1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm Lý Học Giáo Dục: Tản mạn cùng Bạn suy ngẫm !

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 16/11/2015.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)
    Triết lý Công nghệ Giáo dục nếu hiểu một cách đại thể, dựa vào chính kinh nghiệm của người đọc này, là một triết lý giáo dục dựa vào các kết quả của nghiên cứu tâm lý giáo dục trên thế giới, đặc biệt là Piaget và sự vận dụng ở Nga vào thực tiễn theo từng giai đoạn phát triển của trẻ em trên trục định hướng không khác mấy với Piaget, và nhất là vào kết quả thực chứng từ công việc các tác giả này thực hiện ở Việt Nam: Công nghệ Giáo dục Việt Nam đã mở rộng và thoát ra khỏi hoàn cảnh chỉ có một trường thực nghiệm như trường Jean-Jacques Rousseau của Piaget và trường số 91 của Viện TÂM LÝ HỌC ở Moskva. Nó muốn thay thế nền giáo dục nhồi nhét, thày đọc trò chép, về nhà thì học thêm và gò lưng luyện giải bài mẫu.

    Dựa vào kinh nghiệm ở Mỹ, theo người đọc sách này hình dung, Công nghệ Giáo dục của HỒ NGỌC ĐẠI có thể cũng khá sát phương pháp giáo dục thực hiện ở các trường theo phương pháp Montessori, bắt nguồn ở Geneva, quê hương của Piaget, hay phương pháp mà các trường tiểu học và trung học do Tổ chức Liên Hợp Quốc hiện đang quản lý gián tiếp (tiếp nhận ảnh hưởng của Piaget).


    Đơn giản là các trường loại này phát triển các hoạt động dựa vào hợp tác nhóm, nhưng theo dõi, dạy và để học sinh phát triển theo nhịp điệu của từng em, không tạo cạnh tranh làm trẻ em mất tự tin, do đó trong giai đoạn tiểu học, các trường này không cho điểm, không xếp hạng học sinh, nhưng theo dõi kỹ, đánh giá mặt yếu, mặt mạnh và làm việc thường xuyên với phụ huynh để hướng dẫn học sinh tiến bộ thêm.


    Không phải hầu hết các trường Mỹ theo phương pháp này, nhưng phải nói là các trường và cha mẹ muốn phát triển trẻ em hài hòa tự tin thì thường đi học các trường này. Các trường áp dụng phương phát này chỉ dễ thực hiện với lớp ít học sinh. Ở lớp theo phương pháp Montessori, ở Mỹ, và ở cả trường Liên Hợp Quốc, một lớp học thường không quá 25 em, với một giáo viên chính và một trợ lý giáo viên (đó là chưa kể các giáo viên dạy nhạc, vẽ, thể dục).
    Tôi có hỏi tác giả PHẠM TOÀN là việc ứng dụng ở Việt Nam như vậy có phải chỉ ở cấp tiểu học hay đã phát triển ra toàn các cấp học phổ thông.
    Ông PHẠM TOÀN trả lời:

    Mặc dù đã mở từ lớp 1 cho tới lớp 12, song Công nghệ Giáo dục (CGD) chỉ có thể nói chắc là nó đã làm chủ được bậc tiểu học. Nói thật chắc nữa, thì nó làm chủ được môn Tiếng Việt, môn Toán và môn Văn tiểu học. Nhưng học xong tiểu học CGD, lên cấp trên, ít nhất nó cũng ngang trình độ chung, có rớt thấp đến đâu thì cũng đến cái đáy ấy thôi!

    Điều quan trọng là học hết lớp 5 CGD, trẻ em thích học, và trình độ thì khác hẳn! Hết lớp 1 các em đã đọc nhanh và viết không sai chính tả, hết lớp 3 không nói và viết sai câu, hết lớp 5 thì viết được một văn bản tử tế. Về văn, các em có cảm thụ văn mà học sinh các lớp đại trà không so sánh được. Về Toán cũng thế, hết lớp 1, các em tự làm lấy bảng cộng; chỉ sau 7 tuần đầu lớp 2, các em đã thành thạo các hệ đếm, và có thể cộng trừ tới hàng tỷ.

    Giáo viên dạy tiểu học tỉnh Lao Cai đi thi giáo viên giỏi bao giờ cũng đoạt giải, vì biết cách vận dụng cách dạy đã học được vào "phong trào chung".

    Ôi, nếu CGD được mở đàng hoàng, lại được thỏa sức nghiên cứu, thì có khi nó sẽ trình ra cho xã hội một bậc học phổ thông không cần đến 12 năm, tiết kiệm hai năm mà chất lượng lại cao hơn. Thật đấy! Chỉ vì nó biết cách rút ngắn được việc học môn tiếng Việt. Nhưng số phận dân tộc này còn cần được thử thách…

    (còn tiếp)
    Lần cập nhật cuối: 23/02/2016
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)
    Về câu hỏi là: Có phải trường giáo dục theo Công nghệ chỉ có thể áp dụng cho những lớp ít học sinh, và học cả hai buổi để thày có thể làm việc với từng học trò? Phải chăng như vậy là không thể áp dụng đại trà ở Việt Nam vì các lớp hiện nay có quá nhiều học sinh và lại học có 1 buổi? Ông PHẠM TOÀN trả lời:

    Những điều tôi vừa trả lời hàm nghĩa rằng CGD đi thẳng vào "hiện đại hóa", nhưng cái hiện đại hóa ấy không có nghĩa là chạy đua theo "kỹ thuật mới", không có nghĩa là chạy đua theo những công cụ dạy học mới (như các trường tư thục hiện thời đang khoe để chiêu sinh con nhà giàu nhưng chưa giàu tới mức đủ sức cho con đi "du học" ngay từ bậc tiểu học).

    Không có một tư tưởng mới, thì nhập nhiều máy tính cũng chỉ thêm được các cửa hàng chơi game và chít chát thôi, chứ làm gì có công nghệ thông tin!

    Cá nhân tôi đã đi huấn luyện giáo viên, nhiều cô giáo trình độ lớp 7 cộng thêm một thời gian ngắn học sư phạm. Do không huấn luyện bằng những bài giảng lý thuyết, mà chỉ là hướng dẫn dùng thiết kế, nội dung như sau thôi, nên giáo viên rất dễ thực hiện:

    . Giao việc cho học sinh như thế nào? Làm cách gì để học sinh hiểu rõ đã được giao việc?
    . Giao việc rồi thì làm mẫu cho học sinh làm theo. Thí dụ: làm mẫu phát âm, để học sinh phát âm theo (chứ không giảng giải về vẻ đẹp của tiếng Việt chẳng hạn!).
    . Làm mẫu xong thì phải cho học sinh làm lại. Làm cách gì để chữa cho những em làm chưa đúng?
    . Khi học sinh làm xong việc thì cư xử như thế nào (thay vì cho điểm và "dứ" trẻ em bằng điểm số)?
    . Gặp học sinh chậm thì cư xử thế nào (thay vì dọa nạt và hạ điểm – và những năm sau này có tiền rủng rỉnh thì gạ gẫm dạy thêm và học thêm)?

    Cứ thế, nước lên thì thuyền lên, khi còn nghèo, lớp học đông tới 40 em thì ta chấp nhận dạy 40 em, khi cuộc sống cho phép một lớp ít học trò, thì ta "xài sang", lo gì. Nhưng yếu tố thành công của một lớp học đâu có nhờ vào ít hay nhiều học sinh? Ngành giáo dục từng dạy ở miền núi mỗi lớp dưới mười học trò mà đánh vật mãi có xong đâu? CGD bắt tay vào, lớp đông hơn, mà chất lượng vẫn cao, xin lên Lao Cai, đến những lớp cho học sinh dân tộc thiểu số, và ta sẽ có một cách nhìn khác đối với vấn đề kỹ thuật.

    Một câu hỏi nữa tôi gửi tác giả PHẠM TOÀN là: Khi ông HỒ NGỌC ĐẠI phát biểu là HỆ THỐNG giáo dục ở Việt Nam phải xóa đi làm lại, người nghe hiểu ngầm rằng ông ấy đã có phương pháp học, hướng dẫn học cho mọi cấp học từ tiểu đến đại học. Vậy có phải ông ấy chỉ nói về cấp tiểu học, hay một vài lớp trong cấp tiểu học?"

    Tác giả PHẠM TOÀN trả lời:
    Câu này lẽ ra nên hỏi thẳng HỒ NGỌC ĐẠI!

    Tôi xin trả lời theo cách hiểu của tôi như sau.
    HỒ NGỌC ĐẠI nói "giỡ ra làm lại từ đầu", có thể hiểu theo mấy nội dung sau:

    – Muốn cải cách nền Giáo dục Việt Nam đến nơi đến chốn, thì trước hết phải "giỡ" cái nguyên lý vận hành đã có – bây giờ ta thích gọi bằng cái "triết lý" – để thay bằng cái mới hoàn toàn. Nguyên lý cũ là "Thầy giảng giải–Trò ghi nhớ" cần được "giỡ đi" và thay bằng "Thầy tổ chức–Trò thi công".

    – Một ông thánh sống cũng không làm lại được nền giáo dục mới trong một vài năm; điều hoang tưởng chỉ có thể do ông Chử Đồng Tử làm được trên bờ sông với bà Tiên Dong thôi. Ông HỒ NGỌC ĐẠI khiêm tốn đề nghị "thực nghiệm" đi trước một bước và cứ đưa dần vào đời sống, bắt đầu bằng thực nghiệm tiếp ở địa phương rồi đưa dần vào đại trà.

    – "Giỡ ra làm lại từ đầu" còn có ý nghĩa ở tư tưởng triệt để trong mọi việc, không làm ăn theo lối nửa dân chủ nửa phong kiến, hiện đại hóa "kết hợp với" bản sắc dân tộc mà chẳng ai hiểu "bản sắc" đó là quỷ quái gì ngoài chuyện hương hoa cờ đèn kèn trống mũ mãng áo khăn xúng xính… cứ hệt như thời xửa thời xưa khi dân tộc ta chưa có hàng triệu người hy sinh xương máu để có Tự Do và Dân Chủ hôm nay.
    (còn tiếp)
  3. hanhan86

    hanhan86 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2015
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    10
    những chai sẻ rất hay mong những bài viết tiếp theo từ ad ak
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    (tiếp & còn tiếp)
    Quyển sách củaPHẠM TOÀNdày dặn, được nhà Xuất Bản Trí thức chịu in trong một xã hội mà người có tiền thường ít bỏ tiền ra mua sách đọc là một hành động khá dũng cảm, vì việc xuất bản có thể nói khó lòng thu lại được vốn, nói chi lợi nhuận.

    Nhưng trong quyển sách này, tác giảPHẠM TOÀNđã gói ghém nhiều bức xúc và do đó đưa các tư tưởng cần phổ biến vào nhiều phụ lục. Những phụ lục này khi đứng riêng và được đọc kỹ sẽ đưa đến độc giả các giá trị về tư tưởng và thông tin quan trọng. Tác giả muốn đưa ra những thông tin như là những gợi ý cho bạn đọc tiếp tục mầy mò thêm.

    Vì thế có thể thấy trong sách rất nhiều thông tin có khi tưởng như không liên quan lắm đến nội dung TÂM LÝ HỌC giáo dục (thí dụ như có hẳn một phụ lục dài, khá đầy đủ về nền dân trị Mỹ qua tóm tắt tác phẩm của Alexis de Tocqueville, phụ lục liên quan đến ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ thời kỳ khai sáng ở châu Âu trên nước Mỹ, thông tin về chân tướng Ngân hàng Thế giới, hay những phân tích và luận điểm về đối tượng nghệ thuật).

    Không phải những thông tin này không liên quan đến chủ đề của quyển sách, nhưng chúng đã làm cho quyển sách trở nên phức tạp hơn, khó đọc hơn.

    Tác giả viết khoảng gần 300 trang về công nghệ giáo dục, nhưng thú thật một người không ở trong nghề giáo dục như tôi có cố gắng cũng chỉ lĩnh hội được một phần công việc thày thiết kế trò thi công của Công nghệ giáo dục, mặc dù tôi biết đây là công trình tâm huyết cả đời của ôngHỒ NGỌC ĐẠIvà tác giảPHẠM TOÀN.
    Nếu quyển sách có một vài thí dụ cụ thể, trình bày chi tiết quá trình thày thiết kế và trò thi công như thế nào thì người đọc mới hy vọng có hiểu biết thực sự. Chính vì thế, trong bài đọc sách này tôi đã viết thư riêng yêu cầu tác giả cho ví dụ và những ví dụ này hy vọng giúp độc giả hiểu rõ thêm về Công nghệ Giáo dục, và may thay tác giả đã phản hồi.

    Bài đọc sách này đặt ra một câu hỏi cho các nhà lãnh đạo Việt Nam:
    Phải chăng chỉ có một cách dạy học, và chỉ cần một bộ sách giáo khoa?
    Ở đây cũng cần nói rõ là nội dung có thể giống nhau nhưng cách tiếp cận để học sinh chiếm lĩnh tri thức qua sách giáo khoa và qua cách dạy thì có thể rất khác nhau. Một cách dạy, một chương trình, một bộ sách giáo khoa có phải là chính sách đã giết chết mọi cố gắng, mọi tâm huyết đưa khoa học vào giáo dục ở Việt Nam?
    Độc giả có thể đọc thêm Hộp 4 ở dưới , phần phỏng vấn các học sinh đã từng học ở trường Thực nghiệm CNGD Giảng Võ ở Hà Nội để thấy được một phần cách dạy ở đây. & 1 số ví dụ thêm
    (còn tiếp)
  5. q9999

    q9999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2015
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    2
    CHính xác, nó đòi hỏi một con người nhạy cảm và tinh tế
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    Đôi điều về TG Vũ Quang Việt:
    Ông là một nhà kinh tế gốc Việt, từng là Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc; trong thời gian ở Mỹ, ông đã học ngành Tâm lý học và sau đó theo học ngành Kinh tế
    Xem link:
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Vũ_Quang_Việt
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    "CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC (CNGD)" & ~ PHẢN BIỆN:

    Sau khi lý thuyết về CNGD được áp dụng 1 cách đại trà tại VN & việc Ông PGS TS Bùi Hiền đề nghị cải tổ tiếng Việt thì K0 thiếu ~ cuộc PHẢN BIỆN: Sau đây là 1 số Phản biện gần đây nhất về CNGD

    HV130 - "Công nghệ giáo dục" - nên hay không, làm sao xử lý?
    05 Tháng Mười 2018 8:48 SA
    [​IMG]
    Lâm Châu

    Phần I - Vài phản biện cụ thể

    Tôi rất đắn đo khi đưa lên mạng những dòng này. Bao lần định viết rồi lại xóa! Định tổ chức tọa đàm tại Đà Nẵng, lại tạm đình chỉ…

    Tuy ý thức được là vấn đề này liên quan đến mọi tầng lớp nhân dân, rất nhạy cảm, nhưng tôi quyết định tỏ rõ lập trường của mình và chấp nhận phản biện của mọi người.

    Vài lời mở trước:

    1. Tôi xin nói trước là tôi không đồng ý về các thái độ cực đoan, không có chút lịch sự tối thiểu khi tranh luận, để cho cảm tính chi phối rồi dùng những lời lẽ quá đáng, thậm chí mạt sát chửi rủa những người lớn tuổi có học vị cao như các ông BÙI HIỀN, Hồ Ngọc Đại…

    2. Cũng xin nói rõ là cái gọi là "Công nghệ giáo dục" (CNGD) không liên quan gì đến mưu toan cải tiến chữ viết tiếng Việt của ông BÙI HIỀN! Việc ông này sau một thời gian im lặng vì đã phải đón nhận sự phản đối kịch liệt của toàn dân, đứng ra bênh vực GS Hồ Ngọc Đại, cho mình đồng thuyền đồng hội, là hành động vớ vẩn, bất minh, đáng trách như kẻ nhảy lên xe tuần hành của các cầu thủ U23 phất cờ chia phần chiến công của một ông tiến sĩ hám danh nọ!

    Sự xâm phạm chữ Quốc ngữ, một báu vật cùng với tiếng Việt đã quyện vào hồn dân tộc, đã bị phát giác và bị loại bỏ.
    Viện Ngôn ngữ học qua khẳng định mới đây của GS Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp(1) đã ký giấy khai tử cho công trình này.
    Chúng ta không nên bàn đến nữa, không nên nhắc đến nữa, một thây ma vừa được chôn!

    3. Ngoài Bắc đã duy trì cách đọc ký tự chữ quốc ngữ (A, BỜ, CỜ…) từ Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ của các cụ Nguyễn Văn Tố, Hoàng Xuân Hãn.
    Trong Nam lại dùng cách đọc có ảnh hưởng của tiếng Pháp (A, BÊ, XÊ…). Hai cách đọc này có thể tồn tại song song vì ngoài Bắc vẫn đọc VTV là vê tê vê chứ không đọc vờ tờ vờ

    Không nên lấy khác biệt nhỏ này làm quan trọng để dẫn đến chia rẽ Bắc - Nam, đả kích lung tung, không có lợi cho tinh thần đoàn kết, thống nhất dân tộc!

    Vài đề nghị cụ thể:

    Tôi đã nghe tiếng từ lâu, về trường phái Hồ Ngọc Đại cho giáo dục!
    Tôi đã đánh giá giáo sư là người tâm huyết lo cho giáo dục bền bỉ liên tục trong giai đoạn có bao điều bất cập tràn lan...!

    Tôi cũng biết có nhiều trí thức mà tôi kính trọng ủng hộ CNGD, nhất là nhóm Cánh Buồm do nhà giáo PHẠM TOÀN, một sĩ phu Bắc Hà mà tôi quen thân, nể trọng, một trí thức dấn thân đã có những phản biện xã hội sắc bén hợp thời cho đất nước.

    1. Xin nói rõ là cái nhìn của tôi đối với CNGD là cái nhìn phản biện, của một cá nhân với tất cả những giới hạn của nó. Nếu có điều khó chấp nhận, tôi mong nó sẽ được điều chỉnh, thẩm định, cải tiến để hiện diện song hành với các phương pháp giảng dạy truyền thống mà không có áp đặt bắt buộc. Tôi nghĩ cần phải có thời gian, có nghiên cứu thống kê khoa học (mẫu thử có giá trị là 1.000 học sinh, so sánh thì phải kể đến trình độ giáo viên, điều kiện lớp học…).

    Điều tôi cương quyết không đồng ý là thái độ khinh miệt phò mới nới cũ, thái độ giáo điều cao ngạo chỉ cái tôi đề xuất mới đúng mà thôi!

    2. Thành ra tôi đã đi từ lòng ngưỡng mộ, từ thiện cảm tiên thiên, tôi tự mình tìm hiểu mới ngộ ra nhiều điều.
    Té ra CNGD có nhiều bất cập. Tôi sẽ chân thực tỏ bày ở đây và sẽ không thỏa hiệp với cái mà tôi nhận thức rõ là sai trái.

    Tôi cám ơn cộng đồng mạng đã gợi cho tôi sự hoài nghi, cái bắt đầu của mọi khám phá,
    và tôi thấy được nhiều điều của CNGD cần phải thẩm định!

    CÁI GỌI LÀ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC?

    Trước tiên, tôi thấy khó chịu với từ "Công nghệ giáo dục" dùng cho việc đánh vần tiếng Việt lớp 1 tiểu học!
    Nó chỉ là một thứ thủ thuật, một phương pháp cụ thể! Nâng quan điểm đến mức công nghệ nghe không ổn. Thật vậy, hễ công nghệ (technology) là phải phổ quát, có hệ thống, có thâm sâu khoa học!
    #Thuật ngữ CNGD này phát xuất từ "Học thuyết phát triển phương pháp giáo dục" của V.V. Davydov và D.B. Elkonin thịnh hành tại Liên Xô những năm 70 thế kỷ trước.
    GS Hồ Ngọc Đại đã mang mô hình giáo dục của nước Nga về áp dụng tại Việt Nam.

    Thời ấy tin học chưa phát triển. Ngày nay các phương tiện thính thị của công nghệ điện tử, các phương tiện trao đổi của công nghệ thông tin có thể hỗ trợ cho việc giảng dạy mà dùng từ CNGD cho một phương pháp giản đơn của việc đánh vần, thật lòng tôi nghe không ổn!
    Ngay các giáo sư người Nga cũng dùng từ "phương pháp giáo dục" thôi, họ đâu có rao cao giá quá đáng là "công nghệ giáo dục"!

    CÓ NÊN ÁP DỤNG CNGD CHO CÁCH DẠY TOÁN KHÔNG?

    Ta biết GS Hồ Ngọc Đại rất tự hào về việc dạy "toán hiện đại, cao cấp" cho học sinh cấp 1 ở trường thực nghiệm.
    Ông từng tuyên bố: Trẻ con lớp 1 ở trường Thực nghiệm được học tiếng Việt, toán hiện đại, cao cấp.

    Đây là mặt trái của CNGD mà tôi rõ nhất, là nhà khoa học thâm niên về cơ học tính toán tại Bỉ trong 40 năm.

    GS Nguyễn Tiến Dũng (Đại học Toulouse, Pháp) đã viết một bài phản biện khá đầy đủ về việc này(2).
    Ông có nhận xét tóm lược: "Tôi e là khi học sinh lớp 1 mất quá nhiều thời gian vào việc tiêu hóa ngôn ngữ toán học hình thức, thì thời gian dành cho việc học những khái niệm cơ bản nhất của toán học lại bị giảm đi, dẫn đến hổng kiến thức cơ bản". Tôi xin thêm là tại Bỉ cũng đã có một thời áp dụng cách dạy toán cách tân này dựa theo lý thuyết tập hợp (1965-1975). Sau mười năm thí nghiệm đại trà, kết quả là một đại họa của nền giáo dục Bỉ. Trẻ em không biết tính toán cụ thể, các ngành kỹ thuật cần cụ thể tính toán không thể tuyển sinh được. Một đợt phản đối mạnh mẽ phát xuất từ các phụ huynh, có sự đồng tình của các giáo sư đại học, các doanh nhân, chủ nhân các xí nghiệp công nghệ...! Kết quả là Bộ Giáo dục Bỉ đã phải cho ngưng cách dạy toán cách tân, cho thu hồi sách mới, trở lại với cách dạy truyền thống cho đến ngày nay.

    Nước Bỉ không phải là trường hợp duy nhất tại châu Âu. Có lẽ GS Hồ Ngọc Đại đã bị ảnh hưởng trường phái cách tân này rất thịnh hành tại châu Âu một thời, có lan tràn sang Nga! Nhà toán học Nga Kolmogorov cũng đã mắc sai lầm khi đưa lý thuyết hình thức về tập hợp vào dạy đại trà cho trẻ nhỏ ở Nga, nhưng rồi phải bỏ sau khi bị la ó phản đối!

    Tóm lại, đây là một sai lầm căn bản. Tôi đề nghị phải dứt khoát loại bỏ các chương trong sách CNGD về cách dạy toán, ngõ hầu tránh cho Việt Nam rơi vào sai lầm ê chề của châu Âu trong những năm 70!

    TÁCH RỜI TRẺ EM RA KHỎI SỰ TRỢ GIÚP, CHĂM SÓC CỦA PHỤ HUYNH CÓ QUÁ CỰC ĐOAN KHÔNG?!!!

    Một trong những phát biểu ấn tượng nhất của GS Hồ Ngọc Đại thường được công dân mạng trích dẫn là: "Ở phương pháp cũ ai cũng dạy được… nhưng với phương pháp mới của tôi thì ngoài cô giáo không ai làm được. Bố mẹ không làm được. Trẻ con chỉ học ở trường là đủ…".

    Tôi thấy có gì rất hãi khi ở lứa mẫu giáo và tiểu học lại cố tình tách trẻ em ra khỏi sự chăm sóc, trợ giúp của phụ huynh!
    Có thể lúc đầu phụ huynh chưa nắm bắt, nhưng dần dà sẽ biết thôi (và sau 20 năm thì học sinh sẽ thành phụ huynh thôi!).
    Chủ trương này được khẳng định cho CNGD là quá chủ quan!

    Tôi tự hỏi trong thử nghiệm, có thật như thế không? Phải nói phát biểu của GS ĐẠI, nếu có, thì thật đáng tiếc! Ngay quan điểm này không thôi, đã đặt phương pháp của GS ĐẠI bên bờ sai trái! Không thể quan niệm chuyện giáo dục trẻ em mà tách rời ra khỏi gia đình tổ ấm!

    (còn tiếp)
    Lần cập nhật cuối: 02/11/2018
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)
    CÓ ĐÚNG CNGD THẬT SỰ ĐI TỪ ĐƠN GIẢN ĐẾN PHỨC TẠP KHÔNG?

    Trong một lần khác(3), GS ĐẠI khẳng định: "Một nguyên tắc phát triển. Môn học thiết kế theo logic nội tại của Hệ thống khái niệm khoa học, tôn trọng sự phát triển tự nhiên của Đối tượng, không có sự cưỡng bức từ ngoài. Sự phát triển này sẽ là tối ưu, nếu quá trình đi từ trừu tượng đến cụ thể, từ chung đến riêng, từ đơn giản đến phức tạp…".

    Giáo dục đi tư đơn giản đến phức tạp là đúng, nhưng tại sao lại tạo thêm rối rắm cho một việc đơn giản là học đánh vần. Tôn trọng sự phát triển tự nhiên là biến học sinh 5, 6 tuổi thành nhà ngữ âm học đi tìm chân lý ư?
    Việc này mâu thuẫn với mệnh đề cuối của phát biểu vừa trích dẫn! Ông nói đi từ đơn giản đến phức tạp, nhưng té ra trong CNGD, Hồ Ngọc Đại chính trong hành động, đã phức tạp hóa một công việc đơn giản, trừu tượng hóa một động tác cụ thể...

    Ở đây, ta thấy GS ĐẠI đang nói một đàng làm một nẻo vậy!!!

    Còn mệnh đề của ông "đi từ trừu tượng đến cụ thể, từ chung đến riêng" làm tôi ngao ngán! Có phải GS ĐẠI đang cổ súy cho thói nói lý thuyết thì thao thao mà cụ thể trong việc làm thì ngược lại, nói chung chung thì hay mà đi đến riêng từng sự việc là rỗng tuếch, chả có gì!

    Những tuyên bố của GS ĐẠI dùng cho việc quảng bá CNGD thường mâu thuẫn như thế. Điều này cho ta thấy GS ĐẠI không nhất quán trong hành trình khoa học giáo dục của mình, chưa có cộng tác viên bỏ công phản biện nghiêm túc về nội dung CNGD và kết quả là sự quả quyết thiếu cân nhắc, gây phản cảm cho người nghe khi GS ĐẠI xuất hiện trên báo đài…

    Phần II - VÀI ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG CỤ THỂ

    Nên thẩm định, sửa chữa và loại bỏ những sơ sót sai lầm

    Cộng đồng mạng đã chỉ rõ những sơ sót, sai lầm của sách "Tiếng Việt lớp 1 tiểu học, CNGD" khó tránh né mà tôi chưa thấy một bản đính chính, chuẩn bị cho đợt xuất bản sắp ra? Sao đã hơn 40 năm mà chưa thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo, hay chính nhóm chủ trương đứng ra tổ chức thẩm định một cách khoa học, khách quan vô tư?

    Thời gian 40 năm đủ để có một mẫu thử với mục đích hoặc xác định giá trị của phương pháp, hoặc so sánh với phương pháp truyền thống. Sau 40 năm, số lượng mẫu thử 1.000 học sinh là điều khả thi! Dĩ nhiên là khi so sánh phải xác định điều kiện tương đương: hoàn cảnh gia đình, trình độ các cô giáo, điều kiện vật chất các trường… Đọc trên mạng những ý kiến ủng hộ, cổ vũ cho CNGD một cách rời rạc, ví dụ như con tôi đã học có kết quả tốt, học sinh cũ lẻ tẻ đã rất thành đạt…, tôi thấy chưa đủ thuyết phục về tính ưu việt của CNGD.

    Tôi nghĩ GS ĐẠI sẽ khó chấp nhận cách bênh vực mình dùng trường hợp GS Ngô Bảo Châu!
    Thành tựu toán học của ông ấy có liên quan trực tiếp gì đến cách đánh vần của thầy Đại? Thành tựu đó xuất phát từ năng khiếu bẩm sinh, nhất là trường phái toán học Pháp, đặc biệt là giáo sư hướng dẫn luận án tiến sĩ (Gérard Laumon tại Đại học Paris XI) của GS Ngô Bảo Châu!

    Tôi đề nghị trước khi mở rộng thử nghiệm, Bộ nên thành lập một ban thẩm định độc lập rà soát lại toàn bộ nội dung sách, nếu cần biên tập lại, loại bỏ các sơ sót!

    KHÔNG ÁP ĐẶT CÁCH PHÁT ÂM MỘT VÙNG CHO CẢ NƯỚC

    Bộ cũng nên lập một ban tu thư gạn lọc cách đọc chuẩn đến từ nhiều địa phương đất Việt, chọn các phát âm đúng
    Dứt khoát không dựa vào cách phát âm tiếng Việt một vùng làm chuẩn rồi áp đặt cho cả nước!

    Bộ nên từ bỏ độc quyền xuất bản sách giáo khoa

    Thực tế hơn, Bộ nên cho phép các nhà xuất bản thẩm định và sửa chữa rồi xuất bản thoải mái.

    Các sách chọn phương pháp CNGD hay phương pháp truyền thống sẽ được sử dụng song song.
    Các vùng miền, tỉnh thành, các trường lớp, các thầy cô có quyền chọn lựa sách mà dùng cho việc giảng dạy.

    Bộ không áp đặt lựa chọn, Bộ không độc quyền xuất bản sách…

    Sau 10 năm, thị trường sẽ đào thải những phương pháp không hiệu quả gây rối rắm, những sách có nhiều sơ sót mà không kịp thời điều chỉnh…

    Gần đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đã xác định sẽ "Không mở rộng (thử nghiệm CNGD) để giữ ổn định cho đến khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới". Chương trình giáo dục phổ thông có chủ trương "một chương trình, nhiều sách giáo khoa", tất cả các tài liệu dạy học được đưa vào nhà trường với tư cách là sách giáo khoa đều phải được Hội đồng quốc gia thẩm định.

    Như vậy nguyên tắc tự nguyện chọn lựa được Bộ chấp nhận và khuyến khích, nhưng việc chấm dứt độc quyền xuất bản lại được Bộ duy trì!

    Ở đây ta thấy đánh giá và bình luận của GS HỒ NGỌC ĐẠI gần đây về chương trình sách giáo khoa mới của Bộ GD-ĐT:
    "Tiêu chuẩn cơ bản của nó là chia tiền" là có cơ sở.

    Mong thay Bộ GD-ĐT thoát ra khỏi cơ chế lợi ích nhóm, đặt viên gạch mới minh bạch và thông thoáng cho dân nhờ.
    Sách cho tiểu học lớp 1 sẽ là viên gạch đầu tiên khẳng định quyết tâm cải cách chân thực, khai mào nền móng cho tương lai.

    Sài Gòn, ngày 11-9-2018
    GS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG*
    _____

    * Giáo sư đại học ở Vương quốc Bỉ, đã nhiều năm về nước giúp đỡ việc đào tạo đại học ở Việt Nam.

    (1) http://xahoi24gio.info/…/tra-loi-chinh-thuc-cua-vien-ngon-…/

    (2) http://giaoduc.net.vn/gdvn-post171744.gd

    (3)http://daotao.vtv.vn/giai-phap-phat-trien-giao-duc-tu-goc-…/



  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    Công nghệ giáo dục của GS.Hồ Ngọc Đại và sự im lặng khó hiểu của giới chuyên môn
    Góc bàn luận
    19/10/2016
    ">
    Giáo sư Đại nhận xét: “Bản chất của giáo dục theo cách cũ là “ngu dân”, phương pháp áp đặt, nội dung nghèo nàn, cư xử bằng cưỡng bức…
    Đó chính là sự “im lặng của những người tử tế”.

    Một phụ huynh là công nhân chỉ ra hàng tá lỗi nội dung trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục:
    (*) Xem Bài viết "Cho con trẻ học sách của Giáo sư HỒ NGỌC ĐẠI, tương lai của chúng ta sẽ ra sao?"của tác giả Trần Hương Giang đăng tải ngày 28/9/2015 trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam
    trong khi việc triển khai đại trà CNGD lộ rõ sự bất thường và có dấu hiệu trái luật.

    Thế nhưng người trong cuộc là Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Phạm Vũ Luận, ông Nguyễn Vinh Hiển và GS Hồ Ngọc Đại vẫn im lặng.

    Và rộng hơn nữa là sự im lặng khó hiểu của các nhà nghiên cứu giáo dục, các tác giả chương trình sách giáo khoa hiện hành
    (Chương trình 2000).

    Sau 3 bài viết đặt vấn đề về cơ sở pháp lý, dấu hiệu triển khai đại trà chưa qua thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại và phát biểu của ông Đại nói nguyên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, nguyên Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển giúp ông lách luật, các vị liên quan vẫn im lặng.

    Người viết nhận thấy sự im lặng này có điều gì đó không bình thường, bởi các vấn đề đặt ra thuần túy liên quan đến các vấn đề luật định, quy trình học thuật và trách nhiệm giải trình những thắc mắc của dư luận.

    Nhưng sự im lặng bất thường ấy không chỉ đến từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Phạm Vũ Luận, ông Nguyễn Vinh Hiển hay GS Hồ Ngọc Đại, mà còn từ đội ngũ các nhà khoa học, các nhà giáo nước nhà trước hiện tượng này.

    [​IMG]

    Giáo sư Hồ Ngọc Đại trên chương trình Đối thoại chính sách của VTV, tham gia cùng ông còn có Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (thời điểm ông Luận mới nhậm chức). Ảnh chụp màn mình chương trình của: VTV.

    Tại sao một phụ huynh là công nhân có thể chỉ ra hàng tá lỗi nội dung trong sách của GS Hồ Ngọc Đại mà con chị đang phải học, nhưng bao năm qua không thấy nhà khoa học nào lên tiếng?

    (*) Vị phụ huynh ấy đã hỏi đích danh GS Hồ Ngọc Đại, nhưng ông không trả lời.
    (còn Tiếp)

    Có phải giới nghiên cứu ngại va chạm với GS Hồ Ngọc Đại?

    Trên hầu hết các bài báo phỏng vấn GS Hồ Ngọc Đại về Công nghệ giáo dục của ông nói riêng, hay các vấn đề giáo dục nói chung, không khó tìm thấy những mỹ từ ca ngợi, đề cao ông từ giới truyền thông.
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.028
    Đã được thích:
    46
    Video Clip cho Tiêu đề này:
    Phản biện sâu sắc của GS Nguyễn Đăng Hưng về công nghệ giáo dục của Hồ Ngọc Đại

Chia sẻ trang này