1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

giup em

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi aioi, 01/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. aioi

    aioi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Cac anh ( chi ) co the giup em tim 1 so tai lieu ve van de "moi truong do thi" o Viet Nam duoc ko?
    Noi ve nhung thuan loi, kho khan va giai phap, neu co ca nhung so lieu co tinh thoi su thi cang tot.
    Em xin cam on truoc.
  2. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Vài ý kiến về vấn đề môi sinh ở Saigon
    KTS Nguyễn Đạt

    Cho đến nay, Saigon vẫn là vùng kinh tế phát triển nhanh nhất nước nhưng cũng là nơi mà môi sinh bị đe dọa nghiêm trọng nhất. Về tự nhiên, do Saigon nằm ở hạ lưu của sông Saigon và sông Đồng Nai, lại vừa nằm giữa miền Đông Nam Việt và miền đồng bằng châu thổ sông Cửu Long nên Saigon chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi sinh bởi tác động tự nhiên, kinh tế và xã hội từ vị trí địa lý này. Chính các tác động trên đã gây ảnh hưởng chồng chéo lên nhau, tạo biến đổi hệ thống sinh thái, gây ra nhiều tai họa mà giới chức thẩm quyền và người dân Saigon cần lưu ý, xem xét và sửa chữa càng sớm càng tốt. Chẳng hạn như sau khi có công trình xây dựng hồ chứa nước (reservoir) & thuỷ điện ở Trị An và Dầu Tiếng, sau khi có việc rầm rộ khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam, rồi lại xảy đến chuyện khai thác gỗ rừng ồ ạt ở thượng nguồn của 2 sông Saigon và Đồng Nai, tiếp đó là việc đào bới tìm vàng bừa bãi, cuối cùng là sự phát triển đô thị và dân số tăng vọt (?obooming?) khi ?okinh tế thị trường? bộc phát mạnh mẽ thì môi trường tự nhiên của Saigon liên tục biến đổi theo chiều hướng đáng ngại (negative), rõ nhất là qua các biểu hiện sau:
    1. Không khí:
    Không ai không thấy Saigon hôm nay đã quá nhiều ...bụi! Mức độ ô nhiễm không khí đã vượt xa các tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế hạn định (gấp 50 -60 lần), nguy hiểm nhất là các loại khí độc (CO2, SO2, NO...) vẫn tiếp tục từ các nhà máy và các phương tiện giao thông (từ xe xích lô máy, xe lam, xe ba gác, xe tải các loại) của cả quốc doanh lẫn tư nhân lan tỏa trong bầu không khí Saigon; trong khi số cây xanh ở Saigon vẫn còn quá khiêm tốn (cây xanh chỉ chiếm 60 - 70% diện tích các công viên Saigon nên ?obuồng phổi? thành phố rất ?ohạn hẹp?, cứ 2 người có 1 mét vuông cây xanh, trong khi mỗi người dân Singapore có đến 20 mét vuông cây xanh, dù Singapore chỉ là đảo quốc nhỏ bé với kinh tế tăng nhanh bậc nhất Á Châu và đô thị vẫn luôn phát triển). Năm 1994, trong một bài viết, tôi đã báo động tình trạng ô nhiễm không khí này nhưng trong chuyến về thăm nhà mới đây, tình trạng vẫn không mấy khả quan hơn, chỉ xuất hiện một hiện tượng mới nhằm đối phó ?ohữu hiệu? nhất với bụi và khói là việc bà con Saigon đeo khăn che mặt (như hiệp sĩ Zoro, hay phụ nữ Hồi ở Trung Đông) khi ra đường (tôi không biết là nên khen hay buồn cười trước mode mới này!).
    2. Khói và tiếng ồn:
    Khói và tiếng ồn đã gây khó chịu cho rất nhiều người vì những ảnh hưởng tệ hại đến sức khoẻ con người nhưng chuyện lên tiếng báo động đã trở thành vô ích khi mà các nhà máy, các cơ sở sản xuất quốc doanh và tư doanh (của người ngoại quốc lẫn dân trong nước) vẫn được cấp giấy phép xây dựng, hoạt động kinh doanh và sản xuất ngay giữa khu dân cư đông đúc, có khi nằm ngay giữa bệnh viện, trường học hay cạnh nhà trẻ, mẫu giáo. Rõ nhất là các nhà máy như nhà máy xi-măng Hà Tiên, xưởng làm bột ngọt và mì ăn liền, hãng sơn... vẫn ung dung nhả khói và bụi, hay các quán nhạc, hãng dệt, lò đường vẫn tỉnh bơ làm ồn giữa xóm lao động trong đêm khuya cả 7 ngày/ tuần. Các phương tiện giao thông (từ xe xích lô máy, xe lam, xe ba gác, xe tải các loại) vẫn cứ nhả khói đen và gây ồn. Năm 1991, tôi cũng có viết một bài đề nghị chính quyền Saigon hãy sớm nghĩ đến việc xây một phi trường mới cho một thành phố sầm uất như Saigon; chỉ nên chỉnh trang phi trường Tân Sơn Nhất để dùng tạm thay vì lên kế hoạch mở rộng khi mà các khu dân cư ngày càng mọc lên dày đặc quanh phi trường này cùng với mức gia tăng đáng ngại của khói và tiếng ồn. Việc kiểm soát và xử phạt nghiêm ngặt những vi phạm về khói và tiếng ồn từ các phương tiện giao thông vận tải, các cơ sở sản xuất và kinh doanh vẫn còn hết sức lỏng lẻo, linh động.
    3. Nước:
    Với khoảng 100 km sông rạch nhưng tất cả đều bị ô nhiễm trầm trọng (qua chỉ số DO-oxy hoà tan, số vi khuẩn Coliform... ) bởi hầu hết nhà máy, bệnh viện và nhà dân đều không có hệ thống xử lý nước thải riêng ( Cho đến năm 1994, Saigon vẫn chưa có hệ thống cống riêng cho nước mưa, nước sinh hoạt, nước sản xuất và hệ thống xử lý nước thải như ở Mỹ, cũng chưa có thêm nhà máy lọc nước nào ngoài nhà máy duy nhất ở ngã tư Thủ Đức).
    4. Rác:
    Saigon đã không còn chỗ chứa rác, cũng chưa có tiền để xây nhà máy rác đủ sức xử lý trên 3000 tấn rác / ngày nên rác vẫn là bài toán nan giải. Đường phố Saigon vẫn cần thêm nhiều thùng đựng rác dọc vĩa hè, nơi công cộng và hàng quán. Cần đẩy mạnh việc giáo dục công dân nhằm nâng cao ý thức tự giác của mỗi cá nhân và tập thể trong việc giữ vệ sinh chung, nhất là việc cấm xả rác, cấm tiểu tiện, cấm dán giấy bừa bãi ở những nơi công cộng. Nhà ven sông và các ghe tàu qua lại trên sông rạch cũng xả một lượng rác không nhỏ xuống sông rạch Saigon khi mà họ vẫn múc nước lên để dùng nấu ăn, tắm giặt!
    5. Giải Pháp:
    Theo báo Tuổi Trẻ có trên 30,000 cơ sở sản xuất ở TP. HCM. vẫn mặc nhiên làm giàu bất chấp sức khoẻ và vệ sinh của người hàng xóm với đủ loại tiếng ồn, khí độc, chất thải, nước thải. Thiết nghĩ, chúng ta cần giúp Saigon tìm kiếm biện pháp giải quyết trong chừng mực nào đó mà mỗi chúng ta có thể làm được cho Saigon thân yêu của chúng ta, nhất là với các bạn trẻ đang làm việc trong các ngành có liên quan ( như Environmental Studies, Waste Management, Ecology, Regenerative & Sustainable Studies) nên để tâm nghiên cứu hầu có thể thấy tương lai Saigon sẽ sáng sủa hơn. Bản thân tôi xin được đóng góp vài ý kiến sau:
    Luật bảo vệ môi sinh cần cập nhật hóa hàng năm, cụ thể hóa từng tiêu chuẩn môi sinh, nhất là phải thích ứng với từng địa phương. Sau đó, cần phổ biến rộng rãi và giáo dục người dân để họ nắm vững về nguy cơ độc hại của việc gây ô nhiễm môi sinh đối với sức khoẻ và quyền lợi của chính họ và con cháu họ sau này.
    Mọi hoạt động và phương tiện sản xuất, giao thông vận tải, xây dựng, nghiên cứu lẫn sinh hoạt đều phải đáp ứng đầy đủ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia nhằm ngăn ngừa và xử lý kịp thời nạn ô nhiễm môi trường. Khói, tiếng ồn, chất thải, nước thải... đều không được vượt quá mức mà Uỷ Ban Môi trường Quốc Gia đã quy định, các loại khí độc và hóa chất phải được xử lý đúng cách theo tiêu chuẩn quốc tế, nếu không sẽ bị xử phạt nặng.
    Cần phân loại rác (rác có thể tái sinh hay không thể tái sinh, các loại dung dịch và hóa chất, các loại có chất phóng xạ, các loại có chất độc) trước khi đem đi xử lý thích hợp cho từng loại theo đúng quy định kỹ thuật. Tuyên truyền & giáo dục dân chúng nên giữ vệ sinh chung qua việc quét dọn sạch sẽ, thường xuyên trong nhà lẫn quanh nhà, nơi công cộng, thu gom rác về đúng nơi quy định, cấm xả rác nơi công cộng, trên đường phố và sông rạch, không khạc nhổ, phóng uế/ tiểu tiện bừa bãi. Nơi công cộng (như nhà hàng, bến cảng, công viên, vĩa hè, sông rạch....) phải được chăm sóc và giữ vệ sinh đúng mức. Mọi vi phạm ảnh hưởng đến môi sinh và trật tự chung đều phải bị nghiêm phạt tức thời nhằm giáo dục công dân đi vào nề nếp.
    Cây xanh vẫn phải được chăm sóc đúng mức như một ?obuồng phổi? của đô thị, cũng nhằm góp phần làm tăng vẻ đẹp và sự yên tĩnh cần thiết cho sức khoẻ và tinh thần của người dân. Cây xanh sẽ lọc bớt khói, cản bớt tiếng ồn, là tàn che bóng mát cho quần thể sinh vật tránh cái nóng nhiệt đới oi nồng, là niềm vui và nguồn cảm hứng cho kẻ sáng tác nghệ thuật, giúp cư dân đô thị phần nào thư dãn tinh thần sau những giờ phút làm việc mệt nhọc, căng thẳng.
    Do đó, việc gây trồng và bảo vệ cây xanh cần được chú trọng hơn, nếu được thì nên giáo dục ý thức về việc này trong mọi tầng lớp dân chúng, như cố gắng vận động dân chúng trồng thêm nhiều cây xanh quanh nhà, trên đường phố, trong trường học, nơi làm việc và mọi nơi có thể trồng được cây xanh nhằm phủ xanh thêm Saigon. Nên chú ý tạo thêm nhiều khoảng xanh cho đô thị qua nhiều loại cây cỏ phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, cảnh quan và môi sinh hiện hữu, tăng vẻ mỹ quan của Saigon qua các thảm cỏ, các bồn hoa (từ loại bedding plant đến các loại annual/ perennial plant, từ loại cây nhỏ hay trung bình đến các cây cao lớn, cổ thụ thuộc nhiều chủng loại khác nhau như loại cây xanh quanh năm, loại rụng lá mùa đông,v.v...), song song với việc bảo vệ những ?ocon đường có lá me bay,? những cây quý lâu năm, những thảm thực vật hiện hữu và nhất là rừng đầu nguồn với nhiều loại động thực vật quý hiếm.
    Mọi công trình xây dựng mới, mọi đề án quy hoạch - chỉnh trang - phát triển đô thị cần phải tránh tác hại môi sinh. Trừng trị mọi hành động cố tình phá hoại môi sinh như xả dầu và hoá chất độc hại vào sông rạch, biển, hồ... (nguồn nước), đốt hay chặt phá rừng bừa bãi, tự ý xây cất hay đào bới ở những khu vực đầu nguồn, hay bịt chắn kênh rạch, v.v... Nên có sự kết hợp chặt chẽ giữa bộ xây dựng và Uỷ Ban Môi trường trong việc soạn thảo các quy định cho việc xây dựng nhà ở, cơ sở thương mại, nhà máy/ xí nghiệp / cơ sở sản xuất, phòng thí nghiệm (lab),v.v... Cần khuyến cáo tất cả nhà máy/ xí nghiệp / cơ sở sản xuất phải chấp hành nghiêm ngặt những quy định về Môi Sinh (trong đó cần chú tâm đến việc xử lý khói + nước thải + chất thải + tiếng ồn), khuyến khích trồng thêm hoa - cỏ - cây xanh quanh nhà máy.
    Mọi phương tiện giao thông hay máy móc cần được kiểm tra định kỳ, thường xuyên để hạn chế nhả khói / khí độc, dầu xăng / hoá chất độc hại, tiếng ồn, các chất thải nguy hiểm... vào môi trường sống.
    Cần huấn luyện, đào tạo chính quy và bán chính quy cho lớp trẻ về môi sinh (Environmental Studies), xử lý chất thải (Waste Management),v.v...
    Cấm mọi hình thức săn bắt hay tiêu diệt các loại động thực vật quý hiếm ở trên cạn, dưới nước, trên bầu trời. Đồng thời có kế hoạch bảo vệ / bảo tồn các sinh vật quý hiếm này.
    Cố gắng cải thiện và nâng cao đời sống cư dân Saigon (trước mắt là đồng bào lao động nghèo sống trong các khu cần giải tỏa trên kênh rạch, giữa nghĩa địa...) khi mà đô thị đang phát triển để nếp sống văn minh được xây dựng thành nề nếp theo khuôn khổ kỷ luật, trật tự của một xã hội tiến bộ, ý thức tự giác / tự trọng và tôn trọng lẫn nhau trong mỗi người dân ngày một nâng cao, trong đó có ý thức tôn trọng trật tự xã hội, giữ vệ sinh chung và bảo vệ tài sản công cộng. Chẳng hạn như việc cấm xả rác hay đổ nước thải ra nơi công cộng, cấm phóng uế hay vứt rác trên sông rạch, cấm xây nhà trên kênh mương. Tuy nhiên, giáo dục và các cơ quan truyền thông phải đóng vai trò tiên phong chủ lực trong công tác phổ biến và giải thích chính sách về môi trường của quốc gia. Nhắc nhở dân chúng hãy đặt quyền lợi quốc gia lên trên mọi lợi nhuận riêng tư nhỏ nhoi trước mắt, đừng vì ích kỷ mà vô tình hay cố ý gây nên những tác hại không lường nỗi về sau cho thế hệ con em mình.
    Rất mong Saigon sẽ mãi là ?oHòn Ngọc Viễn Đông? sáng thật sự, với bầu không khí trong lành hơn, với nguồn nước sạch mát hơn, đường phố sẽ không quá ồn ào, không quá nhiều bụi, khói, rác. Saigon sẽ có nhiều hơn những công viên rộng mát, những khu vui chơi cho trẻ em rất an toàn và lành mạnh, hè phố sẽ phủ rợp bóng mát của phượng vỹ hay những vòm me xanh. Cũng mong rằng Saigon sẽ không vì đồng tiền hay áp lực nọ kia mà có ai đó tự đặt mình vượt trên pháp luật, mặc nhiên phạm pháp mà bất chấp luật pháp, mặc nhiên phá hại môi sinh. Vì tương lai của Saigon, xin hãy hành động ngay hôm nay cho môi trường sống của người Saigon ngày một tốt đẹp hơn.
    KTS Nguyễn Đạt
  3. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Môi trường TP.HCM: Ngổn ngang và mịt mù lối ra
    TTO - ?oĐã 12 năm có luật (Luật bảo vệ môi trường 1993-PV) nhưng tại sao môi trường thành phố càng ngày càng tệ hại ? Tình hình ô nhiễm rác, ô nhiễm nước, ô nhiễm kinh, rạch? chẳng những chẳng được cải thiện mà càng ngày càng trầm trọng !?, ĐBQH Huỳnh Thành Lập bức xúc.
    Nhiều ĐBQH khác cũng bày tỏ bức xúc khiến buổi khảo sát nội dung về môi trường của Đòan TP.HCM đối với Sở Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) sáng qua trở thành buổi chất vấn về thực trạng và các giải pháp giải quyết vấn đề môi trường?
    Ông Nguyễn Văn Chiến, phó giám đốc Sở TN-MT cho biết tin vui: tình hình ô nhiễm chì trong không khí đã xuống dưới mức cho phép nhờ thời gian qua thành phố đã hết cho sử dụng xăng pha chì. Tuy nhiên, bụi và tiếng ồn vẫn còn vượt quá mức cho phép.
    Rác, mỗi ngày TP.HCM thải ra gần 7.000 tấn, hiện vẫn là thực trạng bề bộn. Ông Chiến cho biết, hiện đã triển khai đề án xử lý phân lọai rác tại nguồn ở các quận 1,2,3,4,5,6,10, Củ Chi nhưng cũng chưa đem lại hiệu quả cụ thể nào. Ở các bãi rác Đông Thạnh, Gò Cát, nước rỉ rác gây ô nhiễm vẫn đang còn là vấn đề người dân quan tâm nhưng đến bao giờ chấm dứt tình trạng này thì Sở TN-MT cho biết ?ocòn rác thì còn rỉ?.
    Ông Chiến cũng cho biết: hiện thành phố đang tiếp nhận và trình ra trung ương gần chục dự án xử lý rác thải. Tuy nhiên ĐB Trần Thành Long vẫn băn khoăn: năng lực của các dự án đó chưa xử lý đến 1/2 lượng rác thải, vậy phải làm sao ? Vẫn chưa có câu trả lời?
    Về tình hình ô nhiễm mặt nước, kinh rạch, ông Chiến trình bày: TP đang có nhiều dự án triển khai bằng nhiều nguồn vốn tuy nhiên tình hình ô nhiễm nước đang diễn biến phức tạp theo hướng ngày càng xấu. Ngay cả ở Cần Giờ, vốn lâu nay chưa có vấn đề nay cũng đang báo động vì nước thải công nghiệp ở khu vực Bà Rịa-Vũng Tàu đổ sang.
    Một trong số những nguyên nhân quan trọng Sở TN-MT nêu ra để lý giải cho tình hình ô nhiễm môi trường vượt quá năng lực kiểm sóat là sự gia tăng dân số và hình thành các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất. Ông dẫn ra con số: TP.HCM có 8 triệu dân, 15 KCX-KCN, 28.753 cơ sở sản xuất. Trong đó, ở khu dân cư có tới 1.235 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng cần phải di dời nhưng đến giờ này, mặc dù thành phố rất nỗ lực nhưng lượng di dời được vẫn còn rất ít.
    Ông Hà Viết Thanh, phó giám đốc Sở Công nghiệp nhìn nhận: khó nhất là đầu ra về địa điểm di dời. Ông cho biết: thành phố đang tích cực làm việc với các KCN Hiệp Phước, Lê Minh Xuân, Tân Phú Trung để đưa các cơ sở này đi, kèm theo đó là các chính sách ưu đãi di dời, ?oquyết tâm đến cuối 2005 là đưa các cơ sở này ra khỏi khu dân cư?, số khác sẽ cho ngưng sản xuất hoặc chuyển đổi ngành nghề. Ông Hùynh Công Hùng, phó ban Kinh tế-Ngân sách (HĐNDTP) lưu ý: một số cơ sở di dời đã tiếp tục làm ô nhiễm nơi mới (như ở khu công nghiệp Tân Phú Trung), ?ophải lưu ý?.
    Nguyên nhân khác ông Nguyễn Văn Chiến cho rằng không giải quyết được vấn đề môi trường là do quản lý nhà nước còn kém, năng lực cán bộ các cấp yếu, cơ chế phối hợp chưa đồng bộ, rõ ràng, bộ máy quản lý chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao? ĐBQH Hùynh Thành Lập hỏi rõ: chưa rõ ràng, chưa tương xứng như thế nào ?ođề nghị nói rõ?; ?o12 năm có luật rồi mà bây giờ nói ?ocơ chế phối hợp chưa đồng bộ? là sao, do đâu ??.
    Ông xác định lại: vậy có phải như Sở TN-MT thừa nhận: do năng lực cán bộ các cấp yếu ? Vậy thì khắc phục bằng cách nào ? Theo ông Lập, những nguyên nhân chủ quan về mặt quản lý nhà nước là do cơ quan quản lý và trách nhiệm ?ogỡ? cũng do cơ quan quản lý, không phải do luật. ?oLuật đã có, vấn đề là cơ quan quản lý thực thi luật như thế nào !?, ông nói.
    ĐBQH Trần Thành Long cho rằng: đối với những cơ quan,đơn vị sản xuất, cá nhân vi phạm nghiêm trọng môi trường, Sở TN-MT phải có trách nhiệm đề xuất với UBNDTP để có hướng xử lý kiên quyết. ?oThực trạng môi trường thành phố còn bề bộn và cần phải làm nhiều việc nữa để người dân có môi trường sống tốt hơn?, ông nói.
    Đ.Đ.
  4. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    WB: VN cần phải có phương cách quản lý đô thị mới
    Ùn tắc xe, thiếu nước sạch, nhà ổ chuột... là những thách thức các thành phố lớn của VN đang đau đầu tìm lời giải đáp. Bên lề Hội nghị quốc tế về chiến lược phát triển đô thị với sự tham gia của 25 nước tại Hà Nội, VnExpress đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Ngân hàng thế giới tại VN Klaus Rohnald về vấn đề này.
    - Ông có nhận xét gì về bộ mặt các đô thị VN gần đây và những vấn đề nổi cộm cần nhanh chóng giải quyết?
    - Các thành phố lớn của VN đang có tốc độ đô thị hóa chóng mặt, khoảng 15 năm nữa 40% dân số VN sẽ sống ở các đô thị dọc bờ biển. Vấn đề cộng đồng quốc tế quan tâm là VN làm gì để quản lý đô thị một cách tốt nhất, làm sao để hài hòa giữa một bên là ưu tiên phát triển kinh tế, một bên là chăm lo cho cuộc sống của người nghèo.
    Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM lượng dân nhập cư đang gia tăng nhanh chóng. Tuy hộ khẩu thường trú ở nơi khác, họ vẫn có những đóng góp nhất định cho kinh tế thành phố, song điều đó không đáng chú ý bằng những vấn đề xã hội kéo theo như giáo dục, vệ sinh, y tế. Làm thế nào để khống chế quản lý được dòng người đang đổ về các đô thị ngày càng nhiều là câu hỏi các nhà hoạch định chính sách đang tìm lời giải đáp.
    Theo tôi, VN đang có 2 vấn đề nổi cộm. Thứ nhất là giao thông đô thị, xe hơi xuất hiện ngày càng nhiều, lượng xe máy không có dấu hiệu giảm vậy làm cách nào để tránh cảnh ùn tắc xe thường xuyên. Các thành phố lớn đều phải có kế hoạch phát triển hệ thống xe điện ngầm nhưng để xây dựng được nó mất thời gian khá dài 5-10 năm. Vì thế trước khi có metro phải chấp nhận xe buýt, đồng thời xây dựng các đường vành đai quan trọng. Vấn đề thứ hai là nước và vệ sinh, nếu không phải quyết tốt sẽ dẫn tới ô nhiễm môi trường, bệnh tật và tạo ra gánh nặng về y tế, phúc lợi xã hội. Đã đến lúc các con kênh, dòng sông ở Hà Nội, TP HCM cần được quan tâm để không gây rủi ro cho sức khoẻ người dân.
    - Để hạn chế nạn ùn tắc giao thông, có ý kiến cho rằng nên hạn chế lượng xe máy, ôtô con tiêu thụ tại các thành phố lớn, ông nghĩ sao?
    - Kinh nghiệm các nước và cá nhân tôi cho rằng làm như vậy chưa hẳn là tốt vì nó đi ngược lại quy luật phát triển. Trong giai đoạn này, VN cần đầu tư mạnh cho xe buýt, khi người dân thấy tiện lợi, chi phí rẻ tự nhiên họ sẽ dùng nó không cần quảng cáo nhiều. Các thành phố phải thấy rằng, ở đâu cũng phải bù lỗ cho giao thông công cộng để tránh các vấn đề khác phát sinh. Gần đây tôi thấy mạng lưới xe buýt đã được cải thiện, sự xuất hiện của nó thường xuyên hơn song vẫn có những lời phàn nàn về thời gian và chật chội. Như tôi đã nói, để phát triển metro cần thời gian rất dài và tốn kém, vì thế việc gì có lợi mà nhanh hơn thì cần tập trung làm trước.
    - Để cải thiện các đô thị, tài chính luôn là vấn đề khó khăn, VN có nên phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn vốn vay của nước ngoài?
    - Trước hết nên dựa vào nội lực của chính đất nước như huy động trái phiếu công trình, chứng khoán, tiết kiệm, ngoài ra VN có thể vay vốn hỗ trợ phát triển (ODA) với các dự án lớn. Hiện VN có ưu thế so với các nước khác với tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, gần 10%, vì thế rất nhiều nhà tài trợ ngỏ ý sẵn sàng cho các bạn vay tiền. Cũng có ý kiến cho rằng, không nên để gánh nặng trả nợ cho thế hệ sau nhưng với các dự án hạ tầng tốt, khả năng trả nợ dễ dàng mà các hoạt động kinh tế xã hội lại thuận lợi. Xây dựng metro chẳng hạn, tiền phí thu được sau 10 năm sử dụng có thể đủ để cân đối trả nợ. Các đô thị lớn ở Philippines đã có kinh nghiệm tương tự. Tôi có lời khuyên với chính phủ khi tiếp cận với các khoản vay nước ngoài là quan sát kỹ, quyết định thận trọng và tiến hành chắc chắn.
    - VN đang trăn trở giữa giữ gìn, bảo tồn các di tích lịch sử với phát triển đô thị hiện đại. Ông có thể đưa ra kinh nghiệm nào cho vấn đề này?
    - Các di sản văn hoá rất đáng được bảo tồn nhưng quan trọng hơn là liệu các bạn giữ gìn được bao nhiêu và bao lâu. Mới đây, Hà Nội đã phát hiện thành cổ khi xây dựng khu Ba Đình, tốc độ đô thị hóa nhanh với số lượng các công trình mọc lên như nấm sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến các di tích, vì thế cần giáo dục cho người dân thấy cần thiết gìn giữ nhưng di sản đó. Trung Quốc trước đây đầu tư mạnh vào hạ tầng nay đang cố gắng gìn giữ duy tu lại các di tích, Ngân hàng thế giới đã có một số dự án với mục đích như vậy để hỗ trợ cho các thành phố nằm trên con đường tơ lụa như Thượng Hải, Bắc Kinh... Ngoài lợi ích bảo vệ giá trị truyền thống, các thành phố sẽ có lợi thế về du lịch, như các bạn thấy thành cổ Hà Nội có rất nhiều du khách đến thăm quan.
    Bảo tồn di tích cần kinh phí rất lớn vì thế nên để người dân quyết định và tham gia. Nếu chính phủ VN đề nghị, WB có thể xem xét hỗ trợ một phần nào nhưng quan trọn nhất vẫn cần thuyết phục người dân tham gia bằng các hình thức khác nhau. Tại hội nghị tới, thành phố như Bali đã có kinh nghiệm tốt và họ sẵn sàng chia sẻ với VN.
    Phong Lan thực hiện

Chia sẻ trang này