1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 16/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Nếu Mỹ sợ thì FED đã không nâng lãi suất đồng USD, nó chỉ nâng khi đánh giá nền kinh tế vững chãi, nó nâng để thu hút đầu tư về nước Mỹ, lẽ dĩ nhiên từ trạng thái cân bằng, sau động thái đó thì tiền Mỹ sẽ đắt lên, nếu so với nhân dân tệ thì nhân dân tệ mất giá đi.

    Trump nó chỉ trích và áp dụng biện pháp tarriff TQ vì TQ ko tôn trọng luật chơi, điều hành tỷ giá hối đoái, ko cho thị trường điều tiết,

    với nước ko đạt quy chế nền kinh tế thị trường thì nó sẽ chơi kiểu riêng, thích là nó áp thuế ngay. Y như với VN

    ====
    WASHINGTON — The Federal Reserve raised interest rates on Wednesday and signaled that two ad***ional increases were on the way this year, as officials expressed confidence that the United States economy was strong enough for borrowing costs to rise without choking off economic growth.
    ....
    “The decision you see today is another sign that the U.S. economy is in great shape,” Mr. Powell said after the Fed’s two-day policy meeting.
  2. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    914
    Giải thích thế này cho gọn nhé.. sức mạnh của Mỹ là nhờ vào năng lực sản xuất của TQ và ngược lại, sức mạnh của TQ là nhờ năng lực bán hàng của Mỹ... Ukie nhé.
    Như trong một công ty, bộ phận bán hàng và sản xuất quyết tâm đánh nhau đến cùng là công ty đứt (công ty ở đây là kinh tế toàn cầu) và bản thân hai thằng cũng chết.
    Tuy nhiên đấy là nếu hai thằng có sức chịu đựng bằng nhau. Còn trong trường hợp này, thằng TQ giỏi chịu đói, chịu rét hơn Mỹ nhiều nên chơi trò lưỡng bại câu thương, kiểu gì Mỹ cũng tung cờ trắng hoặc làm hòa dưới gầm bàn giữ thể diện trước.
    Thế thôi cho gọn.. :D
    bloodheartvn thích bài này.
  3. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Anh có xem"năng lực sản xuất của Samsung" là "năng lực sản xuất của VN" không đấy ?
    convitbuoc thích bài này.
  4. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    914
    Bản chất là vừa có vừa không... Vì không có công nghệ Sam Sung + nhân công và địa lý VN thì chẳng có cái gì.. Thế nên thằng Bắc Ninh với Samsung không đánh nhau... :D
  5. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    ZTE chỉ là 1 trường hợp Mỹ dạy cho TQ biết cách thuần phục thú hoang như nào, một con thú hoang đã bị thuần phục thì ko cắn bừa được nữa, nó biết phải nghe lời mới được ăn

    Giết gà dọa khỉ, nói được làm được, thất cầm thất túng, ... Trump phải nói còn giỏi hơn Tôn Tử.

    Tập đang họp Trung ương khẩn rồi !!
  6. oplots

    oplots Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/02/2018
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    78
    SC19 tiền thân của HQ19 từng bắn hạ cả vệ tinh đang hoạt động trên độ cao >850km (Mỹ chưa bao giờ đạt được thành tích tương tự), SC19 dựa trên nền tảng DF21 nên dĩ nhiên tầm bắn của nó ko dưới 1000km, còn phát hiện mục tiêu thì hệ thống Bắc Đẩu của TQ đã bao quát toàn bộ Ấn Độ Dương lẫn Thái Bình Dương từ lâu rồi, hiện nay là toàn bộ thế giới

    2007 Chinese anti-satellite missile test

    [​IMG]
    [​IMG][​IMG][​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 19/07/2018
    convitbuoc thích bài này.
  7. oplots

    oplots Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/02/2018
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    78
    Bọn Châu Âu dìm hàng J20 cuối cùng phải nhái J20 và được lựa chọn để đối trọng với F35 cũng như là máy bay chung của liên minh EU =))

    [​IMG][​IMG]
  8. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    914
    Thực chất là TQ làm con này tốt nhưng nó là feature missile, kiểu như là con nổ tung trởi RIM-161 Standard Missile 3 của My, xét nó vào hệ thống phòng không quốc gia là hơi khó hiểu.. vì bản chất nó không tương đương như các hệ thống S500 hay PAC... vvv. Nó thuộc dòng tên lửa diệt vệ tinh riêng biệt.
    Chỉ có thằng SM3 bố nháo là mình chỉ ra trên diên đàn này gần 10 năm trước rồi là con đó G-Load kém. không thể bắn được máy bay nên không xét vào hệ thống phòng không nhưng bọn Mèo quảng cáo rầm rộ và bọn nhân viên đa cấp của nó mới hùa vào thôi.. :D.
    P/S Nga giờ cũng chém chả kém.. nó hò hét là s500 của nó diệt được vệ tinh nhưng dùng tên lửa riêng biệt.. bó chiếu.. :D
    Lần cập nhật cuối: 20/07/2018
  9. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    914
    Bản chất thằng F35 chỉ làm thằng BAE Harrier nâng cấp có thêm tính năng tàng hình và một số tính năng thời trang khác nữa thôi. Nếu xét một cách khách quan thì con này chỉ nên dùng cho Marine Hoa Kỳ, nhưng chẳng hiểu bọn chủ hãng này thân quen lobby thế nào mà tràn sang được cả thị trường của Navy với Airforce rồi cộng với xuất khẩu nữa.. :D
    Bon Navy với Airforce Hoa Kỳ chán con này bỏ mịa trong khi thì Navy chưa hình dung ra bọn này bảo vệ hạm đội kiểu gì - chưa nói đến tiến công. Airforce thì chỉ mong thêm có F22 chứ nhìn con này sầu phát khóc về các tính năng không chiến.. :D. Chi phí giờ bay con F35 này một lần xuất kích thì hơn lương thằng hạm trưởng cày cả năm.. :D. Thế nên giới quân nhân Mỹ thằng nào cũng chỉ mong con này chít mịa nó đi cho rồi.. Chỉ có bọn làm chính trị thì cố đấm ăn xôi thôi.. :D.
    Thằng Israel là thằng lãi lớn nhất trong vụ này., trong việc lấy tiền từ việc cùng lobby, đàu từ, nghiên cứu phát triền.. và nó cũng khôn nhất trong việc khai thác con F35. Gần như con này thiết kế để phục vụ mục tiêu riêng của Israel chứ không phải của Mỹ với các tính năng thiên về Marine hơn là Airforce... :D. Còn đối tác khác ngoài Mỹ ra thì kêu trời không thấu.. bị lừa như bị đa cấp xúi.. :D
    Còn nói bọn châu Âu rèn ra con khác.. :D.. hehe đợi đấy nhé.. Câu chuyện sẽ như con Future Euro Fighter ngày xưa thôi. Pháp đòi con chiến đấu được trên tàu sân bay. Đức bảo éo cần, còn thằng Anh lẳng lặng đi rèn riêng một con cho nữ hoàng nhà nó.. Cuối cùng ra được vài loại máy bay không con nào giống con nào và chẳng con nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng trên các mặt trận.. :D.
    Thế nên có khi các chương trình của Nga với Tàu có khi lại ngon nhất. Vì bọn Nga éo có cái kiểu lên sóng uốn éo kiểu Hollywood bán hàng mà Bố Tin bảo phải có mà không giống cái tao muốn thì cả nhà đi bụi... :D . Còn Tàu thì đừng để nó đem ban kiểm tra trung ương xuống "kiện toàn" lại đội ngũ cán bộ.. :D.
    Lần cập nhật cuối: 20/07/2018
    bloodheartvn, sourihieunch thích bài này.
  10. oplots

    oplots Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/02/2018
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    78
    Chuyên gia Mỹ bất ngờ bênh vực vũ khí Trung Quốc
    (Vũ khí) - Chính các chuyên gia Mỹ lại đang “bênh vực” cho vũ khí Trung Quốc khi cho rằng những lời chỉ trích là không công bằng.
    Người Mỹ lên tiếng “bênh vực”

    Theo đánh giá của giới phân tích phương Tây, ngành công nghiệp vũ khí của Trung Quốc đã có những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, hoạt động phân phối các mặt hàng vũ khí của Trung Quốc chưa đa đạng về địa lý.

    Trung Quốc chủ yếu bán vũ khí cho các đối tác truyền thống như Pakistan, Myanmar và Bangladesh - xuất khẩu vũ khí đến các nước này chiếm 63% trong tổng sản lượng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc trong 5 năm qua.

    Khu vực duy nhất gia tăng lượng mua vũ khí từ Trung Quốc là Mỹ Latinh, từ 0% vào đầu những năm 2000 lên tới 5% vào năm 2017, bao gồm các hợp đồng chuyển giao vũ khí đến Bolivia và Venezuela.

    Hoạt động xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc dù tăng mạnh nhưng lại có đặc điểm chung là nhằm vào các nước “nghèo” hoặc không thể tiếp cận với nguồn cung vũ khí của phương Tây.

    [​IMG]
    Xe tăng chiến đấu VT-4 của Trung Quốc được trưng bày tại một triển lãm vũ khí
    Theo đó, Trung Quốc vẫn là đối tác truyền thống bán vũ khí cho các nước mà phương Tây không bán vũ khí cho họ (như Iran), hoặc là các nước không có đủ tiền để mua các loại vũ khí đắt đỏ của phương Tây (như Zambia), hoặc là những nước thuộc cả hai đặc điểm trên (như Sudan và Venezuela).

    Những thị trường mua vũ khí chủ yếu của phương Tây như các nước vùng Vịnh hiện chủ yếu mua các sản phẩm UAV của Trung Quốc. Điều này xuất phát từ việc các nhà xuất khẩu phương Tây, nhất là Mỹ, từ chối bán các loại UAV của họ cho khu vực này.

    Tuy nhiên, chính các chuyên gia Mỹ lại đang “bênh vực” cho vũ khí Trung Quốc. Tờ The National Interest cho rằng những lời chỉ trích trên là không công bằng.

    Sự phụ thuộc vào một vài khách hàng cốt lõi tác động đến cả các nhà xuất khẩu kỳ cựu cũng như các nhà xuất khẩu mới.

    Ví dụ như Nga là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới nhưng 70% doanh thu là thu được từ 4 quốc gia - Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc và Algeria. Tương tự, 71% kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Anh chuyển tới Ấn Độ, Mỹ và Saudi Arabia.

    [​IMG]
    Mẫu UAV CH-5 do Trung Quốc sản xuất
    Trong khi đó, lập luận rằng vũ khí của Trung Quốc chỉ hấp dẫn đối với các nước nghèo nhờ giá thành rẻ có phần đúng nhưng cần sự kiểm chứng. Trung Quốc đã thành công trong việc đa dạng hóa nhóm khách hàng của họ và hiện xuất khẩu vũ khí tới 55 quốc gia trên thế giới, ở châu Á, Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latinh.

    Nhiều khách hàng của Trung Quốc là các nước đang phát triển. Ví dụ như, 2/3 các nước nằm ở châu Phi - lục địa nghèo nhất thế giới - mua hệ thống vũ khí từ Trung Quốc và hầu hết trong số đó là thiết bị quân sự cơ bản.

    Theo tạp chí Mỹ, vũ khí của Trung Quốc không còn là các “phế tích” từ thời Xô Viết. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang thay thế các hệ thống vũ khí nền tảng cũ thời Xô Viết bằng các mẫu tự sản xuất được cải tiến và hiện xuất khẩu các vũ khí được hiện đại hóa, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Type-99, máy bay chiến đấu J-10 và tàu ngầm lớp Yuan sang Thái Lan, Myanmar, Bangladesh và Pakistan.

    Trung Quốc cũng thích nghi, đổi mới và tiến hành tích hợp các hệ thống nhằm cải tiến công nghệ, ví dụ như các thiết bị bay không người lái (UAV) và các tên lửa hành trình chống hạm.

    Công nghệ được cải tiến cùng giá thành tương đối rẻ dẫn đến việc xuất khẩu vũ khí ngày một hiệu quả về mặt chi phí.

    Chiến lược dài hơi của Trung Quốc

    Nhằm đẩy mạnh lĩnh vực quốc phòng, Trung Quốc đã thành lập các cơ quan mới như Ủy ban Trung ương về Hội nhập Quân sự và Phát triển Dân sự và Ủy ban Chỉ đạo Nghiên cứu Khoa học nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển các loại vũ khí công nghệ cao.

    Năm 2017 và 2018, Cục Phát triển Trang bị thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã công bố hàng nghìn mẫu bản quyền quốc phòng không thuộc diện bí mật cho công chúng với mong muốn hỗ trợ cho các công ty tư nhân tham gia nền công nghiệp quốc phòng của nước này.
    Trung Quốc cũng tìm kiếm những công ty tư nhân để tham gia các dự án công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của PLA.

    Kết quả đầu tư vào Trung Quốc trên lĩnh vực AI trong năm 2017 cho thấy thực tế Trung Quốc đang vượt Mỹ, với 48% ngân quỹ dành cho lĩnh vực AI trên toàn thế giới được đầu tư vào các công ty khởi nghiệp của Trung Quốc, trong khi Mỹ chỉ chiếm 38%.

    [​IMG]
    Máy bay tàng hình J-20 do Trung Quốc sản xuất
    Các nỗ lực cải tổ của Trung Quốc đã có tác động. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang dẫn đầu trong phát triển và xuất khẩu UAV.

    Năm 2017, Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc và Tập đoàn Công nghệ và Khoa học Hàng không vũ trụ Trung Quốc đã hợp tác để sản xuất thương mại một mẫu máy bay không người lái với công nghệ Skywalker - công nghệ giúp các UAV bay theo đội hình.

    Năm 2018, Trung Quốc đã xuất khẩu các loại UAV chuyên chở hàng hóa và có thể lắp đặt vũ khí tới hơn 10 nước trên toàn thế giới.

    Hiện đại hóa nền công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc, đi liền với mục tiêu giá cả cạnh tranh, đã đưa Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu lớn và không phụ thuộc vào nhập khẩu vũ khí ở nước ngoài.

    Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, quy mô xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc tăng 275% trong giai đoạn 2000-2017, trong khi nhập khẩu vũ khí giảm xuống 56%.

    Trong 10 năm qua, Trung Quốc đã đóng góp 5,2% tổng thương mại vũ khí thế giới, sau Mỹ (32,4%), Nga (23,7%), Đức (6,6%) và Pháp (6,2%).

    [​IMG]
    Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự trong cuộc duyệt binh ở Nội Mông hồi năm ngoái nhân kỷ niệm 90 năm thành lập quân đội
    Trên thực tế, trong giai đoạn năm 2012-2016, xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc vượt Đức, Pháp và Anh, đưa Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 3 thế giới. Theo The National Interest, đây không phải hiện tượng ngắn ngủi mà là một xu hướng lâu dài.

    Theo tạp chí Mỹ, mô hình xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc được triển khai theo chiến lược được vạch ra một cách kỹ càng, dựa trên 3 nguyên tắc: thúc đẩy khả năng phòng vệ chính đáng của quốc gia tiếp nhận vũ khí; củng cố hòa bình, an ninh và ổn định của quốc gia đó và khu vực; và không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia đó.

    Điều này mở ra cơ hội cho các nước nghèo hơn được đa dạng hóa nguồn cung vũ khí, giành lại chủ quyền qua năng lực quân sự và giảm thiểu mức độ tổn thương chiến lược trước các lệnh cấm vận vũ khí.

    Vũ khí của Trung Quốc được chào bán một cách cạnh tranh. Giá thành của họ thấp hơn so với các mẫu hình của phương Tây. Ví dụ như các máy bay không người lái của Trung Quốc có giá bằng 10-20% phiên bản tương tự của Mỹ.

    Một nhân tố quan trọng nữa là việc Trung Quốc chịu trách nhiệm chuyển giao công nghệ, hỗ trợ các khách hàng bảo trì, sửa chữa và đại tu trong nước và thậm chí sản xuất linh kiện.

    Bên cạnh việc “bênh” vũ khí Trung Quốc, tạp chí Mỹ cũng có chung nhận định với giới phân tích phương Tây rằng chiến lược xuất khẩu vũ khí của Bắc Kinh là tìm kiếm ảnh hưởng địa chính trị và chiến lược dài hạn.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/chuyen-gia-my-bat-ngo-benh-vuc-vu-khi-trung-quoc-3362109/

    Chà chuyên gia Mỹ phán vậy khác nào vả mồm mấy con dog rồ Mỹ kkk
    convitbuoc thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này