1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    363
    Bọn Nga ngố mà, cứ bị Model lừa hoài đến tận Berlin luôn
    tonkin2007 thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Thực ra Model chỉ giỏi về phòng ngự thôi, chứ không mạnh về phản công đâu....
    kuyomukotohoanheoinwater thích bài này.
  3. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
    Model được coi là tướng giỏi nhất của Đức về phòng ngự, nhưng xuất thân của ông ta là tướng thiết giáp. Em nghĩ có lẽ chính nhờ thời gian chỉ huy thiết giáp đánh xuyên Ba Lan và Pháp mà ông ta quá hiểu chiến thuật của kẻ tiến công, từ đó đề ra chiến thuật phòng ngự thích hợp.
    maseo, tonkin2007meo-u thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    CHƯƠNG VI : VELIKIYE LUKI





    Pháo đài tại đầm lầy – Ba Sư đoàn chống lại một Trung đoàn - Aleksandr Matrosov của Sư đoàn Bộ binh Cận vệ - Cuộc giải vây không thành công – 15 xe tăng trong sân khu thành cổ - Bệnh bạch hầu tại cứ điểm "Budapest" - Một lát bánh mỳ cùng tám viên đạn trong khẩu súng lục - "Tôi đến từ Velikiye Luki" – Mỗi cấp bậc một tội phạm chiến tranh lên giá treo cổ….




    Mọi sự nghiên cứu về các trận chiến mùa đông năm 1942-1943 sẽ không được trọn vẹn nếu chưa đề cập đến các cuộc giao tranh tại khu vực Velikiye Luki, một thành phố, pháo đài cổ thuộc vùng đầm lầy rộng lớn ở phía bắc Vitebsk nằm giữa con sông Lovat và Tây Dvina.Là một thành phố cổ kính và đẹp, với 30.000 cư dân vào đầu những năm Chiến tranh, Velikiye Luki đã từng thu hút các tua du lịch với nền văn hoá dân gian của mình.

    Velikiye Luki bắt đầu đóng một vai trò quan trọng trong các chiến dịch tấn công của người Đức trong những ngày đầu chiến tranh Xô-Đức năm 1941 và tiếp tục đóng một vai trò như vậy trong đợt phản công đầu tiên của người Nga từ khu vực Moscow. Sư đoàn 19 Panzer Hạ Saxon, một bộ phận thuộc Sư đoàn 20 Panzer Hessian, và lực lượng bộ binh của Sư đoàn Bộ binh 253 đã chiếm được thành phố trong cơn bão vào tháng 8 năm 1941 sau những trận giao tranh khốc liệt.

    Bốn tháng rưỡi sau, đòn phản công đầu tiên của người Nga nhằm vào thành phố, được mệnh danh là "pháo đài trong đầm lầy" đã phát động. Ngày 9 tháng Giêng năm 1942, Đại tướng Yeremenko và tướng Purkayev cùng với lực lượng xung kích của mình đã băng qua những hồ từ phía Ostashkov hướng vào Vitebsk với mục đích chiếm một khu vực rộng lớn ở phía tây Moscow bằng một đòn vu hồi để bao vây và tiêu diệt Cụm Tập đoàn quân Trung tâm Đức đang sẵn sàng cho bước nhảy vọt tới Moscow. Tuy nhiên, quân Nga đã buộc phải đình chỉ đòn tấn công sau những trận chiến tuyệt vọng với lực lượng Bộ binh Đức. Họ đã giống như những con đê chắn sóng trước cơn thủy triều Hồng quân tại Kholm, Velizh, và Velikiye Luki.

    Lúc này, một phần lực lượng thuộc Sư đoàn Bộ binh 83, được cấp tốc chuyển từ Pháp sang Nga, để tăng viện cho những người đang bảo vệ "thành phố trong đầm lầy", giống như một pháo đài nằm án ngữ trên các tuyến đường giao thông quan trọng từ Leningrad, Kiev, Moscow đến Belorussia và các nước thuộc vùng Baltic.

    Trong suốt mùa hè năm 1942, Tập đoàn quân Xung kích III Sô-viết hết lần này đến lần khác cố gắng phá vỡ tuyến phòng thủ của người Đức tại Velikiye Luki bằng những vụ hủy diệt thành phố bằng những trận pháo kích hết sức đột ngột của các loại pháo hạng nặng. Tuy nhiên, Trung đoàn Vệ binh 277 Đức dưới quyền của Đại tá von Rappard vẫn vững vàng trên các vị trí của họ. Nguồn tiếp liệu hết sức khó khăn vì không có tuyến mặt trận được duy trì liên tục dọc theo hai bên của Velikiye Luki. Ở phía bắc, đặc biệt tại khu vực Kholm và Lovat, chỉ có một đội quân cảnh giới yếu kém. Tại phía nam của Kholm thì tuyến mặt trận mới bắt đầu lại được duy trì liên tục, do Sư đoàn 8 Panzer bảo vệ.

    Nhưng các nhân viên tham mưu Sư đoàn phải sững người vì kinh ngạc, khi họ quan sát thấy ngay tại khu vực phía nam, nơi tuyến mặt trận đột ngột kết thúc, người Nga ném các tân binh trẻ tuổi từ hậu phương một cách vô tội vạ, lùa hết gia cầm và thu thập bất kỳ thứ gì hữu ích nhất. Trước tình huống này, các đoàn tàu bọc thép Đức đã phải gánh một vai trò sống còn – đó là đoàn tàu bọc thép số 3 đến từ Munich cùng với sự hỗ trợ của đoàn tàu bọc thép số 28. Nếu không có hai đoàn tàu này thì nhiệm vụ cung ứng hậu cần cho Velikiye Luki sẽ trở thành một nhiệm vụ bất khả thi…

    Ngày 19 tháng 11 năm 1942, đợt tấn công vĩ đại trong mùa đông thứ hai của Hồng quân bắt đầu ở mặt trận phía Nam, với điểm trọng tâm tại Stalingrad và sông Don. Trong khi đó, ở cánh phía bắc, các cuộc tấn công quy mô lớn của Liên Xô được triển khai để ghìm chặt chân các lực lượng Đức và dọn dẹp sạch các con đê chắn sóng Đức đang gây phiền toái cho Hồng quân thuộc khu vực Vitebsk. Rốt cuộc, Tập đoàn quân Xung kích III Sô-viết sẽ tiến công để chiếm bằng được Vitebsk. Nhưng muốn giải phóng được Vitebsk, đầu tiên họ sẽ buộc Velikiye Luki phải đầu hàng.

    Tướng Purkayev dồn toàn lực tấn công thành phố (pháo đài) Velikiye Luki với ba sư đoàn trong tay. Ba Sư đoàn chống lại một Trung đoàn Đức (???). Các lực lượng Liên Xô thâm nhập vào Velikiye Luki ở phía bắc và nam, xuyên qua vào các chuỗi cứ điểm mạnh thuộc Sư đoàn Bộ binh 83, và sau đó tìm cách bao vây thành phố. Bên trong thành phố - pháo đài là 7500 quân Đức dưới quyền chỉ huy của Trung tá (Sau lên Đại tá) von Sass, bảo vệ một phòng tuyến có tổng chiều dài là mười ba dặm. Họ là những người lính Vệ binh, pháo thủ, kỹ sư, công binh, hậu cần và các đơn vị y tế thuộc Sư đoàn Bộ binh 83 Đức.

    .................................
    --- Gộp bài viết: 12/12/2017, Bài cũ từ: 12/12/2017 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ SỐ 32 : NỖ LỰC GIẢI TỎA VÒNG VÂY XUNG QUANH VELIKIYE CỦA NGƯỜI ĐỨC TỪ HƯỚNG TÂY BẮC ĐÃ GẶP THẤT BẠI.
    Lần cập nhật cuối: 12/12/2017
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Họ đã có quân tiếp viện, nhưng thực sự chỉ là sự tham gia của những người đã tìm thấy đơn vị mình bên trong “pháo đài” sau cuộc rút lui của họ, ví dụ như là : các lính kỹ sư, công binh đường sắt, những đơn vị xây dựng quân đội, lực lượng Nebelwerfer thuộc Trung đoàn súng cối số 3, Tiểu đoàn Quan sát Phòng không số 17, Tiểu đoàn Phòng thủ Địa phương Đức, Tiểu đoàn lính tình nguyện Estonia, những người mà trong quá trình chiến đấu ác liệt đã thoát khỏi sự truy đuổi của Hồng quân. Hơn nữa, lực lượng đồn trú tại Velikiye Luki còn có thêm 3 đội pháo binh thuộc Tiểu đoàn Pháo phòng không số 286, một đơn vị pháo phòng không hạng nhẹ, Phân đội 2 của Đơn vị Súng cối hạng nặng, Tiểu đoàn Pháo binh 736 thuộc Tập đoàn quân, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn Pháo binh 183 và một số bộ phận thuộc Trung đoàn Pháo binh Cơ giới 70. Rất thập cẩm…Gần như là một Stalingrad thu nhỏ....

    Đầu tiên, Tướng Purkayev muốn chiếm được thành phố bằng một cuộc tấn công ồ ạt. Nhưng mọi cố gắng của ông đều gặp thất bại. Purkayev xoay sang chiến thuật mới, dùng pháo binh và máy bay thi nhau bắn phá hệ thống phòng thủ của Velikiye Luki một cách có hệ thống. Liên tục ngày này qua ngày khác. Hết tòa nhà này đến tòa nhà khác, hết boong ke này đến boong ke khác, các phố xá, nhà cửa trong thành cũng biến thành những đống đổ nát…Ngọn lửa tàn phá khắp nơi…

    Những người lính Đức bảo vệ “pháo đài” Velikiye Luki chỉ nhận được nguồn cung cấp nhỏ giọt về thực phẩm và đạn dược từ máy bay . Bởi vì những chiếc dù tiếp viện được thả xuống lại rơi trên phòng tuyến của kẻ thù, ngoài khu vực tác chiến của quân Đức chỉ rộng vẻn vẹn có 7 dặm vuông, thậm chí lần đầu tiên tại mặt trận miền Đông, các máy bay Stukas được sử dụng làm hoạt động tiếp vận. Với mục đích đó, Tập đoàn quân Không quân VI đã tổ chức ra một lực lượng hoạt động hỗn hợp. Lực lượng này được dẫn dắt bởi Heinz Joachim Schmidt, một người Phi công kỳ cựu nhất thuộc Không đoàn Oanh kích số 4. Schmidt đã cùng với các nhân viên tham mưu của mình đến đóng trụ sở tại Great Ivan Lake (Tên một sân bay dã chiến do Phi công Đức đặt tên. ND), một vị trí rất gần với Velikiye Luki đang bị quân Nga đe dọa. Bất chấp sự vượt trội lớn lao của các máy bay Nga cũng như bất chấp lưới lửa phòng không dày đặc của người Nga xung quanh khu vực “pháo đài” Velikiye Luki, các tổ bay Đức đã làm tất cả mọi thứ mà họ có thể làm được để thả những quả "bom tiếp vận" chính xác vào cho những người lính Đức đang bảo vệ thành phố…

    Các thùng đựng thực phẩm và đạn dược đã rơi xuống vị trí đã định một cách chính xác. Tuy nhiên, nguồn cung cấp nhanh chóng bị giảm bớt 25% và tiếp sau đó phải cắt giảm một nửa….

    Ngày 13 tháng Chạp , sau một đợt hỏa lực pháo binh hết sức dữ dội, bốn Sư đoàn Bộ binh kết hợp với 1 Lữ đoàn Bọc thép độc lập do Tướng Nga Purkayev chỉ huy đã đồng loạt mở cuộc tấn công vào khu vực phía tây thành phố. Một trận kịch chiến hết sức man rợ đã diễn ra trên cây cầu bắc qua sông Lovat. Cây cầu này do Trung úy Albrecht cùng với đội ngũ kỹ sư, công binh Đức bảo vệ trước một ưu thế trội hơn gấp mười lần của người Nga. Hết lần này đến lần khác, các đại đội lính Nga cố gắng tìm cách thâm nhập vào khu vực cầu đang được một đội lính Đức nhỏ bé bảo vệ. Liên tục xảy ra những trận giáp lá cà với lưỡi lê, cuốc xẻng hoặc lựu đạn cầm tay. Trung úy Albrecht bị thương nặng. Cố gắng chịu đựng vết thương ở cổ, Albrecht vẫn nằm yên tại vị trí của mình trực tiếp chỉ đạo các người lính bảo vệ cây cầu chiến đấu chống lại kẻ thù…

    Vào ngày thứ hai của Tuần lễ Giáng sinh, ngày 26 tháng Chạp năm 1942, Liên Xô đã tung đòn tổng công kích bằng lực lượng thiết giáp mạnh từ phía nam và tây nam Velikiye Luki. Những trận kịch chiến trong từng ngôi nhà đã xảy ra, người Nga cố gắng mở một hành lang hẹp xuyên qua thành phố. Họ loại bỏ từng ổ kháng cự , vũ khí bộ binh hạng nặng cũng như vũ khí chống tăng của người Đức. Bằng cách này, những vị trí phòng thủ của Đức đã trở nên bất lực khi đối mặt với những chiếc xe tăng của Hồng quân.

    Các tiểu đoàn súng trường Liên Xô đã chiến đấu đặc biệt dũng cảm. Đặc biệt, là những Đoàn viên Thanh niên Komsomon, là những con người cộng sản trẻ tuổi cuồng tín, đã thể hiện mình bằng sự cống hiến hết mình để hoàn thành nhiệm vụ trong vài tuần tới. Nổi bật nhất là tấm gương của Aleksandr Matrosov thuộc Trung đoàn Bộ binh Cận vệ 254 đã giành danh hiệu Anh hùng Liên Xô bằng cách hy sinh cả mạng sống của mình.

    Matrosov đã chấm dứt những tổn thất nặng nề của Đại đội bên ngoài một boong-ke của Đức, trong có súng máy đã buộc những người lính Nga phải nằm ép chặt xuống mặt đất và gây lên những tổn thất nặng nề cho họ. Người chiến sĩ Anh hùng đã lặng lẽ trườn tới khe bắn của boong-ke Đức, rồi lấy thân mình lấp vào, chặn đứng tầm hỏa lực của khẩu súng máy đang điên cuồng nhả đạn. Thân thể Matrosov bịt chặt súng máy, và những ngón tay của người chiến sĩ anh hùng vẫn giữ chặt nòng súng một lúc lâu trong khi hy sinh vì Tổ quốc. Lợi dụng lúc khẩu súng máy câm bặt, các đồng đội của anh đã lao lên tiêu diệt gọn quân thù trong boong-ke......

    .............................
    --- Gộp bài viết: 13/12/2017, Bài cũ từ: 13/12/2017 ---
    [​IMG]
    ẢNH : NHỮNG THƯƠNG BINH NẶNG ĐƯỢC ĐƯA LÊN MÁY BAY JUNKER TẠI THẢO NGUYÊN GIỮA SÔNG DON VÀ DONETS. BA NGƯỜI BUỘC PHẢI NẰM LẠI Ở NƯỚC NGA VĨNH VIỄN….
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Vào đầu năm 1943, quân Đức chỉ còn trụ lại, bị cô lập ở hai cứ điểm trên khu vực đầm lầy băng giá – Đó là tại khu vực “Thành cổ” và nhà ga xe lửa. Khu vực “Thành cổ” được bảo vệ bởi Đại úy Darnedde, chỉ huy Tiểu Đoàn Hậu cần dã chiến thuộc Sư Đoàn 83 Bộ Binh. Chỉ với 427 người lính trong tay, Darnedde bảo vệ một khu vực rộng không quá 100 đến 250 mét.

    Tại nhà ga xe lửa, nằm ở phía đông của thành phố, Trung tá von Sass với 1000 lính Đức dưới quyền đã bảo vệ tuyến đường ray cùng với các doanh trại hiện đang là một đống đổ nát. Những người lính Đức đang nuôi hy vọng được giải vây. Đó là niềm tin đang níu giữ họ - mặc dù bị cái lạnh và sự đói khát liên tục hành hạ. Trong số 45 kiện hàng tiếp viện được thả xuống vị trí, chỉ duy nhất có 7 kiện đến được tay những người lính Đức đang bị vây hãm. Ba trăm chú ngựa ban đầu tại Velikiye Luki đã biến thành thức ăn từ lâu. Chỉ có một ổ bánh mì cho mười người trong một ngày. Hai mươi lính Đức phải chia sẻ với nhau một hộp thịt.

    Ngày nay chúng ta không thể tưởng tượng được những gì mà những người lính Đức trong vòng vây đã trải qua. Không hề được chợp mắt, không được tắm rửa, rận bám đầy người, thân thể bẩn thỉu, đói khát mà vẫn phải lao vào chiến đấu. Khoảng 3000 quả đạn pháo đã rót xuống khu vực họ trong mỗi ngày. Họ không có thời gian để chôn cất các xác chết của đồng đội. Những người bị thương thì nằm giữa các đống đổ nát, không hề có sự chăm sóc chu đáo. Nước uống phải được đưa vào, dưới sự đe dọa của thần chết, được múc từ một cái ao bên ngoài thành lũy. Và trong cái ao đó lại có xác một chiếc xe tăng Sô-viết đã bị loại ra khỏi vòng chiến cùng với thi hài của những người lính tăng Nga….

    Nhưng phòng tuyến chính của người Đức đang tồn tại ở đâu ? Họ không thể làm được điều gì để giải tỏa vòng vây đang bao quanh Velikiye Luki. Nỗ lực của họ đã được thực hiện rất chính xác. Nhưng một lần nữa, lực lượng giải vây của người Đức không được chuẩn bị đầy đủ…

    Công việc đầu tiên ngay lúc đó thuộc về trách nhiệm của Sư đoàn Panzer 8 dưới quyền chỉ huy do Tướng Brandenberger chỉ huy. Các Trung đoàn thuộc thành phần trong Sư đoàn đến từ Berlin-Brandenburg này – luôn được sử dụng tại mặt trận miền Đông, có một điểm rất riêng biệt là trong đó có rất nhiều sĩ quan đến từ vùng Baltic phục vụ trong Sư đoàn – lúc này lại rời bỏ các vị trí đóng quân tại phía nam Kholm để cấp tốc tăng viện cho Stalingrad bằng tàu hỏa (Thời điểm từ ngày 19/11/1942, khi quân Nga chuẩn bị hoàn tất cuộc bao vây thành phố Stalingrad). Tuy nhiên, ý định đáng khen ngợi này lẽ ra phải được hủy bỏ nếu như Tướng Brandenberger có một cái nhìn bao quát hơn về sự phát triển của tình hình tại Velikiye Luki, nơi mà Sư đoàn của ông đang ở ngay gần đó nhất.

    Vào tối ngày 21 tháng 11, trung đoàn Vệ binh Panzer 8 nhận được mệnh lệnh qua điện thoại: "Trung đoàn sẽ triển khai tấn công ngay lập tức chống lại kẻ thù đang tiến về phía tây của Velikiye Luki, hiện nay bọn chúng đã vượt qua tuyến đường sắt Leningrad-Odessa. Toàn bộ Trung đoàn sẽ phải khẩn cấp cứu nguy cho khu vực Novosokolniki."

    “Cứu nguy” là 1 từ thực tế. Lúc này, Novosokolniki, một căn cứ phía sau hậu phương và là trung tâm của các bệnh viện dã chiến, đã bị tấn công bởi các tiểu đoàn xe tăng Liên Xô và lữ đoàn cơ giới độc lập. Khu vực này đã được bảo vệ bởi các đơn vị hậu cần thuộc Sư đoàn Sơn cước số 3 dưới sự chỉ huy của Đại tá Jobsky.

    Sáng hôm sau, trung đoàn đã bắt liên lạc được với Gorki và không còn nghi ngờ gì nữa, các lực lượng kẻ thù đã thành công trong việc đánh bật quân Đức ra khỏi các vị trí chiến đấu. Vì vậy, ngày hôm sau, hai Trung đoàn Vệ binh Panzer thuộc Sư đoàn đã phải chiến đấu theo cách của họ để tiến về phía đông: đó là Trung Đoàn 28 dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Baron von Wolff, tràn vào vùng đất cao ở phía đông Gorki, và Trung Đoàn 8 tấn công theo hướng Velikiye Luki.

    Đại úy Bernd von Mitzlaffs thuộc Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Vệ binh Panzer 8, được tăng cường thêm hàng chục xe tăng bắt được của người Nga, giao tranh dữ dội và chiếm được làng Glazyri. Tình hình chiến sự bắt đầu tiến triển rất nhanh chóng…

    Thiếu tá Schmidt đã kìm chân được quân Nga với một số ít xe thiết giáp hạng nặng do Trung đoàn Panzer 10 đang sở hữu. Tiểu đoàn của Mitzlaff đã tràn vào khu đất cao nằm ở phía đông ngôi làng. Từ xa họ có thể nhìn thấy những ngọn tháp trong Velikiye Luki. Một lần nữa, cơ hội thuận lợi đã đến với tiểu đoàn Mitzlaff . Thế nhưng họ đã bỏ lỡ , vì họ bị thiếu đi những yếu tố quyết định dành cho họ.

    Những chiếc xe tăng của Thiếu tá Schmidt bị thiếu đạn dược. Do vậy, Tiểu đoàn 1 phải nằm im tại chỗ. Tiểu đoàn 2 phải chỉnh đốn đội hình chuyển sang phòng thủ. Chẳng bao lâu, người Nga đã tập hợp lại lực lượng. Các Trung đoàn Sô-viết tiến hành các đợt phản kích ồ ạt….
    .............................
    --- Gộp bài viết: 14/12/2017, Bài cũ từ: 14/12/2017 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ SỐ 33 : NHỮNG NỖ LỰC GIẢI VÂY CỦA QUÂN ĐỨC CHỈ CÒN CÁCH CÁC VỊ TRÍ TIỀN TIÊU TRONG THÀNH PHỐ CÓ VÀI DẶM ĐƯỜNG. NHƯNG CUỘC CHỐNG CỰ BÊN TRONG “PHÁO ĐÀI” VELIKIYE LUKI ĐÃ BỊ SỤP ĐỔ….
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Và thế là, Trung đoàn pháo binh 80 đầy kinh nghiệm của Đại tá von Skotti phải lao vào giải cứu một lần nữa. Skotti đã chứng tỏ mình là một bậc thầy trong quá trình chỉ đạo chiến đấu và tập trung toàn bộ sức mạnh hỏa lực của Trung đoàn. Các pháo thủ luôn phải chịu đựng gánh nặng của các trận chiến đấu kể từ thời điểm Sư đoàn 8 Panzer sở hữu bất cứ thứ gì thích hợp với đội quân bọc thép của ông. Trung đoàn được trang bị rất đa dạng, từ một số xe tăng của Nga bị bắt, xe tăng hạng nhẹ của Tiệp khắc Skoda-38, xe tăng Mark IV của Đức. Sau đó, các Tiểu đoàn giải vây Đức buộc phải tạm dừng chiến đấu . Ngay cả khi Cụm chiến đấu Jaschke với lực lượng thuộc Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 20 Hamburg và Sư đoàn Bộ binh 291 cũng không thể làm thay đổi được tình hình. Thế là nỗ lực đầu tiên nhằm giải cứu Velikiye Luki trong một cuộc tấn công khá êm thấm theo hướng tây bắc thành phốđã gặp thất bại.

    Chỉ có một giải pháp hỗ trợ trong lúc này mà Đại tá von Skotti có thể làm ngay để giúp thành phố đang bị vây hãm - ông đã ra lệnh cho lực lượng pháo tầm xa của mình tiến lên phòng tuyến để liên tục giã vào các Trung đoàn của Tướng Purkayev thuộc Tập đoàn quân Xung kích 3 đang thi nhau tấn công vào Velikiye Luki ..

    Tiếp theo, nỗ lực thứ hai nhằm giải cứu Velikiye Luki được tiến hành theo hướng tây nam. Trong khi Tướng Kurt von der Chevallerie với các Sư đoàn thuộc Quân đoàn LIX (59) đang trấn giữ một tuyến phòng thủ xung quanh Vitebsk, thì Tướng Wöhler, cựu Tham Mưu Trưởng Tập đoàn quân XI, đã thành lập một nhóm giải cứu và họ chỉ còn cách Velikiye Luki trong đêm Giáng sinh năm 1942 có 6 dặm đường..

    Các toán quân chiến đấu thuộc Sư đoàn Bộ binh 291 và 331, một số bộ phận tăng cường Trung đoàn Vệ binh Panzer 76, Trung đoàn Panzer số 10 cũng như Tiểu đoàn pháo tự hành 237 đã đẩy một mũi cứu trợ qua khu vực Novosokolniki để vươn đến tầm nhìn của thành phố Velikiye Luki đang bị Hồng quân vây hãm. Và rồi, quân lính cũng như xe cộ đã hứng chịu những tổn thất hết sức nặng nề, đã thế họ còn bị mắc kẹt dưới những lớp tuyết sâu. Nhưng Tướng Wöhler vẫn không muốn bỏ cuộc…

    Sư đoàn bộ binh 331 đến từ nước Áo dưới sự chỉ huy của Trung tướng Dr. Franz Beyer cuối cùng đã đến cách rìa phía tây của Velikiye Luki còn có 2,5 dặm đường. Nhưng họ đã không thể tiến thêm một mét nào nữa…

    Chỉ còn có 2,5 dặm đường nữa! Một khoảng cách không đáng kể - nhưng đó là khoảng cách giữa thiên đường và địa ngục. Nỗ lực cuối cùng đã được thực hiện vào ngày 9 tháng Giêng năm 1943. Một toán quân xung kích dưới quyền của Thiếu tá Tribukait, chỉ huy Tiểu đoàn khinh binh số 5, đã tấn công vào hướng khu vực “Thành cổ” bằng xe tăng, pháo tự hành, thiết giáp cùng với lực lượng bộ binh tùng thiết. Tham gia cuộc giải vây gồm có một số đơn vị bộ binh thuộc Sư đoàn Panzer số 8, các xe tăng đến từ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Panzer 15 cùng những khẩu pháo tự hành đến từ Tiểu đoàn Panzer 118 tăng cường…

    "Liên tục di chuyển và bắn trả!"
    – đó là mệnh lệnh dành cho họ. Không được phép dừng lại. Các tổ lái của những chiếc xe bọc thép bị trúng đạn quân Nga, bị loại ra khỏi vòng chiến thì bám lên cạnh những chiếc xe còn nguyên vẹn để tiếp tục di chuyển. Với phương châm “vừa di chuyển, vừa bắn trả” – những người lính dưới quyền của Thiếu tá Tribukait đã thực sự thành công trong việc thọc một mũi dùi xuyên qua các vành đai bao vây của quân Nga và được họ bảo vệ rất mạnh mẽ. Mặc dù họ bị mất mát một số xe tăng cũng như bộ binh nhưng điều cơ bản họ đã vượt qua vành đai bao vây của người Nga…

    Kết quả đã tới ; chính xác là 15.06 giờ khi những người lính Đức đang trong ở trạng thái sống dở chết dở vì đói khát của Darnedde từ các vị trí trong khu vực “Thành cổ” quan sát thấy đoàn giải vây đã tới. Họ mừng rỡ ôm chặt lấy nhau, khóc trong niềm vui sướng. "Các bạn đã thành công!" – Thế rồi họ cứ hét lên, "Nhiệm vụ đã hoàn thành !".

    Mười lăm xe bọc thép lọt vào sân trong thuộc khu vực “Thành cổ” ; trong đó tính gộp cả ba chiếc tăng cuối cùng thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Panzer 15, dưới quyền của Trung úy Koske. Nhưng vận may của chiến tranh đã quay ngược lại với tiểu đoàn của Darnedde. Ngay sau đó, khi người Nga nhận thấy vòng vây bên ngoài “Thành cổ” đã bị quân Đức chọc thủng và tràn ngập. Không bỏ lỡ một giây, họ liền tập trung toàn bộ pháo binh thi nhau bắn phá và tấn công dữ dội vào khu vực “Thành cổ”....
    --- Gộp bài viết: 15/12/2017, Bài cũ từ: 15/12/2017 ---
    [​IMG]
    ẢNH : MỘT BUỔI PHẪU THUẬT ĐÊM TRONG TRẠM CẤP CỨU GẦN OLENINO….
    caonam_vOz, DepTraiDeu, huymaya7 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ngay lập tức, Tribukait ra lệnh cho các xe tăng của mình tự do di chuyển ra khỏi sân khu vực thành cổ, nấp vào trong những đống gạch đổ nát, đó chỉ là một cách làm duy nhất trong lúc này. Nhưng tất cả mọi thứ đều chống lại anh ta. Đầu tiên, chiếc xe tăng đầu tiên trong 15 xe bọc thép đang di chuyển qua lại trong những bức tường thành đã bị trúng tới 4 cú bắn trực tiếp của pháo binh Nga, nó bị phá hủy và những bộ phận của chiếc tăng bị vỡ tung ra thành từng mảnh…

    Giờ đây, đội quân cứu hộ nhỏ bé của Tribukait là một miếng mồi đang ở trong cái bẫy và trở thành mục tiêu cần phải hủy diệt không thương xót của hỏa lực pháo binh Sô-viết với đủ loại kích cỡ. Sau đó, một chiếc xe tăng đã trở thành nạn nhân tiếp theo. Đó là một thảm hoạ chưa từng thấy. Những người lính khinh binh còn còn sống sót của Tribukait, kíp lái tăng giờ đây buộc phải gia nhập đội phòng thủ khu vực “thành cổ” trong vai trò bộ binh....

    Ngày 15 tháng Giêng , một tiểu đoàn dù Đức đã cố gắng xâm nhập vào khu vực “thành cổ” . Nhưng mọi nỗ lực cố gắng của người Đức đều gặp thất bại.

    Thảm họa lớn nhất đã đến với khu đông của Velikiye Luki trong ngày 16 tháng Giêng. Bệnh bạch hầu hoành hành trong Cứ điểm "Budapest". Tòa nhà có đặt Sở chỉ huy thuộc Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn Bộ Binh 277, và trạm cấp cứu dã chiến với ba trăm người bị thương đang cháy rừng rực. Xe tăng của Nga đã ở bên ngoài cửa. Đó chính là lúc mà Thiếu tá Schwabe buộc phải từ bỏ mọi nỗ lực kháng cự. Cũng như vậy, Đại tá von Sass cũng đầu hàng cùng toàn bộ lực lượng dưới quyền tại sở chỉ huy của mình.

    Khi tướng Wöhler nhận được tín hiệu thông báo về tình hình tại khu vực đông Velikiye Luki, ông quyết định chấm dứt bi kịch mà những người lính Đức đang phải gánh chịu bên trong khu vực “thành cổ”. Wöhler đã truyền tin cho Thiếu tá Tribukait, người hiện giờ là sĩ quan cao cấp nhất, đang giữ chức vụ chỉ huy từ ngày 9 tháng Giêng : "Các anh được phép rời bỏ khu vực mình đang bảo vệ, hãy tìm đường rút lui theo hướng tây, tự chiến đấu theo cách của mình để trở về với chúng tôi “.

    Các người lính phòng vệ sẽ chiến đấu theo cách của họ để rút lui - tất nhiên mọi thứ đều tốt đẹp. Nhưng còn những người bị thương thì sao ? Tribukait buộc phải tham khảo ý kiến với Darnedde. Họ kết luận rằng những người bị thương bắt buộc sẽ phải để lại . Để tránh một sự hoảng sợ phát sinh , việc phá vây phải giữ kín, không cho họ biết. Chỉ có bác sĩ quân y, 4 hộ lý phải ở lại với những người bị thương, chăm sóc, chia sẻ với số phận bi thảm của thương binh là sau đó được phép biết điều bí mật. Đại úy, Tiến sĩ Wehrheim, bác sĩ quân y được trao tận tay một lá thư niêm phong với mệnh lệnh chỉ được phép mở 2 giờ sau khi cuộc phá vây đã tiến hành.

    Vào lúc 2.00 đêm, lệnh tập hợp ban ra cho những người lính phòng vệ Đức. Chỉ còn lại có 180 người. Tất cả đều biết những điều gì đang xảy đến với họ. Và họ di chuyển ra ngoài khu vực “thành cổ”, với mọi mệnh lệnh chỉ dẫn được thực hiện bởi những người lính kiên quyết chịu đựng cho đến chết. Họ đã vượt qua ba tuyến bao vây của người Nga....

    Họ đã ra khỏi vòng chiến một khẩu súng chống tăng và 2 vị trí đặt súng máy. Tiếp theo, họ đè bẹp một vị trí đóng quân có lực lượng cơ giới của Hồng quân tại làng Russiari và vào lúc 5.30 giờ sáng, họ đã về đến những vị trí tiền phương trên dải phòng tuyến chính của Đức với bảy tù nhân Sô-viết.


    Tất nhiên, những người lính Đức bị thương buộc phải bỏ lại tại khu vực “thành cổ” đã phát hiện ra những điều gì không bình thường sẽ đến với họ. Những cặp mắt hoang dại, sợ hãi khi nghe thấy mọi tiếng ồn trong bệnh viện vọng lại. Nhưng họ vẫn nghe những mệnh lệnh đến từ người chỉ huy của họ. Và khi bầu không khí im lặng của trận chiến đã chấm dứt tràn qua các tầng hầm bệnh viện, thì một kế hoạch dành cho những con người trong tình trạng “nửa người, nửa ngợm” mới bắt đầu được phép tiến hành: 30 thương binh luôn tin tưởng họ có thể đứng vững, di chuyển được thì tập hợp nhau lại dưới sự chỉ huy của một trung úy và một trung sĩ cũng tìm cách thoát được khỏi khu vực “thành cổ”. Mười tám người trong số họ đã trở về với phòng tuyến của Đức sau một cuộc hành trình đáng sợ.

    Sau đó một toán quân thứ ba cũng đã trở lại tiếp quản các vị trí trên phòng tuyến của Đức. Đó cũng là toán quân cuối cùng từ khu vực “thành cổ” trở về được với các tuyến phòng thủ của người Đức…

    ..................................
    --- Gộp bài viết: 16/12/2017, Bài cũ từ: 16/12/2017 ---
    [​IMG]
    ẢNH : TÚI VÂY DEMYANSK – HIỆU LỆNH TẤN CÔNG
    caonam_vOz, DepTraiDeu, huymaya8 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Chỉ có 8 người lính Đức đã đào thoát khỏi khu vực phía đông của Velikiye Luki sau những cuộc phiêu lưu kỳ diệu nhất, đã trở về chiến đấu trên các vị trí của phòng tuyến Đức. Vẻn vẹn 8 người trong số1.000. Một trong số họ là Trung úy Behnemann, chỉ huy Phân đội Pháo binh số 9, thuộc Trung đoàn Pháo binh số 183. Câu chuyện về cuộc hành trình của Behnemann xuyên qua các vị trí trên phòng tuyến kẻ thù là một trong những vở bi kịch Odyssey nổi tiếng nhất, miêu tả một cuộc phiêu lưu hết sức kịch tính của một người lính Đức tạo ra một trang sử rất đặc biệt tại mặt trận miền Đông. Sau đây là những dòng hồi ức rất giá trị đã được tác giả cuốn sách ghi lại….

    Lúc này là khoảng 19.00 ngày 13 tháng Giêng. Một vài ổ đề kháng vẫn đang chiến đấu ở một vài điểm trên khu vực đường sắt. Trung úy Behnemann thử điểm danh những người lính còn lại trong boong-ke của mình. Còn lại 41 người. 20 người trong số họ đã bị thương nặng. Họ nằm rải rác trên sàn nhà và trên các giường ngủ dã chiến tại boong-ke.

    Những người lính Đức đang ở trong một trạng thái hết sức thiểu não. Bao ngày qua, họ phải đứng trên những con hào, san sẻ nhau một chút cà phê lạnh trong bình và 1/7 cái bánh mì cất trong ba lô - đó chính là khẩu phần ăn thảm hại hàng ngày của họ…

    Vào lúc 22.00, liên lạc với Đài quan sát đã bị cắt đứt. Một người lính vừa thoát ra từ lô cốt bên cạnh đã tới và báo cáo :” Đài quan sát cũng như Sở chỉ huy Tiểu đoàn đã bị xe tăng Liên Sô bắn trúng. Cả hai đang bốc cháy..”

    Và như vậy, những giây phút cuối cùng đã đến với Thiếu tá Hennigs, chỉ huy lực lượng pháo binh tại VelikiyeLuki. Mới 12 giờ trước, anh ta còn gọi điện về boong-ke :”Anh phải giữ boong-ke! Behnemann nhé …Còn tôi đang mắc kẹt tại Đài quan sát đây..”

    Những người lính Đức đang ngủ gà ngủ gật. Không khí trong boong-ke rất ngột ngạt. Những người bị thương đang rên rỉ. Hết sạch morphin để làm cho họ giảm sự đau đớn, bông băng y tế cũng không còn chút nào nữa.

    Bình minh một ngày mới đã lên, khoảng 7.00 sáng, Behnemann đi tới khu vực bên cạnh để tìm kiếm một số đồ vật . Đối với anh, mọi thứ trong lúc này đều trở nên quan trọng. Một ngôi nhà bên cạnh bị tàn phá chút ít. Trên sàn gỗ của nó một quả đạn pháo đã xé toạc ra một lỗ sâu. Có thể chui vào ngôi nhà đó, chọn một vị trí, quan sát mọi cảnh vật bên ngoài thông qua một bức tường đổ nát… Giờ đây, Behnemann có thể thấy rõ ràng Đài quan sát của Tiểu đoàn anh đã nằm trong tay người Nga. Và tiếp theo là họ sắp sửa tấn công vào boong-ke.

    Một chiếc T-34 chầm chậm di chuyển dọc theo con hào. Behnemann đang quan sát thấy. Vì vậy, anh đã bỏ lỡ những cảnh tượng đang xảy ra phía sau lưng anh. Đột nhiên có một tiếng nổ lớn. Rồi các mệnh lệnh bằng tiếng Nga. Tiếng súng nổ. Quân Nga đã tiếp cận gần tới ngôi nhà nơi anh đang ẩn nấp và boong-ke ở phía bên kia hào.

    Behnemann vội vàng lăn xuống dưới sàn nhà. Cách đó chỉ khoảng hai thước, dọc theo bức tường đổ nát bên ngoài, là những người lính Nga. Họ ném những quả lựu đạn vào cửa và thi nhau quét tiểu liên qua những lỗ châu mai của boong-ke.

    Một tiếng Đức hét lên từ lối ra vào boong-ke: "Đừng bắn - chúng tôi xin hàng. Ở đây chỉ có những người bị thương mà thôi !”.

    Một lính Nga ra lệnh bằng tiếng Đức:
    - Đi ra ngoài!

    Cánh cửa boong-ke mở ra, những người lính dưới quyền của Behnemann lảo đảo bước ra, hai tay giơ cao lên trời.
    - Súng đâu?

    Một NCO của Nga hỏi người lính Đức đi đầu. Tay lính Đức hất đầu, hướng về phía boong-ke. "Nhanh lên, nhanh lên” - Lính Nga hét lớn. Những lính Đức quay lại và giao nộp vũ khí, đạn dược cho họ.

    Lúc đó một phiên dịch đến ngay tại chỗ. Anh ta ra lệnh cho các tù nhân Đức đi vào trong lô-cốt và giơ hai tay lên trời.

    Behnemann bò xa ra khỏi cái lỗ trên sàn nhà và ép mình vào một góc.

    Bên lô-cốt, cuộc thẩm vấn bắt đầu…. - "Sĩ quan?" là câu hỏi đầu tiên, như mọi khi. Sau đó là: "Nghề nghiệp?" Bất cứ khi nào câu trả lời là "Công nhân", người phiên dịch đều nói: "Tốt."

    "Nông dân ? Tốt !"

    Một trong số họ trả lời: "Sĩ quan tham mưu." Và người phiên dịch nói: "Cũng tốt."

    Một câu hỏi khác được lặp đi lặp lại là: "Ảnh đâu ?" ....Nhưng thực ra, người phiên dịch hỏi là :”Có máy ảnh không ?”. Và chỉ có một NCO Đức sở hữu tài sản này......
    --- Gộp bài viết: 17/12/2017, Bài cũ từ: 17/12/2017 ---
    [​IMG]
    ẢNH : MỘT Ổ ĐỀ KHÁNG BỊ ĐÁNH CHIẾM
    Lần cập nhật cuối: 17/12/2017
    caonam_vOz, DepTraiDeu, meo-u7 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Sau cuộc thẩm vấn, các tù binh Đức buộc phải nhảy xuống và di chuyển dọc theo con hào. "Nhanh, nhanh lên !". Tiếp theo, họ đi ngang qua ngôi "Nhà Đỏ". (Tên ngôi nhà anh đang ẩn nấp do lính Đức đặt.ND) Những người bị thương đã khoác chiếc chăn len trên vai và bước đi lảo đảo dọc theo rãnh con hào. Chưa hề có sự ngược đãi. Nhưng không gian vang lên những tiếng la hét không hề ngừng nghỉ: "Davay, Давай - Nhanh, nhanh lên !". Kèm theo là những tiếng lách cách khô khốc của chốt an toàn các khẩu súng trường có tác dụng rất lớn đến hệ thần kinh đang bị suy sụp của những tù binh Đức…

    Cả ngày hôm đó, Behnemann phải nằm chết gí dưới sàn nhà. Vào đầu giờ chiều, một đội hình tù binh Đức được áp giải qua nơi anh ẩn nấp. Khoảng từ 500-600 người. Bộ dạng của họ thật thảm hại. Một vài sĩ quan Đức đang lết trên tuyết, chân chỉ cuốn đôi tất dài. Đôi ủng của họ đã bị lính Nga lột mất. "Còn nhiều thứ tồi tệ hơn thế !” - Behnemann ngẫm nghĩ. "Còn nhiều thứ…." Vào thời điểm đó, người lính đến từ Visselhövede thuộc Hạ Saxony đã tự mình quyết định. Anh quyết tâm không để cho quân Nga bắt được mình. Behnemann không hề có bản đồ - chỉ có một cái la bàn bỏ túi. Và trong túi anh chỉ còn một khẩu súng lục với tám viên đạn. Cùng với khẩu phần hàng ngày của anh - một phần bảy của một ổ bánh mì. Đó là toàn bộ hành trang của anh… Liệu Behnemann có đủ sức để vượt qua những đầm lầy rộng lớn và về đến tuyến phòng thủ của quân mình được không ?

    Bây giờ là 19.30 giờ. Đêm chạy trốn đầu tiên của Behnemann bắt đầu. Anh bò ra khỏi nơi ẩn náu. Rồi quăng mình nhảy ra ngoài cửa sổ. Anh ta mạnh dạn đi thẳng xuống rãnh hào và sau đó tự mình bò xuống dốc phía bên phải.

    Cảnh quan khu vực bị hủy hoại đã tràn ngập dưới ánh trăng rực rỡ. Tuyết lạnh đóng băng và liên tục nứt dưới đôi giày của anh…Lúc này phải hết sức cẩn thận ! Anh tự nhủ thầm…Behnemann đã đến nơi mà người Nga đã chặn ngang bằng những hàng rào dây thép gai để ngăn không cho những người tù binh Đức thoát qua… Nhưng đó cũng chính là vị trí mà Behnemann phải cố gắng vượt qua. “Cтой- Stoy – Đứng lại !" một giọng nói cất lên. Behnemann tiếp tục chạy thục mạng. Một mệnh lệnh khác tiếp tục:“ Cтой–Stoy – Đứng lại !"

    “Mẹ kiếp ! Đồ ch-ó ch-ết !” – Anh vội vàng quăng mình xuống lớp tuyết. Anh nằm im giả chết khoảng 30 phút. Sau đó anh tiếp tục bò đi, tìm cách thoát ra khỏi hàng rào tạm bằng dây thép gai.

    Đột nhiên xung quanh anh có những tiếng ngựa hí. Lính Nga đang tập hợp những con ngựa lại, dắt chúng chúng đi theo hướng Maksimovo. Đó là một phần của sự may mắn. Behnemann di chuyển dọc theo sau bầy ngựa sẽ không thu hút sự chú ý của những người lính Nga.

    Behnemann vội vã rảo bước. Đột nhiên anh ta giật nảy mình : chắc chắn có điều gì đó ở dưới lớp tuyết. Một người nằm bất động. Cẩn thận anh ta tiếp cận – đó là thi thể của một lính Đức…. Năm mươi mét tiếp theo – lại một thi thể khác. Quả là những biển chỉ dẫn khủng khiếp trên đường. Cứ ba hoặc năm mươi yard là một người lính Đức hồn đã lìa khỏi xác. Những hố lõm trên tuyết ở phía trước. Hoặc là người họ được cuốn chặt trong những chiếc chăn len. Hoặc thi thể của họ xòe rộng ra dưới lớp tuyết. Bây giờ Behnemann mới hiểu rằng những người đồng đội của anh bị thương đã muốn dừng lại nghỉ ngơi một chút trong cuộc di chuyển về nơi giam giữ tạm thời và nếu như vậy, họ sẽ thiếp đi và bị đóng băng cho đến chết.

    Không biết bao giờ chặng đường với những dấu hiệu khủng khiếp như vậy mới kết thúc. Behnemann cố gắng rảo bước nhanh hơn. Đêm đã dần dần sáng lên dưới ánh trăng. Không gian tràn ngập trong sự im lặng. Anh liếc nhìn cái la bàn quí giá của mình. Bốn ngày trước, anh đã ước lượng một điểm tam giác cách 2,5 dặm phía tây-bắc Velikiye Luki . Đó chính là nơi anh ta cần phải tới…

    Những chiếc xe trượt tuyết liên tục di chuyển vượt qua đầm lầy băng giá và tỏa đi nhiều hướng. Behnemann luôn phải tìm cách né tránh khi đội hình các xe trượt tuyết của quân Nga gần tới. 2,5 dặm đường đã trôi qua, anh ta đến điểm tam giác như dự định. Đó chính là một nút giao thông dã chiến. Behnemann đã đi qua tuyến đường tiếp liệu lớn đầu tiên của người Nga từ hướng đông sang tây thành phố. Anh ta sẽ phải vượt qua sáu hoặc tám dặm trên con đường mòn phủ đầy tuyết trong đêm nay. Bên cạnh con đường hoặc trên các đường viền ẩn dưới lớp tuyết hiện lên rõ ràng đường dây cáp điện thoại của quân Nga. Trong đêm đầu tiên, Behnemann đã cắt rất nhiều dây điện thoại bằng con dao con trong túi của mình. Nhưng sau đó anh ta không còn bận tâm đến nữa.

    Giao thông trên đường không tấp nập lắm. Anh chỉ nhìn thấy khoảng 20 xe tải, tất cả những người lái xe đều cảm giác rất tự tin với những đèn pha nhỏ được ngụy trang lốm đốm. Tất nhiên họ chả việc gì mà phải sợ du kích cả, vì du kích là người của họ. Khoảng 24.00 giờ , Behnemann đã đến được bờ con sông Lovat đóng băng lạnh giá. Anh vội vàng vượt qua con sông. Phía xa, chạy song song với con sông, là con đường quốc lộ từ Nevel đến Staraya Russa. Anh di chuyển tiếp lên hướng bắc....

    ...............................
    Lần cập nhật cuối: 18/12/2017
    caonam_vOz, DepTraiDeu, meo-u7 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này