1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Để trả lời các câu hỏi trên có nghĩa là phải tìm kiếm các yếu tố đứng đằng sau chiến thắng của Hồng quân. Đó có phải là ưu thế tuyệt đối của họ không? Mặc dù, những người Đức đang chiến đấu tại phương Đông thường xuyên phải đứng trước một kẻ thù vượt trội về số lượng. Liệu đây cũng có phải sức mạnh đến từ hỏa lực pháo binh Sô-viết hay không? Đó không phải là điều mới mẻ và chắc chắn không là chìa khóa dẫn đến thảm họa. Các Sư đoàn Đức đã từng phải đối mặt nhiều lần trước đó với hỏa lực pháo binh tập trung của người Nga. Yếu tố quyết định phải là thứ gì đó hoàn toàn khác biệt - ngoại trừ tính ưu việt về số lượng khổng lồ và thiết bị đáng kinh ngạc của Hồng quân – nhưng trên tất cả là sự xuất hiện đến từ Lực lượng Không quân Sô-viết, mang lại sự thay đổi quyết định trong cán cân quyền lực trên chiến trường. Sự vượt trội của Hồng quân trên không trung có lẽ là sự ngạc nhiên lớn nhất đối với đạo quân viễn chinh Đức thuộc phương Đông, và cũng là điều mang tính chất quyết định nhất. Những năm dài nắm quyền bá chủ trên không của người Đức trên chiến trường Nga đột nhiên bị chấm dứt. Lực lượng Không quân Đồng minh đã quét sạch bầu trời nước Nga giúp cho những phi công Sô-viết. Không ai khác ngoài Lực lượng Không quân Đồng minh đang chiến đấu bên phần Tây Âu! Quả là một nghịch lý ! Chỉ sau 48 giờ đầu tiên của cuộc đổ bộ vào nước Pháp, đòn tấn công quyết định của Phương Tây rõ ràng sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào quyền kiểm soát bầu trời đến từ những mệnh lệnh của Eisenhower. Không quân Đồng minh đã làm tê liệt tất cả mọi cuộc phản công hiệu quả của lực lượng thiết giáp Đức, họ đập tan các Sư đoàn cơ giới Đức trong khi chúng vẫn di chuyển về phía bờ biển, họ phá vỡ Bức tường Đại Tây Dương và đặt các Pháo đài trên phần Tây Âu của Hitler vào tầm kiểm soát, khống chế của Đồng minh từ trên không trung. Hermann Goring, Tư lệnh Luftwaffe đã không đưa nổi một phương án dự phòng nào trước tình thế bi thảm này. Do vậy, trong những ngày đầu tháng Sáu năm 1944, Hitler không có lựa chọn nào khác ngoài việc tước đoạt toàn bộ các Không đoàn Luftwaffe thuộc mặt trận miền Đông để điều chuyển sang Tây Âu…

    Tình hình trên Mặt trận miền Đông vào ngày 22 tháng Sáu năm 1944, như thực tế được mô tả - đã từng đề cập ở trên – như Tập đoàn Không quân VI của người Đức chỉ có đúng 40 chiếc máy bay sẵn sàng thường trực khi Hồng quân bắt đầu cuộc tấn công. 40 máy bay chiến đấu Đức chống lại 5 Tập đoàn quân Không quân Sô-viết với 7.000 máy bay trong biên chế. Tất nhiên, Luftwaffe phải nhanh chóng chuyển tất cả các máy bay có sẵn thuộc Phương Đông sang những khu vực đang bị đe dọa tại Tây Âu, nhưng đây chỉ là giọt nước bỏ biển. Thảm họa trên không trung đã được hoàn tất. Ở Tây Âu, các Không đoàn Luftwaffe không đủ sức để thách thức quyền bá chủ trên không cuả các phi công dưới quyền Eisenhower, và ở Mặt trận miền Đông, tại một thời điểm quyết định, quân Đức không hề có một sự che chở, bảo vệ từ trên không trung nhằm đối phó với một nguy cơ có tầm quan trọng sống còn trong một cuộc chiến tranh hiện đại. Vì thế, người Nga đã thực sự nắm được quyền kiểm soát trên không trung, và điều này đã nhanh chóng trở thành yếu tố quan trọng nhất trong sự thất bại thảm khốc thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm…

    Vai trò quyết định của lực lượng không quân Sô-viết trong hoạt động yểm trợ dưới mặt đất được tiết lộ rõ ràng trong các trận chiến tại khu vực trung tâm của đợt tổng phản công Hồng quân, thuộc vùng bảo vệ do Tập đoàn quân IV Đức quản lý. Ở đây, Đại tướng Zakharov, Tư lệnh Phương diện quân Belorussian II đã mở đầu đòn tấn công vào các vị trí phòng thủ cuối cùng của người Đức trên sông Dnieper. Trọng tâm chính của người Nga nhắm vào các điểm vượt qua sông Dnieper tại thành phố Mogilev. Đây cũng là cụm quân lớn của Hồng quân bao gồm tới 3 Tập đoàn quân dưới mặt đất kết hợp với 1 Tập đoàn quân không quân đang đối mặt với 1 Tập đoàn quân đơn độc của người Đức. Hoặc nói theo cách khác, 22 Sư đoàn Bộ binh kết hợp với 4 Lữ đoàn xe-tăng và Cơ giới độc lập đã hiệp đồng tác chiến nhằm chống lại 10 Sư đoàn Đức, trong đó phải thừa nhận có những Sư đoàn đầy kinh nghiệm như Sư đoàn 78 ’Bão táp’, Sư đoàn Vệ binh Panzer 18 cũng như Sư đoàn Bộ binh 12…..
    ...........................
    hunterxmn, meo-u, tonkin20073 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Bảng so sánh lực lượng hai bên đã cho thấy tình hình đang ở mức độ nguy hiểm, nhưng không có nghĩa là không thể tránh khỏi thảm họa. Chắc chắn trên thực tế, một điều bất lợi khác là ngay trước khi xảy ra cuộc tấn công của người Nga thì đã có một số thay đổi trong thành phần các Tư lệnh cấp cao của Đức. Tướng Tippelskirch vừa mới lên nắm quyền chỉ huy những gì gọi là Tập đoàn quân IV của Kluge vào tuần lễ đầu tiên của tháng Sáu. Trung tướng Vinzenz Müller thì tới tiếp quản vị trí của Tippelskirch để lại tại Quân đoàn XII. Cũng có sự thay đổi vị trí lãnh đạo thuộc các Quân đoàn XXXV và XLI sau khi các Tướng Wiese và Weidling bị sa thải. Hậu quả của sự thay đổi này tác động tới cấp lãnh đạo thuộc Sư đoàn. Không ai trong số này làm tăng cường thêm tinh thần chiến đấu của các đơn vị. Tồi tệ nhất, trách nhiệm đối với khu vực trung tâm thuộc Cụm Tập đoàn Trung tâm, với Orsha và ‘Pháo đài’ Mogilev đã được giao phó cho một viên chỉ huy mới mà trước đây chưa từng là Tư lệnh một Tập đoàn quân. Hơn nữa, Tippelskirch mang trọng trách một nhiệm vụ đặc biệt khó khăn. Ông ta bắt buộc phải giữ vững vị trí quan trọng trên sông Dnieper trong mọi hoàn cảnh mà chắc chắn được dự đoán là một mũi giáo quan trọng nhất trong đội quân hùng hậu của người Nga. Phải thừa nhận rằng, Tippelskirch có sự hỗ trợ đến từ hai Lữ đoàn pháo tự hành và một Tiểu đoàn Panzer. Quả là một lực lượng đáng kể - nhưng không đủ để bù đắp sự yếu kém trong các ‘con nhím’ phòng thủ của Đức….

    Hiển nhiên Nguyên soái Zhukov đánh giá Tập đoàn quân Đức số IV sẽ là một chốt chặn đặc biệt khó khăn cần phải phá vỡ. Vì lý do trên, ông ta sử dụng Tập đoàn quân Không quân IV dưới quyền Nguyên soái Không quân Verzinin làm hạt nhân chủ yếu tại khu vực này. Không quân Sô-viết đã đập tan những con át chủ bài của Tippelskirch. Và họ đánh bại người Đức một cách hoàn hảo. Verzinin đã cẩn thận do thám hệ thống phòng thủ của Tập đoàn quân IV Đức trong một chiều sâu tới 20 dặm. Đặc biệt các vị trí pháo binh Đức đều được xác định một cách chính xác.

    Song hành cùng với đợt tấn công đầu tiên đến từ bộ binh dưới quyền Zakharov, những chiếc máy bay oanh kích hỗ trợ mặt đất của Hồng quân đã xuất hiện. Chúng thi nhau dội bom xuống các vị trí của quân Đức, liên tục dùng súng máy quét sạch mọi con đường tiếp cận đến đó. Với những khẩu cannon trên máy bay, họ thi nhau bắn phá những bunker được đặt làm đài chỉ huy quan sát Đức. Mọi cây cầu trong khu vực đều bị đánh bom phá hủy. Tất cả các bãi mìn và dây thép gai, chướng ngại vật đều bị xóa sạch bởi những trận ném bom rải thảm. Tiếp theo sau, trên chiến trường xuất hiện một điều gì hoàn toàn mới lạ - các máy bay đặc biệt quét qua, quét lại ở độ cao thấp, thi nhau công kích vào các khẩu pháo tự hành Đức. Đây là một kỹ thuật tiên tiến, được phát triển bởi Rudel (tên một phi công át chủ bài Luftwaffe). Nguyên soái không quân Verzinin đã thiết lập các Sư đoàn - không đối đất – dùng cho mục đích đặc biệt này. Lại một lần nữa, người Nga học hỏi một cách nhanh chóng. Người Đức hoàn toàn không có một sự bảo vệ nào hữu hiệu để chống lại những con diều hâu Đỏ. Giờ đây, bầu trời trống rỗng những chiếc máy bay chiến đấu của Luftwaffe…

    Nhưng con át chủ bài của Nga trong chiến dịch không kích là kế hoạch chống lại lực lượng pháo binh Đức. Điều này trở thành một phần quyết định trong cuộc chiến giữa hai con sông Dnieper và Berezina. Bởi vì sức mạnh chiến đấu thấp của bộ binh Đức cũng như sự thiếu hụt các đơn vị xe tăng, nên pháo binh đã trở thành xương sống của tuyến phòng thủ Đức. Nhiều khẩu pháo được đưa lên sườn dốc phía trước hoặc đặt ở các vị trí mở để tăng cường phối hợp phòng thủ chống xe tăng. Cụm Tập đoàn quân, Tập đoàn quân, các Quân đoàn dự kiến pháo binh sẽ là một nền tảng chính chống lại mọi hiểm nguy đến từ các Quân đoàn xe-tăng và Lữ đoàn Cơ giới di động Sô-viết. Đại bản doanh Sô-viết Tối cao (STAVKA) đã nhận ra chiến lược mới này trong một thời gian thích hợp, hoặc có thể họ được các điệp viên thông báo về. Trong mọi trường hợp, không quân Hồng quân đã thực hiện thành công.

    Bằng các cuộc không kích được chuẩn bị tốt, người Nga đã thành công trong việc loại bỏ các vị trí pháo binh được xác định trước hoặc xác định ngay trong trận chiến của người Đức. Xương sống của tuyến phòng thủ Đức đã bị phá vỡ. Bộ binh Đức bị bất lực trong việc chống lại những đòn thọc sâu của các đơn vị cơ giới Sô-viết. Tình trạng khó xử nảy sinh tương tự như bên phần Tây Âu. Máy bay oanh kích, hỗ trợ mặt đất Sô-viết thi nhau dội bom vào các đơn vị rút lui, các đơn vị hậu cần, dự trữ ở tuyến sau, mọi cây cầu và làm tắc nghẽn hết các đường quốc lộ. Hậu quả là sự tàn phá khắp mọi nơi. Mọi đường quốc lộ đều lâm vào tình trạng hỗn loạn. Các đơn vị Đức không thể chuyển động được, không có sự chuyển dịch nào được khả thi. Đối mặt với ưu thế bất ngờ của kẻ thù trên không trung, các Sư đoàn Đức đều luôn cảm thấy bị bất lực, thường xuyên bị bỏ rơi và rơi vào tình trạng hoảng sợ. Không một chỉ huy Đức nào có thể cứu vãn được tình hình…

    Lúc này, không có gì nổi bật hơn trong tình hình quân sự thuộc Mặt trận miền Đông là sự vượt trội của Không quân Sô-viết. Nhờ có Eisenhower, Thủ lĩnh Đỏ đã làm chủ bầu trời nước Nga. Nếu không có một mái che bảo vệ hữu hiệu từ trên bầu trời thì không có một phòng tuyến nào dưới mặt đất có thể đứng vững trong một thời gian dài. Người Nga đã học được kinh nghiệm xương máu này vào năm 1941 và 1942. Bây giờ qui luật trong cuộc chiến tranh hiện đại này đã được dùng để chống lại các Tập đoàn quân Đức – cả Phương Đông và Phương Tây….
    ............................
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927



    CHƯƠNG III - ĐỘT PHÁ




    Bản đồ tình thế trong Sở chỉ Huy Cụm Tập đoàn quân tại Minsk – Model được bổ nhiệm để cứu vãn tình hình – Túi vây khổng lồ - Zhukov khiển trách tướng lĩnh dưới quyền – “Thân ai nấy lo ! Mạnh ai nấy chạy…” – 31 Tướng lĩnh bị giết hoặc bị bắt làm tù binh – Chiến tranh đã vươn tới biên giới Đông Phổ - Nhóm Diercks chiến đấu để quay trở về…



    Ngày thứ tư 28 tháng Sáu năm 1944 là ngày kỷ niệm lần thứ 30 vụ ám sát Thái tử nước Áo Franz Ferdinand do sát thủ Gavrilo Princip, một kẻ theo tổ chức ‘vô chính phủ’ tại Serb tiến hành. Vụ ám sát này đã kích hoạt Đại chiến thế giới lần thứ nhất. Nhưng tại Trụ sở Cụm Tập đoàn quân, tình hình chiến sự giữa Minsk và Berezina có nhiều việc khác phải làm hơn là những sự hồi tưởng về lịch sử. Giờ đây, bản đồ tình hình trong Sở chỉ huy Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đặt tại Mink trông thật là khủng khiếp.

    Mặt trận bên trái không hề có tuyến phòng thủ vững chắc, mạch lạc. Người Nga đột phá khắp mọi nơi. Sau rất nhiều cuộc điện thoại quan trọng, tất cả các nỗ lực của Thống chế Busch nhằm muốn Hitler từ bỏ chiến lược phòng thủ thụ động của mình và cho phép các Tập đoàn quân thuộc Cụm Tập đoàn Trung tâm chuyển sang phòng thủ một cách linh hoạt đều không mang lại kết quả. Thống chế Busch là một chỉ huy xuất sắc trên chiến trường - nhưng ông ta không phải là một nhà thiên tài chiến lược như lứa với Manstein. Bên cạnh đó, tại mặt trận phía bắc, nơi ông chỉ huy thành công một Tập đoàn quân trong một vài năm, thì ông có ít cơ hội để thể hiện kỹ năng của mình như là một vị tướng đứng đầu. Nhưng trên tất cả,ông ta không phải là người dám cự lại Hitler. Ông ta thường xuyên làm theo các chỉ thị từ Hitler. Thời gian cứ trôi đi và lại thêm lần nữa, khả năng quân sự siêu hạng của Busch đã sụp đổ khi phải đối mặt với tài hùng biện cũng như các lập luận chính trị đến từ Hitler. Lúc này, khi mọi mệnh lệnh của Quốc trưởng đã góp phần đẩy Cụm Tập đoàn quân Trung tâm vào thảm họa, thì trăm sự đổ lên đầu Busch và ông ta bị đá đít ra khỏi cửa. Không có lý do biện minh chính đáng và trong trạng thái tổn thương sâu sắc, ông ta lầm lũi xách va-ly rời khỏi trụ sở của mình. Người kế nhiệm Busch là chiến lược gia được mệnh danh là “bậc thầy phòng thủ” – Thống chế Walter Model. Ông ta nắm quyền chỉ huy Mặt trận Trung tâm và trong lúc đó vẫn chỉ huy Cụm Tập đoàn quân Nam của Manstein cũ và giờ đây mang một cái tên mới ; Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina. Thế là giờ đây, mệnh lệnh của Model có hiệu lực trên một nửa khu vực thuộc Mặt trận miền Đông. Chưa bao giờ trong chiến tranh, Hitler đã giao phó quyền lực quân sự cho một người nhiều đến như vậy. Điều này gần như là một yêu cầu cũ đến từ Man-stein về việc bổ nhiệm một vị Tổng Tư lệnh Mặt trận miền Đông. Thế nhưng biện pháp này cũng đến quá muộn.

    Chúng ta đã từng gặp gỡ với Thống chế Model và cảm thấy đó là một người luôn thích ứng với tình hình thực tế, đó là một người đàn ông không hề biết sợ hãi với những dây thần kinh bằng sắt, một vị tướng đã làm chủ được những khủng hoảng lớn tại Rzhev, Orel và khu vực Leningrad. Liệu ông ta có thể ngăn chặn nổi thảm họa đe dọa Cụm Tập đoàn quân Trung tâm hay không?

    Ông ta cố gắng làm lại mọi thứ với tất cả các biện pháp mà ông ta có thể thực hiện được. Nhưng Model không thể vực dậy các Tập đoàn quân từ con số không tròn trĩnh. Không có sự yểm trợ đến từ Luftwaffe, không có đầy đủ vũ khí chống tăng, thiếu hẳn lực lượng cơ động và bộ binh dự trữ dù chỉ ở mức độ tối thiểu thì thậm chí viên tướng có đầy sự táo bạo, được yêu thích trong tương lai cuộc chiến như Model cũng khó có thể đứng vững nổi trước đòn tấn công của Hồng quân.




    ☆☆☆☆☆






    Trong ngày 27 tháng 6, Nguyên soái Zhukov đã đưa Tập đoàn quân xe-tăng Cận vệ V của Rotmistrov mở hết tốc lực vượt qua dải đất hẹp giữa 2 con sông Dvina và Dnieper. Xuyên qua Tolochin và Senno, họ chạy dọc theo đường xa lộ hướng thẳng đến thành phố Borisov thuộc phần thượng lưu con sông Berezina. Tại đó có Sư đoàn 5 Panzer Đức , mới được cấp tốc điều đến từ Kovel, vừa xuống xe lửa để tới nơi tập kết. Cùng với các đơn vị cảnh sát dã chiến, Trung tướng Decker kiểm tra lại các thành phần quân đội của tướng Nga Rotmistrov vừa mới xuất hiện. Cũng trong ngày này, Trung tâm thông tin liên lạc Orsha đã rơi vào tay người Nga trong khu vực do Tập đoàn quân IV bảo vệ…

    Theo cách đánh giá tình hình của Model, ngay khi vừa tiếp nhận vị trí chỉ huy, đã tiến hành một cuộc chiến tranh linh hoạt. Sư đoàn Panzer số 5 giờ đây trở thành hạt nhân thuộc Cụm quân von Saucken có trách nhiệm bảo vệ, chống lại gọng kìm ở phía bắc Minsk ; Sư đoàn Panzer 12 và Sư đoàn Panzer 4 đã được đưa tới, chuyển sang khu vực Stolbtsy thuộc phía nam Minsk để tiếp tục mở các cuộc giao chiến nhằm vươn tới sông Berezina để tiếp ứng cho Tập đoàn quân số IV. Tập đoàn quân II theo mệnh lệnh hướng thẳng tới Tập đoàn quân IX với một số Lữ đoàn pháo tự hành cùng một số đơn vị kỵ binh nhằm thiết lập lại mối liên lạc với Tập đoàn quân IV. Nhưng vô ích. Tất cả mọi biện pháp đều tỏ ra vô ích. Không thể chặn lại tốc độ tiến quân của người Nga được nữa….

    Minsk, thủ đô nước Belorussia và là nơi đặt Tổng hành dinh của Cụm Tập đoàn Trung tâm đã thất thủ trong ngày 3 tháng Bảy. Thành phố đã nằm trong tay người Đức trong 3 năm trời. Từ Minsk bắt đầu con đường cao tốc hướng thẳng tới Moscow, trái tim của Liên bang Sô-viết. Việc trục xuất quân Đức ra khỏi trung tâm quan trọng này của Belorussia là một biểu tượng chính trị quan trọng. Chính Minsk là một thành phố lớn Sô-viết đầu tiên bị chiếm đóng bởi chiến thuật Blitzkrieg của Guderian trong năm 1941. Giờ đây, thủ phủ thuộc miền tây nước Nga đã được giải phóng. Ấy thế mà chỉ có một màn bắn pháo hoa nhỏ tại Thủ đô Moscow trong ngày 3 tháng Bảy năm 1944…

    [​IMG]
    ẢNH : CHÚNG TÔI ĐANH CHIẾN ĐẤU THEO CÁCH CỦA MÌNH NHẰM VƯỢT QUA VÒNG VÂY NGƯỜI NGA ĐỂ TRỞ VỀ VỚI PHÒNG TUYẾN ĐỨC. NHỮNG NGƯỜI LÍNH ĐỨC ĐANG BÁO CÁO VỚI TƯỚNG LANG….
    Lần cập nhật cuối: 22/06/2018
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Thế nhưng, vấn đề ở đây không phải chỉ là giải phóng thành phố Minsk. Phần lớn Tập đoàn quân IV và một số đơn vị thuộc Tập đoàn quân IX Đức đã bị hợp vây trong một cái túi khổng lồ ở đông nam Minsk. Trong nỗ lực để giữ lại những gì còn lại, Model đã cố gắng xây dựng một phòng tuyến mới đằng sau Minsk, nằm phía trước mặt đường quốc lộ Baranovichi - Molodechno, và ông ta ra sức ngăn chặn kẻ thù bằng lực lượng tiếp viện được điều đến từ các khu vực thuộc Cụm Tập đoàn quân Bắc và Bắc Ukraina. Các giao lộ thuộc những con đường chính xuyên qua các khu vực rừng rộng lớn ở Trung tâm nước Nga, những dải đất hẹp xuyên giữa các đầm lầy và những điểm vượt sông đã trở thành tâm điểm của cuộc chiến phòng thủ này. Mục tiêu là để đánh chặn kẻ thù bằng các hình thức phòng thủ linh hoạt. Trong giai đoạn của cuộc chiến phòng thủ này phụ thuộc rất nhiều vào số phận các lực lượng thuộc Tập đoàn quân IV và Tập đoàn quân IX Đức vẫn bị kẹt trong vòng vây gần Minsk và đang chiến đấu để quay trở lại phòng tuyến. Model đã ném tới 3 Sư đoàn Panzer, 1 Sư đoàn khinh binh cũng như 2 Sư đoàn Bộ binh dành cho hoạt động cứu hộ.

    Sư đoàn Panzer số 5 ‘Silesian-Sudeten’ đã cố gắng ‘làm sạch’ tuyến đường sắt và đường cao tốc quan trọng giữa Minsk – Molodechno cũng như đường cao tốc Vilnius, mở hướng đi cho quân tiếp viện từ Cụm Tập đoàn quân Bắc đổ đến. Sư đoàn Panzer 12 ‘Pome-ranian’ thì ra sức đánh chặn các lực lượng tiền phương thuộc Quân đoàn tăng Cận vệ I Sô-viết ở đông nam Minsk. Sư đoàn Panzer 4 ‘Würzburg‘ cũng như Sư đoàn Khinh binh 28 ‘Silesian’ đang phòng thủ tại các chốt chặn trên khu vực Niemen thuộc cả hai phía Stolbtsy, nhằm giữ bằng được con đường quốc lộ duy nhất rút lui về Baranovichi. Sư đoàn Bộ binh 170 ‘North German’ được lệnh chuyển tới Molodechno. Đó là phương pháp của Thống chế Model. Ông ta muốn bịt ngay những lỗ thủng nguy hiểm nhất trên phòng tuyến, tăng cường, gia cố cho những khu vực mặt trận bị sụp đổ, liên tục di chuyển các đơn vị dưới quyền, khuyến khích, can thiệp, thậm chí dẫn dắt họ nhảy vào trận chiến.




    ☆☆☆☆☆




    Nguyên soái Zhukov sớm nhận ra phong cách lãnh đạo nổi bật của vị tư lệnh mới phía Đức. Đã chạm trán với nhau nhiều lần từ Rzhev tới Orel, ông ta thừa biết những khả năng mà Model đang nắm giữ. Zhukov linh cảm thấy sự nguy hiểm khi tên Thống chế này đang định phỗng tay trên mình những thứ mà ông ta coi đó là con mồi nhất định phải dành cho mình. Quả là một cuộc đụng độ giữa hai vị thủ lĩnh tràn đầy năng lượng, giữa hai nhân vật có cá tính mạnh mẽ. Trận chiến đã trở thành nhân cách hóa trong tính cách hai vị Nguyên soái – Thống chế. Cuộc đấu tay đôi giữa 2 người diễn ra tại điểm mốc Baranovichi. Zhukov không ngớt thúc giục Tập đoàn quân LXV (65) của Tướng Batov :”Không được cho bọn phát-xít nghỉ ngơi, liên tục chiến đấu, bằng giá nào phải giật lấy trung tâm đường sắt Baranovichi!"

    …Suốt cả tuần lễ nay, Tướng Batov và mọi nhân viên Sở chỉ huy Tập đoàn quân LXV (65) luôn phải sát cánh chiến đấu với nhau trên tuyến đầu. Ngày 7 tháng Bảy, khi mà Sư đoàn của Tướng Frolenko đang bắt đầu giao tranh tại ngoại ô Baranovichi và Sư đoàn ’Sivash’ đến từ Ucraina đã tiếp cận tới thị trấn từ hướng đông. Batov trong trạng thái mệt mỏi và bẩn thỉu, lái xe trở về Sở chỉ huy Tập đoàn quân tại làng Velke định để tắm rửa, ăn một bữa ăn nóng và tranh thủ chợp mắt một chút. Nhưng Batov đã lên dự định của mình mà không có sự có mặt của Nguyên soái Zhukov. Batov vừa mới cạo râu, đôi ủng bê bết bùn của ông được lau chùi bóng loáng sau thời gian dài cũng như một ly trà nóng đang đặt trên bàn trước mặt. Ngay lúc đó, một chiếc xe dừng lại bên ngoài Sở chỉ huy, tiếng phanh rít lên ken két….

    Tham mưu trưởng của Batov vội liếc ra ngoài cửa sổ. Zhukov đến! Hai người vội vã xỏ chân vào ủng rồi bước ra đầu cầu thang để báo cáo về thành quả mới nhất của Tập đoàn quân tại ngoại ô Baranovichi cho đại diện STAVKA. Nhưng Batov không hề có cơ hội để nói. Nguyên soái Zhukov đang đứng ở cuối cầu thang, tay chống nạnh: “ Đồng chí đang cạo râu ! Lại còn xức nước hoa nữa ?”… Rồi Zhukov gầm lên, không thèm chào hỏi: “ Sao không mang vào Baranovichi mà làm!”. Zhukov lạnh lùng hỏi tiếp: “Bản đồ tình hình đâu ?”. Tất cả cùng bước vào phòng. Bản báo cáo chi tiết của Batov đã xoa dịu sự tức giận của Nguyên soái Zhukov phần nào nhưng ông ta vẫn tiếp tục đổ lỗi cho Batov vì chưa thanh toán được Baranovichi.

    Radetskiy, thành viên Hội đồng Quân sự Tập đoàn quân LXV(65), mặt tái nhợt vì giận dữ, cố gắng bước đến để chữa cháy cho thủ trưởng của mình. Ông tuyên bố rằng bất cứ lúc nào, ông đều tin tưởng Hồng quân đã vào được trong thị trấn. “Điều gì khiến đồng chí tin tưởng chắc chắn như thế?”. Nguyên soái hỏi lại một cách đầy mỉa mai : ”Chỉ có một cách chắc chắn nhất..”, Zhukov tiếp tục : ”Ngay bây giờ, đồng chí phải lái xe đến Baranovichi và sẽ không trở lại đây cho đến khi thị trấn giải phóng..”. Hùng hổ, ông ta quay lại, giơ chân đá cái bệ chân bay vào góc phòng, bước ra, đóng sập cửa và biến mất. 24 giờ sau, Hồng quân tuyên bố :” "Baranovichi đã được giải phóng." Zhukov chiến thắng.
    --- Gộp bài viết: 26/06/2018, Bài cũ từ: 26/06/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH : KHẨU HIỆU TẠI CÁC VỊ TRÍ TẬP KẾT CỦA HỒNG QUÂN: "TIẾN VỀ SÔNG VISTULA"
    meo-u, huymaya, gaume14 người khác thích bài này.
  5. tatpcit

    tatpcit Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2007
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    890
    Hay quá, nhưng mà hơi ít :-D.
    Cảm ơn huytop và hunter.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    :)):))Thông cảm...Mấy hôm nay xem đá bóng......:drm:drmĐầu óc trong lúc dịch vẫn còn vấn vương trái bóng tròn thì dịch không bao giờ khá đc !!!!!!:drm1:drm1
    meo-u, caonam_vOzbloodheartvn thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    BÓNG ĐÁ LÀM ĐAU TIM QUÁ ! (:|(:|:((:((

    Sức nóng oi bức của mùa hè cùng với những đám ruồi muỗi thi nhau quần thảo trên vùng đất thấp giữa Berezina và Volma. Tướng von Steinkeller ngồi dưới một cây liễu bên một dòng suối nhỏ, nhìn tấm bản đồ tình hình đặt trên đầu gối. Cuộc chiến giờ đây xoay quanh ba cái tên - Minsk, Cherven và Borisov. Họ đã bị mắc kẹt trong cái tam giác đẫm máu này. Phần lớn quân số của 2 Tập đoàn quân chết la liệt như đàn gia súc. Tàn quân còn lại của 5 Quân đoàn thuộc Tập đoàn quân IX và IV Đức đều bị kẹt lại trong cái ‘túi lửa’ đó. Họ đang cố gắng để mở đường thoát theo hướng tây, qua Minsk, nhằm tiếp cận tới phòng tuyến chặn kích mới của người Đức.

    "Anh có thông tin mới nhất về tình hình không, Ratzel?" Steinkeller hỏi người chỉ huy Trung đoàn pháo binh. "Không có gì ngoài những tin tức trong bản Thông cáo!”. Viên Trung tá trả lời. Chỉ là những tin tức cũ rích từ bản Thông cáo. Ngoài ra họ không biết thêm gì cả. Đó là những thông tin mà họ rất cần dựa vào đó để còn tiếp tục chọn hành trình di chuyển. Nhưng Thông cáo về tình hình chiến sự của Bộ Tư lệnh tối cao Đức hoàn toàn trống rỗng. Ngược lại, bằng những ngôn từ bóng bẩy, nó cố gắng che đậy tình hình bi đát để thúc đẩy sự lạc quan về tinh thần của người Đức. Và ở đây, không có đất dành cho sự lạc quan trong ‘túi lửa’ Minsk-Cherven-Borisov.

    Trung đoàn pháo binh thuộc Sư đoàn "Feldher-mhalle" là đơn vị giàu kinh nghiệm nhất. Các NCO của Trung đoàn gần như là tất cả đều là cựu binh trên tuyến đầu. Vì lý do như vậy, các pháo thủ thuộc Tiểu đoàn Pháo binh hạng nhẹ số 1 – đơn vị duy nhất còn lại của Trung đoàn – luôn là mũi nhọn xung kích của bất kỳ nỗ lực phá vây nào. Hơn nữa, Sư đoàn "Feldhermhalle" chỉ còn gồm một vài trăm lính, 6 xe tăng, khoảng 16 chiếc xe trinh sát bọc thép, và một tá xe vận tải nhồi nhét lèn chặt những người bị thương.

    Một cuộc họp về tình hình chiến sự với sự góp mặt của tất cả các chỉ huy đơn vị và các Tư lệnh Quân đoàn đã đưa đến ý kiến cho rằng việc phá vây phải được thục hiện theo hướng tây bắc. Nhưng sau đó, họ đón nhận Thông cáo của Bộ Tư lệnh tối cao Đức rằng các Sư đoàn Panzer Đức đang bị đẩy bật về phía Minsk. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải thay đổi kế hoạch phá vây của mình. Và họ quyết định sẽ đột phá theo hướng tây hoặc tây nam…

    Những người lính Đức mang trong mình thêm một tia hy vọng mới. Tập trung tại Sở chỉ huy Quân đoàn XXVII ‘Munich’, các bộ phận còn lại thuộc Sư đoàn ‘Storm’, Sư đoàn Bộ binh 14, Sư đoàn Vệ binh Panzer 18 ‘Silesian’ và Sư đoàn Bộ binh 57 bắt đầu di chuyển theo hướng tây. Còn Sư đoàn "Feldherrnhalle" hành quân lệch đi một chút theo hướng tây nam. Nhưng tuyến đường hành quân đã bị chặn lại. Trong một nỗ lực vô ích, Tướng Trowitz với các toán quân thuộc Sư đoàn Bộ binh 57 và các đơn vị dưới quyền đã buộc phải vượt qua các chốt chặn thuộc Quân đoàn tăng Cận vệ số I Sô-viết.

    Vào lúc 19.30 giờ ngày 5 tháng Bảy, Tướng Völckers buộc lòng phải ra lệnh giải tán Quân đoàn của mình bằng tín hiệu qua hệ thống RT và chỉ thị :“Hãy chiến đấu theo cách của mình để thoát về hướng tây, tùy theo hoàn cảnh mỗi cá nhân. Bắt đầu tiến hành lúc 23.00 giờ !“. Quả là một quyết định đau đớn, nhưng nó mang đến như là một giải pháp cứu trợ hữu hiệu nhất. Mệnh lệnh được truyền đi một cách nhanh chóng. Vào lúc 22.20 giờ, lực lượng pháo binh bắn đi hết cơ số đạn cuối cùng của họ. Những tiếng gầm gừ của các khẩu pháo chìm trong những tiếng nổ của các xe vận tải; rồi những khẩu pháo đã bị thổi bay bằng những quả đạn cuối cùng. Với sự quyết tâm của những người lính đang ở trong tình thế tuyệt vọng, các Trung đoàn đều bắt đầu tiến hành phá vây theo cách của chính mình. Bất kỳ những thứ gì không thể mang đi đều được vứt bỏ lại phía sau. Người ốm và bị thương, không có khả năng đi lại, đều được tập trung ở giữa túi vây, bỏ lại phía sau rồi bàn giao cho quân Nga.

    Vào lúc 23.00 giờ họ đã ở các vị trí tập kết. Mục tiêu chung là hướng tới Baranovichi !! Một vài người còn ngâm nga ca khúc “Deutschland über Alles - Nước Đức trên hết”. Thế rồi, các làng mạc bị chìm trong biển lửa. Đạn dược thi nhau nổ ở khắp mọi nơi. Các loại vũ khí cá nhân thi nhau khai hỏa.. Trong số đó, nổi bật lên những tiếng la hét ầm ầm của từ "Urra" cổ xưa khi những người Đức đang bắt đầu cuộc đột kích của họ. Đòn tấn công can đảm, mãnh liệt này khiến cho người Nga hoàn toàn bất ngờ. Cuộc phá vây thành công. Nhưng đó không phải là cuộc phá vây để hướng tới tự do. Những đơn vị Đức lại thấy mình nằm trong một túi vây mới. Thời điểm này (5/7/1944), người Nga đã có mặt tại Minsk tới 3 ngày, đồng thời họ đã giải phóng thị trấn Slutsk từ 5 ngày trước, và họ chỉ còn cách thị trấn Baranovichi theo hướng đông có 20 dặm đường. Những đơn vị Đức trong vòng vây mới còn cách Baranovichi tới 105 dặm. Đó là một khoảng cách không thể san lấp được…
    --- Gộp bài viết: 27/06/2018, Bài cũ từ: 27/06/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH :NHỮNG NGƯỜI LÍNH ĐỨC THOÁT KHỎI SỐ PHẬN BỊ TIÊU DIỆT…NHỮNG NGƯỜI BỊ THƯƠNG ĐÃ THOÁT VÂY TỪ ‘TÚI LỬA’ MINSK....
    meo-u, huymaya, bloodheartvn5 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    ĐỨC ƠI ...ĐỨC ĐI XA QUÁ.....:((:((:((:((:((

    Đội ngũ quân Đức với nhiều Sư đoàn bị mắc kẹt trong ‘túi lửa’ vẫn tiếp tục di chuyển theo hướng tây. Nhưng ở phía bắc đường quốc lộ Cherven-Minsk, các lực lượng Sô-viết rất mạnh đã đào công sự và đẩy lùi tất cả mọi nỗ lực đột kích muốn vượt qua con đường quốc lộ xuống phía nam ngay giữa ban ngày của quân Đức. Những đợt oanh kích không ngừng của các máy bay cường kích Sô-viết đã tàn phá vô số đội hình hành quân của Đức. Đó chính là sự kết thúc một chiến dịch hành động phối hợp tác chiến của Hồng quân…

    Nhiều nhóm quân Đức cố gắng rút lui khỏi những con đường quốc lộ lớn. Một nhóm chiến đấu như vậy được dẫn dắt bởi Tướng Traut, nguyên là người chỉ huy giàu kinh nghiệm thuộc Sư Đoàn 78 ‘Storm’. Trung tướng Vinzenz Müller cố gắng dẫn một số tàn quân thuộc Quân đoàn XII ‘Wiesbaden’ thoát ra khỏi chiếc bẫy giăng sẵn của Hồng quân. Kể từ sau cái chết của Tướng Martinek và Schünemann, ông đã đảm nhiệm vị trí chỉ huy lâm thời của Quân đoàn Panzer XXXIX (39) và giờ đây đang cố gắng nỗ lực vô ích để đột kích thoát vây theo về phía tây. Nhưng giờ đây đã trở thành một nhiệm vụ bất khả thi. Các sư đoàn Đức nổi tiếng với truyền thống cổ xưa, các Sư đoàn mà chúng ta đã từng gặp trên những con đường viễn chinh bất tận và các trận chiến quan trọng nhất của mặt trận miền Đông đang dần dần bị chảy máu cho đến chết. Nhóm tàn quân Traut đã bị thiệt hại nặng nề trong các trận giao chiến ác liệt với Tập đoàn quân IL (49) Sô-viết. Chỉ có một vài người lính xe tăng lẻ loi dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Rettemeier vượt qua chiến tuyến thành công. Ngày 8 tháng Bảy, Trung tướng Vinzenz Müller đã chấm dứt kháng cự và đầu hàng tại Sở chỉ huy thuộc Tập đoàn quân Bộ binh L(50) Sô-viết. Vào thời điểm này, tuyến mặt trận của Đức đã bị đẩy lùi rất xa khỏi thành phố Minsk.

    Ba tuần sau, Hồng quân đã vượt qua Thành cổ Brest và đang tham gia giao chiến tại vùng Memel và Vistula, nơi mà các vị trí phòng thủ của người Đức mới trong tình trạng quản lý, xây dựng cấp tốc. Như vậy, trong 5 tuần lễ, Hồng quân Liên-sô đã tiến được một chặng đường dài tới 435 dặm, các binh chủng hiệp đồng tác chiến di chuyển chính xác gần như bằng tốc độ tiến quân Blitzkrieg của các Cụm Panzer Guderian và Hoth dọc theo con đường quốc lộ Brest–Smolensk-Yelnya trong năm 1941 . Nhưng sự mất mát về lãnh thổ không phải là yếu tố quyết định. Điều quyết định lớn nhất là sự hủy diệt Cụm Tập đoàn quân Trung tâm, dẫn đến sự mất mát những người lính, sĩ quan Đức không thể thay thế được. Trong số 38 sư đoàn Đức tham gia giao chiến, có tới 28 Sư đoàn đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Khoảng 350.000 đến 400.000 người đã bị giết, bị thương, hoặc bị mất tích. Trong số này, theo báo cáo của bên phía Liên Xô, 200.000 người đã thiệt mạng và 85.000 bị bắt làm tù binh. Điều minh họa nổi bật nhất cho thảm họa này là trong số 47 tướng lĩnh Đức tham chiến trên chiến trường trên tư cách là Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn thì có tới 31 người bị giết, tự sát, mất tích hoặc bị bắt làm tù binh. Trong số 31 người này, 10 người đã mất mạng, còn 21 người bị bắt làm tù binh. Bảng tổng sắp chi tiết khủng khiếp dành cho các Tướng lĩnh quân đội Đức thể hiện rõ như sau :

    A/ TẬP ĐOÀN QUÂN PANZER III

    .Quân đoàn Bộ binh LIII - Tướng Gollwitzer – Tù binh

    . Sư đoàn Bộ binh 246 - Thiếu tướng Muller-Bulow– Tù binh

    . Sư đoàn Luftwaffe số 4 - Trung tướng Pistorius - Bị giết

    . Sư đoàn Luftwaffe số 6 - Trung tướng Peschel - Bị giết

    . Sư đoàn Bộ binh 206 - Trung tướng Hitter - – Tù binh

    .Quân đoàn Bộ binh VI - Tướng pháo binh Pfeiffer - Bị giết

    . Sư đoàn Bộ binh 197 - Đại tá Hahne – Mất tích

    . Sư đoàn Bộ binh 256 - Thiếu tướng Wustenhagen - - Bị giết


    B/ TẬP ĐOÀN QUÂN IV

    .Quân đoàn Panzer XXXIX - Tướng pháo binh Martinek – Bị giết

    . Sư đoàn Bộ binh 110 - Trung tướng von Kurowski – Tù binh

    . Sư đoàn Bộ binh 337 - Trung tướng Schünemann – Bị giết

    . Sư đoàn Bộ binh 12 - Trung tướng Banaler – Tù binh

    . Sư đoàn Bộ binh 31 - Trung tướng Ochsner – Tù binh

    .Quân đoàn Bộ binh XII - Trung tướng Vinzenz Müller – Tù binh

    . Sư đoàn Panzer 18 – Trung tướng Zutavern – Tự sát

    . Sư đoàn Bộ binh 267 - Trung tướng Drescher – Bị giết

    . Sư đoàn Bộ binh 57 - Thiếu tướng Trowitz – Tù binh

    .Quân đoàn Bộ binh XXVII - Tướng bộ binh Völckers – Tù binh

    .Sư đoàn ‘Storm’ 78 - Trung tướng Traut – Tù binh

    .Sư đoàn Bộ binh 260 - Thiếu tướng Klammt – Tù binh

    C/ TẬP ĐOÀN QUÂN IX

    . Chỉ huy công binh TĐQ - Thiếu tướng Aurel Schmidt – Tù binh

    .Quân đoàn Bộ binh XXXV - Trung tướng von Lützow – Tù binh

    .Sư đoàn Bộ binh 134 - Trung tướng Philipp – Tự sát

    . Sư đoàn Bộ binh 6 - Thiếu tướng Heyne – Tù binh

    . Sư đoàn Bộ binh 45 - Thiếu tướng Engel – Tù binh

    .Quân đoàn Panzer XLI - Trung tướng Hoffmeister – Tù binh

    .Sư đoàn Bộ binh 36 - Thiếu tướng Conrady – Tù binh


    D/ CÁC ĐƠN VỊ DỰ TRỮ TRONG CHIẾN DỊCH

    . Sư đoàn Bộ binh 95 - Thiếu tướng Michaelis – Tù binh

    . Sư đoàn Bộ binh 707 - Thiếu tướng Gihr – Tù binh

    . Sư đoàn Panzer "Feldherrnhalle" - Thiếu tướng von Steinkeller – Tù binh

    .Tư lệnh các lực lượng phòng vệ Bobruysk - Thiếu tướng Hamann – Tù binh
    --- Gộp bài viết: 28/06/2018, Bài cũ từ: 28/06/2018 ---
    CÁC CHIẾN HỮU THÂN MẾN….THẾ LÀ CHUẨN BỊ HẾT 2 CUỐN THUỘC CHỦ ĐỀ ‘HITLER – MẶT TRẬN MIỀN ĐÔNG’ KÉO DÀI TRONG 3 NĂM CỦA TÁC GIẢ PAUL CARELL GỒM 2 SERI …1/ ĐÔNG TIẾN… 2/ TIÊU THỔ….DO TÁC GIẢ PAUL CARELL KHÔNG VIẾT THÊM NỮA NÊN TÔI SẼ DỊCH TIẾP QUYỂN “CRUMBLING EMPIRE-THE GERMAN DEFEAT IN THE EAST, 1944” …TẠM DỊCH LÀ “ĐẾ CHẾ VỤN VỠ” THUỘC SERI C/VỤN VỠ….TÁC GIẢ : SAMUEL MITCHAM….. RẤT CÁM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA CÁC BÁC NGTHI96…VÀ HUNTERXMN…..ĐƯƠNG NHIÊN PHẢI NHẮC TỚI CẢ DANNGOC....

    DO CHƯƠNG I “SỰ HỦY DIỆT CỤM TẬP ĐOÀN QUÂN TRUNG TÂM” BỊ TRÙNG VỚI QUYỂN TRƯỚC NÊN TẠM THỜI SẼ LƯỢC BỎ…CHÚNG TA SẼ TIẾP TỤC THEO DÒNG THỜI GIAN TỪ CHƯƠNG II TRỞ ĐI….

    CÁM ƠN CÁC BÁC ĐÃ BỎ ĐÔI CHÚT CÔNG VIỆC ĐỂ THEO DÕI… NẾU TIỆN CHO THÊM TÍ LIKE ĐỂ CÓ HỨNG NHÉ…..
    --- Gộp bài viết: 28/06/2018 ---
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 28/06/2018
    maseo, MD_2015, MuahoaLekima13 người khác thích bài này.
  9. tatpcit

    tatpcit Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2007
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    890
    "ĐỨC ƠI ...ĐỨC ĐI XA QUÁ.....:((:((:((:((:(("

    Giống y như năm 41, người Đức lại không thể vào Moskva. Nhưng lần này không phải tại mùa Đông :D
    meo-u thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    ĐÚNG THẬT ! NGƯỜI ĐỨC KHÔNG THỂ NÀO VÀO ĐƯỢC MOSCOW...DÙ MUÀ ĐÔNG HAY LÀ MUÀ HÈ....
    meo-ubloodheartvn thích bài này.

Chia sẻ trang này