1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Rồi sao, tóm lại là có trả lời được vì sao đứa con hoang F35 bị những cha đẻ ruồng bỏ ko ? F35 1 động cơ, chỉ dùng để ném bom, dogfight còn thua Mig 21 chính chuyên gia tây lông nói, rồ Mỹ sủa cái gì lắm thế, cứ đem F35 ra so với Su-35/57 làm gì, đó là những máy bay chiến đấu thực sự, Mỹ dìm Nga cũng chưa bao giờ đem mấy thứ đó ra so với F4

    Cuối cùng sau nhiều năm dìm hàng ngu J20, thì bọn NATO lại nhái khí động học J20, bọn rồ Mỹ mấy tuần này loay hoay chả biết trả lời sao nhìn cũng vui kkk

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 25/07/2018
  2. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    convitbuoc thích bài này.
  3. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Tướng Thổ hoan nghênh việc Mỹ dừng bàn giao F-35
    (Vũ khí) - Việc chuyển tiêm kích F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức bị Mỹ hoãn lại ít nhất 90 ngày - quyết định không khiến giới quân sự Ankara bất ngờ.
    Trang Daily Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ cho hay, việc chuyển giao tiêm kích F-35 đến nước này đã chính thức bị hoãn Quốc hội Mỹ hoãn lại ít nhất là 90 ngày. Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất cứ chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-35 nào được chuyển đến Ankara.

    Quyết định trên được Mỹ đưa ra nhằm ngăn chặn việc Thổ muốn mua tiêm kích Su-57 và hệ thống phòng không S-400 của Nga. Sự hợp tác ở mức độ rất cao giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ về trao đổi công nghệ và phần mềm quân sự đã được thảo luận trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-35.
    Đặc biệt là trong chương trình nghị sự của hai nhà lãnh đạo còn bao gồm việc cung cấp các máy bay chiến đấu của Sukhoi, cụ thể là Su-57 - một đối thủ cạnh tranh trực tiếp của F-35 - trong trường hợp Mỹ không bàn giao loại chiến đấu cơ này cho Thổ Nhĩ Kỳ đúng thời hạn hợp đồng.

    Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một thỏa thuận cho vay vào tháng 12/2017 để cung cấp hệ thống phòng không S-400 Triump cho Ankara. Thỏa thuận này đã gây ra những bất đồng lớn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ, khi Washington tin rằng vũ khí đó không tương thích với các phòng thủ của NATO.

    Sau đó, giới chức lãnh đạo và các nghị sĩ Mỹ đã đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Ankara theo "Đạo luật ngăn chặn những kẻ thù của Mỹ, thông qua các lệnh trừng phạt" (CAATSA). Luật này được áp dụng để trừng phạt những nước có quan hệ hợp tác kinh tế-quân sự với những "kẻ thù" của Mỹ như Nga, Iran, Triều Tiên…

    Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ (U.S. Senate Armed Services Committee) vừa tiết lộ chi tiết về phiên bản chính sách hàng năm của chính sách quốc phòng.

    Dự thảo này đặc biệt lưu ý rằng, việc cung cấp các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35A Lightning II của Mỹ cho Không quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị đình chỉ, để đáp trả việc quân đội nước này mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triump của Nga.

    Ngoài việc ngừng bàn giao máy bay, Mỹ cũng không được phép chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ về bất cứ chi tiết kỹ thuật nào của F-35. Như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không có hy vọng trở thành quốc gia đặt nhà máy sửa chữa nhỏ ban đầu và bảo dưỡng động cơ cho F-35.

    Dù chưa có phản ứng chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ về việc Mỹ tuyên bố dừng chuyển giao F-35 nhưng theo Thiếu tướng Không quân Thổ Nhĩ Kỳ, ông Beyazit Karatas, việc Mỹ dừng hoặc hủy bỏ thương vụ F-35 với nước này có thể lại là tín hiệu tốt.

    Vị tướng này cho biết: "Quyết định mua máy bay chiến đấu Mỹ sẽ khiến Không quân Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc 100% vào Mỹ và sẽ cản trở tiến trình sản xuất máy bay trong nước của chúng ta".

    Vị quan chức người Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhấn mạnh rằng "thỏa thuận đó sẽ củng cố sức mạnh của Mỹ trên thị trường khí tài quân sự quốc tế và khiến Thổ Nhĩ Kỳ không có được một lực lượng không quân riêng".

    "Có thể xét trên phương diện kinh tế việc có máy bay F-35 là điều tốt, song chúng ta nên nhớ rằng vào lúc này quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ không còn như trước nữa. Lúc này việc so sánh khả năng của F-35 và Su-57 không còn quan trọng nữa. Thổ Nhĩ Kỳ phải đưa ra quyết định của mình dựa trên lợi ích chiến lược của mình", Tướng Karatas nhấn mạnh.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tuong-tho-hoan-nghenh-viec-my-dung-ban-giao-f-35-3362505/
  4. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Israel đổ lỗi cho phi công khi F-35I lộ mật
    (Vũ khí) - Giới quân sự Israel đã đổ lỗi cho phi công khi để hành trình bay của chiếc F-35I lộ diện trên FlightRadar24 hôm 23/7.
    Thông tin về vụ lộ mật này được đăng tải trên trang The Aviationist cho biết, dữ liệu trên chuyên trang theo dõi máy bay FlightRadar24 hôm 23/7 cho thấy một tiêm kích tàng hình F-35I hoạt động trên không phận miền bắc Israel.

    Giới quân sự Israel đã đưa ra nhiều giả thuyết về việc chiếc F-35I này bị lộ dữ liệu hành trình bay, trong đó có thể có cả phần lỗi của viên phi công đã quên tắt bộ định vị của chiến đấu cơ tàng hình.

    [​IMG]
    Hành trình bay của F-35I lộ diện trên trang FlightRadar24.
    Số liệu trên trang FlightRadar24 cho thấy, chiếc tiêm kích F-35I sử dụng mã hiệu AF351F của Mỹ, cất cánh từ căn cứ không quân Nevatim, bay qua Dải Gaza rồi hướng ra biển.

    Chiếc F-35I này đã bay dọc bờ biển với tốc độ tối đa 1.175 km/h, trước khi quần đảo trên bầu trời khu vực Haifa, gần biên giới Israel - Lebanon. Toàn bộ hành trình bay này kéo dài trong khoảng một giờ và đã được FlightRadar24 nắm rõ.

    Ngay sau khi vụ việc được đăng tải công khai, cả giới chuyên gia lẫn giới quân sự Israel đều nêu ra hai giả thuyết. Một số nhà phân tích cho rằng đây là hành động cố ý của không quân Israel.

    Chiếc tiêm kích tàng hình này xuất hiện chỉ vài giờ trước khi Israel lần đầu khai hỏa hệ thống phòng không tầm trung David's Sling để đánh chặn tên lửa đạn đạo Tochka của Syria.

    Việc tiêm kích F-35I quần đảo gần không phận Lebanon dường như là đòn tâm lý nhằm vào các đối thủ của Israel tại Trung Đông như Syria và Iran.

    Nhưng không quân Israel từng công bố việc đưa F-35I vào vận hành thực tế, khẳng định nó từng tham gia một số nhiệm vụ chiến đấu. Điều này cho thấy Tel Aviv không cần tung đòn dằn mặt đối thủ bằng chiến đấu cơ thế hệ 5.

    Trong khi đó chuyên gia hàng không David Cenciotti cho rằng lỗi "đãng trí" quên tắt bộ thu phát tín hiệu định vị ADS-B của phi công là giả thuyết hợp lý hơn cả.

    Hệ thống ADS-B là thiết bị giúp trung tâm kiểm soát không lưu xác định vị trí và độ cao của máy bay, tuy nhiên phi công quân sự thường tắt thiết bị này để đảm bảo bí mật cho phi cơ.

    Nếu thông tin này được xác thực thì điều đó phần nào giúp xua tan nghi ngờ về tính hiệu quả của hệ thống chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, máy tính và tình báo (C4I) do Israel tự phát triển, với khả năng lấy dữ liệu từ các cảm biến trên máy bay.

    Từ đó, hệ thống C4I chuyển thông tin cho các khí tài khác, đặc biệt là các tiêm kích, thông qua đường truyền dữ liệu (data link) để giúp phát hiện, nhận dạng và tấn công các mục tiêu của đối phương.

    Công nghệ C4I đặc biệt cần thiết trong bối cảnh Israel gặp phải sự đe dọa lớn từ pháo phản lực. Chỉ riêng lực lượng dân quân Hezbollah bị Tel Aviv coi là khủng bố cũng sở hữu 150.000 quả đạn rocket, đủ để tấn công toàn bộ đất nước này.

    Điều đó đòi hỏi Israel nhanh chóng thu thập dữ liệu về địa điểm phóng, xử lý thông tin và đưa ra danh sách mục tiêu ưu tiên tiêu diệt. Quá trình này chỉ có thể tiến hành một cách hiệu quả với hệ thống C4I.

    Cùng với C4I, tiêm kích F-35I được trang bị vũ khí phần lớn là sản phẩm do Israel tự sản xuất. Máy bay có thể mang bom dẫn đường SPICE 1000 nội địa thay cho bom JDAM. SPICE là cụm thiết bị dẫn đường gắn ngoài bom tương tự JDAM, nhưng được trang bị cả hệ thống dẫn đường vệ tinh và đầu dò quang - điện tử.

    Những trang bị nội địa đỉnh cao khiến chiếc F-35I được đánh giá sở hữu sức mạnh và độ tin cậy còn nhỉnh hơn cả phiên bản F-35A trong Không quân Mỹ.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/israel-do-loi-cho-phi-cong-khi-f-35i-lo-mat-3362467/

    Này thì F35 vô hình, vô hình mà để cả công cụ dân sự kiểm soát bay miễn phí phát hiện, cả đường bay cụ thể thế kia =)) F35 ngoài mỗi ưu điểm vô hình quảng cáo giờ đã bị bóc vỏ
    --- Gộp bài viết: 26/07/2018, Bài cũ từ: 26/07/2018 ---
    Hồi 2016 Mỹ chém gió F35 ko cần kiểm soát ko lưu nào hết tức là ko cần bộ định vị ADS-B, bọn Israel giờ bịa đặt ngu để lấp liếm sự thật

    "Trong những ngày đầu của cuộc chiến, F-35 trở về căn cứ và phát hiện ra rằng đường băng đã bị hư hại nặng sau các đợt tấn công bằng tên lửa của đối phương. Những chiếc F-35 đó phải chuyển sang sân bay dân sự. Vào thời điểm này, F-22 và F-35 sẽ không cần tới nhân viên kiểm soát không lưu bởi hệ thống máy tính công nghệ cao sẽ dẫn đường cho chúng tới đường băng, ngay cả trong thời tiết xấu", Harrigian viết trong báo cáo.
    https://vnexpress.net/tin-tuc/the-g...ong-chien-tranh-tuong-lai-cua-my-3430613.html


    “During the initial days of the conflict, F-35s occasionally return to their bases - only to discover several are heavily damaged from enemy missile attacks,” Harrigian and Marosko write, in their warplay. Those F-35s must divert to civilian airfields. By this time, the F-22 and F-35 won’t need air traffic controllers as their high-tech computers will guide them to runways, even in bad weather.
    https://www.defenseone.com/threats/...icers-give-new-details-f-35-war-china/129562/


    FAA (cục hàng không liên bang Mỹ) yêu cầu, đưa ra dự thảo trang bị ADS-B cho máy bay quân sự chỉ được thực hiện nếu quốc hội thông qua và có hiệu lực từ năm 2020 chứ ko phải 2018. Ko hề có tin tức nào về việc F35 trang bị ADS-B trước năm 2018 cả

    As part of its modernization efforts, the FAA has issued a rule that requires all aircraft—military and civilian—operating within US national airspace to be equipped with Automatic Dependent Surveillance-Broadcast (ADS-B) Out transponders, which broadcast its position via satellite, by January 1, 2020.
    https://nationalinterest.org/blog/how-the-f-22-f-35-could-lose-their-stealth-thanks-the-24350


    Despite airspace users’ slow progress toward meeting the 2020 ADS-B Out equipage mandate, the FAA is already considering which mix of radars will be retained to serve as a backup to the new ATC surveillance paradigm. The agency plans to provide the backup through a layered system of transponder-based and primary radars, said a senior FAA executive.

    At the ATCA conference, Allan Storm, U.S. Air Force civil/military integration division deputy, explained that it is easier to fit the service’s 187 C-17 Globemaster III cargo jets for ADS-B Out than to equip fighters such as the F-35A, F-22 and F-16.

    “I’m not going to make the mandate, and I’m not going to be close,” Storm stated flatly. “But the good news is…we are working on a memorandum with the FAA on how we’re going to accommodate both the equipped and the non-equipped.”
    https://www.ainonline.com/aviation-...gh-airlines-slow-equip-faa-plans-future-ads-b
    Lần cập nhật cuối: 26/07/2018
  5. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    May quá nhiều nước cắt giảm chi tiêu bớt mua F-35, chứ nếu không số lượng F-35 sx có thể lên tới 4,000-5,000 cái
  6. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    F35 bị công cụ dân sự phát hiện, nhục quá bây ơi :)) đố thằng rồ Mỹ nào dám nổ F35 vô hình nữa, Su-30 cùi vậy mà còn chẳng bị công cụ dân sự tóm sống, bay tới Syri trước mũi NATO ko hay biết, F35 hết bị radar cổ WW2 tóm sống giờ đến phần mềm định vị máy bay dân sự cũng tóm sống

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 26/07/2018, Bài cũ từ: 26/07/2018 ---
    F35 ko có ADSB, cho tới 2020 còn ko chắc chắn trang bị, F35I bị phát hiện bởi nó ko vô hình như quảng cáo, radar mặt đất/đài kiểm soát ko lưu vẫn phát hiện tóm sống nó được, Flightradar24 sử dụng dữ liệu từ 1 hệ thống gọi tắt là MLAT (đa nguồn dữ liệu) tập hợp các đài kiểm soát ko lưu để phát hiện tóm sống đường bay của nó, F35I vừa rồi bị radar thứ cấp (radar cấp thấp) trong hệ thống kiểm soát ko lưu phát hiện, theo dõi đường bay chính xác ở tần số 1090 MHz

    Aircraft without ADS-B transponders do not broadcast their latitude/longitude, so FlightAware uses multilateration of 1090 MHz Mode S transponder signals to determine the aircraft's location by using time difference of arrival (TDOA) when an aircraft is detected across four or more receivers/ground stations.

    https://flightaware.com/adsb/mlat/

    Secondary surveillance radar ( SSR ) [1] is a radar system used in air traffic control (ATC), that not only detects and measures the position of aircraft, ie bearing and distance, but also requests ad***ional information from the aircraft itself such as its identity and altitude.

    This system, which became known in civil use as secondary surveillance radar (SSR), or in the USA as the air traffic control radar beacon system (ATCRBS), relies on a piece of equipment aboard the aircraft known as a " transponder ." The transponder is a radio receiver and transmitter pair which receives on 1030 MHz and transmits on 1090 MHz

    https://en.wikipedia.org/wiki/Secondary_surveillance_radar
    Lần cập nhật cuối: 26/07/2018
  7. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Bật TV lên là thấy F 35, cần gì radar nhể ?
    Có J 20 là thực sự KHÔNG KHÔNG THẤY, dù bật TV hay mua báo cũng ko thấy ở đâu cả

  8. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Nhục thật, bọn rồ Mỹ ko còn bài nào để trả nữa à :)) lần sau đừng đem vô hình ra nổ nữa nha :cool:
  9. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    băng tần L (L band) thường có tần số 1090 MHz, tức nằm trong phạm vi của tất cả các loại radar hiện hữu trên thế giới, đặc biệt radar của Nga, ko phải các band khác ko phát hiện được (S/X band), nhưng theo dõi hiệu quả nhất là L band, đã được chứng minh khi theo dõi chính xác vị trí, đường bay

    Aircraft surveillance
    The aircraft L-band ranges from 962–1213MHz. Aircraft can use Automatic dependent surveillance-broadcast (ADS-B) equipment at 1090 MHz to communicate position information to the ground as well as between them for traffic information and avoidance. The 1090 MHz frequency (paired with 1030 MHz) is also used by Mode S transponders, which ADS-B augments when operated at this frequency. The TCAS system also utilizes the 1030/1090MHz paired frequencies. ADS-B information can also be broadcast on the L band frequency of 978 MHz. DME and TACAN systems are also in this frequency band.

    https://en.wikipedia.org/wiki/L_band

    Thực tế thiết kế cánh bay mới là thiết kế tàng hình vd Ho 229, F117, B2, chúng phân tán sóng radar đi tứ tung, còn F22/35 chỉ giảm RCS tối đa nhất, ko hề tàng hình, khí động học F22/35 vẫn tương tự máy bay Gen 4

    [​IMG][​IMG]

    Bằng chứng dễ nhận ra là B2 có kích thước lớn hơn F35 nhưng RCS thấp hơn nhiều lần

    B2 có RCS = 0.0001m2

    The B-2 bomber has an RCS of 0.0001m2

    http://mil-embedded.com/guest-blogs/radar-cross-section-the-measure-of-stealth/

    F35 theo công bố của BQP Canada 1 trong những nước đồng chế tạo F35, RCS của nó giảm 95% so với máy bay Gen 4, tức là so với CF18 của Canada (báo báo trong dự thảo chuẩn bị mua F35 hồi những năm 2012)

    [​IMG]

    https://www.scribd.com/fullscreen/86823457
    Lần cập nhật cuối: 26/07/2018
  10. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    F-35 thay trái tim để thành tiêm kích thế hệ thứ 6?
    (Vũ khí) - Công ty Pratt& Whitney tuyên bố sẽ nâng cấp động cơ F135 dành cho máy bay tiêm kích F-35, sau khi nâng cấp F-35 sẽ tiệm cận thế hệ thứ 6.
    Công ty Pratt&Whitney đã thông báo về việc nâng cấp động cơ F135 dành cho máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm F-35.

    Đại diện công ty này tuyên bố rằng, việc trang bị động cơ mới này cho phép tăng cường khả năng cơ động và khả năng tàng hình của F-35.

    [​IMG]
    Máy bay tiêm kích lắm tài nhiều tật thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ.

    Dự án này được gọi là GO2 - là dự án nối tiếp dự án GO1 nhằm nâng cao khả năng chiến đấu cho lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, tờ báo Aviation Week cho biết.

    Nếu như dự án GO1 nhằm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu của động cơ 5% và tăng lực kéo của động cơ chính lên 10%, thì GO2 khả năng của chúng sẽ được tăng cường hơn nữa và sẽ tiến gần tới máy bay tiêm kích thế hệ thứ 6, các nhà thiết kế khẳng định.

    Nguyên mẫu loại động cơ này là F135 XTE68/ LF do công do Pratt&Whitney giới thiệu năm 2013, sau đó trong 5 năm tiếp theo họ đã nhận được thêm 1 tỷ USD để hoàn thiện chúng.

    Theo kế hoạch dự án GO2 sẽ được bắt đầu từ năm 2021. Đại diện công ty sản xuất động cơ máy bay quân sự và dân sự này khẳng định rằng, với công nghệ hiện tại của công ty Pratt&Whitney, loại động cơ mới tạo ra sẽ đáp ứng yêu cầu của máy bay tiêm kích thế hệ thứ 6.

    Theo Bromberg, nhà sản xuất F-35, công ty Lockheed Martin sẽ không thay đối trong cấu trúc cơ bản của máy bay. Nhưng nếu các dự án GO1/GO2 thành công, người Mỹ sẽ tiếp tục nâng cấp “máy bay vàng” thành máy bay tiêm kích thế hệ thứ 6.

    Thông tin này thực sự là một tín hiệu tích cực đối với dự án F-35. Thực tế dự án này của Mỹ bị chỉ trích liên tục. Đại diện quân đội Mỹ, trong đó có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Patrick Shanahan đã nhiều lần chỉ trích rằng, mặc dù tiêm F-35 gặp nhiều sự cố những thực tế từ năm 2014 máy bay tiêm kích này không có gì đổi mới.

    Thậm chí Không quân Hoa Kỳ đang xem xét việc hủy bỏ đơn đặt hàng 590 chiếc máy bay F-35, vì chiếc máy bay này quá đắt đỏ trong việc sử dụng và bảo quản, hơn nữa chúng được coi là một máy bay không an toàn. Tổng cộng, Không quân Hoa Kỳ đã chỉ ra 966 lỗi kỹ thuật và nhược điểm của F-35. Một con số khiến các chuyên gia hàng không đặc biệt lo ngại.

    Đối với những người ủng hộ Lockheed Martin họ tìm mọi cách biện minh cho dự án này. Ví dụ họ cho rằng, phát triển một tiêm kích thế hệ mới đòi hỏi phải trải qua nhiều cuộc thử nghiệm để hoàn thiện chúng.

    Thậm chí họ còn nói rằng, việc phát triển F-35 đang lặp lại quá trình phát triển máy bay thế hệ thứ 2 F-5 Freedom Fighter, mà sau này chúng đã trở thành cơ sở để phát triển máy bay thế hệ thứ 3 và thứ 4. Do đó việc phát triển F-35 sẽ có một tương lai hứa hẹn.

    Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng, nếu nâng cấp một máy bay chưa sẵn sàng chiến đấu ở thế hệ này thành một tiêm kích ở thế hệ sau thì khả năng chiến đấu của chúng sẽ khó có thể đạt được.

    Thay vì muốn tạo ra tiêm kích thế hệ thứ 6, người Mỹ nên tập trung hoàn thiện khả năng chiến đấu của tiêm kích thế hệ thứ 5.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/f-35-thay-trai-tim-de-thanh-tiem-kich-the-he-thu-6-3362582/

Chia sẻ trang này