1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐỒI THỊT BĂM TRẬN ĐÁNH TÀN KHỐC TRÊN NÚI A BIA TỪ NGÀY 11 ĐẾN NGÀY 20 THÁNG 5 NĂM 1969

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 08/01/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chimtroitap_hot

    chimtroitap_hot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    156
    Sao có đoạn vậy hết à
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cứ từ từ bạn ơi......:drm1:drm1:drm1....Phải để cho người dịch có hứng mới tiếp tục được chứ....
    ngthi96 thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Biết được hoàn cảnh khốn khổ của 22 người Pa Kô kia, Richard Watson, 1 nhà ngôn ngữ học đang nghiên cứu tiếng nói của họ, có nhiều bài viết về các dân tộc thiểu số, đã tới thăm trại vào tháng 4 năm 1965 và thu xếp cho họ chuyển đến 1 trang trại gần Huế. Watson đến trại cùng 1 anh bạn Pa Kô trẻ tuổi, anh này rất đau xót khi phải chứng kiến những người cùng dân tộc mình ăn mặc rách rưới, lang thang quanh trại những kẻ ăn xin. Trong khi Watson lặng lẽ quan sát, anh này chán nản quay đi rồi bỗng sững người nhìn đăm đăm về phía tây sang những rặng núi bên Lào.

    Chàng trai trẻ chỉ về phía những ngọn núi cao vút, nước mắt lã chã rơi, hỏi "Anh nhìn thấy gì ko?"

    Watson nhanh chóng nhận thấy có 3 làn khói mỏng bốc ra từ 1 nơi gần đỉnh ngọn núi cao hơn 1500 thước ngay bên kia biên giới. Watson biết những làn khói ấy là từ những bếp nấu ăn, và rất có thể đó là của những người Pa Kô đã chạy trốn khỏi A Sầu.

    "Anh thấy chứ!" chàng trai trẻ gặng hỏi.

    "Có tôi thấy rồi."

    "Khói của những người cuối cùng thuộc dân tộc tôi đó."






    Chương 3


    A SẦU THẤT THỦ


    Vào lúc Richard Watson cùng những người Pa Kô cuối cùng rời thung lũng A Sầu, quân Giải phóng bắt đầu quyết định đánh mạnh vào 3 trại biệt kích. Thời gian đó, phần lớn sư đoàn 325 QĐND VN đã vào nam. Đa số các tiểu đoàn của nó hiện đang đóng trại ngay trong thung lũng A Sầu hay rải rác đâu đó tại căn cứ 611 ngay bên kia biên giới (tức vùng núi Côcava nằm ở đông Trường Sơn trên biên giới Việt - Lào.ND). Sư đoàn 325 vốn được sử dụng cho đòn công kích quyết định xuống miền duyên hải giờ được giao nhiệm vụ tiên quyết là tiêu diệt 3 trại biệt kích và quét sạch các lực lượng đồng minh ra khỏi thung lũng.

    Các đơn vị thuộc sư 325 khẩn trương di chuyển chiếm lĩnh vị trí xung quanh cả 3 trại biệt kích rồi bắt đầu tiến hành vây hãm. Các trại này nhanh chóng bị pháo kích bằng súng cối và phải chịu những cuộc tập kích nhỏ theo chu kỳ, nhưng rất dữ dội của bộ binh địch. Toán quân nào hơi đông 1 chút dám mạo hiểm ra ngoài hàng rào trại thì gần như chắc chắn sẽ bị phục kích, trong khi những đơn vị cấp trung đội, đại đội nào dám hành quân vào thung lũng cũng nhất định sẽ bị tiêu diệt. 1 thời gian sau đó thì các lực lượng đồng minh chứ ko phải quân Giải phóng đã buộc phải chuyển sang thế thủ. Mấy trại biệt kích giờ ko còn có thể làm bàn đạp cho những cuộc tấn công mạnh mẽ như dự kiến nữa mà chỉ còn là những cái ‘lõm’ bị bao vây ngập ngụa bùn lầy, hôi thối.

    Đến ngày 25 tháng 12 năm 1965, kiệt quệ vì bị tiến công ko ngừng nghỉ và đứng trước nguy cơ bị tràn ngập, lính nam VN tại Tà Bạt và A Lưới đã bỏ trại tháo chạy khỏi thung lũng. Họ đã đúng khi nhận định vài đại đội bộ binh của mình chả thể nào là đối thủ của 1 trung đoàn tăng cường đầy quyết tâm của bộ đội Bắc Việt.

    Nhưng lính Mỹ bảo vệ trại A Sầu thì lại quyết định ở lại. Quyết định của họ đã khơi mào cho chuỗi nhân quả sẽ kết thúc 4 năm rưỡi sau đó bằng 1 trong số những trận đánh đẫm máu nhất và gây tranh cãi nhiều nhất chiến tranh VN.

    Trại A Sầu, cái trại cuối cùng trong thung lũng, có hình tam giác, được bao quanh bởi hàng rào bùng nhùng sắc như dao cạo cùng các bãi mìn, được 17 lính mũ nồi xanh Mỹ cùng 210 dân sự chiến đấu người Việt (CIDG) luân phiên phòng thủ vẫn là 1 trở ngại lớn đối với ý đồ làm chủ khu vực này của bộ đội Bắc Việt. Dù còn lâu mới có thể coi nó là chốn bất khả xâm phạm, nhưng muốn chiếm được nó đối phương cũng sẽ phải tung ra 1 nỗ lực lớn và chấp nhận cái giá khá đắt về sinh mạng. Tuy nhiên quân địch lại sẵn sàng trả cái giá đó.

    Vào đầu tháng 3, đại úy John D. Blair IV, trưởng trại nhận được tin tình báo cho hay trung đoàn 95 của sư 325 đã tiến vào khu vực này. Dù chẳng thể biết được chính xác ý đồ của trung đoàn 95, Blair vẫn cho rằng địch tới đây là để tấn công trại. Phán đoán này đã được minh chứng 2 ngày sau đó khi họ bắt được 1 lính thuộc trung đoàn 95 làm nhiệm vụ trinh sát trại. Qua thẩm vấn người này khai mình đã 3 lần tới điều nghiên hệ thống phòng thủ trại và đã chui qua được 1 lớp hàng rào bùng nhùng. Nếu Blair còn chưa tin thì 2 ngày sau đó, 2 lính thuộc trung đoàn 95 ra hàng cho biết, rằng trại sẽ bị tấn công vào ngày 11 hoặc 12 tháng 3.

    Trước những nguồn tin trên, nhận định lực lượng của mình chả là gì so với 1 trung đoàn Bắc Việt có tới 1500 quân, Blair lập tức xin tư lệnh vùng I chiến thuật điều quân tăng viện. Thế nhưng, vị tư lệnh VNCH lại từ chối, viện cớ mình ko có đủ lực lượng và đang phải ưu tiên cho việc phòng thủ Huế.
    hk111333, gdviet, caonam_vOz7 người khác thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Blair quay sang xin Liên đoàn 5 Lực lượng đặc biệt (LLĐB) và được họ gửi cho 143 lính Nùng. Dân thiểu số Nùng vốn có gốc Trung Quốc sinh trưởng ở VN là những người chẳng ưa gì người Việt lẫn cộng sản. Tuy là lính đánh thuê nhưng phải công nhận họ là những chiến binh cực kỳ dũng cảm và cũng vô cùng man rợ. Với lực lượng bổ sung trên, giờ Blair đã có cả thảy dưới quyền 434 tay súng.

    Những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo cuộc tấn công sắp xảy ra xuất hiện sáng ngày 9 tháng 3 khi lính gác nghe thấy tiếng đào đất ở ngay bên ngoài hàng rào kẽm gai. Phán đoán đối phương đang đào hào xung kích, lính gác liền bắn súng phóng lựu M79 và sau đó là rót cối 81mm xuống những vị trí nghi ngờ.

    Ko nghe thấy tiếng đào nữa nhưng vài tiếng đồng hồ sau bộ đội Bắc Việt cũng dùng súng cối đáp trả. Thoạt đầu địch chỉ câu vào trại mấy quả nhưng sau khi hiệu chỉnh thì bắt đầu bắn dồn dập. Đạn cối 60 ly, 82 ly rồi thậm chí có cả đạn cối cỡ lớn 120mm của Nga rót xuống trại hết loạt này đến loạt khác. Cơn mưa đạn khiến cho lính phòng thủ phải rúc hết vào hầm trú ẩn.

    Cứ tưởng trận tập kích bằng súng cối sẽ chỉ kéo dài ít phút thế nhưng cả tiếng đồng hồ sau đạn vẫn cứ rơi xuống; phân nửa trại trở thành 1 đống hỗn độn. Đạn cối đã phá hủy tháp nước, biến nhà lính thành đống đổ nát, làm nhiều công trình khác bốc cháy và vẫn tiếp tục trút xuống ko ngừng.

    Binh sĩ trong trại đã chuẩn bị tinh thần cho cái điều ko thể tránh khỏi sắp xảy ra vì biết quân Bắc Việt chả đời nào sử dụng hỏa lực dữ dội đến vậy chỉ để bắn sập tháp nước hay phá hủy mấy cái nhà lính.

    2 giờ sau khi bắt đầu, trong khi đạn cối vẫn rót vào trung tâm trại thì 2 đại đội bộ binh Bắc Việt, với đặc công mang theo bộc phá ống dẫn đầu, từ các rặng cây quanh đó ùa ra xông đến lũy phía nam trại. Lính đặc công địch mình trần trùng trục chỉ mặc độc quần xịp. Bộ binh đối phương thì đội mũ cối, quân phục màu xanh lá cây, đi dép cao su trang bị súng trường tấn công AK-47 với các băng đạn chứa 30 viên mỗi băng.

    Binh sĩ trên tường lũy đã chờ sẵn vào tiếp đón kẻ địch bằng 1 cơn mưa đạn súng máy, súng trường. Ở trung tâm trại, lính súng cối dựng nòng gần như thẳng đứng và rót xuống ngay giữa số địch đang xông đến. Hỏa lực mạnh mẽ đã khiến các đại đội địch chùn lại, tạm lui trong chốc lát rồi lại tập hợp tổ chức xung phong lần nữa. Nhưng cả lần này đối phương cũng bị hỏa lực súng cối, đại liên và súng cá nhân đánh tan.

    Quân Bắc Việt rời khỏi hàng rào, thu nhặt thương binh rút về chiến hào đào trong các rặng cây. Địch để lại rải rác trên các bãi trống hay mắc trong hàng rào quanh trại hàng chục tử sĩ.

    Bị thất bại, chỉ huy quân Bắc Việt rất giận giữ và ra lệnh tiếp tục pháo kích. Trong 2 giờ kế tiếp, đạn cối địch dập xuống trại liên miên hầu như chẳng có lúc nào ngừng. Khi đối phương ngừng bắn thì mọi thứ trong trại đã bị san phẳng, 50 người lính đồn trú thương vong.

    Dù đã khẩn thiết xin cứu viện nhưng hiện chẳng có lực lượng nào có sẵn cả. Lực lượng thủy bộ III TQLC đóng tại Đà Nẵng là đơn vị quản lý trại nhưng lại chẳng thể giúp đỡ gì nhiều. A Sầu nằm ngoài tầm bắn của bất kỳ khẩu pháo nào họ có trong khi sương mù dưới đất quá dày, trần mây thấp chỉ tầm hơn 30 mét đã khiến cho những chiếc tiêm kích - bom chẳng thể nào oanh tạc, bắn phá quanh chu vi phòng thủ trại.

    Trại vẫn phải tự thân vận động. Đếm ấy, lính phòng thủ phải rúc trong hầm chú ẩn chịu đựng cơn mưa đạn cối liên tu bất tận, gồng mình chờ đợi cuộc xung phong áp đảo mang tính quyết định mà quân Bắc Việt chắc chắn sẽ tung ra. Hy vọng duy nhất của họ là đợi cho trời sáng, mây quang hơn và sương mù sẽ tan bớt dưới ánh mặt trời. Nếu được như thế thì máy bay tiêm kích - bom sẽ tới đánh bom chum, bom napalm quét sạch bộ binh địch ra khỏi những cánh rừng quanh trại.

    Nhưng sáng ra trần mây vẫn thấp tịt. Từ chu vi phòng thủ trại A Sầu nhìn ra xung quanh chỉ thấy toàn là mù sương đặc quánh, xám ngoét.

    Trận cối đã dừng từ khoảng 2-3 giờ đêm, nhưng trời vừa sáng thì quân Bắc Việt lại khai hỏa. Lần này ngoài súng cối địch còn có cả mấy khẩu DKZ, được đưa đến chiếm lĩnh vị trí quanh trại từ hồi đêm.

    Hỏa ngục lại tiếp tục, thương vong trong trại ngày càng tăng. 1 máy bay AC-47 (loại máy bay vận tải C-47 được cải biến thành máy bay cường kích dùng chi viện hỏa lực trực tiếp. ND) của không quân được gọi đến nhằm cố gắng áp chế các hỏa điểm địch. Với biệt danh "Hỏa long', nó là 1 chiếc máy bay cánh bằng trang bị 6 đại liên minigun (loại đại liên 6 nòng. ND) có khả năng ‘phủ’ đạn lên 1 khu vực rộng bằng cái sân bóng đá trong vài giây đồng hồ. Rủi thay, phi công ko thể xạ kích xuyên qua trần mây được mà phải bay xuống sát tán rừng. Chiếc máy bay vừa vào công kích lượt đầu tiên xuống mấy vị trí địch ở phía bắc trại thì đụng ngay phải mấy ổ súng máy. Ngay trước mắt lính tráng trong trại, chiếc máy bay bị đạn đại liên bắn thủng lỗ chỗ, bốc cháy lao xuống khu rừng. Tuy 1 nửa phi hành đoàn được cứu thoát nhưng việc chiếc máy bay bị diệt đã giáng 1 đòn nặng xuống tinh thần các binh sĩ đang cố thủ.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Mấy phút sau 2 chiếc Skyraider - Giặc trời (máy bay khu trục cánh quạt A-1 tốc độ chậm. ND) bay tới oanh kích quanh trại và do trần mây cũng đành phải bay thấp cũng ăn đạn của những trận địa pháo phòng không 37mm bố trí trên các đỉnh núi phía đông trại. Mấy khẩu pháo này được đối phương đưa lên cao đến nỗi phải chúc nòng xuống mới bắn được tốp Skyraider.

    Mặc kệ đạn cao xạ, chiếc A-1 do trung úy TQLC Augusto Xavier điều khiển, lao xuống dùng bom 250 cân Anh và đại bác 20 ly đánh trúng 1 cụm hỏa điểm địch phía bắc trại. Xavier tiếp tục thành công khi công kích lượt thứ nhì xuống các vị trí đối phương nhưng đến lần thứ 3 thì máy bay anh trúng đạn rơi xuống sườn núi phía đông khu trại.

    Sau đó 1 lát lại có tốp 2 chiếc A-1E Skyraider nữa bay tới đánh bom, bắn phá. Được 3 hay 4 lượt gì đó thì chiếc máy bay của thiếu tá Stafford Myers dính chấu và buộc phải đáp bụng xuống phi đạo phía tây trại. Vừa dừng lại, Stafford nhảy ra khỏi chiếc máy bay cháy và phóng xuống 1 cái rãnh gần đó. Bộ binh Bắc Việt phát hiện thấy Stafford liền từ trong rừng ùa ra truy đuổi. Thiếu táBernard Fischer, phi công bay số 2, cứ bay tới lui dọc theo đường băng nã đại bác xuống đầu quân địch đang xông đến chỗ Myers. Sau chừng 5-6 lượt như thế, thiếu tá Fischer liều mạng cho máy bay đáp xuống phi đạo. Fischer để máy bay lướt chậm chậm dưới cơn mưa đạn, mở nắp buồng lái ra cho Myers leo vào rồi tăng ga hết cỡ cất cánh bay về nơi an toàn.

    Fischer và Myers thật may mắn. 4 chiếc trực thăng tải thương thử đáp xuống trại lúc 2 người tẩu thoát đều bị phá hủy, nằm bên phi đạo. Bộ đội Bắc Việt giờ đã xiết chặt vòng vây quanh trại và bắn hạ hơn nửa số trực thăng định đáp xuống.

    Đêm đó trại lại tiếp tục bị súng cối và DKZ bắn phá ko thương tiếc, dù trong trại nhà cửa hiện đã sập cả và hết phân nửa trong số 434 lính cố thủ đã thương vong.

    Đến 4g sáng thì quân Bắc Việt tung ra 1 đợt tấn công nữa, lần này bằng 2 tiểu đoàn, đông gấp 3 lần số quân đánh đợt 1. Cả ngàn quân địch tiến công băng qua sân bay, rồi vượt qua bãi mìn. Hàng chục bộ độ bị dính mìn nằm rên rỉ trên bãi trống. Dù vậy, bộ binh phía sau vẫn vượt qua xác đồng đội lọt vào cơn mưa đạn từ trại bắn ra. Nhiều binh sĩ đối phương bị mìn claymore và hỏa lực súng cá nhân đốn ngã, nhưng những người khác vẫn ko chùn bước. các chính trị viên trung đội, đại đội động viên đồng đội xốc tới. Các chỉ huy cũng theo sát quân mình hò hét ra lệnh. Cuối cùng là lực lượng vận tải mang theo đạn dược, cáng lên thu nhặt thương binh.

    Lần này chẳng có gì ngăn nổi bộ đội Bắc Việt nữa. Địch ùa vào cửa mở được công binh phá ra trên rào mặt nam trại, rồi bật qua lũy đất nhảy vào.

    Trên tường phía nam, 1 bộ phận thuộc đại đội 141 Dân sự chiến đấu (CIDG) nam VN, do trung úy Chung Wei chỉ huy đột ngột ngừng đánh, trở cờ theo địch.

    Chứng kiến hành động phản bội trên, dù rất giận dữ nhưng đại úy Blair cũng chẳng ngạc nhiên là mấy. Anh chưa bao giờ đặt hết niềm tin vào mấy đại đội CIDG, vốn hầu hết có nguồn gốc là đám lưu manh, côn đồ thuộc mấy quận ven sông ở Đà Nẵng hoặc Sài Gòn này.

    Để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn, Blair lệnh cho số binh sĩ dưới quyền, lính Nùng cùng số quân VNCH trung thành còn lại rút về mặt bắc khu trại. Tại đây, Blair thiết lập chu vi phòng thủ quanh 1 lô cốt bê tông.

    Vừa vào vị trí thì địch quân, được tăng cường bằng lính của trung úy Wei, lại tung ra 1 đợt công kích nữa. Địch tràn qua tung thâm, họng súng AK khạc đạn liên hồi nhưng vẫn bị hàng tràng đạn của Blair và binh sĩ dưới quyền đẩy lui, tổn thất 15 nhân mạng.

    Trong khi địch tấn công, Blair liên lạc khẩn cấp với TQLC. Anh chỉ nói rất giản dị: "Rất cần cứu viện. Không thì coi như chào vĩnh biệt."

    Sau cuộc gọi được 1 lúc, trời bỗng trở nên quang đãng hẳn. Chẳng lãng phí thời giờ, Blair vội gọi 2 chiếc Skyraider tới. Anh bảo chúng thả bom ngay xuống trại rồi bắn phá từ đầu này cho tới đầu kia. Trong thời gian đám khu trục cơ ‘tác nghiệp’, Blair cùng lính dưới quyền lo ẩn nấp. Khi máy bay xong việc, Blair cùng 12 lính Mũ nồi xanh còn lại dẫn đầu xông ra phản kích nhằm chiếm lại lũy nam. Lính biệt kích chỉ tiến được chừng nửa đường rồi nhanh chóng bị đánh bật lại hầm thông tin.

    Đến lúc này quân đồn trú chỉ còn lại có 200 trong tổng số 434 ban đầu và hầu hết đều đã bị thương cả. Dù đã bị dồn đến chân tường họ vẫn tiếp tục chiến đấu. Trong thời gian còn lại buổi sáng hôm ấy, họ đẩy lùi thêm mấy đợt công kích nữa của địch.

    Đến chiều thì tại Đà Nẵng, tướng Lew Walt, tư lệnh Lực lượng thủy bộ III TQLC, tổ chức họp khẩn bàn về tình hình đang xấu đi của trại. Tham gia cuộc họp ngoài hầu hết những sĩ quan cao cấp dưới quyền Walt còn có trung tướng John A. Heintges, phó tư lệnh Bộ chỉ huy Cố vấn Quân sự Hoa Kỳ tại miền nam VN - USMACV đại diện cho tướng Westmoreland và tướng Nguyễn Văn Chuân đại diện vùng I chiến thuật VNCH.

    Cuộc họp diễn ra rất căng thẳng, những vấn đề mà bộ sậu này đang phải đối mặt đặc biệt gay go. Mới tháng trước, các nguồn tin tình báo cho hay Quân ủy Trung Ương Hà Nội đã chuyển giao quyền kiểm soát 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên từ khu 5 trên Tây Nguyên về cho quân khu 4, đóng ngay phía bắc khu phi quân sự. Quân khu 4 nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp. (đúng ra là từ khu 5 tách ra thành khu ủy Trị - Thiên do thiếu tướng Trần Văn Quang làm bí thư kiêm tư lệnh quân khu. ND) Dù ko thể khẳng định chắc chắn nhưng các sĩ quan tình báo đồng minh nghi động thái trên là 1 bước chuẩn bị cho đòn đánh nhằm chiếm lấy 2 tỉnh này. Họ tin rằng một khi làm chủ được 2 tỉnh, phe cộng sản sẽ dùng nó để tạo lợi thế thương lượng trong bất kỳ cuộc đàm phán nào diễn ra trong tương lai. Tuy đây chỉ là 1 trong số những kịch bản có thể xảy ra nhưng các vị tư lệnh trong cuộc họp đều biết nếu trại A Sầu thất thủ, quân Giải phóng sẽ 'làm mưa làm gió' trong thung lũng và đường tới Huế sẽ mở toang.
    hk111333, donkisot2711, lopbopp8 người khác thích bài này.
  6. Bia000

    Bia000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Bài viết:
    500
    Đã được thích:
    220
    Điều kiện sống và môi trường sống quyết định đến tiến hoá của loài người. Con nào không thích nghi được thì sẽ chết hoặc không thể sinh sản và truyền gen qua đời con. Cạnh tranh sẽ chọn ra con tốt nhất.
    --- Gộp bài viết: 21/01/2018, Bài cũ từ: 21/01/2018 ---
    Nơi khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá, hay chiến tranh, đòi hỏi con người phải thông minh nếu không thì sẽ chết. Họ phải biết tiết kiệm để dành lương thực mới sống được qua mùa đông lạnh giá, chính vì lạnh nên người ở nhưng nơi này phải thông minh trong việc nghiên cứu ra công cụ mới, giúp cho cuộc sống trở nên tốt đẹp. Vì vậy người Bắc âu và Tây âu rất thông minh.
    --- Gộp bài viết: 21/01/2018 ---
    Cộng sản nguyên thuỷ, thành chợ cả thành phố là: 100 người làm thì chỉ có 20 người thật sự làm việc, 80 người có làm nhưng chơi là chính. Đến khi chia phần thì lại bằng nhau. Chính vì vậy đói tập thể. Tự sát tập thể.
    --- Gộp bài viết: 21/01/2018 ---
    Chuyển qua kinh tế thị trường định hướng xhcn thì đi phá, không cho ai làm giàu. Ai làm được cái gì là hùa vào trộm cắp, phá. Vì vậy mới đẻ ra bọn đỏ. Dân vốn di truyền ngu sẵn, lại cộng thêm môi trường sống như vậy trong thời gian dài, dẫn tới di truyền chọn lọc bị sai lệch với tự nhiên.
    --- Gộp bài viết: 21/01/2018 ---
    Một số nước châu âu, do giàu có, phúc lợi xã hội tốt. Họ gặp phải vấn đề là di truyền ngược. Do nhận thức cao nên dân da trắng đẻ ngày càng ít. Ngược lại người da màu đẻ ngày càng nhiều.
    --- Gộp bài viết: 21/01/2018 ---
    Ở Mỹ, không có chuyện mặc khố, làm cái cung đi bắn hưu nai hay bắt cá cũng có thể sống khoẻ.
    Lần cập nhật cuối: 21/01/2018
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Nhưng sẽ phải làm gì đề cứu lấy cái trại? Dù có thể đưa quân tiếp viện tới, nhưng ai mà biết được điều đó liệu đó có phải là đưa họ vào chỗ chết hay ko? Các quan lớn bàn bạc hồi lâu rồi gọi điện hỏi tướng Marion E. Carl của TQLC, người trước đó đã cưỡi trực thăng vũ trang bay qua trại, xem có cơ tăng viện được cho nó ko? Carl nói thẳng ra những điều đáng lo ngại nhất - trại sẽ bị tiêu diệt, cần di tản gấp.

    Đến lượt 1 vị hỏi xem mức độ rủi ro khi dùng trực thăng để giải cứu thì Carl tiếp tục nói toạc móng heo "1 phần 4".

    Nhiều vị có vẻ choáng váng khi nghe tuyên bố thế, nhưng Carl ko hề phóng đại.

    Do đã bay qua lưới lửa địch xung quanh trại nên Carl lường được như thế, thậm chí tỉ số kia theo ông vẫn còn rất lạc quan. 1 sĩ quan TQLC cũng từng bay qua lưới lửa này đã nói với Carl trước cuộc họp rằng lực lượng giải cứu sẽ phải mất tới hơn nửa số trực thăng. Trong thực tế, vị này phản đối mọi nỗ lực giải cứu bằng đường không, vì sợ nó sẽ trở thành 1 thất bại còn tồi tệ hơn chuyện cái trại bị thất thủ. Ông ta đề xuất để các binh sĩ trong trại cố gắng chọc thủng vòng vây rồi trốn vào trong rừng.

    Tất nhiên tướng Carl lập tức bác bỏ ngay đề xuất này và thuyết phục những vị tướng đang họp đừng xem xét đến nó. Ông nói: "Tôi nghĩ ta ko thể bỏ rơi những người ở đó được. Lương tâm sẽ ko tha thứ cho chúng ta chuyện ấy."

    Sau 1 hồi bàn bạc chóng vánh, các ông tướng quyết định nghe theo lời khuyên của Carl và công tác giải cứu sẽ được tổ chức ngay sau khi cuộc họp tạm ngừng. Trung tá Charles House được chọn chỉ huy công tác này. Gần 6g tối hôm đó, House chỉ huy 16 chiếc trực thăng H-34 với sự yểm trợ của 6 trực thăng vũ trang UH-1E cùng 2 khu trục cơ bay vào thung lũng.

    Khi tới trại, trực thăng vũ trang và máy bay Skyraider liền oanh tạc các vị trí địch, sau đó House đích thân cầm lái dẫn theo 6 chiếc H-34 nữa xuyên mây cùng lằn đạn lửa xanh lè của địch xuống bãi đáp nằm ở phía bắc trại. Máy bay của House sẽ đáp xuống đầu tiên. Khi chỉ còn cách bãi đáp vài trăm bộ thì tàu bay bị đạn súng máy địch quất tới tấp. House cho máy bay cơ động tránh đạn nhưng khi đến gần bãi đáp thì bỗng phát hoảng trước cảnh ‘tận thế’ diễn ra bên dưới. Lính nam VN nhảy ùa cả lên lũy đất rồi phóng như 1 lũ điên tới bãi đáp, chen lấn, xô đẩy, dẫm bừa lên cả thương binh để được làm người đầu tiên lên máy bay.

    Tàu vừa hạ xuống, đám lính đã bu đầy xung quanh. Do chiếc máy bay đầu tiên vốn được giành riêng để chở thương binh nên 12 lính mũ nồi xanh còn lại vội xông tới lôi lũ lính VNCH ra. Ko có kết quả, lính Mỹ bắt đầu dùng đến gậy để phang. Thế nhưng quân nam VN thà chịu đòn còn hơn phải đối mặt với bộ đội Bắc Việt; nhất quyết ko chịu rời tàu. Cuối cùng số lính mũ nồi xanh phải chuyển súng M16 sang chế độ bắn liên thanh và bắn thẳng vào đám người đang hoảng loạn.

    Đạn giết chết 1 số lính VNCH và xua đám còn lại quay về tường trại. Tuy nhiên cuộc loạn đả trên bãi đáp đã khiến House phí mất những phút giây cần thiết để rút ra nhanh. Quân Bắc Việt đã tập trung hỏa lực vào bãi đáp và bắt đầu dùng cả B-40 bắn đến. Dù vậy, lính mũ nồi xanh vẫn đưa được thương binh lên tàu và House bắt đầu tăng tốc bốc lên. Nhưng chỉ được 100 thước thì đuôi máy bay bị 1 quả đạn DKZ xé toạc. Trực thăng rơi và House cùng phi hành đoàn lại phải kéo thương binh quay về trại. ít phút sau đó chiếc máy bay số 2 của House do trung úy William Gregory điều khiển cũng bị bắn hạ.

    Cũng có 6 trực thăng xoay sở đáp xuống và bốc lên được 69 người, hầu hết là thương binh. Tuy nhiên 3 chiếc khác đã bị thương nặng trong khi cố hạ cánh và đành phải quay về. Ngoài ra còn có thêm 4 máy bay tiêm kích - bom của TQLC cùng 2 trực thăng nữa bị hư hại.

    Trời đã sắp tối, TQLC cho dừng việc sơ tán và House được lệnh phá vây. House chỉ huy toán quân thảm hại - gồm lính Nùng, dân sự chiến đấu nam VN, lính mũ nồi xanh, các phi công cùng phi hành đoàn trực thăng - ra góc tây bắc trại trốn vào rừng. Họ cắt rừng đi suốt đêm, cứ mỗi bước lại phải chiến đấu chống lại các toán tuần tiễu địch đang quyết kết liễu họ. Sáng ra, máy bay trực thăng giải cứu đang quần trên thung lũng đã phát hiện ra toán quân của House khi đã đi được chừng 3 cây số. Thấy các trực thăng tới gần, lính nam VN lại hoảng loạn xô đẩy nhau chen lên trước. Biệt kích Mỹ 1 lần nữa phải nổ súng vào đám đông đang tràn tới, giết chết 15 người. Rốt cục đến khi trực thăng hạ cánh thì chỉ còn bốc lên được có 60 người trong số 100 mạng tham gia phá vây.

    34 người còn lại bị cắt rời khỏi nhóm của trung tá House đến hôm sau mới phát hiện được, nhưng lại xảy ra 1 sự cố tồi tệ khác. Trong lúc đám lính nam VN ùa lên máy bay, kẻ nào đó đã tung lựu đạn vào giữa và giết chết 10 người bọn họ.

    Rốt cục chỉ có 180 người, trong đó có 12 lính mũ nồi xanh trên tổng số 434 quân đồn trú ban đầu là toàn mạng thoát khỏi trại A Sầu. Số còn lại đều chết hoặc bị bộ đội Bắc Việt bắt làm tù binh. (Theo wiki thì biệt kích Mỹ chết 8, mất tích 5, bị thương 12; VNCH có 47 chết và mất tích, ko rõ số bị thương;. Số liệu của ta cho biết địch có từ 400 - 1000 cả chết lẫn bị thương. ND)
    hk111333, donkisot2711, huymaya5 người khác thích bài này.
  8. gaume1

    gaume1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2011
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    365
    Huyền thoại đu càng.
    2 lần lính biệt kích xả súng vào đám lính VNCH, lần 1 không rõ, lần 2 chết 15, lần lựu đạn chết 10. Vậy thì con số 47 VNCH chết của Wiki chắc chắn là sai .
    convitbuoc thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    chắc 47 chết là chỉ tính LLĐB VNCH (Lôi hổ) thui còn CIDG do LLĐB Mỹ phụ trách thì coi như ko phải quân mình nên ko tính...Trên danh nghĩa 1 trại biệt kích do LLĐB VNCH quản lý, LLĐB Mỹ làm cố vấn, lính hầu hết là Dân sự chiến đấu do Mỹ tuyển mộ, huấn luyện, trang bị và trả lương..cái này nói kỹ trong cuốn LLĐB của tg Vũ Đình Hiếu
    Lần cập nhật cuối: 23/01/2018
    hk111333, gaume1danngoc thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đây là bài chi tiết trong cuốn LLĐB trên chiến trường VN của gs Vũ Đình Hiếu
    TRẠI LLĐB A SHAU BÁO CÁO TỔNG KẾT TRẬN ĐÁNH TỔNG QUÁT
    Special Forces First Sergeant Alan G. Cornett, who served in Vietnam from 1966 to 1973


    Trại LLĐB A Shau được xây dựng nhằm mục đích theo dõi đường biên giới, phá hoại, ngăn chặn đường xâm nhập của địch trong khu vực trách nhiệm. A Shau nằm về hướng tây nam thành phố Huế, chỉ cách biên giới Lào khoảng 5 cây số về phiá đông, tọa độ YC494834. Vị trí chiến lược của căn cứ A Shau gần ba con đường xâm nhập chính từ bên Lào qua Việt Nam, vào khu vực thung lũng A Shau, A Lưới (Aloui), nên bị địch khuấy phá thường xuyên bằng những đơn vị cấp nhỏ cho đến khi bị tấn công, bắt đầu từ ngày 9 tháng Ba năm 1966.



    Sắc dân thiểu số sống trong khu vực A Shau trước khi trận tấn công xẩy ra là người Katu, họ sống rất bí mật và thù nghịch với những người lạ (LLĐB Hoa Kỳ, Việt Nam). Và họ được địch quân móc nối hay có cảm tình với địch. Những quân nhân LLĐB Việt, Mỹ đến A Shau, xây dựng trại LLĐB chưa hề “làm bạn” được với người Katu.

    Tin tức thời tiết cho biết, trong những ngày 9, 10, 11, 12 tháng Ba, thời tiết rất xấu, có nhiều mây che phủ bầu trời, sương vào buổi sáng sớm và bầu trời xuống thấp dưới 2000 bộ. Quân đội Bắc Việt lợi dụng thời tiết xấu, tránh được hỏa lực yểm trợ của phi cơ, tấn công trại LLĐB A Shau. Ngoài ra phiá Đồng Minh còn gặp trở ngại trong việc xử dụng trực thăng, đổ quân tiếp viện, cũng như tái tiếp tế cho căn cứ.

    Trong khu vực thung lũng, cỏ tranh cao hơn đầu người (cỏ voi, elephant grass), cao từ 8 đến 12 bộ, che phủ khắp thềm thung lũng, và xung quanh trại LLĐB A Shau. Do đó vấn đề quan sát từ phi cơ quan sát cũng như từ trong căn cứ, để khám phá địch quân rất khó khăn, ngay cả những đơn vị cấp lớn của địch di chuyển trong thung lũng. Lẽ dĩ nhiên ngoại trừ khi địch quân di chuyển trên những con đường mòn. Nơi hướng đông phi đạo (trại LLĐB nào cũng có một phi đạo ngắn để phi cơ C-123, 130 đáp xuống đem theo đồ tiếp tế cho căn cứ) và khu vực phiá nam căn cứ có những bãi mìn cũ, không ai dám đi lại nên cỏ tranh mọc dầy đặc mà không ai dám ra cắt cỏ phát quang.

    TÌNH HÌNH QUÂN BẠN

    Tình hình quân bạn trước khi trận tấn công được báo cáo như sau: những toán tuần tiễu trong ngày 18, 19, 24, 25 tháng Hai tịch thâu được nhiều tài liệu của địch cho biết trại LLĐB A Shau đang bị địch quân dò thám, điều nghiên để tấn công. Ngày 5 tháng Ba, một đơn vị gồm 30 dân sự chiến đấu, do hai quân Mũ Xanh LLĐB Hoa Kỳ chỉ huy, lục soát cách căn cứ khoảng hai cây số về hướng nam, nhưng không gặp địch. Ngày 6 tháng Ba, một đại đội DSCĐ ra ngoài lục soát khu vực nơi hướng đông nam căn cứ, với nhiệm vụ tấn công những vị trí đóng quân của địch. Mục tiêu này do phi cơ thám thính tìm ra, trong chuyến bay bao vùng trại LLĐB ngày hôm qua. Chuyến hành quân lục soát này dự trù sẽ kéo dài hai ngày.

    Trong khi đó, hai binh sĩ Bắc Việt đào ngũ đến trại LLĐB A Shau trình diện. Họ cho biết bốn tiểu đoàn chính quy Bắc Việt sẽ tấn công căn cứ ngày 11 và 12 tháng Ba và các đơn vị Bắc Việt đã chuyển quân vào trong thung lũng. Dựa vào nguồn tin này, đại đội DSCĐ đang lục soát bên ngoài được gọi về phòng thủ căn cứ. Toán quân về đến căn cứ an toàn, không chạm địch.

    Ngày 6 tháng Ba, một toán tuần tiễu được lệnh thám sát khu vực cách căn cứ khoảng 2 cây số về hướng tây bắc, tìm vị trí đặt súng cối của địch. Toán này tìm không thấy vị trí súng cối của địch nên quay trở về căn cứ. Bộ tư lệnh Quân Đoàn I khước từ nhiều lần điện văn xin tăng cường cho trại LLĐB A Shau, bộ chỉ huy C1 LLĐB ở Đà Nẵng yêu cầu bộ chỉ huy liên đoàn 5 LLĐB/HK ở Nha Trang gửi quân tiếp viện. Ngày 7 tháng Ba lúc 4:40 chiều, một đại đội xung kích tiếp ứng Mike Force với 141 dân sự chiến đấu, 7 LLĐB/HK và 7 người thông dịch viên đến tăng cường khả năng phòng thủ, tuần tiễu trại LLĐB A Shau.

    Có thêm viện binh, quân trú phòng đưa các toán tuần tiễu ra ngoài, lục soát cách căn cứ khoảng 1, 2 cây số về các hướng: bắc, tây bắc và nam, tìm các khu vực đóng quân của địch. Những cuộc tuần tiễu trở về báo cáo không thấy các hoạt động của địch. Những toán phục kích đêm, trở về cũng không gặp những dấu vết của địch quân. Trong khoảng từ ngày 4 đến 8 tháng Ba, phi cơ quan sát bao vùng báo cáo, tìm thấy nhiều vị trí đặt súng, hầm hố mới đào và cả vị trí cho súng phòng không của địch.

    Những điều phi cơ quan sát cho biết, ăn khớp với lời khai của hai binh sĩ Bắc Việt đào ngũ, địch quân đang chuyển quân vào thung lũng A Shau và sẽ tấn công trại LLĐB. Không quân chiến thuật, các phản lực cơ Hoa Kỳ được điều động lên đánh phá những mục tiêu do phi cơ quan sát tìm thấy. Tuy nhiên kết quả không được kiểm chứng vì nhiều mây và sương mù trong thung lũng. Ngày 7 tháng Ba, phi cơ thả truyền đơn, cùng với loa phóng thanh, khuyến cáo binh sĩ Bắc Việt đào ngũ. Đến tối ngày 8 tháng Ba, trong trại LLĐB A Shau có: 220 DSCĐ, 141 Mike Force, 9 thông dịch viên, 41 thường dân, 6 LLĐB/VN, 17 LLĐB/HK.

    DIỄN TIẾN TRẬN TẤN CÔNG

    Trong đêm ngày 8 tháng Ba, trước khi trận tấn công bắt đầu, vị chỉ huy trại LLĐB A Shau ra lệnh báo động trong căn cứ vì biết chắc quân đội Bắc Việt sẽ tấn công. Tất cả mọi người phải ở tại vị trí chiến đấu. Khoảng 7:30 tối, một tiểu đội địch quân bị phát giác nơi đầu hướng bắc căn cứ và bên trong căn cứ xử dụng súng cối tác xạ. Lúc 11 giờ đêm, căn cứ báo động vì nghe nhiều tiếng động, đào hầm hố nơi hướng nam. Lúc 1:30 sáng, căn cứ cho nổ qủa mìn Claymore về hướng có âm thanh địch quân cắt hàng rào, kẽm gai.

    Đến 3:50 phút sáng ngày 9 tháng Ba, địch quân pháo kích nặng nề vào trại LLĐB A Shau bằng súng cối 82 ly. Trận pháo kích kéo dài đến 6:30 phút sáng. Khoảng 4:30 sáng, hai đại đội lính Bắc Việt mở đợt tấn công đầu tiên vào hướng nam căn cứ. Quân trú phòng phản ứng dữ dội làm địch quân phải rút lui. Tuy nhiên trận pháo kích của địch rơi vào căn cứ rất chính xác, trúng phòng ngủ LLĐB/HK, phòng chứa đồ tiếp liệu, bồn nước, hư hại hầm truyền tin làm sự liên lạc với bên ngoài tạm ngưng để sửa chữa. Sau đó phải xử dụng hệ thông truyền tin của LLĐB/VN từ lúc 8:00 sáng và Hoa Kỳ lúc 9:20 phút sáng. Tổn thất nhân sự sau ba tiếng đồng hồ pháo kích: 2 LLĐB/HK tử trận, 5 LLĐB/HK bị thương, 25 DSCĐ bị thương, 7 Mike Force tử trận, 14 Mike Force bị thương, 1 thường dân chết, 1 thường dân bị thương. Sau đó địch quân tiếp tục pháo kích lai rai và xử dụng súng bắn tỉa cả ngày.

    Đến 11:00 giờ sáng ngày 9 tháng Ba, các phản lực cơ Hoa Kỳ được gọi lên oanh kích nơi hướng bắc và nam căn cứ. Nhưng trời có nhiều mây, máy bay thám thính FAC không thể quan sát để điều động trận đánh bom nên không có hiệu quả, và đến 3:06 phút mọi phi vụ oanh kích phải ngưng vì mấy đã che phủ bầu trời dầy đặc. Khoảng 10:15 phút trại LLĐB A Shau yêu cầu tiếp tế thêm đạn dược và di tản thương binh. Yêu cầu được hai chiếc máy bay quan sát L-19 bay vào và chỉ di tản những người bị thương nặng. Tuy vậy chỉ di tản được một quân nhân LLĐB/HK, thượng sĩ Robert I. Gibson, vì bị súng của địch bắn lên.

    Khoảng một giờ chiều, một phi cơ vận tải C-47 bay đến căn cứ. Chiếc máy bay, bay theo hướng tây bắc xuống đông nam và bị trúng đạn phòng không khi hạ thấp cao độ xuống thung lũng. Viên phi công định bay vòng qua phiá đông, nhưng vẫn bị trúng đạn từ những sườn núi xung quanh thung lũng, rơi xuống đất cách trại LLĐB khoảng năm dặm về hướng bắc. Trực thăng vào cứu được ba nhân viên phi hành đoàn, ba người khác tử trận. Đến 2:15 phút chiều, một phi cơ thả dù tiếp tế đạn dược, dụng cụ cứu thương rơi ra ngoài hàng rào, nhưng một đơn vị trong căn cứ ra ngoài đem về được. Đến 4:30 phút, một phi cơ C-123 khác thả thêm mấy kiện hàng tiếp tế, đạn dược, quân trú phòng chỉ thâu hồi được khoảng 50% vì địch từ trên sườn núi bắn xuống dữ dội. Đến 5 giờ chiều, phi cơ thả thêm một đợt tiếp tế cho căn cứ, cũng chỉ thâu hồi được một nửa, và một trực thăng UH-1 bay vào căn cứ di tản thương binh. Chiếc này bị trúng đạn không cất cánh lên được, người Hoa Kỳ phải gửi lên căn cứ một trực thăng CH-53 di tản được 26 người bị thương, trước khi trời tối.
    Khi màn đêm xuống, tất cả mọi người trong căn cứ phải ra phòng tuyến, đề phòng địch tấn công trở lại, những binh sĩ khác lo sửa chữa, dọn dẹp căn cứ vì trận pháo kích và một phi cơ bay bao vùng, thả hỏa châu chiếu sáng cả đêm.

    Đúng 4:00 giờ sáng ngày 10 tháng Ba, trại LLĐB A Shau lại nhận thêm một đợt pháo kích mới, rất chính xác, bằng súng cối 82 ly và đại bác không dật 57 ly bắn thẳng từ sườn núi vào trong căn cứ. Đợt pháo kích này phá hủy gần hết những căn nhà tiền chế trong căn cứ. Tất cả mọi nơi đều trúng đạn pháo kích của địch. Trận pháo kích tiếp tục suốt cả ngày, cho đến khi căn cứ chịu đựng hết nổi, phải di tản lúc 5:30 chiều. Mấy khẩu đại bác không dật của địch bắn hư hại hơn một nửa số súng cộng đồng trong căn cứ.

    Vào lúc 5:00 giờ sáng, quân đội Bắc Việt mở trận tấn công lớn, từ hướng đông, bên kia phi đạo và hướng nam. Hai tuyến phòng thủ này yếu nhất vì có nhiều cỏ tranh rất cao. Tuyến phòng thủ hướng đông nam do đại đội DSCĐ không còn khả năng chiến đấu nữa, lui vào bên trong. Trong khi đó đại đội xung kích Mike Force với hai cố vấn LLĐB/HK vẫn còn chống đỡ phòng tuyến phiá nam, phải kéo qua trám lại phòng tuyến. Đại đội xung kích Mike Force phải chiến đấu tận lực, nhiều pha đánh cận chiến, cầm cự thêm ba tiếng đồng hồ. Đến 8:00 giờ sáng, phòng tuyến phiá nam xụp đổ, DSCĐ, Mike Force rút vào thủ xung quanh hầm chỉ huy (trung tâm hành quân) nơi phòng tuyến phiá bắc. Đến 8:30 phút sáng, phòng tuyến phia đông cũng bị chọc thủng, các DSCĐ sống sót rút vào bên trong, bố trí xung quanh hầm chỉ huy.

    Từ 6:00 sáng, các phản lực cơ Hoa Kỳ đã lên đánh bom xuống hai hướng bắc và nam căn cứ nhưng phi cơ quan sát không kiểm chứng được kết qủa vì lớp mây và làn sương sớm quá dầy. Đến 8:30 phút sáng, lực lượng trú phòng chỉ còn giữ được một phần nơi phòng tuyến phiá bắc bao gồm hầm chỉ huy. Địch tấn công vào khu vực xung quanh hầm chỉ huy, nhưng các binh sĩ chống trả quyết liệt, đẩy lui. Hai khẩu súng cối 81 và 60 ly vẫn còn tác xạ, nhưng bị đại bác 57 ly của địch bắn trúng hư hỏng lúc 12:00 giờ trưa.

    Đến 9:00 giờ sáng, không quân Hoa Kỳ lên oanh kích dữ dội gây tổn thất nặng cho quân Bắc Việt đã vào chiếm giao thông hòa nơi phòng tuyến phiá nam. Các quân nhân Mike Force, sống sót dưới quyền đại úy LLĐB/HK Blair, cố gắng phản công lấy lại phòng tuyến phiá nam nhưng không thành công, phải lui về phòng thủ xung quanh hầm chỉ huy.

    Đến 10:00 giờ sáng, chỉ huy toán A-102 LLĐB/HK (trại LLĐB A Shau), yêu cầu dội bom lên tất cả căn cứ ngoại trừ phòng tuyến phiá bắc và hầm chỉ huy. Nhờ quyết định táo bạo này, các phản lực cơ Hoa Kỳ lên đánh bom từ 10:00 đến 12:00 trưa, làm khựng lại tất cả các đợt tấn công của địch vào hầm chỉ huy.

    Lúc 12:15 phút, một phi cơ vận tải CV-2 thả xuống tiếp tế nước uống và đạn dược, nhưng tất cả rơi vào tay địch quân. Cùng khoảng thời gian đó, một khu trục cơ A-1 Skyraider bị hỏa lực phòng không bắn trúng, đáp khẩn cấp ngay trên phi đạo và may mắn được một chiếc A-1 khác đáp xuống cứu, bay thoát.

    Từ 12:15 đến 2:00 giờ chiều quân Bắc Việt vẫn không tiến lên được, mặc dầu hầm chỉ huy đã trúng nhiều đạn đại liên, nhưng được xây rất kiên cố. Tuy nhiên quân Bắc Việt vẫn tiếp tục dùng súng cối 82 ly bắn vào căn cứ.

    Từ 2:30 đến 4:30, lực lượng phòng thủ kiệt sức, tình trạng nguy ngập. Tất cả vũ khí cộng đồng đều đã hết đạn hoặc bị hư hại. Các quân nhân DSCĐ, Mike Force đã phải chiến đấu liên tục hơn 36 tiếng đồng hồ, hết nước uống và đồ ăn. Quân Bắc Việt đã tràn vào chiếm những hầm hố, giao thông hào tại những phòng tuyến đã chiếm được.

    Từ lúc 3:00 giờ chiều, trong bộ tư lệnh Đệ Tam Thủy Bộ (chỉ huy 2 sư đoàn TQLC 1 và 3 Hoa Kỳ), đã có quyết định, xử dụng trực thăng của TQLC/HK di tản những quân nhân sống sót trại LLĐB A Shau. Cấp chỉ huy LLĐB/HK trong căn cứ đã được lệnh phá hủy những ổ súng cộng đồng (thực ra đã bị trúng đạn hư hại) để chuẩn bị di tản vào lúc 5:00 giờ chiều.

    Đúng 5:00 giờ chiều, trong hầm chỉ huy căn cứ, các quân nhân LLĐB phá hủy máy móc truyền tin, được DSCĐ nơi tuyến phòng thủ phiá bắc bắn yểm trợ cho họ rút lên hướng bắc cùng với những quân nhân sống sót.

    Đúng 5:20, tất cả các quân nhân sống sót được lệnh rút lui đến một bãi đáp trực thăng, cách căn cứ khoảng 300 thước. Tất cả những người còn đứng vững phải ở lại nằm cản cho cuộc rút lui, và sẽ đi sau. Địch quân đã biết được chuyện di tản pháo kích lên bãi đáp, gây thêm tổn thất. Hợp đoàn trực thăng cấp cứu gồm có 15 chiếc trực thăng H-34, được bốn trực thăng UH-1 võ trang hộ tống vào đón những quân nhân sống sót. Và lẽ dĩ nhiên các phản lực vẫn bay bao vùng ở trên cao.

    Tuy nhiên vì mây che phủ, nhiều trực thăng không vào được. Khi chiếc trực thăng đáp xuống, dân sự chiến đấu người Thượng đã quá sợ hãi tranh dành lên đầy một trực thăng làm một chiếc không cất cánh được, sau đó trúng mãnh đạn pháo kích hư hại, phải bỏ lại. Chuyến đầu chỉ đem về được 69 quân nhân, trong đó có bốn LLĐB/HK đã bị thương. Hai trực thăng chở quân H-34 bị phòng không bắn rơi. Đến 5:45 phút, trực thăng không thể vào đón chuyến nữa vì hỏa lực phòng không của địch, vị chỉ huy trưởng bộ chỉ huy C-1 LLĐB ngoài Đà Nẵng tuyên bố trại LLĐB A Shau đóng cửa.
    Đến 6:00 giờ chiều, số quân nhân sống sót còn kẹt lại, gồm có: 7 quân nhân Mũ Xanh LLĐB/HK, trong đó có một người bị thương nặng, 40 quân xung kích Mike Force, 50 dân sự chiến đấu và phi hành đoàn hai trực thăng TQLC/HK. Người lính LLĐB/HK bị thương đã chết gần bãi đáp trực thăng. Toán quân này buộc phải di tản tự lực, tránh né địch quân, di chuyển lên hướng tây bắc, lên thiết lập vị trí phòng thủ trên một khu đất cao, cách trại LLĐB A Shau chừng hai cây số.

    Đến 2:00 giờ sáng, không thấy địch quân đuổi theo, họ tiếp tục đi lên hướng bắc. Trong lúc di chuyển, một số quân nhân kiệt sức bị bỏ rơi, hoặc đi lạc vì trời tối. Qua ngày 11 tháng Ba, trực thăng cứu được một LLĐB/HK, phi hành đoàn trực thăng TQLC/HK và một số quân Mike Force, DSCĐ. Một số khác vẫn tiếp tục đi về hướng bắc, được trực thăng tìm thấy, cứu đưa về Huế ngày 11 tháng Ba. Trong các ngày kế tiếp, 12, 13, 14, phi cơ quan sát Hoa Kỳ bao vùng, cố tìm thêm số quân thất lạc, nhưng… Qua ngày 16 tháng Ba, cuộc tìm kiếm coi như chấm dứt.
    --- Gộp bài viết: 23/01/2018, Bài cũ từ: 23/01/2018 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 23/01/2018 ---
    Con số 47 lính VNCH (mất tích tin chắc là chết) chắc cũng lấy từ đây gồm 40 CIDG + 1 lôi hổ + 6 thông ngôn...
    Lần cập nhật cuối: 23/01/2018
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này