1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Siêu bảo tàng trên nghìn tỉ Trưng bày Cái CHi ? Bạn Hảy đề nghị ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Hoailong, 21/09/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duong126vt

    duong126vt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/04/2018
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    7
    cho em hỏi ngu phát chữ chi là nghĩa như nào
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    Đây có lẻ là V/đề mà Danh nhân Cao Bá Quát f ải đối mặt khi ông Bạn của Bố Ông nêu ra.

    TRONG TIẾNG HÁN CỔ. & trong Tiếng việt hiện đại mCHI 之 là một hư từ khá phức tạp, nó có nhiều thể dạng, nhiều nghĩa và nhiều công dụng khác nhau
    CHI 之 là một hư từ khá phức tạp, Ngoài hư từ ra nó có nhiều thể dạng, nhiều nghĩa và nhiều công dụng khác nhau.
    Cho 1 ví dụ sau đây:Bạn có thể chơi 1 trò chơi trẻ nít từ 1 hình chử CHI (ZZZ) như sau: trò chơi này có tên gọi VN là Trí UẪN (Anh/Pháp gọi là TanGram)):

    bao gồm Chỉ với (7) bảy miếng ghép đơn giản gồm 2 hình tam giác, bốn hình thang và một hình ngũ giác, người chơi có thể sắp xếp thành 1.000 hình ảnh khác nhau như hình các con vật, bông hoa, hình người… theo đúng cách ông Trí Uẩn đã làm từ trước. Với phần mềm trò chơi Tangram Vietnam, các kỹ sư còn tạo ra thêm 20 cách xếp hình các biển báo giao thông.

    Có 2 cách để mọi người chơi trên điện thoại, máy tính. Một là chơi theo hình thức thông thường với những hình mẫu đã được tạo sẵn. 2 là người chơi có thể dùng tư duy hình học để tưởng tượng ra hình cần xếp, sau đó dùng bảy miếng ghép để tạo thành hình mà người chơi mong muốn, nhằm phát huy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.
    (còn tiếp)
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    Chứ CHI (Z) ZI Bính Âm theo dòng LSVH & Văn minh Đông Tây.
    Chứ CHI (Z) ZI xuất hiện trong Âm Lịch qua hệ thống Can Chi (乾Z)
    Trong mẫu tự La mã là mẫu tự cuối của hệ mẫu tự Hi La.
    (Còn Tiếp).
    PS:
    Bảc nào có nhiều cao kiến viết tiếp nhé.
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp)
    TRONG TIẾNG HÁN, Ngoài hư từ ra CHI còn là một THỰC TỪ. có nhiều chức năng sau:

    Danh từ
    chữ 之 trong tiếng Hán; dùng để tả đường nét gấp khúc:
    đường chữ chi

    Danh từ
    chân hoặc tay của động vật có xương sống
    tứ chi
    chi sau của loài ếch nhái phát triển hơn chi trước

    ngành trong một họ
    người cùng họ, nhưng khác chi
    đơn vị phân loạI sinh học, dưới họ, trên loài.

    Đồng nghĩa: giống

    Danh từ
    địa chi (nói tắt)
    một chi có 12 con giáp

    Động từ
    bỏ tiền ra dùng vào việc gì
    chi tiền để mua sắm
    kiểm tra tình hình thu, chi hằng tháng

    Trái nghĩa: thu

    Đại từ
    (Phương ngữ, hoặc kng) gì
    không biết chi
    "Duyên kia có phụ chi tình, Mà toan chia gánh chung tình làm hai?" (TKiều)
    (còn Tiếp)
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    Lời Fi Lộ về HƯ TỪ &THỰC TỪ

    B. NỘI DUNG TIÊU ĐỀ

    Chữ Hán-&_Hán-Việt là loại chữ khó học vì mỗi chữ có thể một nghĩa, hai nghĩa hoặc có thể nhiều nghĩa hơn, nhưng để hiểu được chức năng của chúng trong câu mà dịch cho đúng nghĩa, phù hợp với văn cảnh lại càng khó hơn.
    Có nhiều trường hợp khi nhìn vào câu văn Chữ Hán-&_Hán-Việt rõ ràng là biết mặt chữ và nghĩa của chúng nhưng khi dịch thì không dịch được. Như thế mới thấy được tầm quan trọng của văn phạm.
    Những từ, ngữ chỉ là những “vật liệu” để xây dựng văn bản, nhưng đòi hỏi phải có “bàn tay của người thợ dùng quy củ mực thước” mới tạo nên được công trình.
    Để làm rõ vấn đề ngữ pháp của Chữ Hán-&_Hán-Việt, các nhà ngữ pháp đã căn cứ vào ý nghĩa khái quát của từ, chia chúng làm 2 loại lớn đó là THỰC TỪ và HƯ TỪ

    Trong văn ngôn, HƯ TỪ chiếm vị trí rất quan trọng và có nhiều năng lực về mặt ngữ pháp, mang ý ngữ pháp rõ nét hơn nghĩa từ vị

    Rất nhiều từ trong văn ngôn khi thì dùng với tư cách là THỰC TỪ, khi thì dùng với tư cách là HƯ TỪ.
    Vì vậy, giải thích ý nghĩa ngữ pháp cho các HƯ TỪ văn ngôn trong những trường hợp sử dụng rất đa dạng của chúng cũng là một trong những đặc điểm và nội dung chủ yếu của môn ngữ pháp văn ngôn

    3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.

    Ngữ pháp là toàn bộ những quy tắc về từ và cách dùng từ để sắp xếp thành câu văn hay lời nói. Nếu không am hiểu ngữ pháp thì không thể nói đúng, dịch đúng hay đọc hiểu Hán ngữ một cách thấu đáo và chuẩn xác. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này người viết chỉ nghiên cứu một phần nhỏ của HƯ TỪ, nên không thể gọi chung là ngữ pháp mà chỉ là một số HƯ TỪ đã được học qua. Với tài liệu nghiên cứu vô cùng hiếm hoi, ít ỏi nên tôi chỉ tìm vài cuốn sách đã được xuất bản kết hợp với bài giảng của giáo sư trong bốn năm học để tạo thành tập luận văn này
    Đây là bước đi khởi đầu cho cuộc hành trình thâm nhập vào kho tàng điển thư Hán việt
    Ở đây người thực hiện luận văn muốn nhờ vào quá trình tìm tòi, nghiên cứu, thực hiện công trình nhỏ bé này mà học hỏi thêm đôi điều về chức năng của HƯ TỪ trong tiếng Hán & Han Viêt cổ.

    CHƯƠNG I: PHÂN BIỆT HƯ TỪ VÀ THỰC TỪ.

    Đề cập đến ngữ pháp Hán ngữ thì mọi người đều thấy rằng các nhà ngữ pháp học TQ xưa nay thường không thống nhất nhau trong cách trình bày, dẫn đến tình trạng cũng không có sự nhất trí nhau về nội dung các khái niệm hoặc thuật ngữ. Các nhà ngữ pháp thường căn cứ vào ý nghĩa khái quát của từ, mà chia từ Hán làm hai loại lớn, THỰC TỪ và HƯ TỪ. Ở đây người viết chỉ đề cập đến một số HƯ TỪ, tuy nhiên cần phải xem các nhà ngữ pháp học đã quan niệm như thế nào về THỰC TỪ và HƯ TỪ

    Thông thường thì việc phân loại THỰC TỪ nên lấy chủng loại khái niệm làm căn cứ, còn đối với việc phân loại HƯ TỪ thì nên căn cứ vào chức vụ cụ thể của HƯ TỪ đó trong câu.
    Phàm những từ nào bản thân nó có thể biểu thị một loại khái niệm là THỰC TỪ. Nếu bản thân nó không thể biểu thị một khái niệm mà chỉ làm công cụ kết cấu ngữ ngôn thì đó là HƯ TỪ
    Trong sách Mã Thị Văn Thông, Mã Kiến Trung có viết
    “Phàm những chữ có sự lý, có thể giải được gọi là THỰC TỪ. Không giải được mà chỉ dùng để bổ sung tình thái cho THỰC TỪ, gọi là HƯ TỪ.”[7,6]

    Mã Kiến Trung chia THỰC TỪ ra làm 5 loại là: Danh từ, đại từ, động từ, tính từ, trạng từ và
    chia HƯ TỪ ra làm bốn loại là: Giới từ, liên từ, trợ từ và thán từ
    Theo Trần Văn Chánh thì hiện nay đa số chia ra thành 11 loại từ trong đó có 6 THỰC TỪ là:
    Danh từ, đại từ, động từ, hình dung từ, số từ và lượng từ; HƯ TỪ gồm năm loại là: Phó từ, giới từ, liên từ, trợ từ, thán từ, tượng thanh từ

    Đó là một số nhà ngữ pháp đã chia từ Hán vào những phạm trù mà họ đã chia
    Cho dù chia như thế nào đi nữa nhưng khi vận dụng cần sự chính xác về nghĩa chứ không nên vướn bận vào tên gọi của chúng.
    Bởi vì, rất nhiều từ trong văn ngôn khi thì dùng với tư cách là THỰC TỪ, khi thì dùng với tư cách là HƯ TỪ
    Sau đây là tầm quan trọng của HƯ TỪ
    Trong văn ngôn, HƯ TỪ chiếm vị trí rất quan trọng và có nhiều chức năng về mặt ngữ pháp, mang ý nghĩa ngữ pháp rõ nét hơn nghĩa từ vị.
    Vì vậy, giải thích ý nghĩa ngữ pháp cho các HƯ TỪ văn ngôn trong những trường hợp sử dụng rất đa dạng của chúng cũng là một trong những đặc điểm và nội dung chủ yếu của môn ngữ pháp văn ngôn
    HƯ TỪ là lớp từ công cụ ngữ pháp mà nếu không hiểu rõ được thì chúng ta khó đọc hiểu và dịch được các văn bản Hán ngữ thể hiện dưới mọi phong cách dạng thể từ cổ đại đến cận đại và cả hiện đại
    HƯ TỪ là những từ không biểu thị ý nghiã thực tại. Tác dụng chủ yếu của HƯ TỪ là biểu thị quan hệ ngữ pháp, là phương tiện quan trọng giúp THỰC TỪ tổ hợp thành ngữ hoặc câu.

    HƯ TỪ không thể làm thành phần câu, không thể một mình tạo thành câu.

    CHƯƠNG II: CÁCH DÙNG MỘT SỐ HƯ TỪ chữ CHI 之CHỦ YẾU TRONG TIẾNG HÁN VIỆT CỔ.

    (Còn Tiếp )
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    Chữ Chi之 là một HƯ TỪ khá phức tạp, nó có nhiều thể dạng, nhiều nghĩa và nhiều công dụng khác nhau.

    Những chức năng thường gặp như sau:

    2.1 chữ CHI 之: Đại từ

    Thay thế người, vật, sự việc, đứng sau động từ và làm tân ngữ cho động từ đó
    Có cấu trúc là: 主語 + 動詞 + 之
    今可以一土而橫具四土顯之. [20,31] Kim khả dĩ nhất độ nhi hoành cụ tứ độ hiển chi
    Nay có thể lấy một cõi mà có thể ngang dọc bốn cõi để nêu rõ
    我皆令入無餘涅槃而滅度之.[21,159] Ngã giai linh nhập vô dư Niết Bàn nhi diệt đôỉ chi
    Ta đều điệt độ mà nhập vô dư Niết Bàn
    - Đứng sau động từ làm tân ngữ thay cho tân ngữ ngoại vị
    淵深而魚生之,山深而獸往之. [7,41] Uyên thâm nhi ngư sanh chi, sơn thâm nhi thú vãng chi
    Vực có sâu thì cá mới sinh ra, núi có thẳm thì thú vật mới đến
    此故事我嘗聞之.[12,334] Thử cố sự ngã thường văn chi
    Chuyện cổ ấy tôi đã từng nghe
    - Đứng trước động từ nếu động từ có phủ định từ bổ nghĩa
    病菌甚微人不之見
    Bệnh khuẩn thậm vi nhân bất chi kiến
    Nấm gây bệnh rất nhỏ, người ta không thấy nó được
    - Thay thế cho điều sẽ nói ở sau
    寡人聞之: 哀樂失時殃咎必至.[7,41] Quả nhân văn chi: Ai lạc thất thời ương cữu tất chí
    Quả nhân nghe rằng: vui buồn không phải lúc thì việchoạ hoạn ắt phải đến
    寡人聞之: 毛羽不豊滿者, 不可以高飛.[2,124] Quả nhân văn chi: Mao vũ bất phong mãn giả, bất khae dĩ cao phi
    Quả nhân nghe rằng: Con chim mà lông cánh chưa đầy đủ thì không thể bay cao được
    - Đứng sau động từ, dùng để chỉ nơi chốn, có nghĩa “ở đó”
    請京使居之
    Thỉnh Kinh sử cư chi
    Xin ấp Kinh cho ở đó
    - Đứng giữa hai động từ, làm tân ngữ cho động từ trước và làm chủ ngữ cho động từ sau. chữ CHI 之 đóng vai trò kiêm ngữ trong câu
    呼之起
    Hô chi khởi
    Gọi nó dậy

    2.2 chữ CHI 之 : Giới từ

    Thường dùng để nối gia từ và đoan từ tào thành từ tổ, từ tổ này mang tính danh từ. Có cấu trúc là: 加詞 + chữ CHI 之 + 端詞 佛之智慧.[12,15] Phật chi trí tuệ
    Trí tuệ của phật - Biểu thị quan hệ sở hữu, liên thuộc. Dịch nghĩa là “của”

    Có cấu trúc là: 名詞/代詞 + 所 + 動詞 + chữ CHI 之 + 名詞
    若是經典所在之處,即為有佛.[21,179] Nhược thị kinh điển sở tại chi xứ, tức vi hữu phật
    Nếu kinh điển này ở tại chỗ nào, thì chỗ đó có đức Phật

    - Biểu thị tính cách.(làm chủ ngữ, tân ngữ, vị ngữ). Trong trường hợp này không dịch. Có cấu trúc là: 名詞 / 形容詞/動詞 + chữ CHI 之 + 名詞 便生福德智慧之男.[23,14] Tiện sanh phước đức trí tuệ chi nam
    Liền sanh con trai phước đức trí tuệ
    不才之人. [12,16] Bất tài chi nhân
    Người bất tài
    (Còn tiếp )
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    (tiếp )
    Đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ để thủ tiêu tính độc lập của câu, để tạo thành một từ tổ có thể làm tân ngữ cho một động từ, hoặc đóng vai trò chủ ngữ trong câu
    Có cấu trúc là: 主語 + chữ CHI 之 + 謂  祖合式詞結
    * 主語 + chữ CHI 之 + 謂 có chức năng làm tân ngữ cho một động từ
    道德不充乎身. Đạo đức K0 đủ nơi thân
    學者患道德之不充乎身. Người học đạo hãy lo đạo đức K0 đủ nơi thân
    “道德不充乎身” tức là một câu hoàn chỉnh. Khi thêm chữ CHI 之 thì đã phá vỡ tính độc lập của câu tạo thành hình thức của một tổ hợp thức từ kết.
    Và tổ hợp thức từ kết 道德之不充乎身 làm tân ngữ cho động từ 患

    Ví dụ câu chuyện 魚樂. Cá vui (Ngư Lạc)
    Xem
    http://ttvnol.com/threads/cac-van-de-tam-ly-ly-thuyet-va-ung-dung-phan-2.531073/page-3#post-12744878



    子非魚,安知魚之樂. Ông K0 phải cá, làm sao biết được cá vui
    “魚樂”là câu đã hoàn chỉnh, khi thêm chữ CHI 之 vào thì trở thành một tổ hợp thức từ kết làm tân ngữ cho động từ TRI: 知

    * 主語 + chữ CHI 之 + 謂 có chức năng làm chủ ngữ cho câu
    吳王無道也.Vua nước Ngô K0 có đạo đức
    吳王之無道也,子之所見也,諸侯之所知也
    Cái vô đạo đức của nước Ngô là điều ông trông thấy, là điều các chư hầu điều
    “吳王無道也” là câu đã hoàn chỉnh, khi thêm chi vào thì trở thành tổ hợp thức từ kết làm chủ ngữ cho cả câu

    2.3 chữ CHI 之 : Trợ từ ngữ khí

    Thường là tiếng đệm, K0 có nghĩa, thường đi sau một từ hoặc ở cuối câu biểu thị sự định đốn thường thì K0 dịch
    鸛之鵒之.[5,134] Quán chi dục chi
    Chim quán chim dục
    古之: Thời xưa 人之視己如見其肺肝然
    Nhân chi thị kỷ như kiến kỳ phế can nhiên
    Người ta nhìn mình như thấy được gan phổi vậy

    2.4 chữ CHI 之 : Liên từ

    - Dùng để nối hai từ hoặc hai mệnh đề cùng loại, dịch là “và” 皇父之二子死焉.[7,41] Hoàng phụ chi nhị tử tử yên
    Hoàng phụ và hai người khác nữa chết ở đó
    - Dùng làm trạng ngữ tu sức cho hình dung từ, động từ hoặc phó từ phía sau nó
    故民無常處, 見利之聚, 無之去.[7,41] Cố dân vô thường xứ, kiến lợi chi tụ, vô chi khứ
    Cho nên dân K0 có chỗ ở nhất định, thấy có lợi thì tụ lại, K0 có lợi thì bỏ đi

    2.5 chữ CHI 之 Động từ

    Trong Hán cổ chữ CHI 之 thường giữ nhiều chức năng khác nhau như là đại từ, giới từ, trợ từ …
    nhưng ở đây chữ CHI 之 lại đống vai trò như một động từ
    晏子之魯[5,133] Án Tử chi Lỗ
    Án Tử đi sang nước lỗ
    君何之?[5,133] Quân hà chi
    Anh đi đâu?
    (Còn tiếp )
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    Nhân trích câu chuyện
    Chúng ta lan man 1 tỷ vê chuyện
    Cải cách cải tổ CẢI CHI & Bàn lĩnh LSVH...

    Câu chuyện cải cách mẫu tự chữ viết Latin chữ Việt& ông Ts Bùi Hiền.
    Trong chuyện cải cách mẫu tự chữ viết Latin chữ Việt, ông Ts Bùi Hiền.này có đề nghị sau:
    TR, CH đổi thành C
    Có 1 giai thoại sau đay qua 1 câu trả lời của Khổng tử
    TRI CHI VI TRI CHI BẤT TRI VI BẤT TRI THỊ TRI dã.
    Theo ông Ts Bùi Hiền. Sẽ trở thành
    CI CI VI CI CI BẤT CI VI BẤT CI THỊ CI dã.
    Muốn hiểu thì rất trục trặc
    Nhờ các Bác viết Theo ông Ts Bùi Hiền nhé.
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    Giai thoại này được trình bày theo dòng link sau:

    Bảy khúc biến tấu trên một chủ đề của Khổng phu tử

    http://ttvnol.com/threads/cac-van-de-tam-ly-ly-thuyet-va-ung-dung-phan-2.531073/page-3#post-12744879

    TG: Cố GS Cao Xuân Hạo
    Tiếng Việt, Văn Việt, Người Việt – Nxb Trẻ
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    Giai thoại trên đây có lẻ còn 1 Biến tấu thứ 8 nữa là:
    CHI CHI Vi TRI CHI, BẤT CHI Vi BẤT TRI, THỊ TRI DÃ.
    消费之 為 知消费 , 不 消费 為 不 知, 是 知 也.
    Nôm na dịch ra là:
    Chi cái chi, Biết là Chi, K0 Chi thì K0 Biết (BẤT TRI ). Đó là Biết vậy.

Chia sẻ trang này