1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử Văn Minh Ả Rập

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi manhhaok, 11/10/2018.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. manhhaok

    manhhaok Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2016
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    1
    Cuốn Lịch sử văn minh Ả Rập, cũng như các cuốn Lịch sử văn minh Ấn Độ, Lịch sử văn minh Trung Hoa…, cụ Nguyễn Hiến Lê cũng dịch từ bản Pháp dịch của nhà Rencontre ở Lausanne, Thuỵ Sĩ. Nguyên tác tiếng Anh là Cuốn II: Islamic Civilization: 569-1258 (Văn minh Hồi giáo: 569-1258) trong Tập IV: Age of Faith[1] (Thời Trung Cổ) trong bộ The Story of Civilization (Lịch sử văn minh) của Will Durant.

    [​IMG]

    Năm 569 là năm nhà tiên tri Mohomet, người khai sáng đạo Hồi, chào đời; năm 1258 là năm quân Mông Cổ cướp phá kinh đô Bagdad, chấm dứt triều đại Abbaside.

    Mahomet và các người nối nghiệp chinh phục trọn bán đảo Ả Rập, sau đó “chiếm được một nửa những nước ở châu Á thuộc về đế quốc Byzantin[2], trọn Ba Tư và Ai Cập, một phần lớn Bắc Phi”, phần lớn bán đảo Iberan[3]; dựng nên một đế quốc Hồi giáo rộng mênh mông, trãi dài từ Đại Tây Dương tới sông Indus gồm các miền Tây Á, Trung Á, Bắc Phi, một phần Tây Nam châu Âu (xem bản đồ bên dưới). Sau năm 750, tuy người Hồi giáo còn chiếm thêm đảo Corse, đảo Sardaigne, đảo Sicile, nhưng chính quyền trung ương lần lần suy yếu, nhiều lãnh chúa là người Ả Rập, hoặc người Ba Tư, người Thổ Nhĩ Kỳ, người Berbère…, mỗi nhà hùng cứ một phương, đế quốc Hồi giáo bị chia cắt thành nhiều vương quốc độc lập.

    Năm 1258, vị calife (vừa là vua vừa là giáo chủ Hồi giáo) cuối cùng của triều đại Abbaside bị quân Mông Cổ giết, nhưng triều đại Mameluk hùng mạnh ở Ai Cập vẫn còn. Năm 1260 quân Mamelut tiêu diệt một đạo quân Mông Cổ Ain-Jalut, và “năm 1303, một trận quyết định ở gần Damas chấm dứt sự xâm lăng của Mông Cổ và cứu được Syrie cho Hồi giáo, có lẽ cả châu Âu cho Kitô giáo nữa”; các lãnh chúa Mamelut cũng cứu “xứ Palestine khỏi bị quân France xâm chiếm, và khi họ đuổi được chiến sĩ Kitô[4] giáo cuối cùng ra khỏi châu Á”; triều đại Mamelut còn kéo dài “cho tới khi người Thổ Ottman diệt năm 1517”.

    Nền văn minh Hồi giáo được tác giả nêu ra trong cuốn này là nền văn minh các dân tộc theo Hồi giáo từ năm 569 đến năm 1258 (trước và sau khoảng thời gian đó, tác giả chỉ nêu khái quát). Theo tác giả thì “Gần như Kitô giáo chỉ ảnhhưởng tới Hồi giáo ở phương diện tôn giáo và chiến tranh… Ngược lại, ảnh hưởng của Hồi giáo tới Kitô giáo vừa

    đa diện vừa lớn lao vô cùng. Châu Âu theo Kitô giáo học được của Hồi giáo nhiều món ăn, thức uống, thuốc trị bệnh, áo giáp, huy chương, các kiểu và ý kiến về nghệ thuật, kĩ thuật thương mại, kĩ nghệ, luật và phương pháp hàng hải… Thơ ngụ ngôn và những chữ số Ấn Độ cũng khoát một hình thức Ả Rập trước khi vô châu Âu. Khoa học Hồi giáo duy trì và mạnh mẽ khai triển thêm môn toán, lý, hoá, thiên văn, y học của Hy Lạp để sau truyền lại cho châu Âu… Y học Hồi giáo đứng đầu thế giới trong năm trăm năm. Triết học Hồi giáo sửa đổi triết thuyết của Aristote để truyền lại cho châu Âu theo Kitô giáo, Avicenne và Averroès là những ngôi sao sáng ở phương Đông soi đường cho các nhà thần học phái kinh viện châu Âu, và được các nhà này coi là những bậc thầy ngang hàng với các triết gia Hy Lạp thời cổ… Một phần văn minh rực rỡ ấy là di sản của Hy Lạp; nhưng một phần lớn, nhất là về chính trị, thi ca và nghệ thuật là riêng của dân tộc Ả Rập và nó quí vô cùng”. Không chỉ riêng dân tộc Ả Rập mà các dân tộc khác trong đế quốc Hồi giáo cũng đóng góp một phần đáng kể vào nền vinh Hồi giáo, đặc biệt là dân tộc Ba Tư. Ngoài “ngôi sao sáng ở phương Đông” Avicenne là người Ba Tư kể trên, còn có thi hào Omar Khayyam, nhà bác học al-Biruni, nhà toán học Al-Khwarizmi (tác giả cuốn “Đại số học”)…, và tác phẩm được nhiều người biết đến, cuốn “Ngàn lẻ một đêm”, cũng của người Ba Tư.

    https://noidungsach.com/sach-lich-su-van-minh-a-rap-pdf-ebook-epub/

Chia sẻ trang này