1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những V/Đ bí ẩn thuộc Tâm Lý : Bạn có thể giãi thích được nó ?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 31/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46

    Câu Chuyện Vua Đại Vũ (còn gọi là Hạ Vũ) &Nguồn gốc của đôi đũa

    Mặc dù là dụng cụ ăn cơm phổ biến nhưng đôi đũa lại là một phần của văn hóa cổ xưa, xuất hiện trong rất nhiều truyền thuyết và phong tục dân gian khác nhau.
    Hiện có mặt khắp nơi bởi sự phổ biến của ẩm thực châu Á, đôi đũa từng là dụng cụ ăn cơm được lựa chọn ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Singapo trong hàng ngàn năm.
    Nó là 1 trong Những vật dụng vô cùng thân thuộc trong đời sống hàng ngày tưởng chừng như một sự phát hiện ngẫu nhiên, nhưng lại chứa đựng trong đó nội hàm sâu sắc về con người và vũ trụ.
    Và có thể thấy, sự hòa hợp giữa đất trời và con người luôn là yếu tố được tìm thấy trong những phát minh của người xưa.

    Một truyền thuyết & giai thoại phổ biến trong dân gian cho rằng đôi đũa được Hoàng đế Hạ Vũ_(còn gọi là Đại Vũ)tìm ra.

    Vua Hạ Vũ_(còn gọi là Đại Vũ)nổi tiếng là một vị vua nhân cách đạo đức ngay thẳng và có tài chống lũ lụt.

    Trong một giai đoạn lịch sử, khi đất nước mà ông trị vì liên tục bị lũ lụt nghiêm trọng đe dọa, vì quá bận rộn với công việc cải cách hệ thống những con đê để kiểm soát nước
    nên Hạ Vũ_(còn gọi là Đại Vũ) không thể dành thời gian để gặp vợ và con mình, không thể cùng họ dùng một bữa cơm tươm tất.

    Một lần nọ, khi cùng những binh lính đến một hòn đảo, Hạ Vũ_(còn gọi là Đại Vũ)đích thân chuẩn bị dụng cụ nấu ăn và lửa để nấu thịt.
    Vì quá đói do làm việc cật lực dưới trời mưa lớn và nước ngập mọi nơi, đồng thời muốn rút ngắn thời gian ăn uống để quay lại công việc, ông đã bẻ hai nhành cây nhỏ từ một cành cây gần đó và dùng chúng để trực tiếp gắp thịt thả vào nồi nước đang sôi. Những người hầu cận và binh lính có mặt lúc đó cũng bắt chước ông. Và cây đũa đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy.
    Đôi đũa ra đời sớm nhất được làm bằng kim loại trong thời nhà Thương vào khoảng năm 1600 đến 1046 TCN, được phát hiện tại di tích khảo cổ Ân Khư, tỉnh Hà Nam (HeNan).

    Sau đó, đũa ăn dần dần được sử dụng rộng rãi. Người ta thường cắt thực phẩm thành miếng nhỏ trước khi nấu để tránh sử dụng dao (như các dân Tộc Tây Phương) trên bàn ăn, điều được xem là thô lỗ.

  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Trong khi nhiều dân tộc ở Á châu dùng tay để bốc, dân phương tây dùng dao, nĩa, muỗng để ăn thì Việt tộc dùng đôi đũa cho mọi động tác của ăn uống như gắp, và, xé, dầm, trộn, vét.
    Tập quán dùng đũa của Việt tộc đã có từ lâu đời và thể hiện nguyên lý cặp đôi trong văn hoá Việt:

    Khổng Tử, triết gia sống ở thế kỷ thứ 6 TCN là người thông kim bác cổ nhưng sống giản dị, thanh đạm và an hòa. Ông đã khuyên mọi người không nên dùng dao trên bàn ăn bởi nó có thể khiến người ta nghĩ đến những việc sát sinh. Ông cũng không bao giờ cho phép dao xuất hiện trên bàn ăn của mình.
    Tư tưởng của Khổng Tử đã được nhiều người noi theo và Đôi đũa vì thế nhanh chóng phát triển và trở nên phổ biến.

    Hình dáng của đôi đũa, tượng trưng cho Trời và Đất

    Hình dáng phổ biến của đôi đũa thường là một đầu tròn và một đầu vuông, tượng trưng cho trời và đất. Điều này có nguồn gốc từ bát quái, một tập hợp những nguyên tắc sử dụng để bói toán.

    Trên bề mặt, đôi đũa giải thích các nguyên lý cơ bản của triết học Trung Hoa, đáng chú ý nhất là nguyên lý nhị phân âm – dương. Hai chiếc đũa phải được dùng như một cặp, một chiếc làm trụ trong khi chiếc còn lại di chuyển để gắp thức ăn. Điều này phản ánh sự tinh thông về Âm DƯƠNG tương ứng với các yếu tố chủ động và thụ động, hình thành khái niệm về một tổng thể vận động không ngừng.

    Đôi đũa phản ánh sự tinh thông về Âm DƯƠNG của người xưa. (Ảnh dẫn theo GwiGwi)

    Độ dài và tác dụng của chiếc đũa
    Nguồn gốc của đôi đũa mà chúng ta dùng ngày nay là có bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa.

    Nhưng bạn có biết văn hóa sử dụng và độ dài của đôi đũa mà Chúg ta dùng mỗi ngày không?

    Đôi đũa của người Trung Hoa có tiêu chuẩn về chiều dài là 7 thốn (1 thốn = 2,54 cm) 6 phân..Vì sao đôi đũa có độ dài là 7 thốn 6 phân?
    "7 thốn 6 phân" là tượng trưng cho "thất tình lục dục" của con người. Ngày nay, có thể nhiều người làm đũa đã không còn chú ý đến chi tiết này nữa.

    Điểm mấu chốt là đũa phải gồm hai chiếc và được gọi là một đôi. Vì sao, rõ ràng hai chiếc đũa không gọi là "hai chiếc đũa" lại gọi là một đôi đũa đây?
    Đây là bởi vì c Trong điều này bao hàm học thuyết Thái Cực và Âm Dương. Thái Cực là 1, Âm DƯƠNG là 2; 1 chính là 2, 2t chính là 1; trong 1 bao gồm có 2; hợp 2 làm 1.
    Đây là triết học của người Đông Á & người Trung Quốc, người Phương tây khó có thể hiểu được.


    & Khi sử dụng đũa cần chú ý phối hợp và nhịp nhàng cả đôi. Một chiếc động, một chiếc bất động, thì mới có thể kẹp thức ăn vững vàng.
    Nếu Hai chiếc đều động hoặc là hai chiếc đều bất động, nhất định sẽ kẹp thức ăn không chắc. Đây là nguyên lý Âm Dương, cũng là nguyên lý đòn bẩy của cơ học phương Tây.
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Lưỡng Nghi Ngũ hành, Bát Quái TRONG VĂN HÓA DÙNG ĐŨA KHI ĂN CƠM
    Cho dù là người Việt Nam, người Trung Quốc, người Hàn Quốc hay người Nhật Bản thì đều sử dụng đũa trong bữa ăn hàng ngày. Người Việt Nam chúng ta từ xưa đến nay thông thường khi ngồi ăn thì khoảng cách giữa chỗ ngồi và mâm cơm là tương đối xa. Cho nên, đôi đũa phải có độ dài tương đối. & Để thuận tiện trong việc gắp đồ ăn và tránh bị trượt, đôi đũa thường được làm từ tre và gỗ.

    Khi cầm đũa đúng cách, Sử dụng những 5 ngón tay tự nhiên đặt vào 3 vị trí: Ngón cái và ngón trỏ trên cao, ngón út và ngón đeo nhẫn ở dưới thấp, ngón giữa nằm ở giữa 2 chiếc đũa. Điều này không đơn giản chỉ là một quy ước bề mặt, nó còn tượng trưng cho quan niệm truyền thống của người Trung Hoa xưa về trời, đất và con người (Tam Tài: Thiên Địa, Nhân) .

    Ngón út và ngón đeo nhẫn hỗ trợ lẫn nhau dưới thấp, biểu thị cho Đạo của đất, hoặc là sự hợp tác của những người sống trong cõi âm. Ngón cái và ngón trỏ tương ứng với sự linh hoạt và ổn định hoặc những luật lệ trên thiên thượng.

    Ngón giữa là biểu tượng cho vị trí khó khăn nhưng danh giá của một vị vương, theo truyền thống gọi là THIÊN TỬ. Đây chính là người vừa phải đáp ứng nhu cầu, mong ước của người dân vừa phải tuân thủ đạo đức và thuận theo mệnh trời.

    Những ngón tay đặt ở giữa tượng trưng cho con người được nuôi dưỡng bởi trời và đất. Bởi vì tượng trưng cho sự hòa hợp của trời và đất nên đôi đũa được xem là điềm lành và thường được gói kèm vào của hồi môn trong đám cưới để chúc phúc cho những cặp đôi.

    Sự V/động của 5 ngón tay như qui luật Vận động của Ngủ Hành. Ví như cho rằng thuyết Ngũ hành được xây dựng đầu tiên từ bàn tay trái của người Trung Hoa:
    Ngón lớn nhất trong bàn tay là ngón cái, vừa dùng để đếm/bấm vào các đốt ở bốn ngón kia từ phải sang trái, từ trên xuống dưới, vừa là hành Thổ trung ương/cuối cùng khi xếp nó nằm giữa bàn tay
    Trật tự này cũng có thể dẫn đến cách viết từ phải sang trái, từ trên xuống dưới khi văn tự ra đời.

    Quá trình đếm ngũ hành bắt đầu bằng số 1, hành thủy, ngón út; đến số 5, hành thổ, ngón cái, có vẻ khá logic và tương đối hợp lý: từ nhỏ đến lớn.
    Nó cũng có thể là nguyên do Tần Thủy Hoàng đã chọn thủy đức màu đen cho đế chế Đại Tần của mình, nghĩa của nó là một, đầu tiên, đứng đầu.
    Và thực tế ông đúng là nhà cách mạng đầu tiên trong lịch sử Đông Á đã khai mở hình thức nhà nước phong kiến tập quyền.

    Và ~ Món ăn đúng như Mùi & Khẩu vị đi cùng với chúng Thường là 7 Món như Thịt bò 7 Món; Giả Cầy 7 món , cùng Vơi nước chấm (hành Thủy) VV... tạo thành 8 vị ( Bát Quái)

    \m/:-bd:-t8->~X(:-h
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Thói quen cầm theo vị trí đũa tiết lộ tính cách
    [​IMG]
    Cách ăn uống của người Việt Nam gắn liền với việc sử dụng đũa. Tùy thuộc vào cách bạn cầm đũa cũng sẽ cho bạn biết cơ bản về con người bạn.
    Mỗi người thường có thói quen cầm đũa ở một vị trí khác nhau. Không phải ai cũng biết, nó không đơn thuần chỉ là thói quen, mà nó còn thể hiện tính cách của từng người.
    Chỉ cần nhìn vị trí mà một người thường xuyên cầm đũa, bạn có thể biết rõ về tính cách của người ấy đấy!

    Cầm ở vị trí đoạn A: Gần đầu gắp thức ăn
    [​IMG]
    Bạn là người sống lý trí, rất tự lập, có ý chí kiên cường, bên cạnh đó còn có lòng hiếu kỳ và cảm nhận phong phú, là kiểu người hiện thực hay tò mò, ham học hỏi, ưa khám phá.
    Có thể thấy rõ bạn rất hiếu động, hoạt bát, chẳng lúc nào chịu ở yên một chỗ. Bề ngoài của bạn khi gặp người lạ khá lạnh lùng, thậm chí có người còn tưởng rằng bạn rất… chảnh nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại.
    Chỉ cần quen biết một chút thôi là bạn đã bắt đầu bộc lộ bản chất thật. Nếu chơi thân với bạn sẽ thấy bạn rất vui vẻ, dễ gần, không những thế còn tốt bụng nữa &có khả năng tự xoa dịu những tổn thương trong lòng, ít khi bỏ cuộc trước khó khăn.

    Ở phần giữa đôi đũa Cầm ở vị trí đoạn B
    [​IMG]

    Bạn có tính tình ôn hòa, hòa đồng, cởi mở, cư xử rất khéo léo. Có thể nói, khả năng giao tiếp của bạn khá tốt. Bạn không có nhiều bạn bè nhưng những người bạn của bạn đều là tri kỷ rất thân thiết
    Bạn có khả năng chịu áp lực rất lớn, lại là người có ý chí, sẵn sàng đấu tranh theo đuổi mục tiêu đến cùng nên khả năng thành công của bạn cũng rất lớn.
    Bên cạnh đó, bạn ý thức cao và còn rất mơ mộng nữa, biết tận dụng mọi nguồn lực để đạt mục tiêu!

    Gần về phía đuôi Cầm ở vị trí đoạn C
    [​IMG]

    Bạn là người có vẻ bề ngoài khá bí ẩn, tư duy phong phú khiến người khác cảm thấy khó hiểu, làm cho người khác cảm giác khó nắm bắt.
    Trực giác của bạn đặc biệt nhạy cảm với cái đẹp. Có thể dễ dàng đồng cảm và thấu hiểu với người khác nên thường xuyên trở thành quân sư cho bạn bè trong đủ thứ chuyện.

    Bạn rất có sức hút rất được hoan nghênh, và điều này cũng rất kì lạ, đến nỗi chính bạn cũng chẳng thể lý giải được.
    Bạn không thích người khác thấy mình những lúc buồn hay yếu đuối nên luôn giấu mình rất kỹ.
    Chính bởi vậy, mọi người xung quanh sẽ thấy bạn Vẻ ngoài điềm tĩnh, có phần rất lạnh lùng, tuy nhiên nếu chơi với nhau lâu thì sẽ hiểu rằng bạn là người bên trong đầy nhiệt tình, rất đáng tin cậy.

    Cầm ở vị trí đoạn D: Sát phía đuôi


    [​IMG]
    Bạn là người rất có đầu óc. Bạn khá thông minh, đầu óc sáng suốt và luôn hành động theo lý trí. Với mỗi việc, kể cả trong học hành lẫn công việc, bạn đều làm việc rất bài bản với những kế hoạch hoàn hảo trong mọi vấn đề .
    Bạn rất biết cách tận dụng các mối quan hệ, cùng với tài lãnh đạo bẩm sinh, sức sống mạnh mẽ, kiến thức uyên bác nên việc được lòng mọi người xung quanh không phải điều gì quá khó đối với bạn.
    Không chỉ thông minh, những kiến thức mà bạn có được cũng rất đáng nể. Nhờ đó, bạn rất dễ đạt được thành công. nhưng nhược điểm hay dễ tin người, không chấp nhận sự phản bội.

    Trong tình yêu, bạn là người chung thủy, ghét sự dối trá, phản bội. Nhược điểm của bạn là dễ tin người nên rất dễ bị người khác lợi dụng, đặc biệt là trong chuyện tình cảm.


    Nguồn: kenh14.vn
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    .
    Liệu Sự Kiện Trận hồng thủy & Vua Đại Vũ (còn gọi là Hạ Vũ) có thật trong LS TQ?

    Trận hồng thủy giúp hoàng đế Đại Vũ (còn gọi là Hạ Vũ) của Trung Quốc lên ngôi thành lập nhà HẠ triều đại đầu tiên trong LS TQ
    Xem :

    Chủ đề: Kinh Dịch: Sắc Màu Thời-Không Tâm Lý (học) hiện đại
    [​IMG]
    Trận đại hồng thủy trên sông Hoàng Hà mở đường cho hoàng đế Đại Vũ (còn gọi là Hạ Vũ lên ngôi. Ảnh: Wu Quinlong.
    http://ttvnol.com/threads/kinh-dich...ly-hoc-hien-dai.1412925/page-17#post-43625182

    Trận đại hồng thủy dẫn tới sự ra đời của vương triều phong kiến thị tộc đầu tiên ở Trung Quốc là 1 trong những trận lụt lớn nhất trên thế giới trong vòng 10.000 năm qua.

    Câu chuyện được lưu truyền cách đây 1.000 năm trước khi xuất hiện trong các tài liệu lịch sử. Do không đủ chứng cứ địa chất học về trận lụt, 1 số học giả nghi ngờ quy mô trận lụt bị phóng đại theo thời gian. Họ cho rằng đây có thể cách tuyên truyền để hợp thức hóa việc Vua Hạ Vũ lên ngôi.

    Theo International Business Times, chứng cứ địa chất từ sông Hoàng Hà chỉ ra 1 trận động đất từng khiến nước sông chảy với tốc độ 500.000 mét khối 1 giây. Theo nhóm nghiên cứu, sự kiện này cho thấy cách thảm họa tự nhiên góp phần hình thành và thay đổi lịch sử loài người.

    Phân tích đồng vị carbon cho thấy đã có 1 vụ lở đất gây lũ lụt cực lớn trên sông Hoàng Hà hơn 4.000 năm trước, trùng với thời điểm được cho là diễn ra đại hồng thủy.
    Đại hồng thủy ở Trung Quốc là chủ đề gây tranh cãi suốt nhiều năm.
    Theo truyền thuyết, hoàng đế Hạ Vũ nắm quyền cai trị đất nước và thành lập nhà Hạ thông qua trị thủy, khắc phục lũ lụt, nạo vét lòng sông và dẫn nước theo các kênh.

    Wu Qinglong ở Đại học Bắc Kinh cùng với 1 nhóm nhà nghiên cứu quốc tế quyết định tái hiện sự kiện diễn ra trên sông Hoàng Hà. Bằng cách phân tích trầm tích ở lưu vực sông Hoàng Hà, họ tìm thấy bằng chứng của 1 vụ sạt lở tự nhiên diễn ra cách đây khoảng 4.100 năm. Sau đó, họ dựng lại những sự kiện xung quanh trận lụt nhằm xác định rõ thời điểm trận lụt diễn ra cũng như sức tàn phá của nó.

    [​IMG]
    Bộ xương của những nạn nhân chết trong trận động đất được khai quật vào năm 2000. Ảnh: Wu Quinlong.

    [​IMG]
    Khu vực khảo cổ Trong kết quả công bố hôm nay trên tạp chí Science, Nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc phát hiện ra dấu tích của vụ lở đất do động đất khiến sông Hoàng Hà bị bít lại ở tỉnh Thanh Hải, gần Tây Tạng. đã gây nên sạt lở đất, tạo ra 1 con đập chắn ngang sông Hoàng Hà. Nước sông tích tụ trong 6 - 9 tháng; Con đập tự nhiên cao 200m này đã vỡ sau vài tháng tích nước, làm dòng lũ dung tích tới 17 tỷ mét khối, gấp 500 lần dòng chảy bình thường gây ngập toàn bộ khu vực 2000km.. Khi con đập vỡ, nó gây nên 1 trong những trận lụt lớn nhất ở thế Holocene (từ năm 9.700 trước Công nguyên đến nay).
    (còn tiếp)
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)

    Darryl Granger, nhà địa chất học ở Đại học Purdue, Mỹ, 1 thành viên nhóm nghiên cứu, nhận xét: "Trận lụt này tương đương với trận lụt mạnh nhất từng đo được trên sông Amazon, con sông lớn nhất thế giới. Đây cũng là 1 trong những trận lụt lớn nhất từng diễn ra trên Trái Đất trong suốt 10.000 năm qua, và mạnh gấp 500 lần mức dự kiến từ 1 cơn mưa lớn. Do đó, nó trở thành sự kiện có sức tàn phá dữ dội đối với bất kỳ cư dân nào ở hạ nguồn sông Hoàng Hà",

    Để tìm hiểu thời điểm trận lụt diễn ra, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng đồng vị carbon trên bộ xương của những trẻ em chết trong trận động đất.
    Phân tích cho thấy chúng chết vào khoảng năm 1920 trước Công nguyên, muộn hơn vài thế kỷ so với quan điểm trước đó.
    Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện cung cấp mốc thời gian chính xác về khởi nguồn của nhà Hạ. Phân tích hài cốt của trẻ em từ xưa cho thấy trận đại hồng thủy trong truyền thuyết có khả năng đã thực sự diễn ra,
    ngay trước khi cư dân bắt đầu sinh sống tại Trung Quốc.

    Hài cốt được phân tích có niên đại từ năm 1920 trước công nguyên của 14 trẻ em bị vùi lấp khi nhà sập lúc dòng lũ ập tới. Họ còn tìm thấy những vết đứt gãy do trận động đất được lấp đầy bởi loại bùn đặc trưng sau lũ.

    Theo đó, đây rất có khả năng là thảm họa trong truyền thuyết xảy ra trước thời Hạ, là 1 trong những thiên tai kinh khủng nhất thế giới trong 10.000 năm qua.
    Cũng theo cổ tích, 1 anh hùng tên Yu (Vũ) đã khống chế dòng nước và lập ra triều đại đầu tiên của Trung Quốc. Trùng hợp hơn địa điểm triều Hạ bắt đầu cũng chính là bắt nguồn trận lụt, thung lũng Jishi.
    Xem:
    http://ttvnol.com/threads/kinh-dich...ly-hoc-hien-dai.1412925/page-18#post-43674928
    Từ trước tới giờ nhiều sử gia vẫn nghi ngờ sự tồn tại của nhà Hạ và cho rằng đây chỉ là truyện cổ tích, do ghi chép lâu đời nhất mới chỉ từ năm 450 TCN.
    Theo nhà nghiên cứu David Cohen từ ĐH Quốc gia Đài Loan, phát hiện mới này có thể chứng minh rằng truyền thuyết Vua Đại Vũ (còn gọi là Hạ Vũ) Ng Khai sáng Triều đại Nhà Hạ, triều đại đầu tiên của Trung Quốc là có thật.

    Giáo sư Ye Maolin, đồng tác giả nghiên cứu từ Học viện Khoa học Xã hội và Khảo cổ Trung Quốc hy vọng sẽ huy động thêm kinh phí để tiến hành sâu hơn vì nhiều vấn đề vẫn đang được bỏ ngỏ,
    như quy mô trận động đất, hay các khám phá ngoài lề về văn hóa như loại mì sợi đầu tiên xuất hiện có thể mở bức màn về nền văn minh cổ đại.

    Đại hồng thủy có mặt trong nhiều nền văn hóa, từ Hindu giáo cho tới Noah trong Kinh Thánh của Công giáo. Ở thời tiền sử, lũ lụt thường xuyên xảy ra do băng đá tan chảy sau kỷ băng hà 10.000 năm trước, làm tăng mực nước biển.

    Theo
    Phương Hoa & Mẫn Di - Guardian (Dân Việt)

    Lần cập nhật cuối: 17/04/2018
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Lời Fi Lộ:

    Được biết Các Fát hiện có tính LS trên đây thuộc 1 nghiên cứu đước tiến hành theo một dự án khảo cổ đa ngành có tên HẠ THƯƠNG CHU ĐOẠN ĐẠI CÔNG TRÌNH (giản thể: 夏商周断代工程; bính âm: Xìa Shāng Zhōu Duàndài Gōngchéng) -Dự án xác định niên đại Hạ Thương Chu -
    được chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giao cho một nhóm các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực tiến hành kể từ ngày 16 tháng 5 năm 1996 để xác định chính xác địa điểm và khoảng thời gian (niên đại) của các triều đại là nhà Hạ, nhà Thương và Tây Chu:

    Liệu



      • Nhà Hạ: 17 vua (2070 TCN - 1600 TCN) trong lịch sử cổ đại Trung Quốc có tồn tại?

    Nhà Hạ (chữ Hán: 夏, bính âm: Xià) Nhà Hạ là triều đại được ghi chép trong sử sách, kéo dài mấy trăm năm, là triều đại đầu tiên được miêu tả trong các ghi chép sử học cổ đại như Sử ký và Trúc thư kỉ niên.

    LS Thành lập Nhà Hạ (chữ Hán: 夏, bính âm: Xià)

    Truyền thuyết nói rằng Người sáng lập nhà Hạ là Đại Vũ-vị anh hùng lịch sử trị thụy yêu dân. Truyền thuyết kể rằng do ông trị thủy thành công nạn lũ lụt triền miên của sông Hoàng Hà nên được nhân dân bộ tộc ủng hộ. Vua Vũ là người hiền, có công đào vét chín (9) con sông trị thủy cho Trung Quốc trong tám năm. Trong thời gian đào vét, ông nhiều lần đi ngang qua nhà mình mà không vào. Vì công lao như vậy, năm 2225 TCN ông được vua Thuấn chọn làm người truyền ngôi. & cũng theo Truyền thuyết Năm 2208,khi vua Thuấn mất, Vũ để tang 3 năm rồi chính thức lên ngôi vua năm 2205 TCN. Sau khi lên ngôi, ông vẫn giữ lệ cử người hiền tài trong nước thay mình như các đời trước mà không có ý định truyền ngôi cho con là Khải - con với người vợ họ Đồ Sơn. Ông dự định cử Cao Dao thay mình làm vua sau này. Nhưng Cao Dao lại mất trước ông, vì vậy ông phong cho con cháu Cao Dao ở đất Anh, đất Lục, rồi lại tiến cử Bá Ích quản lý chính sự để chuẩn bị làm vua.và cuối cùng thiết lập lên triều đại Nhà Hạ.

    Nhà Hạ được thành lập đánh dấu xã hội nguyên thủy kéo dài được thay thế bằng xã hội tư hữu, Trung Quốc từ đó bước vào xã hội nô lệ.
    Theo Kinh Thư Thiên Vũ Cống viết: vua Vũ chia đất thành 9 châu Ký Dự Thanh từ Kinh Dương Cổn Ung Lương..., địa giới chạy từ Hà Nam tới Hoàng Hải ở phía đông, phía nam xuống tới Hồ Nam, Giang Tây, Chiết Giang ngày nay.
    Vậy Nhà Hạ được vua Đại Vũ thành lập và kết thúc ở vua Kiệt (Hạ Kiệt) Không thể không tồn tại.

    Chín châu có thể do người đời sau sắp đặt "kì vĩ hóa" công cuộc trị thủy dựng nước của Hạ Vũ mà thôi.
    Năm 2198 TCN, Vũ đi tuần phía đông, đến Cối Kê thì mất. Bá Ích không nhận ngôi vua mà nhường lại cho con Vũ là Khải rồi tránh ra ở phía nam Cơ Sơn. Vì Khải cũng có nhiều uy tín nên thiên hạ nhiều người quy phục. Kể từ đời vua Khải, Nhà Hạ giữ lệ cha truyền con nối.

    Cuối đời nhà Hà, tình hình chính trị trong triều đình hỗn loạn, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. Đặc biết sau khi nhà vua cuối cùng Hạ Kiệt kế vị không chịu cải cách, ăn chơi xa đoạ. Ông suốt ngày chỉ uống rượu làm ti`nh với người phi Muội Hỷ được sủng ái, bất chấp sự khổ cực của nhân dân. Có đại thần nào khuyên ông, ông đều giết họ. Bởi vậy các nước chư hầu lần lượt dựng cờ tạo phản. Lúc đó một trong các nước chư hầu là Thương đã thừa cơ diệt Hạ, cuối cùng đánh thắng quân Hạ, nhà vua Hạ Kiệt lẩn trốn và sau chết ở Nam Tào, đời nhà Hạ bị diệt vong từ đây.

    Do những sử liệu về nhà Hạ được lưu truyền đến nay rất ít, bởi vậy có đời nhà Hạ trong lịch sử hay không đến nay vẫn có sự tranh luận trong giới khoa học. Thế nhưng trong "Sử ký.Hạ bản Ký"-một cuốn sách lịch sử nổi tiếng ở Trung Quốc có ghi rõ về hệ thế của nhà Hạ. Các nhà khảo cổ cũng mong thông qua khảo cổ tìm được di chỉ văn hóa của nhà Hạ, qua đó phôi phục lịch sử của triều đại nhà Hạ. Từ năm 1959, giới khảo cổ học Trung Quốc bắt đầu điều rra "Hạ Hư", mở màn cho việc nghiên cứu tìm tòi văn hoá nhà Hạ. Hiện nay phần lớn các học giả cho rằng: "văn hóa _Nhị Lý Đầu(ErLiDou)" được đặt tên theo di chỉ _Nhị Lý Đầu(ErLiDou) Nam Uyển Sư Hà Nam là đối tượng chính để tìm tòi nghiên cứu văn hoá Hạ.
    Thời gian di tồn của di chỉ văn hoá này theo dự đoán vào khoảng năm 1900 trước công nguyên, thuộc phạm vi niên kỷ của nhà Hạ.
    Lần cập nhật cuối: 26/04/2018
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Tạm dừng Câu Chuyện Nhà Hạ, & khi có dịp chúng ta tìm hiểu tiếp; để đề cập đến SỰ KIÊN 1 V/Đ THỜI SỰ THẾ GIỚ NÓNG SỐT hiện nay

    CÂU CHUYỆN NGOẠN MỤC VỀ VH DÙNG ĐŨA: ĐÔI ĐŨA, ĐŨA ĐÔI, ĐŨA LỆCH HAY TRẢ ĐŨA... NGỦ HÀNH & BÁT QUÁI QUA THỜI SỰ THẾ GIỚI NGÀY NAY:

    Chuyện về Đôi Đũa, Đũa Đôi, Đũa Lệch hay Đũa Vênh giữa Hàn-Triều (Hàn Quốc và Triều Tiên)

    9 điểm khác biệt giữa Hàn Quốc và Triều Tiên

    Sau chiến tranh 1950 - 1953, Hàn Quốc và Triều Tiên đi theo những hướng phát triển khác nhau và ngày càng có nhiều khác biệt.

    Lãnh đạo Hàn - Triều nắm chặt tay nhau trong lễ chia tay / Lãnh đạo liên Triều cầm búa đập vỡ vòm chocolate chứa bản đồ thống nhất

    Khác với Hàn Quốc, Triều Tiên được xem là quốc gia bí ẩn nhất thế giới, bởi vậy, rất khó thống kê về đất nước này và những con số có được thường dựa trên ước tính.
    Dù vậy, số liệu cũng cung cấp cho thế giới phần nào về cuộc sống tại Triều Tiên, theo BBC.

    [​IMG]
    GDP Hàn Quốc (xanh) tăng vọt từ năm 1974, còn kinh tế Triều Tiên (đỏ) vẫn trì trệ sau nhiều năm. Đồ họa: BBC.


    Cho đến năm 1973, mức độ phát triển kinh tế của Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn tương đương nhau.
    Từ sau đó, Hàn Quốc phát triển tăng vọt, trở thành một trong những nhà sản xuất công nghiệp hàng đầu thế giới với các tập đoàn gia đình lớn như Samsung, Hyundai. Trong khi đó, Triều Tiên phát triển trì trệ trong những năm 1980.



    [​IMG]
    Tuổi thọ trung bình của người dân Hàn Quốc được cải thiện đáng kể sau hơn 50 năm. Đồ họa: BBC.


    Một loạt các nạn đói vào cuối những năm 1990 là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ trung bình ở Triều Tiên. Tuổi thọ trung bình của người Triều Tiên thấp hơn trung bình của Hàn Quốc tới 12 tuổi.

    [​IMG]
    Dù kinh tế kém phát triển, điều kiện vật chất thiếu thốn hơn, nhưng Triều Tiên (đỏ) lại có tỷ lệ sinh cao hơn Hàn Quốc (xanh). Đồ họa: BBC.

    [​IMG]
    Triều Tiên trải qua ba đời lãnh đạo từ năm 1948 tới nay, còn Hàn Quốc đã có 12 đời tổng thống. Đồ họa: BBC.

    Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) sáng lập Triều Tiên vào năm 1948. Kể từ đó, gia đình ông điều hành đất nước theo truyền thống cha truyền con nối với ba đời lãnh đạo là: Kim Nhật Thành, Kim Jong-il và hiện tại là Kim Jong-un.

    Cùng quãng thời gian này, Hàn Quốc đã trải qua 6 nền cộng hòa, một cuộc cách mạng, hai cuộc đảo chính và chuyển sang bầu cử tự do. Cho đến nay, Hàn Quốc đã có 12 tổng thống với 19 nhiệm kỳ.

    [​IMG]
    Triều Tiên có số quân nhân đông gần gấp đôi Hàn Quốc. Đồ họa: BBC.


    Triều Tiên xếp thứ 52 về dân số nhưng sở hữu lực lượng quân đội lớn thứ 4 trên thế giới. Chi tiêu quân đội ước tính chiếm 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và hầu như tất cả đàn ông Triều Tiên đều trải qua vài hình thức huấn luyện quân đội.


    [​IMG]
    Chỉ 724 km đường ở Triều Tiên được rải nhựa. Đồ họa: BBC.


    Hình ảnh từ thủ đô Bình Nhưỡng thường cho thấy những con đường lớn, nguyên sơ, rộng rãi, nhưng bên ngoài thành phố lại là câu chuyện khác
    Theo số liệu năm 2006, Triều Tiên có 25.554 km đường giao thông, nhưng chỉ 3% thực sự được rải nhựa, tương đương với 724 km.

    Số liệu ước tính cũng nói rằng cứ 1.000 người Triều Tiên thì chỉ 11 người sở hữu ôtô, đồng nghĩa với việc hầu hết người dân sử dụng xe buýt làm phương tiện đi lại
    Hình ảnh người Triều Tiên xếp hàng dài ở trạm xe buýt đã trở nên quá quen thuộc.

    [​IMG]
    Than đá là mặt hàng xuất khẩu chính của Triều Tiên. Đồ họa: BBC.


    Kinh tế Triều Tiên chủ yếu dựa vào ngành xuất khẩu than, nhưng rất khó để xác định giá trị thật vì số liệu chỉ đến từ những nước nhập khẩu than của Triều Tiên.
    Phần lớn than Triều Tiên được xuất sang Trung Quốc, song từ tháng 2/2017, Bắc Kinh ban hành lệnh cấm nhập than của Bình Nhưỡng để ủng hộ các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc do chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.

    Dù vậy, một số nhà phân tích đặt nghi vấn về bản chất lệnh trừng phạt của Bắc Kinh.

    "Có người nhìn thấy tàu chở than Triều Tiên neo đậu tại các cảng Trung Quốc ngay sau lệnh cấm.
    Tôi tin rằng Trung Quốc cấm nhập khẩu than, nhưng không hoàn toàn", Kent Boydston, nhà phân tích nghiên cứu tại Viện Peterson cho biết.

    (còn Tiếp)
    Lần cập nhật cuối: 10/05/2018
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp)

    So sánh chênh lệch số lượng thuê bao di động của Triều Tiên và Hàn Quốc.
    Ở một đất nước 25 triệu dân như Triều Tiên thì 3,2 triệu thuê bao tương đương tỷ lệ 10 người mới có một chiếc điện thoại.
    Hầu hết người sử dụng điện thoại đều tập trung ở thủ đô Bình Nhưỡng.
    Trái lại, Hàn Quốc chỉ có hơn 51 triệu dân nhưng số thuê bao di động lên tới 58,9 triệu.


    [​IMG]
    So sánh chênh lệch số lượng thuê bao di động của Triều Tiên và Hàn Quốc. Đồ họa: BBC.

    Với một mạng di động duy nhất Koryolink, thị trường di động của Triều Tiên bị hạn chế nhưng cũng đang phát triển.
    Được thành lập ban đầu với vai trò là đối tác của công ty viễn thông Orascom, Ai Cập, trong nhiều năm qua, Koryolink là lựa chọn duy nhất của người dân Triều Tiên.

    Tuy nhiên, năm 2015, Orascom phát hiện Triều Tiên đang thiết lập một mạng lưới cạnh tranh là Byol và buộc phải tiết lộ với các nhà đầu tư rằng họ đã mất quyền kiểm soát đối với 3 triệu thuê bao.

    Cũng như sự khan hiếm điện thoại di dộng, hầu hết người dân Triều Tiên chỉ được phép truy cập vào mạng internet riêng của quốc gia - một mạng nội bộ khép kín hoạt động trên phạm vi toàn quốc.
    Các báo cáo năm 2016 cho biết ở Triều Tiên chỉ có 28 tên miền được đăng ký.

    [​IMG]
    So sánh chiều cao trung bình của người Hàn Quốc và Triều Tiên. Đồ họa: BBC.




    Một số nghiên cứu cho rằng người Triều Tiên có chiều cao trung bình thấp hơn người Hàn Quốc.
    Giáo sư Daniel Schwekendiek thuộc Đại học Sungkyunkwan ở Seoul đã nghiên cứu chiều cao của những người tị nạn Triều Tiên khi họ vượt biên vào Hàn Quốc và nhận thấy chiều cao trung bình của họ thấp hơn trung bình từ 3 - 8cm.

    Schwekendiek chỉ ra sự khác biệt chiều cao phải do di truyền bởi dân cư hai miền giống nhau. Ông cũng bác bỏ chỉ trích cho rằng người tị nạn phải sống nghèo khó hơn nên mới có tầm vóc nhỏ hơn.

  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Câu chuyện "David & Goliath" thời đại.
    Vào ngày 29 tháng 11 2017, Triều Tiên đã tiến hành lần thứ mười hai (trong số mười bốn) vụ thử tên lửa đạn đạo thành công trong năm 2017, một cuộc thử nghiệm có tầm bắn ước tính là 13.000 km.
    Thử nghiệm cuối cùng này được đưa ra sau một thời gian tạm lắng rất được hoan nghênh trong chuyến đi của Trump đến châu Á kéo dài vài tuần.
    Theo thỏa thuận ngầm, Kim Jong-un quan sát với 1 sự bình tĩnh tương đối, để cánh cửa mở ra cho các kênh ngoại giao TG. Trump, trong khi đó, được bảo lưu và K0 dũng cảm trong suốt hành trình châu Á của mình, vì ông đã để nó được biết đến trong các tweet và các buổi đi chơi công khai.

    Tại sao thử nghiệm cuối cùng này?

    Có lẽ thấy rằng kết quả K0 được giải quyết theo tốc độ mà Bình Nhưỡng mong muốn, Kim Jong-un đã thể hiện một sức mạnh mới để nhắc nhở thế giới (và đặc biệt là Mỹ) rằng Triều Tiên đang ở đó, K0 nên quên cũng K0 được đánh giá thấp.
    Cuối cùng, Triều Tiên muốn phá vỡ sự cô lập và gia nhập cộng đồng quốc tế trên cơ sở vững chắc, trong đó chế độ của họ K0 bị đe dọa cũng như K0 ổn định.


    Làm thế nào để đạt được mục tiêu mà Triều Tiên tìm kiếm?

    Chính xác bằng cách sử dụng Cái thế mạnh nhất của mình, cụ thể là vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa có khả năng tiếp cận lãnh thổ Hoa Kỳ.
    Đó là một thế mạnh mẽ có sức răn đe đáng kể khi đàm phán. Hoa Kỳ sẽ phải suy nghĩ hai lần trước khi nối lại một cuộc chiến với những hậu quả tai hại và kéo dài, với việc Hiroshima và Nagasaki là ví dụ.


    Tuy nhiên, đối với CHDCND Triều Tiên, tham gia cộng đồng quốc tế có nghĩa là họ sẽ phải từ bỏ tham vọng hạt nhân và ký Hiệp ước K0 phổ biến hạt nhân từ năm 2003. Và đó là nơi mà mọi thứ trở nên phức tạp! K0 có câu hỏi nào cho Vương quốc Cô lập (Hermit) làm như vậy, miễn là cuộc chiến với Mỹ chưa chính thức kết thúc; tình trạng này hầu như K0 phù hợp với các nước láng giềng và các nước xung quanh vì nhiều lý do.

    (còn Tiếp)
    Lần cập nhật cuối: 01/02/2019

Chia sẻ trang này