1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

những điều cần biết để mau lành khi gãy xương

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi kimngoc2508, 29/12/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kimngoc2508

    kimngoc2508 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2017
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Cần phải dài dòng một chút chuyện xương gãy. Khi xương bị gãy sẽ có tình trạng co mạch để hạn chế chảy máu từ phần mềm và xương. Ít hay nhiều ở vùng gãy xương cũng có khối máu tụ. Người ta nhận thấy trong khối máu tụ có nhiều tế bào gốc đa năng có thể biến đổi thành tế bào tạo xương osteblast. Khi hai đầu xương gãy được cố định sẽ có sự hoại tử một phần đầu xương gãy do thiếu máu nuôi tạm thời làm khe gãy rộng ra. Sau đó sẽ hình thành mô xơ nối hai đầu xương gãy.

    Máu nuôi từ màng ngoài xương và trong tủy xương sẽ mang các tế bào tạo xương để tạo nên chất nền cho sự lành xương cũng như hình thành tế bào xương và sau đó là giai đoạn canxi hóa để biến thành canxi xương. Như vậy quá trình lành xương sẽ đi từ canxi xơ sang canxi sụn và kết thúc bằng canxi xương.

    Có hai yếu tố giúp lành xương. Đầu tiên là yếu tố cơ học, hai đầu xương gãy phải được cố định vững chắc và chỉ cho phép hai đầu xương gãy có những cử động nhỏ để kích thích sự lành xương mà thôi. Yếu tố thứ hai là yếu tố sinh học, nghĩa là máu nuôi. Hệ máu nuôi đến từ các cơ bao xung quanh xương và máu trong lòng tủy xương. Nếu hệ thống này không bị phá hủy, ví dụ như trong trường hợp gãy xương có kèm giập nát mô mềm hay gãy xương mà được mổ mở banh, thì xương sẽ lành bình thường.


    Rõ ràng qua cơ chế lành xương, chúng ta thấy chẳng có lý do gì để sợ việc sinh hoạt vợ chồng trong giai đoạn xương gãy đang được điều trị sẽ làm mục xương. Chuyện ấy cũng không làm chậm lành xương chút nào vì nếu chúng ta tôn trọng yếu tố giúp lành xương thì xương sẽ lành bình thường. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý một số điều sau:

    Xương là phần cứng nâng đỡ cơ thể khi di chuyển. Khi bị gãy ở một số xương như mâm chày, cổ xương đùi, trần chày hay gãy nát… không thể chịu được tải trọng vì sẽ di lệch khi đi đứng. Do vậy các bác sĩ sẽ phải cho bệnh nhân đi nạng không chống chân, đôi khi phải mang bột. Đây chính là điểm bất lợi cho việc sinh hoạt vợ chồng. Khi đó chúng ta cần lựa thế sao cho cả hai đều cảm thấy thoải mái khi lâm trận và tránh làm xương di lệch.

    Nếu không may bị gãy xương thì chúng ta vẫn có cách, không nên vì những thông tin “không rõ nguồn gốc” mà lâm vào tình trạng “cám treo heo nhịn đói”, dễ sinh tiêu cực trong cuộc sống vợ chồng. Hãy mạnh dạn bày tỏ băn khoăn với bác sĩ chấn thương của bạn để có lời khuyên tốt nhất.

    mủ trôm , san xuat giay ve sinh , du lịch phan rang, khăn giấy lau tay
  2. Hangthieu

    Hangthieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2018
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    hjhj trước giờ không biết điều này
  3. nhung_rose

    nhung_rose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2017
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    tks b đã share
  4. ThuNhu

    ThuNhu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2018
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    bây giờ mới biết hêh
  5. Binny

    Binny Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2018
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn về bài viết
  6. ecomic

    ecomic Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/02/2017
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    4
    Mình từng bị gãy tay, vừa lành xong lại gãy tiếp, khốn khổ
  7. tigergreen

    tigergreen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2017
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    ăn xương cho nhanh lành

Chia sẻ trang này