1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Ilya Erenburg cũng là phóng viên chiến tranh nên việc ông lấy bối cảnh trận đó cũng không sai.
  2. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Trong game WoT thì T34 bắng Tiger II thì như muỗi chích Inox mà thôi :)
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Chân dung một vị tướng Nazi : Ernst Busch sinh ngày 6 tháng 7 năm 1885, tại Essen-Steele, thuộc quận Ruhr vốn là một vùng công nghiệp nằm ở phía tây nước Đức. Ông đã quyết định sớm trong cuộc đời để trở thành một sĩ quan quân đội chuyên nghiệp, làm việc cần mẫn trong sự nghiệp đã được lựa chọn của mình. Ông đã tốt nghiệp Học viện quân sự Gross-Lichterfelde (Tựa như trường West Point của Đế quốc Phổ) vào năm 1904. Sau đó, ông ta gia nhập vào đội ngũ của Trung đoàn Bộ binh West-phalia 13 tại Muenster với tư cách là một Sĩ quan Học viên. Ông được bổ nhiệm làm Thiếu úy thuộc Trung đoàn Bộ binh lần thứ 57 trong năm 1908, và năm 1913 ông được thăng chức trung úy và được tiếp tục đào tạo thêm tại Học viện Chiến tranh Kassel.

    Gần như trong toàn bộ Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Busch đã chiến đấu với tư cách là người chỉ huy bộ binh tại Mặt trận phía Tây. Ông được bổ nhiệm làm chỉ huy đại đội khi chiến sự bùng nổ và được thăng cấp Đại úy vào năm 1915. Tiếp ngay sau đó, ông ta được lệnh giữ chức chỉ huy một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn Bộ binh 56. Busch đã trải qua các trận chiến ác liệt tạiReims và Namur, trong khu vực Artois và Flanders, tại La Basse, Arras, Verdun, cũng như vùng Champagne vào năm 1918. Ông được trao , ông được trao Huân chương cao quý nhất dành cho lòng can đảm đặc biệt của mình – Huân chương Thập tự xanh hoặc gọi cách khác là Huân chương Quân công (Pour le Merite – Blue Max).

    Năm 1919-1920, theo các điều khoản thuộc Hiệp ước Versailles, để kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, các lực lượng vũ trang Đức (thường được gọi là Reichswehr trong thời kỳ 1919-1935) đã giảm xuống còn 115.000 người. Trong số này, 100.000 người được giao cho quân đội (Reichsheer). Phần còn lại thuộc lực lượng hải quân (Reichsmarine). Đức không được phép phát triển lực lượng không quân (Luftwaffe) theo các điều khoản đã ký của hiệp ước này.

    Ernst Busch được chọn để giữ lại để phục vụ trong đạo quân 100.000 người đó. Ông ta trở thành một sĩ quan tham mưu và nắm nhiều chức vụ chỉ huy trong thời kỳ Cộng hòa Weimar (1919-1933). Lúc này, ông ta mang lon Thiếu tá, là một sĩ quan thanh tra của một đơn vị vận tải trong quân đội Đức vào năm 1925, và vào những năm 1930, trong khi giữ chức chỉ huy một Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn Bộ binh số 9, ông được thăng chức Trung tá. Hai năm sau, Busch tiếp tục được thăng chức Đại tá và nắm chức vụ chỉ huy Trung Đoàn Bộ binh số 9 đặt trụ sở tại Potsdam.

    Ernst Busch trở thành một người “ủng hộ hoàn toàn triệt để” đảng Nazi, là người luôn luôn theo sau Hitler với sự vâng lời mù quáng. Vốn dĩ là người đàn ông tàn bạo, ông ta thường nói rằng ông rất thích ngồi trên vị trí của Tòa án Nhân dân, một loại Tòa án thường xuyên ném ra án tử hình. "Có câu chuyện sau đây có thể đưa ra một sự đánh giá về tính cách tàn bạo trong con người Busch" - Trung úy Fabian von Schlabendorff, vốn xuất thân là một sĩ quan tham mưu dưới quyền Busch trong năm 1944, giờ đây là một luật sư trong cuộc sống hiện tại, đã nhớ lại: Ông ta nói với chúng tôi rằng trong ngày ông ta là thành viên của Tòa án nhân dân thuộc Đảng Nazi, và không hiểu biết nhiều về luật pháp, ngay từ đầu, Busch đã quyết định tuyên án tử hình cho tất cả những người đã bị dẫn giải ra trước Tòa án. Ông ta rất kiên trì đối với ý định này, ngay cả khi các thẩm phấn đưa ra những ý kiến khác với mình. Trong quá trình trò chuyện, chúng tôi đã thảo luận một mệnh lệnh đáng kinh ngạc từ Hitler đưa ra tất cả những người lính nhảy dù của Anh và Mỹ, dù mặc đồng phục hay dân sự đều bị xử bắn. Busch đã không ngần ngại thể hiện sự chấp thuận mù quáng của mình về mệnh lệnh này. Mặc dù chỉ là một sĩ quan cấp thấp, tôi phản đối mạnh mẽ với hành động của ông ta. Không hề xao xuyến, Busch thừa nhận rằng mệnh lệnh của Quốc trưởng vi phạm luật pháp quốc tế, và ông ta còn nói thêm rằng, trên thực tế, các biện pháp phòng ngừa đã được thực hiện : mệnh lệnh chỉ truyền đi bằng lời nói, hủy ngay lập tức các văn bản có thể làm bằng chứng ngay sau khi vừa được gửi đến đi cho Cụm Tập đoàn quân.

    Đường công danh trong thời bình của Busch hoàn toàn không có gì nổi bật cho đến khi Hitler nắm quyền lực vào năm 1933, sau đó được đặc trưng bởi sự thăng tiến nhanh chóng vượt bậc. Ông được mang quân hàm Trung tá, ở vị trí số 176 trong bản liệt kê danh sách của quân đội Đức vào năm 1932. Tuy nhiên, ông được thăng chức Đại tá ngay sau khi Hitler trỗi dậy, và năm 1935, ông trở thành Thiếu tướng chỉ huy Sư Đoàn Bộ binh 23 đóng tại Pots-dam. Ông được thăng lên Trung tướng vào năm 1937 và là một người ủng hộ tuyệt đối cho Hitler trong cuộc khủng hoảng Blomberg-Fritsch vào đầu năm 1938, khi Quốc trưởng lật đổ cả Bộ trưởng chiến tranh (Blomberg) và Tổng tư lệnh quân đội (von Fritsch), bất chấp sự phản đối của nhiều tướng lĩnh quân đội. Phần thưởng đã nhanh chóng đến với ông ta.

    Vào ngày 2 tháng 2 năm 1938, ở thời điểm tương đối sớm so với lứa tuổi 53, ông nhận được một cuộc thăng tiến nhanh chóng dành cho một tướng bộ binh và cuối tháng này, Bush đã thay thế Tướng Ewald von Kleist – là người đã từng tham gia lực lượng chống phát xít (anti-Nazi) làm chỉ huy Quân khu (Wehrkreis) VIII, tức là vùng đất Silesia và sau này gọi là Sudetenland. Vào mùa thu năm 1938, ông mù quáng ủng hộ kế hoạch của Hitler nhằm xâm chiếm Tiệp Khắc, bất chấp những rủi ro liên quan và sự phản đối đến từ hàng chục sĩ quan chỉ huy cao cấp và giàu kinh nghiệm. Trong cuộc xâm lăng Ba Lan, Quân đoàn VIII của Busch nằm ở sườn trái thuộc Cụm Tập đoàn quân Nam. Ông đã chiếm thành phố Krakow, tiến dọc theo sông Vistula, và kết thúc chiến dịch ở gần Lvov.

    Ernst Busch thay thế Georg von Kuechler làm Tư lệnh Tập đoàn quân XVI (trước đây là Tập đoàn quân III) trong Chiến dịch xâm lăng nước Pháp. Ông ta không hiểu nhiều về chiến thuật của xe tăng và không tin tưởng lắm đòn tấn công do tướng Heinz Guderian chỉ huy sẽ vượt qua phòng tuyến sông Meuse, vươn tới bờ biển Manche. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Busch trong giai đoạn đầu tiên chiến dịch là bảo vệ sườn trái cho Guderian. Giai đoạn tiếp theo của chiến dịch, ông chỉ huy mười ba sư đoàn bộ binh cùng với lực lượng xe tăng ở phía nam xộc thẳng vào bên trong nước Pháp. Sau khi người Pháp đầu hàng, ông được phong quân hàm Đại tướng vào ngày 19 tháng Bảy năm 1940….
    --- Gộp bài viết: 28/09/2018, Bài cũ từ: 28/09/2018 ---
    [​IMG]
    ẢNH : TƯỚNG ERNST BUSCH...TƯ LỆNH CỤM TẬP ĐOÀN QUÂN TRUNG TÂM (ĐỨC) TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VITEBSK-MINSK 1944.......
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tập đoàn quân XVI của Busch vẫn ở nước Pháp cho đến mùa xuân năm 1941, và sau đó được điều chuyển đến Ba Lan, với nhiệm vụ bảo vệ sườn nam của Cụm Tập đoàn quân Bắc (Đức) trong suốt chiến dịch Barbarossa. Nhiệm vụ chính của Busch là yểm trợ cánh phải cho Tập đoàn quân XVIII trên con đường tiến về Leningrad và duy trì liên lạc với Cụm Tập đoàn quân Trung tâm ở bên phải (Phía nam) của mình. Ngày 27 tháng Sáu năm 1941, Tập đoàn quân XVI có trong biên chế là 7 sư đoàn — một lần nữa, tất cả đều là các sư đoàn bộ binh. Gần cuối năm 1941, Tập đoàn quân được tăng cường thêm quân tiếp viện. Lực lượng quân của Busch xâm nhập sâu vào tuyến phòng thủ của Hồng quân và tiến tới Staraya Russa, trong đó ba sư đoàn thuộc Quân Đoàn X (nằm trong biên chế Tập đoàn quân XVI) từ tuần thứ hai của tháng Tám năm 1941 đã bắt đầu giao chiến hết sức ác liệt với người Nga trên các con đường phố chính thuộc Staraya Russa. Vào giữa tháng Tám, Quân đoàn X bị phản công bởi Tập đoàn quân XXXIV Sô-viết (bao gồm 8 Sư đoàn bộ binh, 1 Quân đoàn kỵ binh và 1 Quân đoàn Cơ giới). Quân đoàn Panzer LVI (56) của Tướng Erich von Manstein buộc phải chuyển hướng từ Leningrad để vãn hồi tình hình. Vị tướng hiển hách von Manstein mô tả tình hình chiến sự xung quanh Staraya Russa thuộc loại ‘chết tiệt’. Nhưng ông ta vẫn chỉ huy và đảo ngược lại tình thế, hợp vây được Tập đoàn quân XXXIV (34) Sô-viết và cuối cùng đánh bật được người Nga trong ngày 23 tháng Tám năm 1941.

    Ernst Busch phải đối mặt với cuộc tấn công của người Nga trong mùa đông năm 1941-1942 với các Quân đoàn II, X, XXXVIII, Panzer XXXIX bao gồm 9 Sư đoàn Bộ binh, 1 Sư đoàn Mô-tô Cơ giới, 1 Sư đoàn Mô-tô Cơ giới SS khác trên phòng tuyến và chỉ có một Sư đoàn Mô-tô Cơ giới 18 làm lực lượng dự trữ. Ngày 9 tháng Giêng năm 1942, dưới nhiệt độ âm 60 độ F (51 độ âm), Tập đoàn quân của ông đã bị các Tập đoàn quân Sô-viết LII, XI, XXXIV, Xung kích III và IV tấn công dữ dội. Busch đã thông báo lên cấp trên của mình rằng ông ta không còn lực lượng dự trữ; và ông ta phải giữ vững những khu vực nào, ở đâu theo như mệnh lệnh của Quốc trưởng đã ban hành vài ngày trước đó. Tình hình bắt đầu nguy ngập hơn đối với người Đức khi Quân đoàn II dưới quyền chỉ huy của tướng Bộ binh ‘bá tước’ Walter von Brockdorff-Ahlefeldt bị hợp vây gần Demyansk vào ngày 8 tháng Hai, với hơn 100.000 người.

    Tại cánh phía nam thuộc Tập đoàn quân XVI (Đức), từ ngày 28 tháng Giêng năm 1942, Trung tướng Theodor Scherer đã bị Hồng quân bao vây tại Kholm cùng với Sở chỉ huy thuộc Sư đoàn Cảnh vệ 281 và thêm khoảng 5.500 lính Đức tới từ các đơn vị khác nhau. Tại đây, trong cuộc phòng thủ oai hùng, những người lính Đức thuộc Sư đoàn 290 Bộ binh của Trung tướng Theodor von Wrede đã cầm chân được phần lớn binh lực thuộc Tập đoàn quân XXXIV Sô-viết ở phía nam vùng hồ Ilmen trong nhiều tuần nhưng gần như bị xóa sổ trong quá trình phòng ngự. Ernst Busch đã cứu được thành phố Staraya Russa quan trọng và là cơ sở tiếp vận chỉ bằng cách cam kết tung lực lượng dự trữ cuối cùng của mình (Sư đoàn Mô-tô Cơ giới 18 dưới quyền của Đại tá Werner von Erd-mannsdorff), mặc dù phải trải qua những trận chiến giáp lá cà khốc liệt trên đường phố, tại các nhà kho cung cấp chính thuộc Tập đoàn quân XVI (Đức). Mối liên hệ với cánh trái thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đã hoàn toàn bị mất trắng trong công cuộc phòng thủ này. Đại tướng von Kuechler, Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Bắc (mới được bổ nhiệm) đã tỏ ra rất không hài lòng với phong cách lãnh đạo của Busch bởi vì ông cho rằng Busch đã dám vượt mặt ông để xin OKH (Bộ Tư lệnh Lục quân) cho phép thoát vây. Tuy nhiên sự cho phép này vẫn chưa diễn ra. May mắn thay cho người Đức, lực lượng tấn công chính của Hồng quân lại quay về phía nam, nhắm vào hậu phương của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm, hướng tới Vitebsk và Smolensk. Người Nga đã bị chặn đứng ngay trước các mục tiêu cần chinh phục của họ bởi Tập đoàn quân IX do tướng Walter Model chỉ huy.

    Khi Hồng quân thay vì tự thỏa mãn với những mục tiêu ít tham vọng hơn, đã bị vắt kiệt sức bằng cách phải tấn công trên một mặt trận rộng lớn và cố gắng tiêu diệt tất cả 3 Cụm Tập đoàn quân lớn của Đức, Hitler và Kuechler đã ra sức củng cố Tập đoàn quân XVI (Đức). Mùa hè năm 1942, Ernst Busch đã có thể giải cứu Cụm quân Scherer tại Kholm và tái lập mối liên lạc trên mặt đất với Quân Đoàn II gần khu vực Demyansk. Tuy nhiên, Quân Đoàn II không thể tự do lấy lại sự cơ động chiến đấu của mình cho đến tháng Ba năm 1943 thì người Đức buộc phải triệt thoái ra khỏi Demyansk và Hồng quân đã giải phóng thành phố.

    Từ mùa xuân năm 1942 cho đến tận năm 1944, quân đội Liên Xô trong khu vực phía Bắc tập trung tác chiến vào Tập đoàn quân XVIII (Đức), nhằm phá vây cho thành phố Leningrad. Tướng Busch chỉ phải đối mặt với các cuộc tấn công thứ cấp hơn của Hồng quân và không phải gánh lấy bất kỳ một thất bại nghiêm trọng nào. Ông ta cũng không được ghi nhận bất kỳ một chiến thắng lớn nào. Tuy nhiên, vào ngày 1 tháng Hai năm 1943, tướng Ernst Busch đã được vinh thăng lên chức Thống chế, bất chấp thành tích khá tầm thường của mình. Ông đã đạt sự tiến bộ cao nhất trên con đường công danh với nền tảng là ủng hộ một cách tuyệt đối Chủ nghĩa phát-xít, và đó là sự thiên vị của Hitler dành cho ông, hơn bất kỳ sự thể hiện khác biệt nào trong sự nghiệp quân sự của ông ta.

    Vào ngày 28 tháng Mười năm 1943, Thống chế Guen-ther von Kluge bị thương nặng trong một tai nạn ô tô. Và ngay ngày hôm sau Hitler chỉ định Thống chế Ernst Busch lên thay thế von Kluge làm Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Ông ta đã được thăng chức vượt ngoài khả năng quân sự của mình. Như chúng ta sẽ thấy, kết quả sẽ là một thảm họa thực sự. Hitler coi Busch là một người tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa phát-xít và là một vị tướng biết vâng lời (yes-man); hay nói theo cách khác – Busch – thừa biết rằng, ông ta chưa thực sự chứng minh mình là một nhà chỉ huy quân sự tài năng, vì vậy ông có xu hướng dựa vào các phán đoán của Hitler, ngay cả trong các vấn đề chiến lược, chiến thuật. Một mệnh lệnh từ Quốc trưởng mà dành cho Busch, tương tự như là một cái gì đó chỉ có việc tuân theo mà không hề có lấy một câu hỏi hoặc suy nghĩ nhằm thoát ra so với tình hình thực tế. Với thái độ này, ông ta đã bị liệt vào một chỉ huy Cụm tập đoàn quân không đủ năng lực, và thực tế sẽ chứng minh Ernst Busch sẽ không đủ sức vượt qua cái bóng nghi ngờ mà mọi người suy nghĩ về mình từ trước năm 1944…
    MD_2015, ngthi96, bloodheartvn2 người khác thích bài này.
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Búch nhìn hao hao Zhukov nhể anh
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Giống thật...Anh phải lấy bản gốc so đi so lại vì sợ nhầm......
    danngoc thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trận “Cannae” hủy diệt Cụm Tập đoàn quân Trung tâm: Từ bắc xuống nam, Cụm Tập đoàn quân Trung tâm bao gồm: Tập đoàn quân Panzer III – Tư lệnh là Đại tướng Georg-Hans Reinhardt (*) (Thành phần gồm 5 Sư đoàn Bộ binh và 4 Sư đoàn dã chiến Luftwaffe); Tập đoàn quân IV – Tư lệnh là Đại tướng Gotthard Heinrici (Thành phần gồm 18 Sư đoàn Bộ binh - 4 Sư đoàn dã chiến Luft-waffe kết hợp cùng với 2 Sư đoàn Panzer 18 & 25) ; Tập đoàn quân IX dưới quyền Tướng bộ binh Hans Jordan (**) (Thành phần gồm 14 Sư đoàn bộ binh và một phần thuộc Sư đoàn vệ binh Panzer); Cuối cùng có thể kể đến Tập đoàn quân II do Đại tướng Walter Weiss chỉ huy (Thành phần gồm 11 Sư đoàn bộ binh – 4 Sư đoàn Panzer cùng với 1 Sư đoàn cảnh vệ)….Ngoài ra, Ernst Busch còn có trong tay 6 Sư đoàn bộ binh Hungaria, 3 Sư đoàn Đức, 1 Sư đoàn cảnh vệ Slovak và 2 Sư đoàn dã chiến đang trong thời kỳ huấn luyện. Tổng cộng Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (Đức) có tới 76 Sư đoàn.

    Tuy nhiên, con số này là rất sai lầm. Các Sư đoàn dã chiến của Hungari và Luftwaffe thực ra là vô dụng, thêm vào đó, các Sư đoàn cảnh vệ và đang trong thời kỳ huấn luyện không được trang bị đầy đủ cho nhiệm vụ chiến đấu trên tuyến đầu. Ví dụ tại các Sư đoàn cảnh vệ, thường bao gồm 2 Trung đoàn cảnh vệ , kèm theo đội trinh sát nhỏ, công binh và thông tin liên lạc, không hề có pháo binh trong biên chế Sư đoàn. Trong số 55 Sư đoàn còn lại, không Sư đoàn nào có đầy đủ sức mạnh, và 22 Sư đoàn được hiểu như là các nhóm tàn quân hoặc kampfgruppen (các chiến đoàn) – sức mạnh của họ chỉ ngang với một Trung đoàn do bị chấn thương nhiều, khó có thể được coi là có giá trị trong chiến đấu….

    Bước vào chiến dịch mùa hè, Ernst Busch đã cố gắng kết hợp, củng cố lực lượng và rút gọn thành 38 Sư đoàn Bộ binh trong ngày 15 tháng Sáu năm 1944. Và quân số mỗi Sư đoàn chỉ vẻn vẹn khoảng 2.000 người được biên chế vào 6 Tiểu đoàn trực thuộc trước ngày 16 tháng Sáu đã cho chúng ta thấy một phác thảo và sức mạnh chiến đấu gần đúng của quân Đức trong khu vực Cụm Tập đoàn quân Trung tâm…..

    Quân Sô-viết đã tấn công Cụm Tập đoàn quân Trung tâm nhiều lần vào mùa đông năm 1943-1944. Trong vùng do Tập đoàn quân IV bảo vệ, người Nga đã cố gắng tới 4 lần nhằm giải phóng thành phố Orsha (từ tháng Mười đến cuối tháng Chạp năm 1943) nhưng đều bị đánh bại trong những trận giao chiến khốc liệt, và Tập đoàn quân Panzer III trong tình trạng tự lực cánh sinh để bảo vệ thành phố Vitebsk – luôn phải chống đỡ những đợt tấn công đến từ 3 Tập đoàn quân Sô-viết. Tiêu biểu cho những trận chiến như vậy, chỉ riêng một mình Sư đoàn Dã chiến Luftwaffe số 6 dưới quyền chỉ huy của Trung tướng Rudolf Peschel đặc biệt xuất sắc đã tiêu diệt tới 47 Xe-tăng Liên sô trong một trận đánh ở phía đông bắc của Vitebsk vào ngày 5 tháng Giêng năm 1944. Nhưng tới ngày 8 tháng Giêng, quân số Sư đoàn chỉ còn lại 436 người. Vai trò của Busch trong những chiến thắng này phần lớn là thụ động. Ví dụ như cuối năm 1943, khi Tướng xe-tăng Georg-Hans Reinhardt chỉ huy Tập đoàn quân Panzer III đưa ra yêu cầu cho phép Sư đoàn 87 đang đóng ở vị trí xa nhất về phía bắc được phép rút lui, Busch liền chuyển đến cho Hitler và bị từ chối ngay lập tức. Kết quả là Sư đoàn đã bị rơi vào tình trạng hợp vây gần Lobok trong ngày 16 tháng Chạp năm 1943. Sư đoàn 87 chỉ thoát vây được khi Reinhardt cho phép được phá vây, đi ngược lại với ý muốn của Quốc trưởng. Họ chỉ thoát được sau những trận kịch chiến dữ dội. Nhưng Sư đoàn đã mất 1.500 trên tổng số 5.000 người cùng với tất cả pháo binh, thiết bị quân sự hạng nặng cũng như các loại phương tiện cơ giới trong cuộc chiến. Trung tá Helmut Geissler chỉ huy đơn vị chủ công, cũng có tên trong số những người tử trận.

    Hitler cũng ra chỉ thị cho Tập đoàn quân II, đang bảo vệ sườn nam của Busch, phải đứng vững, mặc dù trên thực tế, Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina của Model đang rút lui về phía sông Dnieper, làm phơi bày sườn phải (tương ứng với sườn phía nam) của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Thay vì nên đặt câu hỏi hoài nghi về phán quyết đến từ Quốc trưởng, Busch vẫn kéo giãn tuyến phòng thủ của mình bằng cách đưa các Sư đoàn xe tăng đến bảo vệ sườn nam. Và thế là hậu quả của mệnh lệnh “Đứng vững” này là xuất hiện một lỗ hổng lên tới 60 dặm nằm giữa Tập quân II và sườn bắc thuộc Cụm Tập đoàn quân của Model.

    Các trận chiến trong mùa đông năm 1943-1944 rất ác liệt, nhưng Cụm Tập đoàn quân Trung tâm vẫn cố gắng xoay sở để giữ vững được Vitebsk và Orsha, bảo vệ vùng đất đầu cầu 50 dặm nằm giữa 2 con sông Dvina và Dnieper – đó là chìa khóa lịch sử nhắm vào trung tâm Nga. Đây là một chiến thắng mang tính chất tuyên truyền đáng kể cho người Đức, nhưng ở những nơi khác thì quân Đức gặp phải nhiều rắc rối nghiêm trọng: Vòng vây Leningrad đã bị phá vỡ từ giữa tháng Giêng, Cụm Tập đoàn quân Bắc bị đẩy ngược trở lại và mất sự liên lạc với cánh bắc thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Tập đoàn quân XVII buộc phải rời khỏi bán đảo Crimea, và vào mùa xuân năm 1944, nước Đức đã phải buông Ukraina. Khi mùa xuân bắt đầu trôi qua, các trận giao chiến tạm lắng xuống trên Mặt trận miền Đông, thì tình hình chiến lược của Wehrmacht đang ở thời kỳ suy sụp nhất.

    …………………………………..

    (*)Georg-Hans Reinhardt là một trong những vị tướng xe-tăng thời kỳ đầu tiên và là một chỉ huy quân đội rất đáng kính trọng. Sinh năm 1887, ông gia nhập quân đội với tư cách là một Fahnenjunker (Sĩ quan Học viên bậc 1) trong lực lượng bộ binh vào năm 1907. Về sau, ông được thăng tiến dần; Chỉ huy Lữ đoàn bộ binh số 1(có cả lực lượng cơ giới 1937-1938); Sư đoàn Panzer số 4 (1938-1940); Quân đoàn Panzer XLI (1940-1941); Cụm Panzer III (5/10/1941). Sau đó được nâng cấp lên Tập đoàn quân Panzer III vào ngày đầu năm mới 1942. Cùng ngày đó, ông được phong quân hàm Đại tướng xe-tăng. Ông từng tham chiến tại Ba-lan, Pháp và nước Nga. Ngày 16/8/1944, ông trở thành Tham mưu trưởng Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Ngày 25 tháng Giêng năm 1945, Hitler thải hồi Reinhardt vì rút lui mà không có lệnh. Tuy nhiên, ông đã bị thương nặng khi lãnh một viên đạn trúng đầu vài giờ trước đó trên đường tới Tổng hành dinh Quốc trưởng. Tướng Reinhardt hồi phục sau khi bị thương, đã về hưu ở Tegernsee, và qua đời ngày 22 tháng 11 năm 1971.

    (**)Hans Jordan, người được ban thưởng Huân chương Hiệp sĩ chữ thập đính kèm thanh gươm và lá sồi sau thời gian này không còn ở vị trí chỉ huy cho đến tận tháng Tư năm 1945 khi ông được giao nhiệm vụ phụ trách tuến phòng thủ của Đức tại Tyrol (nước Áo). Hans Jordan sống ở Munich sau chiến tranh….
    --- Gộp bài viết: 04/10/2018, Bài cũ từ: 04/10/2018 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ SỐ 1 : TÌNH HÌNH CHIẾN SỰ MÙA XUÂN NĂM 1944 TẠI MẶT TRẬN MIỀN ĐÔNG
    Lần cập nhật cuối: 04/10/2018
    meo-u, huymaya, tatpcit2 người khác thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    sư đoàn cảnh vệ - security division nên dịch theo chức năng của nó là sư đoàn an ninh hậu tuyến
    meo-u, tunghpvndanngoc thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    OK Ngthi..
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Vào tháng 5 năm 1944, Wehrmacht có 2.242.649 người đang phục vụ tại Mặt trận miền Đông – đó là một con số thấp nhất khi cuộc chinh phạt nước Nga bắt đầu. Đối lập với họ là 6.077.000 chiến sĩ Hồng quân – số lượng cao nhất từ trước đến nay. Giờ đây, trong tay Thủ lĩnh Đỏ có tới 500 Sư đoàn Bộ binh, 40 Sư đoàn Pháo binh, 300 Lữ đoàn Thiết giáp và Cơ động với hơn 9.000 xe-tăng, 10.500 khẩu pháo. 2.300 dàn pháo Kachiusa, 4.200 khẩu súng chống tăng cùng với 16.000 máy bay tiêm kích và máy bay ném bom. Đế chế thứ III đã mất hoàn toàn quyền chủ động trên mọi khu vực. Cụm Tập đoàn quân Trung tâm lúc này đóng tại một vị trí đặc biệt xấu. Thực ra, Cụm Tập đoàn quân có một số lượng binh lính và Sĩ quan mạnh nhất với 792.196 người (trái ngược với 540.965 ở Cụm Tập đoàn quân Bắc, 400.542 người thuộc Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina và 508.946 trong Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraine), nhưng nó chiếm lĩnh một vị trí nổi bật với một hình vòng cung cả 2 bên sườn (các sử gia quân sự gọi là Ban công Belorussia), tạo thành một tấm khiên chắn ngăn cản con đường ngắn nhất tới Thủ đô nước Đức. Tại thời điểm chiến dịch bùng nổ, Cụm Tập đoàn quân Trung tâm vẫn chỉ cách Thủ đô Moscow có 290 dặm đường và khoảng cách tới Berlin chỉ là 550 dặm. Rõ ràng, một khi Stalin muốn thủ tiêu nước Đức phát-xít thì Cụm Tập đoàn quân Trung tâm sẽ là cái gai cần phải nhổ đầu tiên…

    Cũng vào thời điểm này của năm 1944, Cụm Tập đoàn quân Trung tâm có trong biên chế là 42 Sư đoàn Bộ binh (5 trong số đó đến từ Hungaria), 7 Sư đoàn Panzer (kể cả Bộ binh Cơ giới), 3 Lữ đoàn độc lập, 5 Sư đoàn Cảnh vệ (An ninh hậu tuyến) cũng như 1 Sư đoàn đang trong thời kỳ huấn luyện (22/6/1944). Các Sư đoàn trên tuyến 1 đã có một hệ thống hầm hào và chiếm lĩnh những vị trí tốt. Tất cả đều có một đường hào chiến đấu chính thức và 2-4 đường hào, công sự dự phòng. Phần lớn họ nằm sau những bãi mìn lớn và mọi hướng tiếp cận tới dải phòng tuyến chính của người Đức được cài mìn dày đặc. Các loại súng máy hạng nặng, hạng nhẹ, vũ khí cá nhân của mỗi trung đoàn đều có đủ cơ số đạn dự trữ đầy đủ. Tính trung bình mỗi Sư đoàn được yểm trợ từ 3-4 khẩu pháo kết hợp với 2 pháo tự hành hoặc súng chống tăng thuộc mỗi dặm tiền tiêu, mặc dù không đủ số lượng đạn dành cho pháo binh. Lực lượng Luftwaffe không đủ sức mạnh để yểm trợ cho các đơn vị Bộ binh. Tập đoàn Không quân VI dưới quyền chỉ huy của Đại Tướng Ritter Robert von Greim có 839 máy bay, nhưng chỉ vẻn vẹn 40 máy bay chiến đấu và không có đủ nhiên liệu dành cho chúng hoạt động liên tục…

    Quá trình 3 năm chiến đấu trên mặt trận miền Đông đã gây ra một thiệt hại khủng khiếp cho bộ binh Đức. Mặc dù không phải tất cả các hồ sơ lưu trữ của Đức trong giai đoạn này còn tồn tại nhưng các số liệu của Tập đoàn quân IV và IX (Đức) đã cho chúng ta thấy; Ngày 20/6/1944, Quân đoàn XXVII thuộc Tập đoàn quân IV có 3 Sư đoàn trong thành phần. Sư đoàn Xung kích 78 có một sức mạnh chiến đấu hiệu quả với 5.712 người, 99 khẩu pháo, 31 pháo tự hành xung kích và 18 khẩu pháo tự hành loại 88mm (??). Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 25 với các con số tương tự là : 2.686-59-45 và 10. Còn Sư đoàn Bộ binh 260 là : 2.554-59 nhưng không có 2 loại pháo tự hành kể trên. Ngoài ra, Quân đoàn còn có 27 & 45 hai loại pháo tự hành đặt tại các đơn vị trực thuộc Sở chỉ huy Quân đoàn. Theo bảng quy chuẩn của người Đức, mỗi Sư đoàn họ phải có từ 10 đến 12.000 người. Ta nhận thấy ngay chỉ có 1 Sư đoàn thuộc Quân đoàn XXVII có nổi ½ sức mạnh được phép. Lúc này, mối bận tâm của Adolf Hitler là tạo ra các Sư đoàn mới thay vì duy trì quân số ngày càng hao hụt dần dần của các Sư đoàn Cựu binh…

    Tình hình thuộc Quân đoàn Panzer XXXIX (39) thậm chí còn tội tệ hơn so với Quân đoàn XXVII. Sư đoàn Bộ binh 12 có 3.604 người, 47 khẩu pháo, 10 pháo tự hành xung kích. Số liệu bên Sư đoàn Bộ binh 31 là 2.448-42-10; Sư đoàn Bộ binh 110 là 2.590-42-6; Sư đoàn Bộ binh 337 là 3.775-81-10. Không hề có bất cứ khẩu 88mm nào cả. Tuy nhiên, Tư lệnh Quân đoàn đã có trong tay 58 xe-tăng và pháo tự hành cùng với 43 khẩu pháo tự hành loại 88mm (??) để ông ta có thể cam kết điều ngay tới các điểm nhạy cảm nhất trong chiến trận khi có nhu cầu phát sinh.
    MD_2015, meo-u, tatpcit1 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này