1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Sức mạnh hệ thống điều khiển vũ khí Việt Nam sản xuất
    (Quốc phòng Việt Nam) - Việt Nam đã sản xuất và ứng dụng thành công cho tàu chiến radar MP-123 hay còn gọi là hệ thống điều khiển hỏa lực MP-123.
    Theo giới thiệu của báo QĐND, đây là trang bị cảm biến cơ bản trên hầu hết các tàu chiến mới của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay.

    Hệ thống MP-123 hay còn gọi là hệ thống điều khiển hỏa lực MP-123 được thiết kế để chỉ thị mục tiêu cho nhiều tổ hợp vũ khí trên hạm, ví dụ như pháo hạm AK-100, AK-176, AK-230, AK-630M... và các hệ thống pháo phản lực 122-140mm HPO-MC.

    [​IMG]















    Tàu hộ vệ của Hải quân Việt Nam.
    Việc Việt Nam sản xuất thành công hệ thống điều khiển hỏa lực tối tân này đặc biệt ý nghĩa bởi hiện nay, các tàu chiến hiện đại của Hải quân Việt Nam đa số sử dụng pháo hạm AK-176, chỉ còn một ít tàu cũ thời Liên Xô dùng AK-726 hay AK-230.

    Theo những thông tin được công khai, MP-123 là hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp nhiều thành phần làm nhiệm vụ phát hiện, theo dõi, chỉ thị mục tiêu để tác chiến.

    Trong điều kiện bị gây nhiễu điện tử mạnh, MP-123 được trang bị radar quang - điện tử (tích hợp kênh TV và chỉ thị mục tiêu laser) có tầm trinh sát đến 25km.


    Skip
    Ads by Blueseed
    Việc kết hợp radar điều khiển hỏa lực tiên tiến MP-123, pháo hạm AK-176 vận hành tác chiến rất đơn giản, hiệu quả rất cao. Pháo thủ không cần thiết phải ngồi trong tháp pháo mà thay vào đó có thể ngồi trong phòng điều khiển của tàu chiến để tác xạ.

    AK-176 là loại pháo hạm tự động thế hệ mới, được thiết kế bởi Viện nghiên cứu khoa học Burevestnik (Nizhny Novgorod) có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không, mặt nước và các mục tiêu ven biển, hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị bộ binh trên đất liền một cách hiệu quả.

    Pháo AK-176 được phát triển để trang bị cho các tàu chiến nhỏ có lượng giãn nước khoảng 300 tấn, đã được chuyển giao vào cuối những năm 1960. Hiện nay, AK-176 được trang bị cho nhiều loại chiến hạm khác nhau cả trong nội địa nước Nga lẫn xuất khẩu cho các đối tác nước ngoài.

    Pháo AK-176 được bao bọc bởi 1 tháp kín bảo vệ bên ngoài, pháo hoạt động tự động hoàn toàn, được điều khiển bởi radar hỏa lực MR-123-02/76. Tuy nhiên ngay cả khi thiếu radar AK-176 vẫn có thể bắn tốt nhờ hệ thống kính ngắm quang học bên trong tháp pháo. Trong trường hợp nguồn điện bị hỏng, AK-176 vẫn có khả năng khai hỏa thủ công.

    Về đặc điểm, tính năng kỹ thuật, pháo có trọng lượng 16,8 tấn, chiều cao 2,6 mét, sử dụng đạn AK-726 cỡ 76,2mm có sơ tốc đầu nòng 980 m/s và tốc độ bắn tối đa 120 phát/phút với 152 viên đạn sẵn sàng khai hỏa. AK-176 có tầm bắn tối đa là 15,5 km và tầm bắn hiệu quả là 10 km.

    Trong Hải quân Việt Nam, pháo hạm AK-176 được trang bị phổ biến trên các tàu tên lửa cao tốc Molniya (cả hai biến thể 1241RE và 1241.8), tàu tuần tra lớp Svetlyak, tàu pháo TT-400TP, tàu hộ vệ tên lửa Gepard... Vì vậy, việc sản xuất thành công hệ thống điều khiển hỏa lực này là bước tiến lớn đặc biệt quan trọng.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...-dieu-khien-vu-khi-viet-nam-san-xuat-3346746/
  2. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Campuchia vượt Việt Nam về xe tăng và thiết giáp chở quân?
    (Vũ khí) - Lực lượng tăng thiết giáp Quân đội Hoàng gia Campuchia có trong biên chế 2 phương tiện rất đáng nể sau đây.
    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-55AM2

    Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - SIPRI cho biết, trong năm 1994, Campuchia đã nhận 90 xe tăng chiến đấu chủ lực T-55AM2 và T-55AM2BP đã qua sử dụng, bao gồm 40 chiếc T-55AM2 từ Cộng hòa Séc và 50 xe T-55AM2BP từ Ba Lan.

    T-55AM2 là gói nâng cấp được một số quốc gia Đông Âu thực hiện nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu cho dòng xe tăng T-54/55 đã lạc hậu với chi phí ở mức phù hợp với các quốc gia có ngân sách quốc phòng còn eo hẹp.

    [​IMG]
    Xe tăng chiến đấu chủ lực T-55AM2 của Campuchia trong một cuộc duyệt binh
    Phiên bản xe tăng T-55AM2/AM2BP tiêu chuẩn vẫn sử dụng pháo chính 100 mm nhưng có thêm ốp bọc nòng và nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực, cho khả năng tác xạ chính xác hơn, tuy nhiên có thể nhận ra nòng pháo xe tăng T-55AM2 của Campuchia không có ốp cách nhiệt.

    Đáng chú ý nhất trên T-55AM2 là hệ thống điều khiển hỏa lực Kladivo gồm máy tính đường đạn, hộp thiết bị đo xa laser đặt trên gốc pháo chính và cảm biến đo gió lắp sau tháp pháo. Qua bức ảnh dễ nhận ra xe tăng của Campuchia thiếu cột đo cảm biến khí tượng.

    Ngoài ra T-55AM2 còn có các tấm giáp phụ bố trí quanh tháp pháo, phía trước và hai bên hông, nó lắp thêm được giáp phản ứng nổ để chống lại đạn xuyên lõm, khả năng bảo vệ của T-55AM2 ước tính cao hơn 140% so với nguyên bản. Nhưng một lần nữa những nâng cấp này lại không thấy trên T-55AM2 của Campuchia.

    Mặc dù còn nhiều thiếu sót nhưng tạm thời số lượng 90 chiếc T-55AM2 đã cải tiến hệ thống điều khiển hỏa lực vẫn đủ khiến Capuchia tạm thời vượt Việt Nam trên lĩnh vực MBT, nhất là khi ta chưa nhận T-90 và T-55M3 mới chỉ có vài chiếc.

    Xe bọc thép chở quân OT-64

    Ngoài 90 chiếc T-55AM2, trong năm 1994, Campuchia còn tiếp nhận từ Cộng Hòa Séc thêm 24 xe bọc thép chở quân OT-64A Skot đã qua sử dụng nữa.

    [​IMG]
    Xe thiết giáp chở quân OT-64 Skot của Quân đội Campuchia
    OT-64 SKOT là sản phẩm hợp tác giữa Ba Lan và Tiệp Khắc trong thập niên 1960, thiết kế chịu ảnh hưởng nhiều từ nguyên mẫu BTR-60 của Liên Xô nhưng đã có nhiều cải tiến đáng ghi nhận.

    So với BTR-60, động cơ của OT-64 đã đưa ra giữa thân nên khoang chở lính bố trí được ở sau, để binh sĩ có thể ra vào bằng cửa đuôi chứ không phải leo qua cửa nóc, hay thoát ly qua cửa hông nhỏ như dòng APC của Liên Xô.

    Vỏ giáp của OT-64 bằng thép hàn, chiều dày ở thân xe 6 mm và lên tới 13 mm ở tháp súng máy 14,5 mm (đưa trọng lượng xe lên 14,5 tấn), chống được đạn xuyên giáp cỡ 7,62 mm và mảnh pháo. OT-64 có hệ thống điều hòa áp suất lốp trung tâm và phòng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt.

    Vũ khí trang bị hay sức cơ động của OT-64 Skot trong biên chế Quân đội Campuchia tuy không hơn BTR-60, nhưng nhìn chung đây là chiếc APC mang dáng dấp hiện đại, được đánh giá qua mặt cả BTR-80/82 ở khả năng đảm bảo an toàn cho binh lính và đây là lợi thế hơn hẳn BTR-60PB của Việt Nam.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...am-ve-xe-tang-va-thiet-giap-cho-quan-3347565/
  3. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Lào mua sắm lượng vũ khí Trung Quốc lớn kỷ lục
    (Lực lượng vũ trang) - Hôm 13/11, Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Tập đoàn Norinco của Trung Quốc đã ký hợp đồng bán vũ khí trị giá 250 triệu USD.
    Lễ ký kết diễn ra với đại diện của Quân đội Lào là Bộ trưởng Quốc phòng nước này, trong khi phía Tập đoàn công nghiệp Quốc phòng Hoa Bắc- NORINCO của Trung Quốc là một lãnh đạo cấp cao của họ.

    Với ngân sách quốc phòng khoảng 18,5 triệu USD hàng năm (số liệu được trang mạng Global Firepower đưa ra) thì gói mua sắm vũ khí có trị giá tới 250 triệu USD có thể xem như một kỷ lục mới của đất nước Triệu Voi.

    [​IMG]
    Lễ ký hợp đồng mua sắm vũ khí giữa Bộ Quốc phòng Lào và Tập đoàn NORINCO - Trung Quốc
    Hiện tại chưa có thông tin chi tiết về danh mục hàng hóa mà phía Trung Quốc sẽ cung cấp cho Lào.

    Tuy nhiên do Tập đoàn NORINCO có thế mạnh trong lĩnh vực chế tạo vũ khí bộ binh, xe tăng, xe thiết giáp nên có thể dự đoán rằng đợt mua sắm chủ yếu nhằm hiện đại hóa Lục quân.


    12s
    Ads by Blueseed
    Đây cũng được xem là động thái đưa Lục quân Lào tiến lên hiện đại, tiệm cận với các quốc gia trong khu vực, nhất là sau khi Không quân Lào đã cho thấy ý định đặt hàng các máy bay huấn luyện - chiến đấu Yak-130 của Nga để vừa đào tạo phi công, vừa làm tiêm kích phòng không.

    [​IMG]
    Lực lượng đặc biệt của Quân đội Lào trong Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Quốc khánh, trên tay họ là súng Carbine QBZ-97B do Trung Quốc sản xuất
    Thực ra chỉ dấu cho thấy Lào sẽ mua số lượng lớn vũ khí Trung Quốc đã xuất hiện từ cách đây 2 năm, khi lực lượng đặc biệt của họ diễu binh qua lễ đài với súng carbine QBZ-97B do Tập đoàn NORINCO sản xuất.

    Đúng như dự đoán của các chuyên gia, khẩu súng nhỏ của Trung Quốc đã báo trước sự thay đổi lớn của Quân đội nhân dân Lào trong tương lai, điều này cũng hợp lý vì vũ khí Trung Quốc có đơn giá mềm hơn rất nhiều sản phẩm của Nga, Mỹ.

    Hiện vẫn chưa rõ Lào lấy nguồn tài chính từ đâu để thực hiện hợp đồng giá trị lớn trên, nhưng khả năng rất cao là Bắc Kinh đã cung cấp cho Vientiane một gói tín dụng ưu đãi như những gì họ đang làm với đối tác khác trong khu vực là Campuchia.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc...m-luong-vu-khi-trung-quoc-lon-ky-luc-3347628/
    new_user_1109 thích bài này.
  4. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Việt Nam tham khảo thành tựu đóng tàu quân sự Myanmar?
    (Quốc phòng Việt Nam) - Tại cuộc duyệt binh hải quân các nước ASEAN vừa qua, trong khi Việt Nam mang Gepard 3.9 do Nga chế tạo thì Myanmar lại cử chiến hạm tự đóng trong nước.
    Chiếc khinh hạm của Hải quân Myanmar tham dự sự kiện IFR 2017 là tàu UMS King Kyan Sit Thar số hiệu F12, con tàu được đặt theo tên vị vua của triều đại Pagan - một vương triều rực rỡ trong lịch sử Myanmar, nó được khởi đóng năm 2012, chính thức vào biên chế Hải quân Myanmar ngày 31/3/2014, đây là niềm tự hào lớn nhất của ngành đóng tàu quân sự nước này.

    Khinh hạm tàng hình lớp Kyan Sittha có lượng giãn nước 3.000 tấn; chiều dài 108 m; hiện chưa rõ số lượng thủy thủ đoàn.

    Động cơ CODAD (kết hợp diesel - diesel) gồm 4 máy SEMT Pielstick 16 PA6 STC công suất 5.700 kW (7.600 mã lực) mỗi chiếc cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h (56 km/h), tầm hoạt động 3.800 hải lý (6.100 km).

    [​IMG]
    UMS King Kyan Sit Thar số hiệu F12 của Hải quân Myanmar
    Hệ thống điện tử của Kyan Sittha gồm sonar gắn liền thân BEL HMS-X cùng radar trinh sát 2 tham số (2D) BEL RAWL-02 Mk III hoạt động trên băng tần L do Ấn Độ chế tạo. Bên cạnh đó là radar kiểm soát hỏa lực pháo Type 347G và radar điều khiển hỏa lực tên lửa chống hạm Type 344 của Trung Quốc.

    Vũ khí trang bị của tàu gồm 2 x 4 ống phóng tên lửa chống hạm cận âm C-802; 1 pháo hạm Oto Melara Super Rapid cỡ 76 mm; 2 pháo phòng không cao tốc AK-630M cỡ 30 mm cùng ngư lôi và rocket chống ngầm, 1 bệ tên lửa phòng không tầm ngắn FL-3000N. Sàn đáp trực thăng ở đuôi cho phép tiếp nhận 1 trực thăng Kamov Ka-28.

    Trước Kyan Sit Thar, công nghiệp quốc phòng Myanmar còn tự chế tạo chiếc tàu hộ vệ tên lửa 2.500 tấn lớp Aung Zeya cũng được trang bị khá hiện đại và toàn diện với các hệ thống vũ khí của Trung Quốc, Ấn Độ và Triều Tiên, sự kết hợp nhuần nhuyễn chúng lại với nhau là chưa từng có tiền lệ.


    2s
    Ads by Blueseed
    [​IMG]
    Tàu hộ vệ tên lửa cỡ 2.500 tấn Aung Zeya số hiệu F11 của Hải quân Myanmar
    Không chỉ có tàu hộ vệ tên lửa cỡ lớn, Hải quân Myanmar còn có trong trang bị lớp tàu tên lửa tấn công nhanh tàng hình nội địa FAC-M, đây chính là phiên bản tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Azmat mà Trung Quốc đã chế tạo và chuyển giao cho Hải quân Pakistan.

    Chiếc FAC-M có cùng lượng giãn nước 500 tấn như Molniya nhưng công nghệ chế tạo và thiết kế tiên tiến hơn hẳn, nó rất chú trọng vào việc tán xạ sóng radar, khiến tàu cực kỳ khó bị phát hiện bởi các phương tiện trinh sát đối phương.

    Hệ thống điện tử và vũ khí của chiếc tàu tấn công nhanh này đầy đủ cả radar cảnh giới, radar điều khiển hỏa lực, tên lửa chống hạm, pháo phòng không bắn nhanh...

    [​IMG]
    Tàu tên lửa tấn công nhanh 500 tấn lớp FAC-M của Hải quân Myanmar
    Hiện Việt Nam đóng được tàu tên lửa Molniya cỡ 560 tấn, chưa tự chế tạo chiến hạm tàng hình tới 1.000 tấn mà mới thành công trong việc sản xuất tàu tuần tra xa bờ 2.500 trang bị cho cảnh sát biển.

    Theo các chuyên gia, ngành đóng tàu quân sự Việt Nam nên đặt mục tiêu trước mắt là đuổi kịp Myanmar trước khi tới đích ngắm xa hơn là tự đóng được những con tàu tàng hình cỡ lớn công nghệ cao như Formidable của Singapore hay DW-3000F của Thái Lan.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/quo...o-thanh-tuu-dong-tau-quan-su-myanmar-3347715/
  5. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
  6. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Pháo 57 mm Việt Nam tự động ngắm bắn không cần pháo thủ: Cải tiến thành công
    Chí Linh | 12/12/2017 19:16

    5
    [​IMG]
    Pháo 57 mm S-60 là vũ khi phòng không được Liên Xô sản xuất từ những năm 1950 và viện trợ cho Việt Nam trong giai đoạn Kháng chiến chống Mỹ.
    Không quân máu lửa ở Syria: "Gấu Nga" tái xuất giang hồ -Khủng bố kinh hồn bạt vía

    S-60 cỡ 57 mm là loại pháo tự động được sử dụng để phòng không ở tầm thấp và trung bình, ngoài ra nó còn có thể hạ nòng bắn trực xạ nhằm chống lại các loại xe thiết giáp hạng nhẹ.

    Trong tác chiến phòng không, pháo 57 mm có tầm bắn hiệu quả 4.300 m nếu dùng kính ngắm quang học và trên 6.000 m nếu được radar dẫn bắn. Vũ khí này được triển khai cùng với máy chỉ huy K-5903 và radar hỏa lực K-860.

    Đối với tác chiến hiện đại, pháo phòng không vẫn là bộ phận không thể thiếu tạo nên lưới lửa phòng không tầm thấp hiệu quả và số lượng pháo 57 mm còn trong biên chế lực lượng phòng không Việt Nam là tương đối lớn, tất yếu dẫn tới yêu cầu phải được nâng cấp, hiện đại hóa để đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của chiến tranh công nghệ cao.

    [​IMG]
    Pháo phòng không 57 mm của Việt Nam đã được hiện đại hóa. Ảnh: Truyền hình QPVN.

    Hướng nghiên cứu của ngành pháo phòng không - tên lửa tầm thấp tập trung vào việc khắc phục những hạn chế của khí tài như tầm trinh sát thấp, khả năng đánh đêm hạn chế, hoạt động chuẩn bị bằng tay nên phản ứng chậm, nhịp bắn còn thưa, tính đồng loạt thấp, đặc biệt hơn là vũ khí này sản xuất trên công nghệ những năm 1960 nên đã bị xuống cấp.

    Những năm vừa qua, Phòng pháo phòng không - tên lửa tầm thấp của Cục Kỹ thuật Quân chủng PK-KQ và Nhà máy A34 đã triển khai đề án cải tiến đồng bộ pháo phòng không 57 mm, radar K-860 và máy chỉ huy K-5903 cho các đại đội pháo phòng không trong quân chủng.

    Phương thức được xác định là tự thực hiện trong nước, xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ cho cải tiến và đảm bảo kỹ thuật cho trang bị sau cải tiến, bảo quản bảo dưỡng đúng kỹ thuật số vũ khí hiện có tại đơn vị, duy trì hệ số kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và các yêu cầu khác đảm bảo độ tin cậy và nâng cao thời hạn sử dụng.

    Sau nâng cấp, những khẩu pháo 57 mm vốn lạc hậu đã lột xác thành vũ khí có uy lực cao, chiến đấu hiệu quả, có khí tài, tự động hoàn toàn trong điều kiện chiến đấu ác liệt, có thể sơ tán kíp pháo thủ để hạn chế thương vong cho bộ đội.

    Phòng pháo phòng không - tên lửa tầm thấp và Nhà máy A34 đã cải tiến hệ thống khí tài trên pháo, hệ thống cò điện, thông tin chiến đấu và máy nạp đạn tự động; cải tiến máy chỉ huy K-5903 tác chiến ngày và đêm; khối nguồn và khối tiền điều chế 2 băng sóng của radar K-860 cũng được cải tiến và tiến hành một số sửa chữa lớn.

    [​IMG]
    Radar điều khiển hỏa lực K-860 sau nâng cấp. Ảnh: Truyền hình QPVN.

    Trước đây máy chỉ huy K-5903 dùng máy khuếch đại và nồi biến trở để tính toán phần tử bắn đón nên độ chính xác không cao, thời gian thao tác chậm, không có khả năng phát hiện và bám sát mục tiêu bay trong đêm không bật đèn.

    Nhờ trang bị máy tính kỹ thuật số nên khí tài này đã có độ chính xác cao, thời gian tính toán nhanh, tích hợp hệ thống quang điện tử giúp trắc thủ quan sát phát hiện mục tiêu ban đêm tốt hơn, xác suất bắn trúng cao, có thể tiêu diệt mục tiêu xuất hiện bất ngờ.

    Sở chỉ huy trước đây nằm trên mặt đất thì bây giờ đặt trên cabin cân bằng tự động đảm bảo thời gian cơ động rất nhanh, hơn nữa những linh kiện đều có sẵn trên thị trường, thuận tiện cho việc sửa chữa hay bảo dưỡng.


    Hiện tại pháo 57 mm không còn phải nạp đạn bằng tay mà đã hoàn toàn tự động; loại bỏ thao tác đạp cò để bắn và đổi qua việc đại đội trưởng ấn nút để phân chia hoặc tập trung hỏa lực. Qua các bài bắn nghiệm thu, pháo phòng không 57 mm cải tiến đều đáp ứng yêu cầu tính năng kỹ chiến thuật đề ra, đủ khả năng để đưa vào trang bị hàng loạt.
  7. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Việt Nam có thể xuất khẩu vũ khí nào ra thế giới?
    Bình Nguyên | 14/12/2017 07:30

    19
    [​IMG]
    Radar phòng không hiện đại do Viettel nghiên cứu, chế tạo.
    Việc nghiên cứu và sản xuất thành công nhiều trang bị thế hệ mới đã mở ra cơ hội xuất khẩu vũ khí tới nhiều quốc gia. Vậy đâu là những sản phẩm "Made in Vietnam" có thể hút khách?
    Trong cơn “giãy chết”, IS điên cuồng phản công, diệt cả xe tăng và hàng chục binh sỹ Syria

    Vũ khí mang vác tới cấp sư đoàn bộ binh

    Được đầu tư mạnh mẽ trong khoảng 10 năm trở lại đây, công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam đã có sự tiến bộ vượt bậc, nhất là sau Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị với định hướng lớn mang tính chiến lược, có tầm nhìn xa tới vài chục năm, cụ thể:

    “Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng là chương trình mục tiêu trọng điểm quốc gia. Vũ khí, trang bị kĩ thuật do công nghiệp quốc phòng sản xuất phải phù hợp với chiến lược trang bị của các lực lượng vũ trang, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc”.

    [​IMG]
    Súng tiểu liên GALIL ACE do Việt Nam sản xuất theo chuyển giao công nghệ của Israel.

    Đến nay, nền CNQP nước ta đã sản xuất được vũ khí trang bị cho sư đoàn bộ binh đủ quân. Nổi bật nhất là việc đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất súng bộ binh thế hệ mới theo chuyển giao công nghệ của Israel.

    Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, đó là lần đầu tiên Việt Nam hoàn toàn làm chủ công nghệ chế tạo từ A-Z, sản xuất súng bộ binh "có bản quyền" với hơn 1.000 chi tiết khác nhau.

    Từ dây chuyền này, bên cạnh súng theo thiết kế gốc của Israel, chúng ta có thể sản xuất được nhiều loại súng bộ binh do Việt Nam tự thiết kế hoặc cải tiến.

    Bên cạnh đó, còn phải kể đến các loại súng và đạn chống tăng thế hệ mới; súng cối 100mm có nhiều cải tiến; các loại súng trung liên, đại liên, súng bắn tỉa do Việt Nam tự nghiên cứu chế tạo hoặc nhận chuyển giao công nghệ từ một số đối tác truyền thống.

    [​IMG]
    Cối 60mm do Việt Nam sản xuất được giới thiệu với quân đội các nước trong khu vực nhân giải bắn súng quân dụng ASEAN.

    Đi kèm theo đó là các thiết bị trinh sát như kính quan sát, kính ngắm ngày và đêm,... với độ chính xác cao, mở rộng uy lực cho những vũ khí Made in Vietnam.

    [​IMG]
    BÍ THƯ ĐẢNG ỦY, CHÍNH ỦY TỔNG CỤC CNQP
    TRUNG TƯỚNG KHUẤT VIỆT DŨNG
    Đến nay, nền Công nghiệp quốc phòng của ta đã làm chủ công nghệ và sản xuất được các sản phẩm vũ khí trang bị cho sư đoàn bộ binh đủ quân với chất lượng ngày càng ổn định; làm chủ được công nghệ, thiết bị sản xuất súng bộ binh thế hệ mới; nghiên cứu sản xuất được phần lớn các loại thuốc phóng và làm chủ công nghệ sản xuất thuốc nổ mạnh làm cơ sở cho chế tạo các loại tên lửa, đạn thế hệ mới có hỏa lực mạnh; phát triển sản xuất được nhiều loại kính quan sát và ngắm bắn ngày, đêm nhằm tăng khả năng quan sát tác chiến cho bộ binh, xe tăng, pháo binh, pháo phòng không, hải quân đánh bộ... và trang bị đồng bộ theo biên chế vũ khí của trung đoàn bộ binh đủ quân.
    Việc tự chủ được vũ khí trang bị đến cấp sư đoàn bộ binh đủ quân là bước tiến lớn, Việt Nam sẽ không còn phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu những vũ khí thông thường nữa.

    Tuy nhiên, hiện nay chưa nhất thiết phải trang bị ồ ạt cho tất cả các đơn vị chủ lực và bộ đội địa phương mà sẽ đổi mới từng phần, trước hết là cho các đơn vị cấp sư đoàn bộ binh đủ quân. Do vậy, năng lực sản xuất của các nhà máy sẽ chưa tận dụng hết.

    Để duy trì hoạt động của các dây chuyền, duy trì đội ngũ thợ lành nghề, hài hòa giữa các yếu tố kỹ thuật - kinh tế, xuất khẩu vũ khí là một hướng đi hết sức đúng đắn.

    Các loại vũ khí bộ binh của Việt Nam hoàn toàn có thể chen vai thích cánh với các "ông lớn" trên thị trường thế giới.

    Radar phòng không, giám sát biển thế hệ mới

    Hiện nay, Việt Nam đã nghiên cứu chế tạo thành công các loại radar phòng không hiện đại như RV-02 của Viện Kỹ thuật Quân sự PK-KQ, các loại radar cảnh giới trên không tầm trung VRS-M2D và bắt thấp VRS-2DM, radar cảnh giới biển của Tập đoàn Viettel.

    Một mặt đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa "lưới canh trời" đa tầng của Việt Nam, mặt khác các loại radar này cũng tràn đầy cơ hội xuất khẩu ra nước ngoài.

    [​IMG]
    Radar RV-02.

    Các loại radar này được đánh giá khá cao cả về tính năng, độ tin cậy, dễ dàng vận hành cũng như sự bắt mắt về mặt mỹ thuật, cộng với giá thành sản phẩm hợp lý, tạo nên sức cạnh tranh lớn.

    Chưa kể, Việt Nam đã làm chủ công nghệ nâng cấp radar P-18M theo chuyển giao công nghệ của CH Séc và hoàn toàn có thể xúc tiến việc cung cấp các gói nâng cấp tương tự cho nhiều quốc gia khác vốn đang sử dụng phổ biến loại radar này.

    Tàu hải quân

    Khoan chưa nói đến các tàu tên lửa tấn công nhanh hiện đại cho dù Việt Nam đã thừa đủ khả năng đóng mới, chỉ riêng với các tàu tuần tra TT-400 và tàu pháo TT-400TP đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành đóng tàu quân sự Việt Nam.

    Hai mẫu tàu kể trên được đánh giá là có tiềm năng xuất khẩu rất lớn và đã có những bước đi đầu tiên để vươn ra thị trường thế giới.

    Đối với tàu tuần tra TT-400, chất lượng và tính năng hoàn hảo đã được kiểm chứng qua sự kiện nóng trên Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, khi các tàu của ta đối mặt với các tàu hải giám cỡ lớn và hiện đại của Trung Quốc.

    Sự kiện này được cả thế giới biết đến qua những hình ảnh, những thước phim sống động về sự quả cảm của các kíp tàu trong việc kiên trì đấu tranh với việc làm phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. TT-400 đã có một màn ra mắt không thể tuyệt vời hơn.

    Việt Nam hoàn toàn làm chủ từ khâu thiết kế cho tới thi công đóng mới khiến giá thành của các tàu TT-400 và TT-400TP tương đối thấp. Nếu được xuất khẩu, chúng sẽ là những mặt hàng đắt khách.

    [​IMG]
    Tàu pháo TT-400TP do Việt Nam tự thiết kế và đóng mới.

    Bên cạnh đó, việc đóng mới thành công nhiều loại tàu quân sự hiện đại như tàu tuần tra đa năng cỡ lớn, tàu đổ bộ, tàu ứng phó sự cố tàu ngầm xuất khẩu theo các hợp đồng của Tập đoàn Damen đã ít nhiều giúp ngành đóng tàu Việt Nam tích lũy được kinh nghiệm qúy báu.

    Cụ thể đó là làm quen với công nghệ đóng tàu hiện đại theo công nghệ modul được chuyển giao từ Hà Lan, giúp hợp lý hóa quy trình sản xuất, rút ngắn tiến độ thi công, tận dụng được tối đa nguồn nhân lực chất lượng cao mà mất rất nhiều năm mới gây dựng được.

    Đồng thời, việc ứng dụng nhiều vật liệu nội địa vào những con tàu đã giúp tiết kiệm chi phí, giám giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm tàu quân sự Việt Nam trên thị trường thế giới.


    Thiết bị thông tin liên lạc

    Những năm qua, Tập đoàn Viettel đã làm chủ công nghệ, sản xuất và cung cấp hàng chục nghìn máy thông tin liên lạc cho quân đội ta sử dụng với chất lượng tốt, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, giữ bí mật, an toàn trong môi trường tác chiến hiện đại.

    [​IMG]
    Một số loại máy thông tin do Viettel sản xuất.

    Theo giới thiệu, các thiết bị thông tin mới này ít có khả năng bị gây nhiễu nhờ ứng dụng nhiều công nghệ mới, nhất là công nghệ nhảy tần và mã hóa tự động.

    Hiện năng lực sản xuất của các nhà máy thông tin thuộc Viettel đang sẵn sàng ở mức cao, nếu có đơn hàng xuất khẩu, chắc chắn sẽ đáp ứng tốt yêu cầu cả về tiến độ lẫn chất lượng của khách hàng.

    Ngoài các sản phẩm tiêu biểu kể trên, hiện nay Việt Nam đã tự chủ sản xuất được nhiều loại đạn súng bộ binh, đạn cối, đạn pháo các cỡ từ 23mm tới 130mm cũng như đạn pháo phản lực BM-21.

    Trước mắt đáp ứng nhu cầu trong nước và trong tương lai có thể mở rộng công suất để phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

    Video tạm dừng
    Radar "made in" Việt Nam. Nguồn: QPVN

    Tất nhiên, trong nội dung bài viết này mới chỉ gói gọn điều kiện cần, tức là sẵn sàng xuất khẩu những thứ Việt Nam có, còn điều kiện đủ tức là phải ghép nối và xuất khẩu những thứ thị trường cần.

    Chỉ có đáp ứng tốt cả 2 yêu cầu này thì lĩnh vực xuất khẩu vũ khí của Việt Nam mới thực sự khởi sắc.

    Ngoài ra, vì một số vũ khí trang bị do Việt Nam sản xuất nhưng chưa được nội địa hóa 100% hoặc còn phụ thuộc vào bên thứ 3 (tức bên chuyển giao công nghệ) nên muốn xuất khẩu ta sẽ phải được sự đồng ý của những đối tác này.

    Vẫn biết Việt Nam chưa có "tên tuổi" gì trên thị trường vũ khí thế giới, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, một khi bộ đội ta đã tin tưởng, đánh giá cao vũ khí "Made in Vietnam" thì không lý gì các quốc gia khác lại không có niềm tin này.

    Cạnh tranh khốc liệt với những ông lớn, dù khó khăn, nhưng nếu vượt qua được chắc chắn vũ khí Việt Nam sẽ giành được vị trí xứng đáng, tạo tiền đề cho những dự án lớn lao hơn như sản xuất, xuất khẩu tên lửa phòng không, tên lửa diệt hạm, tàu tên lửa,...
  8. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Uy lực của tên lửa Klub vừa được tàu ngầm Kilo 636 bắn thử
    Sao Đỏ | 24/12/2017 07:30

    21
    [​IMG]
    Tên lửa hành trình đối hạm/đối đất Klub (Kalibr) là vũ khí cực kỳ lợi hại trang bị cho các tàu ngầm Kilo 636 của Hải quân Việt Nam.

    Theo số liệu được Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - SIPRI công bố, Việt Nam đã đặt hàng từ Nga 50 quả tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E Klub-S (phiên bản phóng từ dưới nước) để trang bị cho hạm đội 6 tàu ngầm Kilo 636.

    Trong giai đoạn 2013 - 2015, chúng ta đã được phía bạn bàn giao 43 quả, trong đó có cả phiên bản tấn công mặt đất 3M-14E. Hiện tại trong khu vực Đông Nam Á, Hải quân nhân dân Việt Nam là lực lượng duy nhất được trang bị tàu ngầm có khả năng triển khai tên lửa hành trình đối đất/ đối hạm.

    Nhờ tên lửa Klub, tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam có thể tung đòn tấn công từ cự ly xa gấp nhiều lần những loại chỉ có vũ khí là ngư lôi truyền thống, mang lại độ an toàn cho kíp điều khiển vì nằm ngoài phạm vi trả đũa của kẻ địch.

    [​IMG]
    Kíp điều khiển của tàu ngầm Kilo 636 Việt Nam. Ảnh: VTV1.

    Theo giới thiệu của nhà sản xuất, tên lửa hành trình chống hạm 3M-54 Klub dùng để xuất khẩu có 2 phiên bản.

    Biến thể "dài" 3M-54E là loại siêu âm với 3 giai đoạn: khởi tốc, bay hành trình bám biển ở tốc độ cận âm Mach 0,8, khi cách mục tiêu 30 - 40 km tên lửa sẽ leo cao, bật radar chủ động và bật bộ phận tăng lực của động cơ, đưa nó lên tốc độ Mach 2,9. Tên lửa 3M-54E có tầm bắn 220 km, mang theo đầu đạn nặng 200 kg.

    Biến thể "ngắn" 3M-54E1 là loại cận âm toàn giai đoạn (Nga chỉ sản xuất biến thể này để bán cho nước ngoài, không có phiên bản nội địa trang bị cho Hải quân Nga), nó chỉ có tốc độ trong khoảng Mach 0,6 - 0,8 nhưng lại có tầm bắn 300 km cùng đầu đạn nổ giữ chậm nặng 400 kg, đủ sức đánh chìm khu trục hạm chỉ với 1 phát bắn.

    Cuối cùng, 3M-14E là tên lửa hành trình tấn công mặt đất có tầm xa 300 km, mang theo đầu đạn trọng lượng 450 kg, sử dụng hệ thống định vị giai đoạn giữa tổng hợp INS/GLONASS và một đầu dò so khớp ảnh tương tự như công nghệ DSMAC của tên lửa BGM-109 Tomahawk.

    [​IMG]
    Tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam phóng tên lửa hành trình KLub từ dưới nước. Ảnh: VTV1.

    Để đánh giá chính xác nhất công tác huấn luyện cũng như kiểm tra tính năng của vũ khí trang bị thì việc tiến hành bắn đạn thật sau khi huấn luyện mô phỏng trên máy tính là yêu cầu bắt buộc, không thể thiếu.

    Trong chương trình thời sự của VTV phát sóng lúc 19h nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 đã có cảnh các chiến sĩ thuộc một kíp tàu ngầm Kilo 636 thực hành phóng tên lửa hành trình Kalibr (chưa rõ chủng loại cụ thể) từ dưới mặt nước.

    Việc làm chủ quy trình triển khai vũ khí hiện đại và uy lực nhất cho thấy kíp tàu ngầm của Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ khí tài vô cùng tối tân này, tạo niềm tin lớn cho nhân dân cả nước trước năng lực bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Hải quân Việt Nam trong thời kỳ mới.
  9. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Ngư lôi chống ngầm Petya Việt Nam vừa bắn mạnh thế nào?
    (Quốc phòng Việt Nam) - Tàu hộ vệ săn ngầm Petya số hiệu 13 của Hải quân Việt Nam vừa hoàn thành bài tập bắn đạn thật với ngư lôi trên vùng biển phía Nam.
    Petya là tên định danh của NATO dành cho lớp tàu hộ vệ săn ngầm Dự án 159 Storozhevoi Korabl. Đây là những chiếc tàu đầu tiên chạy bằng động cơ turbine khí của Hải quân Liên xô. Vai trò của chúng là chống tàu ngầm tại các vùng nước nông.

    Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 950 tấn và lên tới 1.150 tấn khi đầy tải; chiều dài 81,8 m; chiều rộng 9,2 m; mớn nước 2,9 m; thủy thủ đoàn 90 người.

    Trái tim của Petya là 2 động cơ turbine khí và 1 động cơ diesel có tổng công suất 36.000 mã lực, cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h; tầm hoạt động 4.870 hải lý khi chạy với tốc độ 10 hải lý/h, hoặc 450 hải lý khi chạy ở tốc độ lớn nhất.

    Hệ thống điện tử của Petya gồm radar Don-2, Slim Net, Hawk Screech, sonar gắn liền Herkules và cả sonar loại nhúng.

    Hải quân Việt Nam được Liên Xô viện trợ tổng cộng 5 tàu Petya, gồm 3 chiếc Petya 2 và 2 chiếc Petya III vào thời điểm đầu những năm 1980.

    Trong đó 3 chiếc Petya II mang số hiệu 13, 15 và 17, mỗi tàu vũ trang bằng 2 pháo nòng đôi AK-726 cỡ 76 mm; 2 bệ phóng rocket chống ngầm RBU-600 và 2 giàn 5 ống phóng PTA-40-159 mang theo 10 ngư lôi SET-40UE.

    [​IMG]
    Tàu hộ vệ săn ngầm Petya II số hiệu 13 của Hải quân Việt Nam
    SET-40UE là loại ngư lôi chống tàu ngầm hạng nhẹ cỡ 400 mm do Liên Xô sản xuất, được thiết kế để lắp đặt trên tàu mặt nước cỡ nhỏ và trung bình nhằm thay thế cho ngư lôi SET-53 tỏ ra quá nặng nề và cồng kềnh, chỉ thích hợp đối với những chiến hạm cỡ lớn.

    Quá trình phát triển SET-40 hoàn thành vào năm 1962 và đến năm 1968 thì phiên bản nâng cấp SET-40U ra đời, đây là thế hệ ngư lôi đầu tiên của Liên Xô có thể tìm kiếm mục tiêu dưới nước thông qua một hệ thống sonar chủ động.

    Thông số kỹ thuật cơ bản của ngư lôi SET-40U/ SET-40UE: Trọng lượng 550 kg; dài 4.500 mm; đầu đạn 80 kg; tầm bắn 8.000 m; tốc độ 29 hải lý/h; tầm hoạt động của đầu dò chủ động từ 600 - 800 m.

    [​IMG]
    Tàu hộ vệ săn ngầm Petya II phóng ngư lôi SET-40UE
    So sánh với các loại ngư lôi hạng nhẹ hiện đại cỡ 324 mm thì rõ ràng thông số kỹ chiến thuật của SET-40UE tỏ ra thua kém khá nhiều, trong tương lai dự kiến nó sẽ sớm được thay thế bằng những loại tiên tiến hơn.

    Một phương án đang được nhắc tới đó là Petya sau khi được Ấn Độ trợ giúp hiện đại hóa thì nó sẽ sử dụng ngư lôi hạng nặng cỡ 533 mm do Việt Nam tự sản xuất trong nước, sau khi bộ phận quan trọng nhất là đầu dò đã được chế tạo thành công.
  10. dailythue

    dailythue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2017
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    toppic này các bác viết dài quá :)))

Chia sẻ trang này