1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    363
    Thuốc phiện đã nghiện lậm rồi mà mày bảo không gấp là sao ?, nhanh đi lão thớt ơi, vã quá ak ak
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    OK các bác...Vừa về tới Hà Lội...Mai bắt đầu cày...
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    LỜI GIỚI THIỆU…..



    Đó là một câu chuyện nói về sự kết thúc của một Đế chế.


    Bất cứ ai đã từng đọc cuốn sách của Hitler - Mein Kampf (Đời chiến đấu của tôi) - tất cả mọi cách thức thông qua đều xứng đáng được tặng thưởng huy chương, vì nó là một số trong những tác phẩm thuộc loại khoa trương nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, một bạn đọc bình thường sẽ rút ra một kết luận ban đầu không thể tránh khỏi : họ cho rằng việc thiết lập Đế chế Đức tại phương Đông là nguyên nhân chính khiến Hitler phải tiến hành cuộc chiến tranh vào năm 1939 trong những nỗ lực chinh phục những mảnh đất đầu tiên dành cho sự tồn tại của Đệ tam Đế chế. Hitler đã bắt đầutạo dựngĐế chế của ông từ năm 1936 đến năm 1941. Lúc đầu trong hòa bình, thì ông ta sát nhập các khu vực và quốc gia thông qua việc kết hợp gây áp lực và ngoại giao (ít ra hiểu theo thuật ngữ bóng bẩy của Nazis là như vậy). Ở một số nơi, chẳng hạn như tại Balkan và Hungary, ông đã hài lòng với việc chỉ thiết lập quyền lãnh đạo của Đức chứ không phải thông qua sự cai trị trực tiếp. Tuy nhiên, vào năm 1939, chính sách ngoại giao của Hitler bị thất bại buộc ông ta phải lao đầu vào cuộc chiến. Ba Lan được coi là sự sát nhập bạo lực đầu tiên của thời kỳ Đức Quốc xã. Năm 1940, ông ta tạm thời phải quay lưng về phương Đông, vì ông buộc phải đối phó với người Pháp và Anh.Tuy nhiên, sự gián đoạn này trong chính sách hướng về phương Đông của ông chỉ là trạm dừng chân ngắn ngủi; và năm sau đó, Hitler chuyển toàn bộ sự báo thù của mình về phía Đông. Ông ta đã chinh phục Nam Tư, bắt đầu xâm chiếm Liên Xô, và chiếm được phần lớn đất đai nước Nga bên phần châu Âu, cụ thể là các nước Ukraine, Belorussia (Bạch Nga), Latvia, Estonia, Lithuania và bán đảo Crimea. Hitler cũng đưa các nước Hungary, Slovakia, Rumania, và (với một phần ít ỏi hơn) của Bulgaria – được coi như các vệ tinh Đông Âu của ông ta – ngay tức thời nhảy vào cuộc chiến tranh. Tổng kết lại, ông ta đã làm chủ một vùng đất lớn gấp 20 lần kích thước của nước Đức trước năm 1933. Nhưng rồi, Hitler không thể giữ được kết quả như vậy.

    Cuốn sách này là câu chuyện về sự tan vỡ dần dần, bong ra từng mảnh của quân đội Đức tại phương Đông. Lục quân Đức luôn là lực lượng nòng cốt và quan trọng nhất cho nên sự tan rã của quân đội Đức cũng đồng nghĩa với sự sụp đổ của Đệ Tam Đế chế. Mặc dù về mặt lý thuyết là không thuộc quân lực Đức, nhưng lực lượng Waffen-SS đã chiến đấu dưới quyền chỉ huy của họ. Nên vấn đề này sẽ được xem xét riêng ở đây nhưng chỉ với một mức độ hạn chế.

    Đôi khi, các vấn đề lịch sử được xác định rõ ràng bởi các sự kiện; có xảy ra thường xuyên không, như thế nào, họ có dính dáng hay không ? Sự thất bại của Đức ở phương Đông là một trường hợp điển hình. Người ta có thể lập luận rằng những mầm mống đầu tiên của thất bại này được gieo trồng vào đầu những năm 1920, khi Hitler bắt đầu gia tăng quyền lực, và cuốn sách này nên bắt đầu đề cập vào thời điểm đó. Nhưng một số người khác có thể cho rằng nó nên được nhắc đến vào cuối năm 1942, khi Đế chế phương Đông của Hitler phình ra một cách tối đa. Một trong hai cách tiếp cận đều có thể là một trường hợp điển hình tiêu biểu. Tuy nhiên, cuốn sách này lại tập trung vào khoảng thời gian từ tháng 6 năm 1944 đến tháng 2 năm 1945, khi Quân đội Đức và lực lượng Waffen-SS ở phương Đông thực sự bị đánh bại bằng đòn chiến lược quyết định của người Nga.

    Theo ý kiến của tôi, sự thất bại tại Stalingrad, là một bước ngoặt của cuộc chiến và là một thất bại nghiêm trọng đối với người Đức, nhưng nó có thể được coi là quyết định chỉ khi ta nhìn nhận lại vấn đề. Ngay cả sau khi Stalingrad thất thủ, Quân đội Đức vẫn còn rất mạnh mẽ, và nó đã phục hồi ngay lập tức. Trong vòng hai tháng sau đó, Thống chế Erich von Manstein đã tung ra một đòn tấn công hiển hách , đập tan một số Tập đoàn quân Sô-viết , và chiếm lại Kharkov, thành phố lớn thứ tư thuộc Liên bang Sô-viết.

    Chưa đầy ba tháng sau, Hitler đã bắt đầu mở một cuộc tấn công ồ ạt tại vòng cung Kursk, tạo nên một trận chiến xe tăng vĩ đại nhất mọi thời đại. Vấn đề là, vào mùa xuân năm 1943, thất bại của Đức không phải là một sự kết thúc tất yếu. Tại thời điểm này, vẫn còn hiểu được rằng Đệ Tam Đế chế có thể che giấu sự bế tắc về quân sự với kẻ thù của mình và tiến hành một nền hòa bình trong thương lượng. Trên thực tế Stalin sẵn sàng một cuộc đàm phán dựa trên những lý lẽ như vậy. Nhưng từ giữa tháng Hai năm 1945, bất cứ người nào cũng không thể đưa ra một tuyên bố tương tự . Vào thời điểm Budapest thất thủ, ai cũng biết rõ Quân đội Đức sẽ bị đánh bại một cách hiển nhiên. Stalingrad thường được coi là thảm họa quân sự lớn nhất trong cuộc viễn chinh của người Đức tại phương Đông, nhưng điều này không đúng. Nó chỉ đứng ở vị trí thứ ba. Đệ tam Đế chế "chỉ" mất có 230.000 người khi Tập đoàn quân VI của Thống chế Paulus bị tiêu diệt hoàn toàn trong chiến dịch Stalingrad. Người Đức đã mất hơn 300.000 người trong trận chiến “Bạch Nga” vào tháng 6 và tháng 7 năm 1944, khi Cụm Tập đoàn quân Trung tâm bị người Nga nghiền nát. Tiếp sau đó, họ mất thêm khoảng 270.000 người trong chiến dịch Rumani vào tháng 8 và tháng 9 năm 1944, khi mà Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina của Tướng Friessner bị tiêu diệt. Thậm chí sau đó, họ đã thực hiện nỗ lực dũng cảm cuối cùng để cố gắng trở lại ở Hungary, nhưng đã bị thất bại. Hết sạch mọi hy vọng để bảo vệ Đế chế sau sự sụp đổ của Thủ đô Budapest. Mười tuần sau, tất cả đều đã kết thúc: Berlin sụp đổ, Hitler tự sát, và những gì còn lại thuộc Bộ Tư lệnh tối cao Đức chỉ quan tâm đến các chi tiết đầu hàng…..

    Holocaust (Thảm họa diệt chủng người Do thái) được cho là sự kiện khủng khiếp nhất của thế kỷ XX, và nó đã làm cho định nghĩa về mặt đạo đức của Đệ Tam Đế chế là chế độ độc ác nhất của thế kỷ này, nếu không phải là của mọi thời đại (mặc dù Đế chế Sô-viết của Thủ lĩnh Đỏ được coi là đứng ở vị trí thứ hai ??); tuy nhiên, các nhà sử gia viết về quân sự và sử gia viết về Holocaust là hai điều hoàn toàn khác biệt. Mục đích của cuốn sách này là để nghiên cứu sự nghiền nát lực lượng Wehrmacht về mặt quân sự cũng như tầm ảnh hưởng của sự kiện này tại Mặt trận miền Đông trong năm 1944....

    Do đó, thảm họa Holocaust sẽ được nhắc đến với một mức độ hạn chế, bởi vì nó chỉ có tác động nhất định tới những chiến dịch quân sự Đức tại phương Đông trong nửa cuối năm 1944. Mặc dù vậy, tôi không muốn bất kỳ độc giả nào kết luận nhầm rằng sự nhắc đến thảm họa Holocaust một cách ‘nhỏ giọt’ lại cho rằng tôi chỉ coi nó có tầm quan trọng một cách tối thiểu. Đúng là trên thực tế, hoàn toàn ngược lại – Holocaust thực sự là ‘tầm nhìn xa’ của Hitler dành cho Chính phủ của ông ta và trở thành một trong những đường lối chính thức mà Đệ tam Đế chế thực hiện. Do vậy, phần lớn thảm họa Holocaust nằm ngoài phạm vi của cuốn sách này, nhưng sẽ không hoàn toàn như vậy. Có một sự chồng chéo giữa lịch sử của thảm họa Holocaust với Wehrmacht. Điều này thực sự là một sự hiển nhiên, bởi vì nếu Đệ Tam Đế chế không bị đánh bại về mặt quân sự, thảm họa Holocaust sẽ không bao giờ có cơ kết thúc. Ngoài ra, câu hỏi về sự dính dáng của Quân đội Đức trong Holocaust (về mức độ tội lỗi của nó) là một vấn đề quan trọng, nhưng không phải được nêu ra trong cuốn sách này. Một số thành phần chính của Wehrmacht tại phương Đông đã dính sâu vào thảm họa Holocaust trong năm 1941. Quân đội chính qui Đức quốc xã thì ít tham gia vào năm 1944. Thực sự nó quá bận bịu với việc tránh khỏi bị sụp đổ.

    Nhân tiện đây, tôi cũng nói về đội quân SS, không bao giờ là một phần của lực lượng vũ trang Wehrmacht. Mặc dù các đơn vị SS vũ trang (Waffen-SS) nằm dưới sự kiểm soát hoạt động của bên quân đội, nhưng chúng không phải là một phần của họ . Ngay cả những Đơn vị chiến đấu SS cũng trực thuộc Tổ chức Đảng Quốc xã.

    Mặt khác, phong trào dân tộc Ukraina sẽ được xem xét chi tiết hơn thảm họa Holocaust. Trước tiên, xin hãy để tôi nói lý do tại sao. Không có cách nào giúp cho người Do thái đứng trong hàng ngũ chiến đấu cho Đức Quốc xã vào đầu những năm 1940. Nhưng điều này lại không đúng với người Ukraina. Nếu Hitler điều khiển được người Ukraina và một số sắc tộc thiểu số không phải là người Nga khác thì ông ta sẽ có được những đồng minh quan trọng. Thậm chí có thể hiểu rằng Hitler sẽ thắng cuộc chiến tranh tại phương Đông. Điều này làm cho phong trào Chủ nghĩa dân tộc Ucraina trở thành một nhân tố quân sự quan trọng trên Mặt trận miền Đông năm 1944. Trên thực tế, việc thành lập Sư đoàn Tình nguyện viên 14 của người Ukraina, dẫn đến một dấu hiệu quan trọng về “những gì có thể làm được” đã khiến cho Hitler buộc phải xử lý ‘đạo đức’ hơn với một số dân tộc thiểu số ‘thông minh’ trong Liên bang Sô-viết. Có thể ông ta, sau tất cả, sẽ sử dụng họ để dành chiến thắng trong cuộc chiến tranh trước mắt và sẽ quay lưng lại với họ thời gian sau. Nhưng tóm lại, một khi Hitler xử lý các dân tộc thiểu số một cách thông minh và hợp lý như vậy thì ông ta sẽ không phải là …Hitler….
    ............................
    Lời ND: Sau lời nói đầu này sẽ là một đoạn văn cảm ơn những người có công đóng góp vào cuốn sách “Đế chế vụn vỡ”…HUYTOP xin phép mọi người sẽ không dịch. Huytop đã phải lựa chọn rất nhiều cuốn mới tìm được cuốn này phù hợp với Topic của mình….Do chương mở đầu cuốn này trùng tên với phần cuối cùng của cuốn trước ( The Cannae of Army Group Center)….Sự hủy diệt Cụm Tập đoàn quân Trung tâm – nhưng trên một cách nhìn khác. Lúc đầu mình dự định không dịch chương này, nhưng khi đọc lại thấy có nhiều tình tiết mới mà Paul Carell không nêu ra (đặc biệt trong đó có chi tiết mà Vuanthai đã đề cập). Cho nên, Huytop quyết định vẫn dịch để cho mọi người thưởng thức. Cuốn sách Crumbling Empire sẽ nghiêng về quân sự hơn hai cuốn trước nên sẽ có nhiều phần giải thích theo kiểu (1-2-3). Phần tiêu đề nhỏ trong từng chương sẽ do mình tự đặt để phù hợp với Topic này….Chúc các bác vui vẻ…và xin 1 like để có hứng…Sorry vì để mọi người chờ đợi quá lâu ( thông cảm vì mình phải đi biểu diễn tại Trung quốc và Nhật bản…)
    ............................
    --- Gộp bài viết: 30/07/2018, Bài cũ từ: 30/07/2018 ---
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 30/07/2018
    maseo, malutki1981, tonkin20079 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    CHƯƠNG I - SỰ HỦY DIỆT CỤM TẬP ĐOÀN QUÂN TRUNG TÂM
    ( PHẦN TIẾP THEO )


    Bối cảnh lịch sử - Chân dung một vị Tướng Nazi – Trận Cannae của Stalin – “Pháo đài địa phương” – Tấn công – Tràn ngập – Sư đoàn Panzer 5 nhảy vào cuộc – Mức độ thảm họa…..


    Vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, lực lượng vũ trang Wehrmacht đã xâm chiếm Ba Lan, thổi bùng ngọn lửa Thế chiến II. Trái ngược với mọi cuộc chiến tranh thông thường khác, mục tiêu chiến tranh do Adolf Hitler đề xướng chưa bao giờ là chinh phục thế giới. Ông ta rất ngưỡng mộ Đế quốc Anh và cảm thấy nó phục vụ một mục đích rất hữu ích cho nhân loại, giữ cho những người dân ‘man di mọi rợ’ ở châu Phi, Ấn Độ, và những nơi khác trên địa cầu thuộc tầm kiểm soát của họ. Chắc chắn ông ta không muốn phá hủy điều đó; sớm nhất vào năm 1924, khi Hitler đặt ra chương trình hành động của mình với một sự thẳng thắn đáng kinh ngạc trong cuốn Mein Kampf (Đời chiến đấu của tôi), ông tuyên bố rằng ông không muốn tiến hành chiến tranh để trả thù Anh và Pháp về những điều đã xảy ra trong Thế chiến Thứ nhất. Điều người Đức cần nhất, vì thế ông ném ra hàng ngàn bài phát biểu, là Lebensraum — không gian sinh tồn. Điều này, ông chỉ ra, chỉ có thể đạt được ở phương Đông - chủ yếu thuộc Liên bang Sô-viết.

    Ba Lan là quốc gia đầu tiên ở phương Đông bị Đế chế Đại Đức (Greater German Reich) chiếm đóng và sát nhập. Quốc trưởng thật sự choáng váng khi nghe tin London và Paris tuyên chiến với ông ta vào ngày 3 tháng Chín năm 1939. Sau khi chinh phục được Ba Lan, ông ta cố gắng đàm phán hòa bình với phương Tây. Nhưng họ dứt khoát từ chối trước sự ngạc nhiên của nhà độc tài Đức Quốc xã. Qua đó, Hitler tự thấy bản thân mình đã mất uy tín với phương Tây – bởi vì ông ta đã nói dối quá nhiều. Hitler thừa biết ông ta khó có thể thành công trong việc xâm chiếm nước Nga một khi còn các nước bất bại Anh , Pháp còn nằm phía sau lưng mình. Hoàn toàn tin tưởng vào một Liên minh thuận lợi (Hiệp ước bất tương xâm) được ký vào năm 1939 với nhà độc tài Sô-viết Joseph Stalin, sẽ giữ được trong khoảng một năm, ông ta mở chiến dịch xâm lược nước Pháp vào ngày 10 tháng 5 năm 1940. Sáu tuần sau, trước sự kinh ngạc của thế giới, Hitler đã ném ra một nền hòa bình có điều kiện với chính phủ Pháp lúc đó.. .

    Sau khi nước Pháp đầu hàng, một lần nữa Hitler đã thực hiện một loạt các cuộc đàm phán hòa bình với nước Anh bất khả chiến bại, nhưng người Anh không hề chấp thuận. Sir Winston Churchill, người giữ chức Thủ tướng kể từ ngày 10 tháng Năm, đã luôn luôn coi Adolf Hitler như một người chống lại Chúa Kitô và là mối đe dọa lớn lao với nền văn minh phương Tây. Người Anh đã đứng lên chiến đấu và sống sót sau những vụ ném bom khủng bố cũng như sự phong tỏa bằng những chiếc tầu ngầm U-boat.

    Mặc dù người Anh không bị đánh bại, nhưng chắc chắn họ cũng bị suy yếu đi nhiều. Hitler, người bây giờ đã trở thành một con bạc lớn, dự đoán chính xác rằng nước Anh sẽ khó có thể hồi phục được trong một thời gian - có lẽ là trong nhiều năm. Ông quyết định giờ đây phải chinh phục được nước Nga vào năm 1941, trước khi người Anh có thể nhảy vào can thiệp. Vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, Hitler đã mở màn chiến dịch Barbarossa: chính thức xâm chiếm Liên bang Sô-viết. Đó là một sai lầm nghiêm trọng và là một trong những bước ngoặt của Thế chiến lần thứ II.

    Chỉ riêng đối với các nước châu Âu, Liên Xô đã vượt qua Wehrmacht theo tỷ lệ gần 2:1 về quân nhân, 5:1 về xe chiến đấu bọc thép (Armored Fighting Vehicles - AFV) và 5:1 về số lượng máy bay mặc dù quân đội Đức cũng như Luftwaffe đã vượt trội về sự chủ động và khả năng lãnh đạo. Tuy nhiên, người Nga đã làm thế giới sửng sốt về mức độ chịu đựng khó khăn và gian khổ đáng kinh ngạc của họ. Ngay cả sau khi bị thương vong mất mát hàng triệu người, Hồng quân đã buộc đoàn quân viễn chinh của Hitler dừng lại ngay trước cửa ngõ Moscow. Sau đó, cuộc đòn tấn công mùa đông của Stalin năm 1941-1942. Mặc dù nó không đạt được mục tiêu mà Thủ lĩnh Đỏ đề ra, nhưng nó vẫn làm cho Lục quân Đức gặp phải thất bại đầu tiên của họ, và đó là một thất bại rất nghiêm trọng.

    Tổn thất của người Đức vượt quá 30 % và cao hơn một cách tự nhiên trong các đơn vị chiến đấu. Thiệt hại có thể lên đến 50 % trong lực lượng Bộ binh cũng như các đơn vị cơ giới di động không phải là điều bất bình thường nữa. Chính vì họ mất mát rất nhiều những người lính thiện chiến cho nên Lục quân Đức đã mất đi quá nhiều sự ưu tú và tinh nhuệ của họ. Sau chiến dịch mùa đông 1941-1942, lực lượng Wehrmacht không bao giờ trở lại được như trước tháng 6 năm 1941 được nữa….

    Không hài lòng với các tướng lĩnh dưới quyền, Adolf Hitler - người đã hay can thiệp vào các vấn đề hoạt động quân sự từ năm 1938 - đã sa thải Thống chế Walter von Brauchitsch, Tổng tư lệnh Lục quân Đức và tự mình đứng vào chức vụ này. Giờ đây, Hitler bây giờ là Quốc trưởng, Thủ tướng của Đế chế, chỉ huy tối cao của Wehrmacht và còn giữ thêm chức Tổng tư lệnh Lục quân Đức. Ông ta ra mệnh lệnh cho các đơn vị quân đội thuộc mặt trận miền Đông phải thông qua vị Tổng tham mưu trưởng – người mà ông ta thay thế thường xuyên - nhiều hơn nữa…(*)

    ………………….

    (*). Từ ngày Hitler trở thành Thủ tướng (30/1/1933) và cho đến lúc ông ta tự sát (30/4/1945), Bộ Tổng tham mưu Đức trải qua 6 đời Tổng tham mưu trưởng: Tướng Bộ binh Wilhelm Adam (1930-33), Đại tướng Ludwig Beck (1933-38), Đại tướng Franz Haider (1938-42), Đại tướng Kurt Zeitzler (1942-44), Đại tướng Heinz Guderian (21/7/1944-45) và tướng Bộ binh Hans Krebs (1/4 đến 2/5/1945). Cả hai tướng Guderian and Krebs chỉ phục vụ với tư cách là người đứng đầu Bộ tham mưu…..(served as “acting” chiefs only).....từ này huytop có thể dịch chưa chuẩn....nhờ các bác giải nghĩa giúp hộ....
    tonkin2007, huymaya, meo-u4 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Năm 1941, người Đức đã tung ra các đòn tấn công tổng lực cả vào ba khu vực thuộc Mặt trận miền Đông - phía Bắc, Trung tâm và phía Nam. Nhưng năm 1942, họ chỉ có đủ sức mạnh để tấn công vào một khu vực. Cụm Tập đoàn quân Nam (sau đó được chia thành 2 Cụm Tập đoàn quân A và B) cố gắng hướng về phía sông Volga và khu vực Caucasus nhưng cuối cùng đã bị đánh bại. Tập đoàn quân VI bị rơi vào tình trạng hợp vây và bị tiêu diệt tại Stalingrad - cho đến nay vẫn được coi là một thảm họa quân sự lớn nhất trong lịch sử của Đệ tam Đế chế cho đến ngày nay. Mùa đông năm đó, Hồng quân một lần nữa lại tràn lên tấn công, họ chỉ bị kiểm soát bởi những chiến thuật xuất sắc của Thống chế Erich von Manstein. Một khoảnh khắc tạm lắng xuống tại mặt trận miền Đông, nhưng đằng sau phòng tuyến mặt trận là những hoạt động sôi nổi, và cả hai bên đều lao vào công việc chuẩn bị cho trận chiến tiếp theo.

    Sang năm 1943, quân Đức chỉ có thể khởi động một cuộc tấn công lớn ở trong một phần thuộc một khu vực. Hitler đã chọn hướng tấn công vào khu vực Kursk, mục đích loại bỏ một mấu lồi quan trọng của Hồng quân. Cuộc tấn công phát triển rất chậm chạp, đã vậy Stalin, người biết trước về nội tình, chấp nhận đối đầu với người Đức. Vào ngày 5 tháng Bảy năm 1943, Hitler đã ra lệnh tấn công. Đó là trận chiến xe tăng vĩ đại nhất trong lịch sử, và người Đức đã bị đánh bại. Bây giờ, mặc dù nhà độc tài phát xít đã từ chối chấp nhận thực tế, nhưng tất cả các con đường đều dẫn ngược trở lại về nước Đức Quốc xã…

    Khi lực lượng quân sự của ông gặp thất bại một cách ê chề, thì sự thù hận và hoài nghi về các tướng lĩnh quân đội của Hitler ngày càng tăng lên. Waffen SS (Tổ chức vũ trang SS) —một đội quân đặt dưới sự kiểm soát chiến thuật của Wehrmacht nhưng không phụ thuộc hoàn toàn vào nó —ngày càng được tăng thêm sức mạnh và gây ảnh hưởng trong cuộc chiến tranh. Hitler lắng nghe các tướng lĩnh quân sự dưới quyền ngày càng ít hơn, và trong chừng mực nào đó, vây quanh ông chỉ là những người luôn cúi đầu tuân lệnh.

    Được coi như là lãnh vực của riêng mình, viên chỉ huy cao cấp nhất thuộc Bộ Tư lệnh Tối cao Quân lực (OKW) ngày càng được tăng cường thêm quyền lực và có tiếng nói trọng lượng hơn trong các chiến dịch quân sự, với nòng cốt thuộc Bộ Tư lệnh Lục quân Đức (OKH) do các nhân viên tham mưu ưu tú xuất thân từ các vị quí tộc Phổ truyền thống, các tướng lĩnh có gốc gác từ vùng Bavarian cũng như quân đội. Rõ ràng Bộ Tư lệnh Tối cao Quân lực (OKW) luôn ủng hộ tuyệt đối cho Đảng Quốc xã Đức Nazi và được lãnh đạo bởi Thống chế Wilhelm Keitel, một kẻ ‘xu nịnh’ Quốc trưởng khét tiếng và được các tướng lĩnh quân đội cấp cao khác đặt tên khác là "Lackey – Thằng hầu nhỏ". Ngay cả Hitler cũng phải công khai nói rằng Keitel chỉ có “bộ óc của người tìm chỗ ngồi trong rạp xi-nê” nhưng vì lòng trung thành như chó săn của ông ta mà được giữ quyền lực cho đến tận giây phút cuối cùng. Người phụ trách tác chiến thuộc OKW – Đại tướng Alfred Jodi, tài năng hơn Keitel rất nhiều, thực sự chỉ là một kẻ bị Quốc trưởng ‘bỏ bùa mê’…

    Các vị trí ít quan trọng hơn thuộc OKW và Tổng hành dinh Quốc trưởng đã ngày càng được lấp đầy bởi những tướng lĩnh cùng có một sự tuân lệnh mù quáng như thế. Do đó, Hitler đã ngày càng ít kiềm chế trong hành động của mình. Thậm chí, ông ta đã sa thải Thống chế von Manstein, bộ não chiến lược vĩ đại nhất của nước Đức; Heinz Guderian, cha đẻ của chiến lược ‘đánh nhanh thắng nhanh Blitzkrieg’; và Erwin Rommel, "Cáo sa mạc" nổi tiếng, cũng như nhiều người khác. (Rommel và Guderian được triệu hồi lại vào năm 1943, Manstein không bao giờ được gọi lại nữa).

    Hitler đã tiên đoán đúng về một điều: người Anh sẽ mất nhiều năm để phục hồi lại sau những thất bại của mình vào năm 1940, nhưng tới năm 1944, họ đã chuẩn bị để nhảy vào cuộc chiến trên lục địa châu Âu. Hoa Kỳ, luôn bị Quốc trưởng đánh giá thấp về sức mạnh, cũng ở trong trạng thái sẵn sàng. Vào ngày 6 tháng Sáu năm 1944, quân Đồng Minh đã phóng ra cuộc xâm nhập ngày D-day vào châu Âu. Rommel đã có thể kìm hãm được nhưng không thể loại bỏ được quân Đồng minh. Cơ hội sống sót qua cuộc chiến tranh của Đệ tam Đế chế bây giờ không hoàn toàn vô vọng, nhưng họ đã ở mức nguy hiểm nhất.

    Trong lúc này, ở phương Đông tất cả các vùng Đông Âu và những vùng đất lớn thuộc lãnh thổ Sô-viết vẫn là một phần của Đệ tam Đế chế. Khi hè năm 1944 bắt đầu, mọi người đều biết rằng Stalin và Hồng quân sắp sửa tái thiết lại những vùng này. Để bảo vệ Đế chế của mình, Hitler đã chuyển sang đường lối "chính trị đúng đắn" được các tướng lĩnh phát xít và các Thống chế trên chiến trường như Georg Lindemann, Ferdinand Schoerner, và Walter Model ủng hộ nhiệt tình. Vị tướng cao cấp hàng đầu của Đức Quốc xã mà đội quân của Stalin sẽ đụng độ vào mùa hè năm đó, tuy nhiên lại được xem ra có ít khả năng nhất trong tất cả bọn họ: Ernst Busch.

    Stalingrad thường được coi là thảm họa quân sự lớn nhất với quân đội của Hitler nhưng sự thực không phải như vậy. Tập đoàn quân VI dưới quyền chỉ huy của Thống chế Paulus “chỉ” mất có 230.000 quân tại Stalingrad; Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của Ernst Busch đã mất hơn 300.000 người trên chiến trường Vitebsk-Minsk, nơi mà Paul Carell đã ví von rằng "Trận Cannae của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm”. Đó hoàn toàn không phải là câu chuyện làm hứng khởi về tinh thần gì cả….

    .............................
  6. tonkin2007

    tonkin2007 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2014
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    611
    Hay quá lại có cái để hóng rồi.
    Cám ơn @huytop
  7. vuanthai

    vuanthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    68
    Huytop đâu rồi? Hóng mãi,
    Trong cuốn tiếp này có đoạn nào nói về trận đấu tăng tại làng Lisów ở Balan ngày 13/1/1945 thì dịch chi tiết vào nhé. Đó là cái làng có thật và là cảm hứng trong phim "White Tirger-2012" (Xe tăng hổ trắng sản xuất năm 2012) nơi con T34/85 bắn cháy Tirger 1 . Thực sự thì T34/85 bắn cháy Tirger 2 và là biểu tượng white tiger.

    Trong cái phim đó có lẽ đạo diễn đã nhầm xe tăng Tirger 1 với xe tăng Tirger 2; Tirger 2 có tên là Königstiger - hổ Bengal có màu nâu-cam với các sọc đen, mặc dù đôi khi có dị biến để sinh ra các cá thể HỔ TRẮNG (trong phim, xe tăng đó là dị biến).
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Bạn vuanthai: bối cảnh phim "Cọp Trắng" không liên quan tới thực tế nào hết bạn ơi. Đây là tiểu thuyết của nhà văn-tuyên truyền gia Xô viết gốc Do Thái Ilya Erenburg, với mục đích cảnh báo nhân loại về hiểm họa phát xít luôn như bóng ma trắng, khó bị tiêu diệt, sức mạnh vô cùng và cần phải chung sức để đánh bại.
  9. vuanthai

    vuanthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    68
    Đăng Ngọc à, vẫn biết là phim nội dung lớn là thế nhưng các chi tiết phim đều phải lấy từ các cảm hứng dựa theo kể lại hoặc sự thật nào đó rồi thay đổi cho nó có tính nghệ thuật. Mình chắc là tác giả đã được ai đó kể về trận đánh ở cái làng này và tại đây một trong những biểu tương sức mạnh thiết giáp của "Đế chế 3" đã bị hạ bệ một cách thảm hại. Chứ không thì tác giả sẽ chọn 1 cái thành phốhoặc 1 căn cứ phòng thủ cho nó hoành tráng.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Đây ! Dạo này bận thi đấu trong Cơ quan quá...Về mệt phờ người.......

Chia sẻ trang này