1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Jagdpanther mới có pháo 88mm...loại này thuộc dạng pháo tự hành xung kích (Assault guns) dùng để yểm trợ hỏa lực cho bộ binh tấn công, bắn trực xạ vào công sự, hỏa điểm địch , có giáp kín dầy ko kém xe tăng. Trong khi pháo tự hành Self propelled guns chuyên theo yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị thiết giáp, cơ giới, thường ko trực tiếp tiếp xúc với hỏa lực địch, giáp mỏng, tháp pháo hở chỉ chống được mảnh sát thương.. kiểu 88mm trong sách nói chính là loại Nashorn (còn gọi là Hummel)
    meo-u, tatpcitdanngoc thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Quân đoàn XII bao gồm Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 18 (2.787 người – 52 khẩu pháo – Không có pháo tự hành); Sư đoàn Bộ binh 57 (2.136 người – 38 khẩu pháo – 6 pháo tự hành xung kích) và Sư đoàn Bộ binh 267 (2.498 người – 46 khẩu pháo - 9 pháo tự hành xung kích). Có thể có một số pháo tự hành (2 loại) được giữ tại lực lượng dự bị nhưng dữ liệu này đã bị thất lạc…

    Tiểu đoàn Panzer hạng nặng 501 là đơn vị dự bị của Tập đoàn quân IX. Họ có 29 chiếc xe-tăng loại PzKw VI Tiger, có ưu thế vượt trội so với các loại xe thiết giáp của Nga. Sư đoàn Bộ binh 14 cũng ở trong số các đơn vị dự trữ, mặc dù mọi thông tin của Sư đoàn đã không được lưu lại ngoại trừ họ có 8 khẩu pháo tự hành xung kích.Ngoài ra Sư đoàn Bộ binh Cơ giới Feldherrnhalle (FHH), nằm trong Bộ phận dự trữ của OKH (Bộ Tư lệnh Lục quân) được tập kết vào các vị trí nằm ở sau lưng Tập đoàn quân IV. Sư đoàn FHH có 37 xe-tăng và pháo tự hành xung kích. Chủ yếu thuộc dòng PzKw IV, có trọng lượng 19,7 tấn, nhẹ hơn rất nhiều so với loại T-34 chủ lực của người Nga (34,7 tấn), lại càng không thể so sánh được với KV-1 (có thể nặng từ 52 tấn trở lên).

    Trong tất cả số đó, Tập đoàn quân IV duy trì với một sức mạnh chiến đấu hiệu quả với 30.830 người – 362 khẩu đội pháo hạng trung – 205 khẩu pháo hạng nặng – 246 pháo tự hành xung kích – 40 xe-tăng và 116 pháo tự hành và pháo phòng không loại 88mm được sử dụng chủ yếu trong vai trò chống xe-tăng. Tất nhiên, những con số như vậy, loại trừ những đơn vị không báo cáo hoặc do hồ sơ bị mất mát, cũng như bất kỳ Tiểu đoàn (Lực lượng trù bị) nào đến từ nước Đức để tăng cường (hoặc thay thế) sau đó (*)..So với bảng tổng sắp, thì toàn bộ sức mạnh chiến đấu của Tập đoàn quân IV chỉ bằng sức mạnh của 1 Quân đoàn Đức trong năm 1939…

    Tập đoàn quân IX thậm chí có phần mạnh hơn Tập đoàn quân IV, trong biên chế là 43.555 lính, thêm hơn 7.000 lính dự bị cho Quân đoàn và Tập đoàn quân. Vũ khí hạng nặng gồm 76 khẩu pháo tự hành xung kích và 551 khẩu đội pháo. Chỉ có Tập đoàn quân Panzer III, phụ trách bảo vệ khu vực sườn bắc thuộc Cụm Tập đoàn quân, có lẽ là yếu hơn 2 Tập đoàn quân kể trên. Vũ khí hạng nặng của họ chỉ có 3 Tiểu đoàn pháo tự hành xung kích và một Tiểu đoàn pháo tự hành săn tăng hạng nặng (gồm pháo tự hành Nashorn mang tên là Hornisse hoặc Hornet – Ong vò vẽ, tên một loại pháo tự hành chống tăng 88 mm). Toàn bộ Tiểu đoàn có từ 60-80 khẩu pháo tự hành chống tăng loại này….

    Nhìn chung, mỗi Sư đoàn thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm phải bảo vệ một dải phòng tuyến có chiều dài trung bình là 15-20 dặm, trong một thời điểm mong đợi chỉ có thể giữ vững được cùng lắm là 6 dặm chiều dài phòng tuyến với một số lượng người và khí cụ như vậy nếu một cuộc tổng tấn công của kẻ thù xảy ra….

    Vấn đề càng ngày tồi tệ hơn, khi chất lượng đội quân dự bị ngày càng kém. Kể từ mùa thu năm 1943, gần 33% số quân thay thế được gửi đến Cụm Tập đoàn quân Trung tâm là Volksdeutscbe (người gốc Đức) đến từ các lãnh thổ bị chiếm đóng. Nói chung, họ không phải là những người lính chuyên nghiệp trong các Sư đoàn Đức, họ chả dại gì mà đưa mạng sống của mình ra để đặt cược cho Đế chế thứ ba. Cho đến năm thứ năm của cuộc chiến tranh, lính dự bị của nước Đức được coi là không đáng tin cậy. Họ là một dấu hiệu cho thấy Đức Quốc xã đã mất đi vũ khí bí mật thực sự của nó: chất lượng cá nhân của mỗi người lính Wehrmacht tại Mặt trận miền Đông….





    ☆☆☆☆☆☆





    Vào đầu tháng 5 năm 1944, Ban tình báo phương Đông thuộc Bộ tư lệnh Lục quân (OKH) dự đoán rằng cuộc tấn công mùa hè của Liên Xô sẽ hướng về phía nam vùng đầm lầy Pripyat, xuyên qua Rumania, Hungary và Slovakia, và vào vùng Balkan, hoặc tiến xa hơn nữa nếu tình hình chiến sự phát triển có lợi. Ban tình báo còn dự tính rằng khu vực phía bắc vùng đầm lầy Pripyat sẽ vẫn yên tĩnh mặc dù Busch đang lo ngại về các dấu hiệu của sự tập trung quân Nga trong khu vực Kovel-Tarnopol. Trung tướng Adolf Heusinger – Trưởng phòng tác chiến thuộc OKH – vẫn tin rằng hướng tấn công chủ lực của người Nga sẽ nhắm vào Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina của Model, mặc dù có lúc ông ta nghĩ rằng một đòn tấn công thứ hai nhằm vào phòng tuyến của Tập đoàn quân II (nằm phía cánh phải Cụm Tập đoàn quân Trung tâm) là một khả năng có thể xảy ra. Đại tướng Kurt Zeitzler, Tham mưu trưởng Lục quân cũng đồng ý với việc xây dựng phòng tuyến trong vùng Kovel-Tarnopol là một việc không hề dễ dàng nên ngày 10 tháng Năm có đề xuất tăng cường một lực lượng dự bị nhằm bảo vệ sườn phải của Busch để đối phó với một cuộc tấn công có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào (Như chúng ta đã biết, từ cuối năm 1941, Adolf Hitler lên nắm quyền Tổng tư lệnh OKH, và do đó Zeitzler, với tư cách là Tham mưu trưởng, đã có nhiều đặc quyền hơn so với vị trí của mình. Giờ đây, trên thực tế, ông ta là thủ lĩnh trong Bộ tư lệnh tối cao Đức). Theo lệnh của Zeitzler, OKH bắt đầu tăng cường điều chuyển Quân đoàn Panzer LVI (56) do Tướng Bộ binh Friedrich Hossbach chỉ huy (hạt nhân của Quân Dự bị) đến sườn phải của Busch với đầy đủ xe tăng, pháo binh và pháo tự hành.

    ……………………………………..
    (*)Lực lượng trừ bị (Ersatz), là những tiểu đoàn được thành lập ở Đức bởi quân Wehrkreise nhằm bảo vệ các khu vực quân sự cũng như an ninh tại Đức. Họ có thể được gửi đến các đơn vị trên chiến trường. Tại đây họ có thể được giải thể hoặc đưa đến những đơn vị riêng lẻ. Một số Tiểu đoàn khác được thành lập vì mục đích bảo vệ an ninh hậu tuyến (chủ yếu trong việc chống du kích tại lãnh thổ bị Đức chiếm đóng từ năm 1942). Họ có thể chiến đấu như các đơn vị quân đội trong những trường hợp khẩn cấp….
    --- Gộp bài viết: 15/10/2018, Bài cũ từ: 15/10/2018 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ SỐ 2: TÌNH HÌNH BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG TẠI CỤM TẬP ĐOÀN QUÂN TRUNG TÂM NGÀY 21/6/1944
    meo-u, bloodheartvn, huymaya2 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Sau khi Zeitzler đề xuất sử dụng đội quân dự bị nhằm ngăn cản một cuộc tấn công bất ngờ đến từ người Nga, Walter Model Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina đã nhìn thấy một cơ hội vàng để đưa Quân đoàn Panzer LVI (56) ra khỏi tay ông bạn đồng nghiệp – Busch – đang ở trong trạng thái ít gặp sự cảnh báo hơn. Vào ngày 15/5/1944, Model yêu cầu Fuehrer cho “mượn tạm” Quân đoàn Panzer LVI (56) để ông ta cố gắng thử một “giải pháp tấn công phủ đầu”. Tất nhiên, ý tưởng này kêu gọi Quốc trưởng nên tấn công trước, và trong vài ngày tiếp theo, Walter Model đã dội bom tới Hitler bằng hàng loạt báo cáo tình báo (từ cơ quan tình báo của chính ông ta) cho thấy cuộc tấn công vào hướng bắc của dãy núi Carpathians sẽ dẫn đến sự sụp đổ của hai Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina và Cụm Tập đoàn quân Trung tâm trong cùng một lúc. Hitler đã sớm bị thuyết phục và vào ngày 29 tháng 5 chuyển Quân đoàn Panzer LVI (56) sang cho Model. Thế là Cụm Tập đoàn quân Trung tâm chỉ mất có 6% tuyến phòng thủ, nhưng lại mất tới 15% Sư đoàn, 82% máy bay, 23% pháo tự hành, 50% vũ khí diệt tăng cũng như 25% số pháo binh hạng nặng. Tướng Weiss cảnh báo Busch rằng Model đã cố gắng lôi Quân đoàn Panzer LVI (56) về phía mình nhưng vị Thống chế đã bảo ngoài tai lời khuyên răn của ông ta. Khi Hitler ủng hộ kế hoạch của Model, Busch đã giao lại toàn bộ Quân đoàn mà không hề có một lời nói phản đối nào cả….





    ☆☆☆☆☆☆





    Trong lúc này, Stalin và STAVKA (Đại bản doanh Sô-viết tối cao) quyết định tập trung đòn tấn công mùa hè của họ nhắm vào Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Chiến dịch được mang mật danh là Bagration, tên của Tướng Peter Nanovich Bagration, một vị tướng Nga bị giết trong cuộc viễn chinh của Napoleon năm 1812. Stalin tập trung trên bốn mặt trận (mỗi mặt trận là một Phương diện quân phụ trách). Tính từ phía Bắc xuống phía Nam, đầu tiên là Phương diện quân Baltic I (Tướng Ivan Bagramian), được hỗ trợ bởi Tập đoàn quân Không quân số III; Phương diện quân Belorussia III (Tướng I. D. Chernya-kovsky, một bậc thầy xe tăng), được hỗ trợ bởi Tập đoàn quân Không quân số I; Phương diện quân Belorussia II (Tướng Matvei Vasilievich Zakharov), được hỗ trợ bởi Tập đoàn quân Không quân số IV và cuối cùng là Phương diện quân Belorussia I (Tướng Konstantin Rokossovskii), được hỗ trợ bởi được hỗ trợ bởi Tập đoàn quân Không quân XVI. Điều hành, phối hợp chung 2 Phương diện quân Baltic I và Belorussia III được giao cho Nguyên soái Alexander Mikhailovich Vasilevskii, trong khi Nguyên soái Georgi Zhukov phối hợp 2 Phương diện quân còn lại. Stalin gia tăng sức mạnh quân đội lên tới 60%, xe-tăng và pháo tự hành lên đến 300%, pháo binh là 85% và áp đảo với lực lượng không quân lên tới 62%...Vào ngày 21 tháng Sáu năm 1944, 700.000 binh sĩ Đức thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm phải đối mặt với 2.500.000 Hồng quân, những người được hỗ trợ bởi hơn 6.000 xe tăng và pháo tự hành, hơn 45.000 đại bác và súng cối cùng với 7.000 máy bay trên bầu trời. Tỷ lệ chung so với Hạm đội không quân VI của Đức là 6.5/1 tính trên tổng số máy bay và 58/1 so sánh với số lượng máy bay chiến đấu….

    Việc triển khai chiến dịch của Liên Xô mang một sự tinh tế về chiến lược thực sự và cho chúng ta thấy Hồng quân đã có một bước tiến quá xa so với năm 1941. Sự đảm bảo về an ninh và hành quân rất chặt chẽ, việc sắp xếp công tác hậu cần quả là tuyệt vời. Vào giữa tháng Sáu năm 1944, lực lượng dành cho Chiến dịch Bagration chiếm 38% tổng số binh lính, 40% xe tăng và các đơn vị Cơ giới hóa cũng như 47% số lượng máy bay Hồng quân (Không quân là một phần thuộc Quân đội Sô-viết chứ không phải là một lực lượng riêng biệt)…Mặc dù không thể che giấu hoàn toàn việc tập kết một Chiến dịch có tầm quan trọng này, nhưng không một ai ở phía Đức nhận ra mức độ vượt trội của Hồng quân vào ngày 22 tháng 6 năm 1944, khi cuộc tấn công bắt đầu.

    Tướng Hans Jordan, chỉ huy Tập đoàn quân IX, đã tỏ ra hết sức lo lắng về mật độ tập trung lực lượng Hồng quân, nhưng Busch hầu như không phản ứng gì cả. Ông ta chỉ quan tâm đến cánh phải của mình và mong có cơ hội nhận lại Quân đoàn Panzer LVI (56) trở về sau khi Model hoàn thành xong đợt tấn công. Ngay cả vị Tham mưu trưởng của Busch, Trung tướng Hans Krebs (*), nói với Zeitzler rằng người Nga đang xây dựng và lên kế hoạch mở một kế hoạch tấn công kép nhằm vào Tập đoàn quân IX, nhưng ông đã không thuyết phục được Thủ lĩnh OKH rằng Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đang phải đối mặt với một nguy cơ lớn hơn một đòn tấn công phụ như người Đức đã đánh giá…Dường như Busch đồng ý với Hans Krebs. Ông ta đã từ chối yêu cầu của Tướng Reinhardt muốn kéo lùi cánh bên trái thuộc Tập đoàn quân Panzer III nhằm rút ngắn phòng tuyến, qua đó giải thoát thêm một số Sư đoàn. Sử dụng một trong lý lẽ yêu thích của Hitler, Busch nói với Reinhardt rằng ; một động thái như vậy sẽ giải phóng được nhiều lính Nga hơn là lính Đức. “Với những lập luận của Busch,” Ziemke viết tiếp, “Sở chỉ huy thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đã trở thành một công cụ vô dụng để truyền tải ý đồ của Quốc trưởng”…

    Vào tháng Tư, Hitler đã chỉ định các thành phố Vitebsk, Orsha, Mogilev, và Bobruisk (Bobruysk) là “pháo đài địa phương” phải được bảo vệ cho đến người lính cuối cùng. Tất cả đều phải có ít nhất một Sư đoàn mỗi nơi ngoại trừ Vitebsk, được bảo vệ bằng 1 Quân đoàn gồm ít nhất 3 Sư đoàn trực thuộc, Busch lại chấp nhận chỉ thị của Fuehrer mà không có lấy 1 ý kiến phản đối. Trở lại mặt trận, Tướng Hans Jordan, chỉ huy Tập đoàn quân IX, kêu gọi Busch nên đặt câu hỏi về khái niệm “pháo đài địa phương”, nên yêu cầu rút lui về phía sau sông Dnieper hoặc Beresina (tức là xa hơn 45 dặm về phía tây), qua đó giảm phòng tuyến mặt trận thuộc Cụm Tập đoàn quân được 150 dặm. Ý tưởng này được sự hỗ trợ của một số Tư lệnh Tập đoàn quân khác, và để lập luận này có sức thuyết phục, ngày 20 tháng 5, Busch đã đến Tổng hành dinh Quốc trưởng xin phép rút về sau 2 con sông Dnieper hoặc Beresina, mặc dầu ông ta chưa bao giờ đặt câu hỏi về chính sách “pháo đài địa phương”. Hitler không những lạnh lùng từ chối yêu cầu của Busch, mà còn nhận xét một cách hoài nghi rằng là ông ta không cho rằng Busch là một trong những tướng lĩnh luôn phải nhìn lại cái lon trên đôi vai của họ. Lời nhận xét được tính toán rất hiệu quả đã tác động đến thái độ cũng như mọi hành động tiếp theo của Busch. Ông ta quyết tâm – không bao giờ - sẽ xuất hiện trước mặt Hitler như là một người “không trung thành”; ông sẽ chấp nhận lời nói của Fuehrer mà không đặt lại câu hỏi và buộc các tướng lĩnh của mình phải làm như vậy, ngay cả khi các mệnh lệnh, chỉ thị đi ngược lại với với sự phán đoán tốt hơn của họ. Một thành viên trong Ban tham mưu đã nhận xét về ông Sếp của mình, là “một người đàn ông không xứng đáng với nhiệm vụ quân sự được giao phó, và là một trong những người không sở hữu được tư duy (suy nghĩ) độc lập ngay cả trong tâm trí của người có khả năng trung bình…”.

    Mặc dù Hitler đồng ý rằng cuộc tấn công lớn của Nga sẽ đến phía đông vùng Galicia (phía đông của Lvov), ông ta cũng lo ngại về khả năng tác chiến thấp của Tập đoàn quân IV đang đóng tại phía đông Mogilev. Vào giữa tháng Năm, Hitler thổ lộ có thể gửi đến cho họ thêm 1 Sư đoàn, nhưng với nhu cầu quân sự tại Mặt trận Italia cũng như cuộc đổ bộ của Đồng minh xuất hiện tại phương Tây, đơn giản là ông ta không còn thời gian rảnh rỗi để giải quyết nữa.

    ………………………

    (*) Hans Krebs là một sĩ quan bộ binh đã trải qua toàn bộ cuộc chiến trên vị trí sĩ quan tham mưu. Ông kinh qua chức vụ Tham mưu trưởng Quân đoàn VII (1939-42), Tập đoàn quân IX (1942-43), Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (1943-44) và Cụm Tập đoàn quân B (1944). Ông ta trở thành đại diện tham mưu cho Quốc trưởng tại OKH (1944-45) trước khi được bổ nhiệm thành người phụ trách tham mưu của OKH (29/3/1945). Vào ngày kết thúc trận Berlin, ông ta đã tự sát, có thể vào ngày 2/5/1945. Hans Krebs được thăng chức tướng bộ binh vào ngày 1/8/1944….
    MD_2015, meo-u, gaume14 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Thủ lĩnh Đỏ Stalin cố tình chờ đợi cho đến khi các ông bạn Đồng Minh đổ bộ lên Normandy mới khởi động đòn tấn công sấm sét của mình. Vào các đêm 19-20 tháng Sáu, 240.000 du kích đã xuất hiện trong các khu rừng tại Belorussian và cắt đứt gần như tất cả các tuyến đường sắt và hệ thống thông tin liên lạc thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Họ hoàn thành một công việc ít quan trọng hơn, nhưng công việc của họ - giống như các đồng nghiệp bên nước Pháp – nhìn có vẻ rất tầm thường, đáng khinh, thậm chí chỉ nhằm vào các đơn vị bảo vệ kém cỏi, không phải là người Đức, những kẻ phản bội đang phục vụ trong các đơn vị cảnh sát hậu tuyến lại mang đến hiệu quả tuyệt vời. Vào ngày 22 tháng Sáu năm 1944 – ngày kỷ niệm lần thứ ba cuộc xâm lược của Hitler vào Liên bang Sô-viết - Hồng quân bắt đầu mở cuộc tấn công. Ban đầu, họ tiến hành những đợt ném bom kết hợp với hỏa lực pháo binh nhằm hủy diệt các vị trí tiền tiêu của người Đức. Trên các khu vực thuộc mọi Sư đoàn, Lữ đoàn và Tập đoàn quân Sô-viết, STAVKA đã ném tới 13 Sư đoàn pháo binh, 21 Lữ đoàn pháo binh độc lập, 34 Trung đoàn pháo binh độc lập, 3 Lữ đoàn súng cối gồm 18 Trung đoàn, 3 Sư đoàn tên lửa Kachuisa (được trang bị hệ thống”đàn dương cầm Stalin” gắn kết vào xe tải) và 11 Trung đoàn tên lửa độc lập khác. Sau đó, người Nga mới tung đòn áp chế phòng tuyến của người Đức trên mặt đất. Trên một chiều dài mặt trận khoảng 300 dặm, tất cả có tới 118 Sư đoàn Hồng quân bắt đầu tấn công. Trên các vị trí tiền tiêu, người Nga chỉ phải đối mặt với 34 Sư đoàn Đức yếu kém. Mặc dù chiến sự xảy ra khắp nơi, nhưng người Nga chỉ tập trung trong 6 khu vực cần phải chọc thủng với 77 Sư đoàn. Tại đây, mỗi Sư đoàn Hồng quân phụ trách 1,5-2 dặm tiền tuyến, tương quan lực lượng là 1.210/131 người trên mỗi dặm. Ở các vị trí tiền tiêu, người Nga chiếm hoàn toàn ưu thế với 9-10/1 về người, 35/1 pháo binh và 58/1 máy bay chiến đấu. Sức mạnh thiết giáp của họ thật là tuyệt hảo….

    Có nhiệm vụ bảo vệ sườn bắc, Quân đoàn IX thuộc Tập đoàn quân Panzer III do Tướng pháo binh Rolf Wuth-mann chỉ huy đã bị lãnh trọn cú đánh bởi 29 Sư đoàn Bộ binh với sự yểm trợ của 8 Sư đoàn tăng Sô-viết. Phía nam thành phố Vitebsk, Quân đoàn VI cũng bị tấn công bởi 18 Sư đoàn Bộ binh và 9 Sư đoàn tăng kẻ thù. Giờ đây, mục tiêu của người Nga rất rõ ràng: họ muốn hợp vây Quân đoàn LIII(53) do tướng Bộ binh Friedrich Gollwitzer (*) phụ trách – có nhiệm vụ bảo vệ Vitebsk – hiện đang bị 2 Tập đoàn quân Sô-viết XLIII (43) và XXXIX (39) ghìm chặt…

    Trong khi đó, tại khu vực trung tâm thuộc Cụm Tập đoàn quân, Tập đoàn quân IV(Đức) cũng đang phải chịu đựng các đòn tấn công mạnh mẽ của đối phương. Quân đoàn XXVII do tướng Bộ binh Paul Voelckers(**) đang phải đối đầu với 25 Sư đoàn Bộ binh cũng như 11 Sư đoàn tăng kẻ thù và Quân đoàn Panzer XXXIX(39) cũng phải chống đỡ với 16 Sư đoàn Bộ binh và 2 Sư đoàn Cơ giới hóa. Ngày hôm sau, Hồng quân đã bắt đầu tấn công vào khu vực do Tập đoàn quân IX (Đức) bảo vệ. Tại đây, Quân đoàn Panzer XLI (41) đã bị áp chế bởi 23 Sư đoàn Bộ binh và 7 Sư đoàn tăng Hồng quân. Còn quân đoàn XXXV (35) đang phải ra sức cố gắng cầm cự trước đòn tấn công đến từ 27 Sư đoàn Bộ binh và 6 Sư đoàn tăng đối phương. Giờ đây, Stalin đã tung ra một lực lượng lớn Hồng quân với gần 200 Sư đoàn Bộ binh, kết hợp với 6.000 xe tăng và pháo tự hành, được hỗ trợ bởi một lực lượng không quân hùng hậu lên tới 7.000 chiếc máy bay. Đối thủ của ông chỉ có khoảng 34 Sư đoàn Bộ binh, một vài Trung đoàn tăng yếu kém với 40 máy bay chiến đấu (con số này bao gồm cả Tập đoàn quân II của Weiss, không nằm trong vùng tấn công của Stalin). Thống chế Busch chỉ có trong tay 4 Sư đoàn Cơ giới di động bao gồm Sư đoàn Panzer 20 và các Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 18,25 và 60 với khoảng bốn trăm xe tăng kết hợp cùng với các xe bọc thép chiến đấu…Khi tính cả các Tiểu đoàn pháo tự hành, thì sức mạnh của lực lượng thiết giáp Đức có tăng lên chút đỉnh, nhưng ngay cả mọi sự ước tính bảo thủ nhất, lực lượng thiết giáp thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đang phải đối đầu với Hồng quân theo tỷ lệ 1/5.5….(Bản đồ sau cho thấy sự phát triển của chiến dịch Bagration)….

    …………………………

    (*).Friedrich Gollwitzer bắt đầu sự nghiệp trong quân ngũ bằng việc gia nhập Trung đoàn Bộ binh Bavarian 13 và giữ chức Đại tá khi Thế chiến thứ II bắt đầu....Ông ta liên tục ở vị trí chỉ huy Trung đoàn Bộ binh 41 (1935-39), Sư đoàn trù bị 193 (1939-40), Sư đoàn Bộ binh 88 (1940-43) và Quân đoàn LIII (bắt đầu nắm quyền chỉ huy từ ngày 22/6/1943)….

    (**).Paul Voelkers sinh năm 1891 tại Kiel, đầu tiên phục vụ trên danh nghĩa là Sĩ quan trừ bị (Fahnenjunker) từ năm 1910. Ông ta được thăng chức Đại tá khi đang chỉ huy Trung đoàn Bộ binh 113 (1937-39), chỉ huy Lữ đoàn Bộ binh (1940-41), trên cương vị Tướng Quốc xã phục vụ trong Bộ chỉ huy cáp cao Đức đóng tại Bulgaria (1941-42). Tiếp theo , ông được cử làm Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 78 (sau đó nâng cấp lên Sư đoàn pháo tự hành vào năm 1942-43)…và chính thức nắm giữ vị trí chỉ huy Quân đoàn XXVII, từ ngày 8/6/1943…..
    --- Gộp bài viết: 28/10/2018, Bài cũ từ: 28/10/2018 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ SỐ III: CÁC HƯỚNG TẤN CÔNG CHỦ ĐẠO NẰM TRONG CHIẾN DỊCH BAGRATION...
    meo-u, gaume1, huymaya3 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Lúc chiến dịch tấn công của người Nga mở màn, Busch đang có mặt tại Berghof, nơi được Hitler chọn làm Tổng hành dinh , khi có những tin tức đầu tiên về cuộc tổng phản công của người Nga, ông ta phải hủy bỏ cuộc hội kiến với Quốc trưởng, vội vã bay về Sở chỉ huy tiền phương thuộc Cụm Tập đoàn quân tại thành phố Minsk. Tuy nhiên, tại đây do tình hình biến chuyển quá nhanh nên ông ta khó có thể khôi phục lại tình hình. Trong ngày 23 tháng Sáu, Quân đoàn tác chiến Độc lập D đã bị người Nga đập vỡ, Sư đoàn Bộ binh 252 thì để mất Obol, Tập đoàn quân Panzer III đã ném ra lực lượng dự trữ cuối cùng và Hồng quân đang áp sát thành phố Vitebsk từ phía bắc (xem Bản đồ 1.4). Busch đã báo cáo rằng ông không thể giữ vững được tuyến phòng ngự của Tập đoàn quân Panzer III nếu không có thêm một vài Sư đoàn và ông yêu cầu điều thêm quân tiếp viện từ Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraine. Ông ta không muốn rút lực lượng từ Tập đoàn quân II bởi vì, theo lời nói của Busch – ông ta vẫn phải trông chừng một đòn tấn công của người Nga hướng tới pháo đài Brest. Trong lúc này, OKH (Bộ Tư lệnh Lục quân Đức) vội vã điều chuyển Sư đoàn Bộ binh 24 (kết hợp cùng Lữ đoàn Pháo Tự hành xung kích 909) từ Cụm Tập đoàn quân Bắc, giao cho Tập đoàn quân Panzer III và ra lệnh cho Reinhardt phản công, nhằm giải cứu Sư đoàn Bộ binh 252 và khôi phục tình hình trên cánh trái thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Tuy nhiên, Quân đoàn IX của Wuthmann đã hết sức khó khăn trong việc bảo vệ các vị trí phòng thủ của họ.. Màn đêm ngày 23 tháng Sáu đổ xuống, xe tăng Nga chỉ cách Sở chỉ huy tiền phương Tập đoàn quân Panzer III vẻn vẹn có 5 dặm đường…

    Phía nam thành phố Vitebsk, Quân đoàn VI của Pfeiffer cũng gặp rắc rối nghiêm trọng. Các Sư đoàn Bộ binh 197, 299, và 256 đã phải chịu đựng những đợt tấn công nặng nề và bị phá vỡ tại nhiều nơi. Tướng Pfeiffer cố gắng khôi phục tình hình tuyệt vọng bằng cách tung lực lượng dự trữ quí giá cuối cùng của mình nhằm chống sự xâm nhập của người Nga. Tướng Kurt Tippelskirch, quyền chỉ huy Tập đoàn quân IV đã giao cho Sư đoàn Bộ binh 95 của Thiếu tướng Herbert Michaelis (sau đó thuộc lực lượng dự trữ thuộc Tập đoàn quân IV) nhằm khôi phục lại tình hình tại khu vực rộng 8 dặm dọc theo đường quốc lộ Pskov-Kiev. Nhưng điều đó không đủ. Hồng quân đã chọc thủng phòng tuyến của Sư đoàn Bộ binh 197, đẩy bật họ theo hướng tây bắc, sâu vào trong mấu lồi Vitebsk. Đêm xuống, hành lang liên lạc với Quân đoàn LIII (53) tại Vitebsk thu hẹp lại còn rộng không quá 14 dặm…..

    Tới đầu giờ chiều, Busch đã báo lên OKH cho rằng Tập đoàn quân Panzer III không thể khôi phục tình hình bằng năng lực của chính mình. Ông đề nghị cho phép Quân đoàn LIII (53) được phép triệt thoái ra khỏi Vitebsk và rút lui. Ông ta cũng kêu gọi tăng cường quân tiếp viện. Heusinger đồng ý và đề nghị Cụm Tập đoàn quân Trung tâm cho phép chủ động rút lui vào sâu phía sau sông Dnieper, nhưng Hitler từ chối mệnh lệnh này. Trong thời điểm này (23/6/1944), tuyến phòng thủ thuộc Tập đoàn quân IV bắt đầu vụn vỡ và sụp đổ. Trên mọi tuyến phòng thủ, một dòng thác Hồng quân ào ạt lao vào bằng một kỹ năng chiến thuật mới, ngay cả những Sư đoàn kỳ cựu nhất của Đức cũng không làm cách nào để tách bộ binh Nga ra khỏi những chiếc xe tăng của họ. Không quân Sô viết, pháo binh cũng như mọi sự yểm trợ cho bộ binh trên mặt đất cận chiến thật là tuyệt vời. Lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh, hiệu suất chiến thuật của người Nga đã đạt gần với các tiêu chuẩn của người Đức. Sau ba năm chiến đấu, các chỉ huy cao cấp Liên Xô cuối cùng đã học được cách tấn công với nhãn quan tinh tế về chiến thuật.

    Đại tướng Gotthard Heinrici, tư lệnh kỳ cựu Tập đoàn quân IV đã nghỉ ốm từ ngày 5 tháng Sáu. Tướng Kurt Tippelskirch (*) , tạm quyền chỉ huy đã ước tính tại các điểm trọng yếu của Tập đoàn quân, một Tiểu đoàn Đức đang phải chống chọi với 1 Sư đoàn Sô-viết. Ông đã thông báo cho Krebs là Quân đoàn Panzer XXXIX đã bị 10 Sư đoàn Đỏ tấn công, trong lúc Quân đoàn XXVII phải chịu áp lực trước 1 tá Sư đoàn Sô-viết. Tippelskirch đề xuất nên cho Tập đoàn quân rút lui về phía sau sông Dnieper, nhưng Busch từ chối xem xét đề xuất này. Ông ta còn nói: "Bất kỳ yêu cầu nào về việc từ bỏ tuyến phòng thủ chính đều không nhận được câu trả lời…”

    Tippelskirch không có lựa chọn nào khác ngoài việc cố gắng ngăn chặn người Nga tại các vị trí trên tiền tuyến. Ông ta cam kết sử dụng lực lượng dự trữ của chính mình. Khi Trung tướng Friedrich Karl von Steinkeller, Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh Cơ giới Feldherrnhalle nhận mệnh lệnh bịt ngay “lỗ thủng phía đông Mogilev”, tới trình diện với Tướng pháo binh Robert Martinek, Tư lệnh Quân đoàn XXXIX (39), trong lúc ông ta không còn lấy một đơn vị tăng nào trong tay đã tỏ ra kinh ngạc trước mệnh lệnh này. Ông đã lắc đầu quầy quậy và bảo : ”Chính xác các anh muốn bịt lỗ thủng nào kia chứ? Chỗ nào cũng thủng hết. Chỗ của anh là quay lại sông Berezina, lập ngay một tuyến chặn kích tại đó phòng khi không thể giữ được Dnieper lâu hơn nữa. Và điều này không chóng thì chầy sẽ sớm xảy ra thôi !”…..

    ……………………………..

    (*). Kurt von Tippelskirch sinh tại Berlin-Charlottenburg vào năm 1891. Ông ta đã gia nhập quân đội Hoàng gia và sau đó trở thành một Sĩ quan trừ bị (Fahnenjunker) từ năm 1910. Khi chiến tranh bắt đầu, ông ta là một viên tướng tham mưu thuộc OKH (Bộ Tư lệnh Lục quân). Sau đó, ông ta kinh qua các chức vụ: Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 30 (1941-42), Đại diện cho người Đức tại Tập đoàn quân VIII Italia thuộc Mặt trận miền Đông(1942-43); Tư lệnh Quân đoàn XII (1943): Tạm quyền chỉ huy Tập đoàn quân IV ( 4/6 đến 18/7/1944)
    --- Gộp bài viết: 30/10/2018, Bài cũ từ: 30/10/2018 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ 1.4...CHIẾN SỰ TẠI MẤU LỒI VITEBSK (THÁNG 6/1944)
    Lần cập nhật cuối: 30/10/2018
    meo-u, huymaya, bloodheartvn2 người khác thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Nhưng Hitler và Busch lại nhấn mạnh rằng phòng tuyến phải được giữ vững. Sư đoàn Xung kích 78 của Tướng Traut, một trong những Sư đoàn thiện chiến nhất của người Đức trong khu vực bị áp đảo và phòng tuyến do Quân đoàn XXVII đã bắt đầu oằn lên trước sức tấn công của Hồng quân. Mặc dù tới ngày 24 tháng Sáu, người Đức đã tiêu diệt được 116 xe-tăng Sô-viết kể từ khi người Nga mở màn chiến dịch, chỉ riêng Quân đoàn Panzer XXXIX (39) phá hủy được 30 chiếc ngay trong ngày hôm đó, nhưng cũng bị tổn thất rất nặng. Quân đoàn XXVII đã bị người Nga nghiền nát. Để chữa cháy, Busch ném đơn vị duy nhất mà ông có trong tay – Trung đoàn An ninh Hậu tuyến số 2, một đơn vị được trang bị bằng xe đạp – ra mệnh lệnh phải cầm chân được người Nga trên tuyến đường quốc lộ Pskov-Kiev ở phía tây nam của Orekhovsk, đó là điều Quân đoàn XXVII không thể làm được bởi vì lợi dụng đêm tối, 120 xe-tăng Sô-viết đã phá vỡ phòng tuyến. Trong vùng trách nhiệm do Quân đoàn Panzer XXXIX (39) bảo vệ, mọi việc cũng không tốt hơn là bao, khi Tướng Martinek nhận được tin báo về Sư đoàn Pháo bình 337 lúc này chỉ còn lại một đám tàn quân. Chỉ có các Sư đoàn thuộc Quân đoàn XII do Trung tướng Vincenz Mueller chỉ huy gặp chút ít khó khăn nhưng vẫn còn giữ vững được các vị trí chiến đấu…

    Trong khu vực thuộc Tập đoàn quân IX (Đức), người Nga đã dội màn pháo binh phủ đầu kéo dài tới 90 phút, sau đó phóng ra 2 mũi tấn công chủ lực. Một mũi phía đông bắc Bobruisk vào phòng tuyến do Quân đoàn XXXV bảo vệ, còn phía nam hướng vào Quân đoàn Panzer XLI (41). Mũi tấn công kép này hướng vào mục tiêu duy nhất là cánh phải thuộc Sư đoàn Bộ binh 57 của Trung tướng Trowitz, nằm ở đầu mối giao thông, nơi tiếp giáp giữa 2 Tập đoàn quân IV và IX. Mọi thứ đều sụp đổ, và Hồng quân đã thọc sâu vào phòng tuyến của người Đức. Cụm Tập đoàn quân Trung tâm phản ứng rất nhanh chóng, đặt toàn bộ lực lượng Đức còn lại trong khu vực dưới sự điều hành chung của Tập đoàn quân IX. Busch cũng đưa Sư đoàn Bộ binh 707 của Thiếu tướng Gustav Gihr vào Tập đoàn quân IX với mệnh lệnh phải chặn đứng bước đột phá của người Nga. Đồng thời, ông ta cũng điều Sư đoàn Panzer 20 cho Tập đoàn quân IX, mặc dù lúc này chỉ còn một đơn vị, giúp Tập đoàn quân IX lấy lại sự liên lạc với Tập đoàn quân IV và khôi phục lại phòng tuyến của mình.

    Ban đầu, có vẻ như tình hình được khôi phục được phần nào. Ngày hôm đó, Quân đoàn XXXV đã loại khỏi vòng chiến 80 xe-tăng địch, cuộc phản công của Sư đoàn Bộ binh 707 đã dành một chút thành công bước đầu và tại khu vực phía nam, Quân đoàn Panzer XLI (41) đẩy lùi được một số cuộc tấn công của người Nga; tuy nhiên, quân Sô-viết đã chọc thủng phòng tuyến của người Đức ở phía tây bắc Chechnen, tại các điểm giao cắt của 2 Sư đoàn Bộ binh 35 và 36. Màn đêm đổ xuống, họ đã tạo ra một lỗ thủng rộng 3 dặm ở đầu mũi giáo tấn công và rộng 12 dặm tại phần đuôi, sâu tới 8 dặm vào hậu phương quân Đức. Quân đoàn Panzer XLI (41) báo về họ đang phải chống chọi với 15 Sư đoàn Bộ binh và 3 Sư đoàn tăng Sô-viết . Tướng Jordan buộc phải đối phó với tình hình tuyệt vọng bằng cách chuyển gấp 2 Tiểu đoàn Bộ binh và 5 đơn vị pháo binh từ Quân Đoàn LV (55) bên cánh phải của ông, nơi không phải chịu đựng những cuộc tấn công nặng nề của người Nga. Lúc 22.00 đêm, Jordan đã ra lệnh cho Sư đoàn Panzer 20 quay lại phía nam, để đối phó với mối đe dọa của người Nga với Panzer XLI (41). Tuy nhiên, phải mất một thời gian đáng kể để tái tập kết Sư đoàn và di chuyển từ một cánh thuộc Tập đoàn quân IX đến khu vực đang trong tình trạng nguy kịch….

    Busch gặp Tổng tham mưu trưởng Zeitzler tại Bộ Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân ở Minsk trong ngày 24/6/1944. Lúc này, họ mới xác định được quân Nga đã đồng loạt tấn công trên một chiều dài 430 dặm của phòng tuyến với hơn 200 Sư đoàn, tất cả trong trạng thái hoàn hảo hoặc gần đầy đủ sức mạnh. Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đang phải đối mặt với họ trong các khu vực bị tấn công với thành phần vẻn vẹn 28 Sư đoàn, hầu như tất cả trong số đó đều ở trạng thái không đầy đủ sức mạnh. Dĩ nhiên, ngay trong lúc này, vị Thống chế chiến trường không thể đưa ra ngay một lý do thuyết phục để xin phép thực hiện một cuộc rút quân tổng thể nhưng trong sự đắn đo về mọi giải pháp thực hiện của mình, Busch đã yêu cầu xin được phép triệt thoái ra khỏi Vitebsk và kéo Tập đoàn quân Panzer III trở lại theo hướng tây nam. Ngay trong chiều hôm đó, Tổng tham mưu trưởng Zeitzler chuyển lời đề nghị này tới Quốc trưởng nhưng bị từ chối ngay tức thời. Điều mà Hitler làm trong lúc này là ra lệnh cho các Sư đoàn Bộ binh 212 và 290 (từ Cụm Tập đoàn quân Bắc), Sư đoàn Panzer 5 (từ Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraine) cấp tốc tăng viện cho Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Sẽ phải mất vài ngày, số quân này mới tới được. Ngay tối hôm đó, cá nhân Busch đã gọi điện cho Hitler nhưng không thuyết phục được ông chủ của mình: Quân đoàn LIII (53) vẫn phải ở lại Vitebsk…
    meo-u, gaume1, tatpcit4 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong khi ấy, bên trong “pháo đài địa phương” Vitebsk, tình hình xấu đi một cách nhanh chóng. Tại mấu lồi này, diễn ra một câu chuyện quá cũ muôn thưở: mỗi người lính Đức phải bảo vệ quá nhiều đất đai. Ở đây – Vitebsk – Tướng Gollwitzer chỉ có 4 Sư đoàn trong tình trạng kiệt quệ, đó là các Sư đoàn Bộ binh 206 và 246, Sư đoàn Dã chiến Luftwaffe 4 và 6, họ phải bảo vệ một phòng tuyến dài tới 55 dặm. Tổng số quân thuộc 4 Sư đoàn kể trên là 8.123 người, đã cho chúng ta chỉ số trung bình là 150 người/1 dặm trong vùng xảy ra chiến sự hay nói cách khác là mỗi người lính Đức phải bảo vệ 12 mét Anh. Số quân dự trữ của Gollwitzer chỉ còn lại 1 Tiểu đoàn thuộc Lực lượng đặc biệt Luftwaffe, một Tiểu đoàn pháo binh hạng nặng, kết hợp với 2 Đại đội chống tăng hầu như không đủ để chặn đà tiến của 2 Tập đoàn quân hung mạnh Sô-viết. Chỉ vào cuối ngày đầu tiên của chiến dịch, Vitebsk đã bị bao vây tới 2/3….

    “Tôi có thể làm gì? Tôi có thể làm gì?”, Busch đã nhiều lần đặt câu hỏi với Tham mưu trưởng của ông, Trung tướng Kreb – đó là một công việc bất khả thi trong việc cố gắng cứu vãn tình thế vào tầm kiểm soát của mình. Mọi thứ có lẽ là quá muộn, “pháo đài địa phương” bị vây chặt, người Nga nhanh chóng đẩy bật các lực lượng thuộc Tập đoàn quân Panzer III, Quân đoàn IX và VI ra xa khỏi Vitebsk. Quân đoàn VI bảo vệ cánh phải đang ở trong tình trạng vô cùng thảm hại. Suốt 4 ngày trời, nó liên tục bị Tập đoàn quân Xe-tăng V Sô-viết được yểm trợ bởi 500 khẩu pháo binh hạng nặng tấn công và gần như rơi vào tình trạng bị áp đảo. Tất cả các Sư đoàn đều bị nghiền nát, và Sư Đoàn Bộ binh 299 của Ralph von Oriola đã bị tràn ngập vào sáng ngày 25 tháng Sáu. Lực lượng Quân đoàn VI (bao gồm các Sư đoàn Bộ binh 95, 14, 256, và 299) đã bị đẩy bật vào khu vực tác chiến thuộc Tập đoàn quân IV, cho nên đã chịu quyền chỉ đạo thuộc Tập đoàn quân IV từ giữa trưa. Tư lệnh kỳ cựu của Quân đoàn, Tướng pháo binh Georg Pfeiffer (*), đã bị thương nặng trong một cuộc không kích của máy bay Sô-viết ở bên ngoài Mogilev khoảng 8 giờ tối ngày 28/6/1944 trong lúc đang cố gắng tập hợp đám tàn quân đáng thương bằng sự chỉ đạo của mình. Chắc chắn Georg Pfeiffer không thể làm được điều gì trong các ngày 23, 24 và 25 tháng Sáu để giải nguy cho số phận của Vitebsk…..

    Trong khi trận chiến bùng nổ, Hitler đã ra lệnh cho Luftwaffe cử một sĩ quan tham mưu nhảy dù vào trong Vitebsk, gặp Gollwitzer buộc ông ta phải đảm bảo giữ vững vị trí cho đến người lính cuối cùng. Đương nhiên, Busch, chuyển tiếp lệnh này. Ý tưởng về phi vụ tự sát này đã không bị xếp xó cho đến khi Tướng Reinhardt điện lại cho Busch : “Ngài hãy nói với Quốc trưởng rằng tôi luôn sẵn sàng tuân lệnh, nhưng chỉ có một sĩ quan thuộc Tập đoàn quân Panzer III có thể thực hiện được nhiệm vụ – đó là người chỉ huy. Tôi luôn sẵn sàng thực hiện mệnh lệnh đến từ Fuehrer !”…. Busch chuyển thông điệp này cho OKH. Một giờ sau, Hitler đã hủy bỏ….

    Tối ngày 24 tháng 6, Hitler cuối cùng quyết định cho phép Tướng Gollwitzer được phép triệt thoái ra khỏi Vitebsk với ba trong số bốn sư đoàn của mình, chỉ để lại Sư Đoàn 206 Bộ Binh của Trung Tướng Alfons Hitter ở lại (nhằm mục đích giữ danh dự cho người Đức.ND). Gollwitzer không làm theo tinh thần trong các mệnh lệnh của Hitler và ông ta mang theo phần lớn Sư đoàn Bộ binh 206 khi họ bị cắt đứt đường rút lui trong ngày 25/6/1944. Tuy nhiên, Quân đoàn LIII chỉ di chuyển hơn chục dặm đường trước khi bị rơi vào một vòng vây khác trong ngày hôm sau. Các chỉ huy Sư đoàn Dã chiến Luftwaffe 4 và 6 là Trung tướng Robert Pistorius và Rudolf Peschel đều bị giết khi quân Nga giải quyết xong xuôi túi vây. Cuối cùng Gollwitzer đã chấm dứt chống cự trong buổi sáng ngày 27/6/1944. Ông cùng với 270 người còn lại đã đầu hàng người Nga, 2/3 trong số đó bị thương. Tướng Alfons Hitter cũng buông súng đầu hàng cùng ngày hôm đó. 27.000 người lính đã mất tích, hầu hết trong số họ đã bị bắt trong thời gian phá vây….

    Tại rìa phía nam của nồi hơi, Phương diện quân Belorussian I đã tung toàn bộ lực lượng trong tay vào cuộc tổng công kích trong ngày 24 tháng Sáu. Ngày hôm sau, Tướng Jordan yêu cầu được phép rút toàn bộ Tập đoàn quân IX của mình ra khỏi túi vây nằm giữa 2 con sông Dnieper và Beresina, nhưng Busch trả lời rằng nghĩa vụ của quân đội là phải giữ từng tấc đất và không tự nguyện từ bỏ bất cứ thứ gì. ”Chịu trách nhiệm khi gửi đi một bản báo cáo, chúng ta phải chấp nhận các mệnh lệnh của cấp trên của mình ngay cả khi được thuyết phục hơn theo chiều hướng ngược lại..”. Tướng Jordan viết tiếp trong cuốn nhật ký chiến tranh của Tập đoàn quân IX. "Điều tồi tệ hơn cả là khi biết rằng toàn bộ các thông tin không thỏa đáng từ Cụm Tập đoàn quân gửi xuống không phải là một sản phẩm của người chỉ huy đang cố gắng hết sức để đạt được mục đích mà chỉ là một nỗ lực thực hiện các mệnh lệnh đã trở thành lỗi thời bởi vì tình hình liên tục thay đổi ..”

    …………………………….

    (*) Quân Đoàn VI mất liên lạc với Tập đoàn quân Panzer III trong ngày 25 tháng Sáu và chuyển sang thành phần thuộc Tập đoàn quân IV. Tướng Georg Pfeiffer đã chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất và, giống như nhiều sĩ quan trong thời đại của ông, đã trải qua những năm 1920-1935 trong ngành cảnh sát. Ông bắt đầu chỉ huy Trung đoàn pháo binh 37 (1937-39), Bộ chỉ huy pháo binh 105 (1939-40), Sư đoàn Bộ binh 94 (1940-43), Sư đoàn Bộ binh 306 (1943-44), và quyền chỉ huy Quân đoàn VI (20/5/1944). Ông được thăng chức Tướng pháo binh vào ngày 1/5/1944….
    bloodheartvn, meo-u, tatpcit2 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Jordan đã trì hoãn vài giờ trước khi cam kết tung lực lượng dự trữ đáng kể duy nhất – Sư đoàn xe-tăng 20 – vào trận đánh bên cánh nam của ông, có lẽ vì ông không muốn hy sinh họ một cách vô ích. Sau đó, Sư đoàn lại bị trì hoãn thêm vài giờ nữa bởi vì phải di chuyển trên những con lộ xấu, đã thế lại luôn bị tắc nghẽn bởi vị dòng người tản cư, tỵ nạn đang trong tình trạng hoảng sợ. Khi Sư đoàn bắt đầu phản kích, họ đã tiêu diệt được tới 60 xe-tăng Sô-viết chỉ trong một ngày (25/6/1944), nhưng họ chỉ có 71 xe tăng hoạt động, khoảng một nửa trong số đó là PzKw IV (Panzer IV), một loại xe tăng đã bị các xe-tăng Nga áp đảo tại mặt trận Miền Đông kể từ năm 1944 (1). Đối thủ của họ có tới 300 xe-tăng. Sư đoàn tăng 20 cũng đã mất khoảng ½ số xe-tăng trong trận đánh này. Họ cũng không thể cản nổi mũi đột phá của Hồng quân xuyên qua tuyến phòng thủ thuộc Quân đoàn Panzer XLI (41) của tướng Edmund Hoffmeister với lực lượng thiết giáp cơ động mạnh và hướng thẳng tới Bobruisk. Trong lúc đó, bên sườn trái của Hoffmeister, Quân Đoàn XXXV đã bị xé toạc trong ngày 25/6/1944. Khi màn đêm buông xuống, các Quân đoàn Panzer XLI (41) và XXXV (35) đã loại khỏi vòng chiến tới 120 xe tăng Sô-viết, nhưng các Sư đoàn Bộ binh 134 và 296 đã bị đập nát, Sư Đoàn Bộ binh 35 chỉ còn là đám tàn quân, và những người Nga di chuyển rất nhanh, vòng qua các Sư Đoàn Bộ binh 707 và 134 ở phía tây nam của Buda.

    Có lẽ một điều mỉa mai nhất khi cho rằng Quân đội Đức, mà trong năm 1940 đã làm choáng váng thế giới với chiến thuật blitzkrieg (chiến tranh Cơ động), giờ đây lại là Quân đội chủ lực có tính chất Cơ động ít nhất tại châu Âu năm 1944. Trên thực tế, có một sự thật chỉ ra là người Đức không hề bị lạc hậu; hoặc những nước khác bắt kịp và sau đó vượt qua Wehrmacht trong lĩnh vực chiến tranh Cơ động, hoặc các dây chuyền sản xuất hàng loạt tại Anglo-Saxon (chủ yếu là ở nước Mỹ) san bằng thế quán quân quyền lực chống lại nước Đức. Nhưng các đơn vị xe tăng và cơ giới di động của Đức chỉ chiếm khoảng 10,8% tổng số quân đội Đức trong năm 1944, phần lớn các Sư đoàn Đức lại được tạo thành, nâng cấp từ các đơn vị xe ngựa kéo. Điển hình hơn cả là trong một Sư đoàn bộ binh, đơn vị được Cơ giới duy nhất lại là đại đội cứu thương…Đã thế, Hồng quân được cung cấp với số lượng không hạn chế qua Hiệp ước Lend-Lease với Mỹ (đặc biệt là loại xe tải 2,5 tấn) trở thành một trong những Quân đội được Cơ giới hóa nhiều nhất trên thế giới vào năm 1944. (Từ Studebaker sẽ là đồng nghĩa với xe tải lưu hành tại Liên Xô trong nhiều năm tới). Một khi người lính Nga đuổi sát nút các Sư đoàn Bộ binh Đức– như trong thời điểm tháng 6 năm 1944 – thì những người lính chân trần Bộ binh Đức ít có cơ hội thoát thân. Họ chỉ có thể hy vọng đào thoát, và ngay cả điều này phụ thuộc vào đồng đội của họ ổn định được chiến tuyến, để bản thân lính Đức sẽ không phải trải qua một cuộc chạy trốn quá xa đích đến….





    ☆☆☆☆☆☆





    Vào ngày 26 tháng Sáu, Busch bay tới Obersalzburg và gặp Hitler để thuyết phục về chính sách phòng thủ không khoan nhượng của Quốc trưởng, nhưng không đạt được thành công. Đi cùng với vị Thống chế là tướng Jordan, người được lệnh triệu tập tới Tổng hành dinh Quốc trưởng để giải thích những do dự và lúng túng của mình trong việc điều hành Sư đoàn tăng 20. Cuộc gặp đã không đi tới một kết quả nào cả. Vào ngày 27/6/1944, Busch, có thể hành động theo chỉ thị của Hitler, đã sa thải Jordan với lý do lãnh đạo mang tinh thần chủ bại và cử tướng Pháo binh Helmuth Weidling (2), cựu Tư lệnh Quân đoàn Panzer XLI (41) trước kia tiếp nhận. Weidling tạm thời nắm quyền chỉ huy cho tới khi người thay thế chính thức, Tướng xe-tăng Nikolaus von Vormann (3) tới nhận nhiệm vụ…Một lần nữa, mọi thứ trở nên quá muộn: người Nga hầu như đã tiêu diệt được Quân đoàn Panzer XLI (41) trong ba ngày chiến đấu khốc liệt, vòng qua Bobruisk, luồn sâu vào hậu phương thuộc Tập đoàn quân IX. Đúng là Jordan lúc đầu đã ném Sư đoàn tăng 20 quá sớm và quá xa về phía bắc, và sau đó do dự điều chuyển nó trở về vị trí thích hợp. Tuy nhiên, ngay cả khi ông điều chuyển Sư đoàn tăng 20 trở về vị trí thích hợp sớm hơn một ngày và sử dụng theo cách tốt nhất mà ông ta có thể làm được …tình hình vẫn khó thể có sự khác biệt khả dĩ nào cả….

    Trong 100.000 người thuộc Tập đoàn quân IX, chỉ có 30.000 người thoát chết, Hoffmeister nằm trong số những người bị bắt. Quân đoàn XXXV của Trung tướng kỵ binh Kurt-Jurgen von Luetzow (4) có 34.000 đã bị rơi vào túi vây ở Bobruisk, nơi họ phải chịu đựng những cuộc tấn công nặng nề từ đợt sóng thứ hai của quân Nga. Cuối cùng khi Luetzow đầu hàng trong ngày 29/6/1944, chỉ còn có 16.000 người sống sót. Thế là thêm 4 Sư đoàn Đức nữa bị tiêu diệt. Trong quá trình chiến đấu, Các Thiếu tướng Ernst Phillipp và Karl Zutavern, chỉ huy Sư đoàn Bộ binh 134, Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 18 thà tự sát còn hơn là đầu hàng người Nga…..

    ……………………………

    (1).Từ giữa năm 1944, PzKw IV (Panzer IV) đã bị áp đảo bởi phiên bản nâng cấp của T-34 là T-34-85, trang bị pháo 85 mm (3,35 in) và vỏ giáp dày hơn. Những xe tăng hạng nặng của Liên Xô như xe tăng IS-2 mang pháo 122 mm (4,80 in) thì có thể dễ dàng tiêu diệt PzKw IV (Panzer IV) ở cự ly khá xa

    (2).Sĩ quan pháo binh, Helmuth Weidling đã chỉ huy Trung đoàn pháo binh 56 và 20 (1939-40), Trung đoàn pháo binh 128 (1940-41), và Sư đoàn Bộ binh 86 (1942-43) trước khi đảm nhận vị trí chỉ huy Quân đoàn Panzer XLI (41). Vào tháng 4 năm 1945, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy Quân đoàn xe-tăng LVI (56) và chiến đấu bảo vệ Berlin. Ông đã chấm dứt công cuộc phòng thủ Berlin, đầu hàng người Nga trong ngày 3/5/1945, 4 ngày sau khi Hitler tự sát. Weidling chết trong một nhà tù của Sô-viết vào những năm 1950.

    (3).Nikolaus von Vormann là người xuất thân từ Tây Phổ. Ông là một Sĩ quan tham mưu thuộc Tổng hành dinh Quốc trưởng (1939), tham mưu trưởng Quân đoàn XXVIII (1940-42), chỉ huy Sư Đoàn Xe-tăng 23 (1942-43) và chỉ huy Quân Đoàn Xe-tăng XXXXVIII (1943-44) . Vào cuối chiến tranh, Vormann là chỉ huy của pháo đài Alpine Redoubt nổi tiếng, nhưng chỉ có tên trên giấy tờ mà không tồn tại. Ông sống ở Berchtesgaden sau chiến tranh....

    (4).Xuất thân từ một dòng họ quân đội thuộc nước Phổ cổ xưa, Baron Kurt-Juergen von Luet-zow bước vào phục vụ quân đội trong năm 1914. Trong Thế chiến II, ông là Tư lệnh Trung đoàn Bộ binh 89 (1939-42), Sư đoàn 12 Bộ binh (1942-44), và Quân đoàn XXXV (từ ngày 25 tháng 6 năm 1944, cho đến khi đầu hàng). Ông phải sống trong trại tù binh Sô-viết cho đến năm 1956.
    tunghpvn, ngthi96, meo-u3 người khác thích bài này.
  10. MD_2015

    MD_2015 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/07/2017
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    6
    Chỉ có Tập đoàn quân Panzer III, phụ trách bảo vệ khu vực sườn bắc thuộc Cụm Tập đoàn quân, có lẽ là yếu hơn 2 Tập đoàn quân kể trên. Vũ khí hạng nặng của họ chỉ có 3 Tiểu đoàn pháo tự hành xung kích và một Tiểu đoàn pháo tự hành săn tăng hạng nặng (gồm pháo tự hành Nashorn mang tên là Hornisse hoặc Hornet – Ong vò vẽ, tên một loại pháo tự hành chống tăng 88 mm). Toàn bộ Tiểu đoàn có từ 60-80 khẩu pháo tự hành chống tăng loại này….

    Em thấy đoạn này 1 tiểu đoàn sao có nhiều pháo thế60-80 khẩu, 3 tiểu đoàn chắc 200 khẩu. Nếu Nga biên chế chắc được 2 sư đoàn pháo tự hành

Chia sẻ trang này