1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

John Hughes-Wilson - Người múa rối: Lịch sử bí mật của ngành tình báo

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi shinsaber, 24/03/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Người múa rối

    Lịch sử bí mật của ngành tình báo



    John Hughes-Wilson


    Tiểu sử của tác giả:

    John Hughes-Wilson là một sử gia, một tác giả chuyên về lịch sử quân sự cũng như tình báo. Ông đã có nhiều tác phẩm về đề tài này. John nghỉ hưu năm 1994 với quân hàm Đại tá, công tác tại cơ quan tham mưu chính trị quốc tế của NATO. Ông đã từng đảm nhiệm các chức vụ: Người đứng đầu bộ phận Chính sách và sĩ quan tình báo cao cấp Anh của SHAPE (Supreme Headquarters Allied Powers Europe – Bộ chỉ tối cao các lực lượng đồng minh Châu Âu), cùng nhiều chức vụ khác trong công tác tình báo, chống khủng bố cũng như đặc nhiệm. Trong 25 năm đảm nhiệm cương vị tại cơ quan tình báo cũng như là sĩ quan phụ trách các hoạt động đặc biệt, ông đã công tác tại Falklands, đảo Síp, bán đảo Ả Rập và bắc Ai len.


    Lời người dịch:

    Đang đọc quyển sách này và thấy nó rất thú vị nên muốn chia sẻ cho mọi người. Trước giờ nhà em chưa thấy ai dịch sách về tình báo ở trên này và cũng khá ít sách về tình báo có chất lượng được dịch ở VN (ngày xưa có Bộ ngũ Cambridge của Yuri Modin). Tốc độ dịch sẽ hơi chậm do văn phong tác giả đậm chất Anh, rất khó để chuyển ngữ sang tiếng Việt phù hợp nên có gì các cụ bỏ quá cho và đừng thúc.
  2. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Mở đầu:

    Vào năm 1970, khi còn là một sĩ quan lục quân, tôi đã được mời gia nhập đơn vị tình báo, việc được lựa chọn khiến tôi vô cùng ngạc nhiên cũng như sự khó hiểu của bạn bè và đồng nghiệp. Tôi ngay lập tức tìm kiếm một cuốn sách khả dĩ về nghề nghiệp mới của mình.


    Không có quyển nào hết.


    Có rất nhiều những quyển sách dày cộp vô cùng kĩ thuật và lịch sử về Thế chiến 2, cùng với hàng đống các bài báo đầy hồi hộp giả vờ như sách sử. Tôi tìm kiếm một cuốn sách lịch sử khả dĩ về “tình báo” và những ảnh hưởng của nó nhưng chỉ hoài công. Giờ sau hơn 30 năm, tôi cuối cùng cũng có thời gian để viết một cuốn sách tổng hợp mà tôi ước gì mình đã có thể mua và đọc khi còn là một đại úy lục quân mới thuyên chuyển sang “tình báo” nhiều năm về trước.


    Một điều khiến tôi bối rối khi bắt đầu, gần như mọi lần tôi cầm lên một quyển sách về lịch sử quân sự, tôi phát hiện ra rằng nó gần như không có hoặc rất ít nhắc đến “tình báo” trong mục lục. Điều này khiến tôi vô cùng khó hiểu (đến giờ vẫn vậy). Thật sự đáng kinh ngạc khi vô vàn các sách lịch sử viết bởi các tác giả nổi tiếng như John Keegan và David Chandler, nhưng người mà tôi đã theo sát cũng như lắng nghe vô cùng chăm chú, tác giả của những cuốn sách lịch sử quân sự, vì lí do nào đã đã không nhắc đến hai chữ “tình báo”. Cứ như thể tất cả các tướng lĩnh vĩ đại và các chiến dịch đẫm máu đã diễn ra mà không ai thèm để tâm đến kẻ địch.


    Điều này hiển nhiên là vớ vẩn, và tôi bắt đầu đi từ sự bối rối đến bực bội. Các chiến dịch lớn và xung đột giữa các quốc gia chưa bao giờ là lĩnh vực không liên quan đến tình báo, ngoại trừ các tướng lĩnh ngu ngốc và các chính trị gia cứng đầu và họ thường là người thua cuộc. Sự thật là công tác tình báo với tư cách là một chủ đề thường thấy đã bị bỏ qua một cách đáng xấu hổ và bị lãng quên nghiêm trọng.


    Kinh nghiệm của bản thân tôi từ hồi đó, trong thời kì chiến tranh cũng như hòa bình, tại Sảnh trắng (Whitehall) và với các liên minh quốc tế đã tăng cường sự nghi ngờ rằng công tác tình báo còn quan trọng hơn những gì mình biết. Kinh nghiệm cũng xác thực một sự nghi ngờ khác mà tôi đã không nhận ra từ đầu: rằng có rất nhiều thứ diễn ra phía sau hậu trường hơn những gì đã được công khai trong sách vở hay báo chí. Trong nhiều trường hợp, ai đó đã có thể giật dây từ sau cánh gà – hay ít nhất cố gắng làm điều đó. Vì vậy tiêu đề của quyển sách này là “Người múa rối”.


    Tôi cũng bắt đầu nhận ra rằng “công tác tình báo” hiện đại đã bị hiểm nhầm rất nhiều. Nó không chỉ về các bí mật hay những hành động mạo hiểm. Đầu đuôi là do các tiểu thuyết cũng như phim ảnh đã làm cho rất nhiều người tin rằng tình báo chỉ thuần túy là về các điệp viên. Điều đó không đúng. Jame Bonds và người tạo ra anh ta, Ian Fleming, phải chịu trách nhiệm về việc đó.


    Và công tác tình báo cũng không phải, do sự quảng bá không cần thiết, chỉ là về SAS hay các cơ quan tương tự như Spestnaz của Nga hay Delta Forces của Mĩ. Mặc cho cái nhìn lẫn lộn của công chúng rằng lực lượng đặc nhiệm bao gồm những cá nhân kiệt xuất, các siêu nhân với khả năng chịu đựng không giới hạn, sự thật là họ chỉ là những người thu thập thông tin khi không có ai có khả năng làm được việc.


    Thực tế là công tác tình báo không phải như những câu chuyện phiêu lưu kì quặc tràn đầy testosterone. Công tác tình báo thực sự là một nhiệm vụ thường nhật, thẳng thắn và thông thường là nhàm chán của việc thu thập, đối chiếu, diễn giải và đánh giá, kèm theo đó là thông báo đến những người có thẩm quyền cần được biết. Họ - những người đưa ra quyết định – là người giao nhiệm vụ cho các cơ quan tình báo, lẽ hiển nhiên là những ông chủ này phải hỏi những câu hỏi thông minh. Nó cũng hiển nhiên rằng, với sự thanh thoát, để trả lời các câu hỏi đó, những người đưa ra thông tin tình báo phải luôn công bằng, khách quan và thành thật nếu họ muốn thực hiện chức trách của mình hiệu quả.


    Yêu cầu về sự thành thật chưa bao giờ quan trọng hơn, bởi vì sự gia tăng đột ngột của các mối quan tâm đến công tác tình báo tính từ đầu thế kỷ 21 đã đưa đề tài này lên tiêu đề các tờ báo trên khắp thế giới theo cách mà trước giờ chưa từng có. Tình báo giờ đã nằm ở trang nhất của các bản tin. Điều này chưa từng có tiền lệ trước đây. Nó là một thách thức nghiêm trọng cho các tổ chức tình báo ở nhiều nước phương Tây ngày nay, bởi vì các cơ quan tình báo phải chịu áp lực mà trước nay chưa từng có. Các sĩ quan tình báo được trả lương để nói thật: giờ đã không còn. Tuy nhiên, ham muốn của những người làm công để nói với các ông chủ chính trị của mình những điều họ thích nghe, thay vì sự thật, là rất mạnh.


    Như thánh Matthew đã nói, “đường thì rộng mà cổng thì hẹp” trên con đường dẫn đến sự hủy diệt; nhưng nó là một sai lầm nguy hiểm cho các sĩ quan tình báo khi chọn cách dễ dàng để làm hài lòng các ông chủ chính trị của họ.


    Đối với các sĩ quan tình báo, cho dù là lâu năm, để bị cuốn vào thế giới của những người cầm quyền đầy những kích thích và khủng hoảng, với kinh nghiệm giới hạn của bản thân tôi, xung quanh các quyết định quan trọng, là một sai lầm lớn. Thêm nữa, một khi sĩ quan tình báo bị cuốn vào vòng tròn ma thuật của sự đồng phạm, điều mà chắc chắn sẽ dính dáng đến trong các chính sách, quyết định gây tranh cãi, thì sự công bằng sẽ bị bỏ qua. Anh ta đột nhiên trở thành một phần của cuộc tranh luận và quá dễ dàng bị biến thành loa phát thanh của ông chủ.


    Tệ hơn, một ranh giới nguy hiểm đã bị vượt qua. Công tác tình báo, nếu nó muốn duy trì sự trung thực và khách quan, không thể làm việc một cách hời hợt nếu như nó để mình bị dụ dỗ trở thành kẻ ủng hộ cho một chính sách nào đó. Đây là điều đã xảy ra với Thủ tướng Tony Blair, chuyên gia đánh lạc hướng truyền thông của ông ta (Bộ trưởng không chính thức Bộ thông tin sai lệch của nước Anh?) Alastair Campell hồi năm 2003, hỗ trợ bởi tay đồng phạm đáng ngờ John Scarlett, chủ tịch Hội đồng tình báo liên quân của Whitehall, cơ quan đúng ra là phải trung lập và phi chính trị.


    Người nộp thuế kì vọng ở các cơ quan tình báo phải công bằng, chính xác và trên hết, trung thực để cảnh báo họ về bất kỳ mối đe dọa nào đến cuộc sống của họ. Đó là lí do tại sao các công dân Anh, nói ví dụ, đã chi cả tỷ bảng hàng năm cho các cơ quan tình báo. Người dân không trao những đồng tiền khó nhọc mới kiếm được của họ cho các sĩ quan tình báo để họ làm người cổ vũ cho các chính sách của Chính phủ hay các đảng phái, cũng như không chấp chận việc các cơ quan tình báo bị hủ hóa bởi tham nhũng hay tác động từ bên ngoài.


    Đáng buồn thay, những người đứng đầu Hội đồng tình báo liên quân Anh đã đánh mất nhiều hơn là phẩm chất chuyên nghiệp của họ bởi ham muốn được nói cho Thủ tướng Anh và đám tay chân của ông ta cái họ muốn nghe về Iraq của Saddam hồi 2003: họ đã vứt bỏ luôn cả danh dự của mình. Nhưng, như một tất yếu của sự quanh co, sự hủ bại vô hình của Whitehall, họ đã được tưởng thưởng cho sự phục vụ của mình…


    Mâu thuẫn thay, khi tình báo trở thành tiêu đề, có những người lại cố làm giảm tầm quan trọng của nó, rằng chỉ có vũ lực mới có thể chiến thắng các cuộc xung đột. Cho dù cách đánh giá đơn giản này đúng đi chăng nữa, nhưng nếu nghĩ kỹ lại thì công tác tình báo vẫn vô cùng quan trọng. Bởi vì, nếu thứ duy nhất có thể trông cậy khi có chiến tranh thực sự chỉ là vũ lực và sức chiến đấu, vậy thì các quân nhân chuyên nghiệp và các nhà ngoại giao hiểu rằng để ủng hộ một học thuyết đơn giản như thế về chiến tranh, có ba yếu tố nhất định để dành chiến thắng. Thứ nhất, những người lính phải tin vào lý tưởng của họ và được chuẩn bị để hi sinh vì những gì họ tin tưởng; thứ hai, phải có hậu cần đảm bảo cung cấp vũ khí, đạn dược, thuốc men, vận tải cho chiến tranh để đánh bại bất kỳ kẻ thù nào; và cuối cùng, là hiểu biết về kẻ địch cũng như ý định của chúng, để có thể đánh bại chúng.


    Điểm cuối cùng được gọi là tình báo.


    Tất nhiên, có một ưu thế khác lâu đời hơn, khéo léo hơn và khó nhận biết hơn mà tình báo chuẩn, chính xác, kịp thời có thể cung cấp cho bất kỳ ai đủ sáng suốt để nhận ra sự thật. Nó ít tốn kém hơn bất kỳ chiến thắng nào, giữa máu, lửa và sự kinh hoàng của chiến trường, và nói một cách lý tưởng, nó nên là mục đích tối thượng của mỗi quân nhân chuyên nghiệp, nhà ngoại giao hay kể cả chính trị gia.


    Nó là khả năng, nói theo cách của một vị thánh hiền thời cổ ở Trung Hoa, ‘’bất chiến tự nhiên thành’’.


    Chỉ tình báo có khả năng làm điều đó, Đấy chính là sử dụng đầu óc.


    Quyển sách này sẽ tập trung vào việc chứng mình rằng công tác tình báo – và những con người đang điều khiển sợi dây từ sau cánh gà - đã cố gắng để làm điều đó từ thuở sơ khai.​
    tunghpvn, DepTraiDeu, huytop2 người khác thích bài này.
  3. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Chương 1: Về tình báo

    “Gián điệp đôi khi thực hiện các hoạt động tình báo thành công: gia đình bạn, bạn bè và đồng nghiệp của bạn thì làm điều đó hàng ngày…”



    Khởi đầu, đó là ********.

    Hoặc nói một cách chính xác hơn, đó là nghề mại dâm, theo như những người nghĩ như vậy thì đó là “nghề nghiệp lâu đời thứ hai”.

    Điều đó, tất nhiên, là hoàn toàn vớ vẩn.

    “Nhu cầu được biết” tiềm ẩn sâu trong tính chất sinh học và xã hội của mỗi chúng ta cũng như nhu cầu duy trì nòi giống. “Tin tức thời gian thực” về thế giới xung quanh, cho dù chúng ta sống trong hang hay là trên tàu vũ trụ, đều quan trọng cho sự tồn tại hàng ngày của chúng ta như các chức năng khác của con người. Hiển nhiên, bản năng sinh tồn chủ đạo của chúng ta thực tế phụ thuộc vào sự nhận thức rõ ràng về các hiểm họa xung quanh, như bất kì con chim sẻ nào đang tìm thức ăn trong một khu vườn đầy mèo cũng sẽ nói như thế.

    Tình báo về mối đe dọa là chìa khóa của sự sinh tồn và vì thế là nghề nghiệp lâu đời nhất chứ không phải thứ hai, nếu nó là một nghề. Nhưng nó còn hơn thế: “tình báo” là một phần của bản năng sinh tồn của loài người và nó cũng lâu đời tương tự như con người. Có lẽ nếu Adam biết được một chút thông tin về việc Eva và con rắn định làm gì, có lẽ chúng ta đã không rơi vào cái mớ hỗn độn như bây giờ…

    Có nhiều ý nghĩa khác nhau của từ “tình báo”, nhưng chúng ta đều ngưỡng mộ nó và chúng ta đều thừa nhận nó khi chứng kiến. Tình báo là điều tốt.

    Một trong những ví dụ chuẩn xác của “tình báo” đã được thể hiện bởi các thành viên buồn chán và mệt mỏi của Ban an ninh thực địa Anh tại Đức trong ngày đầu năm mới 1946. Đối mặt với việc phải giao quyền kiểm soát thành phố Magdeburg, phía tây Berlin, cho Liên Xô, bao gồm cả danh sách những người Đức bị nghi ngờ là thành viên đảng phát xít, các sĩ quan tình báo Anh đã thực hiện đúng chức trách của mình.

    “Tại sao,” theo đề nghị của một trong những thành viên mệt mỏi, “chúng ta lại lãng phí thời gian và công sức đi truy tìm bọn Đức trong cái thời tiết rét run cầm cập này để bắt giữ chúng chứ? Người Đức là một dân tộc có kỉ luật, quen với việc tuân thủ mệnh lệnh. Tại sao chúng ta không làm một thông cáo chính thức trên các tờ báo địa phương, ra lệnh cho các cựu thành viên đảng Quốc xã đến trình diện tại Cơ quan an ninh?”

    Ý tưởng nghe có vẻ hay ho trên bàn nhậu tối hôm trước – kì lạ thay – lại được thực thi và bản thông cáo đã được đăng đúng như thế.

    Trước sự kinh ngạc của sĩ quan phụ trách, vào 7 giờ 45 phút hôm ấy, một hàng dài những người Đức đứng dưới mưa tuyết bên ngoài Văn phòng an ninh thực địa ở Tòa nhà thị trấn, dậm chân và kêu ca vì lạnh. “Chúng tôi đến trình diện, theo mệnh lệnh”, chỉ huy của họ nói với viên hạ sĩ của đơn vị tình báo trước cổng. “Chúng tôi phải đăng ký ở đâu?” Và cái câu cửa miệng vớ vẩn cũ mèm hóa ra là sai. “Tình báo quân đội là một mớ mâu thuẫn.” Đây cũng là tình báo, dưới mọi hình thức, ở một đẳng cấp rất cao…

    Từ thuở sơ khai, loài người đã biết nhòm ngó nhà hàng xóm. Sự tò mò bẩm sinh này không chỉ là một đặc điểm di truyền thông thường mà nhiều khi còn là phao cứu sinh của tiến hóa. Kể cả loài tinh tinh cũng muốn biết các bầy đàn xung quanh chúng đang làm gì.

    Tương tự, phần lớn con người và các tổ chức của họ có bí mật của riêng mình, những thứ mà chúng ta không muốn hàng xóm của mình biết đến. Cho dù là sợ hãi, điểm yếu, ham muốn hay xấu hổ, chúng ta đều có những thứ muốn che dấu. Điều đó tương đồng với tổ chức lớn nhất của loài người: Nhà nước.

    Thực tế là có hai lực lượng đối lập nhau trong cuộc sống: sự tò mò và sự bí mật. Việc đấu tranh với nhau là không thể tránh khỏi. Một bên muốn che giấu điều gì đó còn bên kia thì muốn biết đó là gì. Sự cạnh tranh này là nền tảng của tất cả các hoạt động tình báo. Nhiệm vụ của tình báo xác minh sự xung đột giữa kẻ địch và đôi lúc những là giữa người bạn và đồng minh.

    Trong thế kỷ trước, tình báo lần đầu tiên đã trở thành mối quan tâm của công chúng. Thế kỷ 20 là thế kỷ của cơn sốt điệp viên, tình báo và gián điệp.

    Cũng như thế kỷ 19 đem đến cho chúng ta Sherlock Holmes và tiểu thuyết trinh thám, thế kỷ 20 đem đến tiểu thuyết về các điệp viên. Những quyển sách của John le Carré và Len Deighton nói một cách nào đó đã thể hiện sự thật của thời đại chúng ta chuẩn xác hơn bất kỳ một tác phẩm văn học được lựa chọn cẩn thận của hội đồng trao giải Man Booker*.

    Mối quan tâm đến gián điệp bắt đầu từ nước Anh. Quyển “Waterloo” của F.N. Maude (kể về cuộc tấn công của quân Pháp vào quân Anh đang không phòng bị) đã mở đầu cho thời đại mới. Nó được nối tiếp tức thì bởi tác phẩm tuyệt vời của William le Queux và kẻ phản diện tài ba, Gaston la Touche, cũng không có thật như bất kỳ tác phẩm nào sau này của Ian Fleming. Vào thời điểm chiến tranh nổ ra năm 1914, các quyển sách của Erskine Childers và John Buchan đã thay Pháp bằng Đức để làm kẻ địch của nước Anh, được hỗ trợ bởi tờ lá cải Daily Mail của Harmsworth và quần chúng có học nhưng dễ tin người. Thời đại của các điệp viên bí mật đóng vai anh hùng đã tới. Cơn sốt tình báo và gián điệp đã trở thành mối quan tâm của công chúng.

    Khi thời đại của các điệp viên mở màn, các chính phủ đã bắt đầu chuyển nỗi sợ hãi của công chúng thành các tổ chức quốc gia. Trong khi nước Nga độc đoán đã luôn luôn có lực lượng cảnh sát mật của họ, thì tại nước Anh, các kiến trúc sư đế quốc như Vernon Kell và Mansfield Cumming (người sáng lập MI5 và MI6) và các cơ quan mới thành lập của họ chỉ phản ánh hai xu hướng đang lên của thời đại mới: sự hoảng loạn của công chúng và sự phát triển của chính phủ. Ở mỗi quốc gia, cảnh sát mật và các cơ quan tình báo bùng nổ và phát triển. Sau hai cuộc thế chiến, George Orwell đã ghi lại hậu quả không lấy gì làm tốt đẹp của sự quan liêu này trong những sự kiện đáng báo động của quyển “1984”, có lẽ là quyển tiểu thuyết thành công nhất về cảnh sát mật.

    Những cơ quan tình báo đang phát triển này không chỉ giới hạn ở trong quốc nội. Cuộc chiến bí mật của họ và việc đổi phe thường thiết lập và hỗ trợ phần lớn các quan hệ quốc tế trong thế kỷ 20. Ở mỗi quốc gia, “tình báo” phát triển thành một đơn vị quan trọng của chính phủ. Ở các quốc gia độc tài, các cơ quan tình báo càng có quyền lực; và nó càng tuyển nhiều nhân viên hơn để bảo vệ bí mật quốc gia – cũng như bảo vệ công việc của chính nó, vị trí, lương hưu cùng thăng tiến, tất cả đều được trả bởi người dân sợ hãi và thỏa hiệp với nó. Đối với “cơ quan tình báo chuyên nghiệp”, và các ông chủ của họ, sự tồn tại về mặt kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào việc duy trì mức độ phù hợp của sự sợ hãi trong công chúng về một mối đe dọa có thật hay tưởng tượng cùng với nhu cầu thực sự của việc thu thập thông tin. CIA, MI6 hay KGB đều chia sẻ một điểm chung này – bảo vệ công việc của mình.



    *Giải Man Booker: Giải thưởng văn học của Anh dành cho tiểu thuyết.
    tunghpvn, DepTraiDeu, huymaya1 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cám ơn bác nhiều...Bác cứ mỗi ngày một chút thôi...để cho mọi người vừa đọc vừa nghiền ngẫm
    shinsaber thích bài này.
  5. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Phần lớn các cơ quan tình báo, ở bất kỳ quốc gia nào, cũng đặt mục tiêu thu thập nhiều thông tin nhất có thể như một cách nhanh nhất để đáp ứng đòi hỏi từ các ông chủ chính trị. Việc thu thập thông tin thường là phần đơn giản của hoạt động tình báo; chỉ cần cung cấp đủ tiền, tài nguyên, thời gian và công nghệ, việc thu thập thông tin có thể đạt được dù đôi lúc rất tốn kém. Tuy nhiên, như lịch sử Chiến tranh lạnh đã chứng minh, việc làm sáng tỏ, chứ không phải thu thập, là thách thức thật sự đối với hoạt động tình báo.

    Thực sự khách quan là rất hiếm. Việc đánh giá thông tin, được biệt là ở Liên Xô, luôn luôn bị bẻ cong để thể hiện định kiến của người cầm quyền và yêu cầu của lãnh đạo. Thế giới được nhìn xuyên qua lăng kính lệch lạc của “Chính sách của Đảng”. Việc tiết lộ cơ sở dữ liệu KGB do Vladimir Mitrokhin đã xác nhận rằng đóng góp đích thực của KGB trong bộ máy Xô Viết trong phần lớn thập kỷ 80 “không nhiều hơn việc duy trì chế độ độc đảng lâu nhất thế kỷ 20”. Đây hiển nhiên là một sự mỉa mai tồi tệ khi câu nói lại được chứng minh, một cách nhấn mạnh, bởi sự phản bội của một học giả* của một người viết tiểu sử KGB bất mãn với chính phủ.

    Vấn đề của việc nhận thức sai lầm này không chỉ giới hạn đối với Liên Xô. Tiêu chí của các quan chức cộng sản, “Nhanh gọn, nghe lời và tồn tại” không chỉ được chứng minh trong hoạt động tình báo của Liên Xô. Trong những năm 80, không hề có một cơ quan tình báo phương Tây nào hét vào tai các chính trị gia hay cố gắng giải thích rằng tình trạng kinh tế tồi tệ của Liên Xô sẽ dẫn đến sự sụp đổ không tránh khỏi của cộng sản và thắng lợi của chế độ dân chủ tư sản. Ngược lại, đối với một chuyên viên phân tích tình báo phương Tây có gia đình cần phải chăm sóc, việc đưa ra một báo cáo như vậy đồng nghĩa với việc tự sát.

    Cũng như thanh tra cần có một nguồn cung ổn định tội phạm để hợp thức hóa sự tồn tại của mình và lương hưu cho anh ta. Điều đó cũng giống như các cơ quan tình báo cần phải đảm bảo có một đối thủ vĩnh viễn, cũng như cái tốt thì cần có cái xấu, để cạnh tranh trong vô hình giống như thiên thần và ác quỷ của Milton bị đóng khung vào một cuộc chiến không có hồi kết. “Tình báo” cần một kẻ địch rõ ràng và một mối đe dọa chắc chắn, có thật hay tiềm tàng. “Mối đe dọa khủng bố” ngày nay đáp ứng đúng các tiêu chí đó.

    Kết thúc của Chiến tranh lạnh đã thay đổi tất cả và trong một thoáng nào đó, đã khơi dậy nhiều ảo tưởng. Một số nhà bình luận đã nói về “Sự kết thúc của lịch sử” và mơ về một nền hòa bình vĩnh cửu. Giống như học thuyết của chủ nghĩa Marx về nhà nước, những người lạc quan mơ mộng rằng chiến tranh sẽ tan biến. Đáng buồn thay, thực tế sẽ sớm xiết chặt bàn tay đẫm máu của nó.

    Giống như lời của bài thơ haiku*, “Khi băng tan ra và trôi đi, cỏ dại sẽ lại mọc đầy”. Không có sự điều khiển của các siêu cường trong Chiến tranh lạnh để kiểm soát, sự thù địch từ xưa đã trỗi dậy sục sôi tại Balkans, Trung Đông, Afghanistan và sự sụp đổ của đế chế Nga.

    Tham khảo các cuộc xung đột mới trên thế giới sau khi bức tưởng Berlin sụp đổ, giám đốc CIA đã nhận xét một cách tiếc nuối rằng, “giờ khi con rồng đã bị hạ, chúng ta lại phải vật lộn với một đám rắn độc…” Vào giữa những năm 90 và đầu thế kỷ 21, những con rắn độc của chiến tranh và xung đột ở khắp mọi nơi. Một lần nữa, các lái buôn vũ khí lại giàu to. Và nơi mà chất xúc tác của xung đột đưa đến, và các chính trị gia dẫn dắt, cuộc chiến tình báo bí mật là điều không thể tránh khỏi.

    Sự xung đột đó tiếp tục cho đến ngày nay. Mối đe dọa mới, kẻ địch mới và những cuộc chiến mới đã buộc “tình báo” phải trở lại trang nhất của các tờ báo theo cách chưa từng có trước đây. Đến nay, những người múa rối vô hình, điều khiển các sự kiện trên thế giới từ sau cánh gà đã bị lôi ra, theo cách ép buộc, khỏi bóng tối và ném vào dưới ánh đèn sấn khấu cho công chúng chiêm ngưỡng.

    Sự thật là chưa bao giờ có một viễn cảnh rằng ngành tình báo sẽ bị mai một. Có quá nhiều tiền được đổ vào, quá nhiều công việc, quá nhiều ngân sách bị đóng đinh trong các tổ chức điệp viên và tình báo chỉ vì thiếu một mối đe dọa nghiêm túc để động viên các cơ quan bí mật của Chính phủ luôn tự huyễn hoặc mình. Vào cuối Chiến tranh lạnh tầm giữa những năm 90, có một vấn đề mà KGB/SVR, CIA, SIS, GCHQ, NSA, MI5, DGSE, FSB và NRO đều đồng ý, và có chung tiếng nói. Những mối đe dọa mới và những vấn đề mới phải được tìm ra, càng nhanh càng tốt, để chứng minh cho sự tồn tại của họ và ngăn chặn việc cắt giảm biên chế hoặc thậm chí là giải tán.

    Đã có lúc, vào những năm 90, một số mục tiêu mới của các cơ quan tình báo có vẻ chỉ để bảo vệ công việc của họ hơn là các yêu cầu an ninh thực sự. Cơ quan an ninh Anh (MI5) đã cố gắng luồn lách bằng cách đề xuất việc nhảy vào lĩnh vực tình báo tội phạm để cố trở thành một dạng “FBI phiên bản Anh”. MI5 nhận ra rất nhanh rằng một khi các cán bộ ẩn danh bắt đầu bước ra tòa để đối diện, với lời thề, sự chất vấn của các luật sư bào chữa khéo léo về việc hoạt động ngầm cho cơ quan tình báo, giờ lại đang làm việc “Chống tội phạm và ma túy”, đó sẽ là sự thỏa hiệp nghiêm trọng. Một dạng Cơ quan hình sự quốc gia là giải pháp khả dĩ hơn. Như một sĩ quan dấu tên nhận xét: “tất cả phụ thuộc vào cách định nghĩa mối đe dọa đối với quốc gia…”

    Sự hỗn loạn hậu Chiến tranh lạnh này của rất nhiều cơ quan tình báo lo lắng cho công việc của họ có lẽ là quá sớm, vì thực tế là quả thật có những mối đe dọa mới phải đối mặt. Hình ảnh khủng khiếp của những chiếc máy bay chở khách lao vào tòa tháp đôi đang bốc cháy đã khiến cả thế giới bị sốc. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế vẫn luôn tồn tại. “Giết một răn trăm”, nói theo Stalin. Al Qa’ida đã đem sự thật sâu sắc về chủ nghĩa khủng bố đến từng ngôi nhà của các khán giả trên toàn thế giới, củng cố nhận định của Lenin: “Mục đích của sự kinh hoàng là để đe dọa”.

    Osama bin Laden và đội quân cảm tử Hồi giáo cực đoan đã cắm thẳng mối đe dọa đó vào từng gia đình một cách tàn nhẫn và công khai. Người mĩ và cả thế giới đang run sợ đã phát hiện ra rằng họ cần tình báo hơn bao giờ hết. Để cảm thấy an toàn, chúng ta cần những thông tin tình báo tốt về những mối đe dọa đến cuộc sống của chúng ta. “Tình báo” bỗng nhiên chiếm toàn bộ các trang nhất khi tư tưởng Hồi giáo cực đoan vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

    Các chính trị gia nhanh chóng tận dụng tâm trạng bất an của công chúng thời hậu Chiến tranh lạnh. Như mọi nhân viên quảng cáo đều biết, để bán được bảo hiểm, đầu tiên anh phải tạo ra tình trạng sợ hãi và thiếu an toàn. Đột nhiên các cơ quan tình báo được khuyến khích để nói với công chúng rằng tình thế thực sự nguy hiểm đến mức nào. Đáng buồn thay, một số các quan chức tham lam không cần quá nhiều động viên để thổi phồng mối đe dọa và quá sẵn sàng để thỏa hiệp sự khách quan của họ để đổi lấy một ngân sách lớn hơn cũng như việc thăng tiến nhờ những người nắm quyền lực chính trị. Rốt cuộc, cố gắng lấy lòng và thỏa mãn những người cầm quyền chẳng có gì là mới hết.

    *Tựa đề tiểu luận nổi tiếng của Julian Benda
    *Một dạng thơ truyền thống của Nhật
    lopbopp, DepTraiDeu, huytop1 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cuốn này tên gốc là gì hả Bác...Tôi có 1 cuốn của Bác này - Không biết phải không ? John Hughes-Wilson - Military Intelligence Blunder......
  7. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Quyển này tên là The Puppet Master
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cám ơn Bác nhiều....
  9. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Tình báo vì thế sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm và là công cụ quan trọng của quốc phòng. Việc phát triển vũ khí hạt nhân và chủ nghĩa khủng bố phi chính phủ sử dụng các loại vũ khí phi chính quy đã cung cấp cho chúng ta một mối đe dọa rất khó để - nếu không phải là không thể - tiêu diệt. Suy nghĩ chống lại đế quốc phương Tây của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan sẽ không biến mất. Ngược lại, nó đại diện cho những thách thức mới và kích thích hơn cho các chuyên gia tình báo với những mối đe dọa khủng khiếp có thể khiến những người dân và chính trị gia hoảng sợ và dự chi thêm ngân sách. Các chiến binh Hồi giáo đại diện cho một mối đe dọa hiện sinh đối với lối sống phương Tây. Các mối đe dọa và mục tiêu tình báo mới tỏ ra nguy hiểm ngang bất kì cuộc đối đầu thời Chiến tranh lạnh nào.


    Vấn đề về những mục tiêu tình báo mới không chỉ gói gọn trong những tên khủng bố, trùm buôn ma túy, phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt và rửa tiền. Công chúng không khó để nhận ra, một cuộc chiến tình báo khác đã nổ ra và có lẽ là chỉ dẫn cho những vai trò mới của các cơ quan tình báo quốc gia.


    Trong thị trường toàn cầu, tình báo thương mại đang ngày càng được coi như một công cụ mới để duy trì ưu thế quốc gia và bảo chứng cho các nhân viên tình báo cũng như ngân sách. Có thể nhìn thấy một vài dấu hiệu của trào lưu này. Một trong các số vô vàn ví dụ hiển nhiên là việc cơ quan mật vụ Pháp chuyển mục tiêu sang ăn cắp các bí mật thương mai của Mĩ và các cuộc trả đũa trục xuất ngoại giao sau đó trong những năm 90. Không chỉ một mình họ làm điều đó. Phiên bản kì cục của Tokyo dưới dạng Sáng kiến tài trợ công/tư (theo đó các tập đoàn tài chính lớn của Nhật sẽ trài trợ và vận hành các chiến dịch tình báo thương mại quốc gia thay cho chính phủ) và những nỗ lực truyền thống hơn của Bắc Kinh vào đầu thế kỷ 21 để đạt được các bí mật quốc phòng của phương Tây bằng các thủ thuật do thám cổ điển là những ví dụ khác của một cuộc chiến thương mại toàn cầu đang nổi lên.


    Có lẽ dấu hiệu rõ ràng nhất của những yêu cầu mới này là việc Tổng thống Clinton khoe rằng bằng việc điều động các đơn vị tình báo quốc gia hỗ trợ Boeing-McDonnell đấu thầu hợp đồng cung cấp máy bay chở khách cho Ả Rập Xê Út, ông đã chặn đứng hi vọng bán máy bay Airbus của Pháp và "tiết kiệm 10 tỷ đô la cho nền công nghiệp Mĩ". Trong bối cảnh đó, tổ chức thương mại quốc tế WTO có lẽ sẽ biến thành một cái ổ khác của sự đối đầu thương mại, do thám đối thủ cạnh tranh và là biểu tượng cho những nhu cầu mới của tình báo thương mại để kiếm tiền.


    Tuy nhiên, đây không phải tình báo theo cách mà chúng ta, le Quex, hay thậm chí Jame Bond của Ian Fleming biết đến. Bảo vệ quốc gia hay "Bảo vệ thế giới tự do khỏi chế độ độc tài!" vẫn sẽ luôn là lời kêu gọi dễ nghe hơn,

    " Để đảm bảo rằng các doanh nghiệp Mĩ có thể tối đa khả năng cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, để đạt được mức ưu thế cho lợi nhuận quốc gia tổng thể."


    Một câu “khẩu hiệu nhiệm vụ tình báo” sáo rỗng kiểu Newspeak* như thế chỉ khiến người ta nghĩ đến sự tham lam và chủ nghĩa bảo hộ truyền thống hơn là nghĩa vụ đạo đức cao cả. Tình báo và sự đồng lõa, phản bội của nó có thể có rất nhiều động cơ, một số thậm chí phục vụ cho những mục đích thiêng liêng, nhưng việc đánh cắp bí mật thương mại vì lợi ích cá nhân hay giá cổ phiếu sẽ không bao giờ được xem là chủ nghĩa anh hùng thật sự.

    Những thứ khác thay đổi trong hình mẫu đan xen của hoạt động tình báo nổi lên trong những năm đầu của thế kỷ mới. Tình báo ở phương Tây ngày càng bị chính trị hóa. Mặc dù ở Mĩ, cuộc chiến giằng co giữa các cơ quan tình báo về các mục tiêu chính trị vẫn luôn tồn tại, chúng thường liên quan đến các vấn đề nội bộ hay ngân sách nhiều hơn là an ninh quốc gia.


    Tại Anh, một hệ thống “Rolls Royce” dưới dạng Hội đồng tình báo liên quân JIC, ở hướng khác vốn được thiết lập để tách tình báo ra khỏi mớ bòng bong của các hoạt động chính trị, loại bỏ các báo cáo đáng ngờ và đưa ra thông tin khách quan cho các bộ trưởng. Tuy nhiên, vào năm 2004, sau khi kết thúc Chiến tranh Iraq lần hai, rõ ràng là sự bất khả xâm phạm và công bằng của JIC đã bị vấy bẩn bởi những yêu cầu sai trái từ các chính trị gia cầm quyền.


    Trong những nỗ lực đáng xấu hổ để hợp thức hóa quyết định tham chiến của họ bằng cách đảm bảo rằng những tin tình báo “chính xác” đã được công bố bởi JIC, bằng chứng pháp lý là việc Thủ tướng Anh đã ra lệnh thay đổi Báo cáo tình báo quốc gia để đáp ứng các đòi hỏi của ông ta. Trong một động thái đáng xấu hổ có thể sánh ngang với mệnh lệnh của Stalin cho giám đốc cơ quan tình báo Gorlikov, (“các thông tin tình báo chính xác là các thông tin mà tôi chấp nhận…”), JIC đã im lặng đồng ý để tay chân của ngài Thủ tướng sửa đổi Báo cáo tình báo cho phù hợp nhu cầu chính trị của ông chủ và trở thành công cụ tuyên truyền trắng trợn của chính phủ cho cuộc chiến Iraq. (Chứng kiến hành động bôi nhọ công việc của mình, một sĩ quan tình báo của Whitehall đã bình luận về JIC và số 10*, “Thật khó để nhận ra đâu là con khỉ và đâu là tay hát dạo…”)


    Tình báo Anh đã bị chính trị rất nặng. Tình báo đã thay đổi và lần đầu tiên để bản thân bị ép buộc phải tạo ra thông tin tình báo mà các ông chủ muốn nghe chỉ để duy trì ảnh hưởng của “tình báo” trên bàn tròn chính trị. Tình báo, dưới dạng phục tùng như JIC, lần đầu tiên ở Anh trở thành người phát ngôn cho các chính sách của Chính phủ. Đó là sự phát triển đáng xấu hổ có thể sánh ngang với Goebbels hay KGB thời kì đỉnh cao, và điều mà Thủ tướng Tony Blair, Alastair Campbell và quí ngài John Scarlett sẽ phải đem theo xuống mồ.



    *Newspeak: Ngôn ngữ quốc gia trong tiểu thuyết 1984
    * Số 10: Chỉ văn phòng thủ tướng Anh ở số 10 phố Dơwning
    lopbopp, DepTraiDeuhuytop thích bài này.
  10. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Điều đáng buồn là trong thế kỷ 21, không có một dấu hiệu nào chứng tỏ rằng kiểu quyền lực và ảnh hưởng của một dạng "KGB" - hay bóng dáng của nó ở phương Tây - sẽ thật sự biến mất cả. William le Queux hẳn phải rất tự hào vì đã đoán trước được sự phát triển của ngành tình báo từ hơn một thế kỷ trước; nhưng ông cũng sẽ phải kinh hoàng vì kết quả. Thế kỷ 20 của ông vốn tràn ngập tiến bộ và vinh quang của đế chế, đã biến thành một thế kỷ máu me gớm ghiếc của gián điệp, một thế giới mới tràn ngập thông tin mà ông chẳng bao giờ mơ đến, nhưng cũng là thế giới mà "tình báo" là trung tâm của mọi thứ.


    Đáng ngại thay, thế kỷ mới của chúng ta được định hình phải phụ thuộc nhiều hơn vào tính báo, dưới mọi hình dạng từ nghe trộm điện tử cho đến các thủ thuật do thám cổ điển. Sự bùng nổ của mạng xã hội như Twitter hay Facebook, với sự phổ biến của chúng và mạng lưới toàn cầu, tức là thông tin có ở khắp mọi nơi chỉ trong phút chốc. Khi tương lai đến, những dấu hiệu rằng chúng ta sẽ phụ thuộc vào "tình báo" hơn bao giờ hết và kỹ năng của những con người làm việc trong các cơ quan tình báo đang đấu tranh và bảo vệ chúng ta khỏi những mối đe dọa đến cuộc sống hàng ngày.


    Chúng ta chỉ có thể hi vọng rằng họ có đạo đức và dũng cảm nói lên sự thật mà không phải sợ hãi hay ưu tiên các ông chủ chính trị của họ; bởi vì Tình báo rất quan trọng.


    Nó vẫn luôn như vậy, từ thưở sơ khai.
    huytop, lopboppDepTraiDeu thích bài này.

Chia sẻ trang này