1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Topic tán phét về võ thuật, chưởng bộ, kiếm hiệp chờ hiệp 2

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi nuadieuthuoc, 15/10/2018.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.013
    Đã được thích:
    1.845
    Ất ơi tặng tui Vô Môn Quan và Bích Nham Lục đi
  2. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.530
    Đã được thích:
    2.860
    Chú kim đọc trên mạng thôi chứ sách tôi không có đâu.
    Chú nên đọc thêm bộ góp nhặt cát đá và mặt hồ tĩnh lặng
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2018
  3. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.013
    Đã được thích:
    1.845
    Thôi để tôi tìm vậy
  4. Blood_Buddha

    Blood_Buddha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Bài viết:
    3.041
    Đã được thích:
    2.031
    Mã Vĩnh Trinh nhé
    bdnuocnam thích bài này.
  5. Blood_Buddha

    Blood_Buddha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Bài viết:
    3.041
    Đã được thích:
    2.031
    nhặt phần PHỤ LỤC : TIÊU SƠN HÓA TINH PHÁP này trong

    http://truyenkiemhiep.com.vn/Truyện:Anh_hùng_Đông_A_gươm_thiêng_Hàm_Tử_-_Hồi_08

    Đạo-lý Phật-giáo chủ diệt dục: tham, sân, si. Dâm là một giới bị cấm ngặt. Nhưng các tăng-ni tu luyện khí công thì tinh, thần, khí phải đồng thăng tiến. Mà cả ba thăng tiến, thì dục cũng tăng theo, nên đường tu hành gặp khó khăn. Vậy phải làm sao hóa tinh di, mới có thể tiếp tục đường tu.

    Khoa Thiền-công giảng:

    “Tạo hóa sinh con người, đều có tinh khí do cha me (Tiên thiên khì) và do ăn uống (Hậu thiên khí)ï . Ngoài ra nội thể tự sinh, ngoại cảnh kích động, khiến tham dục. Khi tham dục, tinh-khí chạy hỗn loạn. Hỗn loạn không qui liễm dược thì trở thành cuồng loạn, thần bị ức chế dễ lạc vào tà ma, dâm đãng. Khi luyện ngoại-công, khí-công, chủ yếu là đi đến tinh, thần, khí sung mãn. Nhưng nếu cứ để tinh khí chạy loạn, rồi tìm thú nhục dục, để thoát ra ngoài, hoặc thoát ra trong giấc mộng… Thì trong ba yếu tố chỉ còn thần, khí mà thôi. Như vậy chân khí không mạnh, thần lực không phát đầy đủ, nên chi phải dùng khí-công thu liễm tinh-khí”.

    Tóm lại : Tinh khí nảy sinh do ba nguyên lý:

    – Do cơ thể tự nảy sinh.
    – Ngoại cảnh như ăn, uống, ngắm nhìn.
    – Nội tâm như đọc sách suy tư.
    – Tập luyện. Tập luyện để tăng cường, tinh, thần, khí.

    Nếu để tinh xuất, thì chỉ có thần, khí mạnh. Thần lực không phát ra được. Vậy cần thu liễm tinh lại, không để xuất ra ngoài.

    Vẫn theo Thiền-Việt thì khi tinh khí sung mãn, ********* chướng lên là do các nguyên nhân sau:

    – Nhìn cảnh dâm bôn, tư tưởng không tự chế, tức thần yếu.
    – Đọc sách, liên tưởng, chia trí, không giải trừ tạp niệm, tư tưởng tự do đi vào đường dâm đãng.
    – Khi nam gần nữ, nữ gần nam.
    – Bị kích thích bởi ngoại lực, nội khí.
    – Trong giấc ngủ tư tưởng buông lỏng.

    Vì vậy Thiền-khí-công Việt đưa ra 4 phương pháp thu liễm tinh khí, tức luyện công hóa khí, để giúp dễ tu luyện tập võ công, nhất là cho Phật-gia đệ-tử giải thoát được những cơn ám ảnh sinh lý. Các thức đó là hóa tinh pháp.

    I- HÓA TINH ĐỆ NHẤT THỨC

    1- NGUỒN GỐC

    Từ Thiền-phái Tỳ-ni Đa-lưu-chi, Thảo-đường, Quy-ngưỡng, Lâm-tế.

    2. TƯ THỨC

    – Lập thức (đứng).

    – Tọa thức (ngồi).

    3. ĐIỀU KHÍ

    – Thở hít thông thường.

    4.Ý THỦ (Trụ tâm)

    Nội thể: đơn-điền, khí-hải, mệnh-môn, dũng-tuyền v.v…

    5. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN

    – Khai thủy.
    – Nhập tĩnh.
    – Điều-tức.
    – Ninh thần.
    – Giáng khí.
    – Giải trừ tạp niệm.
    – Ý-thủ.

    BƯỚC 1 (nạp khí).

    – Dùng ý dẫn khí từ qui đầu vào trung-đơn-điền.
    – Tiến hành ý-thủ tại đây.
    – Nạp khí tiếp, dẫn khí từ trung-điền đến hậu môn (huyệt hội-âm).
    – Từ hậu môn ( huyệt hội-âm) dẫn ra xương cụt (huyệt trường-cương).

    BƯỚC 2 (đình).

    – Miệng mím chặt, hai răng nghiến vào nhau, lưỡi ép sát lợi.
    – Hai chân tay vận thật cứng. Hậu môn thắt chặt vào và co lên cao.

    BƯỚC 3 (nạp khí).

    – Tái nạp khí dẫn khí từ xương cụt (huyệt trường-cường) lên qua xương sống, hậu chẩm ( huyệt phong-phủ) vào đại não, tới thượng-điền thì ngưng lại.

    BƯỚC 4. (Thổ khí)

    – Tiến hành ý-thủ tại đây, thổ khí ra ngoài.

    BƯỚC 5 (nạp).

    Nước miếng trong miệng sinh ra, nuốt vào, dùng ý dẫn khí từ thượng-điền về trung-điền theo đường cổ, họng, thượng điền.

    LUYỆN 3 TỨC LIỀN.

    Kinh nghiệm: Sau khi luyện đủ 3 tức, nếu thấy thể xác trở lại bình thường, dục vọng đòi hỏi hết, thì thu công rồi ngừng. Bằng dục vọng, thể xác còn đòi hỏi thì luyện tiếp.

    BƯỚC 6 (thổ).

    Dùng ý dẫn khí từ trung-điền theo xương sống lên hậu chẩm, não, rồi thượng điền ( theo đốc mach lên huyệt Đại-trùy, Phong-phủ, đại não, thượng-điền).

    BƯỚC 7 (nạp khí).

    Dùng ý dẫn khí từ thượng-điền, vòng qua trái tới nửa đầu bên trái, rồi dẫn khí theo nửa mặt trái, xuống nửa cổ trái, qua nửa ***g ngực trái, bụng trái, rồi đưa vào hạ đơn điền.

    Từ hạ-điền sang phải đi ngược lên qua nửa bụng phải, ngực phải, cổ phải, rồi nửa mặt phải, tới thượng điền.

    BƯỚC 8 (ngưng thổ nạp). Dùng ý dẫn khí đi vòng thứ hai.

    BƯỚC 9 (thổ). Dùng ý dẫn khí đi vòng thứ ba.

    LUYỆN 3 TỨC LIỀN (Tức 9 Vòng).

    Kinh nghiệm

    Sau khi luyện 3 tức liền, nếu vẫn còn thấy thể xác đòi hỏi, luyện tiếp.

    BƯỚC 10 (nạp). Dùng ý dẫn khí từ thượng-điền qua cổ, họng, thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu tới hạ-điền. Sau đó dẫn khí vòng sang trái, qua nửa bụng, nửa ngực, nửa cổ nửa mặt lên thượng-điền.

    BƯỚC 11 (ngưng thổ nạp). Dẫn khí đi vòng thứ hai, cùng chiều, cùng lộ trình như vòng thứ nhất.

    BƯỚC 12 (thổ). Dẫn khí đi một vòng thứ ba, cùng chiều, cùng lộ trình với vòng thứ nhất.

    LUYỆN 2 TỨC LIỀN (Tức 6 Vòng).

    HẾT MỘT THỨC.

    Mỗi lần luyện 3, 6, hoặc 9 thức. Nam, nữ luyện như nhau.

    6. CHỦ TRỊ.

    – Sinh lý đòi hỏi, ********* chương lên.
    – Điều hòa tinh khí.
    – Các nhà tu dùng để diệt dục.

    Trong quá trình huấn luyện, chúng tôi nhận ra một số các võ-sinh, văn-gia, ký-giả, kỹ sư điện toán, các nghiên cứu gia v.v. thấy sinh lý đòi hỏi, nếu họ giao hoan, thì đầu óc trống rỗng. Họ muốn giữ tinh khí cho đầu óc minh mẫn, nên luyện tập thức này. Kết quả thực kỳ diệu, tinh thần sảng khoái, trí nhớ tăng. Một số các vị tu mi nam tử vì công tác phải xa nhà, sang các nước Thái-lan, Phi-luật-tân, sinh lý đòi hỏi, nếu tìm các nàng kiều ở đó mà hành lạc, có thể tiêu dao miền Cực-lạc với ác quỷ SIDA (AIDS), nên đã luyện thức này để diệt dục. Các tiết phụ, xa chồng cũng luyện, để giữ chung thủy v.v.

    7. CẤM KỊ.

    – Phụ nữ mang thai.
    – Tim đập chậm (dưới 65 lần một phút).
    – Dương hư (chân tay lạnh, đại tiện chảy, người lạnh, huyết áp thấp dưới 10).
    – Bần huyết (anémie).
    – Nam bất lực (********* không cử, cử mà không chắc. Nữ lãnh cảm).

    2. HÓA TINH ĐỆ NHỊ THỨC.

    Sau khi luyện đệ nhất thức, không thấy kết quả, thì trường hợp tương đối nặng. ********* cứ cử lên (nữ thì âm-thần hơi cứng nóng, ngực căng, môi khô), tinh-dịch (chứ không phải tinh-khí) ri rỉ muốn xuất, nhiệt khí trên người bốc cao, đầu óc hoang mang không minh mẫn nữa. Phải luyện tiếp phương pháp của đệ nhị thức.

    Phải nhớ kỹ là: không nên lạm dụng luyện phương pháp đệ nhị thức. Chỉ khi nào đệ nhất thức không kết quả mới luyện đệ nhị thức mà thôi.

    Đệ nhị thức có hai tức. Nối tiếp đệ nhất thức.

    1. ĐỆ NHẤT TỨC. (Thổ ở đầu tức này không kể vào tức, chỉ để nối tiếp).

    BƯỚC 1 (thổ).

    – Dùng ý dẫn khí từ qui-đầu (nếu là nữ thì âm-thần) đến trung-điền.
    – Đồng thời hậu môn thắt chặt co lên.

    BƯỚC 2 (nạp).

    – Dùng ngón chỏ tay phải, bịt lỗ mũi phải.
    – Lỗ mũi trái hấp khí thành một dây dài liên tục (không nên để đứt đoạn).

    BƯỚC 3 (đình).

    Hai đến 5 tiếng đập tim.

    BƯỚC 4 (thổ).

    – Ngón tay giữa của tay phải bịt lỗ mũi trái, buông lỗ mũi phải ra.
    – Lỗ mũi phải thổ khí thành luồng liên tục, nhẹ nhàng.

    LUYỆN 3 TỨC LIỀN.

    2. ĐỆ NHỊ TỨC.

    BƯỚC 5 (thổ).

    – Nối tiếp tức trên.
    – Ngón tay bịt lỗ mũi trái.
    – Sau khi lỗ mũi phải thổ xong nạp luôn, nạp một hơi dài, không đứt đoạn.

    BƯỚC 6 (đình).

    – Nghỉ hai đến 5 tiếng đập tim.

    BƯỚC 7 (thổ).

    – Ngón trỏ bịt lỗ mũi phải, và buông lỗ mũi trái ra.
    – Lỗ mũi trái thổ khí thành một dây liên tục.

    LUYỆN 3 TỨC LIỀN.

    3. ĐỆ TAM TỨC.

    BƯỚC 8 (nạp).

    – Bỏ tay ra dùng cả hai lỗ mũi nạp khí thành một luồng dài liên tục.
    – Dùng ý dẫn khí từ trung-đơn-điền đến thượng-điền ý-thủ tại đây.

    BƯỚC 9 (đình).

    – Ngưng lại từ 2 đến 5 tiếng đập tim.

    BƯỚC 10 (thổ).

    Nuốt nước miếng, dùng ý dẫn khí từ thượng-điền tới trung-điền.

    LUYỆN 3 TỨC LIỀN.

    Sau đó luyện lại tức thứ nhất đến tức thứ ba liền 3,6 hay 9 lần. Thu công

    4. CHỦ TRỊ.

    Như đệ nhất thức.

    5. CẤM KỊ.

    Như đệ nhất thức.

    III. HÓA TINH ĐỆ TAM THỨC.

    Sau khi đã luyện thức thứ nhì, không kết quả, luyện sang thức thứ ba. Phải lưu ý là, thức thứ ba rất dễ tổn hại đến tinh khí, thận khí. Vì vậy nếu thấy luyện hết thức thứ hai không kết quả mới dùng đến. Tuyệt đối không bao giờ nên thử. Thận suy rất hại, có khi tuyệt đường sinh đẻ.

    Thức này có ba tức.

    1. ĐỆ NHẤT TỨC.

    BƯỚC 1 (nạp).

    – Dùng ý dẫn khí từ qui-đầu (nữ thì âm thần), qua hậu môn rồi xương cụt (huyệt Hội-âm, Trường-cường) chuyển sang mông trái, lưng trái, lên cổ tới mắt trái.
    – Ngón tay bịt lỗ mũi phải lại, để lỗ mũi trái tiếp tục nạp khí. Mắt trái, mi trái, kéo ngược trở lên, khí dẫn theo, tới đỉnh đầu.

    BƯỚC 2 (đình). Dẫn khí từ đỉnh đầu, về thượng-điền, qua mắt phải.

    – Mắt phải, mi phải, kéo trở xuống.
    – Dẫn khí qua má phải.

    BƯỚC 3.

    – Bịt lỗ mũi trái lại, lỗ mũi phải từ từ thổ khí.
    – Dùng ý dẫn khí từ má phải xuống cổ, sườn phải, xương cụt, hậu môn (huyệt Trường-cường, Hội-âm).

    LUYỆN 3 TỨC LIỀN.

    2. ĐỆ NHỊ TỨC.

    Cùng phương pháp tức 1. Nhưng lộ trình đi phải:

    – Từ qui-đầu, qua huyệt hậu môn, xương cụt ( huyệt Hội-âm , Trường-cường) rồi quẹo phải, đi ngược lộ trình trên.
    – Lỗ mũi cùng thổ nạp, ngược lại với tức 1, nghĩa là phải đổi qua trái, trái đổi qua phải.

    LUYỆN 3 TỨC LIỀN.

    3. ĐỆ TAM TỨC.

    BƯỚC 1 (nạp).

    – Dẫn khí từ qui-đầu về hậu môn, xương cụt (huyệt hội-âm, trường-cường), ngược lên ngang sống lưng (huyệt Mệnh-môn), theo xương sống, não, đến đỉnh đầu, vòng sang thượng-đơn-điền.

    BƯỚC 2 (đình).

    – Ngưng tại thượng-điền từ 2 dến 5 tiếng đập tim.

    BƯỚC 3.

    Từ thượng-điền ngược trở lại não, xương sống tới ngang lưng (huyệt mệnh-môn) rồi vào trung-điền, sang hậu môn (huyệt hội-âm), rồi tới qui-đầu (hay âm thần).

    LUYỆN 3 TỨC LIỀN.

    Luyện liền một lúc 3, 6, đến 9 thức.

    Khí-tức qui nguyên( dẫn khí về đơn điền).

    Thu công.

    4. CHỦ TRỊ.

    Như đệ nhất thức.

    5. CẤM KỊ.

    Như đệ nhị thức.

    IV. HÓA TINH ĐỆ TỨ THỨC.

    Tiêu-sơn đệ tứ thức, khác hẳn với ba thức trên về công dụng. Ba thức đầu dùng để “luyện tinh, hóa khí”, tức là xử dụng khi tinh-khí đầy, chuyển thành khí. Tinh-khí đó vẫn còn chỗ sơ dụng của nó, không làm mất đi lợi ích.

    Nhưng cũng có những trường hợp mà tinh khí chạy hỗn loạn không nên thu liễm lại. Vì tinh khí đó không còn ích lợi, thu liễm lại có hại cho cơ thể, cần phải đốt đi.

    Tỷ-dụ: Trong lúc luyện Thiền-công, Khí-công, Ngoại-công, chân tay, khí huyết chân khí chạy khắp người. Chẳng may có những luồng khí dẫn không đúng, hoặc chiêu thức đánh sai, tinh-khí không qui liễm được, nên đã làm động tình, ********* chương lên. Những loạn khí đó không cần thu liễm, phải đốt ngay đi.

    Ở đây chúng tôi chỉ nói đến các thức Thiền-công, Ngoại-công, Khí-công từ cấp trung-đẳng, cao-đẳng.

    1. PHÉP LUYỆN.

    Lấy cơ sở của ba thức trên làm nguồn gốc.

    2 . TƯ THỨC:

    Cả ba tư thức.

    – Lập thức (đứng).
    – Tọa thức (ngồi).
    – Ngọa thức (nằm).

    3. ĐIỀU KHÍ.

    Các phương pháp :

    – Thông thường.
    – Ý khí hợp nhất.
    – Đạo gia.
    – Cấm dùng phương pháp ảo thổ nạp, khí tức hỗn loạn đốt luôn chân khí, có khi làm hư thận.

    4. Ý-THỦ.

    Nội thể tại trung-đơn-điền.

    5. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN.

    – Khai thủy.
    – Nhập tĩnh.
    – Điều-tức.
    – Ninh thần.
    – Giáng khí.
    – Giải trừ tạp niệm.
    – Ý-thủ

    BƯỚC 1 (nạp). Dùng ý dẫn khí trầm trung-đơn-điền.

    – Óc tưởng tượng đơn-điền.
    – Mắt nhắm, “nhìn bằng tư tưởng vào đơn-điền”.
    – Tai nghe tại đơn-điền.
    – Miệng mũi thổ nạp vào đơn-điền.
    – Dùng ý dẫn khí từ qui-đầu vào đơn-điền.

    BƯỚC 2 (đình). Ngưng từ 2 tới 5 tiếng đập tim.

    – Dùng ý dẫn khí từ trung-điền đến hậu môn (huyệt-âm).
    – Từ hậu môn ( huyệt hội-âm) phân ra hai đùi, đầu gối, bắp chân, xuống gầm bàn chân (huyệt Dũng-tuyền).

    BƯỚC 2 (thổ).

    – Dùng ý dẫn khí từ huyệt dũng-tuyền trái, ngược trở lên qua bắp chân đầu gối, đùi.

    BƯỚC 3 (nạp).

    – Dùng ý dẫn khí đồng một lượt từ đùi trái, qui-đầu (nữ âm thần) vào huyệt hội-âm, trường-cường, qua sườn trái tới cổ, mang tai, đại não cuối cùng ngưng lại ở thượng-điền.

    BƯỚC 4 (đình).

    – Ngưng lại thượng-điền từ 2 tới 5 tiếng đập tim.
    – Từ thượng-điền dẫn khí qua phải, mang tai, cổ, sườn, huyệt trường-cường huyệt hội-âm.

    BƯỚC 5 (thổ).

    Dẫn khí từ huyệt hội-âm dẫn tiếp xuống đùi phải, đầu gối phải, bắp chân, cuối cùng là huyệt dũng-tuyền phải.

    BƯỚC 6 (nạp).

    Lại dùng ý dẫn khí từ huyệt dũng-tuyền trái, qui-đầu (âm thần) theo lộ trình cũ để sang huyệt dũng-tuyền phải hai lần nữa.

    BƯỚC 7 (đình).

    Dùng ý dẫn khí từ huyệt dũng-tuyền phải và qui-đầu (âm thần) theo lộ trình trên. Nghĩa là đi ngược chiều, đúng ba (3) lần.

    BƯỚC 8 (thổ).

    Dùng ý dẫn khí từ cả hai huyệt dũng-tuyền lên bắp chân, đầu gối, đùi.

    Dẫn từ hai đùi, qui-đầu lên huyệt hội-âm, trường-cường theo xương sống tới huyệt Phong-phủ, đại não, vào thượng-điền.

    BƯỚC 9 (đình).

    – Ngưng lại từ 2 tới 5 tiếng đập tim.

    BƯỚC 10 (thổ)

    – Đi ngược trở lại lộ trình cũ tới xương sống, qua mệnh-môn huyệt vào trung-điền.

    BƯỚC 11 (đình).

    – Ngưng lại trung-điền 2 đến 5 tiếng đập tim, rồi dẫn khí tiếp xuống huyệt hội-âm , phân làm hai xuống hai đùi, đầu gối, bắp chân, cuối cùng huyệt dũng-tuyền.

    Luyện một lúc từ 3, 6 đến 9 thức và chỉ tái luyện khi nào cần thiết. Nếu luyện liên tiếp mỗi ngày một lần thì từ ngày thứ 5 trở đi tinh-khí bị đốt hết, người mệt mỏi yếu đuối. Từ ngày thứ 15 trở đi đến ngày thứ 30 thì có thể hư thận.

    6. CHỦ TRỊ.

    – Dùng để làm tiêu tan đòi hỏi sinh lý.
    – Khu trục, tiêu diệt các loạn khí vô ích trong người.
    – Kiến bò (fourmiement), spasmophilie.
    – Chân tay bải hoải.
    – Điều hòa loạn khí.
    – Bắp thịt co giật.
    – Trấn tĩnh cơn khủng hoảng thần kinh (dépressions).

    7. CẤM KỊ.

    – Bất lực sinh lý (nữ lãnh cảm).
    – Thận hư (dù dương, dù âm, hay âm dương hư).
    – Mất trí nhớ.
    – Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh (ménopause).

    V. KẾT LUẬN

    Tiêu-sơn hóa tinh pháp là một thức Thiền-công, dùng lâu năm trong Phật-giáo Việt-Nam, dễ luyện, kết quả tốt. Phàm khi luyện, ngay lập tức cảm thấy tinh thần sảng khoái. Càng luyện lâu, tâm trí càng minh mẫn. Già, trẻ, nam, nữ đều luyện được. Luyện lúc nào trong ngày kết quả cũng bằng nhau.
    --- Gộp bài viết: 05/12/2018, Bài cũ từ: 05/12/2018 ---
    Ông nào quan tam thì tham cứu:

    Khí công đại toàn
    http://4vn.eu/forum/showthread.php?2535-Khi-Cong-Dai-Toan-tg-Bac-Sy-Tran-Dai-Sy
    soccer thích bài này.
  6. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.013
    Đã được thích:
    1.845


    Vô Gian Đạo
  7. R0tho

    R0tho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/11/2016
    Bài viết:
    813
    Đã được thích:
    641
    Có bác nào đã đọc qua bộ Võ lâm ngũ bá không, vào chém tý cho vui.
    Nếu nói về võ công truyện thôi nhé chứ phim thì nó không còn được cái hồn như truyện của KD tiên sanh tả nữa rồi, thì có lẽ Vương Trùng Dương chắc là bá nhất trong các cao thủ, trong lần Hoa Sơn luận kiếm lần I mình ổng cân luôn 4 ông kia để vẫn giữ lại được bộ CACK.
  8. Blood_Buddha

    Blood_Buddha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Bài viết:
    3.041
    Đã được thích:
    2.031
    Tôi đọc ngày xưa rồi, k ấn tượng gì, nhưng vẫn có nhiều người khen hay. Bộ này là ngụy Kim Dung nhé
  9. R0tho

    R0tho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/11/2016
    Bài viết:
    813
    Đã được thích:
    641
    KD tiên sanh có 12 bộ, bộ này nằm trước Xạ điêu tam khúc nổi danh của TVB bác nhe. Bộ này thuần về võ công mà không có nhiều tình tiết tình cảm lãng mạn, không lôi kéo nhiều ace mê ướt át. Nói chung võ công bộ này theo tôi là bá nhất, chỉ cần 1 trong ngũ bá mà về sau này đã chấn nhiếp cả thiên hạ thì không bá sao được, trong đó VTD là kinh nhất trong các cao thủ của KD rồi, đa phần ace xem phim nhiều nên không hiểu về ngũ bá đời đầu được coi là tổ tông của võ học trung nguyên sau này, kiếm hiệp ace cứ thấy lấy Thiếu lâm làm bắc đẩu chứ trong VLNB thì 1 mình VTD vào chùa TL đập phá 1 phen rồi đi ra như chỗ không người. Còn Võ đang thì lúc đó 3 Phong còn đang cuổng trời tắm mưa.
    Cỡ vô danh tăng trong TLBB tôi nghĩ chắc không chịu nổi 1 nửa chỉ nhất dương chỉ của VTD, cùng là nhất dương chỉ nhưng VTD dùng là tiên thiên công còn của Nhất đăng đại sư lại là hậu thiên công, hai cái 1 trời 1 vực thế mà Nhất đăng đại sư trong Xạ điêu tam khúc bá sao không cần ngợi.
  10. football442

    football442 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/11/2012
    Bài viết:
    1.929
    Đã được thích:
    1.763
    Vương Trùng Dương võ công cao nhất rồi mà đệ tử Toàn Chân Giáo ngoại trừ Châu Ba Thông ra thì toàn là gà. Hay đệ tử của Hoàng Dược Sư cũng vậy v.v. Cái này hơi mâu thuẩn trong các tác phẩm của Kim Dung. Truyện Kiếm Hiệp của Kim Dung có cái chung chung là tự học hay vô tình học được võ công thì lợi hại nhất. Chứ nói danh sư xuất cao đồ thì không có.

Chia sẻ trang này