1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng tàu ngầm các nước trên thế giới

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi dragonboy1080, 28/03/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Xác định nguyên nhân vụ tàu ngầm bị mất tích tại Argentina
    Ngọc Huân | 29/11/2017 21:42

    0
    [​IMG]
    Tàu ngầm San Juan.
    Theo các phân tích của hải quân Argentina, các pin điện trên tàu ngầm ARA San Juan thường xuyên tạo ra khí hydro là thứ dễ cháy nổ.
    Triều Tiên "nghỉ" phóng tên lửa 2 tháng vì binh sĩ bận... thu hoạch nông sản?

    Trong một cuộc họp báo diễn ra vào ngày hôm qua (28/11), người phát ngôn của Lực lượng Hải quân Argentina Enrique Balbi đã xác nhận, nguyên nhân gây nổ đối với tàu ngầm ARA San Juan là do khí hydro, con tàu đã bị mất tích kể từ ngày 15/11 vừa qua trên biển nam Đại Tây Dương.

    [​IMG]
    Tàu ngầm San Juan.

    Theo phân tích của ông Enrique Balbi, các pin điện trên tàu ngầm ARA San Juan thường xuyên tạo ra khí hydro và khi xảy ra sự cố chập điện tại khu vực phía đầu tàu ngầm, gây nên tình trạng cháy và khi kết hợp cùng với khí hydro đã tạo nên sức công phá rất lớn đối với tàu San Juan.


    Trước đó, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết đã phát hiện một vụ nổ lớn gần khu vực vùng đặc quyền kinh tế của Argentina ở khu vực nam Đại Tây Dương, cũng chính là nơi tàu ngầm ARA San Juan cùng 44 thủy thủ đoàn mất tích từ ngày 15/11 khi đang làm nhiệm vụ tuần tra.


    Trong suốt thời gian qua, chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ tàu ngầm ARA San Juan vẫn tiếp tục được tiến hành. Đến nay, đã có khoảng 4.000 người, cùng hàng chục máy bay và tàu các loại của Argentina tham gia sứ mệnh tìm kiếm chiếc tàu ngầm mất tích.

    Trong khi đó, Argentina cũng nhận được sự hỗ trợ tích cực từ cộng đồng quốc tế. Nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Chile, Brazil, Uruguay, Peru, Tây Ban Nha... đã gửi trang thiết bị hiện đại và chuyên gia tới hỗ trợ công tác tìm kiếm, song vẫn chưa đạt được kết quả khả quan.


    Được biết, tàu ngầm ARA San Juan, được hạ thủy năm 1983, là tàu ngầm mới nhất trong 3 tàu ngầm mà Hải quân Argentina sở hữu.

    Đây là loại tàu ngầm diesel - điện lớp TR-1700 do Đức sản xuất, dài 65m, được trang bị 4 động cơ diesel MTU, 4 máy phát, động cơ điện Siemens cùng 120 khối pin điện, cho phép nó đạt tốc độ tới 46 km/h khi lặn.

    http://soha.vn/xac-dinh-nguyen-nhan-vu-tau-ngam-bi-mat-tich-tai-argentina-20171129204436063.htm
  2. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Chính thức chấm dứt công tác cứu hộ.
    Bây giờ chỉ là tìm kiếm và lôi về :-(

    Argentina ends missing submarine rescue mission

    The Argentine navy says it has abandoned attempts to rescue 44 crew members on board a submarine that disappeared two weeks ago.

    "Despite the magnitude of the efforts made, it has not been possible to locate the submarine," navy spokesman Enrique Balbi said on Thursday.

    The sub, the ARA San Juan, last made contact on Wednesday 15 November.

    Hopes of finding survivors faded after a suspected explosion was reported near its last-known location.

    Why has the navy made this decision?
    Capt Balbi said the search for the submarine had been "extended to more than double the number of days that determine the possibilities of rescuing the crew".

    His comment refers to the estimated period that it is thought the crew could have survived in the submerged vessel.

    Image copyright EPA
    Image caption Enrique Balbi said that the "phase has changed" in the search for the missing sub
    Capt Balbi said that despite not being able to confirm the fate of the crew, "no evidence of a shipwreck was found in the areas explored".

    He said that the "phase had changed" and that the operation, involving numerous vessels and other submarines, was now a hunt for a wreck on the seabed in the area where the ARA San Juan is believed to have vanished.

    What happened to the sub?
    The ARA San Juan was returning from a routine mission to Ushuaia, near the southernmost tip of South America, when it reported an "electrical breakdown".

    According to naval commander Gabriel Galeazzi, the submarine surfaced and reported what was described as a "short circuit" in the vessel's batteries.

    The sub was ordered to cut its mission short and return to the naval base in Mar del Plata immediately.

    The Argentine navy's last contact with the vessel was at approximately 07:30 (10:30 GMT) on 15 November, at which point its captain had reportedly confirmed that the crew were well.
  3. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    sao bảo đồ Mỹ xịn lắm
  4. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Bí kíp săn tàu ngầm của Nga
    ĐỖ QUYÊN | 08/12/2017 09:15

    1
    [​IMG]
    Trong khi Mỹ và NATO dồn gần như toàn lực cho công nghệ sonar, người Nga đã đi theo một hướng hoàn toàn khác: Phát triển một phương tiện định vị tàu ngầm thông thái lạ lùng.

    Kỳ trước: Cuộc chiến biển sâu

    Vào cuối thập niên 1980, Liên Xô tuyên bố một kỳ tích mà nhiều chuyên gia quân sự Mỹ đều đồng loạt cho là không tưởng. Theo đó, tàu ngầm tấn công năng lượng hạt nhân K-147 của Liên Xô đã bí mật bám đuôi một tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Mỹ suốt 6 ngày mà không bị phát hiện.

    Cái khó ló cái khôn

    Giới quan sát Mỹ lúc đó cho rằng tàu ngầm Liên Xô không thể chơi đuổi bắt dưới biển như vậy khi thiếu hệ thống định vị thủy âm - sonar, công nghệ được coi là tai mắt dưới biển của tàu ngầm, vốn được Mỹ và NATO xem là mũi nhọn trong việc theo dõi tàu ngầm thời Chiến tranh lạnh.

    Tuy nhiên, tài liệu "Năng lực tác chiến chống ngầm Liên Xô" của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) thực hiện năm 1972 vừa được giải mật mùa hè vừa qua đã cho thấy tuyệt chiêu để những tàu ngầm như K-147 có thể bám đuổi tàu ngầm Mỹ mà không cần tới hệ thống sonar.

    Trong khi Mỹ và NATO dồn gần như toàn lực cho công nghệ sonar, người Nga đã đi theo một hướng hoàn toàn khác là phát triển một phương tiện định vị tàu ngầm thông thái lạ lùng, theo trang Popular Mechanics.

    Thiết bị "có một không hai" trên thế giới này là hệ thống phát hiện sóng dao động - SOKS, còn gọi là "hệ thống phát hiện vật thể vệt rẽ nước". Thiết bị này được tích hợp vào các tàu ngầm tấn công Nga, theo dấu vết vệt rẽ nước tàu ngầm đối phương để lại.

    Thực ra, SOKS có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường trong các hình ảnh tàu ngầm Nga ngày nay, trông như một loạt đinh nhọn và đầu đạn cỡ lớn nhô lên bên ngoài tháp chỉ huy.

    Phương pháp không mảy may liên quan gì tới sóng âm này dường như đã bị phương Tây bỏ lọt. Theo nhà báo kiêm chuyên gia công nghệ quân sự người Anh David Hambling, Mỹ và NATO tập trung phát triển các hệ thống sonar hiệu quả cao, đến mức những phương pháp phát hiện mục tiêu dưới nước khác đều bị lãng quên.

    Trong nhiều thập kỷ, các phương thức không dùng sonar được cho là yếu thế, bị giới hạn về tầm hoạt động và độ tin cậy so với hệ thống này.

    Thế nhưng, SOKS lại là một câu chuyện hoàn toàn khác, có thể xem như "cái khó ló cái khôn". Nền công nghiệp điện tử đi sau phương Tây đã khiến Liên Xô khó lòng chạy đua công nghệ sonar thời thượng lúc đó, buộc họ phải phát triển giải pháp thay thế.

    Theo tài liệu vừa được giải mật một phần nêu trên, SOKS đã thành công trong việc theo dõi dấu vết các vệt rẽ nước hay sự nhiễu loạn trong nước mà tàu ngầm đối phương để lại phía sau - thay vì tìm cách "nghe ngóng" chân vịt hay động cơ như công nghệ sonar.

    [​IMG]
    Tàu ngầm lớp Akula hiện đại của Nga vẫn sử dụng SOKS. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

    Những tuyên bố từ phía Liên Xô về việc có thể theo dõi tàu ngầm Mỹ thường xuyên bị phương Tây vùi dập và bị coi là tuyên truyền màu mè. Song, Lầu Năm Góc vẫn âm thầm tiến hành nghiên cứu về SOKS.

    Hệ thống này hoạt động ra sao, có hiệu quả không, thực ra thì nó tìm kiếm cái gì trong nước...? Người Mỹ vẫn chưa có cách đối phó với SOKS và những báo cáo về nghiên cứu này phải tới 45 năm sau mới được giải mật một phần.

    Chính vì vậy, xung quanh hệ thống bí ẩn này có không ít lời đồn đại. SOKS được cho là có thể đo sự thay đổi mật độ nước biển, phát hiện bức xạ, thậm chí được trang bị hệ thống cảm biến laser...

    Điều mà phương Tây chắc chắn là hệ thống SOKS đầu tiên xuất hiện trên tàu ngầm K-14, thuộc lớp November, hạ thủy năm 1969. Nhiều phiên bản sau đó với các mật danh như Colossus, Toucan, Bullfinch cũng xuất hiện trên những tàu ngầm tấn công thế hệ mới của Liên Xô và Nga.

    Còn nhiều điều bí ẩn

    Theo những tài liệu vừa được giải mật của CIA, SOKS có một tổ hợp công cụ kết hợp. Trong đó, một công cụ thu thập dấu vết phóng xạ từ lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm, một công cụ "quang phổ kế đo tia gamma" có thể phát hiện dấu vết của vật chất phóng xạ trong nước biển.


    Báo cáo của CIA khẳng định: "Liên Xô đã thành công trong việc định vị tàu ngầm hạt nhân của họ bằng hệ thống này".

    Báo cáo cũng cho thấy ngoài các vệt phóng xạ, tàu ngầm còn để lại trên mặt nước những vệt hóa chất. Hợp kim thường dùng để ngăn tàu ngầm bị ăn mòn trong nước biển thường để lại một vệt kẽm, trong khi lò sinh khí ôxy và các ống làm mát trên tàu lần lượt để lại hydro và nikel. SOKS cũng tìm kiếm những chất như vậy để "đánh hơi" tàu ngầm.

    Ngoài ra, nhiệt độ nước làm mát lò phản ứng hạt nhân và động cơ tàu ngầm xả ra nóng bất thường so với môi trường xung quanh, có thể cao hơn tới 10 độ C, cũng là một dấu hiệu mà SOKS tìm kiếm. "Một hệ thống định vị dựa trên các kỹ thuật này có thể phát hiện dấu vết sót lại của tàu ngầm từ trước đó vài giờ" - báo cáo của CIA kết luận.

    Bản báo cáo của CIA đã ít nhiều phản ánh một thực tế: Từ những năm 1970, các cơ quan tình báo Mỹ đã chú ý tới việc tàu ngầm nước này có thể bị bám theo. Các biện pháp đối phó hẳn đã được tính toán lúc bấy giờ, như giảm thiểu các vệt hóa chất và phóng xạ. Đó có thể là lý do mà phải hơn 4 thập kỷ sau, tài liệu của CIA mới được đưa ra ánh sáng.

    Tuy nhiên, người ta vẫn chưa thể biết được tàu ngầm Liên Xô có thể "đứng trong bóng tối" định vị tàu ngầm Mỹ được bao lâu, Mỹ có tìm ra cách nào "cắt đuôi" những kẻ săn ngầm hay không... Có thể thế giới sẽ phải chờ... 45 năm nữa để có câu trả lời từ những phần còn lại chưa được giải mật của tài liệu CIA!

    Hai loại sonar

    Hệ thống sonar được chia thành 2 loại cơ bản. Sonar chủ động phát ra tín hiệu âm thanh (tiếng "ping") và theo dõi tín hiệu phản xạ từ chướng ngại vật dưới nước.

    Ngược lại, sonar thụ động dựa trên cảm biến âm thanh độ nhạy cao, có thể thu được tiếng ồn từ động cơ hoặc chân vịt tàu chiến. Sonar thụ động đòi hỏi chi phí đầu tư và trình độ công nghệ rất cao nhưng có thể duy trì khả năng ẩn mình của tàu ngầm.

    http://soha.vn/bi-kip-san-tau-ngam-cua-nga-20171208074721053.htm
  5. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
    Bạn @oplot2 vui lòng sửa chữ ký trong 24h nha. Tks bạn.
    oplot2 thích bài này.
  6. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Tầm quan trọng của tàu ngầm trong hải chiến hiện đại

    Trong trận Midway, chỉ với 1 tàu ngầm lớp V-boat là Nautilus, nó đã góp phần ko nhỏ chiến thắng ngoạn mục, xoay chuyển cục diện có lợi cho Mỹ, bẻ nanh vuốt Nhật về sau

    [​IMG]

    Đánh chìm TSB kaga, 1 trong những TSB chủ lực của Nhật trong giai đoạn chiến tranh Trung-Nhật và TBD, tiếp sau đó là bắn chìm tàu khu trục phóng lôi yamakaze (được đánh giá là lớp khu trục mạnh nhất WW2, ko có lớp nào tương tự ở **), cùng trong trận đó, TSB Soryu trên đường tháo chạy cũng bị tàu ngầm này đánh chìm. Như vậy là với 1 tàu ngầm, Mỹ đã đánh đắm tới 2 TSB chủ lực của Nhật trong trận Midway, trong khi phải tổn thất nhiều máy bay, mạng phi công, thậm chí TSB để đánh chìm 2 TSB và các tàu chiến còn lại

    During the battle of Midway USS Nautilus (Lt.Cdr. WH Brockman) escaped strafing from Japanese planes, then escaped depth charges from Japanese warships, managed to move into a attack position and hit the burning hull of the Japanese aircraft carrier Kaga (offsite link) with one torpedo (that fails to explode) in position 30°20'N, 179°17'W and once again she managed to escape unscathed.

    [​IMG]

    USS Nautilus (SS-168) sank the aircraft carrier Sōryū that had been previously damaged by aerial attacks.

    USS Nautilus (Lt.Cdr. WH Brockman) torpedoed and sank the Japanese destroyer Yamakaze (1685 tons, offsite link) south-east of Yokosuka, Japan in position 34°34'N, 140°26'E.

    http://uboat.net/allies/warships/ship/2957.html
    http://usssabalo.org/T-NautilusByLee.html

    Lưu ý là số lượng tàu ngầm của USN khi đó tầm 2% tổng số tàu trong USN (số lượng thực tế là 288 tàu chiến ở tất cả các nơi trên thế giới, quá ít ỏi). Nhưng họ gây ra thiệt hại 55% cho IJN. 1 con số quá khủng, những kẻ chê bai tàu ngầm chỉ biết câm nín với sự thật lịch sử này, ít nhất 8 TSB Nhật bị tàu ngầm đánh chìm. Tức là nhiều hơn so với máy bay trên TSB Mỹ đánh chìm
    [​IMG]
    Về khả năng trinh sát, tàu ngầm thực Mỹ thực hiện nhiệm vụ tốt nhất so với các máy bay hoặc tàu nổi, thậm chí chính quốc Nhật bị tàu ngầm Mỹ trinh sát ngay từ những ngày đầu cuộc chiến.

    Do những hạn chế của tàu ngầm khi đó, như là phải nổi lên rìa kính tiềm vọng để bắn, lặn chậm chạp, thời gian lặn cũng ko cao, ngư lôi có vấn đề, lại ko điểu khiển, sonar cũng thấp (chủ yếu dựa vào kính tiềm vọng để tấn công), nên tàu ngầm ko được triển khai ngay trong các trận đại hải chiến, mà chỉ triển khai chặn đánh các tàu đối phương đi lẻo hoặc thành bầy (dĩ nhiên ko có tàu chiến Mỹ đi kèm vì sẽ có trường hợp bắn nhầm, có nhiều tàu ngầm Mỹ đã bị chính hỏa lực từ hải quân Mỹ bắn chìm chứ ko hẳn tổn thất bởi Nhật) Trong suốt cuộc chiến TBD chỉ có 1 tàu ngầm Mỹ bị tàu ngầm Nhật bắn chìm (con số này bên phía Nhật là 4 tàu bị Sub Mỹ bắn chìm), tổng hơn 40 sub bị thiệt hại, 22 trường hợp ghi nhận bị tàu chiến hoặc máy bay Nhật đánh đắm, 1 trường hợp ghi nhận bị pháo bờ biển Nhật bắn chìm khi nổi lên, còn lại là tai nạn, sự cố hoặc trúng mìn biển (ko rõ của phe nào Nhật, Đồng Minh, Fap, Hà Lan...), đối với Sub Nhật là hơn 90 chiếc bị hỏa lực ** đánh đắm hoặc tai nạn

    Vì sao chiến tích tàu ngầm Mỹ lớn như vậy, nhưng sử gia ban đầu lại ít nói về nó, đơn giản là vì ban đầu Mỹ tránh để Nhật phát triển hệ thống săn ngầm, ru ngủ Nhật bằng những trận chiến tàu chiến bắn pháo đi đùng hoành tráng (tuy nhiên Mỹ khi đó lo bằng thừa, vì sau WW2 thì rõ ràng nền săn ngầm của Nhật quá yếu kém trong đám tham chiến, ngang với LX, Ý), nên ko lấy tàu ngầm làm mũi nhọn tấn công chính, mà chủ yếu là dùng tập kích, đột kích bất ngờ, đánh quỵ đối thủ ngay từ đầu, những gì còn lại để cho máy bay và tàu chiến, trong khi Đức vì yếu kém về tàu chiến, nên buộc phải lấy tàu ngầm làm mũi nhọn tấn công chính, thành ra khối ** đã hợp lực nghiên cứu sonar (thời đó gọi là ASDIC), bom chìm sâu (depth charges), spigot mortars ASW (kiểu cối, rocket ASW), radar để chống tàu ngầm hiệu quả, gần cuối cuộc chiến Uboat còn bị săn bởi chính sóng radio, chứ ko hẳn là giải mã egima như đồn đại, holywood, các chuyên gia ** cải tiến hệ thống trinh sát điện tử Huff Duff (ngày nay gọi là EW/ESM kiểu các đài passive senor) để phát hiện tần số radio giao tiếp của Uboat, thậm chí xác định vị trí nhanh chóng, hiệu quả hơn so với radar, sonar, về sau ra đời các datalink ẩn giao tiếp như Link-11/16 để các hệ thống ESM ELNIT/SIGINT khó nắm bắt chính xác

    Đọc để xem trong khi tàu chiến Mỹ vật lộn với thất bại năm 1941 ở TCC thì tàu ngầm Mỹ đã có thành tích ngoạn mục gì

    http://www.public.navy.mil/subfor/u.../Issues/Archives/issue_06/silent_victory.html

    Chiếc Yamato thứ 3 Shinano được cải biên lại thành TSB chính là thiết giáp hạm bị tàu ngầm USS Archerfish Mỹ tiêu diệt, trong khi cùng lớp yamato đã gây thiệt hại nặng cho máy bay và tàu chiến Mỹ, mặc dù tốn nhiều bom đạn phóng lôi, thì chỉ với 1 tàu ngầm và 6 quả ngư lôi (4 quả trúng đích), cũng đủ đưa tiễn con yamato thứ 3 này xuống đáy biển mà ko bị tổn thất gì

    https://en.wikipedia.org/wiki/Japanese_aircraft_carrier_Shinano
    Lần cập nhật cuối: 19/12/2017
  7. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Tiếp theo là trận hải chiến lớn nhất thế giới Trận Vịnh Leyte. Vai trò của 2 tàu Gato là cực kì quan trọng trong trận đánh tại Leyte

    Since the location of this Japanese force had been a mystery for several days, the contact report flashed back by Dace and Darter was one of the most significant of the war.
    https://en.wikipedia.org/wiki/USS_Dace_(SS-247)

    [​IMG]


    Chiến tích đánh chìm nhiều tàu chiến chỉ với 2 tàu ngầm, phá tan đội hình tàu chiến hùng hậu của Nhật


    As it sortied from its base in Brunei, Kurita's powerful "Center Force" consisted of five battleships (Yamato, Musashi, Nagato, Kongō, and Haruna), ten heavy cruisers (Atago, Maya, Takao, Chōkai, Myōkō, Haguro, Kumano, Suzuya, Tone and Chikuma), two light cruisers (Noshiro and Yahagi) and 15 destroyers

    [​IMG]
    [​IMG]

    Darter along with Dace conducted an aggressive and successful attack against Japanese fleet units during the lead up to the US invasion of Leyte Island in the Philippines in October 1944. The two boats sank the heavy cruisers Atago and Maya and severely damaged the heavy cruiser Takao. A few hours later, while maneuvering back to the scene to finish off the crippled Takao
    https://en.wikipedia.org/wiki/Gato-class_submarine

    Thường các sử gia sau WW2 1 thời gian ko chú trọng nghiên cứu các thành tích của tàu ngầm, vì đang là thời đại của thiếp giáp hạm (dù đã qua nhưng vẫn còn sử dụng hàng chục năm sau), tsb và tuần dương hạng nặng, về sau các công bố cho thấy chính tàu ngầm mới là sát thủ thực sự của Mỹ đối với hải quân NHật, khoảng 55% tổn thất của Nhật là bởi tàu ngầm, chứ ko phải tàu chiến hoặc máy bay của HQ Mỹ. Cái bảng trên thiếu vắng đề cập đến 2 tàu ngầm Gato, đã góp phần thay đổi cục diện có lợi cho Mỹ.

    US Navy aircraft carriers and battleships were the leading weapons that ensured a victory over Japan; however, US submarines also played a very significant role by sinking 55% of Japanese naval tonnage
    https://m.warhistoryonline.com/featured/top-5-american-weapons-wwii.html/2

    Tàu chiến và máy bay của HQ Mỹ chỉ có thành tích lớn nhất là tiêu diệt Musashi, được xem là đại diện cho HQ Nhật, nên mới được nhắc nhiều, trong khi chỉ với 2 tàu ngầm lớp Gato đã đánh tan đội hình hơn 20 tàu chiến cỡ lớn của đô đốc Kurita, tiêu diệt nhiều thành viên cấp cao, kinh nghiệm hải chiến của Nhật ngay từ đầu, tay đô đốc Kurita bị trọng thương, xém chết đuối may mắn được cứu, khiến HQ Nhật như rắn mất đầu trong trận đó

    [​IMG]

    The attack of the two submarines was significant; the Japanese lost 3 powerful Heavy Cruisers and had to send two of their destroyers away to guard Takao. Likewise the loss of Kurita’s experienced staff hindered his conduct of the battle on the 24th. The cruisers were a big loss, at 13,000 tons and armed with ten 8”guns they could steam at 35 knots.
    https://padresteve.com/2011/10/23/t...troduction-and-the-battle-of-palawan-passage/
  8. oplots

    oplots Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/02/2018
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    78
    Tàu ngầm AIP: "Cú đấm thép" đặc biệt nguy hiểm trên biển
    Trịnh Ngọc Tiến | 11/03/2018 08:15

    10

    [​IMG]
    Tàu ngầm St Petersburg lớp Lada của Hải quân Nga.
    Hiện nay hải quân hầu hết các quốc gia bị hạn chế bởi ngân sách, không có khả năng sử dụng tàu ngầm hạt nhân đắt tiền, nên tàu ngầm AIP đã trở thành sự lựa chọn lý tưởng của họ.
    Phòng không Syria sẽ đánh bại đòn tập kích bằng tên lửa Tomahawk của Mỹ "dễ như ăn kẹo"?

    Tàu ngầm AIP đã nâng hiệu quả tác chiến của tàu ngầm thông thường tăng gấp đôi, đưa tàu ngầm AIP tiến gần tới "tiêu chuẩn" tàu ngầm hạt nhân trong khi giá cả rẻ hơn nhiều lần.

    Tàu ngầm AIP - tàu ngầm hạt nhân của nước nghèo

    Tàu ngầm hạt nhân thường được miêu tả như công cụ sức mạnh địa chính trị đáng sợ, tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng có cơ hội sở hữu thứ vũ khí có tính "răn đe" cao như tàu ngầm hạt nhân.

    Lý do đó là công nghệ chế tạo tàu ngầm hạt nhân rất phức tạp, nên tàu có giá thành rất cao. Phần lớn các nước trên thế giới đều không thể mua và sử dụng tàu ngầm hạt nhân với giá cả cao ngất.

    Ngoài ra, do nguyên nhân bị hạn chế bởi yếu tố pháp lý đối với các nước bị bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ II như Đức và Nhật Bản; nên những nước này cũng chỉ được phép phát triển tàu ngầm thông thường.

    Tuy nhiên tham vọng về một loại tàu ngầm thông thường, nhưng có khả năng lặn dưới nước lâu hơn, luôn thúc đẩy các quốc gia đầu tư, nghiên cứu, chế tạo loại tàu ngầm thông thường có "hệ thống đẩy không phụ thuộc vào không khí" (Air independent propulsion - AIP), giúp tàu hạn chế sử dụng ống thông khí, tăng thời gian chạy dưới nước của tàu.

    Do hệ thống AIP có thể thực hiện một phần tính năng của tàu ngầm hạt nhân, đồng thời giá cả lại rẻ, vì thế nó trở thành sự lựa chọn tối ưu của một số quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Vì lý do đó, tàu ngầm trang bị hệ thống AIP được gọi một cách hình tượng là tàu ngầm hạt nhân của "nước nghèo".

    [​IMG]
    Tàu ngầm St Petersburg lớp Lada của Hải quân Nga.

    Những điểm yếu "chết người" của tàu ngầm thông thường

    Tàu ngầm thông thường (còn gọi là tàu ngầm diesel - điện) sử dụng nguồn động lực được kết hợp từ động cơ diesel với động cơ điện. Động cơ diesel bảo đảm cho tàu ngầm chạy trên mặt nước và nạp điện. Khi ở dưới nước, tàu ngầm sử dụng nguồn điện dự trữ trong hệ thống ắc-quy.

    Tuy nhiên, do nguồn điện dự trữ trong hệ thống ắc-quy phải cung cấp cho tất cả các thiết bị trên tàu, nên ngay cả khi tàu ngầm chạy ở tốc độ thấp cũng chỉ có thể duy trì trong một thời gian ngắn, sau đó nó phải nổi lên để nạp điện.

    Vì vậy, so với tàu ngầm hạt nhân, mặc dù tàu ngầm thông thường có năng lực cơ động linh hoạt, ít tiếng ồn và chi phí thấp; nhưng nó có một điểm yếu chết người đó là: Tàu không thể chạy trong thời gian dài dưới nước; thường phải nổi lên để "thở", tức là ở trạng thái phải sử dụng ống thông khí chạy động cơ diesel để nạp điện.

    Khi đó, hiệu quả che giấu của tàu ngầm bị giảm đáng kể. Nếu thời gian này bị đối phương phát hiện và bao vây truy đuổi; hoặc chúng sẽ phải nổi lên mặt nước đầu hàng, hoặc do không thể chạy thoát, nên bị tàu hộ vệ, máy bay đối phương đánh chìm.

    Tàu ngầm dùng hệ thống AIP

    Để khắc phục những điểm yếu chết người này, các nhà khoa học đã phát triển một loại động cơ thông thường cho tàu ngầm mà không cần lấy ôxy từ không khí. Đó chính là "hệ thống đẩy không phụ thuộc vào không khí", gọi tắt là hệ thống AIP.

    Các tàu ngầm thông thường được trang bị hệ thống AIP, đã giảm đáng kể thời gian chạy bằng ống thông khí, khắc phục được hạn chế của tàu ngầm thông thường khi chạy dưới nước.

    Những tàu ngầm thông thường trước đây, ít nhất hai ngày một lần phải nổi lên để nạp điện; trong khi đó tàu ngầm Type 212 của Đức được trang bị hệ thống AIP, có thể lặn ba tuần liên tiếp, chạy ít nhất 2.400 km mà không cần nổi lên.

    Do không có lò phản ứng hạt nhân nên tàu ngầm sử dụng AIP không tỏa nhiệt, do đó không cần phải làm mát liên tục, nên khả năng tàng hình của chúng cao hơn tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Có thể nói, công nghệ đẩy không cần dựa vào không khí đã làm thay đổi phương thức hoạt động của tàu ngầm thông thường trước đây.

    Hiện nay những tàu ngầm thông thường hiện đại không chỉ có thể đối đầu với các tàu mặt nước, mà trong những điều kiện thích hợp, chúng có thể đối chọi cả với các tàu ngầm hạt nhân kiểu cũ. Do vậy phát triển tàu ngầm dùng động cơ AIP chính là tương lai của tàu ngầm thông thường trên thế giới trong thời gian tới.


    Ba phương án sử dụng động cơ AIP

    Hiện tại, có ba phương án sử dụng động cơ AIP đó là: phương án động cơ diesel tuần hoàn kiểu khép kín; phương án động cơ Stirling và phương án dùng pin nhiên liệu.

    Ba phương án AIP này đều đã được các cường quốc hải quân lần lượt áp dụng, Anh và Hà Lan đã áp dụng phương án động cơ diesel tuần hoàn kiểu khép kín; Thụy Điển, Nhật Bản áp dụng phương án động cơ Stirling. Trong khi đó Đức áp dụng phương án pin nhiên liệu.

    Động cơ diesel tuần hoàn kiểu khép kín nói một cách đơn giản là gắn bình ôxy cho tàu ngầm; sử dụng bình nén ôxy lỏng để cung cấp khí ôxy cho động cơ diesel khi tàu ngầm chạy dưới nước. Phương thức này không đòi hỏi quá cao về mặt kỹ thuật, giá thành rẻ, dễ áp dụng.

    Hiện nay, Đức, Hà Lan, Italia và Anh đang tích cực phát triển hệ thống động cơ AIP loại này. Năm 1993, Đức đã thử nghiệm thành công hệ thống động cơ diesel tuần hoàn kiểu khép kín có công suất 250 KW trên tàu ngầm U-1 Type 205 (hiện đã loại khỏi biên chế), và cải tiến một số lượng lớn tàu ngầm Type 209 dùng xuất khẩu ra nước ngoài.

    [​IMG]
    Tàu ngầm Type 209.

    Phương án sử dụng động cơ Stirling: Động cơ Stirling thông qua chất xúc tác (hydrogen hoặc heli) làm việc trong xi lanh, trải qua quá trình làm mát, nén, hấp thụ nhiệt, nở, tạo ra động lực đầu ra cho một chu kỳ tuần hoàn, vì thế nó còn được gọi là động cơ nhiệt khí.

    Động cơ nhiệt khí tuần hoàn Stirling không thải ra khí thải, ngoài đốt cháy không khí trong buồng đốt, nó không cần nguồn không khí khác, cho nên nó là phương án giải quyết lý tưởng, đảm bảo cho tàu ngầm động cơ thông thường chạy một thời gian dài dưới nước mà không cần nổi lên mặt nước.

    Vào tháng 2/1995, chiếc tàu ngầm AIP đầu tiên thế giới trang bị động cơ Stirling mang tên "Gotland" đã được hạ thủy và chính thức phục vụ trong Hải quân Hoàng gia Thụy Điển. Mặc dù đây chỉ là một tàu ngầm có lượng giãn nước chỉ 1.500 tấn, nhưng nó đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên tàu ngầm chạy bằng động cơ thông thường.

    Tàu ngầm Gotland được trang bị hai động cơ Stirling V4-275R, mỗi động cơ có công suất 75 KW. Ngoài việc cung cấp 75 đến 85 KW cần thiết cho thiết bị điện trên tàu, năng lượng còn lại sử dụng để đẩy tàu chạy. Tàu ngầm có thể chạy dưới nước với tốc độ khoảng 6 hải lý/giờ cho một chuyến đi liên tục 15 ngày.


    [​IMG]
    Tàu ngầm Scorpion.

    Động cơ Stirling có ưu điểm là hiệu suất công tác cao, tiếng ồn, ô nhiễm và chi phí vận hành thấp. Tuy nhiên, nó vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Ví dụ, động cơ cần thời gian làm nóng, trước khi nó có thể cung cấp động lực hiệu quả, nên không thể tạo ra nhanh chóng động lực đầu ra, điều này rất bất lợi để nâng cao khả năng cơ động nhanh của tàu ngầm.

    Phương án sử dụng động cơ pin nhiên liệu: Pin nhiên liệu là việc lợi dụng phản ứng hóa học giữa nhiên liệu và chất ôxy hóa, trực tiếp sản xuất ra điện năng, nhưng nó lại không thể tích điện, chỉ có thể phát điện.

    Hiện nay, các pin nhiên liệu đều dùng hydro làm nhiên liệu, dùng ôxy làm chất ôxy hoá, loại pin như vậy còn được gọi là pin nhiên liệu hydro. Trên thực tế, pin nhiên liệu hydro chưa phải là pin, mà chỉ là một phương thức chuyển đổi năng lượng, chuyển hóa hydro và ôxy thành nước và điện năng.

    Hệ thống pin nhiên liệu hydro được sử dụng cho tàu ngầm Type 212 của Đức. Loại tàu ngầm AIP này sử dụng hệ thống động lực hỗn hợp pin nhiên liệu hydro và động cơ diesel-điện. Hai hệ thống vừa có thể làm việc độc lập, vừa có thể hoạt động đồng thời.

    Tốc độ tối đa dưới nước đạt hơn 8 hải lý/giờ, có thể chạy liên tục hơn 7 ngày. Hành trình chạy liên tục dưới nước tối đa là hơn 1.683 hải lý (3.177 km), hơn gấp bốn lần so với tàu ngầm Type 209 không có hệ thống AIP.

    Ưu điểm của pin nhiên liệu hydro là: Không ô nhiễm, không thải ra các chất gây hại; không tiếng ồn, khi hoạt động rất yên lặng; hiệu suất công tác và tỷ lệ chuyển đổi năng lượng cao, có thể đạt đến 80%, trong khi hiệu suất này của động cơ diesel chỉ là khoảng 35%.

    Những hạn chế của pin nhiên liệu hydro là: Thứ nhất, tuổi thọ không dài, mặc dù đây không phải là một vấn đề lớn trong lĩnh vực quân sự, bởi sản phẩm quân dụng thường nhấn mạnh đến tính hiệu quả.

    Tuy nhiên, giá thành cao vẫn là một vấn đề, ví dụ như phải cần đến một số lượng lớn bạch kim đóng vai trò như một chất xúc tác, bạch kim là một kim loại quý, nên có giá thành tương đối cao.

    Ngay cả khi Nhật Bản tuyên bố họ có công nghệ sản xuất pin tối ưu nhất, họ cũng không dám áp dụng công nghệ này vào tàu ngầm. Do vậy, công nghệ này đã không được nhiều nước ứng dụng, mà tập trung sử dụng công nghệ động cơ Stirling nhiều hơn.

    Tàu ngầm AIP làm cho hiệu quả tác chiến của tàu ngầm thông thường tăng gấp đôi, đã tiến gần tới "tiêu chuẩn" tàu ngầm hạt nhân. Như đã đề cập ở trên, hải quân ở hầu hết các quốc gia bị hạn chế bởi chi phí quân sự, không có khả năng sử dụng tàu ngầm hạt nhân đắt tiền, nên tàu ngầm AIP đã trở thành sự lựa chọn tốt của họ.

    Hệ thống AIP có thể thực hiện một phần tính năng của tàu ngầm hạt nhân, đồng thời giá thành lại rẻ, cho nên ngay cả một số nước đang phát triển có ngân sách quốc phòng hạn hẹp cũng có thể mua được. Do vậy bên cạnh tàu ngầm hạt nhân, tàu ngầm AIP sẽ là tương lai phát triển của tàu ngầm thông thường trên thế giới.
  9. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823
  10. KhanhHaiDuong

    KhanhHaiDuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2015
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    105
    =))=))=))=))=))nói về xuống ngầm Mỹ là vô địch rồi

Chia sẻ trang này