1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao CNXH (Mác) không thành công tại Tây Phương & ảnh hưởng lớn tại Đông Phương ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Hoailong, 19/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & sẻ Tiếp)
    Kế hoạch hóa cân đối vật chất là điểm yếu cơ bản nhất của hệ thống Xô-viết. Nó làm cho nền kinh tế Liên Xô bị đông cứng lại. Sản xuất của mỗi năm là bản sao chép năm trước đó. Một cán bộ quản lý Liên Xô năm 1985 sẽ cảm thấy hết sức thoải mái trong cùng doanh nghiệp đó vào năm 1935.

    Ngoài kế hoạch hóa cân đối vật chất, ngân sách mềm (soft budgets) cũng tạo thành một khuyết điểm nghiêm trọng khác.
    Nhà kinh tế học Janos Kornai của trường Đại học Harvard lớn lên ở Hungary dưới thời xã hội chủ nghĩa kế hoạch hóa. Nghiên cứu của ông, dựa trên những trải nghiệm trực tiếp, tập trung vào những thất thoát kinh tế diễn ra cùng với những giới hạn của ngân sách mềm.
    Theo Kornai, nếu doanh nghiệp không phải đối mặt với nguy cơ phá sản, chúng sẽ không tìm cách cắt giảm chi phí và tìm những chiến lược sinh tồn khác. Từ ngày đầu tiên của hệ thống Xô-viết, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đã hiểu rằng họ sẽ được tự động cứu nguy, nếu không nói là cứu ngay.

    Nguyên nhân ban đầu của chính sách ngân sách mềm là do hệ thống Xô-viết dựa trên kế hoạch sản lượng.
    Đầu ra của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp khác. Nếu kế hoạch sản lượng bị đổ vỡ thì toàn bộ kế hoạch sẽ thất bại.
    Đưa một doanh nghiệp ra khỏi nền sản xuất do làm ăn kém cỏi không đơn giản là một sự lựa chọn.

    Trong thực tế, các doanh nghiệp thua lỗ thường trả các khoản tiền hàng bằng trái phiếu ghi nợ (IOU). Các phiếu ghi nợ không được thanh toán đúng hạn sẽ nhiều lên dần rồi đạt tới quy mô khủng hoảng. Gosbank, tức ngân hàng nhà nước Liên Xô – sẽ vào cuộc và giải quyết các hóa đơn chưa thanh toán bằng cách phát hành thêm tiền và tạo ra cái mà các quan chức ngân hàng Xô-viết gọi là "treo tiền" – đồng tiền chạy theo hàng hóa hơn là có hàng hóa để mua. Trong thực tế, việc kinh doanh chính của Gosbank trong những năm đầu tiên của hệ thống Liên Xô là tổ chức những vụ cứu nguy tài chính. Khi một vụ cứu nguy này hoàn tất cũng là lúc bắt đầu tiến hành vụ cứu nguy kế tiếp.

    Vấn đề của chủ nghĩa xã hội không phải là kỵ sĩ tồi mà là chính con ngựa. Hệ thống kinh tế Xô-viết mắc nhiều chứng bệnh cuối cùng sẽ làm nó ngã quỵ. Bắt đầu từ cuối thập niên 1960, kinh tế Liên Xô rơi vào cuộc suy thoái kéo dài, về sau được gọi là "giai đoạn trì trệ".
    Mikhail Gorbachev được chọn làm tổng bí thư đảng +Sản Liên Xô năm 1985 với cam kết rằng ông, một nhà cải cách cấp tiến, sẽ đảo ngược đà suy thoái này.

    Gorbachev đã thất bại vì cốt lõi của hệ thống kế hoạch hóa Xô-viết đã mục ruỗng.
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp l
    Bất chấp thiên hướng cải cách của ông, Gorbachev vẫn là một tín đồ của chủ nghĩa xã hội. Ông quyết tâm cứu vãn chủ nghĩa xã hội Xô-viết bằng cách làm cho nó giống với chủ nghĩa tư bản.
    Khi làm như vậy, ông đã tạo ra một nền kinh tế không phải là kế hoạch hóa, cũng không phải kinh tế thị trường – một cuộc tranh chấp đầy hỗn loạn, mà nhân dân Nga tới hôm nay vẫn buồn rầu gọi đó là "chủ nghĩa tư bản hoang dã".
    Paul Roderick Gregory lấy bằng tiến sĩ kinh tế tại Đại học Harvard, làm nghiên cứu viên của Viện Hoover, giáo sư khoa kinh tế của Đại học Houston, Texas; giáo sư nghiên cứu tại Học viện Đức về nghiên cứu kinh tế ở Berlin; chủ tịch danh dự Ban Tư vấn quốc tế trường Kinh tế Kiev (Ukraine). Ông cũng đồng thời là giáo sư thỉnh giảng các trường Đại học quốc gia Moscow (Nga), Đại học Viadrina (Nga) và Đại học Tự do Berlin (Đức).
    ——————
    [1] Bernie Sanders: Thượng nghị sĩ Dân chủ bang Vermont, Hoa Kỳ, thất bại trong cuộc tranh giành với bà Hillary Clinton tư cách đại diện đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử tháng 11-2016.
    Nguồn: Viet-studies
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Trỏ Lại Với V/đ TQ: Quá khứ quyết định Hiện tại Trung Quốc ra sao?
    “Thế kỷ bị sỉ nhục” BÁCH NIÊN QUỐC SỈ và chủ nghĩa dân tộc hiện đại Trung Quốc
    Nếu bạn hỏi bất cứ người Trung Quốc nào về vị trí của dân tộc họ trong tương lai, câu trả lời rõ ràng là: “Thế kỷ 21 là thế kỷ của Trung Quốc.”

    [​IMG]
    Từ góc độ lịch sử và ngoại giao, câu trả lời này cũng hé lộ nhiều khía cạnh quan trọng về cách thức bản thân Trung Quốc nhìn nhận sự hưng thịnh của họ, cũng như cách họ sẽ đối xử với phần còn lại của thế giới.
    Và chúng ta sẽ tự hỏi sự ngạo nghễ và lòng tự hào về sự “trở lại” của người Trung Quốc là từ đâu?
    Một phần cho câu trả lời này đến từ giáo dục lịch sử và cách thức ký ức lịch sử được sử dụng như một xúc tác cho chủ nghĩa dân tộc mới ở Trung Quốc. Một trong các diễn ngôn này chính là thế kỷ bị sỉ nhục, 1840-1945.

    "Vật vong quốc sỉ"

    Ký ức về quốc sỉ này xoay quanh chủ đề về “thế kỷ bị sỉ nhục” (bách niên quốc sỉ) của lịch sử Trung Quốc, thế kỷ mà Trung Hoa được mô tả là bị các nước Phương Tây xâm lược, chia cắt, bắt ký các hiệp ước bất bình đẳng, xây dựng các nhượng địa, tô giới, chiếm hữu các vùng đất khác nhau, tiến hành các cuộc can thiệp quân sự và đàn áp sự phản kháng.
    Một vài mốc lớn trong số này bao gồm chiến tranh thuốc phiện lần 1 (1840-1842), lần 2 (1856-1860) do người Anh tiến hành nhằm mở cửa Trung Quốc.
    Hàng loạt các điều ước ưu đãi quan thuế và ngoại giao sau đó được ký kết, bao gồm việc nước Anh được cai trị Hong Kong 150 năm. Kéo theo sau là Nhật Bản và 6 cường quốc Châu Âu khác lần lượt chiếm Macao, Quảng Châu Loan, Đài Loan, Mãn Châu…
    Năm 1900, liên quan 8 cường quốc tiến vào Beijing đàn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (1899-1901) đốt phá Bắc Kinh và cướp bóc các cung điện của nhà Thanh.
    Tội ác của Nhật Bản đối với Trung Quốc được nhấn mạnh, bao gồm việc chiếm Đài Loan, gây ra chiến tranh Trung Nhật (1894-95) để cướp Triều Tiên,
    xâm lược Mãn Châu 1931, thảm sát Nam Kinh 1937 và mở rộng xâm lược toàn Trung Quốc (1937-1945).

    Tất cả chuỗi sự kiện này nhanh chóng trở thành cốt lõi trong diễn trình viết sử và dạy sử ở Trung Quốc nửa sau thế kỷ XX,
    ảnh hưởng trong sách giáo khoa, bảo tàng, công viên, đài tưởng niệm, phim ảnh, văn học, nghệ thuật, các cuộc triễn lãm, báo chí, và trở thành nguồn cảm hứng cho chủ nghĩa dân tộc mới.

    Linh hồn của tinh thần này chính là khẩu hiệu: “vật vong quốc sỉ” - đừng quên quốc sỉ. Khẩu hiệu này xuất hiện đầu thế kỷ XX và nhanh chóng trở thành chủ đề chính cho các cuộc vận động dân tộc chủ nghĩa.
    Một cuốn lịch của chính quyền Trung Quốc xuất bản năm 1928 đề cập đến ít nhất là 26 ngày “quốc nhục” và còn đề nghị lấy một trong những ngày quốc sỉ này là ngày tưởng niệm ở cấp quốc gia (William Callahan 2006).
    Tưởng Giới Thạch và các nhà dân tộc chủ nghĩa khác cũng sử dụng ý niệm về quốc sỉ như ngọn cờ tập hợp các phong trào của dân chúng nhằm chống ảnh hưởng từ bên ngoài. Sau đó, ký ức lịch sử này được sử dụng để củng cố ý thức dân tộc Trung Quốc sau biến động chính trị những năm 1950s đến 1989.
    Những biến động này phần nào làm lung lay tính chính thống quyền lực của Trung Nam Hải và họ tìm cách củng cố lại vị trí của mình bằng cách sử dụng các ký ức chính trị.

    Từ chỗ tin rằng mình ở trung tâm của văn minh, Trung Hoa trở thành kẻ bị thống trị và bị xỉ nhục bởi thế giới phương Tây.
    Một hình ảnh có tính chất biểu tượng được truyền tụng đó là tấm biển cấm người Trung Hoa và chó trong công viên Hoàng Phố ở Thượng Hải.
    Tuy nhiên đây là một chi tiết lịch sử có nhiều tranh cãi xoay quanh tấm biển nói rằng “No Dogs or Chinese Allowed”: Không cho phép người Trung Quốc và chó.
    Trong nhiều thập kỷ, người ta nhắc lại câu chuyện này mà không có các dẫn chứng chắc chắn, thậm chí GS hàng đầu về lịch sử Trung Quốc ở đại học Harvard là John K. Fairbank trong nghiên cứu của mình (1986) cũng đề cập đến chi tiết này.

    (còn tiếp)
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)
    Dùng ký ức tạo ra tính cố kết mới

    Chính Đặng Tiểu Bình và những người kế tục đã đưa “Thế kỷ quốc sỉ” vào các sách giáo khoa và biến nó thành hạt nhân của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc hiện đại, và gần đây tiếp tục phát triển thành “Giấc mơ Trung Quốc” của Tập Cận Bình.
    Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội những năm 1980s và sự kiện Thiên An Môn rõ ràng đã làm thay đổi cách thức lịch sử được sử dụng để làm chỗ dựa của chính quyền Trung Quốc, từ lí thuyết về xung đột giai cấp sang chủ nghĩa dân tộc.
    Dùng ký ức bị sỉ nhục để tạo ra sự cố kết mới của Trung Quốc và tìm kiếm tính chính thống mới cho quyền lực của Beijing.

    Điều đặc biệt của sự thay đổi diễn ngôn lịch sử này đó là sự chuyển biến từ việc tập trung vào lịch sử “huy hoàng” thời Mao
    và thay vào đó là lịch sử của kẻ bị trị, xâm lược, và ô nhục dưới tay của các thế lực bên ngoài.
    Cách kể lịch sử mới này trút tất cả sự lên án vào phương Tây và tìm cách thu hút giới trẻ vào các cuộc vận động mới nhằm chấn hưng Trung Hoa,
    và làm chuyển hướng mối quan tâm của giới sinh viên trong những năm 1980s là dân chủ hóa.

    Người ta dựng lên các đài tưởng niệm các sự kiện bị “sỉ nhục” và các vụ thảm sát trong lịch sử Trung Quốc
    như Đài tưởng niệm Chiến tranh nha phiến ở Quảng Châu, và đài tưởng niệm việc quân đội Nhật bắt đầu xâm lược Trung Quốc năm 1931.

    (còn tiếp)
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    ( tiếp & còn tiếp)
    Phim ảnh, báo chí và tuyên truyền trở thành công cụ hữu hiệu cho ký ức về thế kỷ sỉ nhục.
    Rất nhiều bộ phim võ thuật của Trung Hoa bắt đầu nói về các cuộc đấu giữa người Hán và các tay võ sĩ thách đấu Nhật Bản hay Phương Tây.
    Các Thước Fim sau đây nói lên ~ điều uẫn ưc này 1 cách hùng hồn:

    Jet li VS Japanese General


    Võ Thuật Phương Đông Vs Võ Thuật Phương Tây - Bên Nào Chất Hơn ? | Trong phim quái vật




    Tinh Võ Môn - Lý Tiểu Long - Phần 2
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Đông á bệnh phu và.... Việt Nam bệnh phu:
    Giữa thế kỷ 19 Trung Hoa dưới triều nhà Thanh đã trải qua hai cuộc chiến tranh với đế quốc Anh. Trận Nha Phiến Chiến Tranh thứ nhất diễn ra từ năm 1840 đến 1843 và trận thứ nhì từ 1856 đến 1860. Trong trận thứ nhì, Anh còn được Hoa kỳ, Pháp và Nga trợ chiến. Triều đình Thanh thua nặng nên đã phải ký với Anh một số hiệp ước bất bình đẳng, phải nhường một số đất đai cho Anh, phải mở cửa khẩu cho các nước ngoài tiến vào buôn bán và phải chấp thuận nhiều đòi hỏi phi lý ngay trên đất nước Trung Hoa.

    [​IMG]

    Nguyên do đưa tới hai cuộc binh biến này là vì Anh muốn đem nha phiến do công ty Đông Ấn của họ sản xuất để bán tại Trung quốc kiếm lời. Nhưng việc đưa nha phiến vào cũng khiến cho đông đảo người Trung Hoa mắc vào vòng nghiện ngập. Triều đình nhà Thanh nhìn ra những nguy hiểm này của nha phiến nhưng cũng không làm được gì. Nếu tình trạng nghiện nha phiến kéo dài và lan rộng khắp trong nước thì người dân Trung Hoa sẽ trở thành một dân tộc bạc nhược, yếu hèn. Họa diệt vong nhất định sẽ tới với nước Trung Hoa.

    Người Nhật nhìn ra điều đó và thấy ngay người Hoa đang trên đường trở thành môt dân tộc bạc nhược, bệnh hoạn, ươn hèn. Các võ sĩ Nhật thách đấu với võ sĩ Trung quốc và đã thắng lớn trong nhiều cuộc tỉ thí nên người Nhât càng tin là Trung Hoa đang trên đường hủy diệt. Điều này được nhắc lại trong cuốn phim nhan đề “Tinh Võ Môn”. Trong phim, võ đường của Hoắc Nguyên Giáp, một võ sư tìm cách dấy lên phong trào dùng võ thuật để lành mạnh hóa đất nước Trung Hoa, bị một võ đường của người Nhật ở Thượng Hải hạ nhục bằng cách tặng cho bốn chữ “Đông Á Bệnh Phu”, người bệnh của Đông Á châu. Một võ sinh thuộc võ đường Tinh Võ Môn là Trần Chân (do Lý Tiểu Long thủ diễn) đã đến tận võ đường Nhật bản quăng trả lại bức hoành phi có nội dung nhục mạ người Hoa đó.
    Các Thước Fim sau đây nói lên ~ điều uẫn ưc này:
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Có ít nhất 10 bộ phim về sự kiện này đã được sản xuất gần đây.
    Chiến tranh nha phiến lần 1 năm 1839 - 19.000 quân Anh đánh bại 200.000...


    Chiến tranh nha phiến lần 2 năm 1859 - liên quân Anh, Pháp tấn công ...
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Sự thất bại trong cuộc chiến tranh thuốc phiện vẫn mãi là vết đen không thể xóa nhòa trong lịch sử Trung Quốc.
    Sự cải tiến nhỏ trong thứ vũ khí dưới đây chính là nguyên nhân:
    Trong cuộc chiến tranh thuốc phiện nổ ra giữa triều đình nhà Thanh và người Anh, điều đáng nói nằm ở chỗ, ngay cả khi không chênh lệch quá nhiều về mặt vũ khí, quân Thanh vẫn phải nhận kết cục thua đau trước quân địch, dù số lượng binh sĩ của họ không nhiều.

    Trong cuộc chiến này, cả hai phe Anh – Trung đều sở hữu những loại vũ khí có sức sát thương không quá chênh lệch. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của quan quân Thanh triều?

    Tụt hậu trong cuộc chạy đua "vũ khí nóng"

    Vào thời đại lúc bấy giờ, quân Anh chỉ trang bị loại vũ khí tiêu chuẩn hạng nhẹ - súng đá lửa có lưỡi lê. So với những "sát thủ chiến trường" như thuốc nổ, kíp nổ, đạn hình nón, súng cơ bóp cò… có thể thấy rõ loại súng đá lửa trên không phải là thứ vũ khí tiên tiến nhất.

    Trong khi đó, quân đội nhà Thanh vẫn cương quyết duy trì truyền thống gươm đao. Bởi vậy, trong đại quân của triều đình chỉ có phân nửa người được sử dụng súng ống, đa phần là súng điểu thương.

    Loại súng bắn chim được quân Thanh sử dụng có kết cấu tương tự như súng không nòng xoắn của Anh quốc. Tuy nhiên, súng của triều đình có tốc độ xạ kích kém hơn (mỗi phút bắn ra 2 phát đạn), độ chính xác cũng thấp hơn so với súng đá lửa nòng trơn của quân địch.

    [​IMG]
    Những vũ khí lạc hậu của triều đình Mãn Thanh dễ dàng bị lép vế trước các trang bị tân tiến của Anh quốc. (Tranh minh họa).

    Nguyên nhân của sự tụt hậu này chủ yếu bắt nguồn từ phương thức chế tạo. Triều đình nhà Thanh sản xuất súng bằng phương pháp thủ công, công nghệ thô sơ, lạc hậu, kết cấu bên trong cũng rất lỏng lẻo.

    Chúng ta có thể làm một phép tính đơn giản để đánh giá ưu – nhược điểm về súng của hai phe Trung – Anh.

    Theo lý thuyết, súng đá lửa của quân Anh mỗi phút có thể bắn ra 3 phát đạn, tỷ lệ trúng mục tiêu là 90%. Trong khi đó, súng của Thanh quân chỉ bắn được 2 phát đạn một phút, tỷ lệ trúng địch chỉ đạt 70%.

    Như vậy, giả sử trên chiến trường, mỗi bên có 10 quân sĩ, khoảng cách đến mục tiêu là như nhau, thì trong vòng 1 phút, quân Anh bắn được 30 phát súng, trúng 27 mục tiêu; còn quân Thanh bắn được 20 phát đạn và chỉ trúng 14 mục tiêu.

    Từ phép tính đơn giản ấy, ta có thể thấy súng đá lửa nòng trơn của quân Anh có hiệu năng cao gấp 2 lần so với súng điểu thương của quân Thanh. Tuy nhiên, với sự chênh lệch về hiệu năng, Thanh triều hoàn toàn có thể dựa vào số lượng áp đảo để bù đắp thiếu hụt này.

    Phát minh ra thuốc súng, nhưng lại "chào thua" hỏa dược của quân Anh

    Tương tự như súng ống, pháo của hai phe Trung – Anh càng có sự chênh lệch lớn hơn nữa. Xét về đạn dược, nhược điểm của đạn pháo Trung Hoa chủ yếu nằm ở 2 điểm: lực xuyên suốt không đủ và độ chính xác không cao.

    Lực xuyên suốt yếu là do hỏa dược của Trung Quốc không tốt. Độ trúng mục tiêu thấp bắt nguồn từ tính cơ động kém của hỏa pháo mà thành.

    [​IMG]
    Là đất nước đi đầu trong việc phát minh ra thuốc súng, nhưng hỏa lực của Thanh triều cũng yếu thế hơn so với quân Anh. (Tranh minh họa).

    Cùng sở hữu đường kính và kích cỡ tương đương, nhưng hỏa pháo của Thanh triều rất nặng, kéo theo đó là tính cơ động thấp. Việc nhắm trúng mục tiêu của những hỏa pháo cồng kềnh này lại càng trở nên khó khăn trước đội hình và vũ khí linh hoạt của quân Anh.

    Mặc dù vậy, không thể phủ nhận rằng hỏa pháo và đạí bác của Thanh triều khiến quân Anh không khỏi khiếp sợ.

    Cuộc đấu "không khoan nhượng" giữa súng và cung, nỏ

    trong cuộc chiến với quân Anh, đội quân Thanh triều chỉ có phân nửa binh sĩ sử dụng súng đạn. Nguyên nhân là bởi họ không muốn từ bỏ thế mạnh về cung nỏ của mình.

    Quân đội Trung Hoa từ xa xưa đã có truyền thống tác chiến bằng cung nỏ. Trên chiến trường, họ là những tay thiện xạ sở hữu sức công phá không thua gì so với súng đạn Tây phương.

    Cung, nỏ thời cổ đại có tầm bắn lên tới 300m, thậm chí có thể đạt tới 500m nếu người bắn có lực tay lớn.

    Từ thời Ung Chính Hoàng đế, đội quân của Thanh triều đã nổi danh là đội cung tiễn mạnh nhất trong lịch sử các triều đại Trung Hoa. Do đó, không có cớ gì mà họ không phát huy thế mạnh của mình trong cuộc chiến với ngoại bang.

    Đó là chưa kể tới việc, tỷ lệ chuẩn xác của việc bắn cung, nỏ rất cao, thậm chí còn có thể nhắm vào những mục tiêu nhỏ ở khoảng cách gần 200m.

    Về tốc độ, cung, nỏ hoàn toàn "ăn đứt" súng ống của Tây phương với số lượng từ 3 đến 4 phát bắn mỗi phút, hơn nữa thao tác lại vô cùng đơn giản, khó xảy ra rủi ro, nhầm lẫn.

    [​IMG]
    Truyền thống và thế mạnh về cung nỏ cũng không thể giúp quân Thanh thoát khỏi thất bại tất yếu trong chiến tranh thuốc phiện. (Tranh minh họa).

    Nhược điểm duy nhất của thứ vũ khí này là người kéo cung phải dùng nhiều lực tay, dễ mất sức, khiến tốc độ, cự ly bắn và độ chính xác bị suy giảm.

    Tương tự như vậy, súng đá lửa trơn nòng sau khi bắn nhiều lần cũng sẽ phát nhiệt, làm giản bớt uy lực của đạn dược.

    Xét về khả năng xuyên thấu, mũi tên mạnh hơn nhiều so với đạn súng. Một tay cung giỏi có thể bắn ra mũi tên xuyên thủng 2 tầng áo giáp của quân địch. Đây là điều mà súng ống lúc bấy giờ chưa thể đạt tới.

    Tuy nhiên, sức phá hoại của mũi tên không thể bằng đạn, vết thương do tên bắn nếu không chí mạng thì rất dễ xử lý.

    Chưa dừng lại ở đó, đầu mũi tên còn có rất nhiều ưu điểm như: có thể tẩm độc dược, gắn thêm thuốc nổ, mồi lửa. Lúc bấy giờ, nói cung nỏ vượt mặt súng đạn cũng không ngoa. Thậm chí, trong quân đội Anh quốc, có người còn đề xuất việc sử dụng cung, nỏ thay vì dùng súng.

    Cải tiến một bước, Anh quốc "vượt mặt" Trung Hoa

    Từ những điểm trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy: súng ống, đạn dược, hỏa pháo của Trung Hoa chỉ thua kém không nhiều so với Anh quốc, thậm chí cung tiễn của họ còn lợi hại hơn.

    Vậy, đâu là nguyên nhân khiến Thanh triều rước lấy "mối nhục ngàn thu" trong cuộc chiến tranh thuốc phiện?

    Nguyên nhân lại xuất phát từ một cải tiến không quá nổi bật của quân Anh – lưỡi lê. Súng trơn nòng đá lửa của họ có tầm bắn gần, vũ khí bắn tốc thấp, chỉ có thể phát huy ưu điểm khi tấn công mục tiêu ở cự ly không quá gần.

    Trước khi có lưỡi lê, những binh sĩ dùng súng thường phải được quân lính cầm gươm, giáo bảo vệ. Sau khi được cải tiến, mỗi binh lính Anh quốc sở hữu trong tay hai loại vũ khí, vừa có thể tấn công tầm xa, vừa tiện lợi trong việc đánh giáp lá cà.

    Bởi vậy, đội hình quân Anh có tính linh hoạt rất cao, có khả năng đột phá vòng vây, cũng dễ dàng để công kích quân địch.

    [​IMG]
    Đội hình cứng nhắc, thiếu tính linh hoạt và cơ động cũng là một trong những nguyên nhân khiến Thanh triều thua đau trước Anh quốc. (Ảnh minh họa).

    Trong lúc tác chiến, quân Anh thường xếp thành các hàng ngang. Trong đội ngũ, mỗi binh lính đều tự nhồi đạn, đứng bắn hoặc ngồi bắn liên tiếp. Khả năng chắn, phòng ngự và tấn công của đội hình này vì thế đều tương đối hiệu quả.

    Trong khi đó, quân Thanh khi tác chiến lại thường xếp thành nhiều đội hình khác nhau, chủ yếu xếp thành 3 lớp: vũ khí nặng như hỏa pháo, đại bác sẽ ở lớp trên cùng; lớp giữa là binh lính cầm súng; lớp sau cùng là quân lính cầm gươm, giáo.

    Khi gặp địch ở cự ly xa, quân Thanh sẽ nã đạn bằng hỏa pháo, đại bác; nếu quân thù tiến gần hơn thì dùng súng; cuối cùng mới dùng gươm, giáo để đánh giáp lá cà.

    Không chỉ gặp khó khăn trong việc phối hợp giữa vũ khí lạnh và hỏa lực, khả năng cơ động của quân Thanh cũng rất thấp. Bởi vậy, những đội hình kiểu trên đã trở thành điểm yếu của quân triều đình trước những kẻ thù trang bị đầy đủ và linh hoạt như quân Anh.

    Không phát huy được thế mạnh, Thanh triều nhận kết cục thua đau

    Vào thời điểm chiến tranh nha phiến xảy ra, binh lực của Thanh triều tổng cộng lên tới 80 vạn người. Lúc đầu, số quân lính tham gia chiến tranh thuốc phiện là 10 vạn binh. Trong khi đó, quân Anh chỉ đưa ra khoảng 7000 lục quân và hải quân, nhiều nhất cũng chỉ tới 2 vạn.

    Trên thực tế, Thanh triều hoàn toàn không thể tận dụng ưu điểm về số lượng để bù đắp cho sự thua kém về kỹ thuật và trang bị của mình.

    Đội quân của Anh quốc được trang bị những chiến thuyền có pháo giúp họ làm chủ mặt biển, cũng nắm trong tay quyền tấn công chủ động.

    [​IMG]
    Ngay cả khi sở hữu thế mạnh về cung nỏ, số lượng, Thanh triều vẫn không thể tận dụng được những nguồn lực ấy để đối phó với ngoại bang. (Tranh minh họa).

    Để phòng ngừa khả năng đổ bộ xâm lược của quân Anh, chính quyền Thanh triều đều bố trí phòng vệ ở mười mấy cửa biển. Tại những vị trí trọng yếu, triều đình hạ lệnh cho 4000 tới 1 vạn binh sĩ đóng quân.

    Lực lượng bị phân tán, lại thêm giao thông và liên lạc khó khăn đã khiến quân đội Thanh triều khó có thể tập trung binh lực. Tại nhiều địa phương, quân đội của triều đình có lúc còn thấp hơn quân sĩ của Anh quốc, thường xuyên rơi vào thế bị vây hãm.

    Ngày 10/ 10/1841, quân Anh công phá Ninh Ba. Hoàng đế Đạo Quang điều 2000 tinh binh từ Từ Xuyên Kiến Xương và Tùng Phan tới Chiết Giang chi viện.

    Quãng đường hành quân hàng ngàn cây số đã khiến đội quân tinh nhuệ này rã rời. Trong khi đó, quân Anh ở Ninh Ba đã nghỉ ngơi lại sức. Bởi vậy, quân của Thanh triều chẳng khác gì lấy yếu chống mạnh, thua cuộc cũng là điều tất yếu.
    nGUỒN:
    http://sohanews.sohacdn.com/
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Theo Chinawhisper, kể từ khi kết thúc cuộc Chiến tranh Nha phiến lần 1 năm 1842, Trung Quốc phải nhún nhường Anh và phải ký hiệp ước Nam Kinh, bắt đầu kỷ nguyên chịu đựng "Nỗi nhục trăm năm" của mình.
    Kể từ đó cho đến tận năm 1949 khi Đảng cộng sản nắm quyền ở Trung Quốc đại lục, đẩy Quốc dân đảng lui về đảo Đài Loan, Trung Quốc bị chia năm chia bảy, bị nước ngoài áp bức và phải tuân theo những hiệp ước bất bình đẳng.

    Trung Quốc nằm dưới sự kiềm tỏa của các cường quốc bên ngoài cho đến tận sau Thế chiến thứ 2.

    Cuối TK19 - đầu TK 20, các nước đế quốc thi nhau cùm kẹp, can thiệp vào Trung Quốc, khiến Trung Quốc phải chịu nỗi “Bách niên quốc sỉ” (Nỗi nhục trăm năm).
    Dưới đây là 7 nước đã “hiện diện” ở Trung Quốc khoảng cuối TK19 - đầu Tk20:

    [​IMG]

    Các nước đế quốc "chia năm xẻ bảy" Trung Quốc
    1. Nhật Bản
    Chiến tranh Trung - Nhật lần 1 kết thúc, Trung Quốc phải ký hiệp ước Mã Quan cho phép Nhật kiểm soát Đài Loan và các đảo khác vào năm 1895, và buộc Trung Quốc phải trả tiền cho Nhật. Nhật còn muốn đòi thêm nhiều vùng đất của người Trung Quốc ở Mãn Châu và Sơn Đông, nhưng bị Pháp - Đức - Nga hất cẳng.

    Nhật tiếp tục kiểm soát miền bắc Trung Quốc và một số nước láng giềng suốt đầu TK 20, và xâm lấn Mãn Châu vào năm 1931. Nhật tấn công, phá hủy nhiều vùng ở Trung Quốc trong suốt Thế chiến thứ 2 và mất tất cả thuộc địa sau khi chiến tranh kết thúc vì Nhật là nước bại trận.
    (còn Tiếp)

Chia sẻ trang này