1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quỳnh Phụ mến thương..

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi beckham_1608, 22/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vnluc

    vnluc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2005
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    0
    Iem ở Hưng Hà ạ, chỉ lội qua sông là sang Quỳnh Phụ thôi :D.
  2. saobien77

    saobien77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2008
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Quê mình cấy xong rồi bạn ạ!
    @vnluc: Vậy bác cứ vô tư mà lội sang đi nhé, nhưng cẩn thận đó đang mùa nước lớn
  3. vnluc

    vnluc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2005
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    0
    Ối giời, ngày xưa ở nhà tắm sông suốt ngày bơi sang ăn trộm nhót. Có điều lâu rồi ko dám lội vì nước "bẩn quá" :)
    Con gái Quỳnh Phụ học văn giỏi có tiếng nhỉ!
    Được vnluc sửa chữa / chuyển vào 20:47 ngày 24/07/2008
  4. thangvnn292

    thangvnn292 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Bác hưng hà ơi thế bây giờ còn thich ăn nhot nữa không
  5. anphucity

    anphucity Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Ngô Vi Liễn
    Tri huyện Quỳnh Côi
    Thái Bình
    Địa dư huyện Quỳnh Côi
    In tại nhà in Lê Văn Tân
    Hà Nội ?" 1933
    Đây là một trong những tư liệu hiếm hoi về mảnh đất Quỳnh Côi heo hút. May quá, đã vớ được, xin mời bà con cô dì chú bác...
  6. anphucity

    anphucity Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Huyện Quỳnh Côi
    I ?" Danh hiệu
    Huyện Quỳnh Côi từ cổ đến nay vẫn gọi tên là huyện Quỳnh Côi, khi trước huyện lỵ đóng ở xã Quỳnh Côi (*), thuộc phủ Thái Bình, trấn Sơn Nam (Nam Định). Năm 1890, đặt ra tỉnh Thái Bình, thì huyện này thuộc về tỉnh Thái Bình; đến năm 1894, huyện lỵ đóng tại xã Lương Cụ.
    II ?" Hình thế
    I - Vị trí:
    Huyện Quỳnh Côi ở về phía Bắc tỉnh Thái Bình; bắc giáp sông Luộc đối ngạn với phủ Ninh Giang, huyện Thanh Miện (Hải Dương), nam giáp phủ Tiên Hưng và huyện Đông Quan, đông giáp huyện Phụ Dực và Đông Quan, tây giáp huyện Duyên Hà và huyện Phù Cừ (Hưng Yên).
    II - Diện tích:
    25.991 mẫu ta.
    III ?" Sông, ngòi:
    Về phía Bắc có sông Luộc chảy qua xã Tân Mỹ, Đông Quynh, Nghi Phú, Đễ Đỗ, Nguyên Xá, Đồng Trực, An Trực, Cần Phán, Chung Linh, Sơn Đồng, Ngọc Quế, Bồ Trang và Đại Nẫm, dài 18.800 m.
    Lại có mấy sông đào:
    a/ Sông Nam Hà hay là sông Đan Hội, phát nguyên từ cửa Trại Ổi (nay lấp) chảy qua xã Tân Mĩ, Quỳnh Lang, Đông Châu, Hy Hà, Tương Nhượng, Kỹ Trang, Nghễ Khê, Lương Cụ, Mỹ Ngọc, Tang Giá, Phấn Tảo, Tài Giá, Tế Mỹ, Phúc Bồi, Ngọc Chi, Xuân La, đến ngã ba Vông (địa phận xã Lương Mỹ và Cổ Tiết hạt Đông Quan giáp nhau) chảy ra đò Vật (Đào Động, hạt Đông Quan), dài 15.57 m.
    b/ Sông Bắc Hà hay là Bạc Hà, phát nguyên từ cửa Bạc Hà, xã Đại Nẫm (nay lấp), chảy qua xã Đại Nẫm, An Ký đến xã Cam Mỹ chia làm hai chi: một chi chảy qua Lai Ổn, Mai Trang, Thượng Phúc xuống đò Vũ Hạ hạt Phụ Dực; một chi chảy qua Lai Ổn, ra ngã ba Mỹ (thôn Mỹ, xã Lai Ổn), xuống đò Vật, hạt Đông Quan, sông này dài 11.950 m.
    c/ Sông Hoá Khê phát nguyên từ cống Ngọc Quế, chảy qua Ngọc Quế, Bồ Trang, La Vân, Tiên Bá, Giáo Thiện, An Ký, Quỳnh Côi, An Vệ, qua thôn Hoá Khê, Đông Xá rồi chảy ra ngã ba Vông, nối với sông Nam Hà chảy ra đò Vật, hạt Đông Quan, dài 23.352 m.
    d/ sông Vực Dầu (nay lấp) phát nguyên từ bến Hiệp, chảy qua Chung Linh, Ngẫu Khê rồi chảy ra cống Vực Dầu vào sông Nam Hà, dài 2.300 m.
    IV ?" Khí hậu:
    Khí hậu hạt Quỳnh Côi cũng bình thường, mùa hè coógió bể thổi vào nên cũng được mát mẻ.
    III ?" Chính trị
    I ?" Dân số:
    Trừ ở bến Hiệp có 30 người Hoa kiều buôn bán, còn toàn là người Việt Nam cả, tổng cộng 57.200 người. Trong số ấy có 14.760 suất đinh.
    II- Tổng, xã:
    Huyện Quỳnh Côi có 6 tổng và 52 xã:
    1. Tổng Đồng Trực có 14 xã: An Trực, Cần Phán, Đễ Đỗ, Đông Châu, Đông Quynh, Đồng Trực, Hạ Phán, Hy Hà, Nghi Phú, Nguyên Xá, Quỳnh Lang, Tân Mỹ, Thượng Phán và Văn Quán.
    2. Tổng Quỳnh Côi có 6 xã: An Mễ, An Vệ, Đông Xá, Lương Mĩ, Quỳnh Côi và Xuân La.
    3. Tổng Quỳnh Ngọc có 6 xã: Bồ Trang, La Vân, Lương Cụ, Mỹ Ngọc, Ngọc Quế và Quỳnh Ngọc.
    4. Tổng Sơn Đồng có 6 xã: Chung Linh, Kỹ Trang, Ngẫu Khê, Sơn Đồng, Tương Nhượng và Vĩnh Niên.
    5. Tổng Tang Giá có 12 xã: Hải An, Khang Ninh, Mỹ Giá, Nam Đài, Ngọc Chi, Phấn Tảo, Phúc Bồi, Phương Quả, Tài Giá, Tang Giá, Tế Mỹ và Tiên Cầu.
    6. Tổng Tiên Bá có 8 xã: An Kỳ, Cam Mỹ, Đại Nẫm, Giáo Thiện, Lai Ổn, Mai Trang, Thượng Phúc và Tiên Bá.
    III - Thuế:
    Đinh: 42. 432 $ 11
    Điền: 46. 556 $ 71
    IV ?" Canh phòng:
    Toàn hạt các xã đều có thiết điếm canh phòng, có Phó lý, Quản xã, Xã đoàn đốc xuất tuần tráng canh phòng, tất cả cộng có 97 sở điếm canh và ở bến HIệp có một đồn khố xanh, có một quan Đồn và 20 người lính đóng ở đấy.
    V - Việc học:
    Có một trường Kiêm Bị ở huyện lỵ, và có 6 trường tổng, số học sinh tổng cộng có 240 người.
    Trường Các lớp và các trường tổng Số học trò
    A. Trường Kiêm Bị ở huyện lỵ Lớp nhất 6
    Lớp nhì (2 e année) (1) 6
    Lớp nhì (1 re année) (2) 10
    Lớp ba (sơ đẳng) 13
    Lớp tư (dự bị) 7
    Lớp năm (đồng ấu) 18
    B. Trường tổng An Vệ (tổng Quỳnh Côi) 40
    Bồ Trang (tổng Quỳnh Ngọc) 20
    Hy Hà (tổng Đồng Trực) 20
    Lai Ổn (tổng Tiên Bá) 30
    Sơn Đồng (tổng Sơn Đồng) 40
    Tang Giá (tổng Tang Giá) 30
    VI - Việc y tế.
    Ở bến Hiệp có đặt một nhà phát thuốc (infirmerie) từ tháng 8 năm 1931, có một người khán hộ trông nom.
    (1) Năm thứ hai
    (2) Năm thứ nhất
    VII - Việc hộ sinh.
    Hiện có 5 khu mụ đỡ có giấy chứng chỉ đã học việc hộ sinh ở nhà thương tỉnh là: Khang Ninh, An Vệ, Lai Ổn, Lương Cụ và Vĩnh Niên.
    VIII ?" Bưu chính.
    Ở bến Hiệp có một sở bưu chính có một người chủ sự trông nom, ỏ huyện có một nhà trạm có cai trạm trông nom và 6 tổng phu trạm chạy công văn và thư tín.
    IV ?" Kinh tế.
    I ?" Canh nông.
    Việc làm ruộng hạt Quỳnh Côi rất là phát đạt, vì trong có nhiều sông ngòi, và nay lấp hai cửa sông Đan Hội và Bắc Hà thì về vụ đông việc nông có phần lại thịnh lợi hơn, nhưng về vụ chiêm thời không đủ nước và nước mặn lại tràn lên; nếu hai cửa sống ấy mà không xây cống thời phải làm cống ở Nghi Phú, bến Hiệp và khơi một ngòi (nay đã lấp) từ Nghi Phú đến Tương Nhượng thời mới đủ được nước cấy chiêm.
    Tổng cộng số ruộng cấy hai mùa được 21,742 mẫu ta, ruộng cấy một mùa 16.800 mẫu ta, ruộng giồng màu 300 mẫu ta.
    II - Thổ sản.
    Chỉ có thổ sản về canh nông như thóc lúa, ngô, khoai, bông, thuốc lào?đều là sản vật thường. Duy ở xã La Vân có thứ bèo hoa dâu xuất sản dùng để bón ruộng tốt lắm (1) và ở xã Tài Giá có một khoảnh ruộng có thứ cá rô dùng để làm mám, người ta vẫn gọi là ?omắm cá rô Đồng Giá?.
    III - Kỹ nghệ.
    Trong hạt không có nghề gì thành đạt, duy ở xã An Vệ có nghề ấp trứng vịt, một năm hai mùa trước khi gặt, xem ra nghề này cũng phát đạt (cách ấp vịt đã nêu rõ ở mục Kỹ nghệ thuộc xã An Vệ).
    IV ?" Thương mại.
    Ở phố huyện, phố bến Hiệp và phố Quỳnh Lang có các hiệu nam ?" thương buôn bán; và ở bến Hiệp lại có các hiệu Hoa thương buôn bán thóc, gạo và tạp hoá, còn các chợ vùng nhà quê buôn bán cũng tầm thường. Trong hạt có tất cả 14 chợ ở các xã kê ra sau này:
    Tên chợ Tên xã Ngày phiên chợ
    Huyện Lương Cụ 2, 6, 12, 16, 22, 26
    Gũ Lương Cụ Ngày nào cũng họp (trừ ngày 2, 6)
    Đó Quỳnh Côi 5, 10, 15, 20, 25, 30
    Và An Vệ 3, 8, 13, 18, 23, 28
    Gạo Phương Quả 5, 7, 10, 15, 17, 20, 25, 27, 30
    Vĩnh Khang Ninh 4, 9, 14, 19, 24, 29
    Mễ A Mễ 5, 10, 15, 20, 25, 30
    Nan Vĩnh Niên 4, 5, 14, 15, 24, 25
    Cầu Quỳnh Lang 3, 8, 13, 18, 23, 28
    Nẫm Đại Nẫm 7, 10, 17, 20, 27, 30
    Náp (Láp) Lai Ổn 1, 7, 11, 17, 21, 27
    Hiệp Sơn Đồng Ngày nào cũng họp (trừ ngày 2, 6)
    Bái Bồ Trang 1, 3, 8, 11, 13, 18, 21, 23, 28
    Hới Hải An 3, 8, 13, 18, 23, 28
    (1) Bèo hoa dâu là một loài cây không hoa, không quả, hình tam giác, thân cây ngắn, trên có hai hàng lá, dưới có hai hàng rễ, cánh mọc hai bên, lá có hai cánh, mọc liền nhau, xếp lên nhau như ngói lợp nhà, rễ có nhiều lông nhỏ để hút chất mầu dưới nước. Bèo giống thì thả ở ao, chung quanh ao có giồng cây cho mát, nước ao sau độ 2 thước ta, độ tháng 2 tháng 3 ta phải tát cạn ao, vơ sạch lá bợn, bắt hết tôm cá, bừa bùn lên cho kỹ, rồi để cho nắng khô nẻ. Đến tháng 6 nước mưa vào lưng ao, thì đi tìm bèo nọc tức là bèo giống đem về nuôi vào ao ấy. Bèo nọc tìm ở các ao, tìm được caá nào đem thả vào chuồng là những cái khung vuông làm bằng nứa nổi trên mặt ao, nếu hợp ao, bèo giống sinh sản rất mau, thì nới rộng chuồng ra, và san bèo sang ao khác, đến độ tháng 10 ta thì nông gia đến mua bèo về thả ruộng. Nhưng khi bèo gây ở ao, cũng phải bón phân gio, và cần giữ cho sạch sẽ thì bèo mới sinh sản nhiều. Nếu ao nào không hợp thì bèo xấu. Bèo này không có cách nào có giống sẵn được, khi gây thì phải đi các ao mà tìm.
    V ?" Đê.
    Có một đoạn đê sông Luộc, bắt đầu từ xã Quỳnh Lang, qua Đông Quynh, Hy Hà, Nghi Phú, Thượng Phán, Nguyên Xá, Đồng Trực, An Trực, Cần Phán, Chung Linh, Sơn Đồng, Ngọc Quế, Bồ Trang đến xã Đại Nẫm (cửa sông Bắc Hà),cộng dài 14 km.
    VI - Đường giao thông.
    Có hai con đường công lộ làm từ năm 1903.
    1. Đường số 216, từ xã Phương Quả (ở Tiên Hưng sang), qua xã Hải An, Nam Đài, Mỹ Ngọc, Tang Giá, Lương Cụ, Quỳnh Ngọc, huyện lỵ Quỳnh Côi, An Vệ, Cam Mỹ, Lai Ổn đến bến đò Lai Ổn (Kiến Quan) rồi sang hạt Phụ Dực, dài 11 km.
    2. Đường số 217, từ bến Hiệp (xã Sơn Đồng), qua thôn Hào Long (Vĩnh Viên), Lương Cụ, Quỳnh Ngọc, huyện lỵ, xã Tang Giá, Tài Giá, Mỹ Giá, Phúc Bồi, Tiên Cầu, Xuân La, A Mễ đến cầu A Mễ sang hạt Đông Quan, dài 11 km.
    Còn các làng đều có đường thông cù mới sửa chữa lại từ năm 1930 và 1931, đều được rộng rãi dễ đi.
    VII - Cầu.
    Có 6 cái cầu bằng gỗ, đều làm từ năm 1903.
    1. Cầu Đợi, ở xã Xuân La (đường số 217)
    2. Cầu Sa, ở xã A Mễ (đường số 217)
    3. Cầu Tây, ở xã Lương Cụ, nay đương chữa lại làm cầu xi măng cốt sắt (đường số 216)
    4. Cầu Đoàn, ở thôn Đoàn Xá, xã Quyỳn Côi (đường số 216)
    5. Cầu Đó, ở thôn An Phú, xã Quỳnh Côi (đường số 216)
    6. Cầu Lại ở xã Cam Mỹ (đường số 216)
    VIII - Cống.
    Có 6 cái cống thuộc đê sông Luộc và đê Nam Hà, rất tiện lợi cho việc nông:
    1. Cống Ngọc Quế ở địa phận xã Ngọc Quế, là nguyên đầu sông Hoá Khê
    2. Cống Sơn Đồng, ở địa phận xã Sơn Đồng.
    3. Cống Cần Phán, ở địa phận xã Cần Phán.
    4. Cống Tứ Xã, thuộc 4 xã Đông Châu, Đông Quynh, Quỳnh Lang, Tân Mỹ.
    5. Cống Bồ Trang, ở địa phận xã Bồ Trang
    6. Cống Vực Dầu, ở địa phận xã Ngẫu Khê, chảy ra sông Nam Hà.
    (còn tiếp)

    (*) Xã Quỳnh Côi nay là toàn bộ xã Quỳnh Hải cộng thêm làng Quảng Bá. Xã này là trung tâm của tổng Quỳnh Côi (bao gồm toàn bộ xã Quỳnh Hải hiện nay, làng Và (Đông Xá?) làng Lương Mỹ, làng Tân Hóa (Quỳnh Hội), làng Xuân La (Quỳnh Xá), làng A Mễ (Quỳnh Trang) và trung tâm của huyện Quỳnh Côi từ 1894 trở về trước (năm 1890 mới thành lập tỉnh Thái Bình, tách ra từ tỉnh Nam Định).
    Được anphucity sửa chữa / chuyển vào 10:26 ngày 30/07/2008
  7. click_letter

    click_letter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2005
    Bài viết:
    1.210
    Đã được thích:
    0
    Ôi , nghe thấy Quỳnh Phụ lại thấy nhớ nhà thía không bít
  8. thangvnn292

    thangvnn292 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Cuối tuần lại về với thầy u

    Tiền bạc chỉ là phù du
    Thầy u mới là vĩnh cửu
  9. honmacodoc

    honmacodoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2005
    Bài viết:
    1.173
    Đã được thích:
    0
    Hơn 3 tháng rồi chưa về thăm U , ko biết rằm này có về dc ko nữa
  10. saobien77

    saobien77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2008
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Sắp rằm Trung thu rùi ............
    Nào cùng về quê ăn rằm với U thui.............

Chia sẻ trang này