1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao 30 năm sau vẫn chưa công nhận giá trị văn hoá miền Nam giai đoạn 45-75?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi thienthanviet, 26/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thienthanviet

    thienthanviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Tại sao 30 năm sau vẫn chưa công nhận giá trị văn hoá miền Nam giai đoạn 45-75?

    Ngừng phát hành cuốn sách "Bài ca hy vọng"​

    NXB Văn hóa - Thông tin vừa ra quyết định thu hồi cuốn sách Bài ca hy vọng vì có một số bài hát của tác giả chưa được phép phổ biến ở VN cùng một số bài hát chưa được Bộ VH-TT cho phép lưu hành. Cuốn sách này do Nguyễn Thụy Kha biên soạn, phát hành tháng 12-2004.

    Những bài hát có vấn đề đều nằm trong phần 39 bài tình ca miền Nam - là các bài: Bài không tên số 2, Bài không tên số 4, Bài không tên số 7Bài không tên cuối cùng của Vũ Thành An, Khúc giao duyên - Phạm Đình Chương, Chiều mưa biên giới - Nguyễn Văn Đông, Sao không thấy anh về - Duy Khánh, Paris có gì lạ không em - Ngô Thụy Miên, Bây giờ tháng mấy - Từ Công Phụng, Khúc ca ngày mùa - Lam Phương, Tình khúc cho em - Lê Uyên Phương, Đêm nay ai đưa em về - Nhật Ngân.

    Tác giả biên soạn Bài ca hy vọng cho biết anh đã viết một lá thư gửi cho một số nhà quản lý văn hóa. ?oTrong thư, tôi phân tích: Những bài chống phá thực sự không cho phổ biến đã đành, còn những bài mang tính nhân văn cần được xem xét kỹ... Nếu không, văn nghệ sĩ và công chúng sẽ bị thiệt thòi?.

    Ngoài vài trăm bài tiền chiến chính thức được Cục Nghệ thuật biểu diễn cho phép lưu hành, trên thực tế, ca khúc thuộc diện chưa được phép được thu âm từ hải ngoại vẫn lưu hành tràn lan một cách không chính thức. Người yêu nhạc vẫn có thể hát những bài không tên của Vũ Thành An tại các tụ điểm karaoke. Bài Thương về miền Trung (Quang Linh hát) của tác giả ?obị cấm? Duy Khánh thì nhà làm băng đĩa trong nước đổi thành Minh Kỳ.

    Với tư cách nhà nghiên cứu về âm nhạc đương đại, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha nhận định: ?oCó lẽ thời kỳ chia cắt hai miền là vấn đề khó khăn nhất của lịch sử âm nhạc VN. Bây giờ chúng ta vì yêu đất nước này và muốn cho đất nước này giữ gìn được những giá trị đích thực của văn hóa thì chúng ta phải có một cách nhìn khác?.

    Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên được nhiều người biết qua bài bài Áo lụa Hà Đông từng được hát trên sân khấu Duyên dáng VN, gần đây thêm bài Niệm khúc cuối đã được Cục NTBD cho phép lưu hành. Trong khi đó, Paris có gì lạ không em thì lại không cho phổ biến. Càng khó hiểu khi bài Khúc giao duyên của Phạm Đình Chương, phổ ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen?- cũng không được phổ biến! Trong khi, Phạm Đình Chương đã có những Xóm đêm, Mộng dưới hoa, Hội trùng dương được các ca sĩ ánh Tuyết, Quang Dũng và chương trình Ký ức thời gian (VTV) dàn dựng.

    Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha tỏ ra bất ngờ. Anh cho rằng: ?oĐáng lý Cục phải cung cấp ?odanh sách cấm? cho tất cả những người làm công tác xuất bản, vì tài liệu ấy đâu phải tài liệu mật. Các NXB, Cục Xuất bản không ai có danh sách này. Hội nhạc sĩ VN cũng không có. Người làm công tác nghiên cứu âm nhạc như tôi cũng không có trong tay. Vậy nên khi tuyển chọn mình chỉ xem nội dung tốt, không có vấn đề, chỉ nói tình yêu thôi, thì mình dùng?.

    ?oCục có danh sách các ca khúc miền Nam trước 1975 chưa cho phổ biến từ năm 1995 nhưng lại không công bố rộng rãi cho các cơ quan xuất bản để họ biết mà tránh. Tôi là người tuyển chọn, NXB cấp phép thì tôi nghĩ họ đã biết bài nào cho phổ biến, bài nào không. Hóa ra chính họ cũng không biết!?

    Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha cũng hy vọng, Bài ca hy vọng ra đời là một dịp để nhìn nhận lại những bản tình ca thời chiến ra đời ở miền Nam. ?oTôi vẫn hy vọng sẽ được phép tuyển chọn 12 bài hát khác đã được Cục NTBD cho phép, thay thế 12 bài nói trên để Bài ca hy vọng được tái bản có sửa chữa, để ý định tốt của tuyển tập này cùng với 87 bài hát còn lại đến được với đông đảo người mến mộ âm nhạc?. Theo Tiền Phong

    TTV: Lẽ nào đúng như tên gọi của cuốn sách, chúng ta vẫn mãi hy vọng về sự nhìn nhận đúng đắn giá trị văn hoá nghệ thuật của miền Nam trước 75? Điều này có phù hợp với nghị quyết với Việt Kiều mới ban bố?
  2. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Công nhận thì hay, mà không công nhận thì cũng chả sao, cái gì có giá trị thì nó vẫn có sức sống trường tồn mãi mãi với thời gian, vẫn được người ta tìm đến, còn những cái vô giá trị cho dù có tô hồng đến mấy chẳng chóng thì chầy cũng sẽ bị lãng quên...
  3. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    TTVịt dùng từ to tát quá, mấy bài hát này chưa đến nỗi là đại diện cho "giá trị văn hóa miền Nam". VH Nam bộ còn nhiều thứ giá trị hơn như: cải lương, đờn ca tài tử, ẩm thực phương Nam, văn học, ect.... Những thứ này vẫn hiện hữu và được phát huy.
    Có những thứ vô giá trị đối với một nhóm người nào đó, nhưng lại được những người khác trân trọng.
  4. thienthanviet

    thienthanviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Ngẫm cũng không sai, chỉ có mấy bài hát chứ mấy có gì đâu mà ầm ĩ lên nhỉ???Tân nhạc miền Nam bị xếp xó, và cả nền Văn học khá là hoành tráng nữa chứ, đâu có ai muốn nhắc đến thứ văn hoá rác rưởi vùng tạm chiếm, nói như Sờ-pi-ru thì nó còn thua xa cả Ẩm thực khẩn hoang Nam Bộ nữa chứ lị...
    Ai muốn tìm hiểu về mảng Văn học-Nghệ thuật miền Nam khá huy hoàng trước đây thì hầu như chỉ biết đến nhạc Trịnh (nhiều ca khúc vẫn còn trong vòng cương toả) và văn Sơn Nam, chỉ vì đơn giản mấy ông này không bỏ nước ra đi, chứ họ mà cuốn gót theo bè lũ tay sai thì số phận cũng hẩm hiu như các vị khác.
    Chuyện ở đây không phải là mấy bài hay mấy trăm bài hát được duyệt, nó chỉ cho thấy 1 điều là đã 30 năm sau thống nhất nhưng thái độ hằn học, tắc trách, cố ý hạ thấp chân giá trị của những cái bị cho là văn hoá tư tưởng độc hại (nhưng lại khá là mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc) ấy của những người làm công tác văn hoá văn nghệ cho thấy điều gì??? Chuyện mới đây phát động cuộc thi "Sài Gòn tình ca", có hơn cả trăm bài hát ca ngợi Saì Gòn này nọ, nghe khá là hay, nhưng tìm mỏi mắt chả thấy ai nhắc đếm cụm từ Tp. HCM trong các ca khúc, điều làm tớ thấy khó chấp nhận được. Thật lấy làm lạ là không biết họ ca ngợi nơi nào, làm gì có thành phố nào mang tên SG hiện hữu trên đất nước này nữa đâu? Nếu người ta yêu qúy, cảm thấy được vinh dự mang tên mới thì tại sao lại không phát động cuộc thi ca ngợi về nó, cứ mãi nhắc lại cái cũ đã bị khai tử? Hay là họ thấy cái ấy có giá trị hơn cái kia? Bao nhiêu chuyện xem là nhỏ nhặt đấy chứ Sờ-pi-ru, nhưng xem ra nó khá là chệch hướng văn hoá định hướng....
  5. tbminh

    tbminh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Chú ttv nhầm văn hoá SG với mấy bài hát ấy rồi . So với SG 300 năm thì những thứ ấy chỉ là hạt cát . Và tôi thấy hiện nay người ta cũng rất tôn vinh SG , cách đây mấy năm làm cái lễ mừng SG 300 tuổi rất hoành tráng .
    Tôi cũng rất thích SG , thích tính cách người SG . Cả đại gia đình anh chị em út cô dì chú bác gì tất tần tật đều sống ở SG .( trừ mỗi ông bà già ) Nên nếu về SG thì cũng coi như về nhà luôn .
  6. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Nền âm nhạc đương thời Miền nam chiếm đến 70%, hầu hết nền ca nhạc hiện hành đều xuất phát từ Sài gòn. Như thế không phải nói ta không coi trọng mà Miền nam nói chung, Sài gòn nói riêng đang bao trùm nền âm nhạc Việt nam. Các bác trong ngành ca nhạc giải trí ở HN, phải cố gắng lên, tụt hậu quá xa rồi.
  7. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    1.035
    Đã được thích:
    1
    "NXB Văn hóa - Thông tin vừa ra quyết định thu hồi cuốn sách Bài ca hy vọng vì có một số bài hát của tác giả chưa được phép phổ biến ở VN cùng một số bài hát chưa được Bộ VH-TT cho phép lưu hành. Cuốn sách này do Nguyễn Thụy Kha biên soạn, phát hành tháng 12-2004."
    Câu chuyện ở đây là sự đối xử với một số tác giả và tác phẩm chưa được phép phổ biến nhạc của họ tại VN chứ đâu phải "không thừa nhận giá trị văn hoá miền Nam" đâu? Tôi thấy nhiều ca sĩ bị cấm phát hành các bài hát của họ khi họ vướng vào các vấn đề "nhạy cảm" là chuyện thường, huống chi các tác giả và xuất xứ của các tác phẩm trong cuốn sách Bài ca hy vọng có dính líu đến quá nhiều vấn đề tế nhị và nhạy cảm.
    Nói về các bài hát thì việc gán cho chúng cái danh " mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc" thì có vẻ hơi thiên cưỡng. Tỷ dụ, bài hát "Chiều Mưa Biên Giới" - cái "biên giới" này có phải là vĩ tuyến 17 hay là biên giới với TQ, Laos, hay Cambodia??? Trong lịch sử gắn với cụm từ "mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc" có tồn tại cái thứ "biên giới" này không? Cuộc chiến đã qua, một quá khứ buồn cũng qua, chúng ta còn phải giáo dục chon cháu. Ngộ nhỡ sau này chúng nó nghĩ biên giới VN trước đây là vĩ tuyến 17 và có những mấy nước VN. Điều này thật tệ hại nhỉ.
    Với các bài hát khác cũng vậy, sự ra đời của chúng có những bối cảnh đặc biệt của cuộc chiến. Chúng thể hiện sự nhìn nhận sự tồn tại của một quá khứ chẳng mấy tự hào của VNCH. Việc để lưu hành sẽ có những tác động không mấy hay ho cho sau này.
    Hỏi nhỏ bà con hải ngoại một câu - tại sao hay đi biểu tình chống ca sĩ VN qua biểu diễn vậy? Phải chăng cũng "chối bỏ" cả một giá trị văn hoá của dân tộc VN? Tôi đã từng dự các buổi ca nhạc của các ca sĩ VN bên Mỹ, đâu có thấy họ hát bài nào động chạm đến chiến tranh hay VNCH đâu? Toàn là tình ca mà các bác hải ngoại vẫn nghe lén hàng ngày đó. Thậm chí có bác còn nghêu ngao hát Karaoke suốt ngày nữa.
    Thôi làm một xị để chia buồn cho một cuốn sách "mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc" bị thu hồi.
    ATB,
  8. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Nói chung cũng nên biết gạn đục khơi trong, đừng nên cho là đục cả mà đổ đi hết khá phí của giời, nhểy???
  9. thaonguyenvd

    thaonguyenvd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2003
    Bài viết:
    519
    Đã được thích:
    0
    Hic, hủ lậu quá vậy anh giai. 30 năm đủ để một người cách mạng chân chính hiểu rõ thắng lợi và sai lầm của mình, nhưng mấy anh "cách mạng ăn theo" lại chưa tỉnh ra.
    Mời đọc bài phỏng vấn Cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt trên báo tuổi trẻ cách đây vài tuần.
    Với lại tôi thấy mấy bài hát này chỉ là những tuyệt phẩm về tình yêu & thân phận con người thôi mà. Sao mấy vị cái chi cũng cứ chụp cái mũ chiến tranh vào cho nặng nề thế.
  10. dvphong

    dvphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta đã có một "đống của để dành" của các "cụ" mà không thèm sử dụng là sao ? vì sao đến giờ vẫn có người cho đó là "của nợ" vậy?
    Được dvphong sửa chữa / chuyển vào 15:32 ngày 27/04/2005

Chia sẻ trang này