1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc Hay Trong Tuần: Giới thiệu Tác giả - Tác phẩm

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Fleur-de-Lys, 12/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dongphuclop

    dongphuclop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2009
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    bai viết hay thật đấy.thanks nhìu
  2. omaimuoi2009

    omaimuoi2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2009
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    bài viết thật hay
  3. ngocnucomay

    ngocnucomay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2008
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Sự ra đời của đàn Guitar thế kỷ XVI-XVII
    Cho đến trước thời kỳ Trung Cổ, những tài liệu quan trọng về guitar đều được miêu tả qua những bức họa, những bức tượng hay các bức phù điêu. Sự tin cậy về tính xác thực của những tài liệu này thực sự không cao .
    Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 16, rất nhiều bằng chứng thuyết phục về sụ tồn tại của loại nhạc cụ này cho tới ngày nay. Tại thời điểm này guitar có rất nhiều tên gọi khác nhau: Vihuela (thời kỳ của Luis de Milan), Rizzio guitar (Pháp), Chitarra battente (Italia)?
    Cây đàn Vihuela
    Cây đàn này xuất hiện tại Tây Ban Nha, và nó có 4 hoặc 5 dây.
    Cùng thời điểm này cũng xuất hiện cây đàn Lute, nó trở thành một loại nhạc cụ được yêu thích nhất trong tầng lớp quý tộc ở Châu Âu.
    Tây Ban Nha cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Tại đất nước này, cây đàn Lute đã gia nhập vào tầng lớp của những người Moors khi họ thống trị Tây Ban Nha. Chính vì lý do này mà người dân Tây Ban Nha không hề dễ dàng để có thể chấp nhận cây đàn Lute này. Tuy nhiên, họ nhận thức được giá trị của những bản nhạc viết cho nó, và kể từ đây cuộc tìm kiếm một loại nhạc cụ khác có thể chơi những bản nhạc này bắt đầu?
    Cây đàn Lute có bốn dây kép đưa rất được ưa thích trong giới quý tộc, bởi nó đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu phức tạp về âm điệu trong các bản nhạc mà cây đàn bốn dây đơn không đáp ứng được. Còn một nguyên nhân khác đó là họ luôn cho rằng cây đàn gồm bốn dây đơn chỉ dành cho tầng lớp thấp hèn trong xã hội. Nhưng trong những trường hợp bắt buộc chiếc đàn bốn dây đơn được mở rộng ra, và thay bằng sáu dây kép. Nó giống như chiếc đàn có sáu dây đơn nhưng thấp hơn nửa cung. Người ta gọi đó là cây đàn Vihuela.
    Với những nỗ lực hoàn thiện, cuối cùng cây đàn Vihuela có tất cả sáu dây đôi và được làm bằng ruột thú. Vihuela dài hơn guitar classic ngày nay cỡ 4 inches, cần đàn gồm 12 ngăn.
    Một trong số những người chơi Vihuela đầu tiên là Luis de Milan (1500-1561). Đến năm 1535, ông xuất bản cuốn sách Libro de Musica de Vihuela de Mano Intitulalo "El Maestro". Đó là cuốn sách quan trọng nhất của ông.
    Cây đàn Vihuela được biết đến lần cuối cùng vào năm 1700 và đó là thời điểm hoàn thiện nhất của Vihuela. Phím đàn làm bằng kim loại, những đường cong rõ nét hơn và lỗ thoát âm có hình oval. Hiển nhiên với sự phổ dụng của nhạc cụ này, rất nhiều tác phẩm đã được viết cho nó và còn lưu truyền đến ngày nay. Ở những bản nhạc viết cho Vihuela, mỗi dòng tương ứng với một dây đàn. Đối với bản nhạc soạn theo hệ thống của Tây Ban Nha hoặc Italia, dây đầu tiên tương ứng với dòng cuối cùng của bản nhạc, còn theo hệ thống của Pháp hoặc Anh thì ngược lại. Các con số trên mỗi dòng tương ứng với vị trí bấm của ngón tay và được đặt ở phía trên khuông nhạc. Nó cũng giống như những bản nhạc ngày nay vậy.
    Những tác phẩm đầu tiên được công bố ở Tây Ban Nha cho Vihuela là của Luis de Milan (1535), Luis de Narvaez (1538), Alonso de Mudarra (1546), và những tác phẩm hay nhất thời kỳ Phục Hưng đều nằm trong số chúng. Có thể nói thế kỷ 16 chính là thời kỳ vàng son của cây đàn Vihuela Tây Ban Nha.
    Cây đàn bốn dây:
    Cây đàn bốn dây của người Ai Cập khi du nhập vào Châu Âu đã chịu những thay đổi lớn về hình dáng. Số dây bị thay đổi từ ba, bốn rồi đến năm dây. Tuy nhiên, cây đàn bốn dây vẫn phổ biến nhất vào giai đoạn cuối thời Trung Cổ.
    Đến thế kỷ 15,những chiếc đàn Chitarra, Chitarino (Italia), Guitarra (Tây Ban Nha), Quitare, Quinterne (Pháp) và Gyterne (Anh) xuất hiện đã ám chỉ tới một nhạc cụ có phần lưng cong mà về sau này phát triển thành cây đàn Mandoline. Chỉ đến thế kỷ 16 thì những đặc điểm được nêu ở trên mới được sử dụng để thiết kế cho những ?othành viên? trong ?ogia đình? guitar.
    Những chiếc đàn chế tạo tại Châu Âu phần lớn đều có bốn dây kép, ngoại trừ tại Italia, nơi mà dây đàn đầu tiên là dây đơn, và do đó hệ thống dây của người Italia khác biệt so với hệ thống dây chuẩn.
    Ở Tây Ban Nha có hai hệ thống cho guitar bốn dây. Hệ thống thứ nhất sử dụng các dây G-D-F#-B. Nó phù hợp với những bản ballads cũ và nhạc đệm hơn là các thể loại nhạc hiện diện tại thời điểm này. Hệ thống còn lại thì giống như bốn dây đầu của guitar classic ngày nay.
    Bản nhạc đầu tiên của người Tây Ban Nha viết cho guitar bốn dây là bản Alonso Mudarra. Bản nhạc này gồm 4 khúc phóng túng, một điệu nhảy pavana và bản romane ?oGárdame las Mudarra?. Tác phẩm thứ hai là bản Orphelina Lyra của Miguel de Fuenllana. Joan Carlos là người đã viết bản nhạc cuối cùng cho loại đàn này vào năm 1586.
    Khi những bản nhạc của Tây Ban Nha cho cây đàn 4 dây được xuất bản, nó đã cuốn hút rất nhiều nghệ sĩ ở Pháp và Italia.
    Ở Italia, một tuyển tập về guitar của Paolo Virchi được xuất bản tại Venice với tựa đề?oLibro de tabolatura de chitarra?. Số đầu sách xuất bản cũng tương đương với số người chơi guitar bấy giờ.
    Ở Pháp, từ năm 1511 đến năm 1555, có 5 cuốn sách về các bản nhạc guitar được xuất bản tại Paris của các tác giả Andrian Le Roy và Robert Ballard. Chúng gồm những khúc phóng túng, những điệu nhảy như điệu branles hay điệu galliards; nhạc cho guitar và những lời ca là các bản thánh ca, hoặc những bài hát thông thường. Tác giả của các bản nhạc trong những quyển sách này gồm rất nhiều người. Điều đó đã minh chứng được rằng một trường phái guitar đã tồn tại ở Pháp vào thế kỷ 16.
    Ngoài ra ở Đức thời bấy giờ có hai nghệ sĩ guitar được biết đến là Michael Janusch và Michel Mulich.
    Tại những đất nước này còn có rất nhiều nghệ sĩ guitar chưa được biết tới, những tác phẩm của họ hầu như không được công bố một cách rộng rãi do sự ngăn cấm của hoàng gia.
    Cây đàn năm dây:
    Vào giai đoạn Trung Cổ, những cây đàn ba, bốn, năm dây cùng song hành tồn tại đã gây được một sự chú ý nhất định. Đến thế kỷ 15, cây đàn bốn dây trở nên nổi trội hơn cả. Sang đến thế kỷ 16, nó dần được thay thế bằng cây đàn có năm dây.
    Bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của loại đàn này là trên một bức trạm trổ ở Italia vào thế kỷ 15. Kích cỡ của nó cũng tương đương như guitar ngày nay, tuy nhiên chiếc hộp âm có vẻ lớn hơn một chút. Cấu trúc tuyệt vời của nó cho ta thấy sự tài hoa trong việc làm đàn của những thợ thủ công người Italia.
    Nguồn gốc cây đàn năm dây này là cây đàn ?ochitarra battente?.
    Mặt sau của hộp âm là những đường cong mềm mại hướng ra ngoài thay vì là một mặt phẳng và viền đàn được trang trí bằng những sọc trắng. Ở mặt trước của hộp âm, phía cuối có gắn ngựa đàn hình tán lá. Những mẫu này về sau được sử dụng rất phổ biến. Sự phổ biến này được thể hiện qua các bức họa mà người ta đã tìm thấy được.
    Cây đàn Rizzio guitar của người Pháp cũng được trang trí không kém. Nó được trang trí bằng vảy rùa, ngà voi, xà cừ và gỗ mun.
    Ở Tây Ban Nha, cuốn sách hoàn chỉnh nhất cho cây đàn năm dây được xuất bản tại Barcelone. Được viết bởi Juan Carlos Amat, cuốn sách có một phần liên quan đến cách chơi mới với loại đàn năm dây và có một vài tác phẩm dành cho cây đàn này.
    Tóm lại, cây đàn năm dây là sự phát triển và biến đổi của cây đàn bốn dây. Cây đàn năm dây gồm các dây A-D-G-B-E giống như năm dây đầu của đàn guitar ngày nay. Do cây đàn bốn dây có hệ thống dây giống như bốn dây đầu của đàn guitar ngày nay(D-G-B-E), người ta có thể kết luận rằng việc thêm dây A trầm đã sinh ra cây đàn năm dây. Cây đàn năm dây xuất hiện từ Italia đã được chấp nhận và phát triển rộng rãi trong suốt thế kỷ 16 tại Châu Âu.
    4.Thế kỷ 17:
    Dưới sự bảo trợ của tầng lớp quý tộc Châu Âu, cây đàn guitar đã có một chỗ đứng của riêng mình và sau đó trở thành một thứ nhạc cụ không thể thiếu. Số nhà soạn nhạc, số người sử dụng và số người sản xuất cây đàn này đã tăng với một sự cân đối đáng kinh ngạc. Và với sự cải tiến hình thức xuất bản, họ_các nhà soạn nhạc, các nghệ sĩ guitar và các thợ làm đàn_đã được mọi người biết tới một cách rộng rãi.
    Vua Louis XIV của Pháp cũng biết chơi guitar, và ông luôn dành sự quan tâm lớn cho cây đàn này. Người dạy đàn cho ông là một guitarist rất nổi tiếng-Robert de Visée (1650 - 1725), còn được gọi là ?oGuitar Master of the King?. Cùng thời này còn có nhà soạn nhạc nổi tiếng khác là Jean Baptiste Lully. Ông chơi guitar và sáng tác cho nhạc cụ này.
    Thời kỳ Baroque ở Pháp cũng chứng kiến sự xuất hiện của những thợ làm đàn nổi tiếng. Một trong số đó là René Voboam, ông được biết đến như là người làm đàn hàng đầu của Pháp trong ở thế kỷ 17.
    Năm 1641, ông đã chế tạo một cây đàn mà trên đó những đường nét hoa văn được làm hết sức tinh xảo. Con trai của ông, Jean, cũng là thợ làm đàn tài giỏi vào thời kỳ này.
    Ảnh hưởng của Đức:
    Vào thế kỷ 17 ở Hà Lan, một số lượng lớn các tác phẩm âm nhạc viết cho cây đàn guitar được công bố. Điển hình trong số đó là của Isabel van Laughenhove. Nhưng tại Bắc Âu, chính Đức mới là nơi mà cây đàn guitar phổ biến nhất. Những cái tên như Heinrich Schütz (1585 - 1672), Samuel Scheidt (1587 - 1654) và Johann Hermann Schein (1586 - 1630) đều có những ảnh hưởng hết sức to lớn đối với cây đàn guitar.
    Trong số những cây đàn guitar của Đức còn tồn tại, đáng chú ý nhất là cây đàn đầu tiên được làm bởi Jacobus Stadler vào năm 1624. Kiểu dáng với thùng đàn cong, mặt sau nhẵn và phô bày sự khỏe khoắn đã có hưởng rất lớn tới các thợ làm đàn của Italia. Cùng thời kỳ này , một chiếc đàn có hình dáng hoàn toàn khác do một linh mục, cha John tại nhà thờ Apsom làm ra. Phía sau của cây đàn được trang trí bằng bức tranh chúa Giê-xu bị đóng đinh trên cây thánh giá.
    Người thợ làm đàn tài danh nhất Châu Âu thời kỳ này là Joachim Tielke (1641-1719), ở Hambourg. Những cây đàn của ông được trang trí bằng các vật liệu như ngà, vảy rùa, gỗ mun, vàng và bạc?Ông đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật làm đàn. Một trong số những cây đàn của ông được trạm trổ những bức tranh bên cạnh sườn đàn làm bằng ngà voi. Những bức tranh này vẽ cảnh ?oChúa sáng tạo ra thế giới? (Genesis). Những cây đàn khác được trang trí cỏ cây hoa lá, những quang cảnh huyền thoại, một đặc trưng trong các sản phẩm của ông. Các sản phẩm của ông đều có khuynh hướng thiên về kiểu trang trí tinh tế, và đã tạo ra một xu thế chung cho các thợ làm đàn của Đức. Nó cũng có thể so sánh với với nghệ nhân làm đàn hàng đầu của Italia thời kỳ Phục Hưng.
    Ảnh hưởng của Đông Âu:
    Theo các cuộc tìm kiếm thì guitar xuất hiện ở Đông Âu từ giữa thế kỷ 17. Tại Tiệp khắc, các thợ làm đàn đã cố gắng thay đổi chiếc battente cho phù hợp. Từ chiếc chitarra battente năm dây kép ban đầu, họ đã thêm một dây đơn để chơi những bản nhạc có giai điệu du dương. Những cây đàn của Andrees Ott, thợ làm đàn đến từ Prague, là bằng chứng rõ nhất cho thấy ảnh hưởng trong phong cách làm đàn của Italia.
    Ở Ba Lan, trong lịch sử của cây đàn guitar cũng ghi nhận sự đóng góp của Jacob Kremberg, nhà thơ, kiêm ca sĩ và cũng là nhà soạn nhạc, đến từ Vác-sa-va. Ông sáng tác các tác phẩm cho cây đàn guitar, và các tác phẩm của ông quan trọng ở chỗ nó cho chúng ta biết cách cây đàn được lên dây. Ở đây, đàn được lên dây thấp hơn nửa cung so với cây đàn guitar ngày nay.
    Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha:
    Mặc dù cây đàn guitar ở Tây Ban Nha không phổ biến như ở Italia cũng như không phổ biến bằng chiếc vihuela trong thế kỷ trước, nhưng người ta vẫn tìm thấy được các tác phẩm quan trọng và một số lượng không nhỏ các nghệ sĩ guitar được mọi người biết đến.
    Một trong những nghệ sĩ Tây Ban Nha nổi tiếng của thời kỳ này là Francisco Corbera. Và ta cũng không thể không nhắc đến Gaspar Sanz, một guitarist nổi tiếng nhất Tây Ban Nha thời kỳ này.
    Gaspar Sanz học guitar ở Italia và ngoài ra ông còn học đàn organ cũng như lý thuyết về âm nhạc ở đấy. Ông trở thành một organist trong nhà thờ của nhà vua ở Naples. Trở lại Tây Ban Nha, ông đã cho xuất bản ba cuốn sách nhạc cho guitar vào các năm 1674, 1675 và 1697. Những cuốn sách này bao gồm những lời khuyên có giá trị rất cao của tác giả tới cách ứng tấu và diễn xuất, sử dụng hai kỹ thuật: đánh hợp âm và đánh rải nốt. Ông cũng đã khẳng định rằng những kỹ thuật cũ phù hợp nhất với những điệu nhảy. Hệ thống dây của ông gồm 5 dây A-D-G-B-E.
    Không những là một nghệ sĩ chơi guitar và organ, ông còn là một nhà soạn nhạc tài ba. Những bản solo được chiếm phần lớn trong cuốn sách của ông. Người ta cũng tìm thấy rất nhiều các điệu nhảy và các bản passacaglias trong các sáng tác của ông. Không những thế, trên những bản ghi nhạc của ông còn có một vài đoạn ngắn với các chú thích hiện đại.
    Một cuốn sách khác được xuất bản cũng rất quan trọng, sau cuốn của Sanz, xuất hiện ở Madrid vào năm 1677. Tác giả của nó là Lucas de Ribayaz. Cuốn sách này có chứa các tác phẩm viết về các điệu nhảy mang âm hưởng dân gian.
    Có thể nhà soạn nhạc quan trọng nhất của Tây Ban Nha thế kỷ 17 là Francisco Guerau, một linh mục và nhạc sĩ dưới triều vua Charles II. Cuốn ?oPoema harmonico compuesto de varias cifres por el temple de la Guitarra Española? của ông được xuất bản năm 1694 gồm có 15 bản passacaglias và 10 điệu nhảy. Trong cuốn sách của ông có một loạt các hướng dẫn về cách ghi nốt nhạc trên bản ghi cũng như là những chỉ dẫn rất chi tiết về các thế tay và kỹ thuật chơi đàn. Ông chỉ ra cách chặn ngón, và rất quan tâm tới thế tay của bàn tay phải cũng như ngón cái của bàn tay trái. Những đóng góp của ông hết sức lớn lao trong việc phát triển những kỹ thuật của cây đàn guitar.
    Ở Bồ Đào Nha, vua Jean IV (1603 - 1656) đã xây dựng một thư viện về âm nhạc đầy đủ nhất của thế kỷ 17. Một trong những người chơi guitar nổi tiếng nhất của Bồ Đào Nha là Doisi de Velasco. Cuốn sách đầu tiên của ông được xuất bản ở Naples vào năm 1640. Cuôn thứ hai được xuất bản năm năm sau đó. Sự phổ biến của guitar ở Italia đứng trên cả Tây Ban Nha, và điều đó khiến những ông chủ người Bồ Đào Nha cảm thấy họ sẽ có lợi nhuận cao hơn nếu in ấn tại Italia thay vì tại quê nhà. Chính vì thế, trong suốt thế kỷ 17 rất nhiều tác phẩm của các nhạc sĩ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha được xuất bản ở Italia.
  4. nhacnheviet

    nhacnheviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    bai viet hay
  5. zhivagovn

    zhivagovn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Mời các bạn thưởng thức bản sonata cho violon số 1 của Brahms
    http://zhivagovn.wordpress.com/
  6. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Hôm nay tui trở về thăm nhà cũ
    Xin cảm ơn những người đã cảm ơn tui .... hehhe
  7. tieuvu23

    tieuvu23 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/08/2010
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    hay quá, mìhn sẽ từ từ nghe hết ^^
  8. hoanggiang999

    hoanggiang999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2010
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    các bác ơi cho em hỏi: em có nghe trên vov có hình có 1 bài nhạc nền giới thiệu chương trình. Em rất thích bài đó nhưng tìm mãi mà chẳng thấy. Có bác nào biết bài nhạc nền đó không thì giúp em với. Em cảm ơn trước nha.
  9. moitim

    moitim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Hừm, câu hỏi ấy ko hợp post vào topic của Lys nge [r37)]
  10. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Uả, bao năm rồi mà lão moitim vẫn còn lảng vảng nơi đây cơ à :))

Chia sẻ trang này