1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Và không chỉ ở mức độ như vậy. Để trì hoãn việc người Nga đang truy đuổi càng nhiều càng tốt trong vùng đất cuối cùng bên bờ đông của sông Dnieper, do đó làm cho việc theo đuổi của Hồng quân không thể bắt kịp với tốc độ rút quân của người Đức một khi họ đã thoát sang bờ tây của con sông, một khu vực có chiều rộng khoảng 12-25 dặm bên bờ đông của sông Dnieper lập tức phải được biến thành hoang mạc. Cái gì không thể mang đi được sẽ bị hủy hoại hoàn toàn – cho nổ tung, đốt cháy và phá sạch - mọi ngôi nhà, mọi cây cầu, mọi con đường, mọi lối đi, mọi cây cối, và tất cả các chuồng gia súc.

    Kẻ thù sẽ phải bước vào nơi hoang dã, nơi mà họ không thể tìm được chỗ ở để tạm nghỉ ngơi, không ăn uống được gì cả , không có gì để cho anh ta làm chỗ trú ẩn, và không còn bất cứ điều gì để giúp đỡ anh. Đó chính là “Scorched earth”“Chiến dịch tiêu thổ”….Cụm từ “Scorched earth” được hiểu theo nhiều cách ở các nơi trên thế giới. Ta có thể dẫn chứng bằng các cụm từ : Tiêu hao – Mặt đất bị cháy tới tận gốc – Vườn không nhà trống …v...v…Tựu chung là một câu “Đốt sạch, phá sạch”. Lần đầu tiên phương pháp này được đưa vào kế hoạch chiến lược của Đức trên một quy mô lớn; lần đầu tiên cơn ác mộng tai họa về ngọn lửa và sự tàn phá khủng khiếp đã được áp dụng. Phương pháp này đã được Stalin áp dụng nhiều lần trong năm 1941 và 1942, mặc dù mức độ thành công thu được rất khác nhau. Do đó các lực lượng Đức từ vùng Donets và phía đông Ukraine đã di chuyển thành công về bờ tây con sông Dnieper. Họ đã dắt theo 200.000 đầu gia súc cùng với một số lượng lớn ngựa –153.000 con. Cùng nhau xiết chặt đội hình, cơ thể họ đều ướt sũng, bết đầy mồ hôi, họ di chuyển qua vùng đất đen của Ukraine như những đội hình tù nhân to lớn, dưới những đám mây bụi. Khoảng 270.000 con cừu bị lùa về phía tây; khoảng 40.000 xe thô sơ chở nông dân đã lao về phía sông Dnieper. Và khi mặt trời lặn sau những đám mây bụi dày đặc bốc lên bởi những cuộc di dân không giới hạn, thì đến lượt 3.000 đoàn tàu đã bắt đầu lăn bánh trên tuyến đường sắt giữa Stalino và Kiev, mang theo ngũ cốc, các cây tinh dầu, con người, máy kéo, máy gặt đập, máy công cụ và những xe tăng bị hư hỏng.

    Được kích thích từ các chỉ thị của mình, Bộ Tư lệnh tối cao Đức đã sai lầm khi tin rằng một dải đất rộng của một quốc gia bị biến thành hoang mạc trong quá trình tiến hành cuộc rút lui khẩn cấp quét ngang thì lúc đó quốc gia này khó có thể hồi phục ngay được..

    Một vài trăm ngàn gia súc, ngựa, và cừu không làm nên lên thắng lợi của một cuộc chiến tranh. Các nhà máy sản xuất và hầm mỏ bị phá hủy không làm tê liệt việc sản xuất của một quốc gia trong thời kỳ dài lâu được. Các hình thái của chiến dịch “đốt sạch phá sạch” không phải là một sự đảm bảo cho chiến thắng, nhưng nó sẽ có khuynh hướng làm hỏng danh tiếng của một quốc gia hùng mạnh trong một thời gian dài.

    Quân đội đã nhận ra điều này theo bản năng. Chính Manstein đã ra lệnh rằng những biện pháp này nên được giới hạn ở những gì là thực sự cần thiết đứng trên quan điểm quân sự . Chỉ thị đến từ Cụm Tập đoàn quân quy định rằng phải để ít ngũ cốc và gia súc cho những dân thường bị kẹt lại để họ có cơ sở sinh sống, cư trú chờ vụ mùa kế tiếp….

    Trong khu vực thuộc Tập đoàn quân VI (Đức), 1/5 số lượng lương thực đã được bỏ lại . Tuy nhiên, nhật ký chiến tranh Tập đoàn quân có phàn nàn rằng biện pháp này, được thúc đẩy bởi các quyết định nhân đạo, dẫn đến bất lợi về mặt quân sự vì ngay lập tức Hồng quân tịch thu số lượng lương thực khi họ tiến vào. Điều này được khẳng định trong cuốn Lịch sử cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại , mặc cho cách diễn giải theo chiều hướng khác hẳn : Theo tuyên bố của dân chúng, họ đã che giấu được số lương thực, không để người Đức cướp mất và đã giao cho Hồng quân sau khi họ vừa được giải phóng…

    Một điều rất rõ ràng là mệnh lệnh không được phép để lại bất cứ một thứ gì, nhưng chiến dịch “đốt sạch phá sạch” chỉ có thể thành công ở mức độ hạn chế. Trong hầu hết các trường hợp, các chiến dịch quân sự và cuộc rút quân bắt đầu muộn màng khiến cho quân đội không có đủ thời gian để phá dỡ. Điều này được xác nhận bởi các dòng chữ trong cuốn Nhật ký chiến tranh của nhiều Sư đoàn. Một ví dụ điển hình là của Sư đoàn Panzer 23: "Chiến dịch (tiêu thổ) đang được thực hiện bởi Sư đoàn, cũng như ở các đơn vị láng giềng, chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn ngủi chỉ vì nó đã chứng minh là không thể thực hiện được trọn vẹn."

    Các dòng ghi chép tương tự có thể được tìm thấy trong Nhật ký chính thức thuộc Quân đoàn Panzer "Grossdeutschland" và nhiều Sư đoàn trực thuộc khác.

    Tại thời điểm đó, Tướng Nehring và Quân đoàn Panzer của ông ta đang hoạt động tại nhiều điểm nóng bỏng nhất thuộc Cụm Tập đoàn quân của Manstein, ở phía đông nam Kiev, đã báo cáo lại tình hình : "Trong khu vực đang tiến hành chiến dịch (tiêu thổ) thuộc Quân đoàn Panzer XXIV của tôi không thể thực hiện được vì thiếu thời gian cần thiết, cho nên một số lượng gia súc lớn đã bị bỏ lại, cũng giống như việc thu hoạch mùa màng, nơi đây đã có một số nhà kho bị đốt cháy, nhưng các làng mạc vẫn không tổn thương nhiều".

    Tướng Busse, Tham mưu trưởng của Manstein, cũng cho biết: " Chiến dịch (tiêu thổ) chỉ được thực hiện trên một vùng đất hẹp bên phía khu vực (bờ sông) của kẻ thù. Không thể thực hiện được nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, biện pháp này chắc chắn sẽ làm cho quân Nga gặp phải rất nhiều khó khăn khi họ chuẩn bị các cuộc tấn công qua sông Dnieper.”
    ..........................
    caonam_vOz, tonkin2007, meo-u4 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tuy nhiên, cho đến ngày nay (1970), Quân lực Wehrmacht vẫn đang bị kết án nặng nề vì các biện pháp triệt thoái và tiêu huỷ trong vùng Donets. Các vị tướng, sĩ quan cao cấp, cũng như quân nhân Đức thuộc các loại cấp bậc khác nhau đã bị tuyên án nặng ở Liên bang Sô-viết sau chiến tranh, thậm chí có một số người bị kết án tử hình. Ngay cả Thống chế von Manstein cũng bị dẫn giải ra trước một Tòa án quân sự Anh tại Hamburg thành lập vào năm 1949. Cần nên biết rằng, trong mười bảy tội danh thuộc bản cáo trạng – có cả cụm từ "chiến dịch tiêu thổ" dành cho Manstein, tòa án phải thừa nhận trong việc cần thiết bắt buộc phải sử dụng vì cần thiết về mặt quân sự. Một điểm duy nhất họ không thể chấp nhận như là một nhu cầu quân sự - đó là việc bắt cóc một số dân thường…Chính vì vậy , tại phiên Tòa đó, Manstein bị kết luận là có tội và bị tuyên án 18 năm tù. Mặc dù bản án này về sau được Tòa án quân sự Anh quốc giảm còn 12 năm và Manstein được sớm ra tù vì lý do sức khỏe (1953) nhưng bản án này vẫn khẳng định một quan điểm : Ở Đức cũng như các nước khác, phát kiến của người Đức về cái gọi là "chiến dịch tiêu thổ" sẽ không thể được phép tha thứ. Đó không phải là một vấn đề đi tới một kết cục như vậy.. Không ai muốn nói nhiều về những gì đã xảy ra ở nước Nga - nhưng lịch sử phải nên tách biệt ra khỏi sự tuyên truyền của mỗi một chính thể trong một quốc gia.

    “Đốt sạch phá sạch" – đó là bức tranh tàn khốc của những ngôi làng đang bùng cháy rực rỡ trong những ngọn lửa hung bạo, những thị trấn ảm đạm, những cột nấm đen bằng khói cuồn cuộn trên các nhà máy bị đặt thuốc nổ để phá hoại - đó là một hình ảnh ghê rợn, nhưng không phải là độc quyền trong chiến dịch “Đông tiến” của người Đức tại nước Nga xa xôi. “Đốt sạch phá sạch", không phải là phát minh giữa khu vực Donets và Dnieper. Chiến lược tàn phá cũng cũ như trong các cuộc chiến tranh trước đó. Và trong Thế chiến thứ hai, Stalin đã tuyên bố chiến lược này lần đầu tiên và biến nó trở thành một thành phần quan trọng trong mọi chiến dịch của Hồng quân.

    Ngày 3 tháng Bảy năm 1941, mười ngày sau cuộc tấn công bất ngờ của Đức, Stalin tuyên bố trong bài phát biểu đầu tiên của ông trước quần chúng, quân đội và những người du kích của mình: "Chúng ta phải tiến hành một cuộc chiến tranh tàn nhẫn không được phép nhân nhượng. Bọn phát-xít sẽ không được đặt tay trên bất cứ một phương tiện vận chuyển nào còn lại, không được phép để lại cho chúng lấy một ổ bánh mì, một lít nhiên liệu…Các nông dân thuộc mọi nông trang tập thể phải lùa hết gia súc của họ đi và tiêu hủy thóc gạo. Phải phá hủy bằng sạch những thứ gì không di chuyển được. Các cây cầu và đường giao thông phải đặt chất nổ. Rừng và các kho hàng phải đốt bằng sạch. Những điều kiện sống không được phép khoan nhượng sẽ phải dành cho bọn phát-xít…”.

    Những lời lẽ hùng hồn trong bản tuyên bố của Stalin giống như những lời hiệu triệu trong “Trận chiến Arminius – tại khu rừng Teutoburg” của Tù trưởng Arminius (Hermann) người lãnh đạo của các bộ lạc Germanic cổ xưa chống lại 3 Binh đoàn quân La Mã, gửi cho các hoàng tử của mình vào năm thứ 9 sau Công nguyên : "Các bạn hãy tập hợp vợ, con lại và đưa họ đến bờ phải của sông Weser...sau đó bạn sẽ tàn phá các cánh đồng, giết chết các đàn gia súc, đốt hết các ngôi nhà - thì lúc đó tôi sẽ luôn đồng hành với bạn….. "

    Họ đốt hết các ngôi nhà. Họ giết sạch gia súc của họ. Cũng giống như vua Ju-li-us Caesar trong việc lui quân trước hai bộ lạc German thuộc xứ Gaule, khi vượt qua sông Rhine lần đầu tiên vào năm 55 trước Công nguyên. Ông đã ra lệnh đốt sạch mọi nông trại, làng mạc, lùa hết gia súc, và phá hoại mùa màng.

    Năm 1689, Bộ trưởng Bộ chiến tranh Pháp - Hầu tước xứ Louvois (1641-1691) đã ra lệnh phải tàn phá sạch khu vực Palatin thuộc Đức bởi vì ông muốn tạo ra một vành đai bảo vệ là một dải đất hoang mạc chạy dọc theo biên giới phía đông của nước Pháp. "Brulez bien le Palatinat – Đốt sạch khu Palatinat", là lời ông ta kêu gọi các tướng lính Pháp dưới quyền. Chính vì vậy, một dải đất dài một trăm dặm và năm mươi dặm sâu, từ Heidelberg để Moselle, trước là một lãnh thổ đông đúc dân cư cùng với hoa màu được trồng trọt bởi các dân cư tại đó, dưới sức ép của ngọn lửa và kiếm đã biến thành một "vườn không nhà trống". 15 năm sau mệnh lệnh của Hầu tước xứ Louvois (1704), trong các cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha, quân đội Anh dưới sự cai trị của John Churchill, công tước đầu tiên của xứ Marlborough, đã thực hành "chiến dịch tiêu thổ" tại các khu vực Ingolstadt - Augsburg - Munich để phá hủy sạch tất cả các khu vực nhà cửa mà quân Pháp và Quân đội xứ Bavarian có thể dung làm chỗ trú chân.

    ...........................
    --- Gộp bài viết: 13/01/2018, Bài cũ từ: 13/01/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH : HÌNH ẢNH CỦA CHIẾN DỊCH "TIÊU THỔ" - NHỮNG ĐỤN LÚA BỊ ĐỐT CHÁY RỪNG RỰC TRÊN CÁC CÁNH ĐỒNG…
    caonam_vOz, tonkin2007, tatpcit4 người khác thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cũng vào khoảng thời gian đó, quân Thụy Điển dưới thời vua Charles XII (1682-1718) đã tạo ra một vùng đất "cháy đến tận mặt đất" ở nước Nga, phía đông Vorskla, để bảo vệ nơi tạm trú mùa đông của họ cách ly với quân đội Nga hoàng. Thực sự ra, Vua Thụy Điển đã bắt chước các chiến thuật của Ivan Đại Đế, vào năm trước, khi ông ta đã biến Smolensk thành bình địa và do đó đã ngăn cản người Thụy Điển tiến vào Moscow trong hành tiến….

    Người Nga chắc chắn làm tốt việc này. Thành công lớn nhất mà họ đã thực hành trước quân Thụy điển trên hướng Neva vài năm vừa qua. Sau đó, Tướng Sherementyev đã viết thư cho Nga hoàng : " Thần xin thông báo với Bệ hạ rằng : Thượng đế toàn năng và Thánh Maria, Đức mẹ Đồng trinh đã ban cho thần những mong muốn của Bệ hạ : chúng thần đã cướp và tàn phá tất cả mọi thứ tại vùng đất này để giờ đây không còn cái gì để phá hủy nữa."

    Gần 100 năm sau (1812), một bức thư khác được gửi từ nước Nga đề cập tới cảnh tượng “vườn không nhà trống”. Đó là bức thư của con trai một người nông dân tại khu vực Hohenlohe, anh ta nguyên là một người lính ngự lâm trong quân đội lừng danh của Napoléon. Anh gửi thư cho bố mẹ anh ta từ vùng Berezina (Nga), bức thư có đoạn viết :"Người Nga đã phá hủy sạch các cửa hàng, dắt hết gia súc, tự đốt nhà ở, nhà máy cũng như các giếng nước của họ." Những người nông dân trong vùng thung lũng Tauber khi trở về nhà đọc bức thư của con trai họ trong tâm trạng kinh hoàng.

    Nhà lịch sử, lý luận khoa học Quân sự vĩ đại nhất của nước Phổ, tướng Carl von Clausewitz đã bổ sung thêm những cảnh tượng rùng rợn này :..”họ phá hủy hết những cây cầu, xóa hết các con số trên những biển báo chỉ dẫn đường, chính như vậy làm mất đi một phương tiện định hướng tốt nhất hiện có..”

    Ngay cả ở phía Tây bán cầu, chính ngay tại nước Mỹ, cái nôi của nền văn minh hiện đại, chúng ta gặp phải hình ảnh của những sự tàn phá chiến lược. Abraham Lincoln, người giải phóng nô lệ và Tổng thống nổi tiếng nhất của nước Mỹ, năm 1865 đã sử dụng "chiến dịch tiêu thổ" như một hình thức chiến đấu quyết định trong cuộc nội chiến Mỹ. Và các vị tướng của ông, hình thức "chiến dịch tiêu thổ" được thực hiện rất mẫn cán, triệt để . Giáo sư Williams, một người Mỹ đương đại, đã viết về Tướng Grant, Tổng tư lệnh quân đội của Lincoln, con người mà ông ta gọi là "Một người vĩ đại đầu tiên trong thời đại chúng ta" như sau : "Ông ta (Grant) hiểu rằng việc phá hủy các nguồn lực kinh tế của kẻ thù là một hình thức có hiệu quả và hợp pháp của chiến tranh, nó có tác dụng tương đương với sự tàn phá quân đội của kẻ thù…."

    Và thế là cấp dưới của Grant, Tướng Sherman, đã hành động theo đúng lập luận của ông ta. Sherman đốt cháy Atlanta, cho cả Tiểu bang Georgia vào ngọn lửa chiến tranh, thế là ông ta đã tàn phá một trong những vùng đất giàu có nhất thuộc miền Nam nước Mỹ. Không phải thông qua sự tàn bạo, nhưng bằng cách áp dụng logic không thể tránh được của chiến tranh. Khi Thị trưởng Atlanta phản đối, Sherman trả lời: "Chiến tranh là sự việc tàn nhẫn và không thể nhượng bộ được."

    Chiến tranh là sự tàn ác, hung bạo. Xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc. Hơn bao giờ hết, nó cũng sẽ như vậy, theo quan điểm trên phương diện chiến tranh của chúng tôi. Bất cứ ai đã từng trải qua cuộc chiến đều đã chứng kiến hình ảnh "đốt sạch, phá sạch" như tại các vùng đất tiêu biểu trên thế giới : Pháp và Thụy Điển, Mỹ và Anh, Nga và Đức, Nhật Bản và Trung Quốc…

    Ai là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ "chiến dịch tiêu thổ", và ở đâu, không thể biết được. Và thế là trái đất đã bị dìm trong biển lửa. Trong tất cả các thế kỷ và ở tất cả các vĩ tuyến trên trái đất của chúng ta - ở bất kỳ nơi nào – thí dụ như trên sông Rhine và Neckar, sông Oder và Vistula, trên sông Danube, tại Vaal ở vùng Boer và vùng Chattahoochee ở nước Mỹ. Nhưng việc "đốt sạch, phá sạch" tại khu vực Donets và Dnieper đã đè nặng lên lương tâm , con tim của mỗi con người chúng ta: những đống tro tàn khủng khiếp vẫn đang còn nóng hổi……

    ............................
    --- Gộp bài viết: 14/01/2018, Bài cũ từ: 14/01/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH : MỘT NHÀ KHO BỊ ĐỐT CHÁY – NHỮNG CÁI CÀY THÔ SƠ BỊ VỨT BỎ LẠI…
    caonam_vOz, tonkin2007, gaume14 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    CHƯƠNG IV. CHẠY ĐUA TỚI DNIEPER




    Xuyên qua mưa và bùn lầy – Ai sẽ nhanh hơn ? – Đội du kích Chapayev gửi tín hiệu liên lạc tới Vatutin – Báo động tại Kanev – Ba tiếng kêu của con vạc – Những con thuyền trên sông giữa đêm tối – Quân Sô-viết vượt sông tại Grigorovka – Trong khu "Tam giác lầy" ở Pripet – Cây cầu tại Kanev.




    Những giọt mưa nặng hạt rơi xuống. Những vùng đất màu đen, giàu có của Ukraine đã đẫm nước sau một mùa hè nóng bức. Tất cả bụi đã bị biến thành bùn, và bùn đã biến đất nước Ukraine thành những bãi lầy. Trước đó, tất cả các tuyến đường dường như không thể di chuyển được, bởi những vũng lầy sâu đến tận đầu gối. Xe tải bị mắc kẹt, xe ngựa kéo vận chuyển ở mức độ rất khó khăn. Chỉ có những máy kéo hạng nặng và những chiếc xe vận tải bánh xích mới có thể đối phó được với thời tiết quái quỉ này. Các sư đoàn, trung đoàn và tiểu đoàn bị rơi vào trạng thái bất động, không thể nào nhúc nhích được. Lúc này mới chỉ giữa tháng Chín. Một câu hỏi đáng lo ngại được đặt ra : Liệu đây có phải là thời tiết bùn lầy mùa thu trong vùng không ? Sao mà nó đến sớm thế ? Nếu vậy, quân đội Đức sẽ phải đối mặt với thảm họa khi rút lui tới phòng tuyến "Panther Line" thèm muốn, một tuyến phòng thủ tạm thời đã được rút ngắn ở phía đông Dnieper. Không ai ngờ được, cảnh bùn lầy mùa thu lại đến sớm như vậy..

    Cụm Tập đoàn quân Nam đã truyền đạt lại cho các Tập đoàn quân của mình trong chỉ thị ngày 18 tháng Chín : khi quay trở lại sông Dnieper, tìm cách vượt qua sông càng sớm càng tốt, và khi đến bờ tây, lập tức triển khai thật nhanh các lực lượng cơ động của mình để đảm bảo hỗ trợ cho các địa điểm bị đe dọa nằm giữa những cây cầu. Trong thời điểm hiện tại, các lực lượng đang đóng dọc theo bờ sông chỉ bao gồm các đơn vị cung cấp dịch vụ cho quân đội, các đơn vị công binh, đào tạo, các đơn vị đường sắt dã chiến cũng như một số đơn vị khẩn cấp và vận tải. Đó là một cuộc đua trong bùn lầy….

    Tập đoàn quân Panzer I của tướng Mackensen đã kịp thời quay trở lại chiến đấu tại các khu vực đầu cầu thuộc Zaporozhye và Dnepropetrovsk. Ngày 19 tháng Chín, vào một ngày chủ nhật trong tiết trời mùa thu đẹp tuyệt vời, Cụm quân xung kích thuộc Quân đoàn Panzer XL (40) của Tướng Henrici đã vượt qua sông Dnieper bằng phà tại khu vực gần Antonovka, phía Nam Dnepropetrovsk, sau cuộc chiến phòng thủ giao tranh hết sức đẫm máu. 24 giờ sau, Quân đoàn lại từ bờ phía tây của con sông, hành quân trở lại qua đập Zaporozhye, để vào đầu cầu đổ bộ vòng theo hình bán nguyệt, nằm bên bờ đông làm nhiệm vụ bảo vệ thành phố cùng với con đập thủy điện. Trong lúc này, Quân đoàn XVII cùng với các Sư đoàn Bộ binh vẫn đang trụ vững trong vùng đất lồi ra khoảng 12 dặm bên bờ đông của sông Dnieper. May mắn thay, người Nga giờ đây vẫn còn chỉ duy trì hoạt động bằng những cuộc tuần tra nhỏ bởi vì đại quân của họ chính là Tập đoàn quân Cận vệ III do Trung tướng Lelyushenko chưa hành quân tới kịp. Khu vực thung lũng Dnieper vẫn đang trong tình trạng yên bình. Chỉ có các đơn vị vận tải và cung ứng quân đội đang vội vàng di chuyển về bờ tây trước khi những cuộc giao tranh khốc liệt sắp nổ ra. Các cây cầu vượt sông tại Kremenchug và Cherkassy chính là những mục tiêu cần phải bảo vệ bằng bất kỳ giá nào của Tập đoàn quân VIII Wohler.

    Tình hình hết sức nguy kịch xảy ra trong khu vực thuộc trách nhiệm của Tập đoàn quân Panzer IV. Với 2 Quân đoàn (VII và XIII), họ đã phải lao vào cuộc chiến đấu đẫm máu theo cách riêng của mình trên hướng bàn đạp tại Kiev, thủ phủ Ucraina, đang bị người Nga gia tăng sức ép suốt ngày, suốt đêm….

    Quân đoàn Panzer XXIV, vốn mới được tách ra từ chính Tập đoàn quân Panzer IV, hiện thời được đặt trong thành phần thuộc Tập đoàn quân VIII đã phải bảo vệ cây cầu vượt sông tại Kanev, cách Thủ đô Kiev 75 dặm nam. Quân đoàn Panzer XXIV được đặt dưới sự lãnh đạo của tướng Nehring. Đó là nhiệm vụ hết sức nặng nề dành cho ông ta. Lúc này, Tập đoàn quân xe tăng Cận vệ III Sô-viết đặt dưới sự chỉ huy của Tướng Rybalko, tạo thành một mũi tiên phong trong toàn bộ chiến dịch phản công nhằm vượt qua sông Dnieper của người Nga đang đua tốc độ cố gắng bắt kịp quân Đức để băng qua sông trước lực lượng của Nehring. Một lần nữa, Quân đoàn Panzer XXIV lại trở thành tâm điểm của một chiến dịch khổng lồ, như các trận chiến thường lệ giữa khu vực sông Donets và Dnieper trong những tháng ngày trước đó….

    Những đoàn xe tải cũng như các đội hình hành quân trong trạng thái buồn phiền và đau khổ của quân Đức đang lặng lẽ di chuyển rút lui từ Orsh-i-tsa đến Dnieper – Sư đoàn Vệ binh Panzer 10 thuộc Hạ Bavaria, các Sư đoàn Bộ binh 57, 34 và 112. Các Trung đoàn đến từ vùng Thượng Bavaria, Rhine-Hesse, Moselle, vùng Rhineland và Westphalia, cũng như Palatinate. Liệu họ có thể vượt qua con sông trước khi người Nga tới được không ?

    ...........................
    caonam_vOz, tonkin2007, gaume16 người khác thích bài này.
  5. DepTraiDeu

    DepTraiDeu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2004
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    8
    Cám ơn bác Huytop!
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    “May mắn cho chúng ta, bùn lầy cũng là thứ mà người Nga lo lắng !...”
    Đại tá Hesse đang an ủi Đại úy Dr. Kohne, sĩ quan Tình báo của Quân đoàn. Dr Kohne đang ở trạng thái mong chờ tuyệt vọng vì chưa có sĩ quan nào của anh quay trở lại từ những chuyến đi trinh sát của họ. "Ngày hôm qua, Trung úy Weber mất mười hai giờ để vượt qua 6 dặm đường, Thưa Đại tá…!," Kohne than thở.

    "Thôi mà ! Đừng có rên lên nữa," - Tham mưu trưởng trả lời :

    "Những chiếc xe tải chở các giấy tờ, tài liệu quan trọng của Bonin cũng đang bị mắc kẹt . Mọi sư đoàn đều bị mắc kẹt trong bùn, và các chỉ huy của họ đều nghĩ rằng chúng tôi đang bị điên khùng khi yêu cầu họ phải rút lui. Họ không thấy có lý do gì để rút quân vì không hề thấy có người Nga nào đang đuổi theo họ. Nhưng mà họ không biết vị trí hiện thời của Tập đoàn quân, họ không biết rằng chúng ta buộc phải tiến hành chiến dịch rút quân, nếu chúng ta không muốn bị quân Nga đánh tạt sườn. Đó là lý do tại sao chúng ta phải di chuyển về chiếc cầu vượt sông càng nhanh càng tốt. "


    Đại tá Hesse mở tấm bản đồ trên đầu gối và đang nghiên cứu những sự thay đổi mới nhất về tình hình chiến sự :”Người Nga đang ra sức lao vào các lỗ thủng lớn trên phòng tuyến, được tạo ra bởi những cuộc rút lui của các Tập đoàn quân hướng về các cây cầu” – rồi ông ta suy nghĩ tiếp tục : “Họ đang cố gắng lao tới con sông, nếu có điều kiện sẽ vượt sông trước khi chúng ta rút về kịp “…Tấm bản đồ phản ánh rất rõ ràng ý định của người Nga :”Khu vực rút lui của Quân đoàn, được đánh dấu màu xanh, nằm tách biệt giữa các mũi tên đậm nét, màu đỏ của người Nga. Cả bên phải và bên trái đều không hề có mối liên hệ với các đơn vị Đức tại các khu vực láng giềng…”

    Đúng lúc này, Thiếu úy Greiner, phiên dịch của Sở chỉ huy Quân đoàn bước vào. Người anh được bao phủ một lớp bùn từ đầu tới chân sau khi anh trải qua một chuyến đi dài và hết sức vất vả từ Sở chỉ huy của Sư đoàn Vệ binh Panzer 10 tới đây. Những báo cáo của anh thực sự không khích lệ chút nào :” Lính của ta đang phải vật lộn trong bùn lầy, không chợp mắt chút nào trong nhiều ngày, cơ thể thì ướt như chuột lột. Họ phải chiến đấu suốt mấy tuần vừa qua. Nhưng họ vẫn cầm cự được. Sông Dnieper lúc này như một ảo ảnh đang thu hút họ …”. Trung tá de Maiziere, trưởng phòng tác chiến của của Sư đoàn Vệ binh Panzer 10 thì nói với tôi :” Những người lính đang nóng lòng về tới một tuyến phòng thủ vững chắc. Họ rất mong về những boong-ke cũng như những chỗ đóng quân mới của mình, nơi mà họ có thể cầm cự trong một thời gian dài, nơi mà họ tìm thấy một chỗ ngủ khô ráo để làm một giấc nhằm kết thúc cuộc rút quân chết tiệt này. Đó chính là những nỗi sợ hãi đang ám ảnh họ như bị quân Nga phục kích, bị đánh tạt sườn cũng như rơi vào tình trạng bị bao vây..”

    Đại tá Hesse vẫn lắng nghe với vẻ bề ngoài đầy vẻ lịch lãm: Boong-ke ! Phòng tuyến mới ! Chỗ nghỉ mới êm ấm và an toàn ! Liệu mình có nên nói cho tay thiếu úy này là đừng nên tin tưởng bất cứ điều gì xảy ra trong tình trạng hiện nay không nhỉ ? Chả lẽ lại nói với anh ta rằng khu vực tương lai bên kia sông Dnieper hiện giờ vẫn đang trống rỗng, ngoại trừ có một vài rãnh hào cùng với dăm ba đơn vị nhằm đối phó với tình trạng khẩn cấp. Thậm chí trong lúc này, chưa chắc các đơn vị cứu hỏa đã có mặt tại đó – nhưng còn người Nga….Nhưng rồi, Hesse đã không tâm sự nỗi lo lắng của mình với tay thiếu úy dưới quyền. Thay vào đó, ông ta hỏi Thiếu úy Greiner bằng một giọng nói rất thận trọng :”Bọn Nga đang làm gì trong khu vực của Sư đoàn 10 đấy ?” ..

    Greiner hiểu ngay ẩn ý sau câu nói của Đại tá Hesse. Xét cho cùng, sau đó anh ta phải có bổn phận về bộ phận tình báo để xử lý các tài liệu, các bản sao bức điện của người Nga, tổng hợp lại và trình lên. Chính vì vậy, anh ta trả lời ngay :” Người Nga đang tiến quân về phía tây, theo hướng Dnieper , trên tuyến đường sắt Poltava-Kiev."

    - “Anh đùa đấy à ! Greiner ?”

    - “Thật vậy, Thưa Đại tá ! Tướng Schmidt và sĩ quan phụ trách tình báo của Sư đoàn 10 , Đại tá Prince Castell, đã chỉ thị tôi thông báo cho Ngài . Theo nguồn tin trinh sát đáng tin cậy, người Nga đã sửa chữa lại tuyến đường sắt bị ta phá hủy với tốc độ kinh ngạc, họ sử dụng một lực lượng lao động vượt quá trí tưởng tượng của chúng tôi, và hiện giờ họ đã sử dụng được tuyến đường sắt này rồi. Đương nhiên, các cột tín hiệu đường sắt vẫn chưa được sửa chữa hoàn chỉnh, vì vậy họ đang chạy tàu hỏa vận chuyển mọi thứ về hướng tây bằng mắt thường. Mọi thứ được vận chuyển về phía bên kia Grebenka."


    Đại tá Hesse liền nhận xét: " Vấn đề này sẽ làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng hơn nhiều rồi đấy “.


    ☆☆☆☆☆
    caonam_vOz, tatpcittonkin2007 thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ngày 21 tháng Chín, khoảng 16.00 giờ, một bức điện của người Nga đã được phiên dịch và trình lên bàn làm việc của Tướng Wohler, Tư lệnh Tập đoàn quân VIII, tại Sở Chỉ huy dã chiến Tập đoàn quân tại Smela. Bộ phận cảnh giới thông tin đã bắt được tín hiệu từ một đội du kích Nga, được truyền đi mà không hề mã hóa. Họ đã ký tên bên dưới bức điện : “Đội du kích Chapayev” - mang tên một người Anh hùng Liên-sô trong thời kỳ Nội chiến - và rõ ràng như là để trả lời một câu hỏi. Họ báo cáo lại rằng không hề có lực lượng cảnh giới Đức ở khu vực bờ tây sông Dnieper, tại phía bắc Kanev.

    Nội dung bức điện báo chính xác một cách đáng kể. Ngoài một đại đội trừng giới, không hề có một lực lượng nào khác của Wehrmacht bảo vệ phía bờ tây con sông Dnieper thuộc những ngôi làng giữa khu vực Grigorovka và Rzhishchev. Tướng Wohler cảm thấy hết sức lo lắng. Các máy bay trinh sát đã thông báo cho ông rằng những mũi nhọn xung kích của quân Nga đang lởn vởn gần sông Dnieper tại chính nơi đó. Liệu Tướng Vatutin (bên Nga) có trù liệu một kế hoạch vượt sông ngay tại khu vực ở phía bắc Kanev hay không ? Wohler khỏi cần phải đề cập quá nhiều về Tướng Vatutin, vì ông ta thừa biết. Từ mấy tháng vừa qua, viên Đại tướng Nga này đã chứng tỏ mình là một chiến thuật gia xuất sắc và là chỉ huy quân sự hết sức táo bạo của người Nga....

    Ngay lập tức, Wohler ra lệnh soạn thảo một mệnh lệnh cảnh báo gửi cho Nehring. Bức điện được gửi đến Quân đoàn Panzer XXIV lúc 20.45 giờ: “Khi nhận được bức điện này, Ngài (Nehring) phải cấp tốc di chuyển các lực lượng cơ động trong Quân đoàn của ngài vượt qua cầu Kanev xuống khu vực nam thuộc phòng tuyến Dnieper đang bị kẻ thù đe dọa ..”

    Nhưng rồi Wohler cũng nhận ngay ra rằng lực lượng thiết giáp thuộc Quân đoàn Panzer XXIV không thể bay ngay tới vùng đó được. Thật là nguy hiểm…Nếu người Nga băng qua sông vào ngày 22 tháng Chín thì không một đơn vị nào của Nehring có thể tới nơi kịp thời. Những việc gì cần phải làm ngay trong lúc này ?

    Thiếu tướng Dr Speidel, Tham mưu trưởng Tập đoàn quân VIII đã có ý tưởng. Tại Cherkassy, phía nam của Kanev có một Trung tâm huấn luyện, sử dụng vũ khí mới thuộc Cụm Tập đoàn quân Nam. Tạm thời điều ngay họ tới khu vực đang bị đe dọa khẩn cấp. Khoảng 22.30 giờ, viên Chỉ huy Trung tâm huấn luyện nhận được mệnh lệnh qua điện thoại yêu cầu gom hết tất cả các học viên còn lại trong trung tâm vào một đơn vị phản ứng nhanh ngay tức thời, chuyển đơn vị này tới Kanev, nhanh chóng tiếp cận vào các vị trí chiến đấu tại bờ tây của sông Dnieper thuộc khu vực này. Hai giờ sau, những học viên của Trung tâm huấn luyện vội vã leo lên xe tải và ầm ầm di chuyển trong màn đêm. Trời đã tạnh ráo. Gió và thời tiết ấm hơn đã nhanh chóng làm khô những con đường hành quân. Nhưng ban đêm ngoài trời vẫn còn lạnh. Trên sông Dnieper, một màn sương mù lạnh căm căm đã cuộn lên trên giòng sông. Nó che giấu cả phía bờ bên kia con sông. Nó che kín những gì mà Wohler cùng Nehring đang cảm thấy bất an, lo lắng …




    ☆☆☆☆☆




    Binh nhất Cận vệ Hồng quân I. D. Semenov thận trọng rẽ đám lau sậy và quan sát về phía con sống. Anh ta chăm chú lắng nghe. Không có gì xảy ra…Mọi thứ đều ổn thỏa…. Bên cạnh anh, một đội viên du kích đang cúi xuống.

    - "Thuyền ở đâu đấy?" - Semenov hỏi.

    - "Cách đây 5 bước. Ngay cạnh bờ sông. Nó được ngụy trang bằng lau sậy…."

    - "Đi thôi !" - Semenov đưa tay lên môi, bắt chước 3 lần tiếng kêu của con vạc. Lau sậy khe khẽ xào xạc. Ba người lính Cận vệ Sô-viết khác bắt đầu bò lên – Đó chính là V. N. Ivanov, N. Y. Petukhov, và V. A. Sysolyatin. Họ bò cạnh I. D. Semenov và người đội viên du kích….

    Họ hoàn toàn không biết rằng tại thời điểm đó cặp mắt của lịch sử được bật lên trên số phận họ. Họ không hề cảm thấy tên tuổi họ sẽ được ghi nhận mãi mãi trong hồ sơ lưu trữ. Thậm chí họ không biết khi họ bắt đầu bí mật rời bờ đông của con sông rộng lớn này – thì liệu họ có thể vượt qua sông Dnieper như những người lính đầu tiên thuộc Tập đoàn quân Xe-tăng Cận vệ III Sô-viết , hoặc thực sự là những chiến sĩ Hồng quân tiên phong đang đua tốc độ về phía sông Dnieper…


    Ít tuổi nhất trong bọn họ là N. Y. Petukhov, một tân binh mới 18 tuổi. Không ai trong số bọn họ có tuổi đời vượt quá 22. Tất cả bốn người trong số họ đều là Đoàn viên Đoàn thanh niên Komsomol. Vậy họ đã làm điều gì ?

    ........................
    --- Gộp bài viết: 17/01/2018, Bài cũ từ: 16/01/2018 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ 38 : HỒNG QUÂN ĐÃ NỖ LỰC ĐỂ VƯỢT QUA DNIEPER TẠI ĐẦU CẦU BUKRIN. CUỘC CHIẾN ĐÃ QUYẾT ĐỊNH Ở NGAY LẦN THẢ DÙ LỚN ĐẦU TIÊN. NHƯNG QUÂN ĐOÀN PANZER XXIV CỦA TƯỚNG NEHRING ĐÃ GÂY RA MỘT THẤT BẠI NẶNG NỀ CHO NGƯỜI NGA….
    Lần cập nhật cuối: 17/01/2018
    tatpcit, huymaya, caonam_vOz4 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Đúng như điều phỏng đoán của Tướng Đức Wohler , bức điện của “Đội du kích Chapayev” đã thông tin cho Đại tướng Nga Vatutin rằng ; không hề có lực lượng Đức ở bờ tây sông Dnieper thuộc khu vực Grigorovka, đã chứng tỏ một tầm quan trọng đáng kể. Ngay lập tức, viên Chỉ huy cấp cao của Hồng quân đã nắm bắt ngay cơ hội trời cho đến với mình. Không những thế, khu vực sông Dnieper, nằm ở hướng đông bắc dường như là một nơi thích hợp cho việc băng qua sông trong chiến thuật , chiến lược của ông ; bây giờ lại có thông tin thuận lợi từ “Đội du kích Chapayev” đã làm ông ta hứng thú, hoạt bát hẳn lên. Vatutin nhấc điện thoại gọi cho tướng Rybalko (Tư lệnh Tập đoàn quân Xe-tăng Cận vệ III) Sô-viết . Rybalko cũng hăng hái ủng hộ một cách nhiệt tình. Ông ta gọi ngay cho Tư lệnh Lữ đoàn Xe-tăng Cận vệ 51 dưới quyền :

    - Đồng chí chỉ huy, lực lượng của đồng chí đã tiếp cận tới bờ sông chưa ?

    - Thưa đồng chí Tướng quân, chúng tôi đã tới đó - Да, да Товарищ генерал - Da, da, tovarishch general.


    - Đồng chí có duy trì mối liên lạc với “Đội du kích Chapayev” không ?

    - Thưa đồng chí Tướng quân, chúng tôi vẫn đang duy trì - Да, да Товарищ генерал - Da, da, tovarishch general.


    Một thoáng ngắt nhỏ, khó có thể cảm nhận từ giọng nói của Rybalko. Thế rồi một mệnh lệnh định mệnh được Rybalko đưa ra :

    - Hãy vượt sông Dnieper !

    Một mệnh lệnh chỉ có dăm từ mà thôi . Nhưng điểm mấu chốt (bản lề) của Trận chiến vĩ đại trên sông Dnieper năm 1943 đã được bung ra….

    Tư lệnh Lữ đoàn Xe-tăng Cận vệ 51 ngập ngừng :

    - Thưa ….! Chưa có Công binh cũng như các thiết bị vượt sông ?

    Giọng nói của Tướng Rybalko đột nhiên lạnh băng :

    - Chúng ta không thể đợi họ được. Phải chớp lấy thời cơ. Tự kết thành bè, thuyền hoặc bơi qua sông. Đồng chí hiểu chưa?

    - Tuân lệnh ! Thưa đồng chí Tướng quân - Да, да Товарищ генерал - Da, da, tovarishch general.

    Và thế là, Lữ đoàn Xe-tăng Cận vệ 51 Sô-viết đã vượt Dnieper trên những con bè, thuyền tự tạo hoặc tự bơi qua dòng sông định mệnh….




    ☆☆☆☆☆





    Trung úy Sinashkin, chỉ huy Đại đội Tiểu liên thuộc Lữ đoàn Cận vệ 51, đã nhận được mệnh lệnh từ cấp trên phải vượt sông Dnieper ở giữa các làng Grigorovka và Zarubentsy. Đại đội của ông là trở thành đội ngũ tiên phong của Lữ đoàn . Các binh nhất Semenov, Ivanov, Petukhov, và Sysolyatin là những người lính tình nguyện thực hiện nhiệm vụ khó khăn này trong đại đội của Sinashkin. Đã quá nửa đêm. Sương mù càng ngày càng nặng trên dòng sông Dnieper. Nó giảm tầm quan sát xuống chỉ còn sáu mươi hoặc bảy mươi yard. Semenov và các đồng đội bò tới bờ sông hầu như không có một tiếng động. Đây rồi ! Họ khẽ gạt lớp lau sậy ngụy trang. Rồi họ đẩy khẽ con thuyền ra sông . Semenov giữ chặt lấy con thuyền….

    Bây giờ cần phải hết sức nhẹ nhàng. Rất thận trọng, tay đội viên du kích lấy 2 bao tải cũ cuốn vòng quanh những mái chèo. Những người lính Cận vệ đã gói những khẩu súng tiểu liên của mình vào các mảnh vải để tránh tiếng động phát ra. Lần lượt từng người leo lên thuyền. Rất cẩn thận, nếu không muốn con thuyền bị lật. Semenov xoay ngang khẩu súng và đẩy lên phía trước bằng một chân của mình. Họ đang bị dòng nước cuốn đi. Nhưng Sysolyatin đã cố gắng nhúng những mái chèo xuống nước và chèo thuyền một cách mạnh mẽ. Người đội viên du kích ngồi ở đuôi thuyền, lái con thuyền bằng chiếc bánh lái nhỏ. Âm thầm, con thuyền bắt đầu di chuyển theo giòng nước.

    - Chèo mạnh hơn nữa ! Không thì thuyền sẽ bị trôi đi quá xa đấy ? – Tay đội viên du kích khẽ rít lên…

    - Vẫn đang ra sức chèo đấy ! Sysolyatin trả lời… Và thế rồi, giống như một bóng đen trong ảo ảnh, bờ tây của sông Dnieper trồi lên từ màn đêm…

    - Cần vài nhịp chèo nữa !

    - Thế là đủ rồi ! Hãy để cho thuyền tự trôi !....

    .............................
    --- Gộp bài viết: 18/01/2018, Bài cũ từ: 18/01/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH : CÔNG VIỆC GỠ MÌN…..
    DepTraiDeu, caonam_vOz, meo-u3 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    MAI ĐI CÔNG TÁC 3 NGÀY...BÙ CHO CÁC BÁC TRƯỚC NHÉ....

    “Xuống đi !” – Semenov liền trèo qua mạn thuyền. Mực nước lên tới thắt lưng nhưng mặt đất dưới lòng sông rất chắc. Anh ta liền đẩy nhẹ con thuyền cặp vào bờ tây của con sông…

    Họ lắng nghe. Không khí ban đêm trên giòng sông Dnieper thật là bình yên. Người du kích dẫn đường, vốn là một ngư dân đến từ Grigorovka, đã đưa những người lính Cận vệ vào tới vị trí đã định sẵn – cách ngôi làng 200 yards về phía bắc. Tại đây, họ sẽ giao chiến với những đội tuần cảnh của Đức và giả vờ như tạo ra một cuộc đổ bộ nhằm thu hút các lực lượng lính Đức dồn về đây. Đó là chiến thuật “giương đông kích tây”. Trong khi đó, Trung úy Sinashkin cùng với phần lớn đại đội của anh kết hợp với 120 du kích quân lặng lẽ băng qua sông tại một nơi cách đó khoảng gần 1 km về phía bắc, ngay dưới Zarubentsy tạo ra một đầu cầu đổ bộ nhỏ đầu tiên dành cho Lữ đoàn 51 sẽ tiến theo sau….

    Ngay khi đại đội của Sinashkin cập bờ tây, thì tốp nghi binh sẽ tấn công thẳng vào làng Grigorovka. Khoảng 2.00 sáng, những tiếng súng tiểu liên đầu tiên của 4 Chiến sĩ Cận vệ đã vang lên trước những vị trí cảnh giới của quân Đức bên rìa làng Grigorovka.

    “ Nhanh chóng tìm nơi ẩn nấp và vào vị trí chiến đấu !” – Những NCO của Đức hét to ra lệnh cho các vị trí đóng quân của Đức trong làng. Một trung đội thuộc Đại đội trừng giới Đức đang cư ngụ tại đó. Chỉ có 1 Trung đội ! Đó là những quân nhân Đức mắc lỗi lầm nặng, đang chịu án phạt được chuyển sang chiến đấu tại mặt trận miền Đông. Tất cả họ giờ đây đang phải bảo vệ bờ tây của con sông Dnieper tại làng Grigorovka. Semenov cùng với 4 người lính Hồng quân chạy lắt léo qua các ngôi nhà của làng. Lặp đi, lặp lại, những khẩu tiểu liên trên tay họ liên tục nhả đạn. Mỗi lúc, mỗi nơi họ luôn thoắt ẩn thoắt hiện. Họ tạo ra ấn tượng có tới 1 Tiểu đoàn Hồng quân đang vượt sông Dnieper tại Grigorovka…

    Trong lúc này, Đại đội của Sinashkin, đang khẩn trương vượt sông cả phía trên và dưới làng Zarubentsy, trong sự lặng lẽ và không hề nghe thấy một tiếng súng. Họ vượt sông bằng cách nào ? Họ có lực lượng công binh hỗ trợ không ? Cầu phao ? Phà dã chiến? Xuồng cao su ? Đại đội Sinashkin không hề có…Những người lính Hồng quân đã buộc tạm một số gỗ ván, dầm gỗ lên những chiếc thùng rỗng tạo thành một số con bè vượt sông. Có cái nhỏ, có cái lớn hơn….Mỗi bè mang theo 4 người lính cùng một khẩu pháo hạng nhẹ…Những người bơi giỏi đã bám chặt và định hướng cho các con bè vượt sông Dnieper. Vào lúc bình minh, Đại đội Sinashkin đã đồng loạt tấn công và làm rung chuyển các vị trí cảnh giới của Đức từ Zarubentsy đến Grigorovka.



    ☆ ☆ ☆ ☆ ☆



    Và như vậy, sáng ngày 22 tháng Chín năm 1943, người Nga đã vượt qua sông Dnieper tại phía bắc Kanev. Họ đã thành lập một khu vực bàn đạp trong khi Quân đoàn Panzer, có nhiệm vụ tiếp quản và phòng thủ tại khu vực này, vẫn đang ở phía đông của Kanev bên bờ xa con sông. Hồng quân rõ ràng đang thực hiện một cuộc chạy đua. Từ Kanev, tất cả các con đường xuống tới khu vực đông nam của Kiev, dọc theo chiều dài 60 dặm ven sông thuộc vùng trách nhiệm của Quân đoàn, đã không hề có một đơn vị chiến đấu thực thụ nào của người Đức bảo vệ….

    Thảm họa không chỉ xảy ra ở nơi đây. Vấn đề càng tồi tệ thêm cho người Đức, khi Tập đoàn quân XIII Sô-viết cũng đúng vào thời gian này trong ngày 22 tháng Chín đã vượt qua con sông ở địa điểm cách Grigorovka 120 dặm về hướng bắc, tại Chernigov, chính xác ở vùng tiếp giáp giữa Cụm Tập đoàn quân Nam và Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Đó là điểm giao nhau ít được mọi người nghĩ tới nhất vì đây là nơi hợp lưu của 2 con sông, Pripet chảy vào sông Dnieper, chính là một vùng đầm lầy rộng lớn…..

    Tuy nhiên, kể từ giữa tháng Chín, các du kích quân trong khu vực đã bí mật làm những con đường bằng thân cây được ngụy trang một cách hoàn hảo xuyên qua khu vực đầm lầy. Do đó, người Nga đã thiết lập một đường đi bí mật mau lẹ vượt qua đầm lầy tới sông Dnieper. Kết quả là vào ngày 26 tháng Chín, Hồng quân đã thành lập được một đầu cầu đổ bộ nhỏ mang tính chất đe dọa như một ngón tay chỉ thẳng tới biên giới Balan….

    Sự thực, những đơn vị chiến đấu yếu kém thuộc các Sư đoàn 2, 8, Panzer 12 cũng như Sư đoàn Vệ binh Panzer 20 đã thành công trong các hoạt động ngăn chặn việc mở rộng khu vực đầu cầu đổ bộ của quân Nga tại "Tam giác lầy" Dnieper-Pripet, và các Sư đoàn Bộ binh được đưa tới từ các khu vực khác tại mặt trận đã cô lập được những sự thâm nhập nguy hiểm nhất của người Nga tại thời điểm này. Tuy nhiên, vùng bị Hồng quân chọc thủng nằm giữa Cụm Tập đoàn quân Nam và Cụm Tập đoàn quân Trung tâm rõ ràng trở thành một khu vực chiến sự sẽ bành trướng ra một cách rất nguy hiểm.

    Nhưng thế vẫn là chưa đủ. Đúng như vậy, một số người có tầm nhìn xa trông rộng thuộc “Hội đồng tướng lĩnh cấp cao trong Bộ Tổng tham mưu Đức” cũng như trong “Ban Tình báo Quân sự phía Đông” đã luôn gửi những lời cảnh báo về tình trạng nguy hiểm tại khu vực cửa sông Pripet . Nhưng vào tháng Chín năm 1943, mối nguy hiểm đó đã bị lu mờ bởi một sự kiện sắp xảy ra – một nguy cơ thực sự đang đe dọa những người lính Đức đang bảo vệ phòng tuyến bên sông Dnieper xảy ra trong khu vực đầu cầu đổ bộ của Trung úy Sinashkin tại Grigorovka. Các nhà văn quân sự Liên Xô đã gọi nó là "Đầu cầu Bukrin"…

    ☆ ☆ ☆ ☆ ☆
    DepTraiDeu, caonam_vOz, gaume16 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Vào buổi sáng ngày 22 tháng Chín năm 1943, hầu như tất cả các nhân viên tham mưu thuộc Cụm Tập đoàn quân Nam đều tập trung sự chú ý tới tình hình chiến sự nóng bỏng xảy ra tại làng Grigorovka. Khoảng 11.00 sáng, chuông điện thoại vang lên trong căn phòng của viên Chỉ huy Trung tâm huấn luyện, sử dụng vũ khí mới thuộc Cụm Tập đoàn quân Nam tại Cherkassy. Tướng Wohler, Tư lệnh Tập đoàn quân VIII trực tiếp ở bên kia đầu dây hỏi :

    - Ngày hôm qua, anh đã gửi tới Kanev bao nhiêu người ?

    - 120 học viên sĩ quan. Thưa tướng quân !

    - 120 ??


    Một sự im lặng đột ngột bên đầu dây. Viên chỉ huy Trung tâm tiếp tục báo cáo :

    - Sau đó, 120 học viên sĩ quan đã đến làng Grigorovka ngay lập tức bằng xe tải, họ sẽ lao vào phản công chống lại các lực lượng địch vượt sông và phong tỏa, bao vây chúng…..

    120 học viên sĩ quan thuộc Trung tâm huấn luyện, sử dụng vũ khí là tất cả những gì mà viên Tư lệnh Tập đoàn quân VIII có trong tay lúc 11.00 sáng ngày 22 tháng Chín để đối chọi với lực lượng Hồng quân tại "Đầu cầu Bukrin".

    Hiển nhiên điều này có thể không mang lại tác dụng gì cả, nhưng đó chỉ là một phần không đầy đủ của sự ứng biến với tình thế khẩn cấp. Nói một cách đơn giản là không còn bất cứ một lực lượng nào khác. Các Sư đoàn của Nehring đang phải bảo vệ cây cầu sống còn tại Kanev trước những đợt tấn công dữ dội của kẻ thù. Những lực lượng cơ động nhanh đầu tiên của Nehring dự kiến không thể qua sông trước tối ngày 22 tháng Chín. Và sẽ rất nhiều điều có thể xảy ra tại làng Grigorovka trong mười hai giờ tới…..

    Cuối cùng, tất cả những cú điện thoại sốt sắng đã tạo ra một vài tia hy vọng. Tại Kiev các bộ phận của Sư đoàn 19 Panzer đã vượt sông Dnieper vào ngày 21 tháng Chín và đang đóng quân gần thành phố. Tiểu đoàn trinh sát thiết giáp của sư đoàn được gọi ra tập trung khi họ đang ăn cơm trưa. "Tất cả mọi người lên xe !" – Lập tức vào đúng thời điểm đó, họ đua tốc độ tới địa điểm dễ bị tổn thương nhất trên toàn bộ mặt trận miền Đồng. Đó là Trung đoàn Vệ binh Panzer 73 của Hannover dưới sự chỉ huy của Thiếu tá von Mentz. Và sau đó, họ đã trở thành lực lượng chủ lực của Sư đoàn. Khoảng cách từ Kiev đến Grigorovka chỉ là dưới sáu mươi dặm. Đó là một đường quốc lộ tốt. Tiểu đoàn trinh sát chỉ cần 2 giờ rưỡi là sẽ tới đích. Nhưng cũng là 2 giờ rưỡi mà Tập đoàn quân VIII chờ đợi trong tâm trạng lo âu, khắc khoải. Liệu tướng Nga Rybalco có kịp nhận ra cơ hội độc nhất dành cho ông ta, chớp thời gian thật nhanh để tiến hành mở rộng khu vực đầu cầu đổ bộ ở phía xa Rossava, tạo thành một cái nêm nằm giữa Tập đoàn quân VIII và Tập đoàn quân Panzer IV hay không ?

    Vào 19.28 giờ ngày 22 tháng Chín , một bức điện gửi từ Wohler đến Sở chỉ huy dã chiến của Tướng Nehring nằm gần Prokhorovka trên bờ phía đông con sông : Các lực lượng của Nehring sẵn sàng di chuyển sang bờ tây sông Dnieper càng nhanh càng tốt để chi viện cho Tiểu đoàn Trinh sát thuộc Sư đoàn Panzer 19 đang giao chiến khốc liệt với kẻ thù trong vùng Dnieper. Càng nhanh càng tốt! Nehring hy vọng họ sẽ đến nơi vào sáng hôm sau. Nhưng tướng Nga Rybalko cũng biết tận dụng công việc của mình.

    Buổi sáng ngày 23 tháng Chín được bắt đầu với những sự bất ngờ, khó chịu ập đến cho Nehring :” Xe tăng kẻ thù đang tấn công !” – một tiếng hét to nổi lên. 10-20-30 …cuối cùng có tới 44 xe tăng T-34 ầm ầm lao từ hướng bắc, chạy dọc theo bờ đông của sông Dnieper, xộc thẳng vào các vị trí tiền tiêu do Trung đoàn Vệ binh 253 thuộc thành phần của Sư đoàn Bộ binh 34 Moselle bảo vệ. Bộ binh Nga đã bám đầy trên những chiếc xe tăng. Ý định của người Nga thật rõ ràng – Họ muốn chiếm bằng được cây cầu – Bằng giá nào Quân đoàn Nehring phải ngăn cản được ý định vượt sông của họ. Còn tướng Nga Rybalko thì muốn các xe T-34 của mình di chuyển thật nhanh, đè bẹp các ổ đề kháng của Đức, chiếm lấy cây cầu, và cắt đứt đường rút lui của quân Đức. Quả là một kế hoạch hết sức táo bạo và hợp lý. Và dường như người Nga có thể đạt được thành công….

    ...............................
    tatpcit, tonkin2007, DepTraiDeu6 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này