn viết văn hoặc làm thơ, như các nhà nho phương Đông từng làm.

    Nhất định phải có những lý do không chỉ “thuần lý” mà còn “thực dụng” để giới trí thức giam mình trong phòng thí nghiệm. Chỉ 1 số trí thức theo đuổi khoa học vì sự tò mò cá nhân không thể duy trì được các hoạt động tập thể của khoa học 1 cách lâu dài.

    Vì thế điều kiện tiên nghiệm cuối cùng, có thể quan trọng nhất, để khoa học xuất hiện chính là: 8) Các phần thưởng vật chất xứng đáng cho những tiến bộ khoa học, nhất là khi giải quyết các vấn đề nan giải tại chỗ. Và điều kiện này thường chỉ có trong 1 không gian địa lý có sự cạnh tranh cao.

    Cả châu Âu và Trung Quốc đều sản xuất lương thực dư thừa để hỗ trợ cho sự phân công lao động phức tạp và đều có chữ viết. Vì thế cần tìm sự khác biệt giữa hai vùng ở điều kiện thứ 4, các cơ sở nghiên cứu.

    (còn tiếp)
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    ( tiếp)
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG TÂY LÀ SỰ KHÁC BIỆT:
    Tại châu Âu thời trung cổ, tu viện từng là cơ sở học thuật, nơi bảo tồn các tinh hoa Hy Lạp và La Mã. Có lý do để cho rằng, thời đó giới trí thức đến tu viện 1 phần vì đó là nơi họ có thể nghiên cứu và thảo luận (1 cách hạn chế) về thế giới tự nhiên mà không bị cấm đoán.
    Tuy nhiên khác biệt lớn nhất giữa châu Âu và Trung Quốc là sự xuất hiện các trường đại học tại Tây Âu cuối thời trung cổ. Ngay cả Huff, trong khi vẫn đặt trọng tâm ở các yếu tốVĂN HÓA, cũng lưu ý tới yếu tố “cấu trúc” này, khi cho rằng, khoa học hiện đại cần các cơ sở học thuật tương đối độc lập, nơi nhu cầu tri thức không bị thế quyền và thần quyền ngăn cản.
    Các đơn vị học thuật đó tồn tại tại châu Âu, nhất là các trường đại học được thành lập trong thế kỷ XVII. Chúng có sự tự do nhất định khi theo đuổi các nhu cầu về luật pháp, y khoa và thế giới tự nhiên và cung cấp tới 90% nguồn nhân lực khoa học cho cả châu Âu trong giai đoạn 1450 - 1650.

    Bên cạnh đó, sự giao thương dễ dàng giữa các thành phố tự trị trải khắp lục địa cũng giúp cho việc trao đổi tri thức giữa các cơ sở học thuật trở nên nhanh chóng và thuận tiện. Vào thời Galileo, 1 khám phá mới có thể lan tỏa khắp châu lục chỉ trong vòng 1 vài tuần lễ.

    Tại Trung Quốc, các cơ sở học thuật hoàn toàn không mang tính duy lý hoặc khoa học, tức không theo đuổi các nhu cầu tìm kiếm chân lý, mà chỉ là nơi “quán triệt” các tư tưởng chính thống của giới cầm quyền.
    ở TQ đây là vị hoàng đế chuyên chế phương Đông, người không chỉ đứng trên bậc thang cao nhất của thế quyền mà cả thần quyền. Nhà nước chuyên chế Trung Hoa khống chế đời sống học thuật đất nước và lựa chọn giới trí thức cho nhu cầu của mình thông qua hệ thống khoa cử đặc trưng, bắt đầu từ thời Tùy (589 - 617), được chuẩn hóa trong thời Tống (960 - 1275) và được cải biên vào năm 1382 dưới thời Minh. Hệ thống này đảm bảo được các nhu cầu ý thức hệ của đế chế khi biến giới trí thức tinh hoa thành 1 tầng lớp trung gian dùng trí tuệ của mình để biện minh và bảo vệ vương quyền và chế độ vương hữu của hoàng đế (thuật ngữ và khái niệm của cố học giả Trần Đình Hựu).
    Vương quyền và sự vương hữu tuyệt đối đó, cùng ý thức hệ Khổng giáo, đã triệt tiêu hoàn toàn sự tự do tư tưởng và sự khát khao chân lý, những yếu tố không thể thiếu của 1 cuộc cách mạng học thuật bất kỳ.

    Tuy nhiên không nên xem sự bảo thủ tư tưởng chỉ là sản phẩm của nền chuyên chế phương Đông.

    Châu Âu cũng từng trải qua Đêm trường Trung cổ, với các học giả kiểu Aristotle (khi Galileo thử nghiệm sự rơi tự do trên tháp nghiêng Pisa, các học giả đó tuyên bố, họ không cần biết Galileo làm gì, vì chỉ cần đọc trước tác của Aristotle là đủ!), các cấm kỵ Gia tô và quyền lực được thần thánh hóa của các vị vua chúa. Nhưng những người ủng hộ trật tự đó không có khả năng ngăn chặn sự đa dạng hóa tư tưởng và nỗi khát khao chân lý đang nổi lên, do sự phân bố quyền lực phân tán nên không 1 thế lực chính trị hoặc tôn giáo nào có thể kiểm soát toàn châu lục.
    Năm 1969, Needham nhận xét chính xác rằng, bất cứ mối quan tâm nào tới vai trò của Khổng giáo khi trả lời câu hỏi của ông đều không chính xác, cho đến khi tìm ra được nguyên nhân giải thích tại sao Khổng giáo thống trị bầu không khí tư tưởng và học thuật Trung Hoa.

    Nguyên nhân của sự thống trị đó thực ra rất rõ ràng: nhà nước chuyên chế Trung Quốc bảo vệ ý thức hệ chính thống bằng nhiều phương cách khác nhau, đặc biệt qua hệ thống khoa cử và sự trấn áp không khoan nhượng mọi triết thuyết cạnh tranh; trong khi không 1 thế lực chính trị hoặc tôn giáo nào có khả năng áp đặt hệ tư tưởng của mình trên toàn thể châu Âu. Các quốc gia châu Âu tương đối yếu cho đến tận cuối thời Trung cổ, và quyền lực chính trị bị chia sẻ giữa các quốc gia đối địch nhau, trong đó mỗi quốc gia lại bao gồm nhiều thành phố tự chủ 1 phần và các định chế độc lập tương đối khác, chẳng hạn trường đại học.

    Đến đây thì chúng ta đã đi tới 1 câu hỏi mang tính tối hậu: Vậy tại sao 1 nhà nước tập quyền cao độ xuất hiện tại Trung Hoa, trong khi quyền lực chính trị lại phân tán khắp châu Âu? Câu trả lời không phải làVĂN HÓA, mà là địa lý và sinh thái, tức không gian vật chất sinh tồn của các cộng đồng dân cư.
    (Còn nữa )
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)
    Các luận giãi mang tính duy vật (Mác xít): ĐỊA LÝ VÀ SINH THÁI:

    1 trong những luận giải lâu đời và gây tranh cãi nhất về bản chất nhà nước tại Trung Quốc là giả thuyết “nền nông nghiệp trị thủy”, được Engels đưa ra đầu tiên trong tác phẩm Về chủ nghĩa thực dân viết chung với Marx. Wittfogel phát triển giả thuyết năm 1957; còn Dorn dùng nó cho bài toán ra đời của khoa học hiện đại trong tác phẩm năm 1991 (đã dẫn ở đầu bài viết).

    Wittfogel cho rằng các nhà nước chuyên chế thường xuất hiện trong lưu vực của các con sông lớn, như Ai Cập, Trung Quốc hoặc vùng Lưỡng Hà. Ông giả thuyết nhà nước xuất hiện khi làng mạc quanh các con sông kết hợp với nhau nhằm xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống thủy lợi để phát triển sản xuất và khắc phục thiên tai. Đó K0 nhất thiết là sự lựa chọn tự do, mà nhiều khi là bắt buộc vì sự sinh tồn của cư dân ven dòng nước dữ. Sự hợp tác đó giúp cải thiện nền sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, khi nhà nước hình thành với tư cách 1 thể chế thể hiện sự thống nhất ý chí và sức mạnh trước thiên nhiên, nó nhanh chóng trở thành quan liêu, khi dùng bộ máy quyền lực để đàn áp mọi sức kháng cự nhằm duy trì đặc quyền đặc lợi. 1 nhà nước chuyên chế như thế sẽ kìm hãm sự phát triển của khoa học hiện đại, như đã xảy ra tại Trung Quốc.

    Mặc dù bị chỉ trích (các hệ thống thủy lợi tại Trung Quốc có quy mô nhỏ xét trên địa lý tổng thể toàn quốc gia), nhưng giả thuyết trị thủy cũng giải thích được tại sao nhà nước tại các vùng nông nghiệp thủy lợi hóa thường chuyên chế hơn các thể chế tại những nơi mà tiểu thủ công và thương mại tạo ra các thành phố tương đối độc lập và tầng lớp thị dân, trước khi 1 nhà nước tập trung hóa kịp xuất hiện.

    Cần nhấn mạnh rằng, Trung Quốc cũng trải qua các thời phân tranh; còn tại châu Âu, cũng có những cố gắng thống nhất. Tuy nhiên Trung Quốc luôn nhanh chóng thống nhất sau mỗi lần phân rã; còn tại châu Âu, ngay 1 thiên tài kiệt xuất như Napoleon cũng phải cúi đầu chịu thất bại. Vậy tại sao Trung Quốc luôn có xu hướng hội tụ, còn châu Âu luôn có xu hướng phân kỳ? Câu trả lời tối hậu là địa lý Trung Quốc thuận lợi cho sự tập quyền; còn địa lý châu Âu khuyến khích sự phân quyền. Và điều đó quyết định sự ra đời của khoa học hiện đại.

    Tại châu Âu, 1 nhà nước trị thủy có xu hướng quan liêu hóa K0 hề xuất hiện, vì nền nông nghiệp tại đây dựa trên nước mưa tự nhiên. Lượng nước mưa dồi dào cho phép phát triển các nền sản xuất nông nghiệp cục bộ, dẫn tới việc hình thành các cộng đồng dân cư phân tán. Hệ thống bờ biển khúc khuỷu tạo điều kiện hình thành các thành phố dựa trên thương mại, nhất là thương mại đường biển. Bên cạnh đó, các dãy núi cao tạo thành rào chắn tự nhiên ngăn cách các vùng, cho phép mỗi vùng phát triển 1 hệ thống nhà nước ổn định, với sự khác biệt nhất định về VĂN HÓA. Các quốc gia này luôn phải cạnh tranh nhau, nên 1 tư tưởng mới luôn có thể tìm được mảnh đất thích hợp để gieo mầm. Nếu bị hạn chế ở nơi này, nó có thể đi tìm đến nơi khác, 1 điều bất khả trong 1 đế chế thống nhất. Minh chứng cho điều này là chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới của Columbus. Columbus là người Ý nhưng nguyện trung thành với công tước Anjou của Pháp, sau đó với vua Bồ Đào Nha. Khi vua Bồ Đào Nha từ chối cấp tàu thám hiểm thế giới, ông lần lượt đề nghị công tước Medina-Sedonia, bá tước Medina-Celi, trước khi được vua và hoàng hậu Tây Ban Nha đồng ý. Nếu châu Âu là 1 đế chế tập quyền dưới sự cai trị của ba vị vua chúa đầu tiên, hẳn cuộc chinh phục Tân Thế giới đã chết từ trong trứng. Và chắc chắn cuộc cải cách Tin Lành K0 thể xẩy ra.

    Ngược lại, địa lý Trung Quốc K0 có các rào chắn tự nhiên đủ mạnh để 1 vùng nào đó có thể duy trì sự độc lập lâu dài khi đối đầu với nhà nước tập quyền trung ương. Bên cạnh đó, Trung Quốc lại có các hàng rào tự nhiên đủ vững chắc để bảo vệ mình trước sự xâm lược của các thế lực bên ngoài (biển và đại dương phía đông, sa mạc phía tây, những dãy núi cao nhất thế giới phía tây nam, rừng rậm phía nam; riêng mạn bắc và tây bắc thì đã có Vạn lý trường thành).

    Nói cách khác, địa lý châu Âu ưu ái 1 hệ thống các nhà nước đa dạng, và cuộc cạnh tranh trường diễn giúp hệ thống đó năng động và cởi mở với các cải cách. Trong khi đó, địa lý Trung Quốc khuyến khích 1 nhà nước duy nhất, hiếm khi phải đối mặt với nguy cơ ngoại xâm, nên khép kín và bảo thủ. (Sử sách từng ghi lại, năm 1793, Earl Macartney dẫn theo 3.000 người và 600 thùng quà ra mắt triều đình nhà Thanh với đề nghị mở cửa các hải cảng cho tàu Anh vào buôn bán. Do K0 chịu quỳ gối trước vị hoàng đế chuyên chế, ông đã nhận được sự từ chối đầy ngạo mạn: “Đế chế của chúng ta cái gì cũng thừa thãi!”) Và theo Lang, đó chính là nguyên nhân giải thích sự ra đời của khoa học hiện đại tại châu Âu, chứ K0 phải tại Trung Quốc.

    Tuy nhiên, người viết xin lưu ý rằng, 1 sự phân chia quyền lực tối ưu như tại Tây Âu mới mang lại sự cạnh tranh lành mạnh. Trong khi đó, sự phân mảnh thái quá là 1 trở lực đối với Ấn Độ.

    Xã hội Ấn Độ bị chia rẽ mạnh mẽ về tôn giáo, chính trị và đẳng cấp đến mức, nó K0 thể tập trung được mọi nguồn lực nội tại cho sự ra đời và phát triển của khoa học hiện đại. Nói cách khác, ngược với sự tập quyền cao độ tại Trung Quốc và sự phân mảnh thái quá của Ấn độ, chính sự phân chia quyền lực tối ưu tại châu Âu đã tạo điều kiện cho hạt giống khoa học hiện đại nẩy mầm và đơm hoa kết trái.

    (& còn tiếp)
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    ( tiếp)
    LÝ THUYẾT CÁC NHÀ NƯỚC GIẦU CÓ:

    Trong số các quan điểm duy vật, lý thuyết các nhà nước giầu có của nhà vật lý David Cosandey người Thụy Sỹ có lẽ hoàn chỉnh và giầu sức thuyết phục nhất. Vì thế nó được trình bày trong 1 phần riêng biệt.

    Trong tác phẩm bằng tiếng Pháp Bí ẩn của phương Tây, 1997, Cosandey cho rằng, giải thích sự vượt trội của phương Tây bằng các nguyên nhân “nội tại” như VĂN HÓA, tôn giáo, di truyền, khí hậu, tinh thần Hy Lạp… đều K0 chính xác, vì vướng phải “hai hòn đá tảng”: sự lạc hậu của Đông Âu và sự thăng giáng quyền lực giữa các nền văn minh. Đông Âu rất tương đồng với Tây Âu về VĂN HÓA, tôn giáo, chủng tộc, khí hậu, nhưng luôn luôn chậm chân hơn Tây Âu 1 bước. Và trong lịch sử, Trung Quốc, Ấn Độ hoặc Trung Đông từng dẫn đầu thế giới về khoa HỌC và công nghệ. Điều đó K0 phù hợp với các giả định về ưu thế tinh thần mang tính bản chất của Tây Âu, như Weber hoặc Huff quan niệm. Mặt khác, ngay các ưu thế đó, nếu có, cũng cần phải giải thích.

    [​IMG]

    Theo David Cosandey, các yếu tố vật chất như nền kinh tế năng động, gần biển và có bờ biển quanh co là nguyên nhân ra đời của khoa HỌC tại Tây Âu

    Theo Cosandey, để khoa HỌC tiến bước trong 1 nền văn minh, cần có hai điều kiện bắt buộc: 1 nền kinh tế năng động và 1 sự phân chia quyền lực ổn định.
    Vì thế 1 hệ thống các nhà nước giầu có là cần thiết. Tây Âu có nền sản xuất và thương mại phát triển, và được chia thành nhiều quốc gia cạnh tranh nhau suốt thiên niên kỷ thứ 2; và đó chính là lý do dẫn nó tới thành công.

    1 nền kinh tế giầu có và năng động thúc đẩy khoa HỌC tiến bộ theo nhiều cách khác nhau. Nó tạo ra sự thặng dư, cho phép đầu tư vào các lĩnh vực K0 sinh lợi tức thời, như khoa HỌC và nghệ THUẬT. Bên cạnh đó, thương gia, chủ nhà băng, chủ xí nghiệp luôn có nhu cầu sở hữu các máy móc sản xuất tiên tiến và các công cụ tính toán, đo đếm và định lượng chính xác. Khoa HỌC thỏa mãn được nhu cầu đó, vì thế tâm thức “yêu’ khoa HỌC dần dần được củng cố trong xã hội.
    Mặt khác, khác với giới tăng lữ, các nhà khoa HỌC K0 hề đe dọa vai trò thống trị của các thương gia và giới hữu sản trong xã hội. Vì thế thương gia và nhà sản xuất luôn quan tâm và đầu tư cho khoa HỌC, 1 truyền thống tốt đẹp có tại châu Âu từ thời Trung cổ.

    Bên cạnh yếu tố kinh tế, giống như quan niệm của Lang, Cosandey nhấn mạnh vai trò của sự phân chia quyền lực ổn định. 1 sự phân mảnh quyền lực chính trị tối ưu (khái niệm của Jared Diamond, nổi tiếng với bộ ba tác phẩm Loài tinh tinh thứ ba; Súng, thép và vi trùng; & Sụp đổ về bản chất con người, nguồn gốc văn minh và căn nguyên của thành công hoặc thất bại của các quốc gia. Tất cả đã được ấn hành bằng tiếng Việt) có thể giúp đỡ khoa HỌC theo nhiều cách khác nhau. Nó tạo ra sự tự do, khi K0 có sự đơn cực về chính trị, nên K0 1 thế lực chính trị hoặc tôn giáo nào có thể kiểm soát mọi thứ. Khi bị cấm đoán và đàn áp ở quốc gia này, nhà khoa HỌC cùng tư tưởng, lý thuyết hoặc công cụ mới có thể di chuyển sang các quốc gia khác (Trung Quốc cũng trải qua hoàn cảnh tương tự trong thời Xuân Thu Chiến Quốc. Đó là lý do ra đời của Bách gia chư tử và hầu hết các sáng tạo tư tưởng Trung Hoa như âm dương ngũ hành, Kinh Dịch, Khổng giáo hoặc Đạo giáo…). Đồng thời sự cạnh tranh trường diễn, kể cả về quân sự, khiến cho K0 chỉ giới thương gia hoặc nhà sản xuất, mà cả các chính phủ cũng quan tâm và đầu tư cho khoa HỌC, nhằm chiếm ưu thế, chí ít là K0 thua kém các quốc gia đối địch.

    (& còn tiếp)
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)
    K0 chỉ lý giải được sự thành công của Tây Âu, lý thuyết Cosandey còn giải quyết được bài toán về sự lạc hậu tương đối của Đông Âu, khi nó K0 có sự phân mảnh chính trị ổn định; cũng như thành công của Trung Quốc, Ấn Độ hoặc Trung Đông trong quá khứ, mỗi khi các nền văn minh đó có sự phát triển kinh tế và sự phân quyền chính trị thích hợp.

    Cũng như Diamond hoặc Lang, Cosendey tìm kiếm nguồn gốc của sự phân quyền tại châu Âu từ các căn nguyên địa lý.Trong đó, khoảng cách gần biển và các bờ biển quanh co và hiểm trở là ưu thế nổi bật của Tây Âu so với Đông Âu.
    Biển cho phép thương mại biển phát triển, với các ưu thế nhanh hơn, nhiều hơn và do đó rẻ hơn. Bờ biển quanh co và hiểm trở cho phép nhiều quốc gia tự bảo vệ mình tốt hơn, như Anh, Ireland, Italy, Tây Ban Nha, Bắc Âu… Nó cũng tạo điều kiện cho các thành phố tự trị ra đời, phát triển và tồn tại lâu dài.

    Với các kiến thức toán HỌC và vật lý, Cosandey tiến hành tính toán khoảng cách từ các trung tâm chính trị, kinh tế và VĂN HÓA lớn tới bờ biển và chiều kích fractal, 1 đại lượng toán HỌC đặc trưng cho sự quanh co của 1 cấu trúc vật chất. Đúng như giả định, ông thấy Tây Âu có khoảng cách tới biển ngắn nhất và độ khúc khuỷu của bờ biển lớn nhất so với Đông Âu, Trung Đông, Ấn Độ và Trung Quốc.

    Điều đó cho thấy lý thuyết các nhà nước giầu có có cơ sở HỌC THUẬT và thực tiễn tốt.
    TG: Đỗ Kiên Cường

  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    uy nhiên trong Tiêu đề 1 bài viết của cùng TG đăng trên Tạp chí Tia Sáng (2005) với hàng tít: Tại sao phương Đông đi trước về sau?
    TG Đỗ Kiên Cường viết :
    ">>> Lời dẫn viết: "Đọc Tia sáng – Một góc nhìn của trí thức, bạn sẽ tìm thấy cái mình chờ đợi. Trước hết ở những tri thức mới của nhiều ngành khoa HỌC >>>Thế là tôi đọc ngay hai bài mà tiêu đề mang đầy vẻ thách thức:
    Sự thức tỉnh vĩ đại, Ngô Tự Lập cho rằng văn minh xuất hiện là do sự thức tỉnh của con người về quyền tư hữu.

    Ngô Tự Lập cũng mở rộng vấn đề, khi xem phương Đông tuy thức tỉnh trước, nhưng K0 triệt để vì vẫn duy trì chế độ công hữu về ruộng đất đến tận thế kỷ XIX. Và đó là lý do văn minh phương Đông đi trước về sau. Còn phương Tây, tuy thức tỉnh muộn nhưng tư hữu triệt để hơn, nên đã vượt xa phương Đông. Đến cuối thế kỷ XX, phương Đông đã thấy thiếu sót và lần thức tỉnh thứ hai này (tư hữu triệt để hơn?) đem lại một làn sóng phát triển mới.


    ở đây xin được bàn với Ngô Tự Lập một số vấn đề về sự hình thành và phát triển của nền văn minh nhân loại. Đầu tiên cầu lưu ý rằng, dường như tác giả có xu hướng dùng lý luận phi mác xít trong lập thuyết. Để tránh những hiểu lầm K0 đáng có, trước tiên cũng xin dùng lý luận phi mác xít để trao đổi.

    Khi xem "sự trưởng thành và sau đó là sự phát triển của xã hội người gắn liền, hay nói đúng hơn là phụ thuộc vào mức độ thức tỉnh của con người đối với quyền tư hữu, một sự thức tỉnh đầy tính ích kỷ và mâu thuẫn", Tác giả đã sơ giản quá mức những động lực cơ bản của sự phát triển. Thế các điều kiện tự nhiên, xã hội, điều kiện dân số K0 có vai trò gì hay sao? Bao nhiêu nền văn minh đã sụp đổ, phải chăng vì họ thiếu quyền tư hữu? Tác giả nghĩ sao khi người ta cho rằng, nền văn minh Maya của người da đỏ bị diệt vong chủ yếu do động đất và bệnh tật? Tại sao chỉ đến 4-5 thế kỷ gần đây, phương Tây mới bỏ xa phương Đông, như tác giả đã nhận xét?

    TẠI SAO KHOA HỌC K0 XUẤT HIỆN TẠI PHƯƠNG ĐÔNG?

    Xem khoa HỌC là động lực phát triển, là căn nguyên vượt trội của phương Tây sẽ dẫn ngay tới câu hỏi: Vì sao khoa HỌC K0 xuất hiện tại phương Đông, dù bánh xe, thuốc súng, là bàn...xuất phát ở đây? Đó là câu hỏi thú vị nhưng rất khó trả lời. Chúng tôi xin mạo muội trình bày một số ý kiến ban đầu, rất mong được sự thông cảm của bạn đọc.

    Lý do đầu tiên, theo quan điểm của nhà khoa hóa HỌC Bỉ đoạt giải Nobel Ilya Prigogine, là các tôn giáo phương Đông K0 có một đấng tối cao quản lý vũ trụ bằng các quy luật xác định. Và dĩ nhiên giới trí thức phương Đông K0 tìm cách giải mã các qui luật thần thánh đó, như sự ngợi ca đối với tín ngưỡng và tôn giáo của cộng đồng mà nhà tri thức là một thành viên. Đây là điều ngược với phương Tây, nơi giới HỌC giả thấm đẫm tinh thần Thiên chúa giáo tìm mọi cách khám phá các qui luật tự nhiên nhằm sáng danh Chúa và kỳ lạ thay, cuối cùng tìm ra khoa HỌC. Tại phương Đông các HỌC giả lảng tránh trách nhiệm này, khi giữ quan điểm kính nhi viễn chi (kính cẩn mà tranh ra xa) đối với thánh thần và ma quỉ, là những thế lực quản lý vũ trụ, nói cách khác là những qui luật khoa HỌC.

    Lý do thứ hai nằm chính ở điểm được xem là mạnh của phương Đông. Để nhận thức vũ trụ và xã hội loài người, văn minh Trung Hoa sáng tạo ra thuyết âm dương, một HỌC thuyết có tính duy vật chất phác và biện chứng thô sơ, xem vũ trụ khởi nguyên từ Thái cực, một loại nguyên khí hỗn mang. Thái cực sinh Lưỡng nghi sinh Tứ tượng sinh Bát quái rồi sinh ra 64 đại thành quái. Các đại thành quái tương tác nhau tạo nên một mạng lưới mà K0 một hiện tượng tự nhiên hay xã hội nào K0 bị chi phối. Sự chặt chẽ nội tại của HỌC thuyết lớn đến nỗi, trải hàng ngàn năm mà kẻ sĩ chỉ cần HỌC thuộc là đủ cho mọi hoạt động nhận thức! Suy ngẫm quan điểm của triết gia Poper, rằng một lý thuyết chỉ được xem là khoa HỌC khi chứa đựng những yếu tố tự phủ định nhằm tạo điều kiện cho lý thuyết mới ra đời, ta sẽ hiểu vì sao khoa HỌC K0 thể xuất hiện tại phương Đông. Và ta sẽ hiểu vì sao các nhà nho xưa xem khoa HỌC chỉ là trò dâm xảo của người Tây dương. Trong mội trường nhận thức như thế, phát minh là bàn, thuốc súng...chỉ là sự ngẫu nhiên nên K0 thể trở thành hạt giống tốt gieo mần cho một mùa thu hoạch khoa HỌC và công nghệ, điều kiện tiên quyết của nền sản xuất đại công nghiệp, điều mà phương Tây vượt trội phương Đông.

    Cần nói thêm rằng, trong phong trào khám phá phương Đông một số HỌC giả phương Tây cho rằng, nhận thức phương Đông xưa rất gần với khoa HỌC hiện đại, nhất là vật lý và vũ trụ HỌC. Tiêu biểu là cuốn Đạo của vật lý của Fritjof Capra, do tiến sĩ Việt kiều Nguyễn Tường Bách biên dịch. Theo tác giả, lý luận của các HỌC thuyết tôn giáo và triết HỌC phương Đông rất phù hợp với quan điểm vật lý hiện đại về thế giới vi mô, về sự phát sinh và phát triển vũ trụ. Đây chính là ví dụ điển hình của việc ca ngợi phương Đông K0 đúng cách và thiếu cơ sở. Ngay phụ để sách cũng bị vô tình hay cố ý dịch sai. Một khám phá mới về sự tương đồng giữa vật lý hiện đại và huyền bí HỌC là hai vấn đề khác hẳn nhau. Còn sự tương đồng hình thức trong ngôn ngữ giữa đạo HỌC phương Đông và vật lý hiện đại thì đã được Michael Shermer nhận chân trong Những ngôi sao trong Tử cấm thành: Sự tương đồng mơ hồ đó chỉ là kết quả của một sự thật; rằng có sự uyển chuyển trong cách giải thích thế giới; và tình cờ một số cách tỏ ra trùng hợp về mặt hình thức. Nói cách khác, tương quan giữa hệ kiến thức trực quan, kinh nghiệm, tư biện phương Đông và nền khoa HỌC duy lý, giầu tính thực nghiệm phương Tây chỉ là tương quan ảo.

    VĂN MINH VÀ NHÀ NƯỚC

    Do sự xuất hiện của nông nghiệp 10 ngàn năm trước, nên sự phát triển xã hội loài người đã có bước nhảy vọt về chất. Và khoảng 7000 năm trước, xuất hiện một hình thức tổ chức chính trị xã hội hoàn toàn mới là nhà nước, kèm theo một loại hình định cư cũng hoàn toàn mới là thành phố. Sự xuất hiện của nhà nước và thành phố đồng thời với sự xuất hiện của nền văn minh. Đối với chúng ta, THUẬT ngữ văn minh gợi nhớ đến nghệ THUẬT, chữ viết cũng như những phương tiện vật chất và tinh thần do công nghệ tạo ra. Năm 1972, Kent Flannery dùng THUẬT ngữ văn minh để chỉ "phức hợp các hiện tượng VĂN HÓA có xu hướng xuất hiện cùng một hình thức tổ chức chính trị xã hội đặc biệt là nhà nước". Còn nhà nước, theo V.G. Ghilde (1952), là sự tồn tại của loại quyền lực trung tâm có quyền thu thuế trên giá trị thặng dư do thâm canh đất đai và do nền sản xuất phát triển. "phức hợp các hiện tượng VĂN HÓA" bao gồm:
    1. CHỮ VIẾT.
    2. Các khoa HỌC dự báo chính xác như thiên văn HỌC và toán HỌC.
    3. Nghệ THUẬT tượng trưng phản ánh quan niệm và kỹ THUẬT tinh tế, được đặc trưng bằng một phong cách chính thống dành cho thần thánh và giới cầm quyền.
    4. Dân số và qui mô định cư lớn (thành phố)
    5. Quyền công dân: tổ chức xã hội dựa trên giai cấp và sự ổn định cư hơn là quan hệ họ hàng.
    6. Cấu trúc xã hội: phân chia thành các giai cấp khác nhau.
    7. Các nghề nghiệp phi nông nghiệp: thợ thủ công, nhà buôn, tu sĩ, quan chức...
    8. Mạng lưới thương mại rộng lớn, trao đổi cả như yếu phẩm vật dụng và dịch vụ xa xỉ.
    9. Các công trình công cộng mang tầm vóc tượng đài.
    10. Những chuyên gia tôn giáo chuyên nghiệp chăm lo tín ngưỡng quốc gia.
    K0 phải mọi nền văn minh cổ đều thỏa mãn các tiêu chí này, tuy nhiên những tiêu chí quan trọng nhất thì K0 được bỏ qua như chữ viết, khoa HỌC hay tổ chức xã hội và điều kiện dân cư.

    Tuy nhiên nhìn vào đây, vẫn chưa hiểu vì sao phương Tây vượt phương Đông trong vòng 4-5 thể kỷ gần đây. Vì thế có lẽ nên tìm một tiếp cận khác.
    (Còn Tiếp)

    ếp)òn Ti
  9. Nong_nan_HaNoi

    Nong_nan_HaNoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2016
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    55
    Đã ai về đâu mà biết ai trước ai sau :-D
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Chào Bác Nong_nan_HaNoi

    [​IMG]
    Thành viên tích cực
    Hoan nghênh Bác tích cực "Thượng Mã Truy/ đả PHONG"; Nếu TRuy K0 Đã; trước sau đều có thể "Thượng Mã PHONG" ráo !!!!:)):))=)):D:-bd:bz:!!:!!:drm1

Chia sẻ trang này